Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

ÑAÙNH GIAÙ TÌNH HÌNH CAÁP GCNQSDÑ ÑAÁT NOÂNG NGHIEÄP TREÂN ÑÒA BAØN HUYEÄN ÑÒNH QUAÙN, TÆNH ÑOÀNG NAI TÖØ NAÊM 1991 ÑEÁN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.75 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI – BẤT ĐỘNG SẢN

--- a & b ---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GCNQSDĐ
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Sinh viên thực hiện
Ngành
Lớp
Niên khoá

: Châu Thò Mỹ Dung
: Quản lý đất đai
: QLĐĐ TC18
: 2001 – 2005

Đồng Nai, tháng 11/2005


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI – BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

--- a & b ---



Sinh viên thực hiện: CHÂU THỊ MỸ DUNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GCNQSDĐ
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
(Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Quản Lý Đất Đai)

Giáo viên hướng dẫn: Thầy VÕ THÀNH HƯNG

Đồng Nai, tháng 11/2005


LỜI CẢM ƠN
Con xin ghi nhớ công ơn to lớn của ba mẹ, người đã dày công sinh
thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người và có được kết quả như ngày hôm
nay.
Em xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm TPHCM
- Quý thầy cô khoa Quản lý đất đai và bất động sản
- Quý thầy cô thỉnh giảng
đã tận tâm truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học
tập.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc em xin gởi đến :
- Thầy Võ Thành Hưng
là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tập thể các anh chò phòng Tài nguyên và Môi trường đã tận tình giúp

đỡ, cung cấp tài liệu và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điều
kiện tốt để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp Quản lý đất đai TC18 đã động
viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn!
Tháng 11/2005
Sinh viên

Châu Thò Mỹ Dung


TÓM TẮT
Sinh viên: Châu Thị Mỹ Dung
Lớp: QLĐĐ TC18
Khoa: Quản lý đất đai và bất động sản
Trường ĐH Nông lâm TPHCM
Đề tài: “Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán - tỉnh Đồng Nai từ năm 1991 đến
nay”
GVHD: Thầy Võ Thành Hưng
Thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp
cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông
nghiệp và Chỉ thị số 18/1999/CT- TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc một
số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, lâm
nghiệp, đất ở nông thôn huyện Định Quán đã tiến hành kê khai đăng ký đất nông
nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở đó đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh
giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Định Quán, rút ra những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc trong công
tác cấp giấy chứng nhận.

Bằng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá,
đề tài tập trung nghiên cứu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ
năm 2001 đến nay. Từ đó, hệ thống số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nông nghiệp đã được cấp theo những quy trình và căn cứ pháp lý áp dụng từ
năm 1991 đến nay nhằm rút ra những vấn đề tồn tại mang tính bao quát, đánh
giá việc thực hiện cấp giấy chứng nhận qua các giai đọa, tập trung hướng giải
quyết thích hợp, tạo tiền đề vững chắc cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN ................................................................ 3
1.1. LƯỢC SỬ VỀ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GCNQSDĐ...3
1.1.1. Sơ lược về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
một số nước trên thế giới ......................................................................................3
1.1.2. Công tác quản lý việc sử dụng đất đai qua các giai đoạn ở Việt Nam......4
1.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975........................................................................ 4
1.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1975-1988.................................................................... 4
1.1.2.4. Giai đoạn từ năm 1993-2003.................................................................... 5
1.1.2.5. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay................................................................ 6

1.1.3. Các hệ thống địa chính................................................................................6
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CẤP GCNQSDĐ..................................7
1.2.1. Khái niệm GCNQSDĐ...............................................................................7
1.2.2. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ ....................................................................7
1.2.2.1. Theo Luật Đất đai 1993............................................................................. 7
1.2.2.2. Theo Luật Đất đai 2003............................................................................. 7

1.2.3. Các quy định về những trường hợp được cấp GCNQSDĐ......................8
1.3. NHỮNG VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CẤP GCNQSDĐ........10

1.4. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ......................................10

1.5.Khái quát về địa bàn nghiên cứu .........................................................11
1.5.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................11
1.5.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................ 11
1.5.1.2. Địa hình.................................................................................................... 12
1.5.1.3. Khí tượng thuỷ văn................................................................................... 12

1.5.2.Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................13
1.5.2.1. Tài nguyên đất đai ................................................................................... 13
1.5.2.2. Tài nguyên khoáng sản............................................................................ 13
1.5.2.3. Tài nguyên rừng....................................................................................... 14


1.5.2.4. Tài nguyên nước ...................................................................................... 14

1.5.3. Hiện trạng kinh tế năm 2004 ....................................................................14
1.5.3.1. Ngành Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản .................................................. 14
1.5.3.2. Ngành công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN) ................... 14
1.5.3.3. Dịch vụ – Thương mại ............................................................................ 14
1.5.3.4. Cơ sở hạ tầng........................................................................................... 15
1.5.4. Hiện trạng xã hội năm 2004............................................................................... 15
1.5.4.1. Dân số ...................................................................................................... 15
1.5.4.2. Dân tộc..................................................................................................... 16
1.5.4.3. Tôn giáo ................................................................................................... 16
1.5.4.4. Lao động .................................................................................................. 16
1.5.4.5. Văn hóa .................................................................................................... 16
1.5.4.6. Giáo dục................................................................................................... 16
1.5.4.7. Y tế............................................................................................................ 17
1.5.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội..................................... 15

1.5.5.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 15
1.5.5.2. Kinh tế - xã hội......................................................................................... 16

PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........18
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................... 18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................18
2.2.1. Phương pháp thống kê..............................................................................18
2.2.2. Phương pháp so sánh ................................................................................18
2.2.3. Phương pháp chuyên gia ..........................................................................19
2.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp..............................................................19

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 20
3.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN........................................................21
3.1.1. Thực trạng sử dụng đất .............................................................................21
3.1.1.1 Theo mục đích sử dụng đất....................................................................... 21
3.1.1.2. Theo đối tượng sử dụng........................................................................... 24
3.1.1.3. Biến động đất đai..................................................................................... 24


3.1.2. Tình hình quản lý đất đai ..........................................................................25
3.1.2.1. Công tác đo đạc bản đồ trên địa bàn Huyện.......................................... 25
3.1.2.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai...................................... 27
3.1.2.3. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai................................. 28
3.1.2.4. Công tác đo đạc kiểm kê, giải toả đền bù ............................................... 29
3.1.2.5. Công tác chỉnh lý biến động đất đai ....................................................... 30

3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY...........32
3.2.1. Giai đoạn trước năm 1993........................................................................32

3.2.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1998.....................................................33
3.2.3. Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2003.....................................................34
3.2.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay .......................................................... 36

3.2.4. Đánh giá tình hình chung công tác cấp GCNQSDĐ
trên địa bàn huyện Định Quán từ năm 1991 đến nay........................................37
3.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH
CẤP GCNQSDĐ CỦA HUYỆN ĐỊNH QUÁN .............................................38
3.3.1. Thuận lợi ...................................................................................................38
3.3.2. Khó khăn ...................................................................................................39
3.3.2.1.Khó khăn về thực hiện nghĩa vụ tài chính................................................ 39
3.3.2.2.Về qui hoạch sử dụng đất......................................................................... 39
3.3.2.3.Vấn đề giải quyết, thụ lý hồ sơ ................................................................. 39

3.4. HƯỚNG HOÀN THIỆN TRONG CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ .......40

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................... 42


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 01. Diện tích đất tự nhiên của huyện Định Quán
chia theo đơn vị hành chính............................................................................................ 12
Bảng 02. Mật độ dân phân theo đơn vị hành chính ...................................................... 15
Bảng 03. Tình hình giáo dục huyện Định Quán 2000-2005.............................17
Bảng 04. Hiện trạng sử dụng đất 2005.......................................................................... 21
Bảng 05. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Định Quán..................................... 22
Bảng 06. Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Định Quán .............................. 23
Bảng 07. Cơ cấu sử dụng đất phân theo đối tượng sử dụng......................................... 24
Bảng 08. Biến động đất đai giai đoạn 2000 – 2005...................................................... 24
Bảng 09. Đo đạc lập bản đồ theo quyết định 201/QĐ.ĐKTK ..................................... 26

Bảng 10. Đo đạc lập bản đồ theo quyết định 409/QĐ.TCĐC ..........................27
Bảng 11. Các trường hợp vi phạm được phát hiện, xử lý............................................. 28
Bảng 12. Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai qua các năm
(từ năm 1995-6/2005) ................................................................................................... 29
Bảng 13. Số công trình được kiểm kê, giải tỏa đền bù................................................. 30
Bảng 14. Tình hình chỉnh lý biến động đất đai qua các năm ....................................... 31
Bảng 15. Thống kê các dạng hồ sơ đăng ký biến động đất đai
từ năm 2000 đến năm 2004............................................................................................ 32
Bảng 16. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp giai đọan 1993 - 1998..................... 33
Bảng 17. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp giai đoạn 1998 - 2003..................... 35
Bảng 18. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp giai đoạn 2003 - tháng 06/2005...... 36
Bảng 19. Tổng kết tình hình cấp GCNQSDĐ nông nghiệp qua các giai đoạn........... 37

DANH SÁCH CÁC BIỂU
Biểu đồ 01. Cơ cấu sử dụng đất năm 2005 huyện Định Quán ..........................22
Biểu đồ 02. Tình hình chỉnh lý biến động đất đai qua các năm ................................... 31
Biểu đồ 03. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp qua các giai đoạn
huyện Định Quán.......................................................................................................................38


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

:

Ủy Ban Nhân Dân

TN-MT

:


Tài nguyên-Môi trường

GCN

:

Giấy chứng nhận

GCN QSDĐ

:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất



:

Quyết định

BĐĐC

:

Bản đồ địa chính


Ngành Quản lý đất đai


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Định Quán là một huyện nông nghiệp miền núi nằm về phía đông
bắc của tỉnh Đồng Nai, được thành lập từ tháng 7 năm 1991 trên cơ sở chia tách
từ huyện Tân Phú cũ. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý
xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm sinh
sống, sản xuất, kinh doanh, thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, thực
hiện giao dịch dân sự về nhà đất theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của
người sử dụng đất và các quan hệ tài chính về đất đai nâng cao hiệu lực quản lý
của Nhà nước trên lĩnh vực đất đai. Nhu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đang là nhu cầu bức thiết của người dân để xác lập quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai nói chung và huyện Định Quán nói riêng đã và đang được triển khai và trở
thành một nhiệm vụ chiến lược của toàn ngành địa chính, làm cơ sở để đưa công
tác quản lý nhàn nườc về đất đai theo pháp luật đất đai mới năm 2003 dần đi vào
nề nếp. Trong quá trình thực hiện, công tác cấp GCNQSDĐ đã đạt được những
kết quả nhất định với diện tích cấp giấy tương đối lớn, số giấy và số hộ được cấp
giấy chứng nhận khá cao với hai đợt cấp giấy theo kế hoạch và cấp giấy theo
nhu cầu trên toàn trên toàn Huyện. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được
công tác cấp GCNQSDĐ còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc từ phía người dân
cũng như từ phía cơ quan Nhà nước. Để góp phần tìm hiểu những khó khăn và
hoàn chỉnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đề tài: “Đánh giá
tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Định Quán - tỉnh Đồng Nai từ năm 1991 đến nay” được thực hiện.

MỤC ĐÍCH

- Đánh giá công tác kê khai, đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Định
Quán.
- Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp trên toàn Huyện.
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý đất đai

Nắm chắc lại tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán. Trên cơ sở đó, rút ra những thuận lợi, khó
khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận và đề xuất những giải
pháp phù hợp với điều kiện trên địa bàn nghiên cứu.

YÊU CẦU
- Việc đánh giá phải dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành và
những quy trình về đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thông tin thu thập được phải đầy đủ, chính xác và có tính pháp lý.
- Đánh giá và phân tích khách quan thông tin thu thập được.
- Hiểu và vận dụng được chủ trương, chính sách và các văn bản pháp luật
có liên quan nhằm phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
một cách khoa học.
- Các giải pháp đề xuất phải dựa trên cơ sở phân tích cụ thể, đảm bảo tính
khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- GCNQSDĐ được cấp do đăng ký đất đai ban đầu (không tính đến việc
cấp giấy do chuyển quyền).
- GCNQSDĐ được cấp cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn Huyện.
- Tình hình cấp GCNQSDĐ đối với đất nông nghiệp.
- Những văn bản có liên quan đến việc cấp GCNQSDĐ.
- Quy trình cấp GCNQSDĐ.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Công tác cấp GCNQSDĐ nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Quán từ
năm 1991 đến nay.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Giúp Nhà nước trong công tác đăng ký và cấp GCNQSDĐ.
- Thiết lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất với Nhà nước, bảo vệ lợi
ích chính đáng của người sử dụng đất.
- Nhằm góp phần giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu quả hơn dựa trên
chứng thư pháp lý “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 2


Ngành Quản lý đất đai

Luận văn tốt nghiệp

PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. LƯỢC SỬ VỀ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GCNQSDĐ
1.1.1. Sơ lược về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một số

nước trên thế giới
* Tại Úc
Cơ quan đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận là một bộ phận của
Tổng Cục Địa chính. Đăng ký cấp giấy chứng nhận theo hệ thống Torrens
(1958). Mô hình này triển khai theo từng thửa đất bao gồm thông tin không gian
(hình thể, tọa độ, vị trí địa lý …) và thông tin thuộc tính (tình trạng pháp lý, chủ
sử dụng, nguồn gốc thửa đất …).
Mỗi thửa đất có giấy chứng nhận, một bản lưu tại cơ quan lưu trữ và một
bản cấp cho chủ sở hữu. Khi có biến động cập nhật ngay trên GCN và cơ sở dữ
liệu.
* Tại Thái Lan
Cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận thuộc Cục đất đai và được phân
cấp theo đơin vị hành chính. Thái Lan cũng sử dụng hệ thống Torrens trong
công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ở Thái Lan hiện nay đang tồn tại 5 loại giấy chứng nhận sau:
+ NS4: loại giấy chứng nhận theo chủ sử dụng đất.
+ NS3K: loại giấy chứng nhận cấp dựa trên tài liệu ảnh chụp chưa nắn.
+ NS3: loại giấy chứng nhận dựa trên cơ sở đo đạc đơn giản.
+ NS2: loại giấy chứng nhận quyền chiếm dụng tạm thời.
+SPK4-01: loại giấy chứng nhận quyền chiếm dụng đất lâm nghiệp bị
thoái hóa.
* Tại Đức:
Cơ quan địa chính tại Đức quản lý đất đai theo hệ thống địa bạ (tương
đương với giấy chứng nhận). Cơ quan quản lý và cấp địa bạ thuộc các tiểu bang,
các tiểu bang này chịu ảnh hưởng của cơ quan địa chính liên bang và các tiểu
bang tư vấn. Tại Đức đã áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đất đai
khá sớm nên hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác cấp địa bạ có tính
thống nhất cao giữa các cấp.
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung


Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý đất đai

Mỗi địa bạ có thể gồm nhiều thửa đất, nội dung địa bạ thiên về vị trí và
quan hệ sở hữu, loại hình sử dụng đất mô tả giới hạn (do thuế tính theo tính chất
sử dụng đất). Các thửa đất được định vị chính xác trên thực địa và đánh số theo
hệ thống (code) thống nhất. Khi có sự biến động có thể cập nhật ngay trên địa
bạ.

1.1.2. Công tác quản lý việc sử dụng đất đai qua các giai đoạn ở Việt Nam
1.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975
* Ở miền Bắc
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt sau cải cách ruộng đất 1957,
chính quyền Cách mạng tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo. Đầu
thập niên 1960, đại bộ phận nông dân đã đóng góp hết diện tích canh tác vào
hợp tác xã, do vậy hiện trạng ruộng đất có rất nhiều thay đổi. Tình trạng này kéo
dài đến hết thập niên 70. Trong khi đó, tổ chức ngành Địa chính thường xuyên
không ổn định, Nhà nước không ban hành một văn bản pháp lý nào làm cơ sở
nên công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận QSDĐ
vẫn chưa được triển khai.
* Ở miền Nam
Năm 1954 miền Nam bị đặt dưới ách cai trị của chính quyền Việt Nam
Cộng Hòa. Các tỉnh miền Nam áp dụng ba chế độ quản thủ điền địa trước đây:
chế độ điền thổ theo sắc lệnh 1925, chế độ quản thủ ở những địa phương thuộc
Nam kì đã hình thành trước năm 1925 và chế độ quản thủ địa chính áp dụng cho
một số địa phương thuộc Trung kì.

Năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã có sắc lệnh 124-CTNT
triển khai công tác kiến điền và quản thủ điền địa tại những địa phương chưa
thực hiện sắc lệnh 125.
1.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1975-1988
Ở miền Nam, hệ thống đăng ký đất đai của Pháp vẫn được áp dụng cho
đến năm 1975 đất nước thống nhất. Năm 1980, thực hiện Hiến pháp mới thì hầu
như toàn bộ đất đai ở miền Nam đều chuyển sang sở hữu Nhà nước.
Từ sau năm 1980, công tác đăng ký đất đai mới được Nhà nước bắt đầu
quan tâm và tổ chức thực hiện theo Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980 của
Thủ tướng Chính phủ. Tổng cục Quản lý ruộng đất lần đầu tiên ban hành một
văn bản quy định thủ tục đăng ký, thống kê ruộng đất theo Quyết định 56/ĐKTK
ngày 05/11/1981. Việc xét duyệt đăng ký phải do một hội đồng đăng ký, thống
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý đất đai

kê của xã thực hiện. Kết quả xét duyệt của xã phải được UBND huyện duyệt
mới được đăng ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Hệ thống hồ sơ đăng ký đất thể
hiện khá đầy đủ và chi tiết (gồm 14 biểu mẫu) đáp ứng được yêu cầu quản lý
Nhà nước về đất đai trong thời kì đó.
Năm 1980, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 299/TTg về triển khai đo đạc
tổng thể trên toàn quốc, tổng hợp diện tích của bốn loại đất chính, phân hạng
đất, định giá đất và đăng ký đất trên diện tích được giao và thành lập các bản đồ
giải thửa. Việc triển khai Chỉ thị 299/TTg kéo dài từ năm 1981-1988 mới thực
hiện được khoảng 6500 xã. Kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, các khu dân cư

nông thôn hầu như còn đo bao và để dân tự khai, không xác định được vị trí cụ
thể trên bản đồ, hồ sơ. Việc xét duyệt quyền sử dụng hợp pháp của người kê
khai, đăng ký gần như không được thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm
túc.Các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai không được xử lý vẫn được vào
sổ. Vì vậy, hệ thống sổ sách đăng ký đất thiết lập giai đoạn này vẫn chỉ mang
tính chất điều tra, phản ánh nguyên hiện trạng sử dụng đất. Việc cấp giấy chứng
nhận QSDĐ vẫn chưa được thực hiện.
1.1.2.3. Giai đoạn từ năm 1988-1993
Đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận QSDĐ trở thành nhiệm vụ bắt buộc
và hết sức bức thiết làm cơ sở để tổ chức thi hành Luật đất đai. Kế thừa và phát
huy kết quả điều tra, đo đạc và đăng ký theo Chỉ thị 299/TTg, Tổng cục Địa
chính đã ban hành Quyết định 201/ĐKTK ngày 14/07/1989 hướng dẫn thực hiện
Quyết định này, tạo sự chuyển biến lớn trong việc thực hiện đăng ký và cấp giấy
chứng nhận QSDĐ trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai do chất lượng hệ thống hồ sơ đã thiết
lập theo Chỉ thị 299/TTg có quá nhiều tồn tại nên cần hệ thống lại chính sách đất
đai trong quá trình đổi mới, thực hiện chủ trương giao khoán ruộng đất theo Chỉ
thị 100/TW, tiếp đến là giao khoán ổn định lâu dài theo Nghị quyết 10 của Bộ
Chính trị. Bước đầu đạt được một số thắng lợi, khẳng định đường lối đúng đắn
của Đảng và đã được các địa phương trong cả nước hưởng ứng mạnh mẽ, tạo sự
thay đổi lớn về hiện trạng đất đai. Tuy nhiên, chủ trương này đến giữa năm 1993
vẫn chưa được thể chế hóa bằng chính sách pháp luật.
1.1.2.4. Giai đoạn từ năm 1993-2003
Thành công của việc thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, tạo cơ sở
vững chắc cho sự ra đời của Luật đất đai 1993 (được thông qua ngày
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 5



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý đất đai

14/07/1993) với những thay đổi lớn: ruộng đất được giao ổn định lâu dài cho hộ
gia đình cá nhân, đất đai có giá trị, người sử dụng đất được hưởng các quyền và
lợi ích (chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp QSDĐ …). Với những thay đổi đó,
yêu cầu hoàn thành cấp giấy chứng nhận QSDĐ ngày càng trở nên bức bách.
Nhận thức được điều đó, chính quyền các cấp các địa phương bắt đầu coi trọng
và tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên phạm vi
cả nước, nhất là trong các năm 1997, 1998 với mục tiêu hoàn thành cấp giấy
chứng nhận QSDĐ vào năm 2000 (khu vực nông thôn) và năm 2001 (khu vực
đô thị) theo các Chỉ thị 10/1998/CT-TTg và Chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.
1.1.2.5. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Luật đất đai 2003 ra đời đã khẳng định lại tầm quan trọng của đất đai
trong đồi sống xã hội. Luật đã theo sát thực tiễn và đưa ra những giải pháp phù
hợp với tình hình diễn biến phức tạp của thị trường đất đai.

1.1.3. Các hệ thống địa chính
* Hệ thống địa bạ
Hệ thống địa bạ (mang định hướng thuế): đã được sử dụng từ rất lâu đời.
Hệ thống hồ sơ bao gồm:
- Các sổ sách địa chính mô tả thửa đất theo kiểu sơ đồ do chính quyền quản lý.
- Các giấy tờ pháp lý dựa trên cơ sở kế ước, văn tự được pháp luật thừa nhận.
* Hệ thống bằng khoán
Khi các mối quan hệ đất đai trở nên phức tạp hơn, người ta sử dụng một hệ
thống hồ sơ hiện đại hơn gọi là hệ thống bằng khoán. Hệ thống hồ sơ bao gồm:
- Bản đồ địa chính.
- Các hồ sơ đăng ký đất đai.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, hệ thống bằng khoán cho phép chính
quyền quản lý cụ thể, chặt chẽ và thống nhất quỹ đất. Mỗi thửa đất trong cả
nước có số quản lý không trùng nhau, kích thước rõ ràng, vị trí cụ thể, chứng lý
thống nhất.
Trong thời gian hiện nay, từ khi ban hành Luật đất đai 1988, chúng ta đã
lựa chọn hệ thống bằng khoán thống nhất để quản lý toàn bộ đất đai cả nước.
Quan niệm quản lý đất đai theo kiểu cũ chỉ quan tâm đến việc điều chỉnh
các quan hệ đất đai trong phạm vi dân sự và hành chính, không chú ý đến vai trò
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý đất đai

của đất đai trong bức tranh hoạt động vĩ mô của nền kinh tế-xã hội. Con người
đã ý thức được rõ hơn ý nghĩa của quan hệ đất đai ở tầm vĩ mô, từ đó xuất hiện
khái niệm “quản lý đất đai hiện đại”.
Quản lý đất đai hiện đại bao gồm các nội dung sau:
- Điều tra, khảo sát để nắm vững được toàn bộ số lượng và chất lượng của
tài nguyên đất cả nước;
- Thành lập hệ thống hồ sơ địa chính để quản lý đến từng thửa đất về mặt
tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý làm cơ sở để giải quyết mối quan hệ dân sự
và hành chính về đất đai và xây dựng hiện trạng sử dụng đất chính xác;
- Xây dựng hệ thống pháp luật, các chính sách về đất đai để điều chỉnh
các mối quan hệ đất đai đến từng thửa đất (vi mô) tới toàn bộ tài nguyên đất (vĩ
mô);

- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ, theo ngành
và cả nước để thiết lập mặt bằng sử dụng đất có lợi cho ổn định chính trị, công
bằng xã hội và phát triển kinh tế, trong đó có quyền lợi của người sử dụng đất;
- Phân tích các hiện tượng kinh tế-xã hội có nguồn gốc từ quan hệ đất đai
trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất để hoạch định và điều chỉnh các chính sách và
pháp luật về đất đai.
- Hệ thống quản lý đất đai ở nước ta hiện nay là một hệ thống quản lý đất
đai hiện đại.

1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CẤP GCNQSDĐ
1.2.1. Khái niệm GCNQSDĐ
Theo Luật Đất đai 2003: “GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất”.

1.2.2. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
1.2.2.1. Theo Luật Đất đai 1993
Theo Điều 24 Luận Đất đai 1993 quy định:
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao đất cho các tổ chức.
- UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất cho các hộ gia đình,
cá nhân.
1.2.2.2. Theo Luật Đất đai 2003
Theo Điều 52 Luật Đất đai 2003 quy định:
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp


Ngành Quản lý đất đai

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp GCNQSDĐ cho tổ
chức, cơ sở công giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân
nước ngoài.
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSDĐ cho hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua
nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở
- Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ quy định tại khoản 1 được ủy
quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.
- Chính phủ quy định điều kiện được ủy quyền cấp GCNQSDĐ.

1.2.3. Các quy định về những trường hợp được cấp GCNQSDĐ
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã,
phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ
sau sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp
tiền sử dụng đất:
+ Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ
quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà
miền Nam Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản
gắn liền với đất; giất tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với
đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã
được sử dụng trước ngày 15/10/1993;
+ Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của
pháp luật;

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử
dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang được sử dụng đất có một trong các loại giấy
tờ quy định tại khoản trên trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo
giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan,
nhưng đến trước ngà Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành chưa thực hiện
thủ tụa chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật nay được UBND
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý đất đai

xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay
được UBND xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có
tranh chấp thì được cấp GCNQSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ qui
định tại khoản trên nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày
15/10/1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có
tranh chấp, phù hợp với qui hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã
có qui hoạch sử dụng đất thì được cấp GCNQSDĐ và không phải nộp tiền sử
dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của

toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải
quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
thì được cấp GCNQSDĐ sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo qui định của
pháp luật.
- Hộ gia đình, cá nhận đang sử dụng đất không có các loại giấy qui định
tại khoản trên nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày
Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, nay được UBND xã, phường, thị trấn
xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với qui hoạch sử dụng đất đã được
xét duyệt đối với nơi đã có qui hoạch sử dụng đất thì được cấp GCNQSDĐ và
phải nộp tiền sử dụng đất theo qui định của Chính Phủ.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê
đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành
mà chưa được cấp GCNQSDĐ thì được cấp GCNQSDĐ; trường hợp chưa thực
hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo qui định của pháp luật
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình , đền,
miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp GCNQSDĐ khi có các điều kiện sau
đây:
+ Có đơn đề nghị xin cấp GCNQSDĐ .
+ Được UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng
chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý đất đai

1.3. NHỮNG VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CẤP GCNQSDĐ

Ngày 27/9/1993, Chính Phủ đã ban hành nghị định số 64/CP về việc giao
đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích
sản xuất nông nghiệp, theo Nghị định này thì:
UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét và cấp GCNQSDĐ trên cơ
sở đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn.
Thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy
sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Cũng theo nghị định này, hạn
mức đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình là không quá 3 ha.
Chỉ thị số 18/1999/CT- TTg ngày 01/7/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ
về việc một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp GCNQSDĐ nông
nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000. Chỉ thị đã qui định đối với
diện tích đất nông nghiệp ở các thành phố, thị xã, thị trấn, tuy đã có qui hoạch
mở rộng đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư nhưng trong những
năm sắp tới chưa xây dựng thì vẫn phải cấp GCNQSDĐ nông nghiệp để nhân
dân yên tâm sản xuất.Ngoài ra chỉ thị cũng hướng dẫn việc miễn thu lệ phí địa
chính cấp GCNQSDĐ cho các hộ ở các xã nghèo.

1.4. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ
* Giúp nhà nước quản lí chặt quĩ đất
Theo luật đất đai năm 1988, 1993; đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lí. Nhà nước là chủ thể cân bằng quĩ đất đai, giúp điều tiết
và quản lí quĩ đất đai, định hướng sử dụng đất phù hợp, cân bằng được mức đất
đai của từng cá nhân, giúp tránh được tình trạng đầu cơ đất đai. Để làm được
những điều trên, Nhà nước phải nắm rõ được quỹ đất mình đang có, và
GCNQSDĐ chính là công cụ hữu hiệu để nhà nước có thể quản lí tốt các đối
tượng sử dụng đất, điều chỉnh được các quan hệ đất đai và xử lý được những
trường hợp vi phạm, tranh chấp khiếu nại có liên quan đến đất đai.
* Giúp người dân yên tâm khi đầu tư trên mảnh đất của mình
Việc cấp GCNQSDĐ là cơ sở vững chắc tạo niềm tin cho người dân đầu
tư tốt nhất, tạo năng suất và sản lượng cao nhất trên mảnh đất cuả mình.Giúp

người sử dụng đất khai thác đất đai ở mức cao nhất và có hiệu quả nhất.

SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý đất đai

* Là cán cân xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử
dụng đất
GCNQSDĐ chứng thực quyền của người sử dụng đất với nhà nước phù
hợp với pháp luật của nước CHXHCNVN. Trên cơ sở đó, người sử dụng đất
được thực hiện các quyền như: chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp…
Ngược lại người sử dụng đất cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình như đóng
thuế, sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả, không được phá hoại nguồn tài
nguyên đất đai.
* Là cơ sở pháp lý nhằm góp phần giải quyết tranh chấp đất đai một cách
có hiệu quả, cũng như hạn chế việc tranh chấp đất đai
Đất đai là vấn đề được nhiều người quan tâm , đặc biệt ngày nay quan
niệm “tấc đất tấc vàng” càng được coi trọng do giá cả đất đai tăng cao, đặc biệt
là ở các thành phố lớn đã khiến đất đai có giá hơn bao giờ hết.Tâm lý đa số
người dân là muốn tích tụ đất đai càng nhiều càng tốt , chính vì thế tình trạng
tranh chấp đất đai xảy ra không ít.Từ đó GCNQSDĐ sẽ là chứng thư pháp lý để
tạo sự an tâm cho người sử dụng đất về quyền sử dụng riêng của mình.
Tóm lại GCNQSDĐ thực sự có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với
nhà nước , mà còn rất quan trọng với người sử dụng đất, giúp nhà nước đảm bảo
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai , giúp người dân yên tâm khai thác sử dụng và

đầu tư vào đất đai sao cho có hiệu quả cao nhất và tốt nhất , đó chính là động lực
to lớn giúp thúc đẩy nền kinh tế -xã hội của nước nhà.

1.5. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
1.5.1.1. Vị trí địa lý
Tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện là 97.109,05 ha được chia thành 14
đơn vị hành chính cơ sở xã, thị trấn. Trung tâm Huyện là thị trấn Định Quán,
cách TP.Biên Hòa 85km và TP.Hồ Chí Minh 115km về hướngTây, với 37km
đường Quốc lộ 20 chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nối liền TP. Biên
Hòa với TP. Đà Lạt, là 2 trung tâm hành chính thương mại hàng đầu của miền
Đông Nam Bộ và cao nguyên Lâm Đồng, góp phần tạo mối giao lưu kinh tế văn
hoá giữa các trung tâm kinh tế phía Nam.
- Toạ độ địa lý: huyện Định Quán nằm trong vị trí toạ độ:
+ 11000’30’’ – 11025’00’’ vĩ độ Bắc.
+ 107007’30’’ – 107030’00’’ kinh độ Đông.
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 11


Ngành Quản lý đất đai

Luận văn tốt nghiệp

- Vị trí huyện Định Quán nằm ở phía Đông tỉnh Đồng Nai có ranh giới
tiếp giáp với các huyện, tỉnh sau:
+ Đông và Bắc giáp: huyện Tân Phú.
+ Đông Nam giáp: tỉnh Bình Thuận.
+ Nam giáp: huyện Thống Nhất, thị xã Long Khánh, Xuân Lộc.

+ Tây giáp: huyện Vĩnh Cữu.
Bảng 01. Diện tích đất tự nhiên của huyện Định Quán chia theo đơn vị hành chính
ĐVT: ha
STT

Tên xã, thị trấn

Diện tích

1

Gia Canh

2

La Ngà

8.242,05

3

Ngọc Định

4.351,66

4

Phú Cường

5.676,18


5

Phú Hòa

1.562,70

6

Phú Lợi

2.556,73

7

Phú Ngọc

7.028,46

8

Phú Tân

4.488,19

9

Phú Túc

2.796,05


10

Phú Vinh

2.437,00

11

Suối Nho

3.325,14

12

Thanh Sơn

13

TT Định Quán

14

Túc Trưng
Toàn Huyện

17.177,02

31.345,40
996,94

5.125,41
97.109,05

(Theo Số liệu kiểm kê đất đai huyện Định Quán 2005)
1.5.1.2. Địa hình
Huyện Định Quán nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Cao nguyên và Trung
du, do đó địa hình không bằng phẳng, có những vùng đồi gò lượn sóng, dốc
thoải, độ nghiêng trung bình 2,50/km theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, độ cao
trung bình 180m so với mực nước biển.
1.5.1.3. Khí tượng thuỷ văn
* Khí hậu :
Khí hậu huyện Định quán mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa .
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý đất đai

- Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 5 có gió mùa Đông Bắc mang đặc tính
chủ yếu khí hậu nhiệt đới ít hơi ẩm và hầu như không có mưa. Tuy vậy, do ảnh
hưởng của những cánh rừng phía Bắc của Huyện nên nhiệt độ không khí có
phần nào điều hòa và dịu đi so với tính chất thực của nó.
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau cũng chịu ảnh hưởng chung
của khí hậu vùng Đông Nam Bộ, có gió mùa Tây Nam, mang nhiều hơi ẩm từ
biển vào, khí hậu xích đạo nhiệt đới có đặc tính nóng ẩm và mưa mùa, ngoài ra
còn chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên Lâm Đồng nên lượng mưa

theo mùa thường lớn.
* Lượng mưa: tương đối lớn từ 2500mm - 2800mm/năm, có số ngày mưa
khoảng 150 – 160 ngày/năm, lượng mưa phân bố theo mùa và không đều thường
gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây trồng.
* Nhiệt độ: Trung bình từ 230C đến 290C, tổng tích ôn cao, nhiệt độ phân
hoá tạo điều kiện cho việc bố trí các thời vụ cây trồng trong năm.
* Thuỷ văn: gồm hai sông chính là sông Đồng Nai và sông La Ngà.
Ngoài ra còn có một hệ thống sông suối đa dạng với nhiều ghềnh thác (Thác
Mai, Thác Liên-Ta-Pa, Thác Trời, Thác Ba Giọt…). Các suối chính gồm: Suối
Tam Bung, suối Son, suối Sà Mách, suối Trà My, suối Năng Co, suối Rói, suối
Darcha, suối Thuỷ Nhập Sơn...., không sâu nhưng thường quanh co uốn khúc.

1.5.2.Tài nguyên thiên nhiên
1.5.2.1. Tài nguyên đất đai
Quỹ đất của huyện khá phong phú, toàn huyện có 05 nhóm đất trong đó:
nhóm đất xám (Acrisols) có 49.963 ha, chiếm 63,25%; nhóm đất đen (Luvisols)
có 16.996 ha, chiếm 21,52%; nhóm đất gley (Gleysols) 609 ha, chiếm 0,77%;
nhóm đất đỏ (Ferrasols) 10.997 ha, chiếm 13,92%; và nhóm đất đá bọt
(Andosols) 427 ha, chiếm 0,54% quỹ đất của huyện.
1.5.2.2. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở địa bàn huyện Định Quán không có nhiều, phổ
biến nhất là đá - các mỏ đá có trữ lượng và chất lượng khá. Ngoài ra còn có đất
sét làm gạch ngói ở xã Phú Cường, Gia Canh, La Ngà. Ngoài huyện còn có
nguồn nước khoáng thiên nhiên ở xã Gia Canh theo điều tra có chất lượng tốt,
cần được đầu tư khai thác.

SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 13



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý đất đai

1.5.2.3. Tài nguyên rừng
Toàn huyện Định quán theo thống kê năm 2003 có 35.541 ha đất lâm
nghiệp chủ yếu do công ty lâm nghiệp La Ngà và lâm trường Tân Phú quản lý,
còn lại là do dân và các tổ khác trồng.
1.5.2.4. Tài nguyên nước
* Nước mặt: Có trên 17.000 ha mặt nước Lòng Hồ trị An vừa là nguồn
cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt trong huyện và một số tỉnh miền Đông
Nam Bộ. Ngoài ra còn các suối chính gồm: Suối Tam Bung, suối Son, suối Sà
Mách, suối Trà My, suối Năng Co, suối Rói, suối Darcha, suối Thuỷ nhập
sơn....,có lượng nước phong phú cung cấp nước tưới, sinh họat trong mua khô
hạn.
* Nước ngầm: Với độ sâu từ 6m – 30m (cá biệt có những nơi từ 70m –
80m như ở các xã: Ngọc Định, Phú Ngọc, La Ngà). Đã được khai thác nhưng
với quy mô nhỏ để phục vụ sinh hoạt và một phần cho sản xuất.

1.5.3. Hiện trạng kinh tế năm 2004
Năm 2004 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt mức khá. Tổng sản
phẩm quốc nội GDP (giá cố định 1994) đạt 839.356 triệu đồng, đạt 97,68% kế
hoạch, tăng 7,58% so với năm 2003.
Thu nhập bình quân đầu người 4.957.500 VNĐ, đạt 101,83% kế hoạch,
tăng 10,41% so với năm 2003, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,39%, giảm 0,03%
so với năm 2003
1.5.3.1. Ngành Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản
Trong những năm qua tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản trong cơ cấu
kinh tế của Huyện luôn ổn định, năm 2004 giá trị tổng sản xuất nông lâm nghiệp

thuỷ sản đạt 478.253 triệu đồng đạt 98,10% kế hoạch, tăng 5,95% so với năm
2003, chiếm 56,97% tổng sản phẩm quốc nội.
1.5.3.2. Ngành công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN)
Giá trị sản xuất ngành CN-TTCN thực hiện được trong năm 2004 là
384.700 triệu đồng đạt 98,9% kế hoạch,tăng 2,28 % so với năm 2003, trong đó
công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 45 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2003.
1.5.3.3. Dịch vụ – Thương mại
Đã cũng cố Ban quản Lý chợ các xã, TT, lập điều chỉnh bổ sung qui
hoạch mạng lưới chợ đến năm 2010, cấp 141 giấy chứng nhận đăng ký kinh
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 14


Ngành Quản lý đất đai

Luận văn tốt nghiệp

doanh, nâng tổng số giấy đăng ký kinh doanh là 2630 giấy. Tổng mức bán lẻ
trong năm 2004 đạt 951 tỷ đồng tăng 17,7% so với năm 2003, tổng số cơ sở
kinh doanh thương mại dịch vụ là 5.800, tăng 35 cơ sở so với năm 2003.
1.5.3.4. Cơ sở hạ tầng
Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2004 thực hiện 149.040 triệu
đồng tăng 12% so với năm 2003. Toàn huyện có 14/14 xã ,TT có đường ô tô đến
trung tâm xã, điện thắp sáng, điện thoại, trạm truyền thanh, trường tiểu học,
trung học cơ sở, trạm y tế.
1.5.4. Hiện trạng xã hội năm 2004
1.5.4.1. Dân số
Năm 2004 theo số liệu thống kê huyện Định Quán có 215.786 người, mật
độ dân số trung bình 223,27 người/km2, Toàn huyện có 43.951 hộ bình quân 5

người/hộ tốc độ tăng dân số là 1,39
Bảng 02. Mật độ dân phân theo đơn vị hành chính
Mật độ
Dân số
Ng/Km2
254,97

1

Phú Cường

Dân số
trung bình
(Người)
54,58
13.916

2

Phú Túc

27,97

13.902

497,01

3

Túc Trung


49,65

11.130

224,17

4

Suối Nho

32,31

14.966

463,20

5

La Ngà

86,00

17.100

198,84

6

Phú Ngọc


67,73

18.477

272,80

7

Ngọc Ðịnh

42,71

8.617

201,76

8

Gia Canh

172,33

18.343

106,44

9

Thanh Sơn


313,45

26.080

83,20

10

Phú Lợi

25,49

15.037

589,92

11

Phú Tân

44,08

12.568

285,11

12

Phú vinh


24,31

16.752

689,08

13

Phú Hòa

15,82

6.410

405,18

14

TT Ðịnh Quán

10,07

22.490

2233,37

966,50

215.786


223,27

STT

Teân xaõ ,TT

Tổng số

Diện tích
(km2)

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Định Quán)

SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Quản lý đất đai

1.5.4.2. Dân tộc
Theo số liệu thống kê năm 2004 dân số huyện Định Quán là 215.786
người, với 32 dân tộc. Trong đó dân tộc kinh chiếm đa số 163.112 người chiếm
75,58% dân số toàn huyện, tiếp theo là dân tộc Hoa với 47.483 người, chiếm
22% dân số tòan huyện, còn lại 5.191 người là các dân tộc Châu Ro, Tày, Giao,
Mường, Nùng, Mạ….
1.5.4.3. Tôn giáo

Về tôn giáo, đa số là không theo tôn giáo nhất định nào chiếm tỷ lệ
48,57% so với tổng dân số năm 2004, tiếp đến là theo đạo Công giáo, chiếm
31,22% với 67.370 người và tiếp theo Phật giáo 38.163 người chiếm 17,69%,
đạo Tin Lành 3.451 người chiếm 1,60%, đạo Cao đài 1.874 người chiếm 0,87%,
đạo Hòa Hảo 113 chiếm 0,05%, ít nhất là đạo Hồi giáo 12 người chiếm 0,01% .
1.5.4.4. Lao động
Theo thống kê năm 2004 toàn Huyện có 122.159 người trong độ tuổi lao
động chiếm 56,61% dân số. Số lao động đang làm việc 103.104 người; trong đó:
nông, lâm nghiệp, thủy sản 82.855 người chiếm 80,36% so với số lao động đang
làm việc; lao động công nghiệp - xây dựng có 5.869 lao động chiếm 5,69%, lao
động dịch vụ 14.380 người chiếm 13,95%. Đặc biệt trong năm 2004 đã giải
quyết được công ăn việc làm cho 2.110 lao động.
1.5.4.5. Văn hóa
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của chính quyền địa phương
hoạt động văn hoá, thông tin có những chuyển biến tích cực thể hiện qua việc
đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng như: Đài truyền thanh, sân vận động, trung
tâm văn hoá cụm xã, khu vui chơi giải trí và các xã TT, Bưu điện văn hoá cho
các xã, công viên trung tâm Huyện…
1.5.4.6. Giáo dục
Huyện Định Quán rất chú trọng đến công tác giáo dục. Năm 2004 mô
hình trường lớp tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình theo
Luật giáo dục. Đội ngũ giáo viên các cấp học ổn định. Cơ sở vật chất, đảm bảo
cho việc giảng dạy và học tập, 14/14 xã, TT đã hoàn thành công tác giáo dục
phổ cập PTCS. Chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học có nhiều tiến bộ. Năm
học 2003-2004: tỷ lệ tốt nghiệp Tiểu học đạt 99%, trung học cơ sở đạt 97% và
trung học Phổ Thông đạt 97%.
SVTH: Châu Thị Mỹ Dung

Trang 16



×