Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ VIENTO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁNG TẠO BÌNH DƢƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

PHẠM VĂN HẬU

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
GHẾ VIENTO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SÁNG TẠO BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

PHẠM VĂN HẬU

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
GHẾ VIENTO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SÁNG TẠO BÌNH DƢƠNG

Nghành: Công Nghệ Chế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn :PGS.TS. PHẠM NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/ 2013
i


LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả ngày hôm nay và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
 Cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng cho con ăn học nên người.
 Ban giám hiệu cùng quý thầy cô trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận
tậm chỉ dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
 Ban Chủ Nhiệm khoa Lâm Nghiệp và quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã chỉ
dạy tôi trong suốt khóa học vừa qua.
 Thầy PGS. TS. Phạm Ngọc Nam – trưởng bộ môn Thiết Kế Đồ Gỗ Nội Thất –
người đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong suốt quá trình học
tập cũng như quá trình thực hiện đề tài.
 Cán bộ, nhân viên và toàn thể anh chị em công nhân công ty Cổ Phần Sáng
Tạo Bình Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
 Các bạn K35CBLS và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập vừa qua.

Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013
Sinh viên: Phạm Văn Hậu

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế Viento tại công ty cổ phần
Sáng Tạo Bình Dương” có thời gian thực hiện từ 01/03/2013 đến 30/06/2013. Đề tài
được thực hiện bằng phương pháp quan sát, theo dõi quá trình sản xuất trên từng khâu
công nghệ tại nhà máy với việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như thước dây, thước kẹp
để tiến hành đo kích thước và đồng hồ số để đếm thời gian. Kết hợp việc thu thập số
liệu bằng thực tế và nguồn cung cấp từ nhà máy, qua đó xử lý số liệu bằng phương
pháp thống kê, phần nềm Excel và các công thức toán học. Từ đó xác định được tỷ lệ
lợi dụng gỗ và tỷ lệ phế phẩm qua từng khâu công nghệ, hệ số sử dụng của một số máy
và giá thành của sản phẩm.
Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tạo phôi: 73,83%, công đoạn gia công sơ chế:
80,54%, công đoạn gia công tinh chế: 86,70% và tỷ lệ lợi dụng gỗ chung là 51,56%.
Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạntạo phôi và gia công sơ chế: 2,18%, công đoạngia
công tinh chế: 1,18%, công đoạn lắp rắp: 1,25% và công đoạntrang sức: 2,64%.
Hệ số sử dụng máy của một số máy như : máy cắt đứng (0,91), máy toupi (0,86)
và máy chà nhám thùng (0,88).
Giá thành của sản phẩm là 245.286 VNĐ.

iii


SUMMARY
Project"Survey of manufacturing process technology Viento chair in joint stock
companies Binh Duong Creation" is the time taken from 03/01/2013 to 06/30/2013.
Project was done by observation, monitoring the production process in each stage the
technology at the plant with the use of assistive devices such as a tapeline, caliper to
conduct size measure anddigital clock to count time. Combining the data collection in
fact and sources of supply from factory treatment data by using statistical methods,

software Excel and mathematical formulas.Thereby determining the rate of utilization
of timber and the percentage of wood waste products through each stage of the
technology, coefficients used by some machineand of the product price.
The percentage utilization rate of wood through creating embryos :73,83%,
preliminary processing:80,54%, refined processed: 86,70% and the percentage
utilization rate of wood : 51,56%.
The percentage of wood waste products through creating embryos and
preliminary processing : 2,18%, refined processed : 1,18%, assemble :1,2%, jewellery
surface: 2,64%.
Coefficients used by some machine :wood cutting machine (0,91), Toupi
machine (0,86) and sanding machine barrel (0,88 ).
Of the product price is 245.286 VNĐ.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................... ii
Tóm Tắt ................................................................................................................... iii
Mục Lục ................................................................................................................... v
Danh Sách Các Chữ Viết Tắt ................................................................................. viii
Danh Sách Các Bảng ............................................................................................... ix
Danh Sách Các Hình ................................................................................................. x
Chƣơng 1MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1
1.2 Mục đích và mục tiêu của đề tài ...................................................................... 2
1.2.1 Mục đích................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu.................................................................................................... 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 3
Chƣơng 2TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
2.1 Tình hình hoạt động của công ty ...................................................................... 4
2.1.1 Quá trình hình thành công ty ..................................................................... 4
2.1.2 Công tác tổ chức và quản lý của công ty ................................................... 6
2.2 Tình hình sản xuất tại công ty .......................................................................... 7
2.2.1Chủng loại nguyên liệu .............................................................................. 7
2.2.2 Sản phẩm .................................................................................................. 8
2.2.3 Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy .................................................... 9
Chƣơng 3NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 11
3.1 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 11
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 11
3.2.1 Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ ...................................................................... 11
3.2.2 Tính toán tỷ lệ phế phẩm ......................................................................... 12
3.2.3 Tính toán năng suất máy và hệ số sử dụng máy ....................................... 12
v


3.3 Giới thiệu và phân tích sản phẩm ................................................................... 13
3.3.1 Giới thiệu sản phẩm ................................................................................ 13
3.3.2 Phân tích sản phẩm ................................................................................. 14
Chƣơng 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 18
4.1 Quy trình công nghệ ...................................................................................... 18
4.1.1 Dây chuyền công nghệ ............................................................................ 18
4.1.2 Lưu trình công nghệ ................................................................................ 19
4.1.3 Dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất ...................................... 22
4.2 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ........................................................................................... 31
4.2.1 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tạo phôi ................................................... 32
4.2.2 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn gia công sơ chế ........................................ 33
4.2.3 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn gia công tinh chế ..................................... 34

4.2.4 Tỷlệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn ........................................................ 34
4.3 Tỷ lệ phế phẩm .............................................................................................. 35
4.3.1 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo phôi và gia công sơ chế ........................ 35
4.3.2 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn gia công tinh chế ........................................ 36
4.3.3 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn lắp ráp ........................................................ 37
4.3.4 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức .................................................... 37
4.3.5 Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn .......................................................... 38
4.4 Tính toán giá thành sản phẩm ........................................................................ 39
4.4.1 Giá nguyên liệu chính ............................................................................. 39
4.4.2 Giá lượng sơn dùng trong trang sức ........................................................ 39
4.4.3 Giá nguyên vật liệu phụ .......................................................................... 41
4.4.4 Giá chi phí phụ ....................................................................................... 41
4.5 Kết quả hệ số sử dụng máy ............................................................................ 42
4.6 Nhận xét ........................................................................................................ 43
4.6.1 Đánh giá dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất ........................ 45
4.6.2 Đánh giá công tác tổ chức sản xuất ......................................................... 45
4.6.3 Công tác vệ sinh môi trường , an toàn lao động ....................................... 46

vi


Chƣơng 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 47
5.1 Kết luận......................................................................................................... 47
5.2 Kiến nghị....................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 49
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 50

vii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- CNC

: Computer Numerical Control

- HĐQT

: Hội đồng quản trị

- STT

: Số thứ tự

- CN

: Công nhân

- MDF

: Medium Density Fiberboard

- CT/SP

: Số lượng chi tiết trên một sản phẩm

- SP

: Sản phẩm

- TNCSHCM


: Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

- HC - NS

: Hành chính – Nhân sự

- KD-XNK

: Kinh doanh – Xuất nhập khẩu

- pcs

: Đơn vị tính chỉ số lượng (chi tiết,thanh)

- SL

: Số lượng

- VNĐ

: Việt Nam Đồng

- NL

: Nguyên liệu

-UF

: Urê Formandehit


- PX

: Phân xưởng

- TB

: Trung bình

-N

: Nhiều

- EU (European Union)

: Liên minh các nước châu Âu

- NC

: Nitrocelluzo Cacquer

- PU

: Poly Urethane

- TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

- CT


: Chi tiết

-h

: Giờ

- VGT

: Ván ghép thanh

- CBLS

: Chế Biến Lâm Sản

- MST

: Công ty cổ phần Sáng Tạo Bình Dương
viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng máy móc thiết bị của nhà máy.................................................... 9
Bảng 3.1: Bảng liệt kê các chi tiết của sản phẩm ghế Viento. .................................. 14
Bảng 4.1: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tạo phôi. ....................................... 32
Bảng 4.2: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tạo phôi. .......................................... 32
Bảng 4.3: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn gia công sơ chế. .............................. 33
Bảng 4.4: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn gia công tinh chế. ............................ 34
Bảng 4.5: So sánh tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn. .......................................... 35

Bảng 4.6: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo phôi và gia công sơ chế. ....................... 35
Bảng 4.7: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn gia công tinh chế. ....................................... 36
Bảng 4.8: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn lắp ráp ....................................................... 37
Bảng 4.9: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức .................................................... 37
Bảng 4.10: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn........................................................ 38
Bảng 4.11: Giá nguyên liệu đầu vào ....................................................................... 39
Bảng 4.12: Giá trang sức bề mặt sơn của ghế Viento. ............................................. 40
Bảng 4.13: Giá phụ liệu của ghế Viento. ................................................................. 41
Bảng 4.14: Giá chi phí phụ của ghế Viento. ............................................................ 41
Bảng 4.15: Hệ số sử dụng máy một số thiết bị. ....................................................... 42
Bảng 4.16: Bảng đánh giá và phân tích rủi ro trong quá trình sản xuất ghế Viento. . 43

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bảng chỉ dẫn vào công ty. ............................................................................ 4
Hình 2.2: Hình ảnh của công ty. ................................................................................... 4
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty cổ phần Sáng Tạo Bình Dương. .............. 6
Hình 2.4: Bộ bàn và ghế ATom .................................................................................. 8
Hình 2.5: Tủ Paruma.................................................................................................... 8
Hình 2.6: Tủ Ford ....................................................................................................... 8
Hình 2.7: Bàn Face ...................................................................................................... 8
Hình 3.1: Hình ảnh sản phẩm ghế Viento. .................................................................. 13
Hình 3.2: Liên kết mộng âm dương có gia cố keo ...................................................... 15
Hình 3.3: Liên kết vis ................................................................................................ 15
Hình 3.4: Liên kết keo ............................................................................................... 16
Hình 3.5: Liên kết mộng ô van có gia cố keo ............................................................. 16
Hình 4.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty. ...................... 19

Hình 4.2: Sơ đồ lưu trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty. ........................... 20
Hình 4.3: Sơ đồ lắp ráp sản phẩm ghế Viento. ........................................................... 30
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn. ................................. 35
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn..................................... 38
Hình 4.6: Biểu đồ so sánh hệ số sử dụng máy một số thiết bị ..................................... 43

x


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay,theo đà phát triển của xã hội, cuộc sống của con người ngày càng được
cải thiện và nâng cao. Xu hướng thể hiện sự gần gũi hoà hợp với tự nhiên ngày càng
được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó việc lựa chọn các sản phẩm để phục vụ sinh
hoạt hàng ngày là vô cùng cần thiết. Vì thế, gỗ và các sản phẩm từ gỗ ngày càng được
ưu tiên trong sự lựa chọn của con người.
Nhu cầu tăng mạnh đã thúc đẩy sản xuất cũng tăng theo về số lượng cũng như
chất lượng. Nguồn khách hàng ngày càng mở rộng. Sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện
nay đã có mặtở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường chính là Mỹ, EU
và Nhật Bản.
Sự tăng trưởng trên là rất đáng mừng, tuy nhiên ngành chế biến gỗ đang đứng
trước thử thách lớn. Đó là nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được một phần,
còn lại hơn 80% gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu ở nước ngoài.Bên cạnh đó, nền kinh tế
thế giới hiện đang trong thời kỳ khủng hoảng và gặp không ít khó khăn.Nhiều công ty
gỗ trong nước đã và đang có nguy cơ không tìm được nguồn khách hàng để duy trì sản
xuất.Số lượng máy móc thiết bị một phần đã cũ và lỗi thời so với các nước lân cận như
Trung Quốc, Thái Lan vì thế rất khó cạnh tranh khi xuất khẩu những mặt hàng với
chất lượng cao.
Để khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi cần phải có thời gian lâu dài và chịu

nhiều thách thức. Trước tiên, cần có sự đầu tư của chính phủ về nhiều mặt,phải xây
dựng được nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất với quy mô
công nghiệp đồng thời vấn đề quan trọng là phải cải tiến quy trình sản xuất một cách
khoa học và đồng bộ để tránh tình trạng hao phí nguyên liệu. Vì vậy, phải có nhiều
hiệp hội chuyên về ngành gỗ được mở, máy móc thiết bị chế biến gỗ được cải thiện và
1


đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật với tay nghề cao và trình độ quản lý
tốt mới mong đưa ngành gỗ trở thành ngành chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam.
Được sự cho phép của khoa Lâm Nghiệp, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm
Ngọc Nam và sự đồng ý của công ty cổ phần Sáng Tạo Bình Dương, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế Viento tại công ty cổ
phần Sáng Tạo Bình Dương”.
1.2Mục đích và mụctiêu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Tiến hành “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế Viento tại công ty cổ phần
Sáng Tạo Bình Dương ” nhằm tìm hiểu quy trình sản xuất ở nhà máy. Phân tích tình
hình sản xuất thực tế, các biến động trong dây chuyền công nghệ từ đó tìm ra các ưu,
khuyết điểm cũng như sự sắp xếp bất hợp lý trong quá trình sản xuất qua đó đề xuất
các biện pháp khắc phục những khuyết điểm.Đồng thời, đánh giá toàn diện quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm ghế Viento nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất,
tiết kiệm nguyên vật liệu và điều chỉnh dây chuyền công nghệ phù hợp với nhu cầu sản
xuất ngày càng đa dạng của sản phẩm.
1.2.2Mục tiêu
Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế Viento tại công ty cổ phần
Sáng Tạo Bình Dương ” nhằm đạt các mục tiêu:
- Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ phế phẩm ở các khâu công nghệ trong quá
trình sản xuất và nguyên nhân gây ra các dạng khuyết tật nhằm tìm cách khắc phục.
- Tính toán giá thành sản phẩm.

- Tính toán hệ số sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất
của nhà máy.
- Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng khâu công nghệ.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục sao cho phù hợp với tình hình sản xuất thực
tế của nhà máy.

2


1.3Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Khi nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng hạn chế thì vấn đề đặt ra cho các doanh
nghiệp sản xuất đồ gỗ, là phải làm như thế nào để có thể tiết kiệm được nguyên liệu
mà vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Việc tìm hiểu và đánh giá quy trình sản xuất tại công ty cổ phần Sáng Tạo Bình
Dương giúp chúng ta nắm vững các khâu công nghệ và cách bố trí dây chuyền sản
xuất cũng như một số bất cập còn tồn tại ở công ty.Từ đó làm cơ sở để xây dựng một
quy trình công nghệ sản xuất hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả sản xuất.

3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình hoạt động của công ty
2.1.1 Quá trình hình thành công ty
Công ty cổ phần Sáng Tạo Bình Dương là một công ty cổ phần được cấp giấy
phép và đi vào hoạt động ngày 10/5/2008.Vốn điều lệ 28 tỉ VNĐ.

Hình 2.1: Bảng chỉ dẫn vào công ty.


Hình 2.2: Hình ảnh của công ty.
4


Công ty đã được cổ phần hóa vào năm 2009, đến đầu năm 2010 có vốn đầu tư là
30 tỷ VNĐ và đến cuối năm 2012 vốn đầu tư là 45 tỷ VNĐ. Công ty bao gồm một
phân xưởng xẻ - tẩm - sấy, một phân xưởng ván ghép thanh và một phân xưởng mộc
và hiện nay đang xây dựng thêm một phân xưởng mộc, với tổng diện tích của công ty
là 8,5 ha.
-

Tên viết tắt là: MST.

-

Trụ sở đặt tại : ẤP 3, xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

-

Điện thoại liên lạc: 0650 3568082

-

Email:

-

Mã số thuế : 3700829937

-


Giấy phép kinh doanh: 3700829937

Fax : 0650 3568090

Công ty cách quốc lộ 13 khoảng 5km, thuộc xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát,
tỉnh Bình Dương, đây là một tỉnh có nền công nghiệp phát triển cao các ngành mũi
nhọn như điện tử, giải khát, da giày, và công nghiệp chế biến gỗ.
Công ty có một vị trí thuận lợi về giao thông và nguồn nhân lực, nằm trong tam
giác phát triển công nghiệp : TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương và thuộc
huyện có nền công nghiệp đang phát triển bậc nhất của tỉnh Bình Dương nên rất thuận
tiện về giao thông vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa. Sản phẩm của công ty là cưa
xẻ theo đơn đặt hàng, ván ghép thanh và sản xuất các sản phẩm mộc theo đơn đặt hàng
của Nhật.
 Các mốc thời gian của công ty :
-

Ngày 21/02/2008 được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

-

Ngày 10/05/2008 chính thức đi vào hoạt động, khai trương xưởng cưa xẻ và
tẩm - sấy.

-

Ngày 15/09/2008 khai trương xưởng ghép thanh.

-


Ngày 10/03/2012 khai trương xưởng mộc.

-

Dự kiến đến cuối năm2013 khai trương xưởng mộc 2.

Cho đến nay công ty đã có hơn 550 cán bộ công nhân viên.

5


2.1.2 Công tác tổ chức và quản lý của công ty
 Sơ đồ tổ chức quản lý công ty :
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÔNG TY

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG
TY

PHÒNG TỔ
CHỨC-HC-NS

Phân xưởng
xẻ - tẩm sấy

PHÒNG KẾ
HOẠCH - SẢN
XUẤT-KD-XNK

PHÒNG KỸ

THUẬT-CHẤT
LƯỢNG

Phân
xưởng ván
ghép thanh

PHÒNG TÀI
CHÍNH-KẾ
TOÁN

Phân
xưởng
mộc

Hình 2.3:Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty cổ phần Sáng Tạo Bình Dương.
 Tổ chức: Hội đồng quản trị công ty:
-

Chủ tịch HĐQT: ThS. Nguyễn Văn Nghệ

-

Phó chủ tịch HĐQT: Hà Thanh Sơn

-

Tổng giám đốc: Nguyễn Tấn Tài

-


Phó tổng giám đốc: Phan Văn Vân và Nguyễn Văn Dương

-

Giám đốc kỹ thuật: Nguyễn Kim Tài

-

Giám đốc sản xuất: Nguyễn Văn Phước

-

Giám đốc kế hoạch: Trịnh Minh Trí

-

Giám đốc tài chính: Huỳnh Văn Lành
Quy mô công ty: tổng diện tích 8,5 ha, hiện đang sử dụng 4 ha. Số lượng cán bộ

công nhân viên: 550 người trong đó 150 người làm theo thời vụ.
Công ty có chi bộ Đảng 14 Đảng viên, bí thư Võ Đăng Bình.
Chi đoàn TNCSHCM 42 Đoàn Viên, Bí thư Nguyễn Văn Thắng (đội trưởng đội
bảo vệ).
6


Công đoàn cơ sở: 52 công đoàn viên. Chủ tịch công đoàn: Nguyễn Văn Phước.
Công suất cưa xẻ: P max= 28000 m3/năm.
Công suất ván ghép thanh: P max = 2160 m3/năm .

Công suất xưởng mộc: 12 container/tháng.
 Phƣơng hƣớng hoạt động trong những nămtới
- Không ngừng củng cố và phát triển thương hiệu và tiếp tục nâng cao vị trí trong
lĩnh vực chế biến gỗ.
- Đảm bảo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hầu hết các sản phẩm của công ty ở thị
trường quốc tế và trong nước trên cơ sở ổn định chất lượng hạ giá thành sản phẩm, giữ
vững thị trường và khách hàng truyền thống là Nhật và Châu Âu và tiếp tục mở rộng
thêm thị trường một số nước khác.
- Phát triển thị trường trong nước về đồ gỗ cho tầng lớp trung lưu và trang trí nội
thất cho các công trình có nhu cầu về kỹ thuật và đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
- Phát triển về ưu thế công nghệ, quản lý, xây dựng hệ thống vệ tinh cung cấp bán
thành phẩm để tăng doanh thu và giảm chi phí giá thành sản phẩm.
- Từng bước mua lại các nhà máy, xí nghiệp chế biến gỗ vừa và nhỏ để mở rộng sản
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa và xuất khẩu.
-Thực hiện liên kết với một vài công ty cùng ngành nghề hoạt động để hợp tác sản
xuất kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của các khách hàng lớn, đa dạng về sản phẩm mà
công ty chưa đáp ứng.
2.2 Tình hình sản xuất tại công ty
2.2.1 Chủng loại nguyên liệu
Nhà máy sử dụng hai loại nguyên liệu chính là gỗ tự nhiên và ván nhân tạo.
- Gỗ tự nhiên: chủ yếu là gỗ cao su, một số loại gỗ khác như thông,....Gỗ cao su
được công ty mua tại lô, gỗ thông được đặt mua theo quy cách.
- Ván nhân tạo gồm: Ván MDF, ván lạng được mua từ các công ty bên ngoài.
- Nguồn nguyên liệu để sản xuất ghế Viento chủ yếu là gỗ cao su,bên cạnh đó mặt
ghế làm bằng ván ép có bọc nệm da. Các chi tiết được làm từ ván ghép thanh và
phách gỗ cao su ( phụ lục 1).

7



2.2.2 Sản phẩm
Hiện tại nhà máy đang sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau trong đó chủ yếu
là bàn, ghế, tủ. Phần lớn các sản phẩm xuất sang Nhật, vì vậy chất lượng sản phẩm
luôn được quan tâm hàng đầu. Với các sản phẩm như bàn, ghế, tủ, ... đáp ứng đầy đủ
các tiêu chí về chất lượng, trong đó nổi bật là kiểu dáng sang trọng, phong phú. Dưới
đây là một số sản phẩm của công ty hiện đang sản xuất :

Hình 2.4: Bộ bàn và ghế ATom

Hình 2.6: Tủ Ford

Hình 2.5: Tủ Paruma

Hình 2.7: Bàn Face

8


2.2.3 Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy
Hiện nay, tại nhà máy có trên 110 máy móc các loại. Tình trạng máy móc thiết bị
của công ty đa số đã sử dụng từ năm 2008 cho tới nay nên nguồn gốc cũng như hãng
sản xuất đa phần đã bị bong tróc chính vì vậy mà chỉ thống kê được các máy trong
phân xưởng. Nhà máy hiện nay có 3 phân xưởng là : phân xưởng xẻ - tẩm – sấy, phân
xưởng ghép thanh, phân xưởng mộc.
Bảng 2.1: Số lượng máy móc thiết bị của nhà máy.
STT TÊN MÁY

SỐ LƯỢNG

XUẤT XỨ


TÌNH TRẠNG
MÁY(%)

1

Máy cắt

20

Việt Nam

80

2

Máy lọng

3

Việt Nam

75

3

Cưa vòng đứng

12


Việt Nam

80

4

Cưa vòng nằm

10

Đài Loan

80

5

Máy cắt

7

Đài loan

85

6

Máy bào 4 mặt

5


Đài Loan

75

7

Máy ghép dọc

2

Đài Loan

75

8

Máy bào cạnh

2

Việt Nam

80

9

Máy ghép ngang

2


Việt Nam

75

10

Máy chà nhám thùng

2

Đài Loan

80

12

Máy bào thẩm

1

Đài Loan

75

13

Máy cắt ngang

1


Đài Loan

80

14

Máy cắt đứng

2

Việt Nam

85

15

Máy rong cạnh

2

Việt Nam

80

16

Máy dán viền nhựa

2


Việt Nam

75

18

Máy toupi 1 trục

1

Việt Nam

80

19

Máy toupic đôi

1

Việt Nam

75

20

Máy CNC

2


Nhật

75

21

Máy mộng dương

1

Đài Loan

80

22

Máy mộng âm

1

Đài Loan

80

23

Máy khoan đứng

3


Đài Loan

80

9


24

Máy khoan nằm ngang

3

Đài Loan

80

25

Máy NC

1

Nhật

75

26

Máy toupi tự động LH40


1

Nhật

85

28

Máy cảo thủy lực

4

Nhật

80

29

Bàn cảo hơi

2

Đài Loan

75

30

Máy


1

Đài Loan

75

chà

nhám

trục

mouse
31

Máy chà nhám trục đứng

1

Đài Loan

70

32

Máy chà nhám xoay

1


Đài Loan

70

34

Máy chà nhám liver

1

Việt Nam

75

35

Máy cắt đố

2

Việt Nam

70

36

Máy cắt ngang

3


Đài loan

75

37

Máy router

2

Nhật

80

38

Máy tiện

1

Đài Loan

75

39

Máy bàn ép

5


Đài Loan

80

40

Máy ép thủy lực

2

Đài Loan

80

10


Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ghế Viento.
- Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn.
- Tính toán tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn.
- Tính toán giá thành sản phẩm.
- Xác định tỷ lệ các dạng khuyết tật trong quá trình sản xuất.
- Phân tích đánh giá kết quả, đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm hoàn
thiện quy trình sản xuất sản phẩm ghế Viento.
3.2Phƣơng pháp nghiên cứu
Tiến hành thu thập số liệu thực tế bằng cách quan sát, đo đếm với các công cụ hỗ
trợ như: thước kẹp, thước dây, đồng hồ số. Xử lí số liệu bằng các phần mềm thống kê,

excel và các phương pháp toán học khác.
3.2.1 Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ
Để xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn, đề tài đã tiến hành ước lượng
bài toán trung bình đám đông, đo đếm các kích thước sau đó lấy trị số trung bình.Các
giá trị trung bình được tính bằng phần mềm excel. Sau khi tính được giá trị trung bình
của các chi tiết qua các công đoạn, tiến hành tính thể tích của các chi tiết :
Vi = a * b * c ( mm3)

(3.1)

Trong đó:Vi: thể tích trung bình của từng chi tiết (mm3).
a: chiều dày (mm).
b: chiều rộng (mm).
c: chiều dài (mm).
Thể tích của toàn bộ sản phẩm:
V = ∑Vi (mm3)
Tỷ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau :
11

(3.2)


K = Vs / Vt * 100 (%)

(3.3)

Trong đó:K : tỷ lệ lợi dụng gỗ.
Vs: thể tích gỗ sau khi gia công (mm3).
Vt: thể tích gỗ trước khi gia công (mm3).
Vs,Vt: được tính theo giá trị trung bình.

Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ của quá trình sản xuất:
K = k1 * k2 * k3…kn * 100 (%)

(3.4)

Trong đó:Kn: tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn.
n: số công đoạn.
3.2.2 Tính toán tỷ lệ phế phẩm
Để xác định tỷ lệ phế phẩm qua các khâu công nghệ, đề tài áp dụng bài toán xác
xuất thống kê và tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên không hoàn lại. Chúng tôi tiến hành
khảo sát trên 100 mẫu sau đó tính tỷ lệ phế phẩm qua công thức:
P= n1/n2 * 100(%)

(3.5)

Trong đó:P: tỷ lệ phế phẩm
n1: số chi tiết hỏng.
n2: số chi tiết theo dõi.
3.2.3 Tính toán năng suất máy và hệ số sử dụng máy
Để tính toán năng suất máy và hệ số sử dụng máy cần tiến hành khảo sát thực tế,
đo thời gian khảo sát, thời gian tác nghiệp, từ đó tính toán được thời gian dừng máy.
Tính toán hệ số sử dụng máy :
Hệ số sử dụng máy K = T1 / T2

(3.6)

Trong đó:T1 : Thời gian tác nghiệp.
T2 :Thời gian khảo sát.
Tiến hành khảo sát các chi tiết qua các loại máy móc thiết bị quan trọng, ghi nhận
số liệu, dùng đồng hồ bấm thời gian số chi tiết được gia công trong một khoảng thời

gian nhất định, từ đó tính được năng suất chi tiết trung bình mà máy gia công được.

12


3.3 Giới thiệu và phân tích sản phẩm
3.3.1 Giới thiệu sản phẩm
Sản phẩm gỗ ngày nay rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, nguyên liệu. Mỗi sản
phẩm có hình dạng, kích thước khác nhau tùy theo phong tục tập quán ở từng nơi. Các
sản phẩm có kiểu dáng đơn giản, gọn nhẹ, dễ tháo lắp luôn được khách hàng nước
ngoài ưa chuộng. Do đó, nhà máy luôn cải tiến về mẫu mã, kích thước của sản phẩm
để phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, tôi chọn ghế Viento (xem hình 3.1) để
khảo sát.

8
4

1 : Chân trước

7 : Ke góc sau

2 : Kiềng hông dưới

8 : Kiềng hông

3 : Chân sau

9 : Ke góc trước

4 : Kiềng sau dưới


10 : Kiềng trước

5 : Song dựa
6 : Dựa ghế

Hình 3.1: Hình ảnh sản phẩm ghế Viento.
13


Bảng 3.1:Bảng liệt kê các chi tiếtcủa sản phẩm ghế Viento.
STT

Quy cách tinh (mm)

TÊN

CT/SP

Thể tích

Diện tích

(m3)

(m2)

CHI TIẾT

Dày


Rộng

Dài

1

Chân trước(T +P)

25

50

398

2

0,0010

0,1244

2

Kiềng hông dưới

10

25

372


2

0,0002

0,0531

3

Chân sau(T +P)

25

45

913

2

0,0021

0,2601

4

Kiềng sau dưới

25

60


308,5

1

0,0005

0,0554

5

Song dựa

10

16

481,3

10

0,0008

0,2535

6

Dựa ghế

20


70

347,5

1

0,0005

0,0654

7

Ke góc sau

20

45

100

2

0,0002

0,0296

8

Kiềng hông


20

50

374,5

2

0,0007

0,1087

9

Ke góc trước

20

45

80

2

0,0001

0,0244

10


Kiềng trước

20

50

398

1

0,0004

0,0577

0,0065

1,0325

0,0018

0,4057

Tổng cộng
11

Mặt ghế (ván ép)

9


440

443

1

3.3.2 Phân tích sản phẩm
3.3.2.1 Đặc điểm
Sản phẩm ghế Viento được làm theo đơn đặt hàng của Nhật rất thích hợp để
trong phòng khách, nhà ăn hoặc ngoài sân vườn có mái che.Ghế Viento được làm chủ
yếu bằng gỗ cao suvới màu sắc tự nhiên và có mặt ghế làm bằng ván ép, kiểu dáng đơn
giản, gọn nhẹ nên công nghệ chế tạo cũng đơn giản nhưng không mất đi sự hài hòa cân
đối đã nói lên được tính thời đại của sản phẩm làm tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
3.3.2.2 Hình dáng, kết cấu
Ghế Viento có kết cấu khá bền vững, thiết kế đơn giản độc đáo với những chi tiết
cong vừa phải không cầu kì mang nét độc đáo riêng.Đây là sản phẩm dễ dàng vận
chuyển và lắp ráp.Ghế được cấu tạo từ các chi tiết riêng lẻ, các chi tiết được liên kết
với nhau tạo thành các bộ phận và các bộ phận liên kết với nhau tạo thành sản phẩm
hoàn chỉnh nhờ các vật liệu liên kết. Các chi tiết đó cụ thể như sau: Chân trước, chân

14


×