Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT PHƯỜNG THỚI AN, QUẬN 12, TP.HCM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010; TẦM NHÌN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.09 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT
PHƯỜNG THỚI AN, QUẬN 12, TP.HCM
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010;
TẦM NHÌN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020

SVTH
: Đặng Thị Thanh Lan
Ngành
: Quản lý đất đai
Niên khoá : 2002 - 2006

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2006


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

YZ

Đặng Thị Thanh Lan

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT


PHƯỜNG THỚI AN, QUẬN 12, TP.HCM
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010;
TẦM NHÌN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020

GVHD: KS. Đặng Quang Thịnh
KS. Ngô Minh Thụy

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2006


Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập, Tôi đã tiếp nhận được rất nhiều kiến thức và kinh
nghiệm sống. Tôi có được hành trang bước vào đời là nhờ sự dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô.
Con xin cám ơn ba mẹ đã sinh thành ra con và nuôi con ăn học cho đến ngày hôm
nay.
Với lòng biết ơn sâu sắc, Tôi xin chân thành cám ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và Ban chủ nhiệm Khoa
QLĐĐ & BĐS đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học và truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm bổ ích giúp tôi vững bước khi ra trường.
KS. Đặng Quang Thịnh, KS. Ngô Minh Thụy đã tận tình hướng dẫn trong suốt
thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Các cô, chú, anh, chị làm việc tại Phòng Tài Nguyên - Môi Trường Quận 12
đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được thực tập tốt, cuøng tập thể sinh
viên lớp Quản Lý Đất Đai khóa 28 đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như hoàn chỉnh đề tài này.
Tháng 7 năm 2006
Đặng Thị Thanh Lan



TÓM TẮT
Sinh viên Đặng Thị Thanh Lan, Khoa Quản Lý Đất Đai Và Bất Động Sản, Trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM. Đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất chi tiết của phường Thới
An, Quận 12, TP.HCM từ năm 2006 đến năm 2010 và tầm nhìn sử dụng đất đến năm
2020”
Giáo viên hướng dẫn: KS. Đặng Quang Thịnh, KS. Ngô Minh Thụy.
Đề tài được thực hiện theo quy trình hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã của
Bộ Tài nguyên – Môi trường tại Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 về
việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ
Phường Thới An có diện tích tự nhiên là 518.46 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp
là 152.81 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 365.65 ha. Phường được xác định là trung tâm
hành chính của cả Quận, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh nhưng diện tích đất nông nghiệp còn
lớn nên cần phải lập QHSDĐ để có cơ sở phân bố quỹ đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển KT-XH.
Để việc phát triển kinh tế-xã hội của phường hiện nay cũng như trong tương lai phù hợp
với qui hoạch tổng thể định hướng phát triển KT-XH của quận, trên cơ sở phân tích, đánh giá
điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạng sử dụng đất của phường, định hướng sử dụng đất
chung của quận đề tài đã xây dựng phương án QHSDĐ cho phường đến năm 2010 là: “Tổng
hợp nhu cầu chung (theo định mức sử dụng đất) và nhu cầu phát triển phường”.
Phương án quy hoạch sử dụng đất phường Thới An đến năm 2010 có cơ cấu sử dụng đất
như sau:
Đất nông nghiệp: 67.41 ha, chiếm 13% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất
nông nghiệp giảm đi do chuyển sang đất ở, đất có mục đích công cộng, đất trụ sở cơ quan
công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh.
Đất phi nông nghiệp: 457.05 ha, chiếm 87% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích
đất phi nông nghiệp tăng lên do xây dựng các dự án nhà ở, mở rộng đường giao thông, các
công trình phúc lợi công cộng…
Kết quả của đề tài là: việc bố trí cơ cấu sử dụng đất trên, việc sử dụng tài
nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả, tạo môi trường sử dụng đất bền vững, góp phần thúc đẩy
nền kinh tế-xã hội của phường và của quận phát triển, nhanh chóng đưa phường trở thành

trung tâm đô thị của quận.


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Tóm tắt
Mục lục
Danh sách các bảng, biểu đồ, sơ đồ
Danh sách các chữ viết tắt

PHẦN I : MỞ ĐẦU
I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.... .............................................................................................................. 1
I.2 MỤC ĐÍCH................................................................................................................ 2
I.3 YÊU CẦU.................................................................................................................. 2
I.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
I.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3
I.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 3
PHẦN II : TỔNG QUAN
II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN...................................................................................................... 5
II.1.1 Các khái niệm liên quan đến quy hoạch sử dụng đất ........................................ 5
II.1.2 Các nguyên tắc trong quy hoạch....................................................................... 6
II.1.3 Quy trình thực hiện .......................................................................................... 6
II.2 LỊCH SỬ CÔNG TÁC QHSDĐ ............................................................................... 6
II.2.1 Tình hình nghiên cứu QHSDĐ ở các nước trên thế giới................................... 6
II.2.2 Tình hình QHSDĐ ở Việt Nam ........................................................................ 7
II.3 CƠ SỞ PHÁP LÍ....................................................................................................... 9
II.4 CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................................... 10

PHẦN III: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

III.1 NỘI DUNG .......................................................................................................... 11
III.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 11

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
IV.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - CẢNH
QUAN MÔI TRƯỜNG ............................................................................................................ 13
IV.1.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 13
IV.1.2 Tài nguyên thiên nhiên.................................................................................. 14
IV.1.3 Cảnh quan môi trường .................................................................................. 17
IV.1.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan
môi trường. ....................................................................................................................... 17
IV.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ....................... 18
IV.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế......................................................................... 18
IV.2.2 Thực trạng xã hội.......................................................................................... 22
IV.2.3 Thực trạng phát triển đô thị .......................................................................... 24
IV.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng............................................................... 25


IV.2.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất
đai ..................................................................................................................................... 29
IV.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN
TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ......................................................................................... 30
IV.3.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ......................................................... 30
IV.3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai.............................................................. 35
IV.4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI................................................................... 42
IV.4.1 Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai phù hợp với
từng loại đất, mục dích sử dụng đất .................................................................................. 42
IV.4.2 Tiềm năng đất nông nghiệp........................................................................... 44
IV.4.3 Tiềm năng đất phi nông nghiệp..................................................................... 46
IV.5 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ........................................................................... 47

IV.5.1 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất ................................................ 47
IV.5.1.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010............. 47
IV.5.1.2 Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch ............... 49
IV.5.1.3 Phướng án quy hoạch sử dụng đất..................................................... 51
IV.5.2 Lựa chọn phương án ..................................................................................... 60
IV.5.3 Bố trí quĩ đất theo phương án đã chọn .......................................................... 61
IV.5.4 Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất............................................................... 65
IV.5.5 Hiệu quả của phương án chọn ....................................................................... 66
IV.5.5.1 Hiệu quả về mặt kinh tế .................................................................... 66
IV.5.5.2 Hiệu quả xã hội ................................................................................. 68
IV.5.5.3 Hiệu quả môi trường ......................................................................... 68
IV.5.6 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất .................................................................... 68
IV.5.6.1 Kế hoạch sử dụng đất năm 2007 ....................................................... 69
IV.5.6.2 Kế hoạch sử dụng đất năm 2008 ....................................................... 70
IV.5.6.3 Kế hoạch sử dụng đất năm 2009 ....................................................... 72
IV.5.6.4 Kế hoạch sử dụng đất năm 2010 ....................................................... 73
IV.5.7 Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện................................................... 74
IV.6 TẦM NHÌN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 .................................................. 76
IV.6.1 Tầm nhìn sử dụng đất nông nghiệp ............................................................... 77
IV.6.2 Tầm nhìn sử dụng đất phi nông nghiệp ......................................................... 76

IV.7 DỰ KIẾN CÁC KHOẢN THU CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI
TRONG KỲ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ........................................................... 78
PHẦN V: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
V.1 KẾT LUẬN................................................................................................................... 80
V.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 80


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
• Danh sách các bảng

Bảng IV.1 : Một số yếu tố khí hậu của phường Thới An
Bảng IV.2 : Phân loại đất đai phường Thới An
Bảng IV.3 : Giá trị sản xuất của các ngành
Bảng IV.4 : Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
Bảng IV.5 : Diện tích, năng suất, sản lượng cây rau giai đoạn 2003-2005
Bảng IV.6 : Số lượng các loại vật nuôi
Bảng IV.7 : Giá trị sản xuất ngành công nghiệp
Bảng IV.8 : Giá trị sản xuất ngành Thương mại-Dịch vụ
Bảng IV.9 : Thống kê dân số phường Thới An đến ngày 31/06/2006
Bảng IV.10: Danh mục các dự án đang thực hiện của phường
Bảng IV.11: Danh mục các tuyến đường chính của phường
Bảng IV.12: Danh mục các trường học của phường
Bảng IV.13: Thống kê bản đồ địa chính chính quy phường Thới An
Bảng IV.14: Thống kê kết quả cấp giấy cho hộ gia đình, cá nhân
Bảng IV.15: Hiện trạng sử dụng đất phường Thới An năm 2006
Bảng IV.16: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phường Thới An năm 2006
Bảng IV.17: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp phường Thới An 2006
Bảng IV.18: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng phường Thới An năm 2006
Bảng IV.19: Hiện trạng sử dụng đất công cộng phường Thới An năm 2006
Bảng IV.20: Biến động các loại đất phường Thới An giai đoạn 2000-2006
Bảng IV.21: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp
Bảng IV.22: Mô tả chất lượng các đơn vị đất đai
Bảng IV.23: Các chỉ tiêu dân số của phường Thới An
Bảng IV.24: Dân số phường Thới An đến năm 2010
Bảng IV.25: Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực
Bảng IV.26: Chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án 1
Bảng IV.27: Danh mục các trường học sẽ nâng cấp, mở rộng
Bảng IV.28: Danh mục các trường học sẽ xây dựng mới
Bảng IV.29: Định hướng sử dụng đất y tế phường Thới An
Bảng IV.30: Cơ cấu định mức sử dụng đất đô thị

Bảng IV.31: Danh mục dự án các khu nhà ở
Bảng IV.32: Danh mục các tuyến đường sẽ mở rộng trên địa bàn phường
Bảng IV.33: Danh mục đất sản xuất kinh doanh
Bảng IV.34: Danh mục đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp
Bảng IV.35: Chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án 2
Bảng IV.36: Tổng hợp chỉ tiêu các phương án sử dụng đất đến năm 2010
Bảng IV.37: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phường Thới An đến 2010
Bảng IV.38: Phân tích nguyên nhân biến động đất SXNN từ 2006-2010


Bảng IV.39: Khả năng chu chuyển đất nông nghiệp
Bảng IV.40: Quy hoạch đất phi nông nghiệp đến năm 2010
Bảng IV.41: Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng đến năm 2010
Bảng IV.42: Tổng hợp chỉ tiêu các loại đất phường Thới An đến năm 2010
Bảng IV.43: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2010
Bảng IV.44: Diện tích đất cần thu hồi đến năm 2010
Bảng IV.45: Dự báo giá trị sản xuất của các ngành vào năm 2010
Bảng IV.46: Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực TM-DV
Bảng IV.47: Kế hoạch sử dụng đất phường Thới An giai đoạn 2007-2010
Bảng IV.48: Kế hoạch sử dụng đất năm 2007
Bảng IV.49: Danh mục các dự án năm 2007
Bảng IV.50: Kế hoạch sử dụng đất năm 2008
Bảng IV.51: Danh mục các dự án năm 2008
Bảng IV.52: Kế hoạch sử dụng đất năm 2009
Bảng IV.53: Danh mục các dự án năm 2009
Bảng IV.54: Kế hoạch sử dụng đất năm 2010
Bảng IV.55: Danh mục các dự án năm 2010

• Danh sách các biểu đồ
Biểu IV.1

Biểu IV.2
Biểu IV.3
Biểu IV.4
Biểu IV.5

: Cơ cấu kinh tế phường Thới An năm 2005
: Cơ cấu sử dụng đất phường Thới An năm 2006
: Cơ cấu đất nông nghiệp phường Thới An năm 2006
: Cơ cấu đất phi nông nghiệp phường Thới An năm 2006
: Cơ cấu đất chuyên dùng phường Thới An năm 2006

• Danh sách các bản đồ
Sơ đồ vị trí phường Thới An.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Thới An năm 2006.
Bản đồ đất phường Thới An.
Bản đồ đơn vị đất phường Thới An.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường Thới An đến năm 2010.


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

BTNMT
CHN
CHXHCNVN
CP
CTSN
DNTN
GCNQSDĐ
GĐ-CN

KH
KHSDĐ
KT-XH
LUTS
MNCD

NLTT
PA
PNN
QH
QH,KHSDĐ
QHĐT
QHSDĐ
QLNN
QLRĐ

SX
TN-MT
TPHCM
TTCN
TM-DV
TTg
UBND
XD-DV

Ý Nghĩa

:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Cây hàng năm
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam
Chính Phủ
Công trình sự nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Gia đình – cá nhân
Kế hoạch
Kế hoạch sử dụng đất
Kinh tế-xã hội
Các loại hình sử dụng đất
Mặt nước chuyên dùng
Nghị định
Năng lượng truyền thông
Phương án
Phi nông nghiệp
Quy hoạch
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch sử dụng đất
Quản lí nhà nước
Quản lý ruộng đất
Ruộng đất
Sản xuất
Tài nguyên-Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu thủ công nghiệp
Thương mại-Dịch vụ
Thủ Tướng

Ủy Ban Nhân Dân
Xây dựng-Dịch vụ


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

PHẦN I:

MỞ ĐẦU

I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá, là cơ sở không gian bố trí lực lượng sản
xuất phát triển đô thị, là đầu vào không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất nào,
là tư liệu sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Với các đặc điểm: cố định về vị
trí, giới hạn về diện tích, vô hạn về thời gian sử dụng, tính tăng trị, tính dị biệt thì
đất đai được đánh giá là tài sản có giá trị nhất và là lĩnh vực sôi động nhất hiện nay.
Để đảm bảo cho quĩ đất được ổn định, tiềm năng đất đai được phát triển, hiến pháp
nước CHXHCNVN qui định: “Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo qui hoạch
và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều 6). Bên cạnh
đó, trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay thì nhu cầu sử dụng đất đai
ngày càng tăng, đất đai càng trở nên khan hiếm và sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa các
mục đích sử dụng đất nhất là trong điều kiện các thành phố lớn có tốc độ đô thị hoá
cao như TPHCM. Do vậy, quản lí nguồn tài nguyên đất và việc sử dụng đất một
cách có hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ môi trường là những việc làm cần quan tâm.Vì
thế, luật đất đai 2003 qui định công tác QH,KHSDĐ là 1 trong 13 nội dung QLNN
về đất đai (Khoản 2 điều 6).
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, phát triển từng bước,
thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hoá nên công tác quản lí nhà nước về đất đai rất

được chú trọng. Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn phấn đấu trở thành nước
công nghiệp nên chú trọng phát triển kinh tế xã hội, từng ngành từng lĩnh vực đều
đưa ra tiêu chí sử dụng đất cho mình nhưng quĩ đất thì có hạn nên cần phải có biện
pháp để điều hoà mối quan hệ sử dụng đất.
Quận 12 là quận thuộc khu vực ngoại ô của thành phố, là quận mới, được
tách ra từ huyện Hóc Môn nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Hiện
nay thành phố đang có những kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tạo
điều kiện phát triển và thu hẹp khoảng cách giữa quận và các quận nội ô trong
thành phố góp phần xây dựng quận thành “trung tâm Thương mại-Dịch vụ, Công
nghiệp, Văn hoá thể dục thể thao”.

SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 1


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

Thới An là một trong các phường có tiềm năng phát triển và tốc độ đô thị
hoá diễn ra rất nhanh. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của phường phát triển
khá mạnh, kèm theo tốc độ gia tăng dân số khá nhanh nên đã tạo ra một áp lực lớn
trong việc sử dụng đất và gây khó khăn trong vấn đề quản lí nhà nước về đất đai.
Chính vì vậy, để có thể quản lí, sử dụng đất một cách khoa học hiệu quả, cân đối
được nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành đáp ứng mục tiêu phát triển cho toàn
quận thì phường cần có một phương pháp sử dụng đất hợp lí.
Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự chấp thuận của UBND Quận 12 và sự
phân công của khoa Quản lí đất đai và bất động sản trường Đại học Nông Lâm, tôi
thực hiện đề tài: “QHSDĐ chi tiết phường Thới An, Quận 12, TP.HCM từ năm

2006 đến năm 2010 và tầm nhìn sử dụng đất đến 2020 ”.

I.2 MỤC ĐÍCH
Phân bố sử dụng quỹ đất đai tiết kiệm, hợp lí, đúng mục đích, có hiệu quả,
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của địa phương cho những
năm trước mắt và lâu dài
Đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai làm cơ sở để lập phương án sử
dụng thích hợp cho mỗi loại đất đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội theo từng giai đoạn
của địa phương.
Xác định quĩ đất , dự báo và cân đối nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các
lĩnh vực.
Xác định phương hướng QHSDĐ cho giai đoạn 2006-2020 và phân kì chi
tiết giai đoạn 2006- 2010.
Phục vụ công tác quản lí đất đai trên địa bàn phường, làm căn cứ để Nhà
nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng của các loại đất.
Tạo điều kiện thu hút đầu tư.

I.3 YÊU CẦU
Thu thập đầy đủ chính xác các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ nhằm đánh
giá tình hình một cách khách quan.
Phản ánh cân đối trong việc phân bố đất đai để tất cả các ngành sử dụng đất
làm căn cứ xây dựng và phát triển ngành vừa phù hợp với nhiệm vụ chung, vừa
SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 2


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai


không chồng chéo ảnh hưởng đến quy hoạch của nhau, nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lí
và có hiệu quả cao nhất mọi tài nguyên đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất phải chi tiết hoá từng đơn vị sử dụng đất và phải đáp
ứng được nhu cầu về phân bố sử dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành.
Phương án sử dụng đất phải mang tính đồng bộ khoa học hiệu quả phù hợp
với nguyện vọng của nhân dân, với các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của
phường và phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các ngành ở hiện tại cũng
như trong tương lai.
Phương án sử dụng đất của phường phải phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế xã hội và phải chi tiết hoá được QHSDĐ của quận và của thành phố.
Phương án sử dụng đất phải điều hoà giữa lợi ích về kinh tế xã hội và môi
trường.

I.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Qui trình xây dựng phương án qui hoạch sử dụng đất.
Các điều kiện tự nhiên, các qui luật phát triển kinh tế xã hội, các điều kiện về
cơ sở hạ tầng, các đối tượng sử dụng đất.
Tình hình quản lí và sử dụng đất trong các năm qua.

I.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: toàn bộ diện tích tự nhiên của phường theo bản đồ ranh giới
hành chính 364.
Thời gian: 5 tháng
• Nghiên cứu ngoại nghiệp: 2 tháng (học tập kinh nghiệm làm việc, thu
thập tài liệu số liệu bản đồ có liên quan).
• Nghiên cứu nội nghiệp: 3 tháng (xử lí số liệu, xây dựng hệ thống bản đồ,
viết báo cáo tổng hợp).

I.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài khi được thực hiện sẽ tạo cơ sở để thống nhất quản lí nhà nước về đất
đai. Công tác quản lí nhà nước về đất đai được thực hiện thông qua các hoạt động
như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp
SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 3


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

GCNQSDĐ…Ngoài ra, còn là cơ sở để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai.
Khi phương án sử dụng đất được chấp nhận, UBND sẽ có các căn cứ để sử
dụng đất cũng như bố trí các công trình, dự án nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của phường.

SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 4


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

PHẦN II: TỔNG

QUAN


II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
II.1.1 Các khái niệm liên quan đến quy hoạch sử dụng đất
Đất là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt quả đất và được giới hạn ở độ sâu 1.5m kể
từ mặt đất. Đất có các thành phần cơ bản, thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ;
các thành phần này quyết định một thuộc tính quan trọng của đất là độ phì. Đất là
một trong những hợp phần của đất đai, nghiên cứu về đất chính là nghiên cứu chất
lượng của đất đai.
Đất đai: là vùng không gian đặc trưng được xác định trong đó bao gồm điều
kiện về thổ quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, sinh quyển, khí quyển. Đất đai còn bao
gồm hoạt động quản trị của con người từ quá khứ dẫn tới hiện tại và triển vọng
trong tương lai. Đất là một hợp phần trong đất đai, tuy nhiên là một hợp phần quan
trọng chủ yếu để đánh giá chất lượng đất đai. Do đó muốn nghiên cứu đất đai thì
không thể thiếu nghiên cứu về đất.
Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động
phân bổ, bố trí sắp xếp và tổ chức.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật
và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ hợp lí khoa học và
hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quĩ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư
liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo
vệ tài nguyên môi trường.
QHSDĐ cấp xã là quy hoạch vi mô thể hiện chi tiết đến từng thửa đất, là
khâu cuối cùng của hệ thống QHSDĐ, được xây dựng dựa trên khung chung các chỉ
tiêu định hướng sử dụng đất đai của Huyện. Mặt khác, QHSDĐ cấp xã còn là cơ sở
để chỉnh lý QHSDĐ của cấp vĩ mô. Kết quả của QHSDĐ là căn cứ để giao đất, cấp
GCNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, để tiến
hành khoanh vùng đổi ruộng nhằm thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh
cũng như các dự án cụ thể.

SVTH: Đặng Thị Thanh Lan


Trang 5


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

II.1.2 Các nguyên tắc trong quy hoạch
Chính sách: là căn cứ chủ đạo. QHSDĐ phải được căn cứ và chi tiết hoá các
chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về đất đai
Hệ thống: QHSDĐ phải được lập theo 5 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã, khu
kinh tế khu công nghệ cao và QHSDĐ của cấp dưới phải được lập dựa theo
QHSDĐ của cấp trên.
Khả biến: là QHSDĐ có khả năng thay đổi
Dân chủ đại chúng: phải được thể hiện xuyên suốt trong quá trình lập qui
hoạch.
Triệt để, tiết kiệm và hiệu quả: phân bố cân đối triệt để quĩ đất cho đến năm
đầu ra của vùng qui hoạch, sử dụng các loại đất gắn với đầu tư các công trình đặc
biệt là phát triền cơ sở hạ tầng và phải đạt hiệu quả về kinh tế xã hội môi trường.
II.1.3 Qui trình thực hiện: 6 bước theo “Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT về việc
ban hành quy trình lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ ngày 30/06/2005
Bước 1: Công tác chuẩn bị.
Bước 2: Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
Bước 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng đất
và tiềm năng đất đai.
Bước 4: Xây dựng và lựa chọn phương án QHSDĐ chi tiết.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kì đầu.
Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu
QH,KHSDĐ chi tiết; trình thông qua, xét duyệt và công bố QH,KHSDĐ chi tiết.


II.2 LỊCH SỬ CÔNG TÁC QHSDĐ
II.2.1 Tình hình nghiên cứu QHSDĐ ở các nước trên thế giới
Ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Nhật… và gần hơn là các
nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia… đã hoàn thiện các qui
phạm áp dụng vào công tác đánh giá qui hoạch.
Ở Liên Xô: hệ thống qui hoạch ra đời sớm và đã không ngừng phát triển cho
đến nay. Hệ thống này được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 6


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

Tổ chức lương nông thế giới (FAO) đã soạn thảo và hướng dẫn nội dung,
trình tự thực hiện QHSDĐ gồm 10 bước:
1. Xây dựng mục tiêu và đề cương.
2. Tổ chức và xây dựng kế hoạch thực hiện.
3.Tổ chức điều tra nhanh, phân tích xác định lợi thế và hạn chế chính.
4. Lựa chọn sơ bộ các giải pháp có triển vọng.
5. Đánh giá mức độ thích nghi đất đai.
6. Đánh giá các phương án.
7. Lựa chọn các giải pháp tốt nhất.
8. Soạn thảo QHSDĐ.
9. Thực hiện QHSDĐ.
10.Theo dõi và sữa đổiQHSDĐ.
II.2.2 Tình hình QHSDĐ ở Việt Nam

II.2.2.1 Thời kì trước 1975
Do Bộ Nông Trường thực hiện nhưng chưa có tính pháp lí và chưa có khái
niệm qui hoạch đất đai ở miền Nam Việt Nam, chỉ có dự án qui hoạch phát triển
kinh tế hậu chiến.
Hạn chế: qui hoạch chủ yếu phục vụ mục đích hoạt động sản xuất nông-lâm
của các nông trường và các hợp tác xã sản xuất.
II.2.2.2 Thời kì 1975-1978
Do Uỷ Ban phân vùng kinh tế nông lâm nghiệp trung ương thực hiện. Đối
tượng qui hoạch chủ yếu là đất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Hạn chế:
-Xuất hiện “qui hoạch pháo đài”, qui hoạch này chỉ đánh giá nguồn
nội lực mà không đánh giá nguồn ngoại lực.
-Vùng Tây Nguyên không tiến hành qui hoạch được.

SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 7


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

-Kết quả đánh giá các nguồn lực và xây dựng phương án qui hoạch
không có tính khả thi cao vì thiếu tài liệu điều tra cơ bản.
-Không tính toán được nguồn vốn đầu tư nên tính khả thi không cao.
II.2.2.3 Thời kì 1981-1986
Do Đại hội Đảng chỉ đạo thành lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng
sản xuất.
Kết quả đạt được:

-Cả nước đã lập được tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản
xuất.
-Chất lượng qui hoạch cao hơn thời kì trước vì đã điều tra được tình
hình cơ bản nên phương án đưa ra có tính khả thi cao.
-Ngoài đất nông nghiệp, lâm nghiệp còn chú trọng đến đất ở, đất phát
triển không gian đô thị.
-Có tính toán vốn đầu tư trong phương án qui hoạch.
-Lần đầu tiên có báo cáo dành riêng cho QHSDĐ.
Hạn chế: chỉ chú trọng qui hoạch từ cấp Huyện trở lên, riêng qui hoạch cấp
xã chưa được đề cập đến.
II.2.2.4 Thời kì 1987-1993
Luật đất đai 1987 đã dành một số điều khoảng về công tác lập-thẩm định-phê
duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Tổng cục quản lí ruộng đất ban hành thông tư 106/QH-KH/RĐ ngày
15/04/1991 về việc hướng dẫn công tác lập QH,KHSDĐ đến cấp xã.
Cả nước đã trải qua giai đoạn qui hoạch rầm rộ trước đó nên qui hoạch mới
trong thời kì này là chưa cần thiết.
Hạn chế: phương pháp luận chưa chặc chẽ do tính khả thi về mặt thực tiễn và
pháp lí chưa cao.

SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 8


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

II.2.2.5 Thời kì 1993-2004

QHKHSDĐ là một trong bảy nội dung QLNN về đất đai.
Chính phủ ban hành nghị định 68/CP chỉ đạo công tác lập QH,KHSDĐ và
tổng cục Địa Chính cũng ban hành 2 thông tư 1814, 1842 hướng dẫn công tác lập
QH,KHSDĐ.
II.2.2.6 Thời kì sau năm 2004
QHSDĐ là một trong 13 nội dung QLNN về đất đai.
QHSDĐ được thực hiện theo thông tư 30, quyết định 04, quyết định 10 của
Bộ TN-MT, Luật 2003, Nghị định 181.

II.3 CƠ SỞ PHÁP LÍ
Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992.
Luật đất đai 2003.
Nghị định 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của CP về thi hành luật đất
đai.
Thông tư 30/2004/NĐ-CP ngày 1/11/2004 của bộ TNMT về việc hướng dẫn
điều chỉnh và thẩm định QH,KHSDĐ.
Quyết định số 40/2004/QĐ-BTNMT ngày 1/12/2004 của BTNMT về việc
ban hành kí hiệu bản đồ HTSDĐ và bản đồ QHSDĐ.
Kế hoạch số 4595/UB-ĐT ngày 6/8/2004 của UBND TPHCM về việc triển
khai thực hiện QHKHSDĐ trên địa bàn thành phố.
Công văn số 5460/TNMT-KTTH ngày 30/8/2004 của Sở TN-MT TPHCM
hướng dẫn thực hiện kế hoạch số 4595/UB_ĐT của UBND TPHCM.
Quyết định 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 14/10/2005 về việc ban hành định
mức kinh tế kĩ thuật lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ.
Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 về việc ban hành quy
trình lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ.
Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/05/2006 hướng dẫn phương pháp
tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh
QH,KHSDĐ.
SVTH: Đặng Thị Thanh Lan


Trang 9


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

Qui phạm thành lập bản đồ HTSDĐ.

II.4 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Đồ án điều chỉnh qui hoạch tổng thể mặt bằng TPHCM đến 2020 đã được
thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/98
Quy hoạch sử dụng đất TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg, và Kế hoạch sử dụng
đất đai 5 năm (2001 – 2005) TP.Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại quyết định số 844/2004/QĐ-TTg.
Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến 2010 của Quận 12.
Các loại quy hoạch chuyên ngành: Quy hoạch giáo dục, quy hoạch giao
thông, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khu dân cư…
Báo cáo của Đảng bộ phường Thới An tại đại hội lần thứ IX nhiệm kì 20062010.
Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của phường Thới An (giai đoạn
2006-2010).
Các loại tài liệu, số liệu, BĐHTSDĐ của phường năm 2006, bản đồ đất toàn
quận, tình hình biến động đất đai qua các năm.
Kết quả thống kê đất đai năm 2006 của phường.

SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 10



Luận Văn Tốt Nghiệp

PHẦN III: NỘI

Ngành Quản Lý Đất Đai

DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III.1 NỘI DUNG
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi
trường.
2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội.
3. Đánh giá tình hình quản lí nhà nước về đất đai và hiện trạng sử dụng đất.
4. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so
với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, khoa học- công
nghệ.
5. Quy hoạch sử dụng đất:
- Xác định mục tiêu, phương hướng sử dụng đất trong kì qui hoạch.
- Xây dựng các phương án qui hoạch sử dụng đất.
- Lựa chọn phương án qui hoạch sử dụng đất hợp lí.
- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất và bố trí quỹ đất theo phương án
chọn.
- Xác định hiệu quả của phương án chọn.
- Phân kì qui hoạch.
- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện QH,KHSDĐ.
6. Tầm nhìn sử dụng đất đến năm 2020.
7. Dự toán thu chi ngân sách trong kỳ kế hoạch.


III.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III.2.1 Phương pháp thống kê
Thống kê gồm 2 loại: thống kê tuyệt đối và thống kê tương đối, được sử
dụng để biểu thị qui mô của một tổng thể hay để biểu thị quan hệ so sánh giữa hai
chỉ tiêu.

SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 11


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

III.2.2 Phương pháp điều tra
Điều tra là thu thập những tài liệu có liên quan, khảo sát thực địa, đối soát
với những tài liệu thu thập được để kịp thời bổ sung chỉnh sửa, thu thập ý kiến của
người dân làm cơ sở để đưa ra các phương án qui hoạch.
III.2.3 Phương pháp dự báo
Dự báo là tính toán để đưa ra các chỉ tiêu trong tương lai, phương pháp này
được sử dụng để để dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất,dự báo chu chuyển
các loại đất từ hiện trạng đến năm định hình qui hoạch.
III.2.4 Phương pháp định mức
Sử dụng các tiêu chuẩn định mức được tổng hợp và xử lí thông qua nhiều
mẫu thực tế kết hợp với dự báo đưa ra diện tích các loại đất mang tính qui ước
trong tương lai, nghiên cứu các chỉ tiêu sử dụng đất hiện trạng tại địa phương,
nghiên cứu các định mức của nhà nước. Trên cơ sở này thiết lập một định mức phù
hợp với thực tế của địa phương để tính toán qui hoạch.
III.2.5 Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO

Là phương pháp trung gian không thể thiếu , dùng để phân tích các đặc điểm
của địa phương nhằm đánh giá tiềm năng đất đai, đánh giá khả năng thích nghi của
từng đơn vị đất đai đối với từng loại hình sử dụng đất và đề xuất loại hình sử dụng
đất hợp lí nhất.
III.2.6 Phương pháp công cụ GIS
Là phương pháp trung gian quan trọng, thông qua các phần mềm chuyên
dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính, được sử dụng để phân
tích không gian, biên tập xuất vẽ hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ quản lí sử
dụng đất.
III.2.7 Phương pháp phân tích
Dùng để tổng hợp các số liệu thu thập được và nhằm đánh giá đúng tiềm
năng phát triển của địa phương.
SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 12


Luận Văn Tốt Nghiệp

PHẦN IV:

Ngành Quản Lý Đất Đai

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

IV.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
IV.1.1 Điều kiện tự nhiên
IV.1.1.1 Vị trí địa lý
Phường Thới An được thành lập theo Nghị định số 03/CP ngày 06/01/1997

của Chính phủ trên cơ sở tách ra từ xã Tân Thới Hiệp - huyện Hóc Môn và chính
thức đi vào hoạt động vào ngày 01/04/1997. Trên địa bàn phường có 2 tuyến đường
quan trọng đi ngang qua là quốc lộ 1A và đường Lê Văn Khương tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Địa giới hành chính phường như sau:
-

Phía Đông giáp : phường Thạnh Xuân - Quận 12.

-

Phía Tây giáp : phường Tân Thới Hiệp và Hiệp Thành - Quận 12.

-

Phía Nam giáp : phường 13 - Quận Gò Vấp.

-

Phía Bắc giáp : xã Đông Thạnh - Huyện Hóc Môn.

Xét về vị trí địa lí, phường có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, là
cửa ngõ nối liền các vùng ven ngoại thành với nội ô của thành phố. Trong tương
lai, phường sẽ có khả năng trở thành trung tâm kinh tế-xã hội của quận.
IV.1.1.2 Địa hình - Địa mạo
Thới An là một trong bảy phường nằm ở phía Tây rạch Bến Cát, địa hình
cao, sức chịu nén tốt. Khu vực này rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các
công trình có qui mô lớn như: cụm công nghiệp địa phương, khu công nghiệp tập
SVTH: Đặng Thị Thanh Lan


Trang 13


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

trung, khu thương mại và các khu nhà ở mật độ cao; chi phí đầu tư cho các công
trình hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội thấp như giao thông, trường học, trạm y tế.
Với nền địa hình tốt, vững chắc, tương đối bằng phẳng, độ cao nền trung bình từ 11.2m, độ dốc từ 0 – 3o; Thới An sẽ trở thành khu vực lí tưởng để bố trí nhiều dự án
đầu tư.
IV.1.1.3 Khí hậu
Phường Thới An có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình
năm 28oC, với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình 72%, ít có thiên tai, nên rất thuận
lợi cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s,
gió mạnh nhất là 22,6 m/s, đổi chiều theo mùa.
Bảng IV.1: Một số yếu tố khí hậu của phường Thới An
STT

Chỉ tiêu

1

Nhiệt độ trung bình năm

2

Số giờ chiếu sáng trong ngày


3

Đơn vị
o

Giá trị

C

28

h

6 - 6.5

Lượng mưa trung bình năm

mm

1.983

4

Lượng bốc hơi bình quân năm

mm

1.339


5

Độ ẩm không khí trung bình năm

%

77

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tân Sơn Nhất)
Biên độ nhiệt giao động nhiệt giữa ngày và đêm từ 5o-10 oC. Độ ẩm biến thiên
theo mùa, tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt. Số ngày mưa bình quân hàng năm là 159
ngày. Số giờ chiếu sáng trong năm trung bình đạt 1203 giờ. Bức xạ mặt trời trung bình
hàng năm là 118 Kcal/cm2/tháng.
IV.1.1.4 Thuỷ văn
Toàn phường có 31.62 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, chiếm 6.1%
tổng diện tích tự nhiên. Phường được bao bọc bởi 2 hệ thống sông: Đá Hán, Bến
Thượng và kênh Lê Thị Riêng, rạch Bến Cát phân bố dàn trải trên địa bàn phường.
Rạch Bến Cát có chiều dài khoảng 7500m, đầu nguồn nối liền với kênh Trần
Quang Cơ, sau đó đổ vào sông Bến Thượng, từ đây chảy ra sông Sài Gòn.

SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 14


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

Mật độ sông rạch dày đặc, lượng nước phong phú, tốc độ dòng chảy ổn định là

điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và sản xuất.
IV.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
IV.1.2.1 Tài nguyên đất
Từ bản đồ thổ nhưỡng TPHCM, tiến hành xác định ranh giới và đối soát
từng vùng thì trên địa bàn phường có các nhóm đất chính sau:
(a) Nhóm đất vàng nâu feralit trên phù sa cổ
Đất này có thành phần cơ giới nặng, tầng đất trung bình và dày, thoát nước
tốt, hình thái phẩu diện tương đối đồng nhất, cấu trúc khá tốt và bền. Ngoài ra, loại
đất này có phản ứng chua, độ no bazơ và dung tích thấp, thích hợp với cây trồng
cạn, cây ăn quả và cây công nghiệp nhưng cần quan tâm chống xói mòn, bảo vệ đất,
giữ ẩm, bón cân đối các loại phân khoáng kết hợp với phân hữu cơ phù hợp với môi
trường sinh thái và yêu cầu của cây.
Nhóm đất này có diện tích 21.3128 ha, chiếm 4.11 % tổng diện tích tự nhiên.
(b) Nhóm đất xám: có 2 loại
Đất xám có tầng loang lỗ: diện tích khá lớn 146.5382 ha, chiếm 28.26 %
diện tích đất toàn phường. Đất này có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, độ
xốp trung bình < 40 %, phẩu diện đất thường có tầng kết von đá ong ở độ sâu hơn
50 cm, đất nghèo các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu, thích hợp để trồng 1 vụ
lúa, 1 vụ màu hoặc trồng 2 vụ màu, cây công nghiệp ngắn ngày nhưng cần lưu ý
ngăn chặn nước chảy tràn bờ vì dễ dẫn đến thoái hoá bạc màu.
Đất xám điển hình : chiếm diện tích ít 1.0380 ha. Đất có thành phần cơ giới
nhẹ, tỉ trọng 2.65-2.70 g/cm3, độ ẩm héo cây 5-7 %, phản ứng của đất chua vừa đến
rất chua, nghèo cation kiềm trao đổi, độ no bazơ và dung tích hấp thu thấp, hàm
lượng mùn tầng đất mặt nghèo. Đất này thích hợp với nhu cầu sinh trưởng, phát
triển của nhiều cây trồng cạn như khoai lang, sắn, đậu, rau quả, lúa cạn, cây ăn
quả…
(c) Nhóm đất phèn
SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 15



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản Lý Đất Đai

Bảng IV.2: Phân loại đất đai phường Thới An
STT


hiệu

Tên Việt Nam


hiệu

Tên theo FAOUNESCO

Diện
tích (ha)

Cơ cấu
(%)

1

Sp

Đất phèn tiềm tàng, phèn trung

bình

FLtp

Proto-thionic Fluvisols

343.76

61.03

2

Xl

Đất xám có tầng loang lỗ

Acp

Plintic Acrisols

151.30

28.26

3
4

X
Fx


Đất xám điển hình
Đất vàng nâu feralit trên phù sa cổ

Ach
FRx

Haplic Acrisols
Xanthic Ferralsols

1.10
22.30

0.21
4.11

Đại bộ phận các loại đất trên địa bàn phường là đất phèn tiềm tàng, phèn
trung bình với qui mô diện tích lớn 316.4346 ha, chiếm 61.03 ha. Loại đất này có
hàm lượng mùn khá cao, hữu cơ cao, trị số pH thấp (thường < 3.5, thích hợp để
trồng khoai mỡ ,điều, dứa, tràm…
IV.1.2.2 Tài nguyên nước
(a) Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt chủ yếu của phường do hệ thống sông Đá Hàn, sông Bến
Thượng, kênh Lê Thị Riêng và rạch Bến Thượng cung cấp. Đây là hệ thống nước
chính của vùng nông nghiệp Thới An, tuy nhiên nguồn nước mặt này chưa được sử
dụng triệt để.
(b) Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm mang đặc tính chung của nguồn nước ngầm thành phố có
độ sâu từ 30-100 m nhưng phổ biến từ 20-50 m đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp nước sinh hoạt sản xuất cho một bộ phận lớn dân cư và các cơ sở trên địa
bàn, với các tầng chứa nước:

+ Nước thuỷ cấp tầng mặt: Nguồn nước này có độ sâu từ 0-10m, đặc
tính là có mặt thoáng tự do, không áp và nhận nước bổ sung từ nước mưa thấm
xuống trực tiếp.
+ Nước ngầm tầng một: Có ở độ sâu phổ biến từ 20-60m, áp lực yếu,
nước được bổ sung từ tầng mặt qua các cửa sổ địa chất và từ sông rạch qua mặt cắt
ngang tầng cát, sạn.

SVTH: Đặng Thị Thanh Lan

Trang 16


×