Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TYLER DINING CHAIR TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----[\[\-----

Trương Minh Nhựt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
SẢN PHẨM TYLER DINING CHAIR
TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

TP.HỒ CHÍ MINH,05/2013


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
SẢN PHẨM TYLER DINING CHAIR
TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp
bằng Kỹ sư ngành Chế biến lâm sản

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Văn Hòa

Họ tên sinh viên: Trương Minh Nhựt
Mssv :09115035
Khóa: 35

TP.HỒ CHÍ MINH, 05/2013



LỜI CẢM ƠN
Bốn năm, một khoản thời gian không quá dài, nhưng ai cũng mong tới học kỳ
cuối cùng, một chặn đường cuối mà cũng là chặn đường gian nan, cần nhiều sự giúp
đỡ nhất để bước tới cánh cửa của cuộc đời, sự nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
Gia đình, nơi cho tôi vật chất và tinh thần cùng nghị lực để vượt qua mọi thử
thách.
Ban giám hiệu cùng các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, đã cho tôi những kiến thức hữu ít trong suốt bốn năm qua.
Thầy Hoàng Văn Hòa, giáo viên hướng dẫn, người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cán bộ, nhân viên và toàn thể anh chị em công nhân công ty TNHH Minh
Phát 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại công ty.
Ban cán sự cùng các thành viên lớp Chế Biến Lâm Sản khóa 35 đã cung
cấp, chia sẽ những tài liệu cùng những thông tin, thông báo từ nhà trường. Những
ngưới bạn luôn ở bên tôi.

i


TÓM TẮT
Đề tài “khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế Tyler Dining Chair tại
công ty TNHH Minh Phát 2” được thực hiện từ ngày 06/03/2013 – 31/05/2013 tại
công ty TNHH Minh Phát 2, Ấp Bình Phước A, Xã Bình Chuẩn, Huyện Thuận
An, Tỉnh Bình Dương.
Sản phẩm sử dụng nguyên liệu là 100% gỗ tràm bông vàng nhập về có độ
ẩm đạt yêu cầu của sản phẩm, các thông số kích thước vẫn còn một số chưa phù
hợp với các chi tiết nhưng công ty đã có hướng giải quyết trong quá trình sản
xuất.
Sản phẩm được sản xuất tại xưởng 2 và 3 với sự phân công, bố trí hợp lý

các chi tiết phù hợp với mặt bằng và máy móc thiết bị tại xưởng nên quá trình sản
xuất sản phẩm đạt đúng tiến độ và sự phối hợp giữa các khâu tương đối thuận lợi.
Nội dung đề tài tập trung vào dây chuyền công nghệ sản xuất, tính toán tỷ lệ
lợi dụng gỗ của sản phẩm là 54,64 %, tỷ lệ phế phẩm là 5,3 %, giá thành của sản
phẩm ghế Tyler Dining Chair là 568.136 đồng.
Đề tài phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn
chế còn tồn tại trong quy trình công nghệ xuất ghế Tyler Dining Chair tại công ty
góp phần nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cho công ty.

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2

Mục đích và mục tiêu của đề tài ............................................................................ 2

1.2.1

Mục đích .......................................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu........................................................................................................... 2

1.3


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 2

1.4

Giới hạn của đề tài ................................................................................................. 3

Chương 2: TỔNG QUANG ................................................................................................ 4
2.1. Vị thế của ngành Chế biến lâm sản ........................................................................ 4
2.2

Vài nét về Công ty TNHH Minh Phát 2 ................................................................ 5

2.2.1

Quá trình hình thành ........................................................................................ 5

2.2.2

Quá trình phát triển của công ty ...................................................................... 7

2.2.3

Tình hình nguyên liệu và các loại hình sản phẩm tại Công ty ........................ 7

2.2.4

Tình hình nhân sự công tác tố chức quản lý của Công ty ............................. 11

2.2.5


Tình hình máy mốc thiết bị tại công ty ......................................................... 15

2.2.6.

Yêu cầu chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm ..................................... 15

2.2.6.1

. yêu cầu chất lượng của nguyên liệu ........................................................ 15

2.2.6.2. Yêu cầu chất lượng của sản phẩm ............................................................. 16
2.2.7.

Yêu cầu chất lượng qua từng công đoạn ................................................... 18

2.2.7.1. Công đoạn phôi .......................................................................................... 18
2.2.7.2. Công đoạn định hình .................................................................................. 20
2.2.7.3. Công đoạn nhám ........................................................................................ 22
2.2.7.4. Công đoạn ráp ............................................................................................ 22
2.2.7.5. Công đoạn sơn ........................................................................................... 23
2.2.7.6. Công đoạn bao bì ....................................................................................... 24
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................................ 25
iii


3.1

Nội dung khảo sát ................................................................................................ 25

3.2


Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 27

3.2.1.

Phương pháp ngoại nghiệp ........................................................................ 27

3.2.2.

Phương pháp nội nghiệp ............................................................................ 28

Chương 4: KẾT QUẢ, THẢO LUẬN .............................................................................. 29
4.1

Khảo sát nguyên liệu ............................................................................................ 29

4.1.1.

Chất lượng nguyên liệu tại công ty ............................................................ 29

4.1.2.

Loại nguyên liệu ........................................................................................ 31

4.1.3.

Kích thước nguyên liệu .............................................................................. 32

4.2. Sản phẩm ghế Tyler Dining chair ........................................................................ 33
4.2.1


Đặc điểm, hình dáng sản phẩm......................................................................... 33

4.2.2. Các dạng liên kết, kết cấu của sản phẩm .......................................................... 35
4.3. Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ghế Tyler Dining Chair ......... 37
4.3.1.

Công nghệ giả cổ tại công ty ..................................................................... 37

4.3.2.

Lưu trình công nghệ sản xuất sản phẩm .................................................... 38

4.3.4.

Công nghệ trên các máy móc, thiết bị của công ty .................................... 39

4.3.4.

Biểu đồ gia công sản phẩm ........................................................................ 54

4.4. Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua từng công đoạn .................................................. 54
4.4.1.

Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn pha phôi .................................................... 54

4.4.2.

Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn sơ chế ........................................................ 56


4.4.3.

Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tinh chế ..................................................... 57

4.5. Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn ...................................................................... 61
4.5.1.

Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn sơ chế ....................................................... 61

4.5.2.

Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tinh chế .................................................... 62

4.5.3.

Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn trang sức bề mặt ...................................... 63

4.6. Năng suất làm việc thực tế của một số thiết bị, bộ phận trong dây chuyền......... 65
4.7. Tính giá thành sản phẩm ...................................................................................... 66
4.7.4.

Tính toán nguyên liệu chính ...................................................................... 66

4.7.4.

Tính toán nguyên vật liệu phụ ................................................................... 66
iv


4.7.4.


Các chi phí liên quan ................................................................................. 68

4.7.4.

Giá thành của sản phẩm ............................................................................. 68

4.8. Đánh giá chung .................................................................................................... 68
4.8.1.

Nguyên liệu ................................................................................................ 68

4.8.4.

Quy trình công nghệ sản xuất ghế Tyler Dining Chair .............................. 69

4.8.4.

Tỷ lệ lợi dụng gỗ ........................................................................................ 69

4.8.4.

Tỷ lệ phế phẩm .......................................................................................... 69

4.8.4.

Công tác quản lý, tổ chức và sản xuất ....................................................... 70

4.8.4.


Công tác vệ sinh, an toàn lao động ............................................................ 71

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 73
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 73
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

KCS:

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KH:

Kiềng hong

GC:

Giả cổ

SC:


Sơ chế

Ø:

Đường kính

TĐ:

Tĩnh điện

P/S:

Pha sẵn

TT:

Thành tiền

TL:

Tỷ lệ

SL:

Số lượng

TB:

Trung bình


STT:

Số thứ tự

P:

phút

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình Công ty ...................................................................................... 5
Hình 2.2: Sơ đồ Công ty ..................................................................................... 6
Hình 2.3: Counter/Bar Stool .............................................................................. 8
Hình 2.4: Torrey Dining ..................................................................................... 8
Hình 2.5: Occasional .......................................................................................... 9
Hình 2.6: buffet .................................................................................................. 9
Hình 2.7: Bộ bàn ghế Anseng .......................................................................... 10
Hình 2.8: Showroom ........................................................................................ 10
Hình 2.9: sơ đồ tổ chức công ty ....................................................................... 11
Hình 4.14: biểu đồ tỷ lệ phế phẩm (%) qua các công đoạn gia công ............... 34
Hình 4.13: biểu đồ tỷ lệ lợi dụng gỗ (%) qua các công đoạn gia công ............ 35
Hình 4.1: ghế Tyler Dining Chair .................................................................... 36
Hình 4.2: Các nét giả cổ ................................................................................... 37
Hình 4.3: liên kết vis ........................................................................................ 37
Hình 4.4: liên kết chốt ...................................................................................... 39
Hình 4.5: liên kết mộng .................................................................................... 50

Hình 4.6: giả cổ trên cưa lọng .......................................................................... 51
Hình 4.7: Lắp ráp ghế Tyler Dining Chair ....................................................... 52
Hình 4.8: Sơ đồ lắp ráp ghế Tyler Dining Chair .............................................. 53
Hình 4.9: Công đoạn trang sức bề mặt sản phẩm ............................................ 54
Hình 4.10: Quy trình trang sức bề mặt bàn Woody Dining Table ................... 54
Hình 4.11: kiểm tra và đóng gói sản phẩm ...................................................... 60
Hình 4.12: Sơ đồ đóng gói sản phẩm ............................................................... 65
vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: tình hình nhân sự ............................................................................... 15
Bảng 4.1: độ ẩm gỗ khảo sát .............................................................................. 30
Bảng 4.2: bảng kiểm tra khuyết tật gỗ ............................................................... 31
Bảng 4.3: bảng kích thước nguyên liệu khảo sát ............................................... 32
Bảng 4.4: kích thước nguyên liệu ...................................................................... 33
Bảng 4.5 : Bảng liệt kê các chi tiết sản phẩm .................................................... 34
Bảng 4.6: Bảng quy cách vật tư lắp ráp của sản phẩm ...................................... 38
Bảng 4.7: hướng dẫn thực hiện mẫu màu vs-187............................................... 53
Bảng 4.8: thể tích nguyên liệu trước pha phôi ................................................... 56
Bảng 4.9: thể tích nguyên liệu sau pha phôi ...................................................... 56
Bảng 4.10: thể tích nguyên liệu sau sơ chế ........................................................ 58
Bảng 4.11: thể tích nguyên liệu sau tinh chế ..................................................... 59
Bảng 4.12: lệnh cấp nguyên liệu gỗ ................................................................... 61
Bảng 4.13: Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn sơ chế............................................. 62
Bảng 414: Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tinh chế .......................................... 63
Bảng 4.15: Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn trang sức bề mặt ........................... 64
Bảng 4.16: Giá nguyên liệu đầu vào ................................................................. 67
Bảng 4.17: Tính giá phụ liệu .............................................................................. 68

Bảng 4.18: Định mức vật tư sơn ........................................................................ 68

viii


Chương 1:
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay khi nền kinh tế vừa trải qua thời kỳ khủng hoảng và đang trong giai
đoạn khó khăn của sự phục hồi, sự cạnh tranh giữa các đơn vị ngày càng gay gắt,
trong tất cả các ngành nghề của xã hội nói chung và ngành gỗ nói riêng, khi đang có
nhiều vật liệu mới mang những ưu điểm riêng có khả năng thay thế một phần, cũng
có thể là toàn bộ nguồn nguyên liệu gỗ. Vấn đề này đã đặt ra nhiều thách thức cho
sự phát triển của ngành gỗ.
Ngành gỗ Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu khá lớn và chủ yếu sản xuất
theo đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài, tạo ra một vị thế riêng trên thị trường
thế giới. Để duy trì và phát triển vị thế trên, đòi hỏi ngành công nghiệp chế biến gỗ
phải không ngừng đổi mới, sáng tạo trong từng sản phẩm và quan trọng hơn là có
hướng giải quyết cho những thách thức rất lớn trong tương lai khi nguồn nguyên
liệu dần cạn kiệt, cùng sự ra đời của các vật liệu thay thế.
Các sản phẩm gỗ với sự kết hợp rất nhiều vật liệu khác nhau đang và càng trở
nên thông dụng, điều đó phản ánh phần nào nguồn nguyên liệu rừng tự nhiên cũng
như rừng trồng ngày càng khan hiếm. Việt Nam vẫn đang nhập khẩu tới 80% gỗ
nguyên liệu đã đưa ngành gỗ khó khăn lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi mõi đơn vị
bên cạnh việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, phải tìm được quy trình sản xuất
hợp lý để hạn chế chi phí đầu tư; giảm lượng phế phẩm trong sản xuất; tăng năng
suất; sử dụng thời gian, không gian hiệu quả nhất có thể;...nhằm tăng tính cạnh tranh
cho đơn vị.
Chính vì lý do trên và được sự hướng dẫn, cũng như sự cho phép của Ban
giám đốc công ty TNHH Minh Phát 2 và sự chấp thuận của Khoa Lâm Nghiệp, bộ

1


môn Chế Biến Lâm Sản tôi tiến hành thực hiện đề tài “khảo sát quy trình sản xuất
sản phẩm ghế Tyler Dining Chair tại công ty TNHH Minh Phát 2”.
1.2 Mục đích và mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Việc tiến hành “khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm ghế Tyler Dining Chair
tại công ty TNHH Minh Phát 2” nhằm đánh giá, phân tích quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm tại công ty thông qua đó nêu lên ưu, khuyết điểm trong quy trình và
tìm ra quy trình sản xuất hoàn thiện hơn cho công ty.
1.2.2 Mục tiêu
Để đạt được mục đích khóa luận tôi thực hiện các mục tiêu sau
x Khảo sát nguyên liệu tại công ty
x Phân tích sản phẩm khảo sát
x Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Tyler Dining Chair
x Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua từng công đoạn
x Tính toán tỷ lệ phế phẩm của sản phẩm qua các công đoạn
x Khảo sát các khuyết tật trong quá trình sản xuất
x Khảo sát năng suất làm việc thực tế của một số thiết bị trong dây chuyền
x Phân tích đánh giá ưu nhược điểm của từng khâu, công đoạn
x Tính toán giá thành sản phẩm
x Phân tích, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình sản xuất
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Khi nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng hạn chế thì vấn đề đặt ra cho các doanh
nghiệp sản xuất đồ gỗ, là phải làm thế nào để có thể tiết kiệm được nguyên liệu mà
vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Việc khảo sát và phân tích quy trình sản xuất tại công ty TNHH Minh Phát 2
giúp tôi nắm vững các khâu công nghệ và cách bố trí dây chuyền sản xuất cũng như


2


một số bất cập còn tồn tại ở công ty. Từ đó làm cơ sở để xây dựng một quy trình
công nghệ sản xuất hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đề tài tính toán được tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn từ
đó đưa ra những giải pháp tiết kiệm nguyên liệu, chi phí, giảm giá thành sản phẩm,
điều mà các doanh nghiệp chế biến gỗ luôn hướng tới.
1.4 Giới hạn của đề tài
Để khảo sát toàn bộ dây chuyền và các vấn đề liên quan đòi hỏi một khoảng
thời gian dài, cùng sự quan sát, ghi nhận trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm. Do
thời gian thực tập có hạn nên đề tài chỉ hướng tới những vấn đề quan trọng và cần
thiết nhất trong dây chuyền sản xuất. Sản phẩm ghế Tyler Dining Chair được sản
xuất tại xưởng 2 và 3 nhưng tôi chỉ khảo sát, tính toán năng suất một số máy móc
thiết bị mà sản phẩm đi qua, tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, phế phẩm, giá thành từ đó
đưa ra những giải pháp để quy trình sản xuất được phù hợp hơn.

3


Chương 2:
TỔNG QUAN
2.1. Vị thế của ngành Chế biến lâm sản
Được kỳ vọng là một trong những mặt hàng xuất khẩu trụ cột của Việt Nam
với nhiều tiềm năng phát triển, nhóm ngành gỗ thời gian qua đã thu hút khá nhiều sự
quan tâm đầu tư của các tổ chức tín dụng và các ngân hàng trong và ngoài nước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, từ đầu 2010 đến nay, kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm gỗ cả nước ước đạt hơn 1,5 tỷ USD, tăng gần 35% so với cùng
kỳ năm 2009. Hiện tại, giá trị đơn hàng mà doanh nghiệp gỗ ký kết với các đối tác
nhập khẩu cũng ước đạt hơn 3 tỷ USD

Xuất khẩu đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ ngoài trời của Việt Nam trong thập niên
vừa qua tăng rất mạnh, đã đưa Việt Nam vào nhóm 15 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn
nhất trên thế giới (FAO). Thị trường chính của đồ gỗ Việt Nam là Hoa Kỳ (44%);
EU (29%); Nhật Bản (10%); Trung Quốc (3%); Đài Loan (1%).
Năm 2010, đồ gỗ tiếp tục là một trong những ngành đem lại kim ngạch nằm
trong top đầu xuất khẩu của Việt Nam. Theo tính toán của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản
Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ dự kiến trong năm 2015 sẽ đạt ở con
số 4,5 tỷ USD và 7 tỷ USD vào 2020.
So với nhiều ngành kinh doanh khác, có thể thấy sự hấp dẫn của ngành gỗ đến
từ tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, độ an toàn và ổn định của hoạt động sản
xuất kinh doanh và hơn nữa là lợi thế cạnh tranh của một quốc gia có nguồn nguyên
liệu dồi dào. Tuy nhiên, bên cạnh mặt hấp dẫn vẫn còn những mặt chưa hoàn thiện,
hiện ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc đến 80% nguyên liệu từ nước ngoài.
Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa bớt "choáng" với giá nguyên liệu nhập
khẩu tăng lại phải “gồng” mình cạnh tranh nguyên liệu gay gắt ngay trên sân nhà
khi các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường thu gom nguyên liệu.

4


Ngành gỗ vẫn đang thiếu đội ngũ người lao động có kỹ thuật cao, số lao động
chiếm khoảng 3-5%, công nhân kỹ thuật khoảng 25-30%; lao động phổ thông gần
70-75%...Việc sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên lấy số lao động không có tay nghề thay
thế cho lao động được đào tạo.
Hiện tại, có một số thành công nhất định trên thương trường quốc tế nhưng thị
trường đồ gỗ nội địa vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo đánh giá của một số
chuyên gia, quy mô thị trường đồ gỗ trong nước của Việt Nam khoảng từ 0,8-1 tỷ
USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến thị trường
này nên đồ gỗ ngoại nhập của Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và một số nước
khác đang chiếm thị phần cao hơn.

Có thể thấy rằng, gỗ là một ngành kinh doanh hấp dẫn với nhiều lợi thế cạnh
tranh và việc các tổ chức tín dụng, ngân hàng hay quỹ đầu tư nhỏ lẻ đầu tư hỗ trợ
ngành gỗ không phải là điều quá bất ngờ. Tuy nhiên, làm thế nào để các rào cản gia
nhập đầu tư thông thoáng và tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư là điều mà
bản thân các doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực. Để ngành gỗ Việt Nam có thể
tiến xa, giữ vững là trụ cột xuất khẩu chính của nền kinh tế nước nhà ở thời điểm
hiện tại và cả trong tương lai.
2.2 Vài nét về Công ty TNHH Minh Phát 2
2.2.1 Quá trình hình thành

Hình 2.1: Hình Công ty
5


Hình 2.2: Sơ đồ Công ty
Công ty TNHH Minh Phát 2 được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 4602000704 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp ngày
18/03/2003. Công ty chuyên sản xuất sản phẩm gỗ nội thất xuất khẩu.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Minh Phát 2
Đại diện: Ông Điền Quang Hiệp – Giám Đốc Công ty
Bà Võ Thị Minh Thiều - Phó Giám Đốc Công ty
Trụ sở chính: Ấp Bình Phước A, xã Bình Chuẩn, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình
Dương.
Tổng số vốn: 10.000.000.000 đồng
Diện tích: 30.000 m2
Tổng số lao động:
Thị trường xuất khẩu: Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu.
Fax: 0653-3788778
Email:
Website:

6


2.2.2 Quá trình phát triển của công ty
Hơn 10 năm thành lập công ty đã và đang không ngừng phát triển mạnh mẽ.
những năm đầu thành lập công ty chỉ sản xuất bàn ghế xuất khảu sang Hàn Quốc,
tuy nhiên do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài đã ảnh hưởng đến sự phát triển của
công ty, quá trình xuất khảu gặp nhiều khó khăn, đơn hàng giảm. Ngoài ra còn gặp
nhiều khó khăn về: vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc trang thiết bị. Trước tình
hình đó công ty đã kịp thời thay đổi những dòng sản phẩm phù hợp với thị hiếu
khách hàng, đồng thời vẫn luôn tìm mối quan hệ với khách hàng có thêm thị trường
mới như Mỹ, Nhật giúp quá trình sản xuất đượn điều đặn, góp phần đem lại lợi
nhuận cho công ty, doanh thu tăng trưởng cao
2.2.3 Tình hình nguyên liệu và các loại hình sản phẩm tại Công ty
™ Tình hình nguyên liệu
Công ty sử dụng hai nguồn nguyên liệu là gỗ tự nhiên và và nhân tạo. Tùy
rừng đơn hàng và yêu cầu của khách hàng mà công ty mua với các quy cách khác
nhau nhưng chất lượng luôn ổn định và độ ẩm từ 8 – 12%. Nguyên liệu nhập về điều
là gỗ xẻ và đã qua tẩm sấy nhằm giảm thời gian sản xuất của công ty. Thường có
kích thước chiều dày là 18; 20; 23; 26; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65; 75 mm, kích
thước chiều rộng là 45; 55; 65; 75; 85; 95; 105 mm, kích thước chiều dài là 1000;
1200; 2000 mm. Nguồn gỗ nhân tạo là MDF ván ép được nhập về Công ty dưới
dạng tấm lớn có kích thước 1830 × 2440 và có nhiều quay cách chiều dày khác nhau
như 6; 9; 12; 15; 17; 18; 21; 25; 30 mm, chiều rộng 1220; 1830 mm, chiều dài
2440mm. Để có quy cách cần thiết Công ty tiến hành ghép thanh, ghép tấm tùy theo
yêu cầu.
™ Các loại hình sản phẩm
Hiện nay đối tác lớn nhất tại Công ty là thị trường Mỹ và một số thị trường
như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Sản phẩm tại Công ty khá phong phú và đa dang về mẫu mã, phần lớn được

sản xuất theo đơn đặt hàng. Sản phẩm chủ yếu bao gồm bàn, ghế, giường, tủ, kệ.
Các sản phẩm ở Công ty có mẫu mã đẹp, kết cầu dơn giản nhưng vững chắc, có khả
7


năng chống chịu với sự htay đổi của mội trường, có màu sắc hài hòa tạo cho người
dùng có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Một số sản phẩm của Công ty đã và đang sản
xuất trong thời gian tôi thực tập được thể hiện từ hình 2.3 đến 2.8

Hình 2.3: Counter/Bar Stool

Hình 2.4: Torrey Dining
8


Hình 2.5: Occasional

Hình 2.6: Buffet
9


Hình 2.7: Bộ bàn ghế Anseng

Hình 2.8: Showroom

10


2.2.4 Tình hình nhân sự và công tác tố chức quản lý của Công ty
a. Sơ đồ tổ chức của Công ty

Với cách quản lý kiểu gia đình các cán bộ điều hành trực tiếp xuống xưởng
nên bộ máy quản lý gọn nhẹ và linh động

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng

Phòng

Phòng

Kinh

Kế

Nhân

Doanh

Toán

Sự

Phòng
Kế
hoạch,
Vật tư


Phòng
Ban
Điều

Phòng
QCKCS

Phòng
thiết
kế

Hành

Các phân xưởng
1,2,3,4,5

Hình 2.9: sơ đồ tổ chức công ty

11

Phòng
Mẫu


™ Giám đốc
Là người đại diện pháp lý cho công ty, thực hiện chức năng điều hành, quản
lý cao nhất và trực tiếp đưa ra các biện pháp giải quyết khó khăn trong hoạt động
kinh doanh của công ty.
™ Phó giám đốc
Là người cộng tác đắc lực của giám đốc, thay mặt giảm đốc chủ động giải

quyết công việc theo chức năng, chiệu trách nhiệm trước giám đốc và phần công
việc được phân công, hoành thành nhiệm vụ do giám đốc giao phó theo đúng chủ
trương chính sách và điều lệ của công ty.
™ Phòng kế toán
Ghi chép phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cân đối tài khoàn xác
định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo kế toán theo quy chế hiện hành.
Xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý và theo dõi tình hình tài chình toàn công
ty, quản lý thu chi tiền mặt,tiền gửi ngân hàng, thanh toán công nợ, nộp thuế và các
khoản nộp khác cho nhà nước.
Giúp giám đốc dánh giá đúng tình hình, kết quả, hiệu suất kinh doanh để có
hướng chỉ đạo sản xuất đạt kết quả cao.
Lập kế hoạch cân đối nhu cầu vốn, huy động sử dụng vốn một cách hiệu quả
hợp lý, hệ thống thống kê chính xác số liệu trong công ty.
Quyết toán tài chình theo định kỳ.
Bảo quản và lưu trử tài liệu kế toán.
™ Phòng xuất nhập khẩu
Tiến hành các phương án đầu tư chế biến hàng xuất khẩu, tiến tới xuất khẩu
các mặt hàng do đơn vị nước ngoài có nhu cầu, tìm nguồn hàng mới để tăng kinh
ngạch xuất khẩu cảu công ty. Tổ chức, thực hiện việc xuất khẩu của công ty sao cho
hợp lý nhất, có hiệu quả nhất.
™ Phòng nhân sự
Sắp xếp xây dựng lịch làm việc hàng tuần theo yêu cầu hội họp và lên kế
hoạch cấp phát văn phòng phẩm.
12


Làm thủ tục ghi chép các biên bản trong cuộc hợp giám đốc triệu tập
Quản lý thông tin đều hành các phương tiện đi lại phục vụ công tác và đưa
đoán công nhân viên
Thực hiện mọi chính sách chế độ của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên

theo yêu cầu của vụ
Quy định quy chế khen thưởng, kỷ luật trong nội bộ công ty
Bảo vệ sức khỏe công nhân viên công ty
Tổ chức công tác đào tạo theo kế hoạch
Kiểm tra thi nâng bậc và tai nghề cho công nhân kỹ thuật theo định kỳ hằng
năm.
Lập kế hoạch lao động tiền lương, tính lương và theo dõi kiểm tra việc chấm
công của cán bộ- công nhân viên hằng ngày.
Tính bảo hiểm xã hội và bão hiểm y tế, quyết toán hằng tháng với công ty bảo
hiểm
™ Phòng kinh doanh
Giúp giám đốc trong công tác kế hoạch và tiệu thụ sản phẩm
Xây dựng tổng hợp kế hoạch sản xuất và tiến độ sản xuất từng kỳ, tháng, năm
theo nhu cầu của thị trường và các khả năng cung, ứng khác.
Tìm kiếm, khai thác thị trường, các cơ hội đầu tư, hợp tác với nước ngoài và
giao dịch với khách hàng về tiến độ xuất hàng.
Lên kế hoạch xuất hàng và gửi về phòng sản xuất để tiến hành sản xuất.
™ Phòng thiết kế
Sáng tạo, tìm tòi các mẫu mã ngày càng đa dạng, chất lượng để đáp ứng được
nhu cầu của thị trường.
Từ mẫu mã truyền thống tạo ra mẫu mã phù hợp với ngày nay.
Luôn luôn nghiên cứu và tìm ra những mẫu mã mới để mỡ rộng thị trường
xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo lòng tin của khách hàng.

13


™ Phòng IT
Tổ chức thông tin nội bộ nhằm năng cao hiệu quả quản lý của công ty.

Tổ chức thu thập, cung cấp thông tin một cách khoa học chọn lọc thông tin tốt
nhằm phục vụ cho lãnh đạo công ty.
Quản lý điều hành mạng vi tính, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sử dụng hiệu
quả máy tính trong công ty, kiểm soát toàn bộ hệ thống máy vi tính.
™ Phòng bảo vệ
Giúp công tác bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn tài sản của công ty. Kiểm tra,
kiểm soát người, phương tiện ra và công ty. Xây dựng lực lượng tự vệ, tổ chức huấn
luyện định kỳ.
Có quyền giữ, lập biên bản người vi phạm xâm nhập tài sản công ty.
™ Phòng kỹ thuật
Chiệu trách nhiệm về việc sản xuất, tạo ra sản phẩm theo từng mẫu mã mà
khách hàng đã chọn.
Hoàng thiện những sản phẩm mới đảm bảo sản phẩm đúng với quy cách, chất
lượng của khách hàng.
Kiểm tra kỹ thuật trước khi đóng gói hàng hóa.
™ Phòng kế hoạch, vật tư
Dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng xem xét số lượng nguyên vật liệu cần
dùng bao nhiêu là hợp lý. Nhu cầu của khách hàng về chất lượng và mẫu mã. Sau đó
tiến hành mua vật tư, nguyên liệu để quá trình sản xuất không bị trì trệ. Nhằm đảm
bảo thời gian giao hàng theo đúng kế hoạch xuất hàng.
™ Tổ cơ khí
Chịu trách nhiệm về viếc vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị
toàn bộ hệ thống của công ty.
Bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, điện thoại, máy lạnh của công ty.
b. Tình hình nhân sự

14


Bảng 2.1: tình hình nhân sự

STT

Các phòng ban

Số lượng người

1

Ban giám đốc

2

2

Phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu

10

3

Phòng kế toán

7

4

Phòng hành chính, nhân sự

8


5

Phòng kỹ thuật

10

6

Phòng kế hoạch, vật tư

13

7

Xưởng 1,2

8

Xưởng 3

9

Xưởng 5

800

2.2.5 Tình hình máy mốc thiết bị tại công ty
Hiện nay máy móc thiết bị của công ty tuy đã đầu tư một số máy móc thiết bị
hiện đại nhưng so với mặt bằng chung thì vẫn còn thô sơ, không hiện đại, còn dựa
vào tay nghề công nhân là chính. Tuy vậy máy móc thiết bị phần lớn là nhập khẩu

từ Nhật, Đài Loan nên khá bền, hình dáng gọn nhẹ, hiệu quả và độ chính xác gia
công cao. Bên cạnh vẫn còn một số máy móc khá cũ, thường xuyên xảy ra hỏng hóc
trong quá trình sản xuất, một số máy móc được công ty chỉnh sửa cho phù hợp với
sản phẩm cũng như một số máy tự chế như máy chà cước. Nhìn chung máy móc ở
công ty khá đầy đủ đáp ứng được những yêu cầu sản xuất từ những sản phẩm đơn
giản cho tới phức tạp.
2.2.6. Yêu cầu chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm
2.2.6.1 yêu cầu chất lượng của nguyên liệu
x Độ ẩm gỗ đạt từ: 8 – 12%
x Gỗ phải được xử lý chống mốc và mối mọc đạt thuốc bảo quản. Nồng độ và
độ thấm của gỗ phải đạt yêu cầu: mẫu thử có màu đỏ tươi, thẩm thầu hoàn toàn trên
thanh gỗ, kiểm tra 10 mẫu/ m3.
15


×