Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

SO SÁNH CÁC CHẾ ĐỘ CẠO KẾT HỢP CHẤT KÍCH THÍCH MỦ TRÊN MẶT CẠO BO2 DÕNG VÔ TÍNH CAO SU PB 235 TRÊN ĐẤT XÁM BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH CÁC CHẾ ĐỘ CẠO KẾT HỢP CHẤT KÍCH THÍCH
MỦ TRÊN MẶT CẠO BO-2 DÕNG VÔ TÍNH CAO SU PB 235
TRÊN ĐẤT XÁM BÌNH THUẬN

Sinh viên thực hiện: PHẠM SANG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2009 – 2013

Tháng 8/2013


i

SO SÁNH CÁC CHẾ ĐỘ CẠO KẾT HỢP CHẤT KÍCH THÍCH
MỦ TRÊN MẶT CẠO BO-2 DÕNG VÔ TÍNH CAO SU PB 235
TRÊN ĐẤT XÁM BÌNH THUẬN

Tác giả

PHẠM SANG

Khóa luận ngành Nông Học

Giáo viên hƣớng dẫn:
ThS. TRẦN VĂN LỢT
ThS. NGUYỄN NĂNG


KS. TRƢƠNG VĂN HẢI

Tháng 8 năm 2013


ii

LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm tạ:
Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
Khoa Nông Học và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập.
Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, Bộ môn Sinh Lý Khai Thác đã hỗ trợ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian thực tập.
Lời cảm ơn chân thành xin gởi đến:
ThS. Trần Văn Lợt đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
ThS. Nguyễn Năng, KS. Trƣơng Văn Hải, đã tận tình hƣớng dẫn trong thời
gian thực hiện đề tài tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, anh Nguyễn Nhân Ái và các anh chị kỹ thuật viên
Bộ môn Sinh Lý Khai Thác – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã giúp đỡ rất nhiều
trong thu thập và xử lý số liệu cho đề tài.
Cùng với:
Tình cảm tốt đẹp nhất xin gởi đến các bạn sinh viên lớp Nông Học 35, đã động
viên, giúp đỡ trong thời gian học tập cũng nhƣ thực hiện đề tài.
Lòng biết ơn vô vàn con xin kính dâng cha mẹ, ngƣời đã suốt đời nuôi dƣỡng,
hy sinh cho con đạt đƣợc thành quả ngày hôm nay.

Tháng 08 năm 2013
Ngƣời viết



iii

TÓM TẮT

Phạm Sang, Đại học Nông Lâm tp Hồ Chí Minh, Tháng 8/2013.
Đề tài “So sánh các chế độ cạo kết hợp chất kích thích mủ trên mặt cạo BO-2
dòng vô tính cao su PB 235 trên đất xám Bình Thuận”.
Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Trần Văn Lợt.
Đề tài đƣợc tiến hành tại lô 20-21, nông trƣờng Gia Huynh, thuộc Công ty
TNHH Một Thành Viên Cao Su Bình Thuận, thời gian thực hiện từ tháng 02/2013 đến
tháng 08/2013. Các chỉ tiêu theo dõi từ tháng 5 đến tháng 7/2013. Nội dung: gồm 5
nghiệm thức, 3 lần lặp lại, sử dụng hai chất kích thích mủ ET 2,5 % và Nutri – ET 2,5
% vào các chế độ cạo với tần số bôi từ 2 - 3 lần/3 tháng. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo
khối đầy đủ ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, 15 ô cơ sở, mỗi ô cơ sở là
một phần cạo.
Mục đích: So sánh ảnh hƣởng của các chế độ cạo kết hợp chất kích thích mủ trên
mặt cạo BO-2 đến sản lƣợng, tình trạng sinh lý mủ, khô miệng cạo trên dòng vô tính
PB 235 trên đất xám Bình Thuận.
Các chỉ tiêu theo dõi: Sản lƣợng, DRC, các thông số sinh lý mủ, khô mặt cạo,
lƣợng toán hiệu quả kinh tế của từng chế độ cạo.
Kết quả theo dõi cho thấy, các nghiệm thức có sản lƣợng ở mức bình thƣờng và
biến thiên giữa các nghiệm thức. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về sản lƣợng
giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên cũng ghi nhận rằng, ở nghiệm thức IV sử dụng chất
kích thích ET 2,5 % và nghiệm thức V sử dụng Nutri – ET 2,5 % bôi 3 lần/ 3 tháng
theo dõi thí nghiệm có hiệu quả kinh tế nhất với trung bình sản lƣợng g/c/c qua 3 tháng
thực hiện đề tài lần lƣợt đạt 32,1 g/c/c, 31,8 g/c/c dẫn đến thu nhập công nhân cạo cao
hơn so với các nghiệm thức còn lại.



iv

Hàm lƣợng cao su khô DRC của các nghiệm thức ở mức bình thƣờng và trung
bình DRC của ba tháng khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Các chỉ tiêu sinh lý ở mức bình thƣờng và chƣa thấy biến động giữa các lần
quan trắc trƣớc và sau kích thích.
Thời gian theo dõi thí nghiệm ngắn, kết quả quan trắc chƣa xuất hiện tƣợng khô
miệng cạo trên các cây theo dõi. Điều này có thể nói rằng chƣa có biểu hiện của sự
khai thác quá mức.
Các nghiệm thức sử dụng kích thích có tăng vanh trong thời gian theo dõi ở
mức thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng không sử dụng kích thích. Tuy nhiên, sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.


v

MỤC LỤC
Lời cảm tạ ..................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................ iii
Mục lục......................................................................................................................... v
Danh sách các bảng..................................................................................................... vii
Danh sách các hình .................................................................................................... viii
Danh sách chữ viết tắt .................................................................................................. ix
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu đề tài ....................................................................................................2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................................3
2.1 Tổng quan về cây cao su .....................................................................................................3
2.2 Sơ lƣợc về dòng vô tính PB 235 ......................................................................................7
2.3 Khô miệng cạo ở cao su ......................................................................................................8

2.4 Kích thích mủ ........................................................................................................................9
2.5 Tổng quan về các thông số sinh lý mủ ...........................................................................10
2.6 Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................................................13
2.7 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bình Thuận ...............................................................................14
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................16
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ......................................................................................16
3.2 Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................16
3.3 Chỉ tiêu quan trắc ...............................................................................................................19
3.4 Phƣơng pháp thu thập số liệu ...........................................................................................20


vi

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................ 25
4.1 Ảnh hƣởng của chất kích thích mủ trong các chế độ cạo ngửa đến sản lƣợng
(5/2012 – 6/2012).......................................................................................................................... 25
4.2 Ảnh hƣởng của các chất kích thich và số lần bôi đến năng suất cá thể g/c/c qua
năm 2012 và 3 tháng thí nghiệm (tháng 5, 6 và 7 ) ............................................................27
4.3 Ảnh hƣởng của chất kích thích đến diễn biến sản lƣợng cao su khô g/c/c qua
mƣời bảy nhát cạo đầu tiên .....................................................................................................27
4.4 Hàm lƣợng cao su khô DRC (%) ....................................................................................29
4.5 Ảnh hƣởng của việc sử dụng thuốc kích thích đến các thông số sinh lý mủ cao
su trên dòng vô tính PB235. ....................................................................................................30
4.4 Ảnh hƣởng của chế độ cạo nhịp độ thấp đến tăng vanh thân trên PB 255 ............35
4.6 Sơ bộ lƣợng toán hiệu quả kinh tế của các chế độ cạo ...............................................36
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................41


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 ảnh hƣởng của chất kích thích mủ trong nhịp độ cạo D/3 đến sản lƣợng trung
bình của 3 tháng thí nghiệm. ......................................................................................... 25
Bảng 4.2: Kết quả trung bình hàm lƣợng cao su khô (DRC%) qua các tháng từ 5/2013
– 7/2013......................................................................................................................... 29
Bảng 4.3 Kết quả phân tích hàm lƣợng đƣờng (Sucrose) ............................................. 31
Bảng 4.3 Kết quả phân tích Thiols (R-SH) .................................................................. 32
Bảng 4.4 Kết quả phân tích hàm lƣợng lân vô cơ (Pi) .................................................. 33
Bảng 4.5 Kết quả phân tích hàm lƣợng chất khô (TSC %) ........................................... 34
Bảng 4.6 Sinh trƣởng tăng vanh thân từ tháng 5/2013 đến tháng 27/2013..................... 36
Bảng 4.7 Sơ bộ lƣợng toán hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ........................................ 38


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Các nghiệm thức đƣợc bố trí ngoài lô ............................................................. 17
Hình 3.2 Phân tích mẫu DRC và thông số sinh lý .......................................................... 23
Hình 4.1 Đồ thị diễn biến năng suất g/c/c qua các nhát cạo .......................................... 28


ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cs

Cộng sự

d3, d4, d6


1 ngày cạo 2, 3, 5 ngày nghỉ

DRC

Hàm lƣợng cao su khô (Dry Rubber Content)

DVT

Dòng vô tính

Đc

Đối chứng

ET

Ethephon (acid 2 – chloroethyl phosphonic)

Nutri-ET

Chế phẩm kích thích mủ sinh học hoạt chất ethephon.

G/c/c

Gram/cây/lần cạo

Kg/pc/ngày

Kilogram/phần cạo/ngày


Pa

Bôi kích thích trên vỏ tái sinh sát với đƣờng miệng cạo (panel
application)

PC

Phần cạo

Pi

Lân vô cơ (Inorganic Phosphorus)

R – SH

Thiols

RRIC

Viện nghiên cứu cao su Sri Lanka (Rubber Institute of Ceylon).

S/4

Chiều dài miệng cạo 1/4 vòng xoắn ốc

Suc

Sucrose


TSC

Tổng hàm lƣợng chất khô (Total Solid Content)

TKT

Lấy mẫu sinh lý trƣớc khi bôi kích thích

SKT

Lấy mẫu sinh lý sau khi bôi kích thích


1

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ lƣu vực sông Amazon Nam Mỹ
đƣợc du nhập vào châu Á từ năm 1876 và trồng gần 11 triệu ha ở nhiều nƣớc, chủ yếu ở
các vùng nhiệt đới. Sau hơn 100 năm tồn tại và phát triển, từ những lợi ích thiết thực
năm 2008 cây cao su đã đƣợc công nhận là cây trồng đa mục đích. Cao su đã thực sự
trở thành một loại cây công nghiệp có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội
ở nƣớc ta, đóng góp một nguồn ngoại tệ rất lớn thông qua xuất khẩu nguyên liệu, tạo
công việc và nâng cao đời sống của hàng triệu ngƣời dân lao động, đồng thời góp phần
tích cực vào cải tạo môi trƣờng sinh thái. Công Ty TNHH Một Thành Viên Cao Su
Bình Thuận (Công ty) có vƣờn cây phân bổ trên địa bàn huyện Đức Linh và huyện
Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận, là Công ty cao su ở khu vực phía Nam Duyên Hải
Miền Trung. Tổng diện tích cao su là 4.410,94 ha, trong đó có 3.778,53 ha cao su kinh
doanh và 632,41 ha cao su KTCB và trồng mới – tái canh (Nguồn: Phòng QLKT Cty,

2011). Vƣờn cây cao su kinh doanh của Công ty chủ yếu là cây tơ tập trung nhiều vào
năm trồng 1997 đến 2002 (chiếm 92 %), các dòng vô tính (DVT) chiếm diện tích lớn
nhƣ: PB 235 (chiếm 20,5%) và một số DVT khác.
Với sự khác biệt với những vùng khác về khí hậu và đặc biệt là cơ cấu đất, đặc
thù là đất cát, thƣờng xuyên bị nghập úng cục bộ do vị trí địa lý nên đòi hỏi phải có
một thí nghiệm nghiên cứu kết hợp chế độ cạo và bôi chất kích thích thích hợp tại
vùng này để thu đƣợc hiệu quả cao hơn.
Với lý do nêu trên đề tài “So sánh các chế độ cạo kết hợp chất kích thích mủ
trên mặt cạo BO-2 dòng vô tính cao su PB 235 trên đất xám Bình Thuận” đƣợc tiến
hành nhằm mục đích đạt năng suất, sản lƣợng cao và ổn định lâu dài. Từ đó, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật của vƣờn cây cao su kinh doạnh tại Công ty.


2

1.2 Mục tiêu và yêu cầu đề tài
1.2.1 Mục tiêu
So sánh ảnh hƣởng các chế độ cạo kết hợp chất kích thích mủ trên mặt cạo BO-2
đến sản lƣợng, tình trạng sinh lý mủ, khô miệng cạo trên dòng vô tính PB 235 trên đất
xám Bình Thuận.
1.2.2 Yêu cầu đề tài
Theo dõi các chỉ tiêu về sản lƣợng, các thông số sinh lý, hàm lƣợng cao su khô,
khô mặt cạo.
Tham gia thực hiện quan trắc các chỉ tiêu trong thời gian thực hiện đề tài.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đề tài đƣợc giới hạn thực hiện từ tháng 2/2013 – 7/2013 trong việc theo dõi các
chỉ tiêu quan trắc trên nông trƣờng Gia Huynh của Cty TNHH MTV CS Bình Thuận.


3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây cao su
2.1.1 Nguồn gốc và Lịch sử phát triển
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) là cây công nghiệp lấy mủ thuộc họ
thầu dầu (Euphorbiaceae), có nguồn gốc từ lƣu vực sông Amazone (Nam Mỹ), có vĩ
độ từ 150 Nam đến 60 Bắc, và từ 460 đến 770 kinh tây. Đây là vùng có đầy đủ các điều
kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên thích hợp nhất cho cây cao su với lƣợng mƣa hàng
năm trên 2000 mm, nhiệt độ cao và đều quanh năm, có mùa khô hạn kéo dài 3 – 4
tháng, đất thuộc loại đất sét tƣơng đối giàu dinh dƣỡng, có độ pH từ 4,5 đến 5,5 và có
tầng đất canh tác sâu, thoát nƣớc trung bình (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
Cây cao su đƣợc tìm thấy sau cuộc thám hiểm của Christopher Columbus đến
Châu Mỹ năm 1492. Ngƣời ta cho rằng cao su là cây cho mủ tốt và đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất trong họ thầu dầu. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19, Brazil vẫn là nƣớc độc
quyền cung cấp mủ cao su thiên nhiên trên thế giới từ những vƣờn cây hoang dại trong
rừng. Về sau khi nhu cầu của ngƣời sử dụng ngày càng tăng cùng với việc nhận thấy
các điều kiện tự nhiên và khí hậu ở Châu Á, đặc biệt là các nƣớc trong khu vực Đông
Nam Á rất thích hợp cho sự phát triển của cây cao su nên vào năm 1876 cây cao su đã
du nhập vào Châu Á và trồng gần 11 triệu ha ở nhiều nƣớc.
Cây cao su đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam do Pierre đƣa vào trồng tại vƣờn Bách
Thảo Sài Gòn năm 1878 nhƣng không sống đƣợc cây nào. Năm 1897, ông Edovard
Raoul, một dƣợc sĩ hải quân ngƣời pháp du nhập một lƣợng lớn hạt giống cao su (hevea
brasiliensis) từ vƣờn thực nghiệm Buitenzoorg (java) Indonesia vào Việt Nam, trồng tại
trại thí nghiệm Ông Yệm (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng) và một số gửi đến bác sĩ
Yersin xin đƣợc từ Columbo (Srilanka) đem trồng tại trại thí nghiệm suối dầu của viện
pasteur Nha Trang để tổ chức nhân trồng. Nhƣ vậy, năm 1897 đƣợc công nhận là năm du


4


nhập của cây cao su vào Việt Nam. Bắt đầu năm 1975, cây cao su đƣợc phát triển mạnh
mẽ trong cả nƣớc. Năm 1982, nhà nƣớc đã có những chiến lƣợc đẩy mạnh tốc độ phát
triển của ngành cao su (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
2.1.2 Đặc tính thực vật học
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg) là loại cây đại mộc. Trong tình
trạng hoang dại ở vùng nguyên quán Amazon (Nam Mỹ) mật độ thƣa thớt (một cây
cho một hoặc vài hecta) có thể cao 30m- 50m, vanh thân đạt 5-7m, tán lá rộng và tuổi
thọ đến 100 năm. Trong các dinh điền và tiểu điền do sự cân nhắc kỹ lƣỡng hiệu quả
kinh tế nên cao su đƣợc trồng với mật độ 400-550 cây/ha. Chu kỳ sống giới hạn 30-40
năm, chiều cao 25-30m, vanh thân khoảng 1m vào cuối thời kỳ kinh doanh. Ngày nay,
sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều giống mới năng suất cao thời
kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) ngắn, kỹ thuật khai thác mủ tiến bộ thu đƣợc nhiều mủ.
Do đó, tuổi thọ cây rút ngắn chỉ còn 20-25 năm.
Cây cao su là cây lƣỡng bội (2n=36) với các đặc điểm thực vật học nhƣ sau:
Rễ
Có hai loại rễ: rễ cọc và rễ bàng
Rễ cọc (rễ cái, rễ trụ): Phát triển rất sâu có thể trên 10m ở vùng đất có tầng canh
tác sâu. Giữ cho cây đứng vững chống đổ ngã và cung cấp chất dinh dƣỡng ở tầng đất
sâu cho suốt chu kỳ sống của cây.
Rễ bàng (rễ hấp thu): Phát triển rộng ở tầng đất mặt (30-40cm). Cung cấp phần
lớn chất dinh dƣỡng để nuôi cây. Rễ hấp thu phát triển theo mùa, tối đa vào giai đoạn
cây ra lá non và tối thiểu khi lá già trƣớc khi rụng.

Lá kép gồm ba lá chét, phiến lá nguyên, mọc cách. Lá cao su tập trung lại thành
từng tầng, lá có đặc tính là rụng lá theo mùa hay gọi là rụng lá qua đông, tại Việt Nam
lá rụng khoảng tháng 12. Ngay khi cây rụng trụi lá, lá non bắt đầu xuất hiện và sau 1 1,5 tháng tán lá ổn định.


5


Hoa
Sau 5-6 năm trồng cây bắt đầu ra hoa, cao su ra hoa rộ vào lúc lá non tƣơng đối
ổn định (tháng 2-3).
Hoa cao su là hoa đơn tính, phát hoa hình chum mọc ở đầu cành với tỷ lệ hoa
cái và hoa đực 1/60 (1 hoa cái 60 hoa đực), một phát hoa có khoảng 2.500-3.000 hoa
đực, hoa hình chuông nhỏ, dài 3,5-8,0 mm, màu vàng nhạt, hƣơng thơm thoang
thoảng. Hoa đực và hoa cái không chín cùng một lúc nên cao su chủ yếu là cây giao
phấn nhờ côn trùng và nhờ gió chiếm một tỷ lệ rất thấp.
Quả và hạt
Quả cao su hình tròn hơi dẹp có chiều dài 3-5cm, Quả nang gồm ba ngăn, mỗi
ngăn chứa một hạt khi chín tự nứt theo các đƣờng vách ngăn.
Hạt cao su hình hơi dài hoặc bầu dục kích thƣớc dài khoảng 2,0-3,5 cm, trọng
lƣợng hạt 3,5-6,0 g. Hạt có hai mặt rõ rệt mặt bụng thƣờng phẳng, mặt lƣng cong lồi
lên. Vỏ láng màu nâu đậm hoặc nhạt hoặc màu vàng đậm có các vân màu đậm hơn,
nhân hạt cao su gồm phôi nhũ và mầm chứa nhiều dầu.
2.1.3 Tình hình sản xuất cao su trong và ngoài nƣớc
2.1.3.1 Tình hình sản xuất cao su trên thế giới
Vào giai đoạn 1500 – 1870, cao su hoang dại tại lƣu vực sông Amazone ở Nam
Mỹ đã đƣợc khai thác mủ và chế biến thành những vật dụng phục vụ cho đời sống con
ngƣời nhƣ găng tay, bít tất, áo mƣa. Đến năm 1870, Henry Wichkham đã đƣa thành
công việc chuyển cây cao su từ vùng thƣợng lƣu sông Amazone (Brazil) sang các nƣớc
Châu Á, mở đầu cho công việc phát triển ngành cao su sau này (Nguyễn Thị Huệ,
1997).
Năm 2012, tổng sản lƣợng cao su thiên nhiên sản xuất đạt 11,4 triệu tấn tăng
3,97% so với năm 2011. Trong đó, Châu Á chiếm ƣu thế vƣợt trội khi chiếm tỷ trọng
khoảng 93% trong tổng sản lƣợng sản xuất của thế giới, tiếp theo là Châu Phi (4-5%),
Châu Mỹ Latin khoảng 2,5-3%. Theo thống kê của Rubber Statistical Bulletin - IRSG,



6

tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2012 đạt 10,9 triệu tấn, tăng 0,23% so với
năm 2011. Châu Á là khu vực tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, chiếm
69,7% tổng nhu cầu trên thế giới, kế đến là Châu Âu (13,5%), Bắc Mỹ (10,7%). Nhóm
các nƣớc sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Việt Nam (chiếm 82% trong tổng sản lƣợng sản xuất của thế giới), nhóm
các nƣớc tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Trung Quốc (33,5%), Mỹ
(9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật Bản (6,6%). Riêng Trung Quốc bình quân 5 năm qua
chiếm 32% tổng sản lƣợng tiêu thụ cao su thiên nhiên và chiếm đến 25% tổng kim
ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu. Bốn quốc gia Thái Lan, Indonesia,
Malaysia và Việt Nam, chiếm khoảng 87% tổng sản lƣợng xuất khẩu cao su thiên
nhiên toàn cầu. Tốc độ tăng trƣởng diện tích bình quân giai đoạn 2000 - 2011 đạt
3,8%/năm. Tổng diện tích trồng cao su thiên nhiên trên thế giới tính đến đầu năm 2012
đạt 9,56 triệu ha. (Thitruongcaosu.net)
2.1.3.2 Tình hình sản xuất cao su Việt Nam
Trong 12 năm qua, diện tích rừng trồng cao su của Việt Nam tăng trƣởng
tƣơng đối tốt, đạt bình quân 6,8%/năm từ 413.000 ha trong năm 2000 tăng lên mức
910.500 ha trong năm 2012. Tính đến năm 2012, sản lƣợng cao su khai thác của Việt
Nam đạt 863.600 tấn, tăng 6,4% so với năm 2011. Tốc độ tăng trƣởng bình quân sản
lƣợng khai thác cả giai đoạn 2000-2012 là 9,5%/năm.
Theo quy định tại Quyết định số 750/QĐ-TTG và Quyết định số 124/QĐ-TTG
của thủ tƣớng chính phủ đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, diện tích trồng cao su
cả nƣớc sẽ ổn định ở mức 800.000 ha. Tuy nhiên tính đến cuối năm 2012, theo thống
kê từ bộ Nông nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, tổng diện tích quy hoạch để trồng cao
su là 910.500 ha, vƣợt mức kế hoạch đề ra cho năm 2015. Trong đó, diện tích cao su
cho mủ chiếm khoảng 55,55% tƣơng đƣơng 505.800 ha. Tổng sản lƣợng tính đến hết
năm 2012 đạt 863.600 tấn, năng suất bình quân đạt 1,71 tấn/ha, giảm nhẹ so với mức
1,72 tấn/ha năm 2011. Khả năng Việt Nam sẽ đạt mức 1 triệu ha giai đoạn 2015-2020
là rất cao.



7

Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên sang 78 thị trƣờng nhiều
hơn 5 thị trƣờng so với năm 2011. Lƣợng cao su xuất khẩu chủ yếu vào 20 thị trƣờng
dẫn đầu chiếm đến 96,8% về lƣợng và 96,7% về giá trị, năm 2012 Trung Quốc tiếp tục
là thị trƣờng chính của cao su Việt Nam với thị phần 48,2% đạt 492.749 tấn, giá trị 1,3
tỷ USD, giảm 1,7% về lƣợng và 31,5% về giá trị, chủ yếu là giá giảm so với năm 2011
và các năm trƣớc, tỷ trọng của thị trƣờng Trung Quốc đã giảm dần, do doanh nghiệp
Việt Nam đã thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng khác, giảm bớt lệ thuộc vào thị trƣờng
Trung Quốc đạt 501,6 ngàn tấn, trị giá 1,9 tỷ đô la, chiếm thị phần 61,4% về lƣợng. Thị
trƣờng Malaysia nổi lên sau những năm gần đây tăng trƣởng rất mạnh trong năm 2012
và có vị trí thứ 2 với thị phần 19,6%, đạt 200.400 đô la, trị giá 564 triệu tấn, tăng
246,3% về lƣợng và 145,9% về giá trị. Thị trƣờng tiếp theo là Ấn Độ vị trí thứ 3 với thị
phần chiếm 7%, đạt 71.676 tấn, trị giá 211 triệu đô la, tăng 166,3% về lƣợng và 93,8%
về giá trị. Các thị trƣờng tiếp theo chỉ có thị phần dƣới 5% nhƣ Hàn Quốc (3,9%), Đài
Loan (3,8%), Đức (3,3%), Hoa Kỳ (2.3%), Nga (0,6%). (Thitruongcaosu.net)
Trong 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã vƣơn lên đứng thứ 5 thê giới về diện tích
trồng cao su, cụ thể năm 2012 diện tích cao su các nƣớc nhƣ sau: Thái Lan (2,756 triệu
ha), Indonesia (3,456 triệu ha), Trung Quốc (1,07 triệu ha), Malaysia (1,048 triệu ha),
Việt Nam (0,91 triệu ha), Ấn Độ (0,737 triệu ha). (Thitruongcaosu.net)
2.2 Sơ lƣợc về dòng vô tính PB 235
Phổ hệ : PB 5/51 X PB S/78
Xuất xứ : trạm Prang Besar, công ty Golden, Malaysia. Chọn lọc từ vƣờn cây
lai năm 1995. Du nhập chính thức vào Việt Nam năm 1978.
PB 235 hiện nay là giống trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ (36,6 %), Tây
Nguyên (39,7 %) và miền Trung (16,6 %).
Tăng trƣởng trong khi cạo : khá
Sản lƣợng: năng suất rất cao ở các nƣớc có điều kiện thuận lợi. Đây là một

trong những dòng vô tính sinh trƣởng khỏe nhất trong các dòng nhập nội trên những


8

vùng trồng cao su Việt Nam. Ít đông mủ đƣờng miệng cạo, mủ thƣờng ngƣng chảy
sớm đầu mùa cạo nhƣng chảy dai vào cuối năm nên năng suất thƣờng tập trung vào
cuối năm.
Đặc điểm thực vật học: thân thẳng, tròn đều, chân voi không rõ ràng. Vỏ
nguyên sinh trơn láng, màu sáng, dày trung bình, dễ cạo. Tái sinh vỏ tốt, tán hình
thông, rậm trung bình về sau tán nhỏ với 1 - 2 cành chính vƣơn rất cao. Hoa nhiều
nhƣng ít đậu trái, hạt ít.
Tuy nhiên, dòng vô tính PB 235 rất mẫn cảm với khô miệng cạo và bệnh phấn
trắng, đáp ứng kém với kích thích mủ ở giai đoạn cây tơ, ít bị nhiễm bệnh loét sọc
miệng cạo, bệnh nấm hồng và bệnh rụng lá mùa mƣa.
2.3 Khô miệng cạo ở cao su
Khô mặt cạo là hiện tƣợng sau khi cạo, trên miệng cạo từng phần hay toàn phần
không chảy mủ. Hiện tƣợng khô mặt cạo phá vỡ hệ thống ống mủ, gây ra những biến
đổi trong sản phẩm mủ của cây, gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế, mỗi năm khai thác
thông thƣờng tỷ lệ khô mặt cạo gia tăng khoảng 1 %.
* Triệu chứng khô miệng cạo
- Sự hóa nâu của vỏ: màu vỏ tự nhiên thay đổi từ vàng nhạt đến vàng nâu, nâu
tối đến nâu xám.
- Sự khô mặt cạo: mặt cạo có thể khô một cách đơn giản nhƣ giọt mủ nổi lên
một cách bất thƣờng và chậm rãi ở miệng mới cạo, mủ loãng quá mức đƣa đến dòng
chảy kéo dài, hay mủ đặc đƣa đến mủ đông sớm trên miệng cạo. Những chi tiết này
thƣờng là dự báo của khô mặt cạo.
- Sự dày lên của vỏ: vỏ của cây khô có khuynh hƣớng dày lên, điều này độc lập
với sự sinh trƣởng về điều kiện của thân cây cũng nhƣ chức năng của tƣợng tầng.
- Sự nứt vỏ và bong ra: cây bị nứt vỏ và bong ra chủ yếu theo đƣờng thẳng với

những gờ bất định. Sự nứt vỏ chủ yếu bắt đầu ở miệng cạo nhƣng cũng có thể xảy ra ở
chỗ khác, không thể cạo những cây bị khô vì bề mặt thân cây không đồng đều.


9

2.4 Kích thích mủ
Tác động đầu tiên của chất kích thích là kéo thời gian chảy mủ, tăng cƣờng sự
trao đổi chất, hoạt hóa các quá trình biến dƣỡng trong hệ thống ống mủ và thúc đẩy
quá trình sinh tổng hợp cao su làm tăng sản lƣợng (d’ Auzac và Jacob, 1984). Vì vậy
áp dụng chất kích thích có thể làm giảm nhịp độ cạo nhƣng vẫn duy trì đƣợc sản lƣợng
hợp lý, khắc phục tình trạng thiếu lao động cạo mủ trong tƣơng lai. Tuy nhiên không
nên lạm dụng kích thích, việc áp dụng kích thích quá mức sẽ dẫn đến sự suy kiệt hệ
thống ống mủ và cuối cùng là khô mủ.
Hiện nay, chất kích thích mủ đƣợc sử dụng chủ yếu là ethephon có hoạt chất
acid 2 – Chloroethyl phosphonic. Ethephon hoạt hóa một số enzyme và làm cho mủ
cao su không kết bít các tuyến mủ, vì vậy lƣợng mủ thu hoạch có thể tăng lên 30 – 50
% (Nguyễn Năng, Đỗ Kim Thành, 2007). Tuy nhiên khi áp dụng thƣờng xuyên các kỹ
thuật này, đòi hỏi có chế độ chăm sóc thích hợp cho cây cao su để tái tạo lại lƣợng mủ
đã mất.
Mục tiêu sử dụng chất kích thích là gia tăng sản lƣợng, giảm mức hao dăm và
kết hợp với giảm nhịp độ cạo để giảm lao động cạo mủ.
Có nhiều giả thiết về cơ chế tác động của chất kích thích mủ trên cây cao su nhƣ :
- Làm tăng áp suất bên trong ống mủ.
- Làm chậm sự hình thành nút bít ống mủ.
- Ribailler (1970) kết luận chất kích thích mủ làm tăng tính thấm của màng tế
bào lutoid, do đó đã làm tăng tính ổn định của các lutoid khiến mủ chậm đông.
Qua nhiều nghiên cứu cho rằng các DVT khác nhau đáp ứng với kích thích mủ khác
nhau.
Những DVT có chỉ số bít mạch mủ cao cho đáp ứng với chất kích thích cao .

- Theo Tupy (1973) có sự tƣơng quan thuận có ý nghĩa giữa hàm lƣợng đƣờng
trong mủ trƣớc kích thích và ảnh hƣởng của kích thích đến năng suất. Những dòng vô


10

tính có hàm lƣợng đƣờng thấp sẽ có khuynh hƣớng đáp ứng thấp đối với chất kích
thích.
- Theo Đinh Xuân Trƣờng (2003) DVT RRIV 5 có phản ứng kém với chất kích
thích mủ đƣợc sử dụng ở năm cạo thứ 6 so với RRIV 2, RRIV 3, RRIV 4, PB 235 và
chỉ nên xử lý kích thích nhẹ hai lần trên năm ngay năm cạo thứ nhất.
Ngoài ra, các yếu tố : môi trƣờng, cƣờng độ cạo, liều lƣợng và nồng độ kích
thích cũng ảnh hƣởng đế sự đáp ứng chất kích thích mủ. Anekachai và cộng sự (1975),
cho thấy khi áp dụng trên miệng cạo nồng độ hoạt chất cần thiết ít nhất 2 % và sự đáp
ứng kích thích đạt tối đa ở nồng độ thay đổi từ 5 % - 7,5 %.
Sivakumaran và cộng sự (1981), cho thấy với chế độ cạo 1/2 S d2 kết hợp với
kích thích nồng độ cao 5 % - 10 % sẽ dẫn đến hậu quả là sự đáp ứng kích thích bị giảm
nhanh chóng và thậm chí có sự đáp ứng nghịch ở miệng cạo sau.
Sivakumaran (1983) đã đề nghị sử dụng khoảng 600 mg hoạt chất (a.i )/ cây/
năm sẽ cho sự đáp ứng kích thích tốt.
2.5 Tổng quan về các thông số sinh lý mủ
Qua một thời gian dài nghiên cứu, ngƣời ta thấy rằng tất cả những thông số sinh
lý mủ nhƣ TSC, đƣờng, pH, thiols, lân vô cơ (Pi), chỉ số vỡ hạt lutoid (BI), Mg, đều có
liên quan đến sản lƣợng. Từ đó đƣa ra đƣợc phƣơng pháp dùng để chẩn đoán mủ nhằm
kiểm tra tình trạng sinh lý của hệ thống sản xuất mủ và đánh giá tiềm năng của nó. Sử
dụng những thông số sinh lý mủ cho phép đánh giá đƣợc tình trạng của hệ thống ống
mủ khai thác dƣới mức hoặc quá mức. Bốn chỉ tiêu quan trọng nhất về mặt sinh học
trong hệ thống ống mủ và dễ dàng định lƣợng là TSC, đƣờng, thiols, lân vô cơ (Pi) .
2.5.1 Tổng hàm lƣợng chất khô (TSC)
Trong mủ TSC chiếm hơn 90 % mủ cao su. TSC phản ánh sự sinh tổng hợp xảy

ra trong mạch mủ. TSC thấp phản ánh sự tái tạo không đầy đủ giữa hai lần cạo sau khi
cây đã cố gắng biến dƣỡng quá mức và có thể dẫn đến việc cạo không có mủ. TSC cao
hạn chế sản lƣợng, đúng hơn là hạn chế dòng chảy do độ nhầy của mủ cao. Sự thu hút


11

nƣớc vào tế bào mạch mủ khi cạo có thể là yếu tố hạn chế trong trƣờng hợp này. Kích
thích đóng vai trò quan trọng, nó làm thuận lợi quá trình vận chuyển nƣớc giữa các
màng tế bào làm TSC giảm và giải thích đƣợc phần nào dòng chảy dễ dàng nhất sau
khi xử lý kích thích đƣa đến sản lƣợng cao.
Ngƣời ta không dùng những giá trị tuyệt đối của TSC một cách đơn lẻ vì còn
những thông số sinh lý khác phản ánh hoạt động biến dƣỡng, cùng ảnh hƣởng một lúc
lên dòng chảy và sự tái tạo mủ. Do vậy, để diễn giải kết quả, cần thiết phải sử dụng
nhiều thông số sinh lý mủ sẵn có.
2.5.2 Hàm lƣợng đƣờng
Đƣờng sinh ra từ hoạt động quang hợp là phân tử cơ bản của tất cả các quá trình
tổng hợp ở cây trồng, cho dù đó là sự tổng hợp tinh bột, cenlulose, lipid và nhiều chất
biến dƣỡng thứ cấp của giới thực vật. Cây cao su Heveae cũng nằm trong quy luật đó.
Đƣờng là nguyên liệu cho sự trao đổi chất của hệ thống ống mủ, đặc biệt cho sự tổng
hợp cao su và là phân tử tạo nên năng lƣợng. Năng lƣợng này trực tiếp hoặc gián tiếp
cần thiết cho sự trao đổi chất liên quan đến năng suất. Theo Lacrotte (1991), hàm
lƣợng đƣờng tại chỗ phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lƣợng đi vào trong hệ thống ống
mủ và sự sử dụng nó để tổng hợp mủ.
Nhiều tác giả đã chứng minh vai trò hàng đầu của đƣờng đối với năng suất mủ
cây cao su (Tupy, 1973; d ’Auzac, 1965). Trong điều kiện đƣờng là yếu tố hạn chế thì
sẽ có sự tƣơng quan thuận giữa hàm lƣợng đƣờng trong mủ và sản lƣợng. Hàm lƣợng
đƣờng cao trong mủ phản ánh sự cung cấp tốt cho tế bào mạch mủ có thể đi kèm theo
sự biến dƣỡng tích cực. Tuy nhiên, hàm lƣợng đƣờng cao cũng phản ánh sự sử dụng
đƣờng kém và dẫn tới sản lƣợng thấp. Khi sự tái sinh mủ tại chỗ kết thúc, hoạt động

biến dƣỡng chậm dần thì đƣờng có khuynh hƣớng tích tụ lại. Theo d’Auzac và cộng sự
(1997), khi nồng độ đƣờng thấp hoặc rất thấp phụ thuộc vào dòng vô tính và chế độ
khai thác, rõ ràng nó giới hạn năng suất.


12

2.5.3 Hàm lƣợng Thiols
Thiols trong mủ bao gồm cystein, methionine, và chủ yếu là glutathiol là chất
chống oxy hoá có thể chống lại sự oxy hoá do cạo hoặc kích thích bằng ethylen
(Chrestin, 1984). Thiols đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ thống mạch mủ,
với chức năng bẫy các dạng oxygen độc hại. Nó đã bảo vệ sự phân chia của các tế bào
mủ và chức năng mạch mủ, nhất là dòng chảy khi cạo mủ. Nhiều tác giả đã chứng
minh thành công mối tƣơng quan thuận rất có ý nghĩa giữa hàm lƣợng thiols và sản
lƣợng (Tupy, 1973).
Do vậy, hàm lƣợng thiols trong mủ có ý nghĩa rất quan trọng, hàm lƣợng thiols
trong mủ cao phản ánh khả năng của tế bào có thể tự bảo vệ chống lại sự khai thác quá
mức. Mặt khác, hàm lƣợng thiols thấp thƣờng phản ánh điều kiện sinh lý kém của hệ
thống ống mủ, không thể chống lại một cách hữu hiệu những stress oxy hóa. Trong
trƣờng hợp này, cây có khả năng bị khai thác quá mức và bị suy kiệt.
2.5.4 Hàm lƣợng lân vô cơ (Pi)
Pi trong mủ có thể phản ánh sự biến dƣỡng năng lƣợng trong mủ. Nguyên tố
này tham gia rộng rãi trong nhiều quá trình bao gồm quá trình dị hóa glicid, quá trình
tổng hợp các nucleotide liên quan đến vận chuyển năng lƣợng (đặc biệt adenosine
phosphate) hoặc các phản ứng khử NAD(P)H, trong các acid nucleic và trong quá trình
tổng hợp isoprene (Lynen, 1968). Pi sinh ra tại chỗ từ sự thủy phân các phân tử
phosphoryl hóa, chủ yếu là từ pyrophosphate vô cơ dƣới tác động của men transferase
– xúc tác phản ứng nối dài chuỗi polyisopren (Lynen, 1969).
Theo d’Auzac đã chứng minh tƣơng quan rất có ý nghĩa giữa một mặt là năng
lƣợng phosphate linh động và hoạt động sinh tổng hợp, mặt khác giữa năng lƣợng

phosphate linh động này với sản lƣợng. Hơn nữa Eshbach và cộng sự, (1984);
Sudbronto (1978), cũng đã chứng minh tƣơng quan trực tiếp giữa hàm lƣợng Pi của
mủ và sản lƣợng của một số dòng vô tính. Kích thích có tác dụng hoạt hóa biến dƣỡng
của mạch mủ cũng nhƣ làm tăng hàm lƣợng Pi.


13

2.6 Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.6.1 Những nghiên cứu ngoài nƣớc
Trong suốt quá trình phát triển cao su, thu hoạch mủ và chế độ thu hoạch mủ
luôn đƣợc nghiên cứu cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả thu hoạch mủ trên vƣờn cây.
Đã có nhiều tiến bộ vƣợt bậc trong kỹ thuật thu hoạch mủ cao su, đặt biệt là phƣơng
pháp cạo và kích thích mủ.
Chiều dài miệng cạo: là yếu tố quyết định đến độ lớn của vùng huy động mủ,
do đó chiều dài miệng cạo khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau (Ham, 1940). Tuy
vậy, sự gia tăng năng suất không tỉ lệ với chiều dài miệng cạo mà còn bị lệ thuộc bởi
nhịp độ cạo và chất kích thích, các dòng vô tính khác nhau đáp ứng với chiều dài
miệng cạo khác nhau.
Nhịp độ cạo: nhịp độ cạo là khoảng thời gian giữa hai lần cạo. Khi cạo với nhịp
độ cạo cao sẽ gây ảnh hƣởng đến sự cân bằng sinh lý giữa lƣợng mủ bị lấy đi và lƣợng
mủ cây tổng hợp bổ sung vào. Khả năng thực tiễn và tính hiệu quả của chế độ cạo nhịp
độ thấp đƣợc thực hiện bởi sự khám phá ra hiệu quả của việc sử dụng chất kích thích
mủ Ethephon. Do đó, cần xác định nhip độ cạo thích hợp cho khả năng tái tạo của từng
dòng vô tính .
Chất kích thích: nghiên cứu về sự đáp ứng với chất kích thích của những dòng
vô tính khác nhau đã có nhiều thí nghiệm đƣợc tiến hành bởi de Jonge (1955);
Levandously (1961); Abraham (1970); Abraham và ctv (1975). Kết quả cho thấy ở
những dòng vô tính đáp ứng kém thì năng suất đáp ứng khoảng 30% và trong trƣờng
hợp xử lý chất kích thích nồng độ 10% ở mặt cạo thấp thì năng suất tăng lên đến

200%. Nói chung các dòng vô tính có chỉ số nút ống mủ cao cho sự đáp ứng với kích
thích cao hơn (Abraham, 1977). Một số yếu tố khác xác định phạm vi của sự đáp ứng
với kích thích là điều kiện của vỏ, khí hậu, chế độ cạo, nồng độ chất kích thích, nhịp
độ và phƣơng pháp áp dụng (Abraham và Tayer, 1967).


14

2.6.2 Trong nƣớc
Tại Việt Nam, nhiều thí nghiệm đã đƣợc nghiên cứu về chế độ cạo kết hợp
kích thích mủ Ethephon đối với các dòng vô tính nhập nội nhƣ: PB 255, GT 1, PB 235,
RRIM 600, VM 515, nhằm so sánh các phƣơng pháp bôi thuốc khác nhau, nồng độ và
tần số sử dụng chất kích thích khác nhau trên từng dòng vô tính và đến nay kết quả cho
thấy, phƣơng pháp bôi thuốc trên vỏ tái sinh (Pa, panel application) là dễ áp dụng nhất,
chi phí thấp, cho năng suất ổn định và ít gây tổn thƣơng trong thời gian dài (Đinh
Xuân Trƣờng và cs, 1990; Đỗ Kim Thành, Nguyễn Năng, 1996-2000) và hiện nay đã
đƣợc khuyến cáo áp dụng rộng rãi trong sản xuất (Tổng Công ty cao su Việt Nam,
2004).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Năng (2003) cho thấy: ở chế độ cạo d4 kích
thích 6 lần/năm trên hai dòng vô tính PB 255 và VM 515 qua 8 năm cạo có sản lƣợng
mủ quy khô kg/ha/năm tăng 4% so với đối chứng (d3 không kích thích).
Kích thích có tác dụng làm gia tăng sản lƣợng. Do vậy, có thể giảm đƣợc nhịp
độ cạo từ d/2 sang chế độ cạo thấp hơn (d3, d4) nhƣng vẫn duy trì đƣợc sản lƣợng, tiết
kiệm vỏ cạo và công lao động cạo mủ (Đỗ Kim Thành, 1995). Thu hoạch mủ với
cƣờng độ cạo thấp kết hợp kích thích hợp lý sẽ duy trì đƣợc sự đáp ứng sản lƣợng mà
không ảnh hƣởng đến sức khỏe vƣờn cây qua thời gian dài (14 năm) kích thích (Đỗ
Kim Thành, 1995)
2.7 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bình Thuận
2.7.1 Khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa

mƣa: từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
trung bình: 26,5 - 27,5°C. Lƣợng mƣa trung bình: 800 - 1.600 mm/năm, độ ẩm bình
quân: 79 %. Tổng số giờ nắng/năm khoảng 2.459 giờ.


15

2.7.2 Đất đai
Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp
ngang kéo theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình: đất cát
và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên, đồng bằng phù sa chiếm
9,43% diện tích đất tự nhiên, vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích đất tự nhiên, vùng
núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên.
Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau: đất cát, cồn cát ven biển và
đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm Tân, diện tích là 146,5
nghìn ha (chiếm 18,3% diện tích toàn tỉnh). Đất phù sa với diện tích 75.400 ha (chiếm
9,43% diện tích toàn tỉnh) phân bố ở vùng đồng bằng ven biển và vùng thung lũng
sông La Ngà. Đất xám có diện tích là 151.000 ha (chiếm 19,22% diện tích toàn tỉnh),
phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện, thuận lợi cho việc phát triển cây điều, cao su,
cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao. Diện tích còn lại chủ yếu là đồi núi,
đất đỏ vàng, đất nâu vùng bán khô hạn… Những loại đất này sử dụng vào mục đích
nông - lâm nghiệp.


×