Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 20132015 XÃ EA RAL, HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐĂK LĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.97 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2013-2015
XÃ EA RAL, HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐĂK LĂK

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

Tp.HCM, Tháng 08 năm 2013

NGUYỄN QUỐC VIỆT
09124118
DH09QL
2009-2013
Quản lý đất đai



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

NGUYỄN QUỐC VIỆT

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
XÃ EA RAL, HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐĂK LĂK

Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN DU
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
(Ký tên..……….………………………..)

Tháng 08 năm 2013


Lời Cảm Ơn 
 
 
Thật tuyệt vời khi được sinh ra và lớn lên trong gia đình có tình thương
yêu của cha mẹ. Được chăm sóc, dạy dỗ từ khi còn bé không biết gì đến bây giờ,
được cắp sách đến trường, được trang bị những hành trang vô cùng quý báu để
bước vào đời. Những điều đó không ai có thể làm tốt hơn cha mẹ của mình.
Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả quý thầy cô đã tận tâm dạy dỗ từ
thuở em mới cắp sách đến trường. Hơn thế nữa, em xin gửi lòng thành kính biết ơn
đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, toàn thể quý
thầy cô Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản đã trang bị những kiến thức, kinh
nghiệm trong suốt thời gian em theo học lớp Quản Lý Đất Đai khóa 35.

Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn đến Thầy Nguyễn Du cùng với các thầy cô
giáo trong khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp DH09QL đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học chung lớp, chung trường.
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên luận văn vẫn chưa thật sự hoàn
thiện, rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!!!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Quốc Việt


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Việt, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động
sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2013 – 2015 xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Du.
Đề tài “ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2013 – 2015 xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk” được thực hiện thông
qua quá trình khảo sát, thu thập số liệu, bản đồ đã đánh giá tài nguyên đất đai của
xã Ea Ral, làm cơ sở cho việc phân bổ quỹ đất một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả
và có phương án QHSDĐ thích hợp trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của xã
trong giai đoạn mới.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng quy trình hướng dẫn lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2009 và các
văn bản pháp quy khác.

Đề tài đã sử dụng các phương pháp: phương pháp thống kê, phương pháp
điều tra thực địa, phương pháp bản đồ, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh,
phương pháp đánh giá đất đai theo FAO, phương pháp chuyên gia.
Ea Ral là một xã của huyện miền núi Ea H’leo, nằm cách trung tâm thị trấn
Ea Drăng 8 km về hướng Bắc. Với tổng diện tích tự nhiên là 7.303,00 ha, dân số
14.005 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 70% dân số toàn xã. Theo số liệu
thống kê năm 2012: đất nông nghiệp có diện tích 6.422,40 ha, chiếm 87,94% tổng
diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có diện tích 727,24 ha, chiếm 9,96% tổng
diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng có diện tích 153,36 ha, chiếm 2,1% tổng diện
tích tự nhiên.
Đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã Ea Ral là: đất nông nghiệp
có diện tích 6.167,21 ha, chiếm 84,45% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông
nghiệp có diện tích 991,41 ha, chiếm 13,57% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử
dụng có diện tích 144,38 ha, chiếm 1,98%. Diện tích đất theo quy hoạch có xu
hướng tăng diện tích đất phi nông nghiệp và giảm diện tích đất nông nghiệp và đất
chưa sử dụng nhằm phục vụ cho các công trình mở rộng cơ sở hạ tầng, các điểm
dân cư nông thôn và các mục đích sản xuất kinh doanh.
Kết quả đạt được của đề tài là việc bố trí, sử dụng tài nguyên đất đai một
cách hợp lý cho sự phát triển của địa phương, nhằm khai thác hiệu quả và bền vững
tiềm năng đất đai, góp phần nâng cao thu nhập của người dân khu vực nông thôn và
đem lại cả 3 hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội – môi trường, phù hợp với xu thế phát
triển của địa phương ở hiện tại cũng như trong tương lai.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................................... 3

I.1.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................................... 9
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................................ 10
I.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 11
I.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 11
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 11
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 12
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ................................................. 12
II.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường .................................................... 12
II.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ................................................................. 15
II.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI .... 21
II.2.1. Tình hình quản lý đất đai .................................................................................... 21
II.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai ...................................................... 23
II.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước ............. 30
II.2.4. Đánh giá tiềm năng đất đai ................................................................................. 34
II.3. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .................................................. 36
II.3.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch ........................... 36
II.3.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất .......................................................................... 40
II.3.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch đến kinh tế - xã hội ........................ 45
II.3.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất .............................................................................. 46
II.4. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 ........................ 48
II.4.1. Chỉ tiêu sử dụng đất cho từng năm ..................................................................... 48
II.4.2. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép giai đoạn 2013 – 2015 .. 52
II.4.3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng giai đoạn 2013 – 2015 ................ 53
II.4.4. Danh mục một số công trình, dự án trong kỳ quy hoạch ................................... 54
II.5. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ............................................................................................................... 55
II.5.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách .......................................................................... 55
II.5.2. Giải pháp về tài chính ......................................................................................... 55



II.5.3. Giải pháp về môi trường ..................................................................................... 56
II.5.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện ........................................................................... 56
PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ..................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QHSDĐ
KHSDĐ

TT

CT
TW
CP
TTg
CTUBND
UBND
HĐND
BTNMT
TCQLĐĐ
TCĐC
THCS
HTX
TDTT
GCNQSDĐ
VH – TT
PTNT


:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Quy hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất
Nghị định
Thông tư
Quyết định
Chỉ thị
Trung ương
Chính phủ

Thủ tướng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Bộ Tài nguyên Môi trường
Tổng cục Quản lý Đất đai
Tổng cục địa chính
Trung học cơ sở
Hợp tác xã
Thể dục thể thao
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Văn hóa – thể thao
Phát triển nông thôn


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Diện tích các loại đất xã Ea Ral .................................................................... 14
Bảng 2.2: Diện tích năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính 2008 - 2012..... 16
Bảng 2.3: Hiện trạng nghành chăn nuôi trên địa bàn xã giai đoạn 2008 - 2012 ........... 17
Bảng 2.4: Hiện trạng các loại đất năm 2012 ................................................................. 24
Bảng 2.5: Biến động sử dụng đất thời kỳ 2005 - 2012.................................................. 30
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ......................... 31
Bảng 2.7: Diện tích, cơ cấu các loại đất đến năm 2020 ................................................ 43
Bảng 2.8: Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích .......................................... 46
Bảng 2.9: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng ........................................................ 47
Bảng 2.10: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng ............................................. 48
Bảng 2.11: Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng từng năm ............................. 49
Bảng 2.12: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép
giai đoạn 2013 - 2015 .................................................................................................... 52

Bảng 2.13: Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng ..................................... 53
Bảng 2.14: Danh mục một số công trình, dự án trong kỳ quy hoạch ............................ 54
Biểu 2.1: Cơ cấu các loại đất năm 2012 ........................................................................ 24
Biểu 2.2: Cơ cấu các loại đất năm 2020 ........................................................................ 40


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh. Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn
dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả nhất. Nhà
nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài”.
Luật đất đai năm 2003, điều 6 quy định: quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử
dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Điều 25 quy định nhiệm
vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở cả 4 cấp: Cả nước, Tỉnh,
Huyện, Xã.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã đồng thời thể hiện các chỉ tiêu cấp xã được
lập trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện. Quy hoạch sử
dụng đất cấp xã sẽ xác định cụ thể vị trí, diện tích từng loại đất sử dụng cho các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng khu dân cư, mở rộng đất chuyên dùng, mở
rộng đất sản xuất nông – lâm nghiệp,… xây dựng kế hoạch đầu tư khai thác cho địa
phương trong những năm tới. Sản phẩm Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là căn cứ để
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi

mục đích sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phân công lao
động, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh,… Thực
hiện quy hoạch sử dụng đất toàn xã sớm sẽ tránh được những thiệt hại to lớn về sau do
bồi thường giải tỏa khi mở rộng, làm mới đường giao thông, mở rộng các khu dân cư,
xây dựng khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các công trình văn hóa phúc lợi
công cộng,…
Xã Ea Ral huyện Ea H’leo có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.303,00 ha, chiếm
5,47% diện tích tự nhiên toàn huyện. Dân số trung bình năm 2012 khoảng 14.005
người, là xã miền núi, đa số là đồng bào dân tộc, mật độ dân số thấp (19,77
người/km2). Thu nhập của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
Do sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ lao động lạc hậu, việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và cơ cấu kinh tế nông thôn chậm, dẫn đến hiệu quả sử
dụng đất thấp, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn.
Do đó, cần tiến hành lập phương án quy hoạch sử dụng đất cho thời kỳ mới, đồng thời
lập kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và chi tiết hóa đến từng thửa đất làm cơ sở đề
xuất những giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn,
từ đó đưa ra những kiến nghị sử dụng quỹ đất có hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nói trên, được sự chấp thuận của UBND xã
Ea Ral và được sự phân công của khoa Quản lý đất đai và Bất động sản, cùng với sự
hướng dẫn của thầy Nguyễn Du, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013 – 2015 xã Ea Ral,
huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk”.

Trang 1
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai

 

 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước, trên cơ sở đó căn cứ
vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã để xây dựng phương án quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2013 – 2015.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích đánh giá những đặc điểm và xác định những
lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
và quy luật phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất các ngành trong
hiện tại và tương lai.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Ea Ral, huyện
Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk.
Về thời gian: thời gian thực hiện đề tài là 4 tháng, phương án quy hoạch sử
dụng đất đai được xây dựng giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020.

Trang 2
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các khái niệm
- Đất (Soil): là lớp võ tươi xốp của bề mặt trái đất có độ sâu giới hạn ≤ 3m. Có

các thành phần hữu cơ và vô cơ, các thành phần này quyết định một thuộc tính quan
trọng của đất là độ phì của đất.
- Đất đai (Land): là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích
mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất); theo chiều nằm
ngang- trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng với các
thành phần khác); kết hợp với hoạt động quản trị của con người không những từ quá
khứ đến hiện tại mà còn triển vọng trong tương lai. Đất đai giữ vai trò quan trọng và
có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
- Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân
bổ, bố trí, sắp xếp, tổ chức. 
- Kế hoạch: là việc bố trí, sắp xếp, phân định, phân bổ, chi tiết hóa công việc theo
thời gian và không gian nhất định. 
- Quy hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế
của Nhà nước về việc sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu
quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các
ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng đất cụ
thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi
trường theo hướng phát triển bền vững.
- Kế hoạch sử dụng đất: là sự chia nhỏ, chi tiết hóa QHSDĐ về mặt nội dung và
thời kỳ, được lập theo cấp lãnh thổ hành chính. KHSDĐ nếu được duyệt thì vừa mang
tính pháp lý vừa mang tính pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong
giai đoạn kế hoạch. Kế hoạch bao gồm:
+ KHSDĐ ngắn hạn: là kế hoạch được lập theo chu kỳ mỗi năm hay 5 năm theo
cấp đơn vị hành chính.
+ KHSDĐ theo quy hoạch: là KHSDĐ được lập theo quy hoạch sử dụng đất ở 4
cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại
một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
I.1.1.2. Các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Điều 21 luật đất đai năm 2003 quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất phải đảm bảo đúng 8 nguyên tắc sau:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp
với QHSDĐ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt. 

Trang 3
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtcủa cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất
của cấp dưới. 
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. 
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. 
- Dân chủ và công khai. 
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.
I.1.1.3. Lịch sử của công tác quy hoạch sử dụng đất
1. Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất ở các nước trên thế giới
QHSDĐ không chỉ có vai trò quan trọng đối với nước ta mà còn đối với tất cả
các nước trên thế giới. Các nước đã tiến hành QHSDĐ từ rất sớm:
- Hệ thống QHSDĐ ra đời ở Liên Xô từ thập niên 30 và phát triển liên tục cho

đến nay. Hệ thống QHSDĐ gồm có 4 cấp:
+ Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn Liên Bang.
+ Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và nước cộng hòa.
+ Quy hoạch vùng và huyện.
+ Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.
- Ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Úc,.... gần đây là các nước
Thái Lan, Malayxia, Philippin đã ứng dụng các quy phạm vào công tác điều tra, đánh
giá quy hoạch.
- Ở các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia,...nhìn chung công tác
quy hoạch đã phát triển và hình thành bộ máy quản lý đất đai tương đối tốt nhưng mới
chỉ dừng lại ở phần quy hoạch tổng thể cho các ngành.
- Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã soạn thảo
hướng dẫn nội dung các bước tiến hành QHSDĐ năm 1993(gồm 10 bước):
+ Bước 1: Xác định các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
+ Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện.
+ Bước 3: Cấu trúc vấn đề và cơ hội.
+ Bước 4: Xác định các loại hình sử dụng đất đai (LUTs).
+ Bước 5: Đánh giá khả năng thích nghi đất đai.
+ Bước 6: Đánh giá tổng hợp.
+ Bước 7: Luận chứng và lựa chọn phương án tối ưu.
+ Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Bước 9: Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Bước 10: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai.
2. Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
 Giai đoạn trước năm 1975
- Hai miền Nam Bắc chưa có khái niệm về QHSDĐ.
- Miền Bắc Việt Nam: thành lập Bộ nông trường (bao gồm các nông trường quốc
doanh) chỉ đạo cho các nông trường lập QHSDĐ (bố trí sản xuất,...), những quy hoạch
này không được phê duyệt vì tính pháp lý không cao.
- Miền Nam Việt Nam: dự án quy hoạch phát triển kinh tế hậu chiến (hình thành

một số công trình trọng điểm ở miền Nam, khu công nghiệp Biên Hòa 1 được thành
Trang 4
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

lập đầu tiên ở Việt Nam). Nhật bồi thường chiến tranh, xây dựng 3 công trình trọng
điểm:
+ Nhà máy thủy điện Đa Nhim (900 ha).
+ Bệnh viện Chợ Rẫy.
+ Khoa Nông nghiệp của Trường Đại Học Cần Thơ.
- Hạn chế: chủ yếu phục vụ cho nông trường và hợp tác xã nông nghiệp.
 Giai đoạn 1975 – 1978
- Sau khi nước ta hoàn toàn giải phóng, chúng ta thành lập Ban chỉ đạo phân vùng
kinh tế Nông Lâm Trung ương, Ban phân vùng kinh tế các tỉnh, thành.
- Kết quả:
+ Quy hoạch nông - lâm nghiệp 7 vùng kinh tế.
+ Quy hoạch nông lâm 44 tỉnh, thành phố TW.
+ Nội dung QHSDĐ, phân bố đất đai dàn trải nhưng chưa thành phần mục trong
báo cáo.
- Hạn chế:
+ Đối tượng đất đai chủ yếu là đất nông lâm nghiệp.
+ “Quy hoạch pháo đài” (nội lực) chủ yếu phía trong thành, không xét tới các
trung tâm phát triển lân cận (vùng ngoại lực).
+ Tình hình tài liệu điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ.
+ Kết quả quy hoạch: 3 triệu ha không thực hiện được.

+ Chưa lượng toán vốn đầu tư.
+ Nội hàm QHSDĐ chưa được quan tâm.
 Giai đoạn 1981 – 1986
- Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quốc lần V nêu: xúc tiến công
tác điều tra cơ bản, làm cơ sở lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất
toàn quốc (Quy hoạch cấp quốc gia), sơ đồ phân bố và phát triển lực lượng sản xuất
của các tỉnh, thành, TW và các Bộ ngành TW (Quy hoạch cấp tỉnh).
- Giai đoạn lập quy hoạch rầm rộ, rộng khắp trong cả nước.
- Kết quả:
+ Đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng (có thêm đất chuyên dùng, đất
khu công nghiệp, đất ở...).
+ Các chương trình điều tra cơ bản khá phong phú, đồng bộ.
+ Có đánh giá nguồn lực (nội lực và ngoại lực: mối quan hệ vùng với trung tâm
phát triển) và xét trong mối quan hệ vùng.
+ Có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của quy hoạch.
+ Nội dung QHSDĐ chính thức trở thành một chương mục trong báo cáo quy
hoạch.
- Hạn chế: chưa có quy hoạch cấp huyện, xã.
 Giai đoạn 1987 – 1993
- Luật đất đai đầu tiên (1987) ra đời.
- Luật đã xác định nội dung: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung
trong quản lý Nhà nước về đất đai. Đây chính là cơ sở pháp lý cho công tác lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thực tiễn: Giai đoạn công tác lập quy hoạch im vắng.

Trang 5
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  


Ngành: Quản lý đất đai
 

- Hạn chế: công tác lập quy hoạch trầm lắng mặc dù có cơ sở pháp lý, do chịu
ảnh hưởng của các nước trong khối XHCN bị tan rã, có quan điểm kinh tế thị trường
không cần quy hoạch và do nó điều tiết.
 Giai đoạn 1993 – 2003
- Luật đất đai 1993 và các văn bản dưới luật được ban hành:
+ Nghị định 34/CP: xác định chức năng của Tổng cục địa chính hình thành một
hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương.
+ Nghị định 68/CP: đây là nghị định đầu tiên của Việt Nam do Chính phủ ban
hành chỉ đạo công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtcác cấp.
+ Thông tư 1814/TCĐC: hướng dẫn công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đấtcủa cấp tỉnh, huyện, xã.
+ Thông tư 1842/TCĐC: hướng dẫn công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đấtcác cấp thay cho Thông tư 1814.
 Cấp tỉnh thành lập Sở địa chính.
 Cấp huyện thành lập Phòng địa chính.
 Cấp xã có địa chính cơ sở.
- Thuận lợi về mặt pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình và nội dung phương pháp
lập QHSDĐ các cấp, đã xúc tiến công tác lập QHSDĐ rộng khắp.
- Kết quả:
+ Cấp toàn quốc: lập KHSDĐ 5 năm của cả nước được Quốc Hội phê duyệt.
+ Lập QHSDĐ định hướng toàn quốc đến năm 2010.
+ Đất Quốc Phòng do Bộ Quốc Phòng lập: đã lập 8 Quân khu.
+ Đất An Ninh do Bộ Công An lập QHSDĐ An Ninh.
+ Lập QHSDĐ cấp tỉnh (59/61), huyện (369/633), xã (3597/11.602).
- Hạn chế:
+ Quy trình, nội dung, phương pháp: chưa chặt chẽ, cần bổ sung tự hoàn thiện.

+ Tổng cục địa chính ban hành quy trình, nội dung, phương pháp chưa phải là
một quá trình kinh tế chặt chẽ.
+ Định mức chỉ tiêu sử dụng đất: không thống nhất trong toàn quốc, vẫn dựa vào
định mức của các Bộ, Ngành.
+ Khu vực đô thị có sự tranh chấp giữa hai loại hình quy hoạch (quy hoạch sử
dụng đất và quy hoạch xây dựng) dẫn đến một số khu vực đô thị không lập QHSDĐ.
+ Chất lượng quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch chưa cao vì thông qua quy
trình của Tổng cục địa chính về vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất do quy hoạch
mang lại, giải pháp tổ chức thực hiện, lượng toán vốn đầu tư trong quy trình đề cập
một cách chung chung.
- Kinh phí lập quy hoạch: quy hoạch cấp toàn quốc, TW, đất An ninh - Quốc
phòng (kinh phí TW), còn quy hoạch 3 cấp còn lại là ngân sách của tỉnh.
 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
- Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004.
- Văn bản dưới luật:
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai.
+ Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
Trang 6
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

+ Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 về việc ban hành quy trình

lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Quyết định 10/2005/QĐ-BTNMTngày 24/10/2005 về việc ban hành định mức
kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/05/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi
trường hướng dẫn tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Nội dung mới:
+ Hệ thống lập QHSDĐ chia làm 5 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã và khu kinh tế
- khu công nghệ cao.
+ Thời kỳ lập QHSDĐ: 10 năm.
+ KHSDĐ 5 năm thống nhất tất cả các cấp.
+ KHSDĐ phân kỳ 2 giai đoạn: KHSDĐ kỳ đầu (5 năm đầu), KHSDĐ kỳ cuối (5
năm cuối).
+ Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Đa phương án.
+ Phân khai, chỉ tiêu phân khai.
+ Hiệu quả sử dụng đất, giải pháp tổ chức thực hiện.
+ QHSDĐ chi tiết cấp xã dân chủ, công khai.
- Hiện nay các tỉnh thành trên cả nước đều triển khai đồng loạt, chỉ tiêu các cấp
quy hoạch thể hiện khác nhau về quy trình và nội dung, cấp trên mang tính chất tổng
thể, cấp dưới mang tính chất chi tiết.
So sánh quy trình QHSDĐ của FAO và Bộ Tài nguyên – Môi trường
FAO

BTNMT

Đây là quy trình toàn diện khép kín từ
Chỉ là công tác tiền quy hoạch và quy
công tác chuẩn bị đến công tác lập quy hoạch, không có hậu quy hoạch:
hoạch, công tác thực hiện quy hoạch,

- Bước 1: tiền quy hoạch.
công tác điều chỉnh quy hoạch:
- Bước 2 – 7 (cấp tỉnh, huyện), 2 – 6
-Bước 1 – 2: tiền quy hoạch.
(cấp xã): thực hiện quy hoạch.
-Bước 3 – 8: thực hiện quy hoạch.
-Bước 9 – 10: hậu quy hoạch.
Quy trình do Liên Hiệp Quốc đưa ra
Gắn liền với pháp luật của Việt Nam,
cho nhiều vùng và lãnh thổ trên thế giới. được áp dụng ở Việt Nam, bắt buộc các
cấp, các ngành phải thực thi, vừa mang
tính pháp lý cao.
Sử dụng nhiều phương pháp nghiên
Sử dụng nhiều phương pháp chủ yếu, ít
cứu, bao gồm nhiều phương pháp chủ phương pháp trung gian, vì vậy tính khách
yếu và phương pháp trung gian. Do đó, quan của kết quả không cao bằng quy
kết quả đạt được có cơ sở khoa học có trình của FAO.
tính thực tiễn cao.
Đối tượng đất đai chủ yếu là đất nông
Đối tượng đất đai bao gồm tất cả các
nghiệp, đất lâm nghiệp và nghiên cứu đất loại đất: nông nghiệp, phi nông nghiệp,
chưa sử dụng chuyển sang mục đích đất chưa sử dụng.
Trang 7
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 


nông nghiệp và lâm nghiệp.

I.1.1.4. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính tổng hợp, tính dài
hạn, tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô, tính chính sách và tính khả biến, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc
điểm QHSDĐ được cụ thể như sau:
1. Tính lịch sử - xã hội
Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát triển
của mỗi loại giai đoạn khác nhau. Chính vì thế, có thể nói rằng lịch sử phát triển xã hội
chính là lịch sử phát triển của QHSDĐ. Mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều có một
phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người
với súc vật hoặc tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa
người với người trong quá trình sản xuất). Trong QHSDĐ, luôn nảy sinh mối quan hệ
giữa người với đất đai. Các công việc của con người như điều tra, đo đạc, khoanh định,
thiết kế... đều liên quan chặt chẽ với đất đai, nhằm đưa đất đai vào sử dụng sao cho
đầy đủ, hợp lý và hiệu quả cao nhất. QHSDĐ thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy
phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy
nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.
Mặt khác, ở mỗi nước khác nhau đều có Luật Đất đai riêng của mình. Do đó,
QHSDĐ của các nước cũng có nội dung khác nhau. Ở nước ta, QHSDĐ phục vụ nhu
cầu sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội.Vì vậy,theo Luật Đất đai thì đất đai nước
ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và Nhà nước giao đất cho
các hộ gia đình và tổ chức sử dụng. Điều đó góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản
xuất ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân làm chủ mảnh đất, tự tin trong sản xuất
và đầu tư, giúp cho việc bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt,
trong nền kinh tế thị trường, QHSDĐ góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của
từng lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng
như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.

2. Tính tổng hợp
Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động
xã hội. Cho nên QHSDĐ mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về
khoa học, kinh tế, xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai,
sản xuất nông – công nghiệp, môi trường sinh thái…
QHSDĐ chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, nó phân bố,
bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hòa các mâu thuẫn về đất đai các ngành,
lĩnh vực, xác định và điều phối phương thức, phương hướng phân bổ sử dụng đất phù
hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển
bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
3. Tính dài hạn
Tính dài hạn của QHSDĐ được thể hiện rất rõ trong phương hướng, KHSDĐ.
Thường thời gian của QHSDĐ mười năm đến hai mươi năm. Căn cứ vào các dự báo
xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng như: sự thay đổi
Trang 8
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

về nhân khẩu học, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các
lĩnh vực khác, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các
phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho
xây dựng KHSDĐ hàng năm và ngắn hạn.
Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội lâu dài,
QHSDĐ phải có tính dài hạn. Nó tạo cơ sở vững chắc, niềm tin cho các chủ đầu tư, tạo
ra môi trường pháp lý ổn định.

4. Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ chỉ dự kiến trước được các xu thế thay
đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất. Nó chỉ ra được tính đại
thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì
vậy, QHSDĐ là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính
chỉ đạo vĩ mô, tính phương huớng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như:
phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của sử dụng đất đai trong vùng; cân
đối tổng quát các nhu cầu sử dụng đất của các ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng và
phân bố đất đai trong vùng; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng
đất đai trong vùng; đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của
phương hướng sử dụng đất.
Quy hoạch có tính dài hạn, nên khoảng thời gian dự báo tương đối dài, mà trong
quá trình dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên
chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược, quy hoạch sẽ càng ổn định.
Do đó, quy hoạch thường có giá trị trong thời gian, tạo nền tảng và định hướng
cho các ngành khác sử dụng đất đai theo phương hướng đã vạch ra.
5. Tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã
hội. Mỗi đất nước có các thể chế chính trị khác nhau, các phương hướng hoạt động
kinh tế - xã hội khác nhau, nên chính sách quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác nhau.
Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến
đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cụ thể mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát
triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh tế - chính trị - xã hội; tuân thủ các chỉ
tiêu, các quy định khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái. Trong một số
trường hợp ta có thể hiểu quy hoạch là luật, QHSDĐ để đề ra phương hướng, kế hoạch
bắt mọi người phải làm theo. Vì vậy, QHSDĐ thể hiện tính chính sách rất cao.
6. Tính khả biến
Với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi. Vì vậy,
dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đoán truớc,theo nhiều phương diện
khác nhau, QHSDĐ chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất

sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất
định. Càng ngày xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đời sống
của con người đòi hỏi càng cao, các nhu cầu luôn biến đổi, cùng với những thay đổi
các chính sách của nhà nước.
I.1.2. Cơ sở pháp lý

- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật Đất đai năm 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Trang 9
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai năm 2003.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư.
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch,kế hoạch sử dụng
đất(Ban hành kèm theo Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường).
- Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất (kèm theo công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25
tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc tăng cường công tác quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Ea Ral là một xã nằm ở phía Bắc của huyện miền núi Ea H’leo - tỉnh Đăk Lăk,
được thành lập từ năm 1984, nằm cách trung tâm thị trấn Ea Drăng 8 km về Bắc. Với
tổng diện tích tự nhiên là 7303,00 ha, dân số 14.005 người, trong đó dân tộc thiểu số
chiếm 28,57% dân số toàn xã. Theo đơn vị hành chính, xã Ea Ral gồm có 9 thôn và 6
buôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 6A, 7, 8 và buôn: Tùng Thăng, Tùng Sê, Tùng Táh, A Riêng A,
A Riêng B, Tùng Kúh. Nằm trong vùng trung tâm trao đổi về hàng hóa của huyện, với
địa hình không bằng phẳng, có khí hậu của tây nguyên nhiệt đới ẩm.
Với đặc điểm có nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn (đặc biệt là người Kinh
chiếm trên 70% dân số), người dân nơi đây có truyền thống cần cù, chịu khó: họ làm
nông nghiệp cả trên các sườn đồi (trồng điều, cà phê, cao su, bắp…).Với sự lãnh đạo

Trang 10
 



SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

của Đảng và chính quyền địa phương, người dân trong xã đoàn kết, cùng nhau chung
sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị tại địa phương.
I.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường xã Ea Ral, huyện Ea
H’leo, tỉnh Đăk Lăk.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai, biến động đất đai,
tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước, tiềm năng đất đai.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
- Lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013 – 2015.
- Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: sử dụng trong quá trình thu thập, tổng hợp các số liệu
về tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất.
- Phương pháp điều tra thực địa: sử dụng trong quá trình đối soát thực địa chỉnh
lý các biến động về đất đai.
- Phương pháp bản đồ: thành lập các loại bản đồ trung gian và bản đồ thành quả
của quy hoạch sử dụng đất đai.
- Phương pháp dự báo: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ
quy hoạch và dự trữ cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
- Phương pháp so sánh: so sánh sự biến động đất đai qua các năm, và các số liệu
khác.
- Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Nhằm xác định tiềm năng đất đai,
góp phần đưa ra định hướng sử dụng đất đai hợp lý.

- Phương pháp chuyên gia: thu thập những ý kiến của những người, những
chuyên gia trong lĩnh vực QHSDĐ.

Trang 11
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
II.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
II.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Xã Ea Ral nằm về phía Bắc huyện Ea H’leo. Có ranh giới tiếp giáp với các địa
phương như sau:
- Phía Bắc giáp xã Ea Hleo.
- Phía Nam giáp thị trấn Ea Drăng và xã Ea Khal.
- Phía Đông giáp xã Dliê Yang và xã Ea Sol.
- Phía Tây giáp xã Cư Mốt.
Xã Ea Ral có tuyến quốc lộ 14 (một trong những tuyến đường chính nối
Đăk Lăk với các tỉnh Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên), có đường liên huyện
Ea H’Leo – Ea Suop, có đường liên xã Ea Ral – Ea Sol nên xã có nhiều điều kiện
thuận lợi trong lưu thông, giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội.
2. Địa hình, địa mạo
Xã Ea Ral nằm ở giải đất phía Bắc của huyện Ea H’leo với địa hình toàn xã có
dạng đồi dốc, lượn sóng đặc trưng của dạng địa hình Tây Nguyên. Đỉnh cao nhất là

đỉnh Cư Mốt có độ cao 830m. Độ cao trung bình khu vực từ 650m – 750m so với mặt
nước biển. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Mức độ chia cắt tập
trung về hướng Đông.
3. Khí hậu, thủy văn
 Khí hậu
Xã Ea Ral nằm trong vùng ảnh hưởng của của gió mùa Tây Nam thuộc 2 tiểu
vùng khí hậu: Đông Ea H’leo nóng ẩm và vùng núi thấp Chư Dzu mang khí hậu cao
nguyên nhiệt đới ẩm, được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trong các tháng này tập
trung từ 80 - 90% lượng mưa cả năm, về mùa mưa độ ẩm không khí cao.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, về mùa khô lượng mưa thấp
(chỉ chiếm 10 đến 20% lượng mưa cả năm), mùa khô thường nắng nóng, độ ẩm không
khí thấp.
Theo số liệu quan sát của đài khí tượng Krông Búk tiếp giáp với huyện Ea
H’leo cho thấy:
- Nhiệt độ: trung bình năm là 22⁰C, nhiệt độ cao nhất 37,5⁰C, nhiệt độ thấp nhất
trung bình năm là 10⁰C, tháng thường có nhiệt độ cao là tháng 4, tháng có nhiệt độ
thấp nhất là tháng 1, tổng số giờ chiếu sáng trong năm là 2.483 giờ.
- Lượng mưa: trung bình năm 1500mm, lượng mưa lớn nhất trong năm là
1.750mm, lượng mưa thấp nhất 1.125mm, số ngày mưa trung bình năm là 167 ngày,
mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 10
và tháng 11.
- Độ ẩm: trung bình năm 82%, tháng có độ ẩm cao nhất trong năm là tháng 8, độ
ẩm trong tháng này là 90%, tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm là tháng 4 (75%).

Trang 12
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  


Ngành: Quản lý đất đai
 

- Gió: do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên xã Ea Ral chịu ảnh
hưởng của 2 hướng gió chính: gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11, gió Đông
Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; tốc độ gió trung bình từ 2,4m – 5,4m/giây.
- Bão lụt: xã Ea Ral nằm trên cao nguyên nên ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão
hoặc áp thấp nhiệt đới, khi có bão ở miền trung hoặc trong khu vực của quần đảo
Trường Sa trên địa bàn huyện chỉ xảy ra mưa to và gió lớn.
Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện khí hậu thời tiết của huyện ảnh
hưởng tới sản xuất nông nghiệp:
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nắng nóng mưa nhiều, tổng tích ôn nhiệt lớn thuận lợi cho việc sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt là cây trồng nhiệt đới, trong đó có các loại
cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, tiêu,..
+ Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; về mùa mưa có đủ độ ẩm,
ánh sáng cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Mùa khô không có giá
rét, có khả năng đáp ứng đủ ánh sáng cho các loại cây trồng, thuận lợi cho việc phơi
nông sản.
+ Khí hậu 2 mùa rõ rệt, thuận lợi cho sự phát dục, ra hoa đồng loạt của cây trồng,
đặc biệt là cây cà phê.
- Khó khăn:
+ Khó khăn lớn nhất cho sản xuất nông nghiệp là sự phân biệt rõ rệt giữa 2 mùa
(mùa khô và mùa mưa): Sự phân bố ngày mưa và lượng mưa không đều giữa 2 mùa,
mùa mưa tập trung vào các tháng 7, tháng 8, tháng 9 hơn nữa lượng mưa đầu mùa lớn,
trong khi có độ che phủ thực vật trong giai đoạn này lại thấp, do đó làm cho đất bị xói
mòn.
+ Tương phản giữa mưa, bốc hơi và tốc độ gió lớn càng làm tăng khả năng bốc,
thoát hơi nước trong các tháng mùa khô, độ ẩm xuống thấp có thể dẫn đến hiện tượng

cây trồng bị chết nếu không có biện pháp sử dụng đất hợp lý.
 Thủy văn
Địa bàn xã Ea Ral là vùng có mật độ sông suối lớn, do ảnh hưởng của địa hình
nên sông suối trong vùng chủ yếu chảy theo hướng Bắc Nam, các suối trong vùng lòng
sâu, hẹp và có độ dốc lớn. Toàn xã có 13 suối được phân bố tương đối đều trên địa
bàn.
II.1.1.2. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên đất
Theo tài liệu bản đồ đất do Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp điều tra năm
1978, trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 và kết quả điều tra bổ sung cho thấy tài nguyên đất
trên địa bàn xã Ea Ral gồm các loại đất sau:
- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): diện tích 286,85 ha, chiếm 3,86% diện tích đất tự
nhiên.
- Đất dốc tụ (D): diện tích 282,2 ha, chiếm 3,93% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất
có tầng đất mịn, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, đất có phản ứng ít chua
(pHKCl = 6- 6,5), hàm lượng mùn trung bình (2,0- 2,5), đạm tổng số trung bình (0,10,2%), lân tổng số cao (>0,16%), dung tích hấp thu khá ( 14-20meq/100g đất). Phần
lớn diện tích đất này đã được khai thác trồng các loại cây ngắn ngày và một phần lúa
nước.

Trang 13
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

- Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): được hình thành trên đá mẹ Granít có diện
tích 659,88 ha, chiếm 9,04% tổng diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới trung

bình đến thịt nặng, pHKCL = 4,0- 4,5, mùn và đạm tổng số đạt trung bình (mùn = 1,21,5%, N = 0,1-0,15%), lân tổng số P2O5 = 0,05-0,06%, cấp hạt sét 45- 50%.
- Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk): diện tích 970,47 ha, chiếm 17,29% tổng diện
tích tự nhiên. Loại đất này phần lớn tầng đất mịn dày, có thành phần cơ giới nặng (tỷ
lệ sét > 40%), tơi xốp khi ẩm, độ xốp trung bình 62-65%, khả năng giữ nước và hấp
thu nước tốt…
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp): diện tích 42,61 ha, chiếm 0,58% tổng diện tích
tự nhiên. Đất nâu vàng trên phù sa cổ hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Pleistocene)
nghèo kiềm và thường có thành phần cơ giới nhẹ. Quá trình rửa trôi sét và các Cation
kiềm thổ xảy ra mạnh mẽ, trong đất hình thành tầng tích tụ sét (tầng Argic), có dung
lượng trao đổi Cation thấp và có bão hòa bazơ thấp (<50%).
- Đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu): diện tích 310,61 ha, chiếm 4,25% tổng diện
tích đất tự nhiên. Loại đất này phần lớn tầng đất mịn dày, có thành phần cơ giới nặng
(tỷ lệ sét > 40%), tơi xốp khi ẩm, độ xốp trung bình 62-65%, khả năng giữ nước và
hấp thụ nước tốt… Đất này được đánh giá là đất tốt, rất thích hợp với các loại cây
công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa cao như: cà phê, cao su, tiêu và cây ăn quả.
Hầu hết diện tích đất này đã được đưa vào sản xuất nông nghiệp.
- Đất xám trên đá Granit (Xa): diện tích 4.567,9 ha, chiếm 62,55% tổng diện tích
tự nhiên. Đất được hình thành từ loại đá mẹ giàu thạch anh nên tỷ lệ cát cao, kết cấu
kém bền vững, tầng canh tác mỏng và rải rác có đá lộ đầu.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: diện tích 152,48 ha, chiếm 2,09%
tổng diện tích tự nhiên.
Bảng 2.1: Diện tích các loại đất xã Ea Ral
TT

Tên đất

Ký hiệu

Diện tích (ha)


Tỷ lệ (%)

1

Đất dốc tụ

D

282,20

3,86

2

Đất xói mòn trơ sỏi đá

E

286,85

3,93

3

Đất đỏ vàng trên đá Granit

Fa

659,88


9,04

4

Đất nâu đỏ trên đá Bazan

Fk

970,47

13,29

5

Đất vàng nhạt trên đá cát

Fp

42,61

0,58

6

Đất nâu vàng trên đá Bazan

Fu

310,61


4,25

7

Đất xám trên đá Granit

Xa

4567,90

62,55

8

Đất sông suối và mặt nước

182,48

2,50

7.303,00

100,00

Tổng cộng

2. Các nguồn tài nguyên khác
 Tài nguyên nước
- Nước mặt: xã Ea Ral có hệ thống nước mặt tương đối phong phú, toàn xã có
mạng lưới sông suối dày và phân bố đều khắp trên địa bàn xã. Vào mùa khô các suối

nhỏ thường bị cạn kiệt, các suối lớn vẫn còn dòng chảy nhưng lưu lượng không lớn.
Trang 14
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

Nước suối có độ tổng khoáng hóa nhỏ, phản ứng trung tính, sử dụng tốt trong nông
nghiệp. Vào mùa mưa các dòng suối dâng cao nhưng không gây ngập lụt.
- Nước ngầm: theo kết quả lập bản đồ Địa chất thủy văn của Liên đoàn Địa chất
thủy văn – Địa chất công trình Miền trung, nước ngầm chủ yếu vận động và tàng trữ
trong thành tạo phun trào basalt có độ sâu phân bố 15 đến 120m. Nguồn nước ngầm
nghèo và trữ lượng thấp.
 Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2012, tổng diện tích rừng trên
địa bàn xã là 555,85 ha, chiếm 7,61% tổng diện tích tự nhiên (trong đó: rừng phòng hộ
là 508,67 ha; rừng đặc dụng 7,54 ha; rừng sản xuất là 39,64 ha).
II.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
II.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn xã
còn gặp nhiều khó khăn, như hạn hán xảy ra thường xuyên, giá các mặt hàng sản xuất
nông nghiệp hạ thấp. Tuy nhiên dựa vào lợi thế về đất đai, khí hậu, trong tương lai nếu
có sự đầu tư thỏa đáng kết hợp với các biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý
sẽ nâng cao đời sống của nhân dân, bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế bình quân chung
của huyện.
Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu phát triển kinh tế của xã được xác định là nông lâm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, nguồn thu
nhập chính của người dân chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp. Trong những năm

qua tình hình kinh tế có những bước phát triển đáng kể, việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được đẩy mạnh,
ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ từng bước
được đa dạng hóa, đời sống nhân dân ngày càng một nâng cao, kinh tế của xã ngày
càng một ổn định.
II.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất mũi nhọn đem lại nguồn thu nhập chính của đa
số các hộ dân trong xã; năm 2012 giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp đạt 305,715
triệu đồng chiếm 65,40% tổng giá trị sản xuất của toàn xã; tổng số lao động đang làm
việc trong các ngành nông nghiệp 4.210 người, chiếm 59,06% tổng số lao động đang
làm việc trong các ngành kinh tế.
Nông nghiệp của xã tuy đã phát huy được những lợi thế của địa phương: nhưng
do thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, lên xuống thất thường; dịch bệnh trong chăn nuôi
vẫn thường xuyên xảy ra và tình trạng manh mún về đất đai, nhất là đất chuyên canh
với quy mô lớn, khó khăn trong việc cơ giới hóa vào sản xuất. Do vậy, trong những
năm tới cần khắc phục những hạn chế trên.
 Trồng trọt:
Năm 2012 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trên địa bàn xã đạt 262,667 triệu
đồng, chiếm 86,40% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp; bình quân giá trị sản
xuất/ha đất canh tác đạt 44,87 triệu đồng/ năm.

Trang 15
 


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 


Bảng 2.2: Diện tích năng suất, sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn
2008 - 2012
TT

Chỉ tiêu

I

1

-

-

-

-

-

Đơn vị

2009

2011

2012

1.073,0


780,6

917,3

781,0

735,0

SLLT

2.989,9

2.255,8

3.304,2

2.250,3

3.060,5

DT (ha)

61,0

65,6

67,3

80,0


45,0

SL (tấn)

176,5

182,3

190,6

207,0

121,1

DT (ha)

23,0

24,5

24,0

25,0

25,0

NS (tạ/ha)

31,5


32,0

34,0

30,6

29,0

SL (tấn)

72,5

78,4

81,6

76,5

72,5

DT (ha)

22,0

23,1

22,3

25,0


9,0

NS (tạ/ha)

40,0

36,0

37,5

39,0

40,5

SL (tấn)

88,0

83,2

83,6

97,5

36,5

DT (ha)

16,0


18,0

21,0

30,0

11,0

NS (tạ/ha)

10,1

11,5

12,1

11,0

11,0

SL (tấn)

16,1

20,7

25,4

33,0


12,1

DT (ha)

1.012,0

715,0

850,0

701,0

690,0

27,8

29,0

36,6

33,0

42,6

SL (tấn)

2.813,4

2.073,5


3.113,6

2.313,3

2.939,4

DT (ha)

401,0

386,0

355,0

330,0

420,0

NS (tạ/ha)

140,0

137,9

135,7

136,2

158,0


5.614,0

5.321,0

4.817,4

4.494,6

6.636,6

120,0

120,0

36,0

122,0

57,0

22,2

17,7

21,6

21,1

25,0


266,5

212,5

77,7

257,4

142,5

2.900,0

2.905,0

2.905,0

2.890,0

2.915,0

17,5

18,0

18,6

16,3

20,5


5.075,0

5.229,0

5.403,3

4.720,0

5.975,8

Lúa cả năm
Lúa Đông
Xuân

Lúa Hè
Thu

Lúa Mùa

Ngô cả
năm

NS (tạ/ha)

Mỳ

Cây hàng năm khác

III


DT (ha)
NS (tạ/ha)
SL (tấn)

Cây lâu năm
Cà phê

DT (ha)

NS (tạ/ha)
SL (tấn)

Trang 16
 

2010

DT GT

Rau đậu
các loại

1

2008

Cây lương thực

SL (tấn)

II

Phân theo các năm


SVTH: Nguyễn Quốc Việt  

Ngành: Quản lý đất đai
 

2

Cây tiêu

3

Cây điều

4

Cao su

DT (ha)

10,0

25,0

25,0


95,0

130,0

NS (tạ/ha)

12,0

7,3

7,4

7,1

7,1

SL (tấn)

12,0

18,3

18,5

67,5

92,3

DT (ha)


50,4

100,0

100,0

350,0

646,0

NS (tạ/ha)

13,5

8,2

13,5

8,6

8,7

SL (tấn)

68,0

82

135,0


301,0

562,0

DT (ha)

581,0

595,0

600,0

618,1

995,8

12,7

12,1

12,5

12,6

12,4

SL (tấn)

737,9


720,0

750,0

780,6

1.232,5

DT (ha)

21,0

22,0

23,0

25,0

24,0

NS (tạ/ha)

120,9

91,3

122,1

90,4


94,2

SL (tấn)

242,0

253,6

265,1

288,2

226,1

NS (tạ/ha)
Cây ăn
quả

IV

( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea H’leo qua các năm )
 Chăn nuôi
Chăn nuôi ở xã chủ yếu phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ trong hộ gia đình, chăn nuôi
trang trại chưa phát triển mạnh. Năm 2012 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt
34,040 triệu đồng, chiếm 11,2% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
Bảng 2.3: Hiện trạng ngành chăn nuôi trên địa bàn xã giai đoạn 2008 – 2012
TT

Hạng mục


Đơn vị
tính

I

Gia súc gia cầm

1

Tổng đàn trâu

Con

2

Tổng đàn bò

3

Phân theo các năm
2008

2010

2011

2012

121


126

122

123

nt

1.771

1.948

2.143

2.357

Tổng đàn heo

nt

3.907

4.298

4.727

5.200

4


Tổng đàn gia cầm

nt

13.200

13.500

14.000

14.360

5

Tổng đàn dê

211

217

235

261

6

Diện tích nuôi trồng
thủy sản

ha


13,02

13,02

13,02

13,02

II

Sản lượng

1

Trâu, bò hơi

Tấn

108,70

119,40

139,60

181,60

2

Heo


Tấn

273,48

300,83

330,91

364,00

3

Gia cầm

Tấn

15,84

17,55

18,20

18,67

Con

Trang 17
 



×