Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ẢNH HƢỞNG CỦA BỐN LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CẨM CHƢỚNG (Dianthus caryophyllus L.) TRỒNG TẠI ĐỨC TRỌNG – LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƢỞNG CỦA BỐN LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ
SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA
CẨM CHƢỚNG (Dianthus caryophyllus L.)
TRỒNG TẠI ĐỨC TRỌNG – LÂM ĐỒNG

Ngành

: NÔNG HỌC

Niên khoá

: 2009 – 2013

Họ và tên sinh viên

: NGUYỄN QUANG LỘC

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


i

ẢNH HƢỞNG CỦA BỐN LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ
SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA
CẨM CHƢỚNG (Dianthus caryophyllus L.)
TRỒNG TẠI ĐỨC TRỌNG – LÂM ĐỒNG



Tác giả
NGUYỄN QUANG LỘC

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sƣ ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN:
ThS. Lê Văn Dũ

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM TẠ

Xin gửi lời cám ơn chân thành đến ba mẹ đã nuôi dạy và tạo điều kiện cho tôi
học tập đƣợc nhƣ ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm TP. HCM và
ban Chủ nhiệm khoa Nông học đã tạo mọi điều kiện cho tôi đƣợc thực hiện đề tài.
Quý thầy cô trƣờng Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình truyền đạt và
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt gần 4 năm học tập tại trƣờng.
Thầy Lê Văn Dũ đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện thành công đề tài
tốt nghiệp này.
Tập thể lớp DH09NH, những bạn bè đã gắn bó, giúp sức và động viên tôi trong
thời gian học tập và thực hiện đề tài
Cuối cùng một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc!

TP. HCM, tháng 08 năm 2012

Sinh viên thực hiện đề tài

NGUYỄN QUANG LỘC


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hƣởng của bốn loại phân bón lá đến sự sinh trƣởng
và phát triển của cây hoa cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) trồng tại Đức
Trọng – Lâm Đồng”
Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ 3/2013 đến 8/2013 tại Liên Nghĩa - Đức Trọng –
Lâm Đồng.
Nội dung nghiên cứu: khảo sát các loại phân bón lá trên cây hoa cẩm chƣớng
bằng phƣơng pháp bón phân qua lá, nhằm tìm ra loại phân bón lá thích hợp giúp tăng
năng suất và chất lƣợng hoa ngày càng cao. Qua đó theo dõi khả năng sinh trƣởng và
phát triển của cây hoa cẩm chƣớng dƣới sự ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá
khác nhau.
Thí nghiệm một yếu tố đƣợc bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp
gồm 5 nghiệm thức: NT Đ/C: Nền + phun nƣớc lã; NT 1: Nền + phun phân bón lá
Đầu trâu 701 10 – 30 – 20; NT 2: Nền + phun phân bón lá Nutri – Gold 13 – 40 – 13 +
TE; NT 3: Nền + phun phân bón lá TL Smart 10 – 50 – 10 và NT 4: Nền + phun phân
bón lá Arrow 10 – 60 – 10. Qui trình kỹ thuật trồng hoa thực hiện theo hƣớng dẫn của
công ty Hasfarm.
Kết quả thu đƣợc từ thí nghiệm:
Các loại phân bón lá đều làm cho chiều cao cành, số cành mang hoa của cẩm
chƣớng cao hơn đối chứng. Trong đó nghiệm thức sử dụng phân bón lá Arrow cho kết
quả tốt nhất, theo sau là phân TL Smart, Nutri – Gold, Đầu trâu 701.
Sử dụng phân bón Arrow, hoa cẩm chƣớng có số cành mang hoa (45 cành)
nhiều nhất, ngày ra nụ (116 NST) sớm nhất và thời gian ra hoa (28,93 ngày) dài nhất.

Không sử dụng phân bón lá có đƣờng kính hoa (4,3 cm) lớn nhất nhƣng số cành
mang hoa (31 cành) thấp nhất.
Phân bón lá Nutri – Gold làm cho có độ bền hoa cẩm chƣớng dài nhất (9,1
ngày).
Nghiệm thức sử dụng phân bón lá Arrow có lợi nhuận cao hơn 141,48 % so với
nghiệm thức đối chứng.


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ........................................................................................................................... i
Cảm tạ .............................................................................................................................. ii
Tóm tắt ............................................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh sách các chữ viết tắt.................................................................................................. vii
Danh sách các bảng .......................................................................................................... viii
Chƣơng 1 Giới thiệu ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài .......................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................................... 2
1.2.3 Giới hạn đề tài........................................................................................................... 2
Chƣơng 2 Tổng quan tài liệu ........................................................................................... 3
2.1 Tình hình sản xuất hoa cây cảnh .................................................................................. 3
2.1.1 Sản xuất hoa cây cảnh thế giới .................................................................................. 3
2.1.2 Sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam ............................................................................ 4
2.2 Tình hình nghiên cứu hoa cẩm chƣớng ........................................................................ 5
2.2.1 Nghiên cứu hoa cẩm chƣớng ..................................................................................... 5

2.2.2 Nghiên cứu hoa cẩm chƣớng ở Đà Lạt ...................................................................... 7
2.3 Giới thiệu sơ lƣợc về hoa cẩm chƣớng ......................................................................... 7
2.3.1 Nguồn gốc ................................................................................................................ 7
2.3.2 Vị trí phân loại .......................................................................................................... 7
2.3.3 Đặc điểm thực vật học của hoa cẩm chƣớng .............................................................. 8


v

2.3.4 Yêu cầu sinh thái của hoa cẩm chƣớng ...................................................................... 8
2.4 Vai trò của các nguyên tố dinh dƣỡng đối với hoa cẩm chƣớng.................................... 9
2.5 Giới thiệu vài nét về phân bón lá .................................................................................. 11
2.5.1 Định nghĩa phân bón lá ............................................................................................. 11
2.5.2 Đặc điểm của phân bón lá ......................................................................................... 11
2.5.3 Kỹ thuật trồng giống ................................................................................................. 12
2.6 Các loại phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm (theo công ty sản xuất) ........................ 16
2.6.1 Phân bón lá Đầu trâu 701 10 – 30 – 20 ...................................................................... 16
2.6.2 Phân bón lá Nutri – Gold 13 – 40 – 13 + TE ............................................................. 17
2.6.3 Phân bón lá TL Smart 10 – 50 – 10 + TE .................................................................. 17
2.6.4 Phân bón lá Arrow 10 – 60 – 10 ................................................................................ 17
Chƣơng 3 Vật liệu và phƣơng pháp thí nghiệm ............................................................. 19
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................................. 19
3.2 Điều kiện thời tiết các tháng thí nghiệm ....................................................................... 19
3.3 Phân tích mẫu đất trong thí nghiệm .............................................................................. 20
3.4 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................................... 20
3.5 Phƣơng pháp thí nghiệm .............................................................................................. 21
3.5.1 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................................... 21
3.5.2 Chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi .............................................................................. 22
3.5.3 Tình hình sâu bệnh hại .............................................................................................. 23
3.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất ................................................................................. 24

3.5.5 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................................ 24
3.6 Các bƣớc tiến hành chăm sóc cây hoa cẩm chƣớng ...................................................... 24
3.7 Phƣơng pháp tính toán xử lý số liệu ............................................................................. 25
Chƣơng 4 Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 26
4.1 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến động thái và tốc độ tăng trƣởng chiều cao
cành ................................................................................................................................... 26
4.1.1 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trƣởng chiều cao cành ......... 26


vi

4.1.2 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trƣởng chiều cao cành .............. 27
4.2 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến số lá và tốc độ ra lá ....................................... 28
4.2.1 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến số lá ........................................................... 28
4.2.2 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra lá ................................................. 29
4.3 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến số cành mang hoa và tốc độ ra cành mang
hoa ..................................................................................................................................... 29
4.3.1 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến số cành mang hoa ...................................... 29
4.3.2 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra cành mang hoa ............................ 30
4.4 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến ngày ra nụ, ra hoa ......................................... 31
4.5 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến đƣờng kình hoa, độ bền hoa .......................... 32
4.6 Tình hình sâu bệnh hại ................................................................................................. 33
4.7 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................................... 34
Chƣơng 5 Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 36
5.1 Kết luận ....................................................................................................................... 36
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................ 36
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 37
Phụ lục............................................................................................................................... 39



vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

EU (European Union)

: Liên minh Châu âu

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

BA

: 6-Benzyl Adenin

MS

: Môi trƣờng Murashige và Skoog, 1962

NAA


: α-Naphthylacetic Acid

Đ/C

: Đối chứng

LLL

: Lần lặp lại

NST

: Ngày sau trồng

NT

: Nghiệm thức


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến chiều cao cành (cm) ............................ 26
Bảng 4.2 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trƣởng chiều cao cành
(cm/cành/ngày) .................................................................................................................. 27
Bảng 4.3 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến số lá (lá) .............................................. 28
Bảng 4.4 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra lá (lá/cành/tuần) .................... 29
Bảng 4.5 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến số cành mang hoa (cành) ..................... 30
Bảnh 4.6 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra cành mang hoa ..................... 30

Bảng 4.7 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến ngày ra nụ (NST), ra hoa (ngày) .......... 31
Bảng 4.8 Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến đƣờng kính hoa (cm), độ bền hoa
(ngày) ................................................................................................................................ 32
Bảng 4.9 Tổng thu bình quân hoa cẩm chƣớng sau 2 tuần thu hoạch ................................. 34
Bảng 4.10 Chi phí đầu tƣ phân bón lá trong thí nghiệm ..................................................... 34
Bảng 4.11 Lợi nhuận so với đối chứng sau 2 tuần thu hoạch ............................................. 34


1

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Đặt vấn đề
Chơi hoa và cây kiểng là một trong những thú chơi có từ rất lâu. Chúng không
những mang lại những phút giây thƣ giãn sau những giờ lao động mệt nhọc, còn là
một thú vui tao nhã. Nhất là tình hình môi trƣờng ô nhiễm nhƣ hiện nay, việc tạo ra
một không gian thiên nhiên trong lành, vừa có lợi cho sức khỏe, ở một số nơi còn đem
lại thu nhập cao giúp ngƣời nông dân thoát nghèo.
Ở Việt Nam có một số vùng trồng hoa nổi tiếng nhƣ: Đà Lạt (Lâm Đồng), Thủ
Đức, Gò Vấp, Củ Chi (Hồ Chí Minh), Cái Mơn, Chợ Lách (Bến Tre), Sa đéc (Đồng
Tháp), Ngọc Hà, Nhật Tân (Hà Nội)…
Trong số các loại hoa, hoa cẩm chƣớng thuộc họ Caryophyllaceae, là nhóm hoa
cắt cành phổ biến không kém hoa hồng, hoa cúc, hoa có nhiều màu sắc nhƣ: đỏ, hồng,
trắng, hồng viền, đỏ viền… Hoa rất mẫn cảm với phân bón, phân bón lá cũng đƣợc
xem trọng vì khi cây thiếu dinh dƣỡng phân bón lá có thể bổ sung ngay các chất dinh
dƣỡng cho cây.
Hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều loại phân bón lá, hầu nhƣ chƣa có nhiều
những nghiên cứu về phân bón lá trên cây hoa, các hộ dân tìm mua các loại phân một
cách không chọn lọc, chủ yếu là theo kinh nghiệm trồng rau trƣớc kia để mua phân

bón lá cho hoa. Đồng thời, Đức Trọng cũng là vùng mới tiếp xúc với loại hoa cẩm
chƣớng này, hiện cũng đang có một vài dự án trồng thử nghiệm đang tiến hành.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, đề tài: “Ảnh hƣởng của bốn loại phân bón
lá đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.)
đƣợc thực hiện tại Đức Trọng - Lâm Đồng”.


2

1.2. Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Áp dụng phân bón lá trên hoa cẩm chƣớng trồng tại Đức Trọng - Lâm đồng
nhằm nâng cao năng suất, phẩm cấp hoa và hiệu quả kinh tế.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trƣởng và phát triển của cây hoa cẩm chƣớng khi áp
dụng 4 loại phân bón lá.
1.2.3 Giới hạn đề tài

Do giống hoa giá thành cao nên số lƣợng cây khảo sát có phần hạn chế. Thời
gian thí nghiệm ngắn, nên chỉ khảo sát với 4 loại phân bón lá.


3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất hoa cây cảnh
2.1.1 Sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới
Hiện nay, ngành sản xuất hoa trên thế giới đã và đang phát triển một cách mạnh

mẽ và trở thành một ngành thƣơng mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho
nền kinh tế các nƣớc trồng hoa trên thế giới.
Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mỹ và Nhận Bản hiện vẫn là các khu vực tiêu thụ hoa
cắt cành lớn nhất, mặc dù Trung Quốc cũng đang trở thành thị trƣờng quan trọng. Chỉ
riêng 25 nƣớc thuộc EU đã chi trung bình 13,7 tỷ USD/năm cho tiêu dùng hoa cắt cành,
chiếm trên 50 % tổng mức tiêu dùng hoa thế giới (Phạm Xuân Tùng, 2009).
Tiêu dùng hoa cắt cành có xu hƣớng gia tăng ở một số nƣớc Đông Âu, Châu Á và
Mỹ Latin. Trung Quốc nhanh chóng trở thành quốc gia có quy mô sản xuất và tiêu
dùng lớn nhất thế giới với mức tăng trƣởng 15 % mỗi năm (Phạm Xuân Tùng, 2009).
Theo số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc, lƣợng hoa cắt cành xuất khẩu
của tỉnh 10 tháng đầu năm 2006 tăng 8,7 % đạt 3.858 tấn. Trong đó, giá trung bình cho
mỗi kg hoa tăng tới 73 % đạt 2,37 USD/kg.
Nƣớc Đức có thị trƣờng hoa – cây cảnh lớn nhất thế giới với trị giá khoảng 22
tỷ USD, chiếm 22 %; thị trƣờng Hoa kỳ với 15 tỷ USD, chiếm 15 %; thị trƣờng Pháp
và Anh với 10 tỷ đô la, chiếm 10 %; thị trƣờng Hà Lan với 9 tỷ đô la, chiếm 9 %; thị
trƣờng Nhật Bản với 6 tỷ đô la, chiếm 6 %; thị trƣờng Ý và Thuỵ sĩ với 5 tỷ đô la,
chiếm 5 % (Nguyễn Quốc Vọng, 2009).
Toàn cầu có 300.000 ha sản xuất hoa, phân bố trên 27 nƣớc chủ yếu. EU chia sẻ
12%, trong khi các nƣớc châu Á và Thái Bình Dƣơng chiếm 70 % diện tích này, trong đó
Trung Quốc 40 %, (120.000 ha, theo People’s Daily Online, 2001) và Ấn Độ 15 %


4

(45.000 ha). Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan là những nƣớc sản xuất hoa quan trọng ở
vùng này với tổng diện tích chiếm 10 %. Mỹ (7 %), Mexico (5 %), Brazil (2 %) và
Colombia (2%) là các nƣớc sản xuất hoa chủ yếu ở châu Mỹ, chiếm tổng số 16 % diện
tích hoa của thế giới (Phạm Xuân Tùng, 2009).
Chỉ 25 nƣớc thuộc EU đã sản xuất 42 % giá trị tổng sản lƣợng tòan cầu (8.634 tỷ
euro), trong đó, Hà Lan chiếm quá nửa. Mỹ sản xuất 6 %, Nhật Bản 13 %, Trung Quốc

7%, Canada và Colombia mỗi nƣớc 3 % giá trị sản lƣợng tòan cầu (Phạm Xuân Tùng,
2009).
2.1.2 Sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam
Hoa – cây cảnh tại Việt Nam chỉ mới đƣợc sản xuất trên một diện tích rất nhỏ,
khoảng 15.000 ha, chủ yếu tập trung 3 vùng: miền Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải
Phòng, Lào Cai, Sơn La), ngoại thành TP. Hồ Chí Minh (Hóc Môn, Củ Chi) và Lâm
Đồng (Đà Lạt). Hoa sản xuất ở miền Bắc chỉ mới cung cấp cho thị trƣờng Hà Nội
khoảng 65 %, chƣa xuất khẩu. Hoa sản xuất ở Đà Lạt cung cấp thị trƣờng TP. HCM và
xuất khẩu khoảng 100 triệu cành hoa tƣơi, 5 triệu cây giống và khoảng 1 triệu cành
hoa khô ra nƣớc ngoài nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore với kim
ngạch khoảng 16 – 17 triệu Mỹ kim (2007). Nhƣ vậy tuy ngành hoa Việt Nam đã có
phát triển nhƣng diện tích, số lƣợng và chủng loại vẫn còn ít, chất lƣợng chƣa cao và
chƣa đáp ứng đƣợc ngay cả với yêu cầu thị trƣờng trong nƣớc, chƣa nói đến thị trƣờng
nƣớc ngoài. Việc xuất khẩu phần lớn nhờ các công ty nƣớc ngoài (Hasfarm) thực hiện.
Về công nghệ cao ứng dụng trong ngành hoa – cây cảnh, Việt Nam cũng đã xây
dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội, Hải Phòng và Lâm Đồng.
Tại Hà Nội, hoa đƣợc sản xuất trên khoảng 1.000 ha chủ yếu ở Từ Liêm, Tây
Tựu, Đông Anh, Thanh Trì. Vốn đầu tƣ 24 tỷ đồng (1,5 triệu USD), trong đó 50% vốn
ngân sách thành phố và 50% vốn cơ quan chủ quản – Công ty TNHH Nhà nƣớc một
thành viên đầu tƣ phát triển nông nghiệp Hà Nội. Khu nông nghiệp công nghệ cao
đƣợc xây dựng trên diện tích 7,5 ha trong đó 2.000 m2 trồng hoa, các giống đều đƣợc
nhập từ Do Thái.
Lâm Đồng – chủ yếu là Đà Lạt, là vùng sản xuất hoa truyền thống phát triển rất
nhanh trong những năm qua nhờ điều kiện khí hậu đặc biệt thuận lợi và tiềm năng đất
đai lớn. Diện tích hoa cắt cành của Lâm Đồng tăng từ 2.158 ha năm 2005 lên 3.216 ha
năm 2009 chiếm 50 % diện tích hoa cả nƣớc, với sản lƣợng tăng từ 650 triệu lên 1,1 tỷ


5


cành. Trong đó, thành phố Đà Lạt có tốc độ gia tăng nhanh nhất, từ 960 ha gieo trồng
năm 2005 lên 2.000 ha năm 2009 (Sở NN & PTNT, 2009). Huyện Lạc Dƣơng có diện
tích tăng gấp trên 3 lần, từ khoảng 100 ha năm 2005 lên 337 ha năm 2009, tập trung
chủ yếu trong khu quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao, chứng tỏ tiềm năng phát
triển lớn của địa bàn này. Diện tích hoa của các huyện Di Linh, Bảo Lộc, Đức Trọng
hầu nhƣ không tăng, có nơi có xu hƣớng giảm.
Chất lƣợng hoa của Đà Lạt nhìn chung tốt hơn các vùng khác trong nƣớc và có
nhiều tiềm năng để cải thiện, nhƣng hiện tại còn hàng loạt vấn đề cần giải quyết.
Trong khi giá trị kim ngạch xuất khẩu hoa cắt cành của Đà Lạt không ngừng gia tăng
(mặc dù chậm), tỷ lệ hoa xuất khẩu đƣợc tăng chƣa bền vững. Tỷ lệ này gia tăng từ
8,39 % năm 2005 lên 9,2 % năm 2006, nhƣng sụt giảm đáng kể năm 2007 (6,53 %) và
2008 (6,78 %). Sau đó mới tăng lại vào năm 2009 đạt đƣợc mức của năm 2006.
Tuy đạt đƣợc những kết quả vƣợt trội trong những năm qua, nhƣng ngành sản xuất
hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đang đối diện với nhiều vấn đề nan giải. Sản phẩm hoa Đà Lạt –
Lâm Đồng hiện nay vẫn tiêu thụ nội địa là chính, sản phẩm hoa xuất khẩu trực tiếp hàng
năm còn rất khiêm tốn, khoảng 100 triệu cành (năm 2009), chiếm từ 1 – 2 % tổng sản
lƣợng hoa sản xuất và phần lớn do các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện.
Vấn đề liên kết, hợp tác để cùng phát triển giữa các nhà sản xuất, giữa sản xuất với
thị trƣờng, giữa khoa học và thực tiễn sản xuất, giữa cơ chế nhà nƣớc với đời sống… vẫn
còn đang còn gặp nhiều hạn chế. Tính chất nhỏ lẻ, manh mún thể hiện rất rõ ở lối sản xuất
tự phát của các nông hộ, dẫn đến tình trạng hoa Đà Lạt không đủ khả năng đáp ứng đƣợc
những hợp đồng xuất khẩu với những yêu cầu nghiêm ngặt về số lƣợng và chất lƣợng.
Sản xuất hoa tăng nhanh về sản lƣợng, chủng loại nhƣng những vấn đề đặt ra để tăng hiệu
quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông hộ, nâng cao thƣơng hiệu hoa Đà Lạt và đẩy nhanh
triển vọng xuất khẩu chƣa đƣợc giải quyết triệt để.
2.2 Tình hình nghiên cứu hoa cẩm chƣớng
2.2.1 Nghiên cứu hoa cẩm chƣớng:
Thí nghiệm “Ảnh hƣởng của một số yếu tố môi trƣờng nuôi cấy mô đến khả
năng sinh trƣởng của năm giống cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.)” của Trần
Thị Hoàng Nguyên, 2010, thực hiện tai Gia Lai, có mục đích tìm đƣợc môi trƣờng nền

thích hợp cho khả năng sinh trƣởng và phát triển của năm giống cẩm chƣớng in vitro.
Kết quả sau 35 ngày nuôi cấy:


6

- Nồng độ 0,5 mg/l BA thích hợp tăng khả năng nhân nhanh chồi (6,7 chồi).
- Môi trƣờng MS thích hợp đển nuôi cấy, giúp cây đạt chiều cao cao nhất (5,8
cm), có số lá nhiều nhất (6,7 cặp lá/cây) và trọng lƣợng lớn nhất (88,69 cm).
- Nồng độ 1 mg/l NAA phù hợp, giúp cây ra rễ nhiều (6,7 rễ/cây)
Kết quả đề tài “Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến sự sinh trƣởng và
phát triển của hoa cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus) tại quận 9 – TP Hồ Chí Minh”
của Nguyễn Đăng Chiến, 2004, thực hiện đã cho thấy:
- Phân bón lá Foliar 3x (24 – 24 – 18 + TE) có thể làm tăng số cành sau khi
ngắt ngọn của cây lên 19,86 % so với đối chứng. Không những thế, phân bón lá này
còn giúp tăng số hoa nở lên 33 % so với đối chứng.
Một đề tài khác là “Ảnh hƣởng của một số loại giá thể và phân bón lá đến sự
sinh trƣởng và phát triển của cây hoa cẩm chƣớng (Dianthus hybrid) trồng tại Thủ Đức
– TP Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Thiên Hiệp, 2008, có kết quả nhƣ sau:
- Sử dụng dung dịch lục bình ủ (1,2 – 0,4 – 3,6) lợi nhuận không cao (225.733
đồng/48 chậu), trong khi đó sử dụng phân bón lá Foliar 3x và Growmore (30 – 10 –
10) có đều có lợi nhuận cao, cao nhất là khi sử dụng phân bón lá Growmore (321.500
đồng/48 chậu).
Đề tài “Ành hƣởng của bốn loại phân bón lá đến sinh trƣởng phát triển và chất
lƣợng của hoa cẩm chƣớng trồng chậu tại huyện Trảng Bom – Đồng Nai”, của Bạch
Trọng Đại, 2012, kết quả đạt đƣợc:
- Về sự phát triển: giữa các nghiệm thức sử dụng phân bón lá không có sự khác
biệt với nhau nhiều.
- Về hiệu quả kinh tế: phân bón lá Yogen 18 (21 – 21 – 21 +TE) cho lợi nhuận
cao nhất (2.640 đồng/chậu), thấp nhất là ngiệm thức đối chứng không sử dụng phân

(940 đồng/ chậu)
Những nghiên cứu trƣớc về hoa cẩm chƣớng ít sử dụng những biện pháp kĩ
thuật trồng tiên tiến (nhƣ sử dụng hệ thống tƣới nhỏ giọt, trồng trong mái che,…), vừa
giảm công lao động, vừa cho năng suất cao hơn.


7

2.2.2 Nghiên cứu hoa cẩm chƣớng ở đà lạt:
Tại Đà Lạt, sản xuất tập trung chủ yếu cho một số loại hoa cắt cành truyền
thống ƣa lạnh. Trong đó, cúc cắt cành chiếm 65 % diện tích gieo trồng, glayơn 9 %,
hồng 8%, cẩm chƣớng 6 %, phần còn lại là các loại hoa khác.
Nhìn chung, những nghiên cứu phân bón lá đối với sự sinh trƣởng, phát triển
của hoa cẩm chƣớng, mặc dù có nhƣng không phổ biến rộng rãi. Nhất là những thí
nghiệm đƣợc thực hiện với hệ thống tƣới nhỏ giọt, làm trong nhà có mái che,… cần
đƣợc quan tâm nhiều hơn, vì tính chất của hoa cẩm chƣớng và Đà Lạt là trung tâm
hoa, nhằm giúp ngƣời dân tăng năng suất, chất lƣợng cây trồng.
2.3 Giới thiệu sơ lƣợc về hoa cẩm chƣớng
2.3.1 Nguồn gốc
Cẩm chƣớng có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Thế kỉ III, cẩm chƣớng xuất hiện
nhiều ở châu Âu, sau đó phát triển sang châu Á và châu Mỹ. Cẩm chƣớng đƣợc du
nhập vào Việt Nam nữa đầu thế kỉ XX. Giống hoa đƣợc nhiều ngƣời yêu thích vì có
mùi thơm, hình dáng và màu sắc đẹp. Thƣờng đƣợc dùng để cắm hoa lọ, lãng hoa, bồn
hoa, vƣờn hoa…
2.3.2 Vị trí phân loại
Tên khoa học: Dianthus caryophyllus L.
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Caryophyllales

Họ: Caryophyllaceae
Chi: Dianthus
Loài: Dianthus caryophyllus


8

2.3.3 Đặc điểm thực vật học hoa cẩm chƣớng
Rễ: có bộ rễ chùm, phát triển mạnh để hút chất dinh dƣỡng. Chiều dài rễ 5 – 15
cm.
Thân: là cây thân thảo sống nhiều năm, cao từ 0,5 – 1 m, mọc thành bụi nhỏ,
hơi bò, đốt ngắn, thân thẳng phân nhiều nhánh, rất dễ gãy ở các đốt, thân màu xanh
nhạt phủ một lớp phấn trắng bao xung quanh.
Lá: lá dài, mép không có răng cƣa, phần trên hơi uốn cong, mọc đối xứng, màu
xanh xám có phấn trắng. Phiến lá dày, hình mũi mác, gốc lá thành bẹ không cuống.
Hoa: có hai dạng là hoa đơn và hoa kép, mọc 2 – 3 chùm trên cành hoặc mọc
đơn, hình tán có mùi thơm, 4 lá bắc, đài hoa hình ống có 5 cánh, tràng hoa hình quạt,
phía trong nhăn nheo có màu hồng, đỏ, tím...
Quà: quả nang hình trụ có 4 rãnh vỏ, hạt dẹp nhỏ nằm trong quả. Mỗi quả
thƣờng có từ 300 – 600 hạt.
Cây trồng chủ yếu bằng hạt, cành giâm và nuôi cấy mô.
2.3.4 Yêu cầu sinh thái của hoa cẩm chƣớng
2.3.4.a Nhiệt độ
Nhiệt độ tác động mạnh mẽ đến hoạt động quang hợp, hô hấp, hấp thụ các chất
dinh dƣỡng trong đất của cây trồng. Nhiệt độ không khí cao thúc đẩy quang hợp, làm
cho hoa nở nhanh hơn, nhƣng quá cao (> 40 oC) thì lại ức chế sự sinh trƣởng của cây.
Nhiệt độ không khí thấp làm cho cây con chậm lớn, hoa khó nở, cành nhánh phát triển
kém, cây khó hấp thụ dinh dƣỡng khoáng.
Nhiệt độ trong đất cao giúp bộ rễ cây phát triển mạnh, tăng khả năng hút nƣớc
giúp cho việc trồng hoa cẩm chƣớng có chất lƣợng cao. Trong đó nhiệt độ ban đêm rất

quan trọng đối với chất lƣợng hoa.
2.3.4.b Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí ảnh hƣởng đến hoạt động sinh lý cây trồng và sự thoát hơi
nƣớc của bộ lá. Độ ẩm không khí thấp làm cho cây mất nƣớc nhanh, ngƣợc lại, độ ẩm


9

không khí quá cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển làm cho
sản phẩm hoa không đạt yêu cầu về mặt chất lƣợng.
Cẩm chƣớng thích nghi với môi trƣờng không khí tƣơng đối khô (60 – 70 %),
độ ẩm tối thích 70 %.
2.3.4.c Ánh sáng
Là nguồn năng lƣợng giúp cây trồng chuyển hóa dinh dƣỡng, tạo nên những bộ
phận dự trữ trong cây. Đối với cây hoa, cƣờng độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng (
trong ngày) ảnh hƣởng lớn đến sự tăng trƣởng và ra hoa, cƣờng độ ánh sáng thấp hay
quá cao đều gây tác động xấu đến quá trình quang hợp. Thời gian chiếu sáng trong
ngày ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình ra hoa của cây và phụ thuộc vào đặc tính của
từng nhóm cây (cây ngày ngắn, cây ngày dài).
Cẩm chƣớng là cây ƣa sáng, ánh sáng thích hợp từ 1.500 – 3.000 lux, ánh sáng
tối thích 2.000 – 2.500 lux. Trong quá trình phát triển cơ quan sinh sản nếu cƣờng độ
ánh sáng cao (> 3.000 lux), cây sẽ ra hoa sớm. Nếu cƣờng độ ánh sáng thấp hơn
(<1.000 lux) quá trình ra hoa sẽ chậm lại.
2.3.4.d Đất
Là nơi sinh sống và là nguồn cung cấp dinh dƣỡng chủ yếu cho cây trồng. Đất
trồng hoa cần phải giữ nƣớc tốt và thông thoáng để đảm bảo cho sự hô hấp của bộ rễ.
Độ mùn trong đất cao giúp cho cây hoa phát triển tốt.
Thông thƣờng cây hoa phát triển tốt ở pH = 6 – 7. Đất quá chua (pH thấp) hoặc
quá kiềm (pH cao) đều làm rễ khó phát triển, một số dinh dƣỡng trong đất chuyển qua
dạng khó tiêu làm cho cây không hấp thụ đƣợc.

2.4 Vai trò của các nguyến tố dinh dƣỡng đối với hoa cẩm chƣớng
Cẩm chƣớng có nhu cầu về phân bón rất cao, thiếu phân làm cây bị còi cọc, hoa
nhỏ, màu sắc hoa nhạt, dễ bị sâu bệnh. Bón phân không đủ và không hợp lý sẽ không
điều khiển đƣợc thời gian ra hoa.
Chất lƣợng và sản lƣợng hoa phụ thuộc vào mức dinh dƣỡng thích hợp.
+ Đạm (N): đạm có tác dụng đến sinh trƣởng của cây. Đặc biệt đạm thúc đẩy
quá trình sinh trƣởng của cây hoa (đối với cây non hoặc ra mầm sau khi bấm ngọn).


10

Đạm phải cân bằng với kali, nếu cây hút nhiều đạm mà thiếu kali, cây sinh trƣởng rậm
rạp, thân mềm nhẹ, lá dễ mẫn cảm với sâu bệnh hại nhƣng nếu thiếu đạm lá hẹp, màu
sắc nhợt nhạt, cành yếu.
+ Lân (P): lân giúp phát triển bộ rễ, tham gia tạo thành và vận chuyển chất hữu
cơ trong cây. Thiếu lân cây sinh trƣởng chậm, ra hoa muộn. Đủ lân cây ra hoa sớm, có
độ bền cao hơn.
+ Kali (K): kali tham gia vào quá trình vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ trong
cây, ngoài ra còn làm tăng tính chống chịu của cây. Cân bằng giữa đạm và kali làm
cho cây vững chắc. Mức kali thấp làm cho cây sinh trƣởng yếu và chậm. Thừa kali lá
cây trở nên xanh thẫm và rút ngắn sinh trƣởng. Mức kali đƣợc xác định thích hợp tùy
theo mùa vụ.
Ngoài ra còn có các nguyên tố trung vi lƣợng khác nhau nhƣ:
+ Ca: tham gia vào quá trình trao đổi chất bên trong cây, ảnh hƣởng đến sự nở
hoa, làm tăng sự nở hoa và tăng độ bền hoa, làm cho thành tế bào cây khỏe. Cây đƣợc
cung cấp đủ canxi thân, lá và hoa đều khỏe, tăng sức chống chịu của cây. Nếu mức
canxi thấp, cây rất dễ bị tổn thƣơng, nhất là trong điều kiện nóng sự phát triển của nụ
hoa bị ảnh hƣởng lớn, chóp rễ bị thui.
+ Mg: cung cấp đủ Mg làm tăng năng suất, tăng số nhánh hoa, tăng tính chống
chịu ở hoa cẩm chƣớng.

+ Bo: tác động đến sinh trƣởng của của cây hoa, cây thiếu Bo sẽ bị giảm sản
lƣợng.
+ Cu: thiếu Cu lá hoa dài, vàng mềm, cây sinh trƣởng chậm.
+ Mn: thiếu Mn lá cây nhỏ, đỉnh sinh trƣởng bị vàng. Cây yếu, sinh trƣởng
chậm, năng suất hoa giảm.
+ Co: có tác dụng tăng tính giữ nƣớc trong hoa, làm cho hoa bền lâu hơn.


11

2.5 Giới thiệu vài nét về phân bón lá
2.5.1 Định nghĩa phân bón lá
Phân bón lá là những hợp chất dinh dƣỡng có thể gồm những nguyên tố đa
lƣợng, trung lƣợng hoặc vi lƣợng đƣợc hoà tan trong nƣớc và phun lên lá để cây hấp
thu.
2.5.2 Đặc điểm của phân bón lá
Phân bón lá là các hợp chất dinh dƣỡng hòa tan trong nƣớc đƣợc phun lên lá để
cây hấp thụ.
Cũng nhƣ các sinh vật khác, thực vật cũng cần các chất dinh dƣỡng để sống và
phát triển. Có những chất cây cần với số lƣợng nhiều gọi là chất đa lƣợng nhƣ: C, O,
H, S, N, P, K, Ca, Mg. Những chất đa lƣợng tham gia trực tiếp vào cấu tạo tế bào, tạo
nên cơ thể cây và chiếm tới 99,95 % trọng lƣợng các chất trong cây. Còn lại trên 60
nguyên tố khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,05 %, gọi là các chất vi lƣợng. Tuy
cần với lƣợng rất ít nhƣng các chất vi lƣợng có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời
sống thực vật. Những chất vi lƣợng này có thể tham gia một phần trong cấu tạo tế bào,
đặc biệt là trong các chất enzym và Xitochrom, là những chất giữ vai trò xúc tác hoặc
thúc đẩy các phản ứng sinh học để tổng hợp hoặc chuyển hóa các vật chất trong cây,
đảm bảo cho các quá trình sinh trƣởng – phát triển của cây đƣợc tiến hành bình
thƣờng.
Phần lớn các chất dinh dƣỡng đa lƣợng và vi lƣợng cần thiết cho cây đều có

trong đất và đƣợc cây hút vào qua hệ thống rễ. Tuy vậy, có một số chất mà số lƣợng
chứa trong đất thƣờng không đủ cung cấp cho nhu cầu của cây khi đƣợc gieo trồng với
mật độ cao, trong đó chủ yếu là N, P, K.
Ngoài ra, khi phân bón đƣợc bón vào đất, phần lớn dinh dƣỡng không đƣợc cây
trồng hút ngay vào trong cơ thể cây mà nó đƣợc keo đất hấp phụ lại, sau đó cây trồng
sẽ hấp thụ dần dần thông qua sự hoạt động của miền lông hút của bộ rễ cây. Chính vì
vậy mà tỷ lệ các yếu tố dinh dƣỡng của phân bón rễ cây trồng hấp thụ đƣợc rất thấp,
cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 30 %.
Vì vậy, khi trồng trọt ngƣời ta phải bón thêm các loại phân bón lá, cung cấp
thêm chất dinh dƣỡng cho cây. Phân bón lá là phân bón đƣợc phun lên lá và cây trồng


12

sẽ hấp thu phân bón qua lá thông qua hệ thống khí khổng và thấm qua lớp biểu bì nên
khả năng hấp thụ dinh dƣỡng qua lá đạt khá cao, có thể đạt trên 90%.
Nhiều trƣờng hợp trong đất thiếu các chất Cu, Zn, Fe, Mn, Bo, Mo. Những
chất vi lƣợng này thƣờng chứa đầy đủ trong các loại phân hữu cơ, vì vậy nếu bón đủ
phân hữu cơ thì thƣờng không cần phải bón thêm phân vi lƣợng. Nhƣng trong thực tế,
hiện tƣợng cây thiếu chất vi lƣợng vẫn xảy ra do trong đất quá nghèo hoặc không bón
đủ phân hữu cơ nên vẫn phải bón bổ sung chất vi lƣợng.
Trong trồng trọt, việc sử dụng phân bón qua lá đã trở thành phổ biến và có tác
dụng rất lớn đối với sự sinh trƣởng – phát triển của cây. Trong trƣờng hợp cây có biểu
hiện sinh trƣởng kém do thiếu chất vi lƣợng hoặc ở những giai đoạn phát triển mà nhu
cầu các chất vi lƣợng nhiều thì việc phun phân bón qua lá có tác dụng nhƣ một chất
kích thích sinh trƣởng.
Tuy vậy, về cơ chế thì tác dụng kích thích của phân bón lá khác với các chất
điều hòa sinh trƣởng. Tác dụng của phân bón lá là cung cấp chất dinh dƣỡng cho các
quá trình sống tiến hành tốt hơn, còn chất điều hòa sinh trƣởng giữ vai trò điều khiển
sự tiến triển và chuyển hóa các quá trình đó.

Do giữ vai trò là cung cấp chất dinh dƣỡng nên phạm vi sử dụng phân bón lá
nói chung rất rộng rãi, có thể sử dụng cho các loại cây và ở các giai đoạn phát triển của
cây. Có những giai đoạn cây cần tổng hợp nhiều chất dinh dƣỡng nhƣ giai đoạn nảy
chồi, phát triển thân, lá, nụ, hoa nếu đƣợc cung cấp thêm chất dinh dƣỡng trực tiếp qua
lá thì cây sẽ phát triển tốt hơn, hiệu quả của phân thể hiện rõ hơn.
2.5.3 Kỹ thuật trồng
2.5.3.a Kỹ thuật nhân giống
Cây giống cẩm chƣớng có thể trồng bằng hạt, cây nuôi cấy mô thực vật hay
cành giâm bằng chồi nách.
Phƣơng pháp trồng cẩm chƣớng từ hạt:
Trƣớc khi gieo hạt cẩm chƣớng cần đƣợc xử lý: ngâm nƣớc ấm từ 25 – 30 oC,
thời gian từ 3 – 6 giờ tùy theo thời tiết. Khử trùng vỏ hạt bằng KMnO4, nồng độ 0,3 %,
thời gian 2 giờ.


13

Gieo hạt xong rắc một lớp đất mỏng phủ lên bề mặt hạt.Giữ ẩm bằng cách phủ
một lớp rơm rạ trên mặt luống. Tƣới nhẹ, đủ ẩm, mỗi ngày tƣới từ 2 – 4 lần tùy thời
tiết. Sau 5 – 7 ngày hạt sẽ nảy mầm, bỏ lớp rơm rạ tƣới nhẹ đủ ẩm.
Sau 20 – 30 ngày có thể đem ra ruộng trồng.
Giá thành hạt giống rẻ, nhƣng giai đoạn cây con cây yếu, dễ bệnh, cần phải
chăm sóc kĩ, thời gian thu hoạch lâu.
Phƣơng pháp trồng cẩm chƣớng từ cây nuôi cấy mô:
Cây khỏe, sạch bệnh, đồng đều, nhƣng giá thành cây con cao, tùy theo yêu cầu,
thời gian thu hoạch mà ngƣời nông dân sẽ lựa chọn trồng bằng cây nuôi cấy mô.
Phƣơng pháp trồng cẩm chƣớng từ cành:
Chồi làm giống không quá già cũng không quá non, dài 8 – 10 cm sau khi cắt
tỉa, đƣợc xử lý thuốc kích thích ra rễ (NAA, IBA, IAA với nồng độ 1.000 ppm ngâm
từ 3 – 5 giây) hoặc đƣợc chấm vào thuốc kích thích dạng bột nhƣ: Rootone…

Sau khi xử lý, giâm vào trong vĩ xốp, giữ nơi râm mát và giữ ẩm thƣờng xuyên
ở 85 %, bằng cách phun sƣơng 2 – 3 lần/ngày, giá thể giâm tùy theo từng khu vực có
thể sử dụng đất mùn, mụn sơ dừa đã xử lý…
Cành giâm sau 25 – 35 ngày có thể nhổ đem trồng.
Giá thành vừa phải, dễ chăm sóc nhanh cho hoa, tuy nhiên, cũng cần phải chăm
sóc kĩ do cây dễ bị bệnh thối thân và rễ.
2.5.3.b Cách trồng và chăm sóc
Làm đất:
- Đất trồng cẩm chƣớng cần độ thông thoáng tốt, độ pH từ 6,5 – 7,2. Để đạt độ
pH trên cần bón vôi vùi trấu, rơm rạ, cỏ vào đất trƣớc khi trồng .
- Bón lót(tính cho 100m2): Phân bò hoai: 2 m3; Phân super lân (0 – 16 – 0 +
11S) 20 kg; Phân K2SO4 2 kg; Phân MgSO4 2 kg.
Kỹ thuật trồng
* Tiêu chuẩn cây con:
- Cây con phải có 4 – 6 cặp lá, có bộ rễ trắng, đều, kín bầu, cây không bị sâu
bệnh (nhất là bệnh do nấm Rhizoctonia).


14

* Cách trồng:
- Trồng với độ sâu 2/3 bầu.
- Khoảng cách: 20 x 16 cm
- Mật độ: 25 – 30 cây/m2 đối với hoa chùm
- Giử ẩm cho cây con: cây con khi đem ra ngoài trồng chƣa thích nghi điều kiện
bên ngoài, do đó cần tạo môi trƣờng ẩm để cây quen dần: độ ẩm đất 60 – 70 % độ ẩm
bảo hoà.
- Che lƣới: cần che lƣới để cây quen dần với điều kiện bên ngoài, dùng lƣới có
độ che sáng 50 %, sau khi ngắt ngọn thì giở lƣới hoàn toàn. Với những ngày âm u
không nên che lƣới để đảm bảo độ sáng cho cây.

- Tiến hành rải trấu kết hợp làm cỏ
* Ngắt ngọn:
- Khi cây đạt 8 – 10 cặp lá tiến hành ngắt ngọn, cây cao khoảng 8 – 10 cm.
- Trƣớc khi ngắt ngọn cần tiến hành tƣới đẫm cho cây, để hôm sau cây dòn, dễ
thực hiện, nên ngắt vào buổi sáng, ngƣng tƣới 1 ngày sau khi ngắt ngọn để lành vết
thƣơng. Phun các loại thuốc để ngừa bệnh.
- Thao tác: ngắt vuông góc với cặp lá ở vị trí ngắt chừa 5 – 6 cặp lá, vị trí bẻ
chừa lại 1/3 đốt thân.
- Sau khi ngắt 1 tuần, tiến hành ngắt lại những ngọn còn sót, những cây lúc
trƣớc chƣa đủ tiêu chuẩn để ngắt.
Chăm sóc
* Bón phân và tƣới nƣớc
- 30 NST tƣới phân nhỏ giọt 3 ngày/lần: pha bằng thùng sơn 20 lít
Thùng A
+ Cancinit: 120 g
+ Muti K: 60 g
+ Chelate Fe: 4 g/tháng
Thùng B
+ MAG: 21 g


15

+ MAP: 90 g
+ MKP: 42 g
+ Sunfat Magie: 21 g
+ Chelate Cu: 2 g/tháng
+ Chelate Zn: 2 g/tháng
+ Chelate Mn: 2 g/tháng
+ Chelate B: 4 g/tháng

- 60 NST tƣới phân nhỏ giọt 2 ngày/lần
- 104 NST tăng phân lên 20 % tƣới phân nhỏ giọt 2 ngày/lần
Thùng A
+ Cancinit: 145 g
+ Muti K: 70 g
+ Chelate Fe: 4 g/tháng
Thùng B
+ MAG: 25 g
+ MAP: 110 g
+ MKP: 48 g
+ Sunfat Magie: 25 g
+ Chelate Cu: 2 g/tháng
+ Chelate Zn: 2 g/tháng
+ Chelate Mn: 2 g/tháng
+ Chelate B: 4 g/tháng
- Lƣợng nƣớc trung bình: cho 100 m2
+ Mùa nắng: 400 l/ngày
+ Mùa mƣa: 200 l/ngày
* Thả lƣới:
- Tầng 1 cách mặt đất 20cm. Tầng 2: 40 cm. Tầng 3: 65 cm.


16

- Sau khi nâng lƣới tiến hành đóng thanh ngang để giữ lƣới cố định và làm căng
lƣới.
* Ngắt nụ:
- 104 NST tiến hành ngắt nụ giúp cây tập trung dinh dƣỡng nuôi các nụ bên.
Khi nụ chính lớn, tách ra khỏi các nụ bên có thể ngắt nụ.
* Ép vuốt, chỉnh cây:

- Thực hiện vào buổi chiều, nhằm chỉnh các cành bị vƣớng, mọc cong vào đúng
ô lƣới, ép các cành mọc chỉa ra ngoài vào đúng ô lƣới để thu đƣợc những cành thẳng
* Sâu bệnh phổ biến:
Giai đoạn cây con cây thƣờng bị bệnh thối thân và rễ, ngoài ra còn bệnh rỉ sắt.
Sâu hại chủ yếu là sâu đất ăn lá, ốc ăn nụ.
Thu hoạch
* Chất lƣợng hoa thu hoạch:
- Không thu hoa quá nở hoặc quá búp
- Với hoa chùm: chùm hoa có ít nhất 3 bông
- Khi cắt hoa, chiều cao tối thiểu đối với hoa chùm là 55 cm.
* Thao tác thu hoạch
- Cắt cành vụ 1 chừa lại 5 – 7 cặp lá, vết cắt thẳng góc với cây để tiết diện vết
cắt là nhỏ nhất. Không làm gãy cành lá, chồi trong khi cắt.
- Sau khi cắt, cành đƣợc gom lại 1 chỗ, để tập trung ở nơi thoáng mát có bóng
râm, không để dƣới ánh nắng. Phân loại và chở đi tiêu thụ.
2.6 Các loại phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm (theo các công ty sản xuất)
2.6.1 Phân bón lá Đầu Trâu 701 10 – 30 – 20
Là sản phẩm của công ty phân bón Bình Điền. Phân có dạng bột.
Thành phần: 10 % đạm (N); 30 % lân (P2O5); 20 % kali (K2O); 0,05 Mg; 0,05%
Ca; 0,03% B; 0,05% Zn; 0,05% Cu; 0,075% Fe; 0,05% Mn; 0,005% Mo; GA3, αNAA,
bNOA.
Công dụng:
- Kích thích phân hóa mầm hoa, giúp ra hoa sớm, ra nhiều hoa, hoa đẹp và lâu
tàn, hƣơng thơm.


×