Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NHÀ XÔNG HƠI SAUNA SIGNATURE CORNER TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

TRẦN HOÀNG MINH

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
NHÀ XÔNG HƠI SAUNA SIGNATURE CORNER
TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

TRẦN HOÀNG MINH

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
NHÀ XÔNG HƠI SAUNA SIGNATURE CORNER
TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

Ngành: Chế biến lâm sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: PGS.TS ĐẶNG ĐÌNH BÔI

Thành phồ Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


LỜI CẢM ƠN
Trongsuốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi luôn nhận được
sự dạy bảo của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Nhân dịp
này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu và toàn thể thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp và bộ môn Chế Biến Lâm Sản đã
tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt khóa học.
- Xin gởi lời cảm ơn đến Thầy Hoàng Văn Hòa đã giới thiệu để tôi có điều
kiện được thực tập tại Công ty TNHH Minh Phát 2.
- Xin cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Minh
Phát 2, đặc biệt là anh Lê Văn Thảo đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập tại Công ty.
- Xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Đặng Đình Bôi đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
- Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn lớp chế biến lâm sản
khóa 35 đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian
thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
Trần Hoàng Minh

i


TÓM TẮT

Đề tài “Kháo sát quy trình công nghệ sản xất sản phẩm nhà xông hơi Sauna
Signature Corner” đã đươc tiến hành tại phân xưởng 2 của Công ty TNHH Minh
Phát 2, trong thời gian từ 11/03/2013 đến 31/05/2013.
Nội dung đề tài tập trung vào quy trình công nghệ sản xuất ở phâm xưởng 2
của Công ty, tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ khuyết tật, năng suất một số máy trong
dây chuyền. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, góp phần
nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cho Công ty.
Quy trình sản xuất tại nhà máy bao gồm các công đoạn sau: lựa chọn nguyên
liệu và pha phôi, sơ chế, tinh chế, lắp ráp, trang sức và đóng gói. Nguyên liệu chính
sản xuất sản phẩm là gỗ Cotton với ẩm độ cho phép là 8 – 12%, ngoài ra còn có gỗ
Tràm, gỗ Điều và ván ép. Sản phẩm khảo sát là Nhà xông hơi Sauna Signature
Corner với kích thước bao là 1710×1710×1950 mm, sản phẩm có thể tháo lắp
được. Kết quả thu được như sau:
Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công là 43,84%.
Tỷ lệ khuyết tật:
- Ở công đoạn pha phôi: 6,67%.
- Ở công đoạn sơ chế: 5,42%.
- Ở công đoạn tinh chế: 2,56%.
- Ở công đoạn trang sức bề mặt: 3,33%.
Năng suất thực tế của một số máy:
- Máy cưa đĩa cắt ngắn: 1264 chi tiết/ca.
- Máy rong cạnh: 2170 chi tiết/ca.
- Máy bào cuốn: 3250 chi tiết/ca.
- Máy phay rãnh: 1514 chi tiết/ca.
- Máy khoan: 730 chi tiết/ca.
- Máy chà nhám thùng: 6770 chi tiết/ca.

ii



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
TÓM TẮT ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................... viii
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................... ix
Chƣơng 1:MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1
1.2.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 1
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 1
1.2.3 Ý nghĩa khoa học thực tiễn ....................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN................................................................................................ 3
2.1 Tổng quan ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam .................................................. 3
2.2 Một số nghiên cứu liên quan ........................................................................................ 4
2.3 Tổng quan về Công ty TNHH Minh Phát 2 .................................................................. 6
2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ......................................................... 6
2.3.2 Tình hình nhân sự, công tác tổ chức, quản lý của Công ty ......................................... 6
2.3.3 Tình hình sản xuất tại Công ty TNHH Minh Phát 2 ................................................... 8
2.3.3.1 Nguyên liệu sản xuất và chủng loại sản phẩm ........................................................ 8
2.3.3.2 Tình hình về phân xưởng sản xuất Nhà xông hơi Sauna Signature Corner tại Công
ty TNHH Minh Phát 2 ....................................................................................................... 8
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 10
3.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 10
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 10
3.2.1 Phương pháp phân tích sản phẩm và tìm hiểu quy trình sản xuất ............................. 10

3.2.3 Phương pháp xác định và tính tỷ lệ các dạng khuyết tật của chi tiết ......................... 11

iii


3.2.4 Phương pháp xác định độ tin cậy cần thiết trong việc lấy mẫu khảo sát ................... 12
3.2.5 Phương pháp xác định hệ số sử dụng máy ............................................................... 12
3.2.6 Phương pháp xác định năng suất thiết bị ................................................................. 13
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 14
4.1 Giới thiệu sản phẩm Nhà xông hơi Sauna Signature Corner ....................................... 14
4.1.1 Hình dáng đặc điểm và chức năng sản phẩm ........................................................... 14
4.1.2 Các dạng liên kết của sản phẩm ............................................................................. 19
4.2 Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất Nhà xông hơi Sauna Signature Corner ........... 21
4.2.1 Các yêu cầu về nguyên liệu ..................................................................................... 22
4.2.2 Dây chuyền công nghệ sản xuất .............................................................................. 22
4.2.3 Công nghệ sản xuất trên các máy móc, thiết bị ........................................................ 23
4.2.3.1 Công nghệ trên công đoạn pha phôi ..................................................................... 23
4.2.3.2 Công nghệ trên công đoạn gia công sơ chế ........................................................... 27
4.2.3.3 Công nghệ trên công đoạn gia công tinh chế ........................................................ 28
4.2.3.4 Công nghệ trên công đoạn lắp ráp ........................................................................ 30
4.2.3.5 Công nghệ trên công đoạn trang sức bề mặt ......................................................... 30
4.2.3.6 Công nghệ trên khâu hoàn thiện, bao bì, đóng gói sản phẩm Nhà xông hơi Sauna
Signature Corner ............................................................................................................. 31
4.3 Kết quả tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công ................................. 31
4.3.1 Kích thước nguyên liệu ban đầu .............................................................................. 31
4.3.2 Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua công đoạn pha phôi ............................................................... 32
4.3.3 Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua công đoạn sơ chế .................................................................. 33
4.3.4 Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua công đoạn tinh chế ................................................................ 34
4.4 Tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn gia công .............................................................. 35
4.4.1 Tỷ lệ khuyết tật qua công đoạn pha phôi ................................................................. 35

4.4.2 Tỷ lệ khuyết tật qua công đoạn sơ chế ..................................................................... 36
4.4.3 Tỷ lệ khuyết tật qua công đoạn tinh chế .................................................................. 36
4.4.4 Tỷ lệ khuyết tật qua công đoạn trang sức bề mặt ..................................................... 37
4.5 Kết quả tính toán hệ số sử dụng máy.......................................................................... 39
4.5.1 Hệ số sử dụng máy cưa đĩa cắt ngắn ....................................................................... 39
4.5.2 Hệ số sử dụng máy ripsaw ...................................................................................... 40
4.5.3 Hệ số sử dụng máy bào cuốn .................................................................................. 40

iv


4.5.4 Hệ số sử dụng máy phay rãnh ................................................................................. 40
4.5.5 Hệ số sử dụng máy khoan ....................................................................................... 41
4.5.6 Hệ số sử dụng máy chà nhám thùng ........................................................................ 41
4.6 Kết quả tính toán năng suất thực tế của một số máy trong dây chuyền ....................... 42
4.6.1 Năng suất thực tế của máy cưa đĩa cắt ngắn ............................................................ 42
4.6.2 Năng suất thực tế của máy ripsaw ........................................................................... 42
4.6.3 Năng suất thực tế của máy bào cuốn ....................................................................... 43
4.6.4 Năng suất thực tế của máy phay rãnh ...................................................................... 43
4.6.5 Năng suất thực tế của máy khoan ............................................................................ 43
4.6.6 Năng suất thực tế của máy chà nhám thùng ............................................................. 44
4.7 Đánh giá chung.......................................................................................................... 44
4.7.1 Công tác tổ chức sản xuất ....................................................................................... 44
4.7.2 Dây chuyền công nghệ sản xuất .............................................................................. 45
4.7.3 Công tác vệ sinh, an toàn lao động .......................................................................... 45
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 46
5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 46
5.2 Kiến nghị................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 48
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 50


v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH – Trách nhiệm hữu hạn.
MDF – Medium destiny fiberboard.
STT – Số thứ tự.
QC – Quality Control.
Vp – Thể tích phôi trước sơ chế.
Vsc – Thể tích chi tiết sau sơ chế.
Vtc – Thể tích chi tiết sau tinh chế.

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Tình hình máy móc tại phân xưởng sản xuất sản phẩm Nhà xông hơi
Sauna Signature Corner. ........................................................................................ 9
Bảng 4.1: Bảng quy cách tinh chế sản phẩm Nhà xông hơi
Sauna Signature Corner ......................................................................................... 15
Bảng 4.2: Bảng quy cách vật tư lắp ráp của sản phẩm Nhà xông hơi
Sauna Signature Corner ......................................................................................... 21
Bảng 4.3: Kích thước nguyên liệu ban đầu ............................................................ 32
Bảng 4.4 :Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công ....................................... 34
Bảng 4.5 : Tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn gia công ........................................ 38

Bảng 4.6: Hệ số sử dụng máy cưa đĩa cắt ngắn ..................................................... 39
Bảng 4.7: Hệ số sử dụng máy ripsaw .................................................................... 40
Bảng 4.8: Hệ số sử dụng máy bào cuốn ................................................................ 40
Bảng 4.9: Hệ số sử dụng máy phay rãnh ............................................................... 41
Bảng 4.10: Hệ số sử dụng máy khoan ................................................................... 41
Bảng 4.11: Hệ số sử dụng máy chà nhám thùng .................................................... 41
Bảng 4.12: Năng suất thực tế của một số máy trong dây chuyền ........................... 44

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Minh Phát 2.................................. 8
Hình 4.1: Mẫu sản phẩm Nhà xông hơi Sauna Signature Corner ........................... 14
Hình 4.2: Liên kết mộng có gia cố keo ................................................................. 20
Hình 4.3: Liên kết đinh chữ U .............................................................................. 20
Hình 4.4: Liên kết đinh ......................................................................................... 20
Hình 4.5: Liên kết vis ........................................................................................... 20
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công ........................... 34
Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn gia công.............................. 38

viii


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi xã hội phát triển, cuộc sống con người được nâng cao và ngày

càng văn minh. Để đáp ứng cho cuộc sống tốt hơn, đầy đủ và tiện nghi hơn thì nhu
cầu về sử dụng hàng hóa cũng tăng lên một cách nhanh chóng, điều này đã thúc đẩy
nền công nghiệp sản xuất của các nước trên thế giới tăng trưởng một cách mạnh mẽ
để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người. Ngành chế biến gỗ cũng nằm trong sự
phát triển nhanh chóng đó của xã hội, các loại hình sản phẩm được chế biến từ gỗ
đang tăng nhanh về thị phần không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới, con người
đang có xu hướng thích sử dụng sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn
gốc từ tự nhiên. Chính vì vậy mà một lượng rất lớn gỗ tròn được đưa vào các nhà
máy chế biến gỗ để phục vụ cho nhu cầu của xã hội, tuy nhiên với tình hình đất
rừng không tăng mà lại còn giảm, nhu cầu đồ gỗ đang tăng nhanh, nạn phá rừng, …
thì nguồn nguyên liệu gỗ tròn không đủ để phục vụ cho ngành chế biến gỗ trong
hiện tại cũng như trong tương lai. Nhà nước ta đã có những chính sách, chủ trương
tăng cường công tác quản lý, phát triển trồng rừng để góp phần phát triển bền vững
ngành chế biến gỗ. Mặc dù trồng rừng mới đã góp phần vào cung cấp trữ lượng gỗ
thay cho gỗ rừng tự nhiên nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng gỗ hiện
nay. Vì thế việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nguyên liệu gỗ là một vấn đề cấp
thiết với mọi công ty sản xuất trong ngành chế biến gỗ.
Với thực trạng trên, được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp – Bộ môn Chế
Biến Lâm Sản và dưới sự hướng dẫn của Thầy Đặng Đình Bôi, cùng sự cho phép
của Ban lãnh đạo công ty TNHH Minh Phát 2, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất Nhà xông hơi Sauna Signature Corner tại
Công ty TNHH Minh Phát 2.
Vì thời gian khảo sát thực tế và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực
hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự giúp đỡ đóng góp
của quý Thầy Cô và các bạn.

ix


Chƣơng 1

MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, sự cạnh tranh của thị trường đồ gỗ ngày càng gay gắt và
quyết liệt. Các doanh nghiệp luôn tìm các biện pháp nhằm làm giảm giá thành sản
phẩm để đạt được lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất việc lựa
chọn nguyên liệu, thực hiện quy trình sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn, dây chuyền
công nghệ bố trí không hợp lý gây ra lãng phí nhiều về nguyên liệu cũng như sức
lao động của công nhân. Điều này đã làm giảm năng suất làm việc của nhà máy dẫn
đến hiệu quả kinh tế không cao.
Nhà xông hơi Sauna Signature Corner là mặt hàng mới, lần đầu tiên được
Công ty sản xuất nên chưa có nghiên cứu nào để khảo sát theo yêu cầu và đề ra các
biện pháp cải thiện. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Khảo sát quy
trình công nghệ sản xuất Nhà xông hơi Sauna Signature Corner tại Công ty
TNHH Minh Phát 2,nhằm tìm ra những ưu nhược điểm trong dây chuyền sản xuất,
giúp nhà máy đánh giá đúng hơn về dây chuyền sản xuất hiện tại. Từ đó đề xuất các
biện pháp khắc phục phù hợp hơn với tình hình sản xuất của nhà máy.
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất, đánh giá phân tích tình
hình thực tế, tìm ra được các ưu điểm cũng như nhược điểm trong quá trình sản xuất
để cải thiện tình hình sản xuất của nhà máy.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Nhà xông hơi Sauna Signature Corner.
 Tính tỷ lệ lợi dụng gỗ qua từng công đoạn của sản phẩm Nhà xông hơi Sauna
Signature Corner.

1


 Xác định tỷ lệ phế phẩm của từng công đoạn gia công sản phẩm Nhà xông

hơi Sauna Signature Corner.
 Tính toán hệ số sử dụng và năng suất các loại máy móc trong dây chuyền.
 Nhận xét, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của dây chuyền.
1.2.3 Ý nghĩa khoa học thực tiễn
Hiện nay tiết kiệm nguyên vật liệu và các chi phí trong sản xuất đang là vấn đề
có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà sản xuất. Và trong thời điểm khủng hoảng kinh
tế, vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh
nghiệp.
Đề tài phân tích những yếu tố trong quy trình sản xuất ảnh hưởng tới tỷ lệ lợi
dụng gỗ và áp dụng những công thức tính toán nhằm tìm ra những giải pháp tiết
kiệm nguyên liệu gỗ, tiết kiệm chi phí sản xuất. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham
khảo có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ.
Doanh nghiệp chế biến gỗ luôn mong muốn giảm chi phí sản xuất đến mức
thấp nhất cho một đơn vị sản phẩm và yêu cầu đặt ra là phải sử dụng hợp lý nguồn
nguyên liệu, tính toán sao cho tỷ lệ lợi dụng gỗ đạt được là cao nhất. Đây cũng
chính là vấn đề mà ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phải hướng tới. Đạt được
tỷ lệ lợi dụng gỗ cũng nhằm tăng cường hiệu quả và tính bền vững trong quản lý, sử
dụng nguồn nguyên liệu gỗ từ nguồn khai thác rừng bền vững trong nước.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài chỉ tiết hành nghiên cứu chủ yếu
quy trình sản xuất sản phẩm Nhà xông hơi Sauna Signature Corner ở các công đoạn
pha phôi, công đoạn sơ chế, công đoạn tinh chế, và công đoạn trang sức bề mặt của
sản phẩm.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Ngành công nghiệp chế biến gỗ của nước ta trong những năm qua liên tục phát
triển mạnh,xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong năm 2012 tiếp tục
thiết lập mức kỷ lục mới là khoảng 4,6 tỷ USD, vượt xa so với năm 2011 là trên 3,9
tỷ USD. Tính đến tháng 10/2012, Việt Nam đang đứng thứ sáu trên thế giới về xuất
khẩu đồ gỗ, đứng thứ hai ở châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á, các mặt
hàng đồ gỗ Việt Nam đã có mặt ở hơn 150 quốc gia, trong đó thị trường Mỹ, Châu
Âu, Nhật Bản chiếm tới hơn 70%. Tuy xuất khẩu được nhiều nhưng lợi nhuận của
ngành gỗ trong năm nay lại khá thấp, nhất là với các doanh nghiệp nội địa mà
nguyên nhân trước hết là do lãi suất vay ngân hàng trong năm qua vẫn quá cao,
khiến nhiều doanh nghiệp tuy có nhiều đơn hàng xuất khẩu nhưng chỉ hòa vốn hoặc
lời rất ít. Bên cạnh đó, việc vẫn còn phụ thuộc quá lớn vào nguồn gỗ nguyên liệu
nhập khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của ngành gỗ, bởi gỗ nhập khẩu
chiếm tới 37% giá thành sản phẩm gỗ. Năm 2013, giá gỗ nguyên liệu dự báo còn
tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc (nước sản xuất đồ gỗ lớn nhất thế
giới) tăng để đáp ứng việc tăng mạnh xây dựng nhà cửa trong khi đó nguồn cung gỗ
nguyên liệu trên thế giới lại đang giảm dần.
Theo số liệu thống kê của ngành Nông nghiệp, đến nay cả nước có gần 6.500
doanh nghiệp chế biến gỗ thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, trong đó tỷ lệ ngoài
quốc doanh chiếm hơn 95%. Đặc biệt, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chỉ chiếm khoảng 15% nhưng giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn
một nửa. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có đầu tư bài bản, chú
trọng chất lượng và có tính dài hơi. Các khâu trong chuỗi sản xuất đều được tự động

3


hóa từ đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng đã giúp họ hạ được giá thành, hoàn
thiện tốt về chất lượng. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp trong nước vẫn chưa
đạt đến trình độ này, hầu như việc phát triển thị trường là tự phát từ hướng các
doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở trong nước, đặc biệt ở những khu vực

làng nghề, người lao động hầu như không được đào tạo cơ bản mà chủ yếu làm việc
thủ công... chính điều này đã góp phần làm cho các sản phẩm cao cấp trong nước
khó khăn trong cạnh tranh về giá, chất lượng... và cũng là nguyên nhân khiến nhiều
doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận “phận” gia công cho doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
Khó khăn lớn nhất của ngành gỗ hiện nay là chưa giải quyết được tình trạng
thiếu nguyên liệu chuyên dụng phục vụ cho chế biến những sản phẩm đồ gỗ cao cấp
xuất khẩu. Hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp vẫn phụ thuộc không ít vào
nguồn nguyên liệu nước ngoài, làm cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bị
động, tính cạnh tranh chưa cao. Hiện mỗi năm, doanh nghiệp trong nước vẫn phải
nhập khẩu phần lớn nguyên liệu gỗ để chế biến sản phẩm giành cho phân khúc
trung – cao phục vụ những thị trường khó tính như: Nhật, Hoa Kỳ. Tăng trưởng của
ngành thời gian qua chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Nhưng hiện thị trường xuất khẩu
đang có nhiều khó khăn về chính sách, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
2.2 Một số nghiên cứu liên quan
Vấn đề khảo sát quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm trong khoảng
5 năm trở lại đây đã có nhiều nghiên cứu:
Phạm Thị Huyền khi khảo sát quy trình sản xuất giường Caravelle Bed tại
Công ty cổ phần Nam Việt (2008) tính được tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tạo phôi
là 62,2%, công đoạn sơ chế là 7,45%, công đoạn tinh chế là 91,14%. Nhà máy có
quy trình sản xuất tương đối hợp lý, tuy nhiên đôi khi vẫn còn xảy ra tình trạng
chồng chéo phôi, mất cân bằng trong quá trình sản xuất. Sản phẩm giường
Caravelle Bed có màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã tạo cảm giác tươi vui nhưng cũng
rất ấm áp, kết cấu đơn giản nhưng chắc chắn, thuận tiện khi di chuyển.

4


Với đề tài khảo sát quy trình công nghệ sản xuất tủ Armoire tại Công ty
TNHH Latitude Tree Việt Nam (2008), nguyên liệu chủ yếu là gỗ Poplar, Cao su,

ván MDF và một phần nhỏ là ván dán của Võ Hữu Hiệp cho thấy đảm bảo về số
lượng nhưng còn nhiều phế phẩm với tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công
lên tới 14,79%. Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn pha phôi là 80,36% đối với gỗ và đối
với ván là 86,68%, công đoạn sơ chế là 89,97%, công đoạn tinh chế là 95,76%. Sản
phẩm có mẫu mã đẹp, chức năng đa dạng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
Mỹ và có giá thành hết sức hợp lý là 85 USD.
Năm 2010, tại Công ty TNHH Minh Phát 2, Lê Cao Sang cũng đã từng thực
hiện đề tài khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế Jordan 30’ Allwood Stool đạt
được tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn pha phôi là 69,97%, công đoạn sơ chế là
84,39%, ở công đoạn tinh chế là 97,5%, và tỷ lệ lợi dụng gỗ của cả quá trình sản
xuất là 57,58%. Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất ghế là gỗ Cao su và ván ép
uốn cong. Sản phẩm có mẫu mã đẹp, chức năng đa dạng, dây chuyền công nghệ ở
Công ty phù hợp với tình hình máy móc thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân.
Năm 2011, qua quá trình thực hiện đề tài khảo sát quy trình công nghệ sản
xuất tủ Dresser tại Công ty cổ phần phát triển Sài Gòn, Huỳnh Thị Hoa đã có những
nhận xét như sau: Công ty cổ phần phát triển Sài Gòn là một Công ty có qui mô nhỏ
nhưng quy trình sản xuất tương đối khoa học, nguồn nguyên liệu nhập được kiểm
tra chặt chẽ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Sản phẩm được thiết kế đơn giản
nhưng đảm bảo được độ bền vững, độ an toàn và tính thẩm mỹ. Máy móc thiết bị bố
trí tương đối hợp lý, thuận lợi cho quá trình sản xuất. Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu thấp
17,36%, tỷ lệ khuyết tật ở khâu bào ghép là 18% và ở khâu định hình định vị là 6%.
Trần Văn Cường khi khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bàn Woody dining
table tại Công ty cổ phần kiến trúc và nội thất Nano (2012) với nguyên liệu chủ yếu
để sản xuất sản phẩm là gỗ Tràm bông vàng, ván MDF, ván ép cũng đã tính được tỷ
lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn pha phôi là 68,16%, ở công đoạn sơ chế là 78,92% và
công đoạn tinh chế là 88,08%. Toàn bộ sản phẩm có tỷ lệ khuyết tật là 6,69%,
khuyết tật xảy ra chủ yếu ở gỗ nguyên liệu. Nguyên liệu đầu vào có chất lượng chưa

5



đảm bảo, vẫn còn nhiều khuyết tật làm giảm tỷ lệ lợi dụng gỗ, ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm.
Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác cũng khảo sát dây chuyền sản xuất các
sản phẩm tại các công ty khác nhau, nhìn chung các nghiên cứu đã tính toán được tỷ
lệ phế phẩm, tỷ lệ lợi dụng gỗ, năng suất thiết bị, tìm hiểu được quy trình công nghệ
và tình hình nguyên liệu của doanh nghiệp. Đã đề xuất được một số biện pháp khắc
phục tình trạng bố trí và sử dụng máy móc, lao động bất hợp lý… Tuy nhiên khảo
sát vẫn còn tổng quát chưa đi vào cụ thể, các nhận xét còn thiếu thuyết phục, các
biện pháp khắc phục mang tính lý thuyết doanh nghiệp khó áp dụng vào thực tế.
2.3 Tổng quan về Công ty TNHH Minh Phát 2
2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Minh Phát 2 được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh số 4602000704 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp ngày
18/03/2003 với vốn điều lệ là 10.000.000.000 đồng. Mặt hàng sản xuất chủ lực của
Công ty là đồ gỗ nội thất xuất khẩu.
Mặc dù thời gian thành lập chỉ được hơn 10 năm nhưng Công ty đã và đang
không ngừng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhũng năm đầu
thành lập Công ty chỉ sản xuất bàn ghế xuất khấu sang Hàn Quốc, tuy nhiên do
cuộc khủng hoảng kinh tế keo dài đã ảnh hưởng tới sự phát triển của Công ty, quá
trình xuất khẩu còn gặp nhiều khó khán nên đơn đặt hàng cũng giảm dần. Ngoài ra
còn gặp khó khăn về nhiều mặt như: vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc trang
thiết bị....Phát hiện được những tồn tại đó,Công ty đã kịp thời thay đổi những dòng
sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời vẫn luôn tìm cách đặt
mối quan hệ với các khách hàng, tìmthêm những thị trường mới như Mỹ, Nhật... để
có được nhiêu đơn đặt hàng hơn, quá trình sản xuất được đều đặn, góp phần đem lại
lợi nhuận cho Công ty ngày một nhiều hơn.
Sơ đồ Công ty được thể hiện ở phụ lục 1.
2.3.2 Tình hình nhân sự, công tác tổ chức, quản lý của Công ty
Tổng số nhân sự của Công ty hiện nay là 950 người, trong đó có 850 công nhân


6


trực tiếp lao động sản xuất và 100 người làm việc trong khu vực văn phòng.
Mối quan hệ giữa các phòng ban:
 Ban giám đốc giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ Công ty, đồng thời chịu trách
nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của Công ty.
 Phòng nhân sự có nhiệm vụ quản lý tất cả số lượng lao động trong Công ty,
tuyển nhân viên mới, tính toán mức lao động và tiền lương cho nhân viên.
 Phòng kế hoạch – vật tư chịu trách nhiệm thu mua nguyên vật liệu, cung
câp nguyên liệu đảm bảo cho nhu cầu sản xuất của công ty theo đúng kế hoạch sản
xuất.
 Kế toán: kế toán trưởng tham mưu cho ban giám đốc về việc đánh giá các
hoạt động kinh tế tài chính, kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm tổ chức, điều
hành, giám sát toàn bộ hoạt động kế toán.
Và một số phòng ban khác có nhiêm vụ riêng của mình nhưng tất cả đều liên
hệ chặt chẽ với nhau.

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Minh Phát 2.

7


2.3.3 Tình hình sản xuất tại Công ty TNHH Minh Phát 2
2.3.3.1 Nguyên liệu sản xuất và chủng loại sản phẩm
 Nguyên liệu sản xuất:
Công ty đang sử dụng hai nguồn nguyên liệu chính là gỗ tự nhiên và các loại
ván nhân tạo. Gỗ tự nhiên bao gồm các loại gỗ như: Cao su, Cotton, Cedar, Tràm,
Điều…Tất cả các nguyên liệu gỗ tự nhiên đều được mua dưới dạng đã qua tẩm sấy

với độ ẩm từ 8 – 12% theo quy cách đặt trước với các nhà cung cấp. Ván nhân tạo
gồm có ván MDF, ván ép được nhập về Công ty dưới dạng tấm lớn có kích có
nhiều quy cách. Đối với các chi tiết có quy cách chiều dày lớn hơn Công ty tiến
hành dán ép các tấm nguyên liệu lại tạo thành nguyên liệu có chiều dày cần thiết.
 Chủng loại sản phẩm:
Những sản phẩm của Công ty hầu hết được làm theo yêu cầu của khách hàng,
các đối tác lớn nhất của Công ty là thị trường Mỹ, và một số thị trường ở Châu Á
như Hàn Quốc, Nhật Bản.Sản phẩm của Công tyđược làm từ nhiều nguồn nguyên
liệu khác nhau, chủ yếu là từ gỗ nhập khẩu, khá phong phú và đa dạng về mẫu mã,
màu sắc hài hòa, tạo cho người sử dụng cảm thấy thoải mái, dễ chịu.Kết cấu của
sản phẩm tuy đơn giản nhưng được khách hàng đánh giá và nhận xét là sản phẩm
có độ bền cơ học cao, vững chắc và khả năng chống chịu với sự thay đổi của môi
trường tốt. Có những sản phẩm mang tính công nghệ cao, thể hiện trình độ tay nghề
và năng lực của Công ty. Các sản phẩm của Công ty đang sản xuất được thể hiện ở
phụ lục 3.
2.3.3.2 Tình hình về phân xƣởng sản xuất Nhà xông hơi Sauna Signature
Corner tại Công ty TNHH Minh Phát 2
Công ty TNHH Minh Phát 2 hiện tại có 3 phân xưởng, trong đó sản phẩm Nhà
xông hơi Sauna Signature Corner được sản xuất chủ yếu tại xưởng 2 của Công ty.
Xưởng 2 có diện tích khoảng 6000 m2, với bước cột là 6m và chiều cao từ nền
đến nóc nhà là 12m. Cường độ ánh sáng đo được bằng máy đo Digital lux meter là
300lux. Sơ đồ mặt bằng xưởng 2 được trình bày ở phụ lục 2.

8


Số công nhân làm việc thường xuyên tại xưởng 2 là 80 người trong đó có 8 tổ
trưởng, một tháng xưởng có thể sản xuất được 120 sản phẩm Nhà xông hơi Sauna
Signature Corner.
Máy móc thiết bị của xưởng phần lớn được Công ty nhập từ Đài Loan và Nhật

Bản nên khá bền, hình dáng gọn nhẹ, làm việc hiệu quả cũng như độ chính xác gia
công cao. Tình hình máy móc tại phân xưởng sản xuất Nhà xông hơi Sauna
Signature Corner được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tình hình máy móc tại phân xưởng sản xuất
Nhà xông hơi Sauna Signature Corner
Stt

Tên thiết bị

Số

Công

lượng suất (KW)

Xuất xứ

Tình trạng
(%)

1

Máy cắt đơn

1

3,75

Nhật Bản


75

2

Máy bào cuốn

1

7,5

Đài Loan

60

3

Máy cưa lọng

2

3,75

Đài Loan

65

4

Máy Ripsaw


1

15

Đài Loan

60

5

Máy ghép thanh

1

3,75

Trung Quốc

65

6

Máy ghép tấm

1

7,5

Đài Loan


65

7

Máy finger

1

3,25

Nhật Bản

70

8

Máy cưa đĩa

3

3

Đài Loan

70

9

Máy khoan


3

3,725

Đài Loan

65

10 Máy phay mộng

1

3,725

Đài Loan

60

12 Bồn sơn tĩnh điện

2

2,25

Đài Loan

60

13 Máy chà nhám thùng


1

22,5

Đài Loan

60

14 Máy chà nhám băng nằm

2

2,25

Đài Loan

65

15 Máy cắt ván

1

10,25

Đài Loan

65

16 Máy ép nguội


1

1,5

Đài Loan

65

17 Máy phay rãnh

2

1,5

Đài Loan

60

9


Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sauna
Signature Corner tại công ty TNHH Minh Phát 2 để đạt được các mục tiêu đề ra, tôi
thực hiện các nội dung như sau:
- Vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất của Công ty.
- Khảo sát nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm.
- Khảo sát sản phẩm Sauna Signature Corner.

- Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm Sauna Signature Corner
tại công ty TNHH Minh Phát 2.
- Thu thập các bản vẽ chi tiết của sản phẩm và lưu trình sản xuất các chi tiết.
- Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ phế phẩm trong quá trình sản xuất.
- Tính toán hệ số sử dụng máy, năng suất một số máy trong dây chuyền.
- Phân tích đề xuất giải pháp công nghệ hợp lý nhằm nâng cao tỷ lệ lợi dụng
gỗ, giảm tỷ lệ phế phẩm, phát huy tối đa hiệu quả của dây chuyền.
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1 Phƣơng pháp phân tích sản phẩm và tìm hiểu quy trình sản xuất
Nội dung này được thực hiện bằng cách tiến hành quan sát, theo dõi quá trình
sản xuất các chi tiết của sản phẩm. Sử dụng các công cụ hỗ trợ như: thước dây,
thước kẹp, đồng hồ bấm giờ. Từ đó thu thập các số liệu, bản vẽ, lập lưu trình gia
công sản phẩm.
3.2.2 Phƣơng pháp tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ
Để xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn, bài toán ước lượng trung
bình đám đông được sử dụng, tiến hành khảo sát các kích thước sau đó lấy trị số

10


trung bình. Các giá trị trung bình được tính bằng số liệu Excel. Sau khi tính được
giá trị trung bình các chi tiết qua các công đoạn thì tiến hành tính thể tích của
chúng.
𝑉𝑖 = 𝑎 × 𝑏 × 𝑐

(3.1)

Trong đó: Vi : thể tích mỗi chi tiết (m3)
a : chiều dày của mỗi chi tiết (mm)
b : chiều rộng của mỗi chi tiết (mm)

c : chiều dài của mỗi chi tiết (mm)
Thể tích toàn sản phẩm:
𝑉=

𝑉𝑖

(3.2)

Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công:
𝐾 = 𝐾1 × 𝐾2 × 𝐾3 × … × 𝐾𝑛

(3.3)

Trong đó: K : tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn.
n : số công đoạn
Tỷ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau:
𝐾𝑖 =

𝑉𝑠𝑖
𝑉𝑡 𝑖

× 100%

(3.4)

Trong đó: 𝐾𝑖 : tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn i(%)
𝑉𝑠𝑖 : thể tích gỗ sau khi gia công ở công đoạn i(m3)
𝑉𝑡 𝑖 : thể tích gỗ trước khi gia công ở công đoạn i(m3)
3.2.3 Phƣơng pháp xác định và tính tỷ lệ các dạng khuyết tật của chi tiết
Căn cứ vào yêu cầu chất lượng của các chi tiết để xác định các dạng khuyến

tật. Từ đó tách và phân loại để xác định nguyên nhân.
Cách tính như sau:
𝑃=

𝑛 𝑘𝑡
𝑛 𝑘𝑠

× 100%

(3.5)

Trong đó: P : tỷ lệ khuyết tật gỗ khảo sát (%)
nkt : tổng số chi tiết có khuyết tật
ntd : tổng số chi tiết khảo sát.

11


3.2.4 Phƣơng pháp xác định độ tin cậy cần thiết trong việc lấy mẫu khảo sát
Phương pháp xác định độ tin cậy được thực hiện qua việc thu thập số liệu qua
thực tế sản xuất và tham khảo tài liệu liên quan. Phương pháp được xác định là
phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên (phương pháp xác suất thống kê) và việc xử lý số
liệu được thực hiện bằng phần mềm Excel.
Xác định tỷ lệ khuyết tật bằng cách chọn một lượng mẫu ngẫu nhiên có dung
lượng n đủ lớn. Theo dõi số chi tiết khuyết tật và tỷ lệ khuyết tật theo công thức
(3.5)
Tiến hành kiểm tra lại kết quả tính toán bằng cách áp dụng bài toán xác định
mẫu để đảm bảo độ tin cậy cần thiết.
Số chi tiết cần theo dõi là :
𝑛𝑘𝑠 ≥

Trong đó :

𝑡 2 ×𝑠 2

(3.6)

𝑒2

𝑛𝑘𝑠 : số chi tiết cần theo dõi
𝑒 : sai số tương đối
𝑡 : hệ số tin cậy 95% thì t = 1.96
𝑠 : phương sai mẫu, 𝑠 =

𝑝×𝑞 1/2
𝑛

,với 𝑞 = 1 − 𝑝

Với 𝑛𝑘𝑠 tính được, ta đem so sánh với n đã cho trước, nếu 𝑛𝑘𝑠 < n thì phép
tính đảm bảo độ tin cậy.
3.2.5 Phƣơng pháp xác định hệ số sử dụng máy
Trong quá trình khảo sát thực tế bằng cách áp dụng bài toán thống kê và tiến
hành đo thời gian (bằng cách sử dụng đồng hồ bấm giờ) để đo thời gian tác nghiệp
của người công nhân trên máy và thời gian người công nhân dừng máy không sản
xuất trong một ca sản xuất, từ đó tính toán được hệ số sử dụng máy trong thời gian
một ca sản xuất (8h) theo công thức sau:
𝐻=

T tác nghi ệp −T d ừng m áy
T tác nghi ệp


12

× 100 (%)

(3.7)


3.2.6 Phƣơng pháp xác định năng suất thiết bị
Để tính năng suất của thiết bị có thể dùng các công thức sau:
 Đối với các máy cưa đĩa cắt ngắn, ripsaw, khoan, công thức được sử dụng
là:
A=
Trong đó:

T×ηt
t c +t p

(chi tiết/ca)

(3.8)

T : thời gian trong 1 ca (480 phút).
ηt : hệ số sử dụng thời gian.
t c : thời gian chính để cắt ra một chi tiết (phút).
t p : thời gian phụ để cắt ra một chi tiết (phút).

 Đối với các máy bào cuốn, phay rãnh và chà nhám thùng, công thức được
sử dụng là:
A =

Trong đó :

T×u×n×t m ×t t
L×m

(chi tiết/ca) (3.9)

u : tốc độ đẩy gỗ (m/phút).
n : số phôi cùng một lần bào.
m : số lần thao tác.
L : chiều dài chi tiết bào.
t m , t t : hệ số sử dụng máy và thời gian.

13


Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Giới thiệu sản phẩm Nhà xông hơi Sauna Signature Corner
4.1.1 Hình dáng đặc điểm và chức năng sản phẩm
Sản phẩm Nhà xông hơi Sauna Signature Corner được Công ty sản xuất theo
đơn đặt hàng của khách hàng Sunlighten. Sản phẩm được thiết kế trang nhã, độc
đáo mang phong cách hiện đại, màu sắc ấm cúng phù hợp với mọi gia đình. Dùng
hơi nóng của tấm nhiệt, tăng nhiệt độ phòng dẫn đến toát mồ hôi cho người
xông,thư giãn giữa hơi nóng trong phòng xông hơi Sauna Signature Corner sẽ làm
quên đi bao âu lo của cuộc sống, tái tạo nguồn năng lượng mới cho cơ thể, giúp làm
việc năng suất cao, tinh thần sảng khoái hơn.

Hình 4.1: Mẫu sản phẩm Nhà xông hơi Sauna Signature Corner.


14


×