Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC MỘT SỐ ƯU HỢP THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN VĂN TUẤN

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC MỘT SỐ ƯU HỢP THỰC VẬT
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA
HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN VĂN TUẤN

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC MỘT SỐ ƯU HỢP THỰC VẬT
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA
HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. LÊ BÁ TOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2013

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, dựa trên sự cố gắng rất nhiều
của bản thân, sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô Khoa Lâm
Nghiệp, Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai và tất cả bạn bè, người thân cùng tập thể lớp
DH09LN.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Thầy Lê Bá Toàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, đặc biệt là các thầy
cô Khoa Lâm Nghiệp đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về
chuyên môn và xã hội.
Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt
bài luận văn này.
Cuối cùng tôi cảm ơn tất cả bạn bè và người thân đặc biệt là tập thể
lớp DH09LN đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt
bài luận văn này.
Kính chúc quý thầy cô giáo luôn dồi dào sức khỏe !
Xin chân thành cảm ơn !
Tp.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Tuấn

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Đặc điểm lâm học một số ưu hợp thực vật tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên – Văn hóa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” được tiến hành tại tiểu khu 116,
trạm Suối Trau, phân trường Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trong khoảng
thời gian từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 5 năm 2013.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Bá Toàn
- Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là:
+ Mô tả, xác định một số đặc điểm lâm học của rừng trong các ưu hợp
thực vật.
+ Từ đặc điểm lâm học cơ bản của rừng, làm cơ sở đề xuất một số
biện pháp quản lý, bảo vệ và nuôi dưỡng rừng.
- Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là áp dụng các quy trình điều tra
trong công tác ngoại nghiệp. Thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn. Sử dụng phần
mềm Excel 2003 và Staraphics Plus 3.0 để xử lý số liệu thu thập và tính toán các
nội dung nghiên cứu đặt ra trong đề tài.
- Kết quả nghiên cứu đạt được bao gồm những nội dung chính sau:
1. Tại KVNC (TK116, trạm Suối Trau, phân trường Mã Đà, Vĩnh Cửu, Đồng
Nai) có thể điều tra được 2 ưu hợp thực vật:
- Ưh1: Dầu rái, Chò chai, Trường chua, Làu táu, Thành ngạnh, Săng đen.
- Ưh2: Dầu rái, Chò chai, Trâm trắng, Xương cá, Bình linh, Trường chua.
2. Thành phần loài thực vật trong hai ưu hợp trên khá phong phú, dao động
từ 31 - 35 loài cây gỗ, trong đó có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành (ở 2 ưh).
3. Rừng có mật độ bình quân chung khoảng 650 – 675 cây/ha. Đường kính

bình quân cho cả 2 ưu hợp khoảng 19,5 cm, dao động từ 19,1 – 20,4 cm. Chiều cao
trung bình của lâm phần dao động từ 13,9 – 14,8 m. Phần lớn cây họ Dầu (Dầu rái,
Chò chai...) và một số loài cây như Trường chua, Trâm trắng chiếm tầng tán trên
của rừng (tầng chính), còn các loài khác như Làu táu, Thành ngạnh, Săng đen, Bình

iii


linh... ở tầng dưới (tầng phụ). Trữ lượng rừng trong các lâm phần khá lớn: M = 263
m3/ha (ưh1) và M = 246,4 m3/ha (ưh2).
4. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3).
Đường biều diễn phân bố N/D1,3 có dạng phân bố giảm, lệch trái theo xu
hướng giảm dần khi đường kính gia tăng. Phương trình cụ thể:
- Ở ưh1: N% = exp(6,8556 – 0,864105*sqrt(D1,3))
Với 8,3 cm ≤ D1,3 ≤ 69,4 cm; Hệ số biến động Cv = 59,2%
- Ở ưh2: N% = exp(6,9104 – 0,899998*sqrt(D1,3))
Với 8,3 cm ≤ D1,3 ≤ 63,7 cm; Hệ số biến động Cv = 57,5%
5. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)
Đường biểu diễn có dạng 2 đỉnh với đỉnh chính lệch trái ở cả 2 ưu hợp. Hệ số
biến động khoảng 33%. Phương trình cụ thể:
- Ở ưh1: N% = exp(-14,6814 + 14,7792*ln(H) – 3,04936*ln(H)2)
Với 6 m ≤ Hvn ≤ 29 m; Hệ số biến động Cv = 32,3%
- Ở ưh2: N% = exp(-15,7471 + 15,8651*ln(H) – 3,3084*ln(H)2)
Với 6 m ≤ Hvn ≤ 29 m; Hệ số biến động Cv = 34,7%
6. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)
Kết quả tính toán cho thấy hàm y = a*xb là phù hợp nhất để mô tả mối tương
quan này. Phương trình cụ thể:
- Ở ưh1: H = 36,797*(D1,3)0.551006 , với 8,3 cm ≤ D1,3 ≤ 69,4 cm
- Ở ưh2: H = 37,4568*(D1,3)0.582886, với 8,3 cm ≤ D1,3 ≤ 63,7 cm
7. Tái sinh tự nhiên dưới tán rừng của cả 2 ưu hợp đều tốt. Mật độ cây TS

dao động từ 8560 cây/ha đến 8960 cây/ha. Trong 21 loài cây TS ở cả 2 ưu hợp, số
lượng cây TS chiếm nhiều nhất là Chò chai, Bình linh, Trường chua, Trâm trắng.
8. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ở cả 2 ưu hợp đều có xu hướng
giảm dần khi chiều cao tăng lên. Cụ thể, ở cấp H ≤ 1 m số cây TS chiếm tỷ lệ từng
ưu hợp từ 35 – 38%, còn ở cấp H > 3 m tỷ lệ này dao động từ 14 – 17%.

iv


ABSTRACT
The topic: "Characteristics foresters plant some advantages in the
Conservation Zone - Culture, Vinh Cuu District, Dong Nai Province" was
conducted in 116 sub-regional, Suoi Trau stations, distributed the Ma Da, Vinh Cuu
District, Dong Nai Province during the period from February 2013 to May 2013.
Instructors: Dr. Le Ba Toan
- The research objective of this topic is:
+ Describe, identify some characteristics of forest silviculture in favor of
plant.
+ From basic silvicultural characteristics of the forest, as a basis to propose a
number of measures to manage, protect and nourish the forest.
- Method main research topic is the application of the investigation process
in the field work. Collect numbers data on the zone. Using Excel 2003 software and
Staraphics Plus 3.0 for processing collected numbers data and calculate the content
of research topics post.
- The research results achieved include the following main contents
1. In the study area (116 subregional, Suoi Trau station, distributed the Ma
Da, Vinh Cuu, Dong Nai) to investigate the advantages of plant two:
Advantages of 1: Dipterocarpus alatus, Shorea guiso, Nephelium
hypoleucum, Vatica odorata, Cratoxylon formosum, Diospyros venosa.
Advantages of 2: Dipterocarpus alatus, Shorea guiso, Syzygium cinereum,

Canthium dicoccum, Vitex pubescen, Nephelium hypoleucum.
2. Species composition in the two advantages of the abundant, ranging from
31-35 trees, including 6 species involved in the composition formula (two
advantages of plant).
3. Forest is the average density of about 650 - 675 trees / ha. The average
diameter of the two benefits of plants about 19,5 cm, ranging from 19,1 to 20,4 cm.
The average height of the forest ranged from 13,9 to 14,8 m. Most of their trees

v


Dipterocarpaceae (Dipterocarpus alatus, Shorea guiso ...) and some species such as
Nephelium hypoleucum, Syzygium cinereum up in the forest canopy (main floor),
while other species such as Vatica odorata, Cratoxylon formosum, Diospyros
Venosa, Vitex pubescen,...out cascade bottom (cascade sub). Forestry and forest
reserves in large section: M = 263 m3/ha (advantages of flora one) and M = 246,4
m3/ha (advantages of flora two).
4. Distribution of stem percent according to tree diameter – rank (N/D1, 3).
Distribution curve of the form N/D1,3 distribution decrease, misses by
decreasing the diameter increases. Specific equation:
- Advantages of 1: N% = exp(6,8556 – 0,864105*sqrt(D1,3))
(8,3 cm ≤ D1,3 ≤ 69,4 cm; Cv = 59,2%)
- Advantages of 2: N% = exp(6,9104 – 0,899998*sqrt(D1,3))
(8,3 cm ≤ D1,3 ≤ 63,7 cm; Cv = 57,5%)
5. Distribution of stem percent according to tree height - rank (N/Hvn):
Shaped curve with two peaks at the top of the misses of the two superiority.
The coefficient of variation of about 33%. Specific equation:
- Advantages of 1: N% = exp(-14,6814 + 14,7792*ln(H) – 3,04936*ln(H)2)
(6 m ≤ Hvn ≤ 29 m; Cv = 32,3%)
- Advantages of 2: N% = exp(-15,7471 + 15,8651*ln(H) – 3,3084*ln(H)2)

(6 m ≤ Hvn ≤ 29 m; Cv = 34,7%)
6. Correlative equation between the tree height and the diameter (Hvn/D1,3):
Calculation results show that the function y = a * xb is best suited to describe
this relationship. Specific equation:
- Advantages of 1: H = 36,797*(D1,3)0.551006 , với 8,3 cm ≤ D1,3 ≤ 69,4 cm
- Advantages of 2: H = 37,4568*(D1,3)0.582886, với 8,3 cm ≤ D1,3 ≤ 63,7 cm
7. Natural regeneration of the forest canopy of 2 advantages are good.
Regeneration densities ranging from 8560 trees / ha to 8960 trees / ha.
8. Distribution of tree regeneration by height in advantages of both flora
tend to decrease as height increases (H ≤ 1 m, 35 – 38%; H > 3 m, 14 – 17%).

vi


MỤC LỤC
TRANG
TRANG BÌA ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... xii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3
2.1 Tình hình nghiên cứu thảm thực vật rừng trên thế giới .................................... 3
2.2 Tình hình nghiên cứu thảm thực vật rừng trong nước ...................................... 4

2.3 Khái niệm và nguyên tắc chính trong phân chia trạng thái rừng ...................... 6
2.4 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ..................................................... 8
2.4.1 Vị trí địa lý .................................................................................................8
2.4.2 Khí hậu – Thủy văn ....................................................................................8
2.4.3 Địa hình - Thổ nhưỡng ...............................................................................9
2.4.4 Tài nguyên rừng .......................................................................................10
2.5 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ...........................11
Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........12
3.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................12
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................12
3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................12
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................12
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................14

vii


Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................20
4.1 Đặc trưng lâm học của các ưu hợp thực vật ....................................................20
4.1.1 Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành rừng của 2 ưu hợp...............20
4.1.2 Kết cấu tổ thành loài của 2 ưu hợp thực vật tại KVNC ...........................23
4.1.3 Định lượng các nhân tố kết cấu của 2 ưu hợp thực vật rừng tại KVNC ..26
4.2 Đặc trưng kết cấu đường kính và chiều cao của các ưu hợp thực vật.............27
4.2.1 Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) ..........................................27
4.2.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) ............................................31
4.3 Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) ................................35
4.4 Phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3).......................................................38
4.5 Độ tàn che .......................................................................................................41
4.6 Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng tại KVNC ......................................41
4.6.1 Tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng tại KVNC .................................42

4.6.2 Phân bố cây tái sinh dưới tán rừng theo cấp chiều cao ............................45
4.6.3 Phân bố cây tái sinh dưới tán rừng theo chất lượng.................................46
4.6.4 Phân bố cây tái sinh dưới tán rừng theo nguồn gốc .................................48
4.6.5 Ảnh hưởng của độ tàn che (ĐTC) đến mật độ tái sinh dưới tán rừng .....49
4.6.6 Ảnh hưởng của phân bố cây mẹ đến sự phân bố cây TS trên mặt đất .....51
4.6.7 Ảnh hưởng của tầng cây bụi đến lớp cây TS dưới tán rừng tại KVNC ...53
4.7 Đề xuất một số biện pháp quản lý bảo vệ và nuôi dưỡng rừng tại KVNC .....55
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................57
5.1 Kết luận ...........................................................................................................57
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................60
PHỤ LỤC ..................................................................................................................61

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
KBT

Khu Bảo tồn

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

ÔDB

Ô dạng bản

TSTN


Tái sinh tự nhiên

TS

Tái sinh

ĐTC

Độ tàn che

ĐCP

Độ che phủ

KVNC

Khu vực nghiên cứu

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 (m, cm)

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

Sk

Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố


Ku

Hệ số biểu thị cho độ nhọn của phân bố

R

Biên độ biến động

Cv%

Hệ số biến động, %

S

Độ lệch tiêu chuẩn

V

Thể tích của cây, m3/cây

M

Trữ lượng rừng, m3

G

Tiết diện ngang thân cây, m2

r


Hệ số tương quan

R2

Hệ số xác định

Sy/x

Sai số của phương trình hồi quy

S2

Phương sai mẫu

ưh1

Ưu hợp 1

ưh2

Ưu hợp 2

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG


Bảng 4.1. Danh mục thực vật của ưu hợp 1: Dầu rái, Chò chai, Trường chua, .......20 
Bảng 4.2. Danh mục thực vật của ưu hợp 2: Dầu rái, Chò chai, Trâm trắng, ..........21 
Bảng 4.3. Đặc trưng tổ thành loài thực vật của ưu hợp 1 (ÔTC 2000 m2) ...............23 
Bảng 4.4. Đặc trưng tổ thành loài thực vật của ưu hợp 2 (ÔTC 2000 m2) ...............24 
Bảng 4.5. Tổng hợp các đặc trưng mẫu của ưu hợp 1 ..............................................26 
Bảng 4.6. Tổng hợp các đặc trưng mẫu của ưu hợp 2 ..............................................26 
Bảng 4.7. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N%/D1,3) của ưh1..........................27 
Bảng 4.8. So sánh các chỉ tiêu thống kê các thử nghiệm phân bố N%/D1,3 ưh1.......27 
Bảng 4.9. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N%/D1,3) của ưh2..........................29 
Bảng 4.10. So sánh các chỉ tiêu thống kê các thử nghiệm phân bố N%/D1,3 ưh2.....29 
Bảng 4.11. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N%/Hvn) của ưh1 ..........................31 
Bảng 4.12. So sánh các chỉ tiêu thống kê các thử nghiệm phân bố N%/Hvn ưh1 ....32 
Bảng 4.13. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N%/Hvn) của ưh2 ..........................33 
Bảng 4.14. So sánh các chỉ tiêu thống kê các thử nghiệm phân bố N%/Hvn ưh2 ....33 
Bảng 4.15. Tương quan Hvn/D1,3 của ưu hợp 1 .......................................................35 
Bảng 4.16. So sánh các dạng phương trình tương quan ở ưu hợp 1.........................36 
Bảng 4.17. Tương quan Hvn/D1,3 của ưu hợp 2 .......................................................37 
Bảng 4.18. So sánh các dạng phương trình tương quan ở ưu hợp 2.........................37 
Bảng 4.19. Phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3) của ưu hợp 1 ........................39 
Bảng 4.20. Phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3) của ưu hợp 2 ........................40 
Bảng 4.21. Tổ thành cây tái sinh của ưu hợp 1 dưới tán rừng tại KVNC ................42 
Bảng 4.22. Tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng của ưu hợp 2 .................................44 
Bảng 4.23. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của lớp cây TS ở 2 ưu hợp .............45 
Bảng 4.24. Phân bố số cây tái sinh theo chất lượng ở 2 ưu hợp...............................46 
Bảng 4.25. Phân bố số cây tái sinh theo nguồn gốc hình thành ở 2 ưu hợp .............48 
Bảng 4.26. Phân bố mật độ cây tái sinh theo cấp ĐTC ở ưu hợp 1..........................50 

x



Bảng 4.27. Phân bố mật độ cây tái sinh theo cấp ĐTC ở ưu hợp 2..........................50 
Bảng 4.28. Phân bố cây mẹ và cây TS trên mặt đất rừng của 2 ưu hợp thực vật .....52 
Bảng 4.29. Kiểm tra hệ số W bằng tiêu chuẩn kiểm tra D của Blachkman (1942) .52 
Bảng 4.30. Phân bố cây tái sinh theo sự phát triển của tầng cây bụi ở ưh1 ..............53 
Bảng 4.31. Phân bố cây tái sinh theo sự phát triển của tầng cây bụi ở ưh2 ..............53 

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ tổ thành loài thực vật của ưu hợp 1 .......................23 
Hình 4.2. Biểu đồ biểu thị trị số tổ thành loài thực vật của ưu hợp 2 ......................25 
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn quy luật phân bố N%/D1,3 của ưh1 tại KVNC. ..............28 
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn quy luật phân bố N%/D1,3 của ưh2 tại KVNC ...............30 
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn quy luật phân bố N%/Hvn của ưh1 tại KVNC...............32 
Hình 4.6. Đồ thị biểu diễn quy luật phân bố N%/Hvn của ưh2 tại KVNC...............34 
Hình 4.7. Đồ thị biểu diễn tương quan Hvn/D1,3 ở ưh1 tại KVNC ...........................36 
Hình 4.8. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa Hvn/D1,3 ở ưh2 tại KVNC...................38 
Hình 4.9. Biểu đồ biểu thị phân bố trữ lượng theo cấp kính ở ưh1 ..........................39 
Hình 4.10. Biểu đồ biểu thị phân bố trữ lượng theo cấp kính ở ưh2 ........................40 
Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tổ thành cây tái sinh của ưh1 ...............................43 
Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tổ thành cây tái sinh của ưh2 ...............................44 
Hình 4.13. Biểu đồ phân bố cây TS theo cấp chiều cao ở 2 ưu hợp ........................45 
Hình 4.14. Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo chất lượng ở ưh1 ..........................47 
Hình 4.15. Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo chất lượng ở ưh2 ..........................47 

Hình 4.16. Biểu đồ phân bố số cây TS theo nguồn gốc hình thành ở ưh1 ...............49 
Hình 4.17. Biểu đồ phân bố số cây TS theo nguồn gốc hình thành ở ưh2 ...............49 
Hình 4.18. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo các cấp ĐTC ở ưh1 ...........................51 
Hình 4.19. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo các cấp ĐTC ở ưh2 ...........................51 
Hình 4.20. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp ĐCP tầng cây bụi ưh1 ................54 
Hình 4.21. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp ĐCP tầng cây bụi ưh2 ................54 

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối
quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối
với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, tạo ra
oxy, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn
gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, sức khỏe của con người…
Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Tuy
nhiên, ngày nay con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm
cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng
không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những
dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại
nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Như vậy, rừng tự nhiên sẽ mang tính ổn định
cao nếu không có tác động của con người, nhưng một khi con người đã tác động
vào rừng sẽ dần mất đi tính ổn định vốn có. Do vậy để duy trì tính ổn định của hệ
sinh thái rừng cần có sự hiểu biêt sâu về lĩnh vực này. Các nghiên cứu về đặc điểm
lâm học và tái sinh rừng là cơ sở xây dựng các biện pháp tác động phù hợp.
Tài nguyên rừng Việt Nam chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng trải qua một
thời gian dài, diện tích rừng nước ta suy giảm rất nhiều về số lượng và chất lượng.

- Về diện tích, năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính khoảng 14 triệu
hecta, với tỉ lệ che phủ là 43% (theo Maurand). Đến năm 1976 diện tích rừng giảm
xuống còn 11 triệu hecta với tỉ lệ che phủ 34%, năm 1985 còn 9,3 triệu hecta với độ
che phủ là 28%, năm 1995 diện tích rừng chỉ còn 8 triệu hecta với tỉ lệ che phủ
24,2% (Khoa học môi trường, Lê Văn Khoa chủ biên). Trong những năm gần đây

1


do kết quả của các chương trình trồng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng nước ta có
tăng lên, đạt 12,7 triệu hecta với độ che phủ 38% vào năm 2005. Tính đến năm
2005, diện tích rừng bình quân đầu người của nước ta chỉ có 0,15 (ha/người), thấp
hơn so với mức trung bình của Đông Nam Á.
- Về chất lượng, năm 1943, trong số 14 triệu hecta rừng có tới 70% là rừng
giàu (trữ lượng 200 - 300 (m3/ha)). Năm 2005, trong số 12,7 triệu hecta rừng thì có
tới 70% là rừng nghèo. Sở dĩ như vậy là do rừng tự nhiên nước ta đã bị tàn phá gần
hết, diện tích rừng hiện nay chủ yếu là rừng trồng và rừng non mới phục hồi trữ
lượng gỗ < 100 (m3/ha).
Tất cả những vấn đề đó đã đặt ra cho các nhà nghiên cứu trong công tác lâm
nghiệp một nhiệm vụ cấp bách là phải khôi phục, quản lý để rừng tự nhiên phát
triển bền vững có hiệu quả, đồng thời cũng cần có nhiều biện pháp can thiệp tích
cực của con người để có thể góp phần làm giảm nguy cơ hủy diệt rừng. Trong đó
nghiên cứu đặc điểm lâm học, kết cấu rừng được xem là cơ sở quan trọng để lựa
chọn các biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng nhằm quản lý, bảo vệ và
sử dụng rừng một cách bền vững, ổn định và lâu dài.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thực tiễn đó, trong giới hạn của một
luận văn tốt nghiệp đại học, dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Bá Toàn, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Đặc điểm lâm học một số ưu hợp thực vật tại Khu Bảo tồn
thiên nhiên – Văn hóa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” với nguyện vọng bản thân
đóng góp một số cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát

triển rừng tại KVNC.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu một số đặc điểm lâm học cơ bản của 2 ưu hợp thực vật tại tiểu
khu 116, trạm Suối Trau, Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
thông qua việc nghiên cứu kết cấu tổ thành và quy luật phân bố số cây theo các chỉ
tiêu sinh trưởng cơ bản như đường kính (D1,3); chiều cao vút ngọn (Hvn).
- Nghiên cứu quá trình TS dưới tán rừng của 2 ưu hợp thực vật tại KVNC.
- Làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình nghiên cứu thảm thực vật rừng trên thế giới
Cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì con người cũng có sự nhận biết
tiến bộ về rừng và vai trò của nó. Nhiều công trình nghiên cứu được ra đời ở các
nước Châu Âu và Bắc Mỹ với mục đích nghiên cứu thành phần cấu thành rừng để
đề xuất quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững.
Khi nghiên cứu về đặc điểm lâm học của rừng, A.Lamprech (1989) nhấn
mạnh phải đi sâu vào phân tích sự phong phú về thành phần loài, sinh trưởng và
phát triển của cây rừng, phân bố cây theo cấp kính, động thái của quần thụ,… (Dẫn
theo Nguyễn Văn Thêm “Thực hành sinh thái rừng”, trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh).
Theo Melexov (1989), khi nói đến đặc điểm lâm học của rừng thường đề cập
đến thành phần và tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, cấu trúc đường kính, chiều cao,
tiết diện ngang và trữ lượng của rừng; quá trình tái sinh và hình thành rừng, điều
kiện môi trường, đặc điểm lớp cây tái sinh và thảm cỏ… Tất cả nghiên cứu đặc
điểm sinh học của loài cây và loại rừng phải được tiến hành theo từng vùng địa lý tự
nhiên, theo các đai độ cao và địa hình khác nhau. Những thông tin về đặc điểm lâm

học của rừng được hiểu biết đầy đủ là cơ sở cho phép xây dựng các phương thức
lâm sinh hợp lý.
Nghiên cứu tái sinh rừng là một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong nghiên
cứu đặc điểm lâm học của rừng. Nghiên cứu đặc điểm về sự hình thành cơ quan
sinh sản, thời kỳ ra hoa, kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này. Kiểu
cách phân bố hạt giống, sự hình thành và động thái biến đổi của cây mầm và cây
con dưới tác nhân của môi trường, cấu trúc tuổi, mật độ và sức sống của cá thể…

3


Theo Richards (1952), quá trình tái sinh của rừng tự nhiên rất phức tạp, tuy
nhiên sự hiểu biết của con người còn hạn chế mặc dù có ý nghĩa thực tiễn rất tốt.
Theo tác giả, cây tái sinh tự nhiên có thời gian ức chế kéo dài ảnh hưởng tới sinh
trưởng của chúng, nếu đạt được chiều cao 2 mét thì có khả năng tồn tại và tham gia
vào quần thể rừng (dẫn theo Cao Cường, 2007).
Nghiên cứu TSTN của rừng nhiệt đới, G.Van Steenis (1956) nhận định: Tái
sinh của rừng mưa nhiệt đới là liên tục gần như quanh năm. Theo các nhà nghiên
cứu khác như I.T.Haig và M.A.Huber (1956), sự TSTN được xem là căn bản nhất
trong quá trình cải thiện tình hình rừng (dẫn theo Nguyễn Minh Vũ, 2007).
Baur (1962), nêu rõ đặc điểm của các giai đoạn tái sinh ở rừng nhiệt đới và
cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa các loài cây tiên phong ưa sáng, bán chịu bóng và
chịu bóng, từ khi ra hoa kết quả, phát tán hạt giống, nảy mầm và phát triển (dẫn
theo Nguyễn Minh Vũ, 2007).
2.2 Tình hình nghiên cứu thảm thực vật rừng trong nước
Thái Văn Trừng (1978) đã nghiên cứu thành công về rừng nhiệt đới và đưa
ra khái niệm về rừng có tính thuyết phục cao. Trước đó, Ông cũng đã có nhiều
nghiên cứu “Đặc điểm rừng ngập mặn ở Cà Mau” – 1948, “Thảm thực vật rừng trên
đồi trọc ở trung du Miền Bắc” – 1959, và phải kể đến công trình nghiên cứu về
“Thảm thực vật ở Việt Nam”, nghiên cứu được đánh giá cao và là cơ sở vững chắc

cho nghiên cứu về thảm thực vật rừng nhiệt đới nước ta.
Thái Văn Trừng (1978) khi nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam đã kết
luận: Ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và ảnh hưởng tới quá trình tái sinh tự
nhiên của cây rừng.
Sau năm 1945 cũng có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu kiểu thảm thực vật
rừng như Trần Ngũ Phương với “Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc”, Dương
Hữu Thời với “Góp phần nghiên cứu rừng già Cúc Phương”.
Vũ Đình Huề (1969) đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5 cấp: Rất
tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu. Nhìn chung nghiên cứu này chỉ chú trọng tới số
lượng mà chưa quan tâm tới chất lượng, cũng từ kết quả trên, Vũ Đình Huề (1975)

4


đã tổng kết và rút ra nhận xét: Tái sinh tự nhiên rừng Miền Bắc Việt Nam mang
những đặc điểm tái sinh rừng nhiệt đới. Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài
cây tái sinh tương tự tầng cây gỗ lớn, dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây
gỗ mềm kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo tán được thể hiện rõ nét tạo lên sự
phân bố cây không đồng đều trên mặt đất rừng (dẫn theo Phạm Văn Thưởng, 2007).
Nguyễn Văn Trương (1983), nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng phải tập
trung làm rõ thành phần loài cây, cấu trúc đứng và cấu trúc đường kính của rừng,
phân bố số cây và tổng tiết diện ngang thân cây trên mặt đất, đặc điểm sinh thái các
loài cây, tái sinh và diễn thế các thế hệ của rừng. Hiểu rõ những vấn đề trên chúng
ta có thể xây dựng được các biện pháp tác động lâm sinh hợp lý.
Vấn đề tái sinh rừng được Viện Điều tra Quy hoạch rừng tiến hành nghiên
cứu từ những năm 60 (thế kỷ XX) tại địa bàn một số tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái,
Nghệ An, Hà Tĩnh... Các kết quả nghiên cứu bước đầu đã được Nguyễn Vạn Tường
(1991) tổng kết và kết luận về tái sinh tự nhiên của một số khu rừng miền Bắc, hiện
tượng tái sinh dưới tán rừng của các loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không mang
tính chất chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh không đồng đều, số cây mạ có H < 20 cm

chiếm ưu thế rõ nét so với lớp cây ở các cấp kích thước khác. Những loài cây gỗ
mềm, ưa sáng mọc nhanh có khuynh hướng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong
lớp cây tái sinh. Những loài cây gỗ cứng phát triển chậm chiếm tỷ lệ thấp và phân
bố tản mạn, thậm chí còn vắng bóng trong thế hệ sau ở rừng tự nhiên (dẫn theo
Nguyễn Thị Bình, 1997).
Trần Ngũ Phương (1970) khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá
rộng thường xanh đã có nhận xét “Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai
thác hoặc làm nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là hình thành
đất trống đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại
thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên thảm thực bì cao
hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục
hồi dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”.

5


Nguyễn Ngọc Huy (1993) và cộng sự nghiên cứu về khoanh nuôi và phục
hồi rừng cho rằng “Nghiên cứu quá trình tái sinh phải nắm chắc các yếu tố môi
trường và các quy luật tự nhiên tác động lên thảm thực vật”. Qua đó xác định các
điều kiện cần và đủ để tác động của con người đi đúng hướng, quá trình này được
gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên (dẫn theo Lê Bá Toàn, 1997)
Thái Văn Trừng (2000) khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, đã
kết luận: “Ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh
tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu các điều kiện khác của môi trường như đất
rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì các loài cây tái sinh không có
những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và
theo thời gian mà diễn thế theo các phương thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa
sinh vật và môi trường”.
Tóm lại, tái sinh tự nhiên nhiệt đới là một vấn đề đa dạng và phong phú,
nhằm đề xuất biện pháp kỹ thuật chính xác để phục vụ cho công tác kinh doanh

rừng bền vững thì việc điều tra đầy đủ về tái sinh tự nhiên trong nghiên cứu đặc
điểm lâm học của rừng là hết sức cần thiết cho đối tượng rừng.
Có thể nói, những nghiên cứu về đặc điểm lâm học của rừng của các tác giả
trên là những tài liệu rất quý báu và bổ ích cho những nghiên cứu đặc trưng lâm học
về các trạng thái rừng tự nhiên ở Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
trong hiện tại và tương lai sau này.
2.3 Khái niệm và nguyên tắc chính trong phân chia trạng thái rừng
Theo quy phạm thiết kế kinh doanh rừng QPN6 - 84 ban hành kèm theo
quyết định số 682B/QDKT ngày 01/8/1984 của Bộ trưởng Bộ Lâm Nghiệp (nay là
Bộ NN&PTNT đã tiếp tục sử dụng Quy phạm này và công bố lại 5/2000) và dựa
vào hệ thống phân loại đứng trên quan điểm đánh giá tài nguyên rừng của Loeschau
(1963) các trạng thái rừng được phân chia như sau:
Kiểu I: Nhóm chưa có rừng. Đây là nhóm không có rừng, hiện tại chưa kinh
doanh rừng, chỉ có cây cỏ, cây bụi hoặc cây thân gỗ, tre nứa. Tùy theo hiện trạng,
nhóm này được chia thành.

6


Kiểu IA: Trạng thái này được đặc trưng bởi lớp thực bì lau lách, chuối rừng.
Kiểu IB: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì, cây bụi, có thể có một số
cây gỗ, tre mọc rải rác.
Kiểu IC: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thân gỗ tái sinh với số lượng đáng
kể nằm trong 2 kiểu trên. Chỉ được xếp vào kiểu IC khi số lượng cây gỗ tái sinh có
chiều cao lớn hơn 1 m, đạt từ 1000 cây/ha trở lên.
Nhóm II: Rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ. Tùy theo hiện
trạng và nguồn gốc, nhóm này được chia thành:
Kiểu IIA: Đây là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy, được đặc trưng bởi
các lớp cây tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh, thường đều tuổi và kết cấu 1 tầng.
Kiểu IIB: Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt. Phần lớn trạng thái

này bao gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần
loài phức tạp, không đều tuổi do tổ thành loài ưu thế không rõ ràng, vượt lên khỏi
tán rừng có thể còn sót lại một số cây quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể.
Nhóm III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động. Bao gồm các quần thụ rừng đã
bị tác động khai phá bởi con người ở những mức độ khác nhau làm cho kết cấu ổn
định của rừng ít nhiều đã có sự thay đổi khác nhau. Tùy theo mức độ tác động và
khả năng cung cấp sản phẩm mà nhóm này được chia thành:
Kiểu IIIA: Rừng tự nhiên bị tàn phá mạnh. Cấu trúc ổn định của rừng bị phá
vỡ hoàn toàn thay đổi về cơ bản. Kiểu này được chia làm 3 kiểu phụ.
Kiểu phụ IIIA1: Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng
lớn. Tầng trên có thể còn một số cây cao to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo,
bụi rậm, tre nứa xâm lấn.
Kiểu phụ IIIA2: Rừng đã bị khai thác quá mức nhưng có thời gian phục hồi
tốt. Đặc trưng của kiểu rừng này là hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh
thái với lớp cây gỗ đại bộ phận đường kính 20 – 30 cm. Rừng có 2 tầng trở lên, tầng
trên tán không liên tục, được hình thành chủ yếu từ những cây của tầng giữa trước
đây rải rác còn một số cây to, khỏe vượt tán của tầng cũ để lại.

7


Kiểu phụ IIIA3: Đặc trưng của kiểu này khác với IIIA2 ở chỗ số lượng cây
nhiều hơn và đã có một số cây có đường kính lớn (> 30 cm) có thể khai thác sử
dụng gỗ lớn.
Kiểu rừng IIIB: Rừng tự nhiên bị tác động ở mức độ trung bình, còn có kết
cấu 3 tầng cây. Đặc trưng bởi những quần thụ đã bị chặt chọn lấy ra một số ít gỗ
quý nhưng chưa làm thay đổi đáng kể về kết cấu ổn định của rừng. Khả năng cung
cấp của rừng còn nhiều, rừng giàu về trữ lượng với thành phần gỗ lớn cao.
Kiểu rừng IIIC: Rừng tự nhiên bị tác động ít, rừng có cấu trúc 3 tầng cây, các
dấu vết rừng bị tàn phá không còn thể hiện rõ.

Nhóm IV: Nhóm rừng thứ sinh gần phục hồi hoàn toàn và rừng nguyên sinh.
2.4 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.4.1 Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (KBT) được thành lập trên cơ
sở sát nhập Khu dự trữ nhiên nhiên Vĩnh Cửu và Trung tâm quản lý di tích Chiến
khu Đ theo quyết định số 09/2006/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Nằm trên địa phận các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm và thị trấn Vĩnh An
thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Có toạ độ địa lý:
- Từ 110 51’ 55” đến 110 07’38” Vĩ độ Bắc.
- Từ 1060 90’ 14” đến 107 0 30’ 25” Kinh độ Đông.
Tổng diện tích tự nhiên của KBT trên 100.303 hecta, gồm: 67.903 hecta đất
lâm nghiệp và 32.400 hecta mặt nước (hồ Trị An).
2.4.2 Khí hậu – Thủy văn
* Khí hậu:
Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa,
với nền nhiệt cao đều quanh năm là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây
trồng phát triển quanh năm.

8


- Nhiệt độ không khí bình quân năm cao dao động từ 25 - 27oC, chênh lệch
giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 4,2oC. Độ ẩm tương đối 80 - 82%. Ít có
gió bão và sương muối.
- Lượng mưa tương đối cao (2000 - 2800 mm) và phân hoá theo mùa và đã
tạo ra hai mùa trái ngược nhau: (i) Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả
năm, trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 64 - 67% tổng lượng bốc
hơi cả năm; (ii) Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất

tập trung, lượng mưa 06 tháng mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, riêng
04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62 - 63% lượng mưa cả năm. Ngược
lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô.
* Thủy văn:
Chế độ thuỷ văn phân hoá theo mùa:
- Mùa khô: kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng nước chỉ xấp xỉ
20% lượng nước cả năm. Mùa khô lượng dòng chảy nhỏ nước trên sông Đồng Nai
xuống thấp, nên khả năng cung cấp nước bị hạn chế đã gây tình trạng thiếu nước
cho sinh hoạt và nông nghiệp.
- Mùa mưa: vào các tháng 7 đến tháng 10 thường xuất hiện lũ, nước trên
sông Đồng Nai lớn có năm gây hiện tượng ngập úng ở khu vực địa hình thấp thuộc
hạ lưu, nhất là những năm mưa lớn hồ Trị An xả ở mức độ tối đa.
Dòng chảy và bồi đắp phù sa: hàm lượng phù sa trên sông Đồng Nai rất nhỏ
(Tổng lượng phù sa chỉ đạt 0,9, 106 tấn, độ đục bình quân 15 - 30 g/m3), chứng tỏ
sự xâm thực của dòng chảy các sông đổ vào sông Đồng Nai rất yếu, nên vấn đề lắng
đọng phù sa ít.
2.4.3 Địa hình - Thổ nhưỡng
* Địa hình:
Khu Bảo tồn có dạng địa hình vùng đồi, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam,
nghiêng từ Đông sang Tây. Khu vực phía Bắc, phía Tây và một phần phía Đông, địa
hình gồm nhiều đồi dốc, độ chênh cao giữa các khu vực không nhiều và có sự

9


chuyển tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất: 368 mét, thấp nhất: 20 mét, bình quân: 100 - 120
mét; Độ dốc lớn nhất: 35o độ dốc bình quân: 8o - 10o.
* Thổ nhưỡng:
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 (năm 2003) của
Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam. Cho thấy toàn Khu vực có

4 nhóm đất chính: Đất đen (55,3 ha), đất xám (1.431,8 ha), đất đỏ vàng (68.052,2
ha), sông suối và mặt nước (33.764,0 ha) và 5 đơn vị bản đồ đất.
2.4.4 Tài nguyên rừng
* Tài nguyên thực vật rừng:
Theo kết quả điều tra thành phần thực vật của Phân viện năm 2009 tại KBT.
Hiện đã được ghi nhận có 1.401 loài thực vật, thuộc 623 chi, 156 họ, 92 bộ, 10 lớp
thuộc 06 ngành thực vật khác nhau. Trong đó có các loài cây chiếm ưu thế: họ Dầu
(Dipterocarpaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Sim (Myrtaceae),…..
* Tài nguyên động vật rừng:
Theo kết quả điều tra của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, năm 2009.
Đã ghi nhận có 1.621 loài động vật ở KBT.
Trong đó có:
- 85 loài thú, thuộc 27 họ và 10 bộ: Các loài thú nhỏ chiếm ưu thế (bộ Dơi –
25 loài, bộ Gặm nhấm – 18 loài). Trong số 3 bộ thú lớn thì bộ Ăn thịt chiếm ưu thế
với 20 loài và bộ Móng guốc chẵn chỉ có 7 loài, bộ Linh trưởng có 7 loài.
- 259 loài chim, thuộc 52 họ và 17 bộ: Xác định được 21 loài chim quý hiếm,
có giá trị kinh tế, chiếm 8,1% tổng số chim ghi nhận tại KBT.
- 64 loài bò sát, thuộc 13 họ và 2 bộ: Họ rắn nước (Colubridae) có 19 loài, họ
nhông (Agamidae) 9 loài, và họ tắc kè (Gekkonidae) 8 loài…
- 33 loài ếch nhái, thuộc 5 họ và 1 bộ: Họ nhái bầu (Microhylidae), họ ếch
cây (Rhacophoridae)…
- 1.189 loài côn trùng, thuộc 112 họ và 10 bộ: 2 bộ có số lượng loài lớn là bộ
Cánh vẩy: 348 loài và bộ Cánh cứng: 317 loài.

10


2.5 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
Theo số liệu điều tra dân sinh kinh tế, năm 2008. Dân cư sinh sống trong khu
vực là 5.415 hộ với 24.180 khẩu, phân theo đơn vị hành chính quản lý như sau:

- Xã Mã Đà

1.727 hộ

7.621 khẩu

07 ấp dân cư

- Xã Hiếu Liêm

1.036 hộ

4.930 khẩu

04 ấp dân cư

- Xã Phú Lý

2.652 hộ

11.629 khẩu

09 ấp dân cư

Dân tộc Chơro là dân bản địa gồm 125 hộ, chiếm 2,31% tổng số dân trên địa
bàn. Đa phần dân cư từ nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú, sinh sống ở đây
theo các thời kỳ với nhiều hình thức khác nhau như: di dân tự do, lao động dọn lòng
hồ Trị An, dân khai phá vùng kinh tế mới do tỉnh Đồng Nai kết nghĩa với các tỉnh
miền Bắc và miền Trung… Trong đó, đa số là dân tộc Kinh: 5.132 hộ, chiếm
94,77%, còn lại là các dân tộc khác như Hoa, Khơ me, Tày, Mường…

Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 14.673 người. Lao động phân
theo ngành nghề: phần lớn là lao động nông lâm nghiệp chiếm trên 90%, còn lại là
lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và lao động khác.
Trình độ văn hoá đa phần lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học hoặc
trung học cơ sở, một số lao động có trình độ văn hoá trung học phổ thông, không
qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính.
Hệ thống y tế tuyến cơ sở được Nhà nước quan tâm đầu tư, các xã đều đã có
trạm xá. Trên địa bàn hiện có 03 trạm y tế của 03 xã được xây dựng kiên cố. Mỗi
trạm có trung bình 05 giường bệnh, 05 cán bộ y tế (y sĩ, y tá, nữ hộ sinh).
Cơ sở hạ tầng giao thông trong vùng nhìn chung đã được cải thiện nhờ sự hỗ
trợ của các dự án như Chương trình 135, Chương trình giao thông nông thôn.
Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn,
trình độ dân trí thấp, điều kiện văn hóa thông tin còn hạn chế. Nghề nghiệp chính là
sản xuất nông nghiệp, với trình độ thâm canh thấp, kỹ thuật canh tác chưa cao, sản
lượng thu hoạch còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

11


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là diện tích rừng tự nhiên, trạng thái IIIA3
gồm nhiều loài cây rừng khác nhau, thuộc tiểu khu 116, trạm Suối Trau, Khu Bảo
tồn thiên nhiên - Văn hóa, Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Do thời gian có hạn, đề tài chỉ điều
tra nghiên cứu một số lô điển hình của tiểu khu 116.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu đã được xác định cũng như đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu và giới hạn của đề tài, nội dung nghiên cứu được xác định như sau:

1. Thành phần và đặc trưng tổ thành loài của các ưu hợp thực vât.
2. Kết cấu số cây theo đường kính (N/D1,3) và chiều cao (N/Hvn).
3. Xác định trữ lượng rừng theo cấp đường kính (M/D1,3)
4. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3).
5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng.
6. Đề xuất một số biện pháp nuôi dưỡng, bảo vệ rừng.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Khảo sát và lựa chọn những diện tích rừng điển hình tại KVNC để tiến hành
lập các ô điều tra đo đếm các chỉ tiêu lâm học cơ bản như đường kính, chiều cao...
Mở các tuyến điều tra cắt ngang qua các kiểu địa hình khác nhau để mô tả kết cấu
cây đứng của các ưu hợp thực vật.

12


×