Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK R’LẤP TỈNH ĐĂK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.89 KB, 81 trang )

i

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY
CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐĂK R’LẤP TỈNH ĐĂK NÔNG

Tác giả
TRẦN ĐÌNH KIÊN

Khoá luận tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Võ Thái Dân

Tháng 08 năm 2012


ii

LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến công ơn Cha
Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, rèn luyện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông học, các thầy cô giáo
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như khi truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Võ Thái Dân, người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đoàn thể, cán bộ tại Phòng Nông nghiệp huyện Đăk
R’ lấp, Ủy ban Nhân dân xã, huyện Đăk R’lâp đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt trong quá
trình thực hiện đề tài.


Các bạn sinh viên trong lớp DH08NHGL đã cùng giúp đỡ, cung cấp tài liệu và
động viên tôi trong thời gian qua.
Đăk Nông, tháng 08 năm 2012

Trần Đình Kiên


iii

TÓM TẮT
Trần Đình Kiên, 2012.“Đánh giá hiệu quả của một số mô hình trồng cây công
nghiệp dài ngày trên địa bàn huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông”. Trường Đại Học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thái Dân
Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất cây công nghiệp
trên địa bàn huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông, đề tài đã được tiến hành từ tháng 2 đến
tháng 8 năm 2012 bằng cách điều tra các hộ nông dân về việc sử dụng giống, phân bón
kỹ thuật canh tác và so sánh tỷ suất lợi nhuận của cây điều, cao su và tiêu tại thị trấn
Kiến Đức, xã Kiến Thành, xã Đăk Sin và xã Đăk Ru, xã Đạo Nghĩa, xã Nhân Đạo,
huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông.
Kết quả điều tra và phân tích số liệu cho thấy, người dân độc canh các cây cao
su và tiêu; một số ít hộ trồng xen. Người dân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất: dùng giống năng suất cao, bón phân hợp lý, phòng ngừng sâu bệnh tốt. Các cây
cao su, tiêu và điều trên địa bàn đều sinh trưởng tốt, có năng suất cao, ngày càng được
phát triển mạnh.
Trong các mô hình canh tác thì mô hình trồng tiêu đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hiệu quả kinh tế giữa cây tiêu và cây cao su có sự khác nhau có ý nghĩa. Còn giữa mô
hình tiêu – cao su, điều – tiêu thì hiệu quả kinh tế khác nhau không có ý nghĩa.



iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
Chương 1 ........................................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích của đề tài ................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu của đề tài .................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài .......................................................................................................... 2
Chương 2 ........................................................................................................................ 3
2.1 Tình hình phát triển cây công nghiệp ở Việt Nam ............................................... 3
2.2 Những thuận lợi và khó khăn để phát triển cây công nghiệp ............................. 3
2.2.1 Thuận lợi ............................................................................................................... 3
2.2.2 Khó khăn ............................................................................................................... 5
2.3 Tình hình phát triển một số cây công nghiệp dài ngày chính ở nước ta ............ 6
2.3.1 Cây điều (Anacardium occidentale) ..................................................................... 6
2.3.2 Cây cao su (Hevea brasiliensis) ............................................................................ 6
2.3.3 Cây tiêu (Piper nigrum) ........................................................................................ 7
2.5.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................... 10
2.5.1.1 Điều kiện đất đai .............................................................................................. 10
2.5.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết .............................................................................. 12
2.5.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................................... 14
2.6 Thực trạng phát triển của một số cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn
huyện Đăk R’lâp – Đăk Nông .....................................................................................15
2.6.1 Thực trạng phát triển cây cao su ...................................................................... 15
2.6.2 Thực trạng sản xuất cây tiêu ............................................................................. 15
2.6.3 Tình hình phát triển cây điều ............................................................................ 16
Chương 3 ...................................................................................................................... 17

3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành........................................................................... 17
3.2 Đối tượng, nội dung và phạm vi đề tài ................................................................ 17


v

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 17
3.2.2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 17
3.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát ......................................................................... 17
3.3.2 Cơ sở chọn hộ điều tra khảo sát thu thập số liệu ............................................ 18
3.3.3 Các bước thực hiện đề tài .................................................................................. 18
3.4 Xử lý số liệu ............................................................................................................ 19
Chương 4 ...................................................................................................................... 20
4.1 Tổng quan về nông hộ qua phiếu điều tra........................................................... 20
4.1.1 Thông tin chung về các hộ trồng điều, cao su và tiêu trong phạm vi đề tài .. 20
4.1.2 Diện tích và sản lượng CCN dài ngày của huyện Đăk R’lâp ......................... 22
4.1.2.1 Diện tích canh tác của điều, cao su và tiêu được điều tra ............................ 23
4.1.2.2 Loại đất trồng điều, cao su và tiêu ................................................................. 24
4.1.3 Mô hình cây trồng .............................................................................................. 24
4.1.4 Tuổi cây trồng ..................................................................................................... 25
4.1.5 Giống cây trồng................................................................................................... 26
4.1.5.1 Loại giống ......................................................................................................... 26
4.1.5.2 Nguồn giống ..................................................................................................... 27
4.2 Kỹ thuật canh tác................................................................................................... 27
4.2.1 Chuẩn bị đất trồng, mật độ, khoảng cách ........................................................ 27
4.2.1.1 Kích thước hố ................................................................................................... 28
4.2.1.2 Khoảng cách, mật độ trồng ............................................................................ 29
4.2.2 Loại trụ tiêu......................................................................................................... 29
4.2.3 Kỹ thuật bón phân .............................................................................................. 31

4.2.3.1 Bón lót ............................................................................................................... 31
4.2.3.2 Phân bón cho các cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ................................. 31
4.2.3.3 Phân bón cho các cây trong thời kỳ kinh doanh .......................................... 32
4.2.4 Các Kỹ thuật chăm sóc điều, cao su và tiêu khác(tỉa cành,tạo tán, dàn che,
hàng chắn gió) .............................................................................................................. 33
4.2.5 Trừ cỏ................................................................................................................... 33
4.2.6 Phòng trừ sâu bệnh ............................................................................................ 34


vi

4.2.7 Kỹ thuật tưới nước ............................................................................................. 34
4.3 Xác định kết quả, hiệu quả kinh tế 1 ha của các điều, cao su và tiêu (chỉ tính
diện tích cây cho sản phẩm)........................................................................................ 35
4.3.1 Chi phí cho 1 ha điều, cao su, tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản .......................... 35
4.3.2 Chi phí cho 1 ha điều, cao su, tiêu thời kỳ kinh doanh ................................... 37
4.3.3 Bình quân năng suất, đơn giá, doanh thu 1 ha điều, cao su, tiêu điều được
điều tra ..........................................................................................................................39
4.4 So sánh kết quả, hiệu quả kinh tế cho 1 ha cây kinh doanh giữa các mô hình
cây công nghiệp dài ngày ............................................................................................39
4.5 Thuận lợi và khó khăn sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn ......... 41
4.6 Ảnh hưởng của các mô hình trông điều, cao su và tiêu đến môi trường ......... 42
4.7 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mô hình trồng cây
công nghiệp ở địa phương ...........................................................................................42
Chương 5 ...................................................................................................................... 44
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 44
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 46
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 47



vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

(Association of Southeast Asia Nations) Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

CCN

Cây công nghiệp

GDP

(Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội

KTCB

Kiến thiết cơ bản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

USD

(United States Dollar) Đô la Mỹ

WTO


(World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giới


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta là nước nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm mũi nhọn cho sự phát triển
kinh tế xã hội nước nhà. Trong cơ cấu cây trồng, cây công nghiệp dài ngày như cao su,
tiêu, điều, chè, cà phê và ca cao đóng vai trò quan trọng, cho hiệu quả kinh tế cao; là
nguồn nông sản xuất khẩu chủ yếu. Những năm gần đây thị trường tiêu thụ các sản
phẩm của cây công nghiệp dài ngày này càng rộng mở với giá trị khá cao và ổn định
đã tạo điều kiện cho các cây công nghiệp này phát triển nhanh chóng, trở thành thế
mạnh trong ngành nông nghiệp.
Tây Nguyên với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu thời tiết) thuận lợi cho việc
sản xuất và phát triển nông nghiệp, đặc biệt là những cây công nghiệp dài ngày chủ lực
của nước ta. Địa bàn huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông thuộc địa bàn Tây Nguyên, nên
cũng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển trên diện tích lớn các cây
công nghiệp dài ngày đặc biệt là cao su, điều và tiêu.
Bên cạnh những thuận lợi trên, huyện Đăk R’lấp cũng có những khó khăn trong
việc phát triển cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn như: sản xuất tự phát, thiếu định
hướng; trình độ của người dân còn thấp, nhiều hộ nghèo, thiếu vốn đầu tư; kỹ thuật
chăm sóc kém, thu hoạch kém, phòng trừ sâu bệnh hại chủ yếu dựa trên kinh nghiệm,
thị trường tiêu thụ hẹp, phụ thuộc vào thương lái.
Để quy hoạch, phát triển sản xuất các cây công nghiệp dài ngày chủ lực trên địa
bàn huyện một cách bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, việc nắm được tình hình sản
xuất, kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất cây trồng này tại huyện
Đăk R’lâp là điều cần thiết.



2

Xuất phát từ những thực tiễn trên, đề tài “Đánh giá hiệu quả của một số mô
hình trồng cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk
Nông”.
1.2 Mục đích của đề tài
Đề tài đã được tiến hành nhằm xác định tình hình canh tác và hiệu quả kinh tế
của điều, cao su và tiêu tại huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông. Từ đó, đề xuất những
phương hướng giải pháp để phát triển mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày trên địa
bàn huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Xác định điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến việc sản xuất
điều, cao su và tiêu tại huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông.
- Nắm bắt quy trình sản xuất điều, cao su và tiêu tại huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk
Nông.
- Xác định lợi nhuận của người trồng điều, cao su và tiêu tại huyện Đăk R’lấp
tỉnh Đăk Nông.
- Đề xuất phương hướng giải giáp để phát triển trồng cây điều, tiêu, cao su tai
huyện Đăk R’ lấp tỉnh Đăk Nông.
1.4 Giới hạn đề tài
Do địa bàn rộng lớn, điều tra trong thời gian thời gian hạn hẹp, do đó kết luận
chỉ có ý nghĩa tạm thời, sơ bộ ban đầu.
Vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.


3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình phát triển cây công nghiệp ở Việt Nam
Nước ta có thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp (CCN) lâu năm do đất đai,
khí hậu và hệ sinh thái cây trồng đa dạng. Các CCN dài ngày như cà phê, cao su, chè,
điều và tiêu rất thích hợp với nhiều vùng, nhiều địa phương. Phát triển CCN dài ngày
là một thế mạnh của nông nghiệp nước ta để phục vụ yêu cầu nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Trong 22 năm đổi mới, nhất là những năm 1995 - 2007, sản xuất CCN dài ngày
đã liên tục phát triển toàn diện, tăng trưởng nhanh cả về diện tích và thâm canh tăng
năng suất, tăng sản lượng. Năm 2007, diện tích CCN dài ngày cả nước đạt 1.797 nghìn
ha, tăng 321 nghìn ha (21,7%) so với năm 2001 và tăng 894 nghìn ha (99,1%) so với
năm 1995. Sản lượng hầu hết các CCN dài ngày đều tăng mạnh, nhất là các cây gắn
với xuất khẩu như cà phê, cao su, chè, điều và tiêu.
Trong những năm qua, ở nước ta đã hình thành vùng sản xuất CCN tập trung
quy mô lớn là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và miền núi phía
Bắc đã tạo điều kiện để phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm
hàng hóa chiếm tỉ chiếm tỉ trọng cao, cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu cung cấp
nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, hương liệu và chế biến. (Võ Nguyên Hùng,
2011).
2.2 Những thuận lợi và khó khăn để phát triển cây công nghiệp
2.2.1 Thuận lợi
- Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc cho việc sản xuất và
phát triển nông nghiệp, đặt biệt là những CCN dài ngày như điều, cà phê, cao su và
tiêu.


4

- Nguồn nhân công là chi phí chiếm tới 70% và khá rẻ so với thế giới, do vậy

chi phí đầu vào đối với ngành CCN dài ngày được coi là thuận lợi.
- Việc phát triển CCN dài ngày nói chung, các cây điều, cao su và tiêu nói riêng
được chính phủ hết sức tạo điều kiện và việc mở rộng diện tích trồng; có những
chương trình đầu tư phát triển những CCN chủ lực theo từng vùng.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu hiện tại của những sản phẩm cây công nghiệp là
Trung Quốc, Mỹ và các nước châu Âu tương đối ổn định và ngày càng mở rộng; xuất
khẩu chủ yếu là sản phẩm thô.
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng, năng suất của một số cây công nghiệp dài ngày chính
tại Việt Nam và thế giới năm 2008
Diện tích (ha) 

Năng suất (kg/ha) 

Sản lượng (tấn) 

530.900 

1.989 

1.055.800 

9.721.730 

847 

8.235.190 

631.500 

1.044 


659.600 

8.909.091 

1.190 

10.605.618 

Việt Nam 

50.000 

1.966 

98.300 

Thế giới 

553.144 

783 

433.238 

Việt Nam 

129.300 

1.353 


174.900 

2.806.443 

1.688 

4.735.961 

402.700 

2.957 

1.190.600 

4.097.637 

908 

3.720.306 

 

Cà phê 

Cao su 

Tiêu 

Chè 


Điều 

Việt Nam 
Thế giới 
Việt Nam 
Thế giới 

Thế giới 
Việt Nam 
Thế giới 

(FAO, 2012)
- Việt Nam đã gia nhập vào các tổ chức thế giới (ASEAN, WTO); hội nhập
kinh tế với quy mô toàn cầu đã mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông
hàng hóa, đồng thời thuế đánh vào các mặt hàng cũng được giảm mang lại lợi nhuận
cho xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài về vốn, khoa học kỹ thuật.


5

2.2.2 Khó khăn
Tính bền vững không cao: tình trạng sản xuất manh mún, tự phát, không theo
quy hoạch, đầu tư thấp, chất lượng và độ sạch không cao vẫn là phổ biến. Quy mô
vườn cây nhỏ theo hộ gia đình, trang trại nên rất khó khăn áp dụng các biện pháp kỹ
thuật thâm canh, bảo vệ thực vật và thu gom sản phẩm theo công nghệ hiện đại.
Khuynh hướng khai thác bóc lột vườn cây cà phê, chè như sử dụng phân hóa học quá
nhiều, lạm dụng chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu quá liều nhiều để có năng
suất, sản lượng trước mắt nhưng sau đó vườn cây lại chóng thoái hóa làm cho hiệu quả
kinh tế thấp.

- Sản xuất chưa gắn với chế biến và tiêu thụ: hầu hết sản phẩm cây công nghiệp
lâu năm ở nước ta chưa có các nhà máy chế biến trình độ cao, máy móc hiện đại nên
sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc sơ chế, chất lượng và giá cả kém
sức cạnh tranh.
- Sản xuất theo lối quảng canh vẫn tồn tại: trong những năm qua, cây điều phát
triển chủ yếu theo phương thức quảng canh nên năng suất vừa thấp, vừa bấp bênh. Các
yếu tố đầu vào như giống, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, phân bón đến
phương thức thu hoạch đều chưa có đầu tư thỏa đáng, chủ yếu do nông dân tự lo liệu
một cách tự phát.
- Cung - cầu mất cân đối: một số sản phẩm như cà phê, tiêu, vẫn trong tình
trạng cung - cầu chưa ổn định, nhiều năm cung lớn hơn cầu. Vẫn tồn tại tình trạng
trồng hàng loạt thiếu quy hoạch khi giá tăng và đốn bỏ khi giá hạ thấp.
Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên vẫn là do chưa có quy hoạch và
chính sách phát triển các CCN dài ngày một cách hợp lý; chậm bổ sung, sửa đổi; sản
xuất không gắn với chế biến, tiêu thụ, đầu tư thấp; trình độ nông dân nhiều vùng chưa
theo kịp yêu cầu sản xuất nông sản hàng hóa trong cơ chế thị trường; vai trò của Nhà
nước trong việc ổn định sự phát triển còn mờ nhạt; lúc được mùa thì rớt giá, lúc được
giá thì không có sản phẩm bán ra do mất mùa, cuối cùng lợi ích người sản xuất chưa
được bảo đảm.


6

2.3 Tình hình phát triển một số cây công nghiệp dài ngày chính ở nước ta
2.3.1 Cây điều (Anacardium occidentale)
Sản xuất điều ở Việt Nam phát triển nhanh hơn thập niên qua, chiếm khoảng
6% sản lượng của khu vực Châu Á, và trở thành nước đứng hàng thứ 3 trong sản xuất
điều ở Châu Á sau Ấn Độ và Indonesia. Trước kia Việt Nam xuất khẩu hạt điều thô
cho Ấn Độ để chế biến, nhưng sau đó ngành chế biến hạt phát triển với nhu cầu cho
hạt thô hiện nay khoảng 220.000 tấn hạt/năm. Do đó hàng năm để phục vụ cho các nhà

máy chế biến, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu hạt điều thô từ các nước Châu Phi
và Đông Nam Á.
Hạt điều chế biến, có hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cao, là sản phẩm
chính của điều, là thực phẩm được ưa chuộng trên thế giới. Nhu cầu tiêu thụ hạt điều
gia tăng nhanh trong hơn thập niên qua. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ hạt điều lớn nhất thế
giới chiếm hơn 50% sản lượng, kế đến là các nước EU và Nhật.
2.3.2 Cây cao su (Hevea brasiliensis)
Cây cao su là CCN dài ngày phải trồng và chăm sóc khoảng từ 6 đến 7 năm mới
bắt đầu khai thác mủ; thời gian khai thác có thể kéo dài đến 30 - 35 năm. Trong những
năm qua đã hình thành 2 vùng sản xuất cao su tập trung là Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên; và đang mở rộng ra các tỉnh khác vùng Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc.
Diện tích cao su năm 1996 trên 280 nghìn ha, trong đó gần 150 nghìn ha đang khai
thác mủ. Hai chỉ tiêu tương ứng năm 2000 là 410 nghìn ha và 230 nghìn ha; năm 2007
là 550 nghìn ha và 374 nghìn ha. Tốc độ tăng diện tích cao su trong những năm qua rất
nhanh chủ yếu do phát triển cao su tiểu điền.
Cùng với mở rộng diện tích, năng suất cao su (tính theo mủ khô) cũng không
ngừng tăng lên, năm 1996 đạt 900 kg/ha, trong đó những diện tích cao su ở độ tuổi từ
12 đến 20 năm đạt trên 1.000 kg/ha, đưa sản lượng cao su (mủ khô) của cả nước lên
140 nghìn tấn; năm 2.000 đạt 291 nghìn tấn, và năm 2007 đạt trên 601 nghìn tấn cao
su mủ khô. Sản lượng cao su xuất khẩu năm 2007 là 750 nghìn tấn, kim ngạch đạt trên
1,4 tỉ USD. Chín tháng đầu năm 2008 đạt 459 nghìn tấn, kim ngạch 1,256 tỉ USD.


7

Cao su có tán che phủ lớn, đạt yêu cầu phủ xanh diện tích đất trống, đồi núi
trọc, thu hút nhiều lao động.
Cao su tiểu điền là một trong những mô hình nông lâm kết hợp phát triển bền
vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng và góp phần cải thiện
một bước đời sống của hàng chục vạn gia đình nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu

số vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, miền núi phía Bắc.
2.3.3 Cây tiêu (Piper nigrum)
Tiêu là CCN chiếm ít diện tích nhưng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn nên chỉ
thích hợp với những hộ nông dân hoặc trang trại có tiềm lực và kinh nghiệm sản xuất
hàng hóa; vùng sản xuất chủ yếu ở Phú Quốc (Kiên Giang), Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên. Nếu năm 1995 mới có 5,2 nghìn ha, sản lượng 9,3 nghìn tấn, năm 2000 tăng
lên 14,9 nghìn ha, sản lượng 39,2 nghìn tấn thì năm 2007 lên tới 40,9 nghìn ha và 90,3
nghìn tấn. Về xuất khẩu, năm cao nhất (2006) đạt 114,8 nghìn tấn, kim ngạch trên 300
triệu USD, 9 tháng đầu năm 2008 đạt 72 nghìn tấn và 255 triệu USD, tăng 23,6% so
với cùng kỳ 2007. Những năm gần đây, Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về sản
lượng tiêu sản xuất và xuất khẩu.
2.4 Yêu cầu sinh thái của cây điều, cao su và tiêu
2.4.1 Yêu cầu sinh thái của cây điều
Ánh sáng: Điều là loại cây ưa ánh sáng trực xạ, nếu cây bị che bóng nhiều sẽ
phát triển kém, cho năng suất thấp.
Nhiệt độ: nhiệt độ bình quân tháng là 270C, nhiệt độ cực tiểu trong ngày từ
12 – 250C, nhiệt độ cực đại trong ngày từ 250C - 350C. Điều có thể chịu được nhiệt độ
400C, tuy nhiên ở nhiệt độ này trong giai đoạn phát triển quả non sẽ làm rụng bông và
quả.
Ẩm độ: Ẩm độ không khí từ 68-77%. Cây điều trổ bông và kết hạt thuận lợi
trong điều kiện ẩm độ không khí thấp. Nếu ẩm độ cao trong lúc điều trổ bông sẽ cản
trở sự mở của bao, đầu nhụy không thụ phấn, bông sẽ thối rụng.


8

Lượng mưa: Lượng mưa thích hợp từ 1000-1500mm/năm, tập trung từ 4-6
tháng, có mùa khô kéo dài tương đương. Trong năm cần có mùa mưa và mùa khô rõ
rệt để tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa.
Đất trồng điều: Cây điều có tính thích ứng rộng, sống trên nhiều loại đất khác

nhau, đặc biệt cây điều được trồng nhiều trên đất có khó khăn về nguồn nước tưới
trong mùa khô. Tốt nhất nên trồng điều trên vùng đất thoát nước, đất pha cát, tầng
canh tác sâu. Độ pH thích hợp từ 4,5-6,5. (Nguồn ).
2.4.2 Yêu cầu sinh thái của cây cao su
Nhiệt độ: Cây cao su phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm có nhiệt độ trung bình 220C –
300C ( nhiệt độ thích hợp là 26 – 280C). Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến quá trình khai
thác mủ và sinh trưởng của cây. Nhiệt độ dưới 180C ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm
của hạt, tốc độ sinh trưởng cây chậm lại. Nếu dưới 100C hạt mất sức nảy mầm. Nếu
dưới 50C thì cây bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô, cây chết. Còn
trên 300C mủ chóng đông hoặc có thể đông ngay trên miệng cạo và gây hiện tượng
khô mủ.
Lượng mưa và ẩm độ: Cao su thường được trồng ở những vùng có lượng mưa
từ 1.500 – 2.500 mm/năm. Số ngày mưa thích hợp trong năm la 100 – 150 ngày. Cây
cao su cần nước nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cao su có thể chịu han
được 4 – 5 tháng tuy nhiên sản lượng mủ trong những tháng này sẽ giảm. Ẩm độ
không khí có thể tương quan thuận với dòng mủ khai thác. Ẩm độ không khí thích hợp
nhất là 75%.
Gió: Cây cao su không chịu được gió, gió lớn thường gây gãy đỏ. Mức độ gió
thích hợp cho cao su là từ 2 – 3m/s.
Đất đai: Cây cao su có thể trồng được trên 3 loại đất là đất đỏ bazan, đất xám
potzon trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch. Đất trồng cao su phải có độ sâu tầng đất
mặt trên 1 m vì rễ cao su không xuyên qua tầng đá ong, không xuyên qua mực nước
ngầm và tầng đá mẹ. (Nguồn ).
2.4.3 Yêu cầu sinh thái của cây tiêu
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp bình quân cả năm từ 25oC – 30oC, nhiệt độ dưới
15oC và cao hơn 40oC tiêu không phát triển được.


9


Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp bình quân 75 – 90%, ẩm độ cao làm cho hạt phấn dễ
dính vào nuốm nhị cái và thời gian thụ phấn kéo dài do nuốm nhụy trương to khi có
ẩm độ, tạo điều kiện cho sự hình thành quả tốt hơn.
Lượng mưa: Lượng mư yêu cầu cả năm từ 2.000 – 2.500mm, phân bố đều trong
7 – 8 tháng. Lượng mưa tối thiểu là 1.800mm. Cây tiêu cần có mùa khô rõ rệt khoảng
3 -4 tháng để quả chính tập trung. Tiêu không thích hợp với mưa lớn và đọng nước ở
vùng rễ.
Gió: Tiêu không thích gió lớn, gió dễ làm đổ nọc tiêu gây ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của tiêu. Gío lạnh về mùa đông ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả.
Ánh sáng: Tiêu là cây ưa ánh sáng, nhất là trong thời kỳ cho quả. Tuy nhiên
tiêu cần cây che bóng khi thơi tiết nắng gắt.
Đất đai:Tiêu có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ Bazan, đất sét pha
cát, phù sa bồi, đất xám. Đất dễ thoát nước đặc biệt không úng ngập, mực nước ngầm
sâu > 1m. Đất giàu mùn, tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, giàu dinh
dưỡng, độ pH: 5,5-6,5. (Nguồn ).


10

2.5 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông
2.5.1 Đặc điểm tự nhiên
Hình 2.1 Bản đồ huyện
Đăk R’lâp tỉnh Đăk Nông
Huyện Đăk R’Lấp cách
thị xã Gia Nghĩa 24 km, cách
thành phố Hồ Chí Minh 230
km theo quốc lộ 14. Phía Đông
Bắc giáp với thị xã Gia Nghĩa,
Tây giáp với huyện Bù Đăng
(tỉnh Bình Phước), Nam giáp

tỉnh Lâm Đồng, Bắc giáp với
huyện Tuy Đức.
Huyện Đăk R’lấp có
quốc lộ 14 nối với Đăk Lăk, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là mặt thuận lợi của huyện trong việc vận chuyển, giao lưu buôn bán, trao đổi
hàng hóa nói chung và sản phẩm nông nghiệp nói riêng, đồng thời đây cũng chính là
con đường cung cấp hàng tiêu dùng, vật tư trang thiết bị, nông dược, phân bón cho sản
xuất nông nghiệp của huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông. (Nguồn phòng địa chính huyện
Đăk R’lâp, 2012).
2.5.1.1 Điều kiện đất đai
Đăk R’Lấp là huyện miền núi, huyện nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đăk Nông
với diện tích tự nhiên 63.420 ha. Độ cao so với mực nước biển khoảng 550 m
Địa hình đồi núi chếm khoảng 80% là chủ yếu đây là khu vực địa hình chia cắt
mạnh và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, thích hợp với phát triển
CCN dài ngày như cà phê, cao su, điều và tiêu. Huyện Đắk R’lấp nằm trên dãy cao
nguyên bazan, thuộc nhóm đất đỏ vàng, độ phí khá, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất


11

xốp, tỷ lệ sét lý cao và tăng dần theo chiều sâu, đất có phản ứng chua, hầu hết chỉ số
pHKCL dưới 5,5.
Đất đai được chia thành 5 nhóm chính:
- Nhóm đất Feralit màu nâu đỏ phát triển trên nền đá macma kiềm và trung tính
(Fk) còn gọi là đất basalt chiếm 59,2% diện tích toàn huyện, phân bố trên các kiểu địa
hình cao nguyên, bình nguyên, ít dốc. Đất có tầng canh tác dày > 1 m, tầng A có màu
nâu đỏ hoặc nâu thẫm, hàm lượng mùn khá cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung
bình. Loại đất này khá màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn
quả có giá trị cao.
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma acid (Fa), chiếm 30,3%

diện tích toàn huyện; phân bố trên các kiểu địa hình núi thấp, bình nguyên và đồi dốc.
Tầng đất mặt < 50 cm, thường có lẫn đá sỏi. Hàm lượng mùn khá cao, thành phần
cgiới thịt nhẹ hoặc trung bình, đất chua.
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét và biến chất, chiếm 5,7%.
- Nhóm đất bồi dốc tụ ven sông, chân đồi núi, chiếm 3,2%.
- Nhóm đất ngập nước, chiếm 1,6%.
Về cơ cấu đất đai: tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 63.420 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 36.490 ha, chiếm 57,70%
- Đất lâm nghiệp: 18.940 ha, chiếm 29,95%
- Đất chuyên dùng, khu dân cư, chưa sử dụng, sông suối, núi đá: 7.810 ha,
chiếm 12,35%
Đa phần diện tích tiêu của huyện được trồng trên loại đất đỏ basalt, với bề mặt
tương đối bằng phẳng đến ít dốc, tầng canh tác trên 1 m, hàm lượng mùn khá cao,
thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình, dễ thấm mau thoát nước. Loại đất này khá


12

màu mỡ thích hợp với nhiều loại CCN trong đó có cây điều, cao su và tiêu. (Nguồn
phòng thống kê huyện Đăk R’lấp, 2012).
2.5.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết
Thời tiết khí hậu huyện Đắk R’lấp thuộc kiểu nhiệt đớt gió mùa, đặc trưng khí
hậu của vùng Tây Nguyên, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có sự phân
hóa và tương phản giữa 2 mùa rõ rệt: mùa mưa: nóng ẩm, mưa nhiều, bắt đầu từ tháng
4 đến tháng 10; mùa khô: khô hanh, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Hình 2.2 Đồ thị về
nhu cầu lượng mưa cho
điều, cao su, tiêu và lượng
mưa trung bình của huyện
Đăk R’lâp

Nhiệt độ trung bình
năm

22,4oC;

nhiệt

độ

trung bình tháng lạnh nhất
20,1oC; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 23,8oC.
Lượng mưa bình quân hàng năm: 2.700 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm:
86%.
Qua bảng 2.2 nhận thấy: nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ít biến thiên,
19,0 – 24,1oC, thích hợp cho sinh trưởng và chất lượng của nhiều loại CCN, trong đó
có tiêu.
Về lượng mưa, mặc dù lượng mưa trung bình cao nhưng phân bố không đồng
đều qua các tháng trong năm mà chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Lượng mưa
lớn nhất tập trung vào tháng 8 là chính vì điều này đã gây nên hiện tượng ngập úng tạo
điều kiện cho sâu bệnh phát triển, nấm bệnh xâm nhập làm ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của cây điều, cao su và tiêu. Cần có các biện pháp thoát nước trong các
tháng 6 - 9, tránh tình trạng ngập úng xảy ra. Mùa khô kéo dài liên tục từ tháng 11 đến


13

tháng 4 năm sau, trời ít mưa thậm chí lượng mưa bằng 0 mm trong tháng 1, kèm theo
gió mạnh làm cho cây trồng bị bốc hơi nước rất mạnh, đồng thời làm ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp dài ngày, trong đó có cà phê, cao su
và tiêu. Vì vậy cần bổ sung bằng việc tưới nước tạo điều kiện cho tiêu sinh trưởng.

Bảng 2.2: Khí hậu – thời tiết tỉnh Đăk Nông (trung bình từ năm 2005 – 2010)

Tháng 

Nhiệt độ (oC) 
Tối thấp 

Trung bình  Tối cao 

Lượng mưa

Ẩm độ

Giờ nắng

(mm) 

(%) 

(giờ) 



17,8 

19,0 

19,9 

0,3 


77,2 

255,5 



19,2 

21,1 

22,7 

4,8 

74,3 

250,9 



21,7 

22,8 

23,4 

9,4 

74,2 


252,1 



23,8 

24,1 

24,2 

143,9 

77,5 

234,2 



23,3 

23,7 

24,8 

265,7 

84,2 

204,6 




23,3 

23,7 

24,2 

127,6 

87,7 

188,0 



22,1 

22,5 

22,7 

642,1 

91,5 

124,3 




22,1 

22,4 

22,7 

565,2 

91,8 

125,2 



22,3 

22,5 

22,8 

644,8 

90,8 

117,9 

10 

21,1 


21,2 

22,6 

216,4 

87,0 

164,4 

11 

19,9 

21,2 

21,8 

79,6 

81,3 

190,0 

12 

19,1 

19,9 


20,6 

0,5 

79,3 

217,0 

 

 

 

2.700,3 

 

2.324,1 

21,3 

22,1 

22,6 

 

83,1 


 

Tổng 
Trung bình 

(Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Đăk Nông, 2010)
Độ ẩm cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển
của cây công nghiệp. Ẩm độ thích hợp cho cây tiêu là từ 75 – 90%. Trong khi đó ẩm
độ trung bình qua các năm từ 2005– 2010 là 85,7%, thường thay đổi theo mùa trong
năm và thường 6 tháng mùa mưa độ ẩm luôn cao (chủ yếu tập trung vào tháng 7, 8, 9


14

hàng năm), các tháng 2, 3, 4 ẩm độ thường thấp hơn 76%. Tháng có độ ẩm cao nhất là
tháng 8 với ẩm độ khoảng 93,7% và tháng có ẩm độ thấp nhất là tháng 2 với 74,5%.
Tổng số giờ nắng trong năm là 2.324,1 giờ, số giờ nắng trung bình hàng tháng
là 193,7giờ, thường tập trung vào các tháng mùa khô, chủ yếu là vào tháng 2 - 4 hàng
năm. Chế độ chiếu sáng này rất thích hợp với nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát
triển.
Điều kiện khí hậu thời tiết hàng năm diễn ra gần như quy luật trên, rất thuận lợi
cho việc bố trí thời vụ gieo trồng. Người dân dễ chủ động trong sản xuất nông nghiệp,
nâng cao hiệu quả các biện pháp thâm canh, chăm sóc cây trồng để đem lại hiệu quả
cao nhất. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu thời tiết như vậy cũng đã ảnh hưởng không nhỏ
đến sản xuất nông nghiệp: mưa nhiều và tập trung vào các tháng mùa mưa đã gây ngập
úng cục bộ, tạo điều kiện cho sâu bệnh, nấm phát triển mạnh, vào mùa khô nắng hạn
gay gắt kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất, làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản lượng, năng suất và chất lượng của sản phẩm
2.5.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Dân số 80.851 người, mật độ dân số trung bình 128,4 người/km2, có 25 dân tộc
anh em cùng chung sống trên 11 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn, trong đó có
khoảng 30% là đồng bào dân tộc thiểu số.
Giá trị sản xuất theo giá cố định năm 2011 so với năm 1994 đạt 1.709 tỷ đồng,
trong đó nông lâm nghiệp ngư nghiệp 1.002, 8 tỷ đồng chiếm 58,6%; thu nhập bình
quân 19,2 triệu đồng/người/năm.
Đồng bào Kinh sống tập trung ở thị trấn và các tụ điểm dân cư dọc theo Quốc lộ
14A và Quốc lộ 14C. Phần lớn lao động làm nông nghiệp, chủ yếu trồng cà phê, tiêu,
làm công nhân trong các nông trường cao su, chăn nuôi và kết hợp buôn bán, đời sống
kinh tế tương đối khá cao. Các buôn làng người đồng bào dân tộc thường ở xa đường
giao thông, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán
lạc hậu. Phần lớn các hộ đồng bào dân tộc trồng các cây ngắn ngày để tự cung tự cấp


15

như lúa ruộng, bắp, sắn, bầu bí và rau các loại, diện tích trồng cà phê, tiêu không đáng
kể. (Trích từ )
2.6 Thực trạng phát triển của một số cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn
huyện Đăk R’lâp – Đăk Nông
2.6.1 Thực trạng phát triển cây cao su
Tiềm năng và lợi thế trong cơ cấu đất của huyện (đất đỏ bazan là chủ yếu) rất
thích hợp trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả và cây trồng nông nghiệp
khác. Đắk R’lấp có diện tích trồng cây lâu năm và ngắn ngày 36.490 ha, trong đó, diện
tích cây lâu năm 35.397 ha chiếm 97%. Đã hình thành vùng chuyên canh CCN dài
ngày; có diện tích cao su và tiêu, cây điều lớn nhất tỉnh; với diện tích cao su 8.429 ha,
sản lượng mủ thu hoạch đạt 5.266 tấn.
2.6.2 Thực trạng sản xuất cây tiêu
So với nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, huyện Đăk R’lâp có
nhiều lợi thế để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trong số này phải kể đến hai loại

cây trồng chủ lực là tiêu và cao su. Chỉ tính riêng cây tiêu đến nay, trên địa bàn huyện
diện tích tiêu trên 3.000 ha, cho sản lượng hằng năm trên 58 nghìn tấn, bảo đảm chất
lượng để xuất khẩu và là cây trồng đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế và tính ổn định
lâu dài, giúp người dân không chỉ xóa đói, giảm nghèo, mà còn vươn lên làm giàu
chính đáng.
Tiêu Đăk R’lâp chính thức được công nhận đã mở ra triển vọng mới cho người
sản xuất, đồng thời khẳng định thế mạnh và sẽ đóng góp tích cực vào công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Đăk R’lâp. Nắm bắt được thị
trường trên thế giới đang tiêu thụ mạnh các sản phẩm tiêu, huyện mạnh dạn áp dụng
công nghệ chế biến tiêu trắng từ tiêu quả tươi ngay sau khi thu hoạch và từ nguyên liệu
tiêu đen, nhờ vậy bảo đảm chất lượng và hiệu quả xuất khẩu.


16

Các nhà chuyên môn cũng khẳng định tiêu Đăk R’lâp có giá trị xuất khẩu cao.
Vấn đề hiện nay là làm sao liên kết được "bốn nhà" để đầu tư, chuyển giao công nghệ
chế biến tiêu trắng, tiêu đỏ cho nông dân.
Ðể giữ vững và không ngừng quảng bá thương hiệu "Tiêu Đăk R’lâp" huyện
đang triển khai mô hình mẫu trồng tiêu đúng tiêu chuẩn, xây dựng các vườn ươm
giống tiêu sạch bệnh, tiêu hữu cơ chú trọng đến các sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
cao ra các thị trường ngoài nước, đồng thời tuyên truyền cho người trồng tiêu nâng cao
ý thức và trách nhiệm, niềm tự hào về sản phẩm mà mình làm ra.
2.6.3 Tình hình phát triển cây điều
Năm 2009, trên địa bàn điều được trồng với diện tích lớn 6.893 ha, với năng
suất 1,5 - 2,5 tấn/ha; sản lượng đạt 3.685 tấn; góp phần lớn vào sự phát triển nền kinh
tế huyện Đăk R’lâp. Người dân đã áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm
tăng và duy trì năng suất, chất lượng; từng bước góp phần khẳng định vị thế điều Việt
Nam trên thị trường quốc tế: sử dụng giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, kỹ
thuật chăm sóc, phân bón cũng được quan tâm nhiều hơn, do đó cây điều phát triển

mạnh mẽ, là một trong những cây công nghiệp chủ đạo của huyện.

\


17

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành
Đề tài được tiến hành từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 trên địa bàn huyện
Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông
3.2 Đối tượng, nội dung và phạm vi đề tài
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quy trình kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của một số mô
hình trồng điều, cao su và tiêu trên địa bàn huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông.
3.2.2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Điều tra về giống và nguồn giống cây điều, cao su và tiêu đang được canh tác
tại địa phương.
Điều tra về kỹ thuật canh tác và các mô hình canh tác cây điều, cao su và tiêu
tại địa phương.
Thu thập ý kiến và nguyện vọng của nông dân, doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật,
chính quyền và các đoàn thể địa phương về các vấn đề liên quan.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát
Cách tiến hành điều tra khảo sát được thực hiện bằng phương pháp điều tra
phỏng vấn trực tiếp, kết hợp khảo sát thực tế với thu thập các tài liệu, tư liệu, số liệu từ
các cơ quan ban ngành chức năng tại địa phương. Qua đó tiến hành phân tích tổng hợp
đánh giá một cách khoa học về quy trình canh tác cây công nghiệp dài ngày tại địa



18

phương. Từ kết quả đó đưa ra một số nhận định sơ bộ về tình hình sản xuất, các mô
hình sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại địa phương.
Việc điều tra, phỏng vấn và khảo sát được thông qua các phiếu điều tra soạn
sẵn.
Tại mỗi địa điểm điều tra tiến hành quan sát, ghi chép và chụp hình.
3.3.2 Cơ sở chọn hộ điều tra khảo sát thu thập số liệu
Hộ được chọn điều tra là những hộ trồng CCN điển hình, có quy trình canh tác
đại diện cho toàn huyện. Kết hợp về các cơ sở về: giống, hình thức canh tác (độc canh,
xen canh), loại đất, nguồn nước, thị trượng tiêu thụ.
Mỗi loại cây dự kiến điều tra ít nhất 30 phiếu.
Tổng số phiếu điều tra ít nhất là 90 phiếu.
3.3.3 Các bước thực hiện đề tài
- Thu thập các tài liệu, tư liệu, số liệu ở các cơ quan ban ngành chức năng có
thẩm quyền và liên quan ở địa phương.
- Sơ bộ phân tích tổng hợp dữ liệu có được, qua đó dự thảo phiếu mẫu và quyết
định số phiếu điều tra.
- Tiến hành đi điều tra thực tế, phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, thu thập
số liệu, ý kiến của nông dân và cán bộ, nội dung bao gồm:
+ Điều tra về giống
+ Điều tra về phân bón
+ Điều tra về kỹ thuật canh tác cây công nghiệp dài ngày hiện áp dụng, những
kinh nghiệm và việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.
+ Điều tra về mô hình xen canh vườn cây công nghiệp


×