Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

SƠ TUYỂN CÁC DÕNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2001 TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM LAI KHÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƠ TUYỂN CÁC DÕNG VÔ TÍNH CAO SU
VỤ LAI 2001 TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM LAI KHÊ

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2009 - 2013

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRỊNH MINH CHÁNH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


i

SƠ TUYỂN CÁC DÕNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2001
TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM LAI KHÊ

Tác giả

TRỊNH MINH CHÁNH


Khóa luận đƣợc đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sƣ ngành Nông học

Hội đồng hƣớng dẫn:
ThS. LÊ MẬU TÖY
ThS. TRẦN VĂN LỢT
KS. LÊ ĐÌNH VINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM TẠ
Con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới Bố mẹ đã sinh thành, nuôi dƣỡng và dạy bảo
con nên ngƣời, là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho con vƣợt qua mọi khó khăn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
 Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm
khoa Nông Học cùng tất cả quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá
trình học tại trƣờng.
 Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Bộ môn Giống, các phòng
ban hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc học tập và rèn luyện tại quý cơ quan.
 ThS. Lê Mậu Túy – Trƣởng Bộ môn Giống - Viện Nghiên cứu Cao su Việt
Nam đã hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài.
 ThS. Trần Văn Lợt đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt thời gian tôi
học tại trƣờng và suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.


KS. Lê Đình Vinh, Th.S Hoàng Thị Liễu và tập thể cán bộ công nhân viên Bộ


môn Giống luôn nhiệt tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và có những đóng góp quý báu cho tôi
trong thời gian thực tập.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013.

TRỊNH MINH CHÁNH


iii

TÓM TẮT
TRỊNH MINH CHÁNH , Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. SƠ
TUYỂN CÁC DÕNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2001 TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM
LAI KHÊ. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/2013 đến tháng 07/2013 trên thí
nghiệm sơ tuyển Lai Khê 2006 tại lô STLK 06 thuộc Bộ môn Giống, Viện Nghiên cứu
Cao su Việt Nam.
Hội đồng hƣớng dẫn:
ThS. Lê Mậu Túy
ThS. Trần Văn Lợt
KS. Lê Đình Vinh
Đối tƣợng nghiên cứu gồm 84 dòng vô tính (dvt) cao su đƣợc bố trí với 3 lần lặp
lại theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên trên thí nghiệm sơ tuyển tại ấp Lai Khê, xã Lai
Hƣng, Bến Cát, Bình Dƣơng năm 2006 (ký hiệu STLK 06) gồm RRIV 4, 7 dvt nhập nội,
1 dvt lai tự do (TD 00/469), 75 dvt mới lai tạo của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam
trong giai đoạn 2000 - 2001, trong đó dvt PB 260 đƣợc trồng làm đối chứng.
Nội dung nghiên cứu: theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nông học chủ yếu của 84
dvt cao su gồm năng suất, sinh trƣởng, khả năng kháng bệnh và một số chỉ tiêu phụ
khác nhằm chọn lọc những dòng vô tính ƣu tú đƣa sang giai đoạn tuyển chọn tiếp theo.
Kết quả đạt đƣợc:
Nhiều dvt cao su mới lai tạo của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam tỏ ra có triển

vọng hơn các dvt cao su nhập nội và dvt PB 260 đang đƣợc trồng phổ biến.
Trong 84 dvt trên thí nghiệm STLK 06 đã gạn lọc đƣợc 6 dvt có triển vọng, thể
hiện ƣu thế về sinh trƣởng cũng nhƣ năng suất cá thể trong ba tháng đầu năm khai thác
thứ hai. Các dòng vô tính đó là: LH 01/93, LH 01/206, LH 01/813, TD 98/298, LH
01/1138 và LH 01/1163.


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Lời cảm tạ .................................................................................................................... ii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các bảng ................................................................................................... viii
Danh sách các hình ..................................................................................................... ix
Danh sách các sơ đồ .................................................................................................... ix
Danh sách các biể u đồ ................................................................................................. ix
CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài ..................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................ 2
1.2.3 Giới hạn đề tài...................................................................................................... 2
CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1 Tổng quan về cây cao su ......................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây cao su .................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây cao su......................................................................... 4

2.1.3 Đặc tính sinh thái ................................................................................................. 5
2.2 Tình hình sản xuất cao su trên thế giới và Việt Nam ............................................... 6
2.2.1 Việt Nam ............................................................................................................. 6
2.2.2 Thế giới ............................................................................................................... 7
2.3 Tình hình nghiên cứu cao su ở Việt Nam và trên thế giới ........................................ 8
2.3.1 Việt Nam ............................................................................................................. 8


v

2.3.2 Thế giới .............................................................................................................. 11
CHƢƠNG 3 : NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 13
3.1 Nội dung ................................................................................................................ 13
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 13
3.2.1 Thời gian thực hiện ............................................................................................. 13
3.2.2 Địa điểm thực hiện .............................................................................................. 13
3.2.3 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 14
3.2.4 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 14
3.2.5 Các chỉ tiêu quan trắc .......................................................................................... 16
3.2.5.1 Sinh trƣởng ...................................................................................................... 16
3.2.5.2 Năng suất cá thể (gram/cây/lần cạo) ................................................................. 16
3.2.5.3 Bệnh hại ........................................................................................................... 16
3.2.5.4 Hình thái .......................................................................................................... 19
3.2.6 Phƣơng pháp xƣ̉ lý số liê ̣u ................................................................................... 20
CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 21
4.1 Năng suất cá thể (g/c/c) của các dòng vô tính ......................................................... 21
4.1.1 Năng suất cá thể của các dòng vô tin
́ h qua 3 tháng đầu năm khai thác thứ hai ..... 21
4.1.2 Tổng hợp năng suất cá thể của các dòng vô tính sau 2 năm khai thác trên thí
nghiệm STLK 06 ......................................................................................................... 25

4.2 Sinh trƣởng của các dòng vô tính ........................................................................... 28
4.3 Dày vỏ nguyên sinh ............................................................................................... 32
4.4 Bệnh hại của các dòng vô tính ................................................................................ 36
4.4.1 Bệnh phấn trắng .................................................................................................. 36
4.4.2 Bệnh Corynespora............................................................................................... 37
4.4.3 Bệnh nấm hồng .................................................................................................. 38
4.5 Đánh giá các dòng vô tính chọn lọc trên thí nghiệm STLK 06 ............................... 39
4.5.1 Gạn lọc các dòng vô tính triển vọng .................................................................... 39


vi

4.5.2 Mô tả tóm tắt các dòng vô tính chọn lọc .............................................................. 40
CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 46
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 46
5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 48
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 50


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGROINFO (Agriculture information)

Trung tâm thông tin phát triển Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn

ctv


Cộng tác viên

CBTB

Cấ p bê ̣nh trung bình

dvt

Dòng vô tính

đc

Đối chứng

g/c/c

gram/cây/lần cạo

IRSG

International Rubber Study Group (Tổ

chƣ́c

Nghiên cƣ́u Cao su Quố c tế )
IRCA

Institut de Recherches sur le caouchouc au
Afrique (Viện Nghiên cứu Cao su Châu Phi)


IRRDB

International Rubber Research Development
Board (Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển
Cao su thiên nhiên thế giới)

KTCB

Kiến thiết cơ bản

LH

Lai hoa

NT

Nghiệm thức

PB

Prang Besar (Trạm Nghiên cứu Cao su, đồn
điền Golden Hope, Malaysia)

RRIV

Rubber Research Institute of VietNam (Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam)

RRIM


Rubber Research Institute of Malaysia (Viện
Nghiên cứu Cao su Malaysia)

RRIC

Rubber Research Institute of Ceylon (Viện
Nghiên cứu Cao su Sri Lanka)

RO

Dòng cao su hoang dại sƣu tập từ Amazon

STLK 06

Sơ tuyển Lai Khê trồng năm 2006


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, sản lƣợng và năng suất của cây cao su Việt Nam giai đoạn
2008 – 2012 .................................................................................................................... 7
Bảng 3.1 Bảng quy ƣớc phân cấp bệnh phấn trắng ........................................................ 17
Bảng 3.2 Phân hạng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng dựa vào cấp bệnh trung bình ........ 17
Bảng 3.3 Bảng quy ƣớc phân cấp bệnh nấm hồng ......................................................... 18
Bảng 3.4 Phân hạng tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh nấm hồng của các dòng vô tính ........... 18
Bảng 3.5 Bảng quy ƣớc phân cấp bệnh Corynespora ..................................................... 19
Bảng 3.6 Phân hạng mức độ nhiễm bệnh Corynespora trên cây cao su .......................... 29
Bảng 3.7 Phân cấp sinh trƣởng và sản lƣợng theo Paardekooper ................................... 20
Bảng 4.1 Năng suất cá thể của các dòng vô tính qua 3 tháng khai thác đầu năm 2013

trên thí nghiệm STLK 06 ............................................................................................... 22
Bảng 4.2 Kết quả năng suất cá thể (g/c/c) qua 2 năm khai thác của các dòng vô tính trên
thí nghiệm STLK 06 ...................................................................................................... 25
Bảng 4.3 Vanh thân và trung bình tăng vanh của các dòng vô tính trên thí nghiệm
STLK 06 ........................................................................................................................ 29
Bảng 4.4 Dày vỏ nguyên sinh của các dòng vô tính trên thí nghiệm STLK 06 ............... 33
Bảng 4.5 Tóm tắt đặc điểm của 6 dvt triển vọng trên thí nghiệm STLK 06 .................... 39


ix

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam ........................................................... 10
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm vƣờn STLK 06 ......................................................... 15
Biể u đồ 4.1: Tỉ lệ bê ̣nh phấ n trắ ng của các dvt trên thí nghiê ̣m STLK 06 ...................... 36
Biể u đồ 4.2: Tỉ lê ̣ bê ̣nh Corynespora của các dvt trên thí nghiê ̣m STLK 06 ................... 37
Biể u đồ 4.3: Tỉ lệ bệnh nấm hồng của các dvt trên thí nghiê ̣m STLK 06 ....................... 38
Hình 4.1: Dòng vô tính LH 01/93 ................................................................................. 40
Hình 4.2: Dòng vô tính LH 01/813................................................................................ 41
Hình 4.3: Dòng vô tính LH 01/206................................................................................ 42
Hình 4.4: Dòng vô tính TD 98/298................................................................................ 43
Hình 4.5: Dòng vô tính LH 01/1138 .............................................................................. 44
Hình 4.6: Dòng vô tính LH 01/1163 .............................................................................. 45


1

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1


Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc chi Hevea, họ Euphorbiacea có nguồn

gốc từ lƣu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Hiện nay, cây cao su đƣợc xem là cây trồng có
giá trị kinh tế cao và đƣợc trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên cả nƣớc. Trên thế giới, nhu
cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng. Theo dƣ̣ đoán của Tổ chức Nghiên cƣ́u Cao su Quố c
tế (IRSG) câ ̣p nhâ ̣t vào tháng 12/2012, sản lƣợng cao su thiên n hiên toàn cầ u ƣớc tính
trong năm 2011 đa ̣t 11 triê ̣u tấ n , năm 2012 lên 11,4 triê ̣u tấ n , tăng 3,6 %. Ở Việt Nam,
trong năm 2012, giá trị xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt 1,023 triệu tấn với kim ngạch
gầ n 2,86 tỷ USD. Với kế t quả xuấ t khẩ u năm 2012, cao su là nông sản có kim nga ̣ch
xuấ t khẩ u xế p thƣ́ ba sau ga ̣o và cà phê (Hiê ̣p hô ̣i Cao su Viê ̣t Nam, 2013). Nhƣ vậy, với
tiềm năng về khả năng tiêu thụ và giá trị kinh tế cao mang lại, cây cao su hiện đang
đƣợc chính phủ nƣớc ta cũng nhƣ ngƣời dân đặc biệt quan tâm đầu tƣ.
Trong các giải pháp đầu tƣ thâm canh cây cao su, việc nghiên cứu để chọn tạo
giống mới có những đặc tính nông học nổi trội và thích hợp cho các vùng sinh thái
khác nhau là một trong những giải pháp chủ đạo và là nhiệm vụ hàng đầu nhằm góp
phần tăng năng suất và mở rộng diện tích trồng cao su ra các vùng miền. Việc tạo ra
một giống cao su tốt để có thể khuyến cáo cho sản xuất cần mất một quá trình theo dõi
và đúc kết lâu dài. Do đó, chu kỳ khảo nghiệm giống cao su phải mất 20 - 25 năm, có
thể rút ngắn nhƣng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách tiến hành các bƣớc song
hành trong 10 - 15 năm để giảm thiểu chi phí thí nghiệm và đẩy nhanh tốc độ cải tiến
giống (Trần Thị Thúy Hoa, 2001). Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đƣa ra quá trình
tuyển chọn giống gồm các bƣớc: Tuyển non (TN) - Sơ tuyển (ST) - Chung tuyển (CT)
- Sản xuất thử (XT), trong đó, sơ tuyển là một bƣớc quan trọng để đánh giá các chỉ tiêu
nông học của các dòng vô tính cao su mới, từ đó gạn lọc ra những dòng vô tính xuất
sắc làm nguyên liệu cho các bƣớc chọn giống tiếp theo.


2


Xuất phát từ thực tiễn, đƣợc sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Nông học,
Trƣờng Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao
su Việt Nam, đề tài: “SƠ TUYỂN CÁC DÕNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2001
TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM LAI KHÊ” đã đƣợc thực hiện.
1.2 Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Chọn lọc các dvt cao su theo những đặc tính nông học: Sinh trƣởng, năng suất cá
thể, bệnh hại và một số đặc tính khác của các dòng vô tính bố trí trên vƣờn sơ tuyển
STLK 06 tại trạm thực nghiệm cao su Lai Khê - Lai Hƣng - Bến Cát - Bình Dƣơng.
1.2.2 Yêu cầu
- Quan trắc thí nghiệm với các chỉ tiêu nông học chủ yếu gồm sinh trƣởng, sản
lƣợng, khả năng kháng bệnh và hình thái.
- Bƣớc đầu gạn lọc đƣợc một số dòng vô tính vƣợt trội nhằm nhân nhanh trong
vƣờn nhân để tạo tiền đề cho các bƣớc chọn giống tiếp theo.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Thí nghiệm sơ tuyển STLK 06 là một công trình tuyển chọn giống do Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam thực hiện trong thời gian dài. Do đó, đề tài đúc kết số liệu
theo dõi trong thời gian thực tập từ 18/02 đến 31/07/2013 và tham khảo số liệu trên thí
nghiệm đã có của Bộ môn Giống.


3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây cao su
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố của cây cao su
Cao su (Hevea brasiliensis Muell. Agr.) là một loài cây thân gỗ thuộc họ thầu
dầu (Euphorbiaceae) có nguồn gốc ở lƣu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Ngoài loài Hevea

brasiliensis còn có 9 loài khác cũng cho mủ cao su, tuy nhiên chỉ có loài Hevea
brasiliensis là cho mủ cao su có ý nghĩa về mặt kinh tế và đƣợc trồng phổ biến nhất.
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ
dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm
ƣớt và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là
Caouchouk, theo thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nƣớc mắt của cây”.
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lƣu hóa năm 1839 đã dẫn tới
sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang Amazoneas)
và Belém (bang Pará) thuộc Brasil. Thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra
ngoài phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy
mầm tại vƣờn thực vật Hoàng gia Kew, những cây con này đã đƣợc gửi tới Ấn Độ để
gieo trồng nhƣng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã đƣợc thực hiện, khoảng
70.000 hạt giống đã đƣợc gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4 % hạt giống đã nảy mầm và
vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã đƣợc gửi trong các thùng tới Ceylon và 22
cây đã đƣợc gửi tới các vƣờn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở
ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã đƣợc nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của
Anh. Cây cao su đã có mặt tại các vƣờn thực vật Buitenzorg, Indonesia năm 1883. Vào
năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã đƣợc thành lập tại Malaysia và ngày nay phần


4

lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực Châu Phi
nhiệt đới (Nguyễn Thị Huệ, 2006).
2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây cao su
 Thân
Cây cao su trong tình trạng hoang dại là 1 cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên 30
m, có khi đến 50 m, vanh thân có thể đạt đƣợc 5 - 7 m, tán lá rộng và sống trên 100
năm. Khi đƣợc nhân trồng trong sản xuất, do việc tính toán hiệu quả của cây trên việc
sử dụng đất và vốn đầu tƣ nên cây cao su đƣợc đặt trong các điều kiện sống khác hẳn

với điều kiện hoang dại (18 - 25 m2/cây, mật độ trồng 400 - 550 cây/ha). Chu kỳ sống
giới hạn 30 - 40 năm, chiều cao 25 - 30 m, vanh thân khoảng 1 m vào cuối thời kỳ kinh
doanh.
 Rễ
Hệ rễ cao su chiếm 15 % tổng hàm lƣợng chất khô, cây cao su có hai loại rễ là rễ
cọc (rễ trụ) và rễ bàng (rễ hấp thu). Rễ cọc cắm sâu vào đất giúp cây đứng vững, hút
nƣớc và muối khoáng ở tầng đất sâu, rễ cọc có thể ăn sâu hơn 10 m khi gặp đất có cấu
trúc tơi xốp. Hệ thống rễ bàng cao su phát triển rất rộng, phần lớn rễ bàng cao su nằm
trong lớp đất mặt từ 0 - 40 cm và lan rộng 6 - 9 m, sự tăng trƣởng của bộ rễ phụ thuộc
vào thời gian sinh trƣởng của cây.
 Lá
Lá cao su là lá kép gồm lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Khi trƣởng thành
lá có màu xanh đậm ở mặt trên lá và màu vàng nhạt hơn ở mặt dƣới lá. Màu sắc, hình
dạng và kích thƣớc lá thay đổi khác nhau giữa các giống. Các lá chét có hình bầu dục,
hơi dài hoặc hơi tròn. Phần cuối phiến lá chét nơi gắn vào cuống lá bằng một gọng lá
ngắn có tuyến mật (tuyến mật chỉ chứa mật trong giai đoạn lá non vừa ổn định). Các
mạch mủ trong lá nằm trong các lớp libe và khi lá ở mức độ trƣởng thành tối đa, các
mạch mủ tập trung lại ở phần cuối của lá chét làm ngăn chặn việc vận chuyển mủ nƣớc
và các chất quang hợp từ lá xuống thân cây. Lá tập trung thành từng tầng.


5

 Hoa
Cây cao su từ 5 - 6 tuổi trở lên mới bắt đầu trổ hoa và thƣờng mỗi năm trổ hoa 1
lần vào tháng 2 - 3 dƣơng lịch trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Hoa cao su nhỏ, màu
vàng, là hoa đơn tính đồng chu khó tự thụ, chủ yếu là thụ phấn chéo giữa các cây khác
nhau do sự tác động của côn trùng nhƣ ong, bƣớm, ruồi, kiến. Sự thụ phấn do gió chiếm
một tỉ lệ rất thấp.
 Quả và hạt

Quả cao su hình tròn hơi dẹp, có đƣờng kính từ 3 - 5 cm, quả nang gồm 3 ngăn,
mỗi ngăn chứa 1 hạt. Quả cao su hình thành và phát triển đƣợc 12 tuần thì đạt đƣợc kích
thƣớc lớn nhất, 16 tuần vỏ quả hóa gỗ và 19 - 20 tuần thì quả chín.
Hạt cao su hình tròn hơi dài hoặc hình bầu dục, chứa nhiều dầu, có kích thƣớc
thay đổi từ 2,0 - 3,5 cm. Hạt có 2 mặt rõ rệt: mặt bụng thƣờng phẳng, và mặt lƣng cong
lồi lên. Kích thƣớc, hình dạng và màu sắc hạt thay đổi nhiều giữa các giống cây và là 1
trong những đặc điểm để nhận diện giống cao su. Vỏ hạt cứng ở đầu hạt có lỗ mầm. Bên
trong vỏ hạt gồm phôi nhũ và cây mầm (Nguyễn Thị Huệ, 2006).
2.1.3 Đặc điểm sinh thái
Do cây cao su bắt nguồn từ Nam Mỹ nên khi nhân trồng ở nƣớc ta cần chú ý đến
vấn đề sinh thái của từng vùng để chọn giống thích hợp.
Nhiệt độ: Cây cao su sinh trƣởng và phát triển tốt nhất trong giới hạn nhiệt độ từ
25 - 30 0C, đều qua các tháng trong năm. Các vùng trồng cao su trên thế giới hiện nay
phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm 28 ± 2 0C, biên độ nhiệt
ngày đêm 7 - 8 0C. Nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ làm cây chậm sinh trƣởng dẫn đến kéo dài
thời gian kiến thiết cơ bản. Nhiệt độ trên 40 0C cây khô héo, khi nhiệt độ xuống đến 4 5 0C, cây bắt đầu bị tổn hại vì lạnh, lá khô, chết chồi, trong trƣờng hợp nghiêm trọng có
thể gây chết cây thậm chí cả bộ rễ.
Lƣợng mƣa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng có lƣợng mƣa từ 1.500 - 2.000
mm/năm. Nếu lƣợng mƣa thấp dƣới 1.500 mm/năm thì lƣợng mƣa cần phân bố đều
trong năm. Các trận mƣa tốt nhất cho cao su phát triển là 20 - 30 mm và mỗi tháng 150


6

mm. Số ngày mƣa tốt nhất 100 - 150 ngày/năm. Cây cao su trƣởng thành có thể chịu
hạn tốt, tuy nhiên cao su non, đặc biệt khi cây mới trồng gặp khô hạn sẽ bị tổn thƣơng
nghiêm trọng. Phân bố mƣa không đều trong năm sẽ ảnh hƣởng lớn đến năng suất.
Gió: Gió nhẹ 1 - 2 m.s-1 có lợi cho cây cao su vì giúp làm vƣờn cây thông thoáng,
hạn chế nấm bệnh và vỏ cây mau khô sau khi mƣa. Khi gió có tốc độ lớn hơn 17,2 m.s-1
cây cao su bị gãy cành và thân.

Giờ chiếu sáng: Giờ chiếu sáng ảnh hƣởng trực tiếp đến cƣờng độ quang hợp của
cây cao su. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trƣởng nhanh và năng suất cao. Giờ
chiếu sáng đƣợc ghi nhận tốt nhất cho cây cao su bình quân là 1.600 - 1.700 giờ/năm.
Đất: Cây cao su có thể sinh trƣởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhƣng hiệu quả
kinh tế là vấn đề cần lƣu ý để chọn lựa đất phục vụ cho việc nhân rộng vƣờn cây trên
diện tích lớn.
Độ cao: Cao trình 200 m thích hợp trồng cao su. Cao trình đất lý tƣởng đƣợc
khuyến cáo:
+ vùng xích đạo có thể trồng đến cao trình 500 - 600 m.
+ vị trí 5 - 6 0 mỗi bên vĩ tuyến trồng cao su ở cao trình 400 m.
Độ dốc: Đất trồng cao su nên có độ dốc thấp, tốt nhất là đất bằng phẳng, trong
điều kiện có thể lựa chọn đƣợc nên trồng cây cao su ở đất có độ dốc dƣới 30 % (Quy
trình kỹ thuật cây cao su, 2012).
pH: Độ pH thích hợp từ 4,5 - 5,5.
Chiều sâu đất: đất trồng cao su lý tƣởng có tầng canh tác sâu 2 m (Nguyễn Thị
Huệ, 2006)
2.2 Tình hình sản xuất cao su trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Việt Nam
Tính đế n cu ối năm 2012, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản lƣợng khai thác
cao su thiên nhiên với tỷ trọng khoảng 7,6 % tƣơng đƣơng 863.600 tấn và đứng thứ 4 về


7

xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế gi ới, chiế m thị phần khoảng 10,3 % tƣơng đƣơng
1,02 triệu tấn (Bảng 2.1). Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn,
tổng diện tích quy hoạch để trồng cao su là 910.500 ha, vƣợt mức kế ho ạch đề ra cho
năm 2015. Trong đó, diện tích cao su cho mủ chiế m kho ảng 55,55 % tƣơng đƣơng
505.800 ha.
Thị trƣờng xuất khẩu cao su chủ yế u của Việt Nam là Trung Quốc, Malaysia, Đài

Loan, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, Mỹ,... trong đó, Trung Quốc là thị trƣờng lớn nhất,
chiế m 48,2 % tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong năm
2012 (Hiệp hội Cao su Việt Nam, 2013).
Bảng 2.1. Diện tích, sản lƣợng và năng suất của cây cao su Việt Nam giai đoạn
2008 - 2012
Diện tích

Diện tích

Diện tích thu

Sản lƣợng

Năng suất

(ha)

tăng (ha)

hoạch (ha)

(tấn)

(kg/ha)

2008

631.500

75.200


399.100

660.000

1.654

2009

677.700

46.200

418.900

711.300

1.698

2010

748.700

71.000

439.100

751.700

1.712


2011

801.600

52.900

460.000

789.300

1.716

2012

910.500

108.900

505.800

863.600

1.707

Năm

(Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam, 2013)
2.2.2. Thế giới
Trên thế giới đang có hơn 7 triệu ha cao su đang khai thác mủ, tập trung vào các

quốc gia thuộc Hiệp hội Các nƣớc Sản xuất Cao su (ANRPC) gồm Trung Quốc, Ấn Độ,
Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Papua New Ghine và Sri Lanka. Hàng năm,
ANRPC đóng góp khoảng 92 – 95 % sản lƣợng cao su toàn thế giới, trong đó đứng
đầu là Thái Lan, kế tiếp là Indonesia và Malaisia. Tuy nhiên, dẫn đầu về năng suất
khai thác lại là Ấn Độ với 1.818 kg/ha/năm, tiếp theo là Thái Lan ở mức 1.720
kg/ha/năm. ANRPC dự kiến sản lƣợng khai thác cao su sẽ tiếp tục gia tăng trong năm
2013 và có thể lên mức 10,9 triệu tấn tăng khoảng 0,4 % so với sản lƣợng năm 2012.


8

Tuy nhiên, nguồn cung cao su trong quý 1/2013 có thể sẽ thấp hơn so với cùng kỳ năm
2012 (AGROINFO, 2013).
Đến nay, ANRPC là tổ chức tiêu thụ cao su nhiều nhất trên thế giới, trong đó
mức tiêu thụ hàng năm của các nƣớc thành viên trong tổ chức này chiếm khoảng 50 %,
đứng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia.
2.3 Tình hình nghiên cứu cao su ở Việt Nam và thế giới
2.3.1 Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác tạo tuyển giống mới đã đƣợc công ty cao su đất đỏ (SPTR)
tiến hành từ năm 1932 – 1944, tuy nhiên do tình hình kinh tế chính trị xã hội lúc đó không
ổn định nên chƣơng trình chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất. Mặt khác, các
công ty tƣ bản Pháp thƣờng chiếm những vùng đất tƣơng đối thuận lợi để thiết lập đồn
điền cao su, do đó cơ cấu giống cho từng vùng chƣa đƣợc chú trọng (Đặng Văn Vinh,
2000).
Trƣớc 1975, các công ty tƣ bản Pháp du nhập một số dòng vô tính cao su để khảo
nghiệm đƣa vào sản xuất đại trà nhƣng bị gián đoạn bởi chiến tranh nên cơ cấu giống
chủ yếu dựa vào tài liệu nƣớc ngoài.
Năm 1976, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam bắt đầu khôi phục lại các vƣờn cây
cũ và tổ chức lại chƣơng trình cải tiến giống. Bƣớc đầu thu thập lại các giống cũ và thiết
lập các thí nghiệm mới trên nhiều địa bàn, chọn lọc các dòng lai hoa song song chuẩn bị

công tác du nhập các giống mới để bổ sung cho nguồn di truyền.
Từ năm 1977 - 1978, nhập nội một số dòng vô tính cao su có triển vọng từ
Malaysia và Sri Lanka.
Năm 1981, ngành cao su Việt Nam đã du nhập đƣợc một số giống mới sƣu tập
đƣợc ở vùng nguyên quán Nam Mỹ qua Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Cao su Thế
giới (IRRDB), đồng thời nhiều nguồn giống mới tiến bộ cũng đƣợc tập hợp qua trao đổi
song phƣơng với IRCA (Institut de Recherches sur le Caoutchouc en Afrique).


9

Từ năm 1982 – 1984, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã lai tạo đƣợc khoảng
400 giống lai hoa mới (kí hiệu LH).
Chƣơng trình lai tạo giống cao su của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam khởi đầu
năm 1982 cho đến nay. Viện đã lai tạo ra rất nhiều giống với tên gọi là lai hoa và các
giống đƣợc công nhận là giống quốc gia đƣợc đặt tên là RRIV.
Tháng 1/1996, hội thảo và trình diễn giống cao su đƣợc tổ chức tại Viện Nghiên
cứu Cao su Việt Nam. Báo cáo từ các công ty cao su cho thấy tầm quan trọng đặc biệt
trong việc sử dụng cơ cấu bộ giống vào sản xuất, đòi hỏi ngành cao su phải không
ngừng cải tiến bộ giống tốt hơn, thích hợp hơn cho từng vùng sinh thái nhằm đạt đƣợc
sản lƣợng cao nhất.
Chính vì vậy công tác cải tiến giống cần phải có một quy trình rõ ràng, chính xác.
Chu kỳ khảo nghiệm giống cao su phải qua nhiều bƣớc, kéo dài 25 - 30 năm. Tuy nhiên
có thể rút ngắn còn 18 - 20 năm nhƣng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách tiến hành
đồng thời hoặc gối đầu các bƣớc.
Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cây cao su đƣợc
xác định là cây đa mục đích. Cây cao su không chỉ phát triển ở vùng truyền thống mà
còn đƣợc mở rộng diện tích ra các vùng phi truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao
và cải thiện điều kiện khí hậu môi trƣờng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, và làm rừng
phòng hộ giữ an ninh quốc phòng. Chƣơng trình lai tạo giống cao su của Viện Nghiên

Cứu Cao Su Việt Nam khởi đầu từ năm 1982 với mục tiêu chọn tạo giống năng suất cao,
trữ lƣợng gỗ khá và các đặc tính phụ thỏa đáng. Kết quả nghiên cứu giai đoạn 2001 2005 đã sơ tuyển đƣợc 18 giống có thể đạt năng suất bình quân 2,5 tấn/ha và 80 dòng lai
qua tuyển non cho thấy đạt tiềm năng sản lƣợng rất cao. Giai đoạn 2006 - 2010, Viện đã
tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống cao su năng suất 3 - 3,5 tấn/ha/năm (Lại Văn Lâm,
2008). Qui trình chọn tạo giống mới của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam tuân thủ theo
các bƣớc: lai hoa - tuyển non - sơ tuyển - chung tuyển - sản xuất thử , trong đó sơ tuyển là
1 bƣớc quan trọng.


10

Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam
Sƣu tập cây

Du nhập / Trao đổi

đầu dòng

giống quốc tế

Ngân hàng quỹ gen

Lai hoa

Tuyển non

Sơ tuyển

Ô quan trắc


Chung tuyển

Sản xuất thử

Cơ cấu giống địa phƣơng hóa
Bảng III, Bảng II, Bảng I
(Phụ lục 13)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam
(Nguồ n: Bô ̣ môn Giố ng - Viê ̣n Nghiên cƣ́u Cao su Viê ̣t Nam.)


11

 Giới thiệu về giai đoạn sơ tuyển (vƣờn so sánh, tuyển chọn giống quy mô nhỏ):
Vƣờn sơ tuyển lập ra nhằm chọn lọc các dvt ƣu tú từ một số lƣợng lớn các dvt mới
nhập hoặc mới lai tạo để đƣa vào vƣờn chung tuyển và sản xuất thử. Các cây lai vƣợt
trội đƣợc chọn lựa ở vƣờn tuyển non sẽ đƣợc trồng ở vƣờn sơ tuyển với mật độ trồng
sản xuất. Mỗi giống cây lai đƣợc bố trí từ 3 nhắc, mỗi nhắc 8 cây với 2 - 3 dvt đối
chứng.
Tiêu chuẩn gạn lọc các dvt xuất sắc ở vƣờn sơ tuyển dựa vào các đặc tính nông
học gồm sản lƣợng, sinh trƣởng, độ dày vỏ, hình thái cây, độ mẫn cảm với các loại bệnh
và các đặc tính phụ khác nhƣ khả năng kháng gió, kháng lạnh …, trong đó sản lƣợng
đƣợc ƣu tiên hàng đầu.
2.3.2 Thế giới
Năm 1920, công việc tuyển chọn giống cao su đƣợc bắt đầu ở Malaysia,
Indonesia và Sri Lanka. Mục tiêu của giai đoạn này là tuyển chọn giống bằng cách loại
bỏ các cây thực sinh sản lƣợng thấp trong vƣờn ƣơm, kế đó tuyển chọn cây thực sinh
xuất sắc làm cây mẹ đầu dòng để nhân giống vô tính.
Năm 1928, Malaysia bắt đầu chƣơng trình lai hoa có kiểm soát để tạo ra các
giống cây lai ƣu tú từ những cây mẹ và bố đã tuyển chọn.

Theo Ho Chai Yee (1974), với một quần thể có phân bố chuẩn nếu chọn 50 % số
cá thể có sản lƣợng cao trong giai đoạn non thì có thể đạt gần 100 % số cá thể cao sản ở
giai đoạn trƣởng thành. Do đó cho phép giảm bớt chi phí và thời gian chọn giống nhƣng
vẫn đảm bảo hiệu quả cao (Lê Mậu Túy và ctv, 2002).
Năm 1974, Malaysia đƣa ra hệ thống Enviromax (khuyến cáo giống cao su theo
vùng sinh thái) chú trọng các yếu tố ảnh hƣởng đến tiềm năng sản lƣợng nhƣ: đất đai,
bệnh, khí hậu, gió hại… và đã xác định 17 vùng tiểu khu sinh thái khác nhau.


12

Năm 1989, Watson đã có nghiên cứu hình thái cây và khả năng kháng gió của
cây. Các kiểu kháng gió kém của cây gồm:
+ Tán rất cao
+ Phát triển một vài cành cấp một lớn
+ Cành nặng nề, lệch một bên so với thân chính, đặc biệt góc phân cành nhỏ
+ Không có ƣu thế ngọn, đặc biệt là hình thành một vòm tán rộng
+ Phần nhánh nhiều dạng nĩa
Năm 2002, Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Thiên nhiên Thế giới
(IRRDB - International Rubber Research Development Board) đề xƣớng hợp tác để xây
dựng một chiến lƣợc sử dụng quỹ gen cao su Nam Mỹ vào chƣơng trình chọn lọc giống
cao su theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm và chức năng của cao su (mủ, gỗ, rừng), nâng
năng suất lên 3 tấn/ha/năm để tăng hiệu quả kinh tế ngành cao su.
Kết luận:
Trong tình hình hiện nay, trƣớc nhu cầu sử dụng cao su ngày càng tăng, ngành
cao su Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất và tăng sản
lƣợng. Cũng nhƣ nhiều loại cây trồng khác, trong quá trình phát triển của cây cao su,
cùng với việc cải thiện hệ thống thủy lợi, ứng dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ
thực vật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất và tăng sản lƣợng thì việc sử dụng
giống cao su tốt luôn là yếu tố quan trọng và giữ vai trò quyết định. Chính vì vậy, việc

nghiên cứu để chọn tạo giống mới có những đặc tính nông học thỏa đáng, thích hợp cho
các vùng sinh thái khác nhau là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm góp phần
tăng năng suất và mở rộng diện tích trồng cao su ra các vùng miền.


13

Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung
Sơ tuyển các dòng vô tính cao su lai tạo trong nƣớc và nhập nội dựa vào thành
tích trong năm khai thác thƣ́ hai và chọn lọc một số dòng vô tính xuất sắc đƣa vào bƣớc
nghiên cứu tiếp theo (giai đoạn chung tuyển).
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1 Thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 18/02/2013 đến ngày 30/07/2013.
3.2.2 Địa điểm
Đề tài đƣợc tiến hành trên vƣờn sơ tuyển Lai Khê trồng năm 2006 (STLK 06) tại
Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Lai Khê - Lai Hƣng - Bến Cát - Bình Dƣơng.
Đặc điểm thí nghiệm:
- Loại đất: xám trên phù sa cổ.
- Năm trồng: 07/2006.
- Vật liệu trồng: bầu ghép cắt ngọn.
- Địa hình: bằng phẳng.
- Mở miệng cạo: tháng 11/2011.
- Chế độ cạo: S/2 d3.


14


- Nền phân bón: Sử dụng Phân Hữu Cơ Vi Sinh NTK bón lót từ 0.2 kg/hố và trộn
phân kỹ vào hố trƣớc khi trồng.
3.2.3 Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là 84 dòng vô tính cao su gồm RRIV 4, 7 dvt nhập nội, 1 dvt
lai tự do (TD 00/469), và 75 dvt mới lai tạo của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam
trong giai đoạn 2000 - 2001 (viết tắt LH). Trong đó, dòng vô tính PB 260 đƣợc chọn
làm đối chứng.
Vƣờn STLK 06 mới mở cạo năm thƣ́ hai nên còn m ột số giống chƣa đƣợc đƣa
vào khai thác do chƣa đủ tiêu chuẩn mở cạo. Vì vậy, chỉ tiêu năng suất và độ dày vỏ
nguyên sinh chỉ đƣợc theo dõi trên 77 dvt.
3.2.4 Bố trí thí nghiệm
- Mật độ: 571 cây/ha, khoảng cách (7 x 2,5 m).
- Diện tích: 3,53 ha.
- Ngƣời lập sơ đồ: Lê Đình Vinh
- Vƣờn STLK 06 đƣợc bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 84 dvt, 3
lần lặp lại với ô cơ sở gồm 8 cây. Sơ đồ thí nghiệm đƣợc bố trí nhƣ sau:


15

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm vƣờn STLK 06


×