Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOÀI THẢO MỘC VÀ NẤM KÝ SINH PHÕNG TRỪ NHỆN LÔNG NHUNG (Eriophyes sp.) HẠI NHÃN TIÊU DA BÕ TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOÀI THẢO MỘC VÀ
NẤM KÝ SINH PHÕNG TRỪ NHỆN LÔNG NHUNG (Eriophyes
sp.) HẠI NHÃN TIÊU DA BÕ TẠI TỈNH TIỀN GIANG

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2009-2013

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TẠ THỊ ÁNH HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/ 2013


i

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOÀI THẢO MỘC VÀ
NẤM KÝ SINH PHÕNG TRỪ NHỆN LÔNG NHUNG (Eriophyes
sp.) HẠI NHÃN TIÊU DA BÕ TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Tác giả
TẠ THỊ ÁNH HỌC


Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sƣ
ngành Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
ThS. Lê Cao Lƣợng

ThS. Trần Thị Mỹ Hạnh

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn nghiên cứu “Đánh giá hiệu lực của một số loài
thảo mộc và nấm ký sinh phòng trừ nhện lông nhung (Eriophyes sp.) hại nhãn tiêu da bò
tại tỉnh Tiền Giang” bên cạnh sự cố gắng, phấn đấu hết mình của bản thân, em còn nhận
đƣợc sự khích lệ, giúp đỡ
Từ tận sâu trong đáy lòng con khắc ghi công ơn sinh thành, nuôi dƣỡng, dạy dỗ và
tất cả những gì ba mẹ đã hy sinh để con đƣợc trƣởng thành nhƣ ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông học, trƣờng đại học Nông
Lâm Tp Hồ Chí Minh đã luôn tạo điều kiện rất tốt cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trƣờng đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, luôn quan tâm, dìu
dắt và luôn giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, cũng nhƣ trong quá trình thực hiện
đề tài. Đặc biệt, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Cao Lƣợng và
chị Trần Thị Mỹ Hạnh,những ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện
khóa luận.

Dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép
nhƣng chắc chắn rằng còn những thiếu sót, em kính mong nhận đƣợc sự tận tình chỉ bảo
của thầy cô và bạn bè.


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiệu lực của một số loài thảo mộc và nấm ký sinh phòng trừ nhện
lông nhung (Eriophyes sp.) hại nhãn tiêu da bò tại tỉnh Tiền Giang” do Tạ Thị Ánh Học
thực hiện với sự hƣớng dẫn của Th.S Lê Cao Lƣợng và ngƣời đồng hƣớng dẫn Th.S Trần
Thị Mỹ Hạnh. Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 03/2013 đến tháng 07/2013, tại phòng côn
trùng, bộ môn bảo vệ thực vật,thuộc Viện cây ăn quả Miền Nam nhằm xác định chế
phẩm sinh học hiệu quả trong phòng trừ nhện lông nhung (Eriophyes sp.), là tác nhân
truyền bệnh chổi rồng trên nhãn tiêu da bò. Để đáp ứng mục đích trên đề tài thực hiện 3
thí nghiệm nhƣ sau:
Thí nghiệm 1: Hiệu lực của dịch chiết thảo mộc có hiệu quả phòng trừ nhện lông
nhung trong điều kiện phòng thí nghiệm, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 9
nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp 1 hộp nhựa, 50 con ấu trùng nhện lông nhung
(Eriophyes sp.) tuổi 2 mỗi hộp nhựa, thu đƣợc kết quả dịch chiết từ củ hành ở nồng độ
0,5% điều chế bằng máy chiết SOXHLET có hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung đạt
hiệu lực cao 83,44% , kế đến là dịch chiết củ tỏi ở nồng độ 0,10% điều chế bằng phƣơng
pháp thủ công đạt hiệu lực 74,85% và dịch chiết từ củ hành ở nồng độ 0,50% đạt hiệu lực
74,23% và rất khác biệt so với nghiệm thức thuốc về mặt thống kê.
Thí nghiệm 2: Khảo nghiệm hiệu quả diệt nhện lông nhung (Eriophyes sp.) của
các dịch chiết thảo mộc sau 3 tháng tồn trữ ở điều kiện phòng thí nghiệm, bố trí tƣơng tự
nhƣ thí nghiệm 1, kết quả cho thấy dịch chiết từ củ hành ở nồng độ 0,50% vẫn có hiệu
lực diệt nhện hại nhãn đạt 70,33%.
Thí nghiệm 3: Khảo nghiệm hiệu quả ký sinh nhện lông nhung (Eriophyes sp.)
của một số loài vi sinh vật trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo

kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 cây nhãn
con 45 ngày tuổi trồng trong ly nhựa, mỗi cây chọn ra 100 con ấu trùng nhện tuổi 2 và
loại bỏ sạch nhện còn lại, theo dõi tỷ lệ nhện sống trên tổng nhện thí nghiệm ở các thời
điểm 3, 7, 10, 14 NSP. Kết quả cho thấy nấm Metarhizium anisopliae có hiệu quả ký
sinh nhện lông nhung (Eriophyes sp.) cao đạt 95,80%, kế đến là nấm Paecilomyces sp.
đạt 79,41 % và thấp nhất là nấm Beauveria bassiana đạt 17,66 % ở thời điểm 14 NSP.
Theo phân tích thống kê, các nghiệm thức trên có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với đối


iv
chứng, riêng nghiệm thức nấm Beauveria bassiana không có ý nghĩa về mặt thống kê ở
các thời điểm 3, 7, 10, 14 NSP.
Thí nghiệm 4: Khảo sát hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung của dịch chiết thảo
mộc có triển vọng và vi sinh vật ký sinh hiệu quả ở điều kiện ngoài đồng, đƣợc bố trí
theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, với 4 nghiệm thức, 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1
cây, mỗi cây theo dõi 4 hƣớng, một cành/ hƣớng, 10 lá chét/ cành, ghi nhận mật số nhện
sống ở các thời điểm 1, 3, 7, 10, 14 NSP, cho thấy nấm xanh Metarhizium anisopliae
Sorok đạt hiệu quả ký sinh trên 80% ở nồng độ 2,5x109 bào tử/g. Dịch chiết từ củ hành
đạt hiệu lực cao trên 70% .


v

MỤC LỤC
Trang

Trang tựa ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ...........................................................................................................................iii
Mục lục ........................................................................................................................... v

Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
Danh sách các hình .......................................................................................................... x
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích, yêu cầu, giới hạn đề tài............................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ..................................................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ....................................................................................................................................... 2
1.2.3 Giới hạn đề tài ............................................................................................................................ 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 3
2.1 Giới thiệu về cây nhãn ............................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố nhãn trong và ngoài nƣớc ................................................................... 3
2.1.2 Một số giống nhãn trồng............................................................................................................ 3
2.3 Một số loài nhện Eriophyes sp. .................................................................................. 7
2.3.1 Giới thiệu bộ nhện Acari............................................................................................................ 7
2.3.2 Nhện Eriophyes litchii Keifer (Acari: Eriophyidae) ................................................................ 7
2.3.3 Nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi Kuang (Acari: Eriophyidae).................................... 8
2.3.4 Nhện Phyllocoptruta oleivora Ashmead (Acari: Eriophyidae) ............................................ 10
2.4 Giới thiệu một số nấm gây bệnh côn trùng ............................................................... 11
2.4.1 Điều kiện để nấm tấn công côn trùng ..................................................................................... 12
2.4.2 Phƣơng thức xâm nhiễm và phát triển của nấm ký sinh côn trùng....................................... 12
2.4.3 Đặc tính loài nấm Paecilomyces sp. ký sinh côn trùng ......................................................... 12
2.4.3.1 Nguồn gốc, phân loại và phân bố ....................................................................... 13


vi
2.4.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Paecilomyces sp. .................................... 13
2.4.3.3 Yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự ký sinh của nấm Paecilomyces sp. ........... 14
2.4.3.4 Đặc tính diệt côn trùng của nấm Paecilomyces sp. ............................................. 15
2.4.3.5 Những thành tựu và ứng dụng của nấm Paecilomyces sp. .................................. 15

2.4.4 Đặc tính của loài nấm Beauveria bassiana ký sinh côn trùng .............................................. 16
2.4.4.1 Nguồn gốc và phân bố ....................................................................................... 16
2.4.4.2 Đặc điểm hình thái của nấm Beauveria bassiana (Bb) ....................................... 17
2.4.4.3 Các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến ký sinh của nấm Bb ................................ 17
2.4.4.4 Độc tố và cơ chế tác động của nấm Bb ............................................................... 18
2.4.4.5 Những thành tựu và ứng dụng của nấm Bb ........................................................ 18
2.4.5 Đặc tính của nấm Metarhizium anisopliae ký sinh côn trùng............................................... 20
2.4.5.1 Nguồn gốc và phân bố ....................................................................................... 20
2.4.5.2 Đặc điểm hình thái của nấm Metarhizium anisopliae (Ma)................................ 20
2.4.5.3 Độc tố và cơ chế tác động của nấm Ma .............................................................. 20
2.4.5.4 Các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến ký sinh của nấm Ma ............................... 21
2.4.5.5 Những thành tựu và ứng dụng của nấm Metarhizium anisopliae ........................ 22
2.5 Một số thuốc thảo mộc và hóa học sử dụng trong thí nghiệm ................................... 23
2.5.1 Sơ lƣợc về một số thuốc thảo mộc .......................................................................................... 23
2.5.1.1 Tỏi (Allium sativum L.) ...................................................................................... 23
2.5.1.2 Hành (Allium cepa L.) ........................................................................................ 25
2.5.1.3 Bột tỏi Well ....................................................................................................... 25
2.5.2 Chế phẩm Ometar .................................................................................................................... 26
2.5.3 Thuốc hóa học Proclaim 1.9 EC ............................................................................................. 26
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................................................. 27
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 27
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................................... 27
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................................ 27
3.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 27
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 28
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 28
3.4.1 Hiệu lực của dịch chiết thảo mộc có hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung (Eriophyes sp.)
trong điều kiện phòng thí nghiệm..................................................................................................... 31



vii
3.4.2 Khảo nghiệm hiệu quả diệt nhện lông nhung (Eriophyes sp.) của các dịch chiết thảo mộc
sau 3 tháng tồn trữ ở điều kiện phòng thí nghiệm ........................................................................... 32
3.4.3 Khảo nghiệm hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung (Eriophyes sp.) của một số loài vi sinh
vật trong điều kiện phòng thí nghiệm............................................................................................... 32
3.4.4 Khảo sát hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung (Eriophyes sp.) của dịch chiết thảo mộc và
vi sinh vật ký sinh có hiệu quả ở điều kiện ngoài đồng .................................................................. 34
3.4.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu ....................................................................................................... 35
Chƣơng 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................. 36
4.1 Hiệu lực dịch chiết thảo mộc có hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung Eriophyes sp.
trong điều kiện phòng thí nghiệm .................................................................................. 36
4.2 Khảo nghiệm hiệu quả diệt nhện lông nhung (Eriophyes sp.) của các dịch chiết thảo
mộc sau 3 tháng tồn trữ ở điều kiện phòng thí nghiệm ................................................... 38
4.3 Khảo nghiệm hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung của một số sản phẩm vi sinh vật
trong điều điều kiện phòng thí nghiệm ........................................................................... 39
4.4 Khảo sát hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung (Eriophyes sp.) của dịch chiết thảo
mộc và vi sinh vật ký sinh ............................................................................................. 41
Chƣơng 5 ....................................................................................................................... 44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................................ 44
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 44
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 45
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 53


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt (ký hiệu)


Viết đầy đủ

Bb

Beauveria bassiana Vuill

Cm

Centimet

ĐBSCL
GSP
Ha

Đồng bằng sông Cửu Long
Giờ sau phun
Hecta

LLL

Lần lặp lại

Ma

Metarhizium anisopliae Sorok

Ml

Mililit


NT

Nghiệm thức

STT

Số thứ tự

NSP

Ngày sau phun

G

gam


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thời gian các pha phát triển (ngày) của nhện ở nhiệt độ 25°C và 30°C ......... 10
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của tỏi ............................................................................ 24
Bảng 3.1 Các nghiệm thức thí nghiệm ........................................................................... 31
Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm ........................................................................... 33
Bảng 3.3 Các nghiệm thức của thí nghiệm khảo sát hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung
(Eriophyes sp.) của dịch chiết thảo mộc và vi sinh vật ký sinh có hiệu quả ở điều kiện
ngoài đồng ..................................................................................................................... 34
Bảng 4.1: Mật số trung bình nhện lông nhung Eriophyes sp. ở các nồng độ khác nhau
của dịch chiết từ củ hành và củ tỏi trong điều kiện phòng thí nghiệm ............................ 36

Bảng 4.2: Hiệu lực phòng trừ nhện lông nhung của dịch chiết từ củ hành và củ tỏi ở các
nồng độ khác nhau ......................................................................................................... 36
Bảng 4.3 Mật số trung bình nhện lông nhung Eriophyes sp. ở các nồng độ khác nhau của
dịch chiết từ củ hành và củ tỏi sau 3 tháng tồn trữ.......................................................... 38
Bảng 4.4 Hiệu lực phòng trừ nhện lông nhung của dịch chiết từ củ hành và củ tỏi ở các
nồng độ khác nhau sau 3 tháng tồn trữ ........................................................................... 38
Bảng 4.5 Mật số trung bình nhện lông nhung (Eriophyes sp.) ở các nghiệm thức .......... 39
Bảng 4.6 Hiệu lực của một số vi sinh vật ký sinh nhện lông nhung trong điều kiện phòng
thí nghiệm ..................................................................................................................... 40
Bảng 4.7 Mật số trung bình nhện lông nhung (Eriophyes sp.) của các nghiệm thức thí
nghiệm ở điều kiện ngoài đồng ...................................................................................... 41
Bảng 4.8 Hiệu lực của dịch chiết từ thảo mộc và nấm ký sinh ở điều kiện ngoài đồng .. 42


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Chồi hoa bị chổi rồng ...................................................................................... 6
Hình 3.1: Bộ chiết SOXHLET ..................................................................................... 28
Hình 3.2: Bộ chƣng cất dung môi ................................................................................. 29
Hình 3.3 Quần thể nhện lông nhung Eriophyes sp. ........................................................ 29
Hình 3.4 Nhện lông nhung Eriophyes sp. tuổi 2 ............................................................ 29
Hình 4.1 Nhện lông nhung Eriophyes sp. bị nấm Metarhizium anisopliae ký sinh. ....... 43
Hình 4.2 Nấm Metarhizium anisopliae mọc ra ngoài cơ thể nhện lông nhung Eriophyes
sp. .................................................................................................................................. 43


1


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nhãn là một trong những loại cây ăn trái chủ lực của nƣớc ta nhất là ở các tỉnh phía
Nam, hiện nay nhãn Tiêu da bò đang có triển vọng xuất khẩu sang thị trƣờng châu Âu,
nhƣng trong những năm gần đây hiện tƣợng chổi rồng ngày càng lan rộng đã bộc phát
thành dịch, nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn đến sản xuất nhãn.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Mạnh Hà và ctv. (2007) nhện lông nhung là môi
giới truyền bệnh chổi rồng trên nhãn. Nhện lông nhung là loài có kích thƣớc rất nhỏ
không thể quan sát đƣợc bằng mắt thƣờng nên việc kiểm soát và phòng trừ gặp rất
nhiều khó khăn. Hiện nay nông dân phòng trị nhện chủ yếu bằng cách sử dụng các loại
thuốc hóa học, phun rất nhiều lần với liều lƣợng cao nhƣng hiệu quả quản lý nhện
không cao, làm nhện tăng tính kháng và dễ bộc phát thành dịch.
Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu sử dụng các loài cây thực vật có
chứa một số độc tố để chế biến thuốc trừ sâu thảo mộc đã đƣợc tiến hành trên thế giới,
nhiều sản phẩm chiết xuất từ thảo mộc đã đƣợc báo cáo có tính độc, gây xua đuổi và
gây ngán ăn cho nhiều loại côn trùng (Huang và ctv., 2000, Azima và ctv.,2012).
Trong đó, dịch chiết từ củ hành (Allium cepa) có khả năng diệt nhện đỏ rất hiệu quả
(Bissdorf, 2000). Theo Gengaihi và ctv. (2000) dịch chiết từ củ nghệ (Curcuma
domestica) có chứa nhiều thành phần trong đó có chức acid béo có hiệu quả diệt nhện
đỏ khá tốt.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu sử dụng nấm Beauveria bassiana và các loài nấm ký
sinh đã đƣợc thực hiện trong quản lý nhện thuộc họ Tetranychid trong điều kiện phòng
thí nghiệm và nhà lƣới (Alves ctv., 2002; Irigaray ctv., 2003, Shi và Feng, 2004,
Chandler và ctv., 2005). Barreto và ctv., 2004 báo cáo nấm Beauveria bassiana có khả
năng quản lý nhện cái Mononychellus tanajoa ở mật số bào tử 108/ ml.


2


Do đó việc tìm ra và phát triển các loại thảo mộc và vi sinh vật có khả năng quản lý
nhện lông nhung là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Đánh giá hiệu lực của một số loài thảo mộc và
nấm ký sinh phòng trừ nhện lông nhung (Eriophyes sp.) hại nhãn tiêu da bò tại tỉnh
Tiền Giang” đƣợc thực hiện.
1.2 Mục đích, yêu cầu, giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Xác định đƣợc loài thảo mộc và nấm ký sinh hiệu quả trong phòng trừ nhện lông
nhung (Eriophyes sp.), là tác nhân truyền bệnh chổi rồng trên nhãn tiêu da bò, góp
phần phòng trừ nhện trên nhãn bằng biện pháp sinh học.
1.2.2 Yêu cầu
- Thu thập nhện lông nhung (Eriophyes sp.) tại vƣờn nhãn nhiễm chổi rồng
- Điều chế một số dịch trích thảo mộc
- Khảo nghiệm hiệu quả phòng trừ nhện lông nhung của một số dịch trích thảo mộc
- Theo dõi khả năng ký sinh nhện lông nhung của một số loài nấm gây bệnh côn
trùng.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đề tài đƣợc tiến hành từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013. Các thí nghiệm đƣợc thực
hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng bộ môn Bảo vệ thực vật-Viện Cây ăn quả miền
Nam và vƣờn nhãn tại xã Dƣỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang với đối
tƣợng nghiên cứu là nhện lông nhung Eriophyes sp. trên cây nhãn tiêu da bò.


3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây nhãn
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố nhãn trong và ngoài nƣớc

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cây nhãn có nguồn gốc ở miền Nam Trung
Quốc và cũng là nƣớc có diện tích nhãn lớn và sản lƣợng vào loại hàng đầu trong các
nƣớc trồng nhãn. Ngoài Trung Quốc, nhãn đƣợc trồng nhiều ở Thái Lan, Ấn Độ,
Malaysia, Việt Nam, Philippines…Đến thế kỷ 19 nhãn mới đƣợc trồng ở châu Mỹ,
châu Phi, châu Đại Dƣơng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (Trần Thế Tục, 2000).
Diện tích trồng nhãn của Trung Quốc năm 1995 là hơn 80.000 ha, tập trung
nhiều ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên,Vân Nam…Ở Thái Lan, diện
tích trồng nhãn là 31.855 ha với sản lƣợng hằng năm là 87.000 tấn, trồng chủ yếu ở
các tỉnh phía Bắc: Chiang Mai, Lam Phun, Phrae (Trần Thế Tục, 2000).
Ở Việt Nam, cây nhãn đã đƣợc trồng rất lâu cách đây 300 năm ở miền Bắc (Vũ
Công Hậu, 1982). Hiện nay, nhãn đƣợc trồng nhiều ở cả 2 miền Nam, Bắc. Ở miền
Bắc trồng nhiều ở Đồng bằng Bắc bộ. Ở miền Nam tập trung ở Đồng bằng sông Cửu
Long và ở các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An…Đặc biệt hai tỉnh Vĩnh Long và
Bến Tre diện tích tăng nhanh và quy mô lớn (Trần Thế Tục, 2000).
2.1.2 Một số giống nhãn trồng
a. Giống nhãn trong nƣớc
Nhãn long: Bản lá to dày, lá kép có khoảng 4 cặp lá chét, trái to, hạt lớn, để lộ vết
trắng, cơm mỏng, nƣớc nhiều, ăn ngon thơm, giống này tỷ lệ phần thịt kém. Có thể
dùng làm gốc ghép vì sức sống mạnh. Giống này đang bị loại dần trong sản xuất
(Nguyễn Văn Kế, 2008).
Tiêu da bò: Màu vỏ vàng, cơm dày, ráo (ít nƣớc), chùm lớn, có 5 cặp lá chét, bản lá
nhỏ, thuôn nhọn, kích thƣớc quả từ nhỏ đến trung bình, năng suất cao. Thời gian nuôi


4

quả dài nên thƣờng làm 2 năm 3 vụ. Những năm đầu thế kỷ 21 ghi nhận nhãn tiêu da
bò bị bệnh đọt chổi khá nhiều (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Tiêu lá bầu: Lá tròn hơn tiêu da bò, 5 cặp lá chét. Năng suất cao. Thịt quả không
ráo bằng tiêu da bò nên giá rẽ hơn (Nguyễn Văn Kế, 2008).

Tiêu trắng: Năng suất kém, chùm trái nhỏ và thƣa, quả nhỏ, vỏ vàng nhạt. Hạt nhỏ,
cơm dòn, ngọt vừa (Nguyễn Văn Kế).
Tiêu hồng: Quả hơi dẹp theo bề nghiêng, gần cuống quả trƣớc khi chín ửng hồng,
cơm dòn ít nƣớc, hạt trung bình (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Tiêu me: Hạt nhỏ, cơm ngọt, dòn, ít nƣớc, trái tròn dẹp (theo bề đứng). Điểm đặc
biệt là vỏ, thân, cành có vết nứt trông giống vỏ cây me. Giống này có năng suất thấp
(Nguyễn Văn Kế, 2008).
Thái long tiêu: Đầu lá bầu, vỏ quả vàng nhạt, trái trung bình, hạt nhỏ, cơm dòn,
thơm (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Nhãn xuồng: Quả to, đƣờng kính có thể vƣợt 3 cm, đƣợc trồng tại Bà Rịa Vũng
Tàu, gần cuống lõm sâu, cơm ráo, dòn, thơm. Có 2 loại: xuồng cơm trắng và xuồng
cơm vàng (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Nhãn bánh xe: Trồng tại Vũng Tàu, quả to, 15 – 19 g, cơm dày, hạt nhỏ, thịt quả
dòn, có mùi thơm đặc trƣng (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Nhãn super: Lá dày, cứng, đọt non đỏ, quả nhỡ, màu vỏ vàng, hạt rất nhỏ, cơm ráo,
dày, cây sinh trƣởng khoẽ, dễ ra hoa và ra hoa nhiều đợt trong năm (Nguyễn Văn Kế,
2008).
Nhãn lồng Hƣng Yên: Ở miền Bắc nƣớc ta có 3 nhóm nhãn: nhãn nƣớc, nhãn lồng,
nhãn cùi. Theo báo cáo của đại học Nông Nghiệp 1 thì trọng lƣợng quả biến động 6 –
14 g, trong đó nhãn lồng Hƣng Yên là giống đã có từ lâu (Nguyễn Văn Kế, 2008).


5

b. Giống nhãn ở nƣớc ngoài
Trung Quốc
Giống Chuliang: Quả lớn, nặng trung bình 12 – 16,5 g. Thịt dày và ráo, phần ăn
đƣợc 69 – 74%, độ brix 20 – 23%, thơm, tỉ lệ sấy khô quả là 35 – 38%, tỉ lệ thịt sấy
khô 13 – 16%, khi sấy khô có màu vàng, cây cho quả sớm, năng suất cao và ổn định
(Nguyễn Văn Kế, 2008).

Giống Fuyan: Quả lớn, vỏ mỏng, hột nhỏ, cơm ráo và dòn, năng suất cao,
nhƣng ăn nhạt, độ brix chỉ độ 15 – 16% nên rất tốt để đóng hộp (Nguyễn Văn Kế,
2008).
Giống Fengko: Năng suất cao, quả to, màu vỏ nâu vàng, thịt dày, ngọt, độ brix
20%, cuống quả dai (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Thái Lan
Giống I Do (Daw): Giống cho quả sớm từ cuối thâng đến đầu tháng 7, năng
suất cao và ổn định, không bị hiện tƣợng cách niên, không nhiễm bệnh “đọt chổi”, quả
to nhƣng hột quá lớn, dùng để xuất tƣơi và chế biến, không neo quả lâu trên cây đƣợc
vì hột có thể nảy mầm ngay trong quả (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Giống Si Chompoo: Giống cho quả lỡ chín từ giữa tháng 7 tới đầu tháng 8, quả
trung bình, hình oval, vỏ nâu nhạt hơi xanh, hột nhỏ, thịt dày, màu hơi hồng, ngọt, độ
brix 21 – 22%, ráo. Khuyết điểm là năng suất thất thƣờng, cây đòi hỏi chăm sóc nhiều
(Nguyễn Văn Kế, 2008).
Giống Biao Khiao (Biew Khiew): Giống cho quả trễ, chín cuối tháng 8 đến
tháng 9, quả tròn, màu xanh nâu, thịt dày dòn, thơm, ngọt, độ brix 22%. Bất lợi là ra
quả thất thƣờng, nhiễm bệnh chổi cùn (Nguyễn Văn Kế, 2008).
2.2 Giới thiệu bệnh chổi rồng
Chổi rồng có tên tiếng Anh là “Witches‟broom”. Ở nƣớc ta, chổi rồng còn đƣợc
gọi với tên khác nhau nhƣ tổ rồng, hoa tre, chổi xề, chổi ma (Trần Thế Tục, 2000). Tác
nhân gây bệnh chổi rồng chƣa đƣợc xác định,có nhiều ý kiến cho là do virus (Chen,
2001) hay do mycoplasma (Menzel và ctv., 1989) hoặc là do nhện Eriophyes
dimocarpi (He và ctv., 2001).
.


6

Dù tác nhân chổi rồng chƣa đƣợc xác định nhƣng có một nhận định chung nhện
Eriophyes dimocarpi đƣợc xem là một nhân tố quan trọng, có thể là môi giới, việc

phòng trừ chúng có vai trò quyết định đến hiệu quả phòng trừ chổi rồng trên nhãn.
Bệnh chổi rồng chủ yếu gây trên các bộ phận non của cây nhãn (Chen và ctv., 2001),
những lá non của chồi nhiễm bị nhỏ và có màu xanh với rìa lá cong, chúng có vẻ còi
cọc và biến dạng có khuynh hƣớng cuộn lại. Chồi trên những nhánh nhiễm co cụm lại
và phát hoa không thể mở rộng. Hoa co cụm và phát triển bất thƣờng và không thể
hình thành quả hoặc phát triển thành những quả nhỏ hay quả rỗng. Một triệu chứng
đặc trƣng của chổi rồng là hình dạng „chổi‟ trên chồi hoa lẫn chồi lá (Menzel và ctv.,
1989). Hiện nay, bệnh chổi rồng đƣợc ghi nhận ở Trung Quốc, Hongkong và Đài
Loan, Thái Lan và Brazil (Menzel và ctv., 1989). Ở miền Bắc Việt Nam, chổi rồng
đƣợc ghi nhận hơn một thập niên trƣớc đây (Đặng Vũ Thanh và Hà Minh Trung,
2007) trong khi đó ở miền Nam đƣợc ghi nhận muộn hơn vào năm 2003 - 2004 ở
Đồng Nai (Mai Văn Trị, 2004). Ở nƣớc ta, chổi rồng đƣợc ghi nhận trên hầu hết vùng
trồng nhãn quan trọng ở cả 3 miền.

Hình 2.1: Chồi hoa bị chổi rồng


7

2.3 Một số loài nhện Eriophyes sp.
2.3.1 Giới thiệu bộ nhện Acari
Acari là bộ nhện nhỏ (để phân biệt với bộ nhện lớn Araneae) của lớp nhện
Arachnida, có gần 540 họ, 124 liên họ, 5.500 chi và 1.200 loài (Lindquist và ctv.,
2009). Nhện nhỏ không có râu, giai đoạn thành trùng và ấu trùng có 4 cặp chân, ngoài
trừ họ Eriophyidae chỉ có 2 cặp chân (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002).
Nhện nhỏ gây hại cây trồng chủ yếu thuộc vào 2 tổng họ Tetranychoidea và
Eriophyoidea. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tập tính gây hại của những loài
nhện hại có ý nghĩa kinh tế cũng nhƣ khả năng phòng chống chúng trong sản xuất
nông nghiệp thƣờng thấy ở các nƣớc Pháp, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản,...(Nguyễn Văn
Đĩnh, 2002). Tại Việt Nam, nhện nhỏ gây hại trên một số cây trồng quan trọng trong

thời gian qua chủ yếu là các loài thuộc họ Eriophyidae.
Nhện Eriophyidae xuất hiện ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á (Meyer, 1981);
Hawai, Pakistan, Việt Nam,...(Nguyễn Văn Đĩnh, 2002).
2.3.2 Nhện Eriophyes litchii Keifer (Acari: Eriophyidae)
Đặc điểm hình thái
Nhện nhỏ hình củ cải cà rốt màu trắng ngà, chiều dài 120-170 µm, chiều rộng 3540 µm, phía cuối cơ thể thon dần. Phía trƣớc cơ thể có 2 đôi chân, vuốt bàn chân 5 tia.
Trên mặt lƣng có 70-72 ngấn cắt ngang (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002; Vũ Khắc Nhƣợng,
2005). Trứng rất nhỏ, màu trắng (Phạm Văn Biên và ctv., 2004).
Đặc điểm sinh học
Thời gian phát dục của trứng nhện 2,5 ngày, nhện non tuổi 1 là 2-3 ngày, nhện non
tuổi 2 là 6 ngày, thời gian trƣởng thành trƣớc đẻ trứng là 1,5 ngày. Vòng đời 13-19
ngày. Đỉnh cao mật độ nhện thƣờng xuất hiện trùng với đợt ra lộc rộ của cây vải. Tuy
nhiên nhiệt độ cao kèm theo ẩm độ cao và mƣa lớn là không thuận lợi đối với sự phát
triển quần thể nhện (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002). Nhện lông nhung có vòng đời 8-10
ngày, trong một năm có thể hoàn thành 13-15 thế hệ (Vũ Khắc Nhƣợng, 2005).
Nhện thƣờng phát triển mạnh vào giai đoạn khi cây ra các đọt non và mật số tăng
cao vào tháng 4-5 dƣơng lịch (Vũ Khắc Nhƣợng, 2005). Vụ vải xuân nhện lông nhung
phát triển gây hại nặng hơn vụ hè thu và vụ đông (Phạm Văn Biên và ctv., 2004).


8

Nhện trƣởng thành đẻ trứng dƣới gốc các sợi lông nhung, nhện non nở ra lại tiếp
tục sống dƣới lớp lông nhung cho tới khi trƣởng thành, cứ nhƣ vậy đến lứa nhện thứ
ba, chúng mới di chuyển tìm nơi ở mới. Nhện lông nhung có thể tự di chuyển từ nơi ở
cũ sang nơi ở mới nhƣng phạm vi hẹp và di chuyển nhờ gió (Đào Đăng Tựu và Trần
Huy Thọ, 2008).
Cách gây hại
Triệu chứng điển hình là mặt dƣới lá và trái có một lớp lông nhung màu vàng nâu
đến nâu thẫm, lá bị nhăn nheo và dầy. Khi bị hại nặng cây không phát triển đƣợc, nụ

và trái bị rụng. Lá non và trái non khi mới bị hại vết hại có màu xanh hơn bình thƣờng,
đồng thời xuất hiện các lông dài và mảnh có màu trắng bạc, sau đó 3-4 ngày lớp lông
này chuyển sang màu nâu nhạt rồi nâu đậm. Lúc này lá bị nhăn nhúm. Vết hại trên trái
cũng tƣơng tự nhƣ trên lá. Nhƣng khi bị hại nặng trái không lớn đƣợc và rụng sớm.
Trên cây bị bệnh nặng, cây có thể không có trái hoặc rất ít trái. Nhện lông nhung đƣợc
ghi nhận đầu tiên ở vùng Hà Nội vào năm 1994. Tuy vậy, theo đánh giá của nhiều nhà
vƣờn trong những năm gần đây nhện lông nhung đã xuất hiện gây hại ngày một nhiều
trên các vùng trồng vải, nhãn ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng (Lê Văn Thuyết và
ctv., 1999). Ngoài đọt non, nhện lông nhung còn gây hại bông, trái non làm các bộ
phận này không phát triển đƣợc và rụng (Vũ Khắc Nhƣợng, 2005).
2.3.3 Nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi Kuang (Acari: Eriophyidae)
Đặc điểm hình thái
Cơ thể nhện E. dimocarpi đƣợc chia làm 3 phần cơ bản gồm: Đầu giả với phần
miệng. Phần thân trƣớc với hai cặp chân. Phía lƣng có khiên lƣng, với cặp lông khiên
hai bên. Hai cặp chân nhện hƣớng về phía trƣớc, mà có thể thấy đƣợc từ pha ấu trùng.
Cuối chân là phần vuốt. Phần vuốt có dạng đơn giản với 5 tia. Phần thân sau có cơ
quan sinh dục và kết cấu đuôi. Trƣởng thành cái có lổ đẻ trứng nằm ở phần đầu của
phần thân sau gần với cuối phần thân trƣớc. Bề mặt của phần thân sau hiện diện nhiều
nếp nhăn. Vòng phía bụng và vòng phía lƣng không giống nhau. Vòng phía lƣng nếp
nhăn có các nốt dạng elip. Phần đuôi không có lông (h1). Chiều dài ấu trùng tuổi 1
trung bình 56,10±0,54 µm, ấu trùng tuổi 2 trung bình 78,90±0,50 µm, trƣởng thành
trung bình 132,25±0,66 µm (Mai Văn Trị và ctv., 2012).


9

Đặc điểm sinh học
Thời gian phát dục của trứng nhện (Eriophyes sp.) 3-7 ngày, ấu trùng tuổi 1: 1-2
ngày, ấu trùng tuổi 2: 4-6 ngày, vòng đời: 8-15 ngày (Trần Thị Mỹ Hạnh và ctv.,
2012). Chu kỳ sống của nhện là 5,97±0,89 ngày. Số trứng do một con cái đẻ và mức

đẻ trứng trung bình là 2,37±0,61 trứng và 0,99±27 trứng/ con cái/ ngày (Mai Văn Trị
và ctv., 2012).
Mật số nhện trên tán hƣớng Đông, Tây, Nam và Bắc khác biệt không có ý nghĩa
trong tháng 4 nhƣng khác biệt trong tháng 10 dƣơng lịch. Mật số nhện trên lá trƣởng
thành cao hơn so với các lá non hơn. Mật số nhện tăng cao trong mùa khô (tháng 114), đạt đỉnh vào tháng 4 và giảm thấp trong mùa mƣa (tháng 5-10), thấp nhất vào tháng
10 (Mai Văn Trị và ctv., 2012). Tại ĐBSCL mật số nhện lông nhung cao vào các
tháng 2-5 và 11-12 dƣơng lịch. Mật số nhện thấp vào các tháng 6-10 dƣơng lịch. Nhện
đẻ rải rác từng trứng một ở mặt dƣới của lá non gần gân chính của lá. Nhện thƣờng tập
trung gần gân chính của lá, thƣờng xuất hiện mặt dƣới của lá, ở lá non, lá gần già, lá
già và xuất hiện nhiều trên các chồi xoắn lại (Trần Thị Mỹ Hạnh và ctv., 2012).
Nghiên cứu về phổ ký chủ của nhện ghi nhận đối với các loài cỏ hiện diện trên
vƣờn nhãn nhiễm chổi rồng có 3 loài có sự hiện diện của nhện: bồ ngót, bóng nẻ và
một loài thân bụi. Nhện xuất hiện chủ yếu trên lá non và lá lụa, triệu chứng biểu hiện
trên các loại cây ký chủ có khác so với trên cây nhãn (Nguyễn Thị Kim Thoa và ctv.,
2007). Ngoài nhãn, nhện lông nhung (Eriophyes sp.) còn hiện diện trên cây chôm
chôm (Trần Thị Mỹ Hạnh và ctv., 2012).
Cách gây hại
Nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi là tác nhân gây bệnh chổi rồng trên nhãn
(He và ctv., 2001; Feng và ctv., 2005), nhện đƣợc xác định là môi giới hay tác nhân
của chổi rồng (Vũ Mạnh Hà và ctv., 2007).
Đánh giá mối tƣơng quan giữa bệnh chổi rồng và mật số nhện lông nhung giữa các
vùng khác nhau tại ĐBSCL kết quả nhận thấy tỷ lệ bệnh cao nhất tƣơng ứng với trung
bình mật số nhện lông nhung trên lá cao nhất. Điều này khẳng định nhện lông nhung
có liên quan rất mật thiết với bệnh chổi rồng trên nhãn (Trần Thị Mỹ Hạnh, 2012),
theo kết quả của He ctv. (2001) báo cáo sau 14-20 ngày lây nhiễm nhện lên cây con
sạch bệnh tìm thấy 50% cây con nhiễm bệnh.


10


2.3.4 Nhện Phyllocoptruta oleivora Ashmead (Acari: Eriophyidae)
Đặc điểm hình thái
Thành trùng màu vàng tƣơi, cơ thể dẹp, thon dài có hình dạng củ cà rốt, có kích
thƣớc nhỏ, con cái dài khoảng 100 μm. Nhện có 2 cặp chân, phần đuôi nhọn có 2 lông
dài. Trứng rất nhỏ, tròn màu trắng. Ấu trùng rất nhỏ, màu vàng, có dạng củ cà rốt với 2
cặp chân ngắn đƣa ra phía trƣớc đầu (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000), vuốt bàn chân có 5
tia Nguyễn Văn Đĩnh (2002).
Đặc điểm sinh học
Thành trùng đẻ trứng vào những phần lõm trên trái và trên bề mặt lá (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2000). Nguyễn Văn Đĩnh (2002) ghi nhận trứng nhện đẻ rải rác trên trái hoặc
gần gân chính lá. Nhện non có 2 tuổi. Nhện có thời gian các pha phát dục ngắn. Tại
nhiệt độ 30°C thời gian phát triển của các pha ngắn hơn ở 25°C (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Thời gian các pha phát triển (ngày) của nhện ở nhiệt độ 25°C và 30°C
Pha phát
triển

Nhiệt độ 25°C
N

% nở và

Thời gian

sống sót

(ngày)

Nhiệt độ 30°C
n


% nở và

Thời gian

sống sót

(ngày)

Trứng

60

93,33

4,88±0,21

60

98,30

3,68±0,04

Tuổi 1

56

94,64

3,96±0,15


59

96,61

2,14±0,03

Tuổi 2

53

98,11

3,84±0,15

57

89,47

1,57±0,03

Vòng đời

36

-

13,88±0,22

33


-

8,24±0,21

- Đực

15

-

20,40±1,10

16

-

13,41±0,95

- Cái

16

-

25,07±1,32

33

-


17,50±0,89

Tuổi thọ

(Nguồn: Nguyễn Thị Phƣơng, 1997).
Tỷ lệ sống của con cái rất cao, ở cả 2 ngƣỡng nhiệt độ đều đạt 97% khi bắt đầu đẻ
trứng. Số lƣợng trứng đẻ trong ngày cao nhất đều thuộc vào ngày thứ 4 và thứ 5 sau
khi đẻ quả trứng đầu tiên. Sau đó số lƣợng trứng đẻ giảm dần và dừng hẳn ở thời điểm
32 ngày và 22 ngày tƣơng ứng với nhiệt độ 25°C và 30°C (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002).
Điều kiện nóng và ấm rất thích hợp cho nhện phát triển (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Cách gây hại


11

Nhện Phyllocoptruta oleivora Ashmead tấn công nặng làm trái nhỏ, mất nƣớc
(McCoy và ctv., 1976), trái rụng (Allen, 1978), thay đổi chất lƣợng nƣớc trái (McCoy,
1976). Cả thành trùng và ấu trùng nhện tập trung chích hút dịch vỏ trái, làm cho vỏ trái
biến màu, chuyển sang màu xỉn, màu “xi măng” hoặc màu nâu đen, thƣờng gọi là
“rám/ nám trái”. Triệu chứng hại điển hình là khi trái đủ lớn vỏ trái có màu xám bạc,
mất màu xanh hoặc vàng đặc trƣng (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Trái bị gây hại thƣờng
có vỏ dày hơn và nhỏ hơn bình thƣờng. Khi mật số cao, nhện cũng gây hại trên lá và
cành non. Do chu kỳ sinh trƣởng rất ngắn nên nhện có khả năng bọc phát rất nhanh
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Các tuổi cây khác nhau tỷ lệ hại và chỉ số hại khác nhau rõ rệt, tuổi càng cao tỷ lệ
hại và chỉ số hại càng cao. Tỷ lệ hại và chỉ số trái rám bên trong tán cây cao hơn hẳn
bên ngoài rìa tán cây (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002), nhện tập trung nhiều trên phần vỏ trái
hƣớng ra phía ngoài tán lá (trảng) (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Thiên địch
Thiên địch của nhện Phyllocoptruta oleivora là nấm Beauveria bassiana (Alves và

ctv., 2005); côn trùng Acaromyces ingoldii, Meira geulakonigii, (Paz và ctv., 2009),
Feltiella sp., Lestodiplosis sp. (Villanueva và ctv., 2006), Amblyseius herbicolus
(Argov và ctv., 2002).
2.4 Giới thiệu một số nấm gây bệnh côn trùng
Bệnh nấm ở côn trùng đƣợc Reaumur ghi nhận từ năm 1726. Đến gần cuối thế kỷ
20, trên thế giới đã mô tả đƣợc hơn 750 loài nấm gây bệnh cho côn trùng trong tổng số
khoảng 100.000 loài nấm (trích dẫn từ Võ Thị Thu Oanh, 2010).
Audouin là ngƣời đầu tiên đề xuất dùng nấm bạch cƣơng Beauveria bassiana để
trừ côn trùng hại vào năm 1837. Nấm lục cƣơng Metarhizium anisopliae đƣợc nghiên
cứu để trừ bọ hung hại lúa mì từ năm 1879 (Phạm Văn Lầm, 2006).
Nấm gây bệnh côn trùng thuộc nhiều nhóm khác nhau của tất cả các lớp nấm, trong
đó tập trung chủ yếu ở ngành nấm thật Mycobionta, ngành phụ lớp nấm bất toàn
Deuteromycetes. Dựa theo đặc điểm hình thái, lớp nấm bất toàn chia làm 4 bộ, trong
đó bộ nấm bông Moniliales có số loài nhiều nhất, khoảng trên 7.000 loài, chia làm 4
họ (nấm bông, nấm bông sẫm, nấm bó, nấm đệm), trong đó có nấm bông Moniliaceae
có rất nhiều loài ký sinh và gây bệnh cho côn trùng, tập trung chủ yếu ở một số chi


12

Beauveria, chi Metarhizium và chi Paecilomyces ký sinh chủ yếu trên côn trùng bộ
Cánh cứng, bộ Cánh vẩy, bộ Cánh nửa,…(Phạm Thị Thùy, 2004).
Các loài nấm ký sinh gây hại trên nhện hoặc các loài chân khớp khác cũng đƣợc
xếp vào nhóm nấm côn trùng vì cách thức xâm nhập, gây độc cho ký chủ, sinh sản,
sinh bào tử là tƣơng tự nhau (Lê Tấn Hƣng, 2010).
2.4.1 Điều kiện để nấm tấn công côn trùng
Độ ẩm là nhân tố mấu chốt cho nấm xâm nhiễm, phải nắm vững mùa có độ ẩm cao
và môi trƣờng có độ ẩm cao để thả nấm (Trần Văn Mão, 2004).
Theo Nguyễn Ngọc Tú và Nguyễn Cửu Thị Hƣơng Giang (1997), bệnh dịch nấm
phát triển đƣợc thì ngoài điều kiện thời tiết thuận lợi còn cần yếu tố mật độ côn trùng

cao và tình trạng sinh lí yếu của chúng.
2.4.2 Phƣơng thức xâm nhiễm và phát triển của nấm ký sinh côn trùng
Sự xâm nhiễm và phát triển của nấm bên trong cơ thể côn trùng là một quá trình
phức tạp, gồm ba giai đoạn chính nhƣ sau:
- Giai đoạn xâm nhập: từ khi bào tử nấm mọc mầm đến lúc hoàn thành việc xâm
nhập vào trong cơ thể côn trùng.
- Giai đoạn phát triển của nấm trong cơ thể côn trùng đến khi côn trùng chết: trong
giai đoạn này nấm thƣờng tạo ra rất nhiều những sợi nấm ngắn. Những sợi nấm ngắn
này đƣợc phân tán khắp cơ thể theo dịch máu. Về phía vật chủ chỉ có phản ứng tự vệ,
phản ứng tự vệ này chỉ trong một thời gian ngắn kìm hãm sự xâm nhập của nấm vào
các nội quan. Khi các sợi nấm xâm nhập vào tất cả các bộ phận thì chúng đồng thời
gây chết vật chủ.
- Giai đoạn sinh trƣởng phát triển của nấm sau khi vật chủ chết: đây là giai đoạn
hoại sinh của nấm ký sinh côn trùng. Trong giai đoạn này nấm hình thành bào tử hoặc
conidi, hoặc nấm mọc thành sợi ra bên ngoài cơ thể vật chủ. Sau đó các bào tử đƣợc
tạo thành trên lớp sợi nấm ở bề mặt cơ thể vật chủ.
2.4.3 Đặc tính loài nấm Paecilomyces sp. ký sinh côn trùng


13

2.4.3.1 Nguồn gốc, phân loại và phân bố
Nấm Paecilomyces đƣợc phân lập trên côn trùng ngủ nghỉ trong đất. Trên thế giới
có rất nhiều loài, phân bố rất rộng. Nấm Paecilomyces tƣơng tự nhƣ nấm mốc xanh
Penicillium và nấm chồi Gliocladium (Trần Văn Mão, 2002).
Theo hệ thống phân loại nấm của Anisworth (1966, 1970, 1971) thì nấm
Paecilomyces thuộc ngành phụ lớp nấm bất toàn Deuteromycetes, giống Paecilomyces.
Theo Bainier (1907) báo cáo Paecilomyces sp. là một loại nấm sợi phổ biến sinh
sống trong đất, trên thực vật mục nát và các sản phẩm thực phẩm, chúng đƣợc coi nhƣ
một chất gây ô nhiễm mà còn có thể gây nhiễm trùng ở ngƣời và động vật qua hình

thức sống ký sinh.
Trên thế giới, nấm Paecilomyces có khoảng 31 loài, trong đó có thể kể đến là
Paecilomyces javanicus, Paecilomyces tenuipes, Paecilomyces amoeneroseus,
Paecilomyces lilacinus,...(Samson, 1974). Paecilomyces có phổ ký sinh côn trùng
rộng, cả vùng nhiệt đới. Loài nấm này đƣợc thu thập từ đất ở Nam Phi, Nepal, Nhật
Bản, Brazil và Mỹ. Liang (1981) báo cáo nấm Paecilomyces sp. đã đƣợc phân lập,
nấm này có thể ký sinh trên nhiều loài thuộc bộ Cánh cứng, bộ Cánh nửa cứng, bộ
Cánh màng, bộ Cánh vẩy và bộ Hai cánh.
2.4.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Paecilomyces sp.
Khuẩn lạc của nấm Paecilomyces sp. có dạng thảm nhung hoặc bó sợi, màu sắc của
khuẩn lạc cũng thay đổi khác nhau, có thể màu trắng, hồng nhạt, tím đinh hƣơng, nâu
vàng, nâu xám, thỉng thoảng có màu lục nhạt. Cuống bào tử của nấm phân sinh, phân
nhánh, mức độ phân nhánh của nấm Paecilomyces sp. thƣờng lớn hơn nấm mốc xanh
Penicillium, gốc cuống dạng bình, phình to, phía trên nhỏ và uốn cong. Cuống bình
thƣờng sắp xếp dạng vòng hoặc không đồng đều. Bào tử phân sinh đơn bào, hình bầu
dục, không màu, mọc thành chuỗi, bề mặt nhẵn hoặc có gai (Trần Văn Mão, 2004).
Nấm Paecilomyces sp. rất cần dƣỡng chất trong quá trình phát triển, nếu thiếu
dƣỡng chất sẽ làm giảm khả năng gây bệnh đối với côn trùng. Nhiệt độ và ẩm độ cũng
ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển của bào tử nấm Paecilomyces. Nhiệt độ thấp
sẽ làm tăng khả năng sinh bào tử và có lợi cho việc duy trì sự sống của nấm, tuy nhiên
ẩm độ cao sẽ có lợi cho bào tử nảy mầm và sự sinh trƣởng của sợi nấm. Nấm ký sinh
côn trùng nói chung rất cần có ánh sáng cho sự phát triển và nấm Paecilomyces sp.


14

cũng không ngoại lệ. Ánh sáng là nhân tố không thể thiếu trong sự hình thành bào tử
của nấm Paecilomyces sp. (Trần Văn Mão, 2004).
2.4.3.3 Yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự ký sinh của nấm Paecilomyces sp.
Nấm bất toàn nói chung và nấm Paecilomyces nói riêng thuộc loại kiêm ký sinh.

Khi không có côn trùng chúng sống theo phƣơng thức hoại sinh, hút chất dinh dƣỡng
hữu cơ từ đất. Nhiều nhân tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và hoạt động ký
sinh của chúng, chủ yếu là chất dinh dƣỡng, nhiệt độ, độ ẩm, pH và ánh sáng.
Chất dinh dƣỡng: Ảnh hƣởng của chất dinh dƣỡng đến nấm biểu hiện ở khả năng
nẩy mầm của bào tử, sinh trƣởng của sợi nấm và sự hình thành bào tử. Các loài nấm
bất toàn nhƣ nấm bạch cƣơng (Beauveria Vuill.), nấm lục cƣơng (Metarhizium
Sorokin.), nấm tựa mốc xanh (Paecilomyces Bainier.) khi nảy mầm rất cần chất dinh
dƣỡng, nếu để trong nƣớc cất thì chúng nảy mầm rất ít hoặc rất chậm. Chất dinh
dƣỡng liên quan mật thiết với khả năng gây bệnh. Liang (1981) ghi nhận nấm
Paecilomyces tenuipes khi thêm vào 15% bột ngô tỷ lệ ký sinh bào tử P. papillata tăng
lên đến 92%, trong khi đó thêm maltoza 7% tỷ lệ sâu chết chỉ đạt 41% và chế phẩm có
bột ngô để trong 7 tháng có thể làm tăng khả năng gây bệnh (Trần Văn Mão, 2004).
Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ và ẩm độ là những nhân tố quan trọng cho nấm sinh
trƣởng. Nói chung phạm vi nhiệt độ của nấm khoảng 5-350C, thích hợp nhất là 20300C, nếu nhiệt độ thấp hơn chúng sinh trƣởng chậm, nếu nhiệt độ cao hơn chúng sinh
trƣởng nhanh, nấm chóng già yếu. Khi nuôi Paecilomyces farinosus ở điều kiện nhiệt
độ khác nhau cho thấy nhiệt độ 150C có lợi cho sự hình thành bào tử hơn là nhiệt độ
240C. Nấm P. papillata nhiệt độ thích hợp nhất là 24-260C, nhƣng ở nhiệt độ 180C tỷ
lệ ký sinh cao hơn 18% so với nhiệt độ 250C. Nguyên nhân này có thể do nhiệt độ thấp
làm giảm quá trình dị hóa làm tăng quá trình đồng hóa từ đó làm tăng hoạt chất của cá
thể. Độ ẩm cao có lợi cho bào tử nảy mầm và sinh trƣởng của sợi nấm, nhƣng nhiệt độ
thấp lại có lợi cho sự duy trì sự sống của nấm. Bào tử phân sinh của nấm tựa mốc xanh
khi độ ẩm 0% và 34% có khả năng sống lâu hơn khi độ ẩm 75% (Trần Văn Mão,
2004).
Trị số pH: Nấm thích hợp với điều kiện hơi chua đến trung tính. Chúng nẩy mầm
tốt nhất là pH 4,5- 6,5, phạm vi thích hợp là 3- 8. Nếu lợi dụng hợp chất cacbon thì cần


×