Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN NAY VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP (CÔNG NGHỆ 10) ĐẠT HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN NAY VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG VÀO
VIỆC GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
(CÔNG NGHỆ 10) ĐẠT HIỆU QUẢ

GVHD : ThS. Lưu Thủ Nghị
SVTH : Lê Thị Bích Phương
MSSV : 02132111

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 5/2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN NAY VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG VÀO
VIỆC GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
(CÔNG NGHỆ 10) ĐẠT HIỆU QUẢ

LÊ THỊ BÍCH PHƯƠNG


Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng cử nhân SPKTNN
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. LƯU THỦ NGHỊ

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 5/2006


i

CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn:
ThS. Lưu Thủ Nghị, Trưởng Bộ môn Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tạo
điều kiện tốt cho tôi hoàn thành đề tài này.
Cảm ơn quý thầy cô bộ môn Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp cùng các bạn lớp
DH02SP đã ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các em học sinh 3 trường THPT
Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ Đức, THPT Tam Phú đã giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn
thành đề tài này.
Cảm ơn bố mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ con có được những thành quả như ngày
hôm nay.
Cảm ơn tất cả mọi người trong gia đình đã tạo cho tôi những điều kiện tốt nhất
để học tập.
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Bích Phương



ii

TÓM TẮT
Ngày nay, do ảnh hưởng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã
tạo nên khủng hoảng cả về nội dung lẫn phương pháp trên lĩnh vực giáo dục. Viêc đổi
mới phương pháp giảng dạy trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Phương pháp giảng dạy
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành tích học tập của học sinh.
Đề tài này thực hiện với mục đích tìm hiểu những phương pháp giảng dạy được
sử dụng hiện nay và qua đó tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp để áp dụng vào
giảng dạy môn Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ 10 ở trường phổ thông hiện nay.
Qua các phương pháp nghiên cứu lí luận, các cuộc trò chuyên tiếp xúc với học
sinh và giáo viên và đặc biệt thông qua việc khảo sát ý kiến của học sinh qua các phiếu
ý kiến đã đạt được các kết quả như sau:
* Về thực trạng giảng dạy Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ 10 hiện nay:
− Môn học này chưa thật sự được chú trọng.
− Học sinh chỉ học những gì mà thầy cô giảng dạy trên lớp.
− Phương pháp giảng dạy chủ yếu của giáo viên là phương pháp thuyết giảng.
* Về phương pháp giảng dạy gây hứng thú ở học sinh:
− Học sinh cảm thấy hứng thú khi giáo viên giảng bài bằng các phương pháp dạy
học tích cực: học tập nhóm, phương pháp PowerPoint,sử dụng tranh ảnh, vật thật…
− Ngoài ra phong cách giảng dạy của giáo viên đóng góp vai trò quan trọng tạo nên
hiệu quả học tập ở học sinh.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu đưa ra 4 phương pháp học
tập áp dụng vào việc học môn Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ 10:
− Phương pháp sử dụng phương tiện dạy học mới (Power Point, Video…).
− Phương pháp sử dụng tranh ảnh, vật thật.
− Phương pháp thảo luận.
− Phương pháp tham quan.
Như vậy, vai trò của phương pháp giảng dạy trong tất cả các môn học nói
chung và trong môn Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ 10 là rất quan trọng. Qua đề tài

này, người nghiên cứu muốn đưa ra một số phương pháp giảng dạy nhằm tạo hiệu quả
trong học tập môn học này.


iii

ABSTRACT
Nowadays, the Science and Technology revolution affects on Education. So that, to
innovate Teaching Method is too necessary. Teaching Method plays an important role
on student’s achievements.
The purpose of the study is to survey about Teaching Methods, which are often
used today. From there, the Researcher wants to suggest some suitable Teaching
Methods to apply in Agricultural Technology’s teaching and learning effectively.
Through by Methods: researching philosophy, discussing with teachers and students,
and specially surveying of student’s opinions by questionnaires are achieved results
below:
* About real situation of Teaching Agricultural Technology in High School
today:
− This Subject isn’t attached special importance to teach in High School.
− Students study only knowledges which are taught in class.
− The main Teaching Method is lecture.
* About interesting Teaching Methods:
− Students feel more interesting by active Teaching Methods: group discussion,
using PowerPoint Software, using demonstrations,…
− Besides, Teaching style of Teacher plays an important role for creating
meaningful learning.
− Based on researching results, 4 Teaching Methods are suggested to apply on
teaching agricultural technology effectively. There include:
− The Teaching Method, which is used Information Technology Communication
(PowerPoint, Video,…).

− The Teaching Method, which is used demonstrations.
− Group discussion.
− Field-trip.


iv

In general Teaching Method’s role in all of subjects and special in Agricultural
technology are very important. Through this study, the Researcher wants to suggest
some effective Teaching Methods for creating meaningful learning.


v

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Cảm tạ

i

Tóm tắt

ii

Abstract

iii


Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các hình ảnh

viii

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các sơ đồ

x

Danh sách các biểu đồ

xi

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1

1.1 Lý do chọn đề tài


1

1.2 Mục đích của đề tài

3

1.3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

4

1.4 Nhiệm vụ của đề tài

4

1.5 Giới hạn đề tài

4

1.6 Phương pháp nghiên cứu

5

1.7 Thời gian tiến hành đề tài

5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

6


2.1 Tổng quan về phương pháp giảng dạy hiện nay

6

2.1.1 Quan niệm về dạy - học

6

2.1.2 Quá trình và quy luật dạy và học

7

2.1.3 Phương pháp giảng dạy

11

2.1.4 Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học

12

2.1.5 Dạy học chất lượng

14

2.2 Một số phương pháp giảng dạy thường được sử dụng hiện nay

16

2.3 Tổng quan môn học KTNN-CN 10 ở trường phổ thông hiện nay


24

2.3.1 Vai trò, nhiệm vụ của môn KTNN-CN10.

24


vi

2.3.2 Mục tiêu của chương trình môn KTNN-CN 10 ở trường phổ thông. 26
2.3.3 Một số yêu cầu trong việc giảng dạy môn KTNN-CN 10

27

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

29

3.1 Mục đích của việc khảo sát

29

3.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát

29

3.3 Nội dung khảo sát

29


3.4 Phương pháp khảo sát

29

3.5 Kết quả khảo sát

30

3.5.1 Thực trạng việc học tập và giảng dạy môn KTNN-CN 10 hiện nay
ở trường Phổ thông trung học.

30

3.5.2 Phương pháp giảng dạy KTNN-CN 10 gây hứng thú cho học sinh 50
Chương 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KTNN-CN 10 ĐẠT
HIỆU QUẢ

60

4.1 Đổi mới phương pháp giảng dạy hiên nay

60

4.2 Cơ sở đề xuất phương pháp giảng dạy KTNN-CN10 đạt hiệu quả

61

4.2.1 Lựa chọn phương pháp giảng dạy


61

4.2.2 Cơ sở để đề xuất phương pháp giảng dạy KTNN-CN 10
đạt hiệu quả

61

4.3 Một số phương pháp giảng dạy được đề xuất để áp dụng vào việc
giảng dạy môn KTNN-CN 10 đạt hiệu quả.

65

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

70

5.1. Kết luận

70

5.1.1 Tóm tắt kết quả về phương pháp giảng dạy

70

5.1.2 Thực trạng và phương pháp việc học tập và giảng dạy môn
KTNN-CN10 hiện nay ở trường Phổ thông trung học.

70

5.1.3 Đề xuất phương pháp giảng dạy môn KTNN-CN 10 đạt hiệu quả 72

5.2 Đề nghị

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

PHỤ LỤC

76


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
KTNN: Kỹ thuật nông nghiệp
CN: Công nghệ
ND: Nội dung
MĐ: Mục đích
PP: Phương pháp
PTTH: Phổ thông trung học


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình


Trang

Hình 1: Phương pháp sử dụng PowerPoint

66

Hình 2: Phương pháp thảo luận nhóm

67

Hình 3: Sử dụng tranh ảnh vật thật

68

Hình 4: Phương pháp tham quan thực tế

69


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1: Nhận xét về môn KTNN-CN 10

32


Bảng 2: Thái độ học tập của học sinh

34

Bảng 3: Phương pháp học tập của học sinh

36

Bảng 4: Cách bố trí thời gian học của học sinh

37

Bảng 5: Cách thức ghi chép bài của học sinh

39

Bảng 6: Mối quan hệ giữa thầy-trò

41

Bảng 7: Khó khăn khi học KTNN-CN 10

42

Bảng 8: Cách giải quyết khó khăn của học sinh

44

Bảng 9: Phương pháp học tập KTNN-CN 10 ở trường


46

Bảng 10: Cảm nhận của học sinh khi được học với PowerPoint

50

Bảng 11: Phương pháp giảng dạy của giáo viên khiến học sinh thích thú

51

Bảng 12: Thái độ học tập của lớp khi giáo viên sử dụng PowerPoint

53

Bảng 13: Phương pháp giảng dạy hiệu quả của giáo viên

55


x

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 1: Quá trình truyền thông hai chiều trong dạy học.

Trang
9

Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa Mục đích – Nội dung – Phương pháp


10

Sơ đồ 3: Mô hình học tập tích cực.

64


xi

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1: Hứng thú của học sinh trong việc học KTNN-CN 10

30

Biểu đồ 2: So sánh mức độ hứng thú giữa 3 trường

31

Biểu đồ 3: Nhận xét về môn KTNN-CN 10

32

Biểu đồ 4: So sánh nhận xét về môn KTNN-CN 10 của học sinh 3 trường

33


Biểu đồ 5: Thái độ học tập của học sinh

34

Biểu đồ 6: So sánh sự chú ý của học sinh ở 3 trường

35

Biểu đồ 7: Phương pháp học tập của học sinh

36

Biểu đồ 8: So sánh phương pháp học tập của học sinh 3 trường

37

Biểu đồ 9: Cách bố trí thời gian học của học sinh

38

Biểu đồ 10: So sánh cách bố trí thời gian của hoc sinh 3 trường

39

Biểu đồ 11: Cách thức ghi chép bài của học sinh

40

Biểu đồ 12: So sánh cách thức ghi chép bài của học sinh 3 trường


40

Biểu đồ 13: Mối quan hệ giữa thầy-trò

41

Biểu đồ 14: So sánh mối quan hệ giữa thầy-trò của học sinh 3 trường

42

Biểu đồ 15: Khó khăn khi học KTNN-CN 10

43

Biểu đồ 16: So sánh những khó khăn của học sinh 3 truờng khi học KTNN

44

Biểu đồ 17: Cách giải quyết khó khăn của học sinh

45

Biểu đồ 18: So sánh những khó khăn của học sinh 3 truờng khi học KTNN

46

Biểu đồ 19: Phương pháp học tập KTNN-CN 10 ở trường

47


Biểu đồ 20: So sánh phương pháp học tập của học sinh 3 trường

48

Biểu đồ 21: Cảm nhận của học sinh khi được học với PowerPoint

50

Biểu đồ 22: So sánh cảm nhận của học sinh khi học với PowerPoint của
học sinh 3 trường

51

Biểu đồ 23: Phương pháp giảng dạy của giáo viên khiến học sinh thích thú

52

Biểu đồ 24: So sánh về phương pháp giảng dạy khiến học sinh thích thú

52

Biểu đồ 25: Thái độ học tập của lớp khi giáo viên sử dụng PowerPoint

53

Biểu đồ 26: So sánh thái độ học tập của lớp khi giáo viên sử dụng PowerPoint 54
Biểu đồ 27: Phương pháp giảng dạy hiệu quả của giáo viên

55


Biểu đồ 28: So sánh về cách nhận xét phương pháp giảng dạy hiệu quả của
học sinh 3 trường

56


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

1

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Lý do chọn đề tài:
Trên thế giới, trong những năm gần đây nền kinh tế mới đang được hình thành và
phát triển với nhiều tên gọi khác nhau như: nền kinh tế tri thức, nền kinh tế học tập,…
Nền kinh tế học tập coi động lực chủ yếu của nền kinh tế là học tập suốt đời của tất cả
mọi người trong xã hội. Nền kinh tế tri thức coi tri thức là lực lượng sản xuất, trực tiếp
sản xuất ra các sản phẩm mang hàm lượng trí tuệ cao.
Cùng với sự hình thành nền kinh tế mới là sự hình thành quan điểm mới về giáo
dục và đào tạo. Tiêu biểu là triết lí giáo dục thế kỉ XXI, đó là “Học suốt đời”, “xây
dựng xã hội học tập”,…
Ở nước ta, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, có sự quản lí của nhà nước và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục. Ngành giáo dục phải đào tạo ra một
lớp người năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ đắc
lực cho các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước.
Sự nghiệp giáo dục nói chung và ở bậc phổ thông nói riêng luôn được Đảng và
nhà nước chú trọng phát triển. Với vai trò đào tạo con người toàn diện về tri thức, đạo
đức, lối sống, chương trình giáo dục ở nhà trường phổ thông mang đầy đủ tính phổ

thông cơ bản, toàn diện, hệ thống, có tính hướng nghiệp gắn liền với thực tiễn cuộc
sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc
học, cấp học.
Từ xưa đến nay, nông nghiệp luôn là một ngành kinh tế quan trọng và đóng vai
trò then chốt trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có truyền
thống lâu đời về nông nghiệp như Việt Nam. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển ngày
càng cao của khoa học kỹ thuật, nhu cầu cơ khí hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp
cũng ngày càng gia tăng. Trách nhiệm ấy không chỉ riêng của người hoạt động trong
lĩnh vực này mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Đặc biệt là thế hệ trẻ bởi lẽ họ
chính là những người tiếp cận sớm nhất những thành tựu mới, là những người có sự
cảm nhận tinh tế nhất với sự thay đổi của xã hội – một xã hội hiện đại có nhiều biến
GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị

SVTH: Lê Thị Bích Phương


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

2

động. Do đó chúng ta cần phải trang bị cho thế hệ trẻ nhất là học sinh phổ thông những
kiến thức cơ bản nhất về nông nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Một
trong những môn học ở trường phổ thông có thể trang bị cho các em những kiến thức
cơ bản ấy chính là môn Kỹ thuật nông nghiệp (chương trình cũ) hoặc môn Công nghệ
10 (chương trình mới). Đây là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản
về vật nuôi, cây trồng, nguồn lợi nông nghiệp, giá trị nông sản cũng như việc phát
triển và bảo vệ nguồn lợi đó. Bên cạnh đó, việc hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
trung học cũng không nằm ngoài mục đích của việc giảng dạy môn học này.
Trong tình hình thực tế hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam đang cần những
đội ngũ chuyên gia về nông nghiệp có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm để giúp người

nông dân phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước. Vì thế, môn học Kỹ thuật nông
nghiệp luôn có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục ở bậc học phổ thông.
Đây là môn học mang tính hướng nghiệp cụ thể cho học sinh ở bậc phổ thông cơ sở và
phổ thông trung học.
Tuy nhiên, việc giảng dạy môn học này ở nhà trường phổ thông hiện nay vẫn
chưa được chú trọng thật sự, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội đặt ra đối với môn
học. Vì thế hiệu quả của môn học là rất thấp và chỉ nặng về tính hình thức theo yêu cầu
của chương trình. Hiện nay, chương trình học của học sinh phổ thông nhìn chung còn
rất nặng, mang nặng tính lý thuyết, ít thực hành, nhất là những năm cuối cấp (lớp 11,
12). Trong những năm này do áp lực của việc thi cử nên hầu hết học sinh phải chuẩn
bị cho những kỳ thi quan trọng: tốt nghiệp Phổ thông trung học, Đại học. Vì thế có
phần lơ là, xem nhẹ các môn phụ trong đó có cả môn Kỹ thuật nông nghiệp (Công
nghệ 10). Ngay cả các thầy cô giáo, những nhà quản lý giáo dục cũng như các bậc phụ
huynh cũng vì mong muốn học sinh có được kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp và Đại
học nên đã bỏ quên những môn phụ mang tính hướng nghiệp. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc học tập các môn phụ kém chất lượng, không chú trọng vào
các môn phụ trong nhà trường, mặc dù trên thực tế yêu cầu của ngành giáo dục là phải
giáo dục toàn diện, phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, giáo dục phải luôn
đảm bảo tính hướng nghiệp cho học sinh.
Để giải quyết được vấn đề này cần có sự cố gắng hợp tác rất nhiều giữa giáo
viên – nhà quản lý – phụ huynh cũng như học sinh. Trách nhiệm của giáo viên đối với
GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị

SVTH: Lê Thị Bích Phương


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

3


các môn học nói chung và môn Kỹ thuật nông nghiệp nói riêng là phải giúp học sinh
thấy được tầm quan trọng của môn học này và tiếp nhận môn học với tất cả sự hứng
thú và say mê của mình. Để làm được điều này người giáo viên cần phải có phương
pháp giảng dạy đúng, hay và độc đáo nhằm hướng học sinh vào nội dung bài giảng,
làm cho học sinh thật sự bị lôi cuốn, thật sự tiếp thu những tri thức mới về nông
nghiệp bằng tất cả trí tuệ và tình cảm của mình. Thế nhưng để làm được điều đó quả
không dễ dàng, nó đòi hỏi người giáo viên không những phải có kiến thức vững vàng,
lòng say mê nghề nghiệp mà còn phải biết tìm tòi và sáng tạo không ngừng. Qua đó họ
sẽ truyền đạt cho học sinh một cách khoa học nhất. Chính vì vậy, phương pháp giảng
dạy của người giáo viên là một yếu tố rất quan trọng để môn học được thành công. Vì
vậy người giáo viên cần đổi mới phương pháp cùng với sự trợ giúp của các phương
tiện dạy học. Chính những phương tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt
hơn bài giảng trở nên sinh động và đỡ nhàm chán hơn.
Phương pháp dạy học sẽ có hiệu quả nhất khi nó khơi dậy niềm đam mê học tập
trong học sinh - thế hệ trẻ tương lai của đất nước.
Chính vì những lý do trên nên người nghiên cứu chọn đề tài “Tìm hiểu các
phương pháp dạy học hiện nay và đề xuất một số phương pháp áp dụng vào việc giảng
dạy Kỹ thuật nông nghiệp (Công nghệ 10) đạt hiệu quả” với mục đích đi tìm hiểu
những phương pháp giảng dạy cập nhật hiện nay trên Internet và môt số tài liệu liên
quan, thông qua đó có thể đề xuất một số phương pháp giảng dạy áp dụng vào cho
môn Kỹ thuật nông nghiệp (Công nghệ 10) đạt hiệu quả. Đồng thời dựa trên kết quả
thu thập được có thể đưa ra kiến nghị và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao
hơn nữa chất lượng dạy và học môn Kỹ thuật nông nghiệp (Công nghệ 10) ở bậc phổ
thông trung học.
1.2 Mục đích của đề tài:
Tìm hiểu những phương pháp giảng dạy hiện nay và thực trạng dạy và học môn
Kỹ thuật nông nghiệp (Công nghệ 10) trong nhà trường phổ thông trung học ở nước ta
hiện nay, từ đó đề xuất những phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt hiệu quả cao
trong giảng dạy và học tập môn Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ 10. Qua đó để học
sinh nhận thấy được rằng môn Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ 10 thật sự là một môn

GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị

SVTH: Lê Thị Bích Phương


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

4

học rất hay, cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về nông-lâm-ngư nghiệp, từ
đó làm tăng thêm ở các em những hiểu biết về cuộc sống xung quanh.
1.3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
a. Khách thể nghiên cứu: Học sinh ở trường phổ thông trung học.
b. Đối tượng nghiên cứu:
− Phương pháp giảng dạy hiện nay.
− Thực trạng dạy và học môn Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ hiện nay ở
trường Phổ thông trung học.
− Phương pháp giảng dạy Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ 10 đạt hiệu quả.
1.4 Nhiệm vụ của đề tài:
Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài:
™ Phương pháp giảng dạy hiện nay.
− Khái quát về quan điểm dạy và học ngày nay.
− Phong cách và chiến lược để việc giảng dạy đạt hiệu quả.
− Vai trò của giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học.
− Dạy học hiệu quả.
− Một số phương pháp dạy học thường sử dụng hiện nay.
™ Tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ
10 ở trường Phổ thông trung học hiện nay.
™ Đề xuất một số phương pháp giảng dạy áp dụng vào việc giảng dạy
môn Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ 10 đạt hiệu quả.

1.5 Giới hạn đề tài:
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài và điều kiện thời gian nhất định, người thực
hiện đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu của mình trong phạm vi giới hạn, cụ thể như sau:
* Về nội dung:
− Tìm hiểu các tư liệu về phương pháp giảng dạy hiện nay trên Internet và
một số tài liệu liên quan.
− Khảo sát thực trạng dạy và học môn Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ 10
trong 3 trường phổ thông trên địa bàn quận Thủ Đức.
GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị

SVTH: Lê Thị Bích Phương


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

5

− Đề xuất một số phương pháp giảng dạy áp dụng vào việc giảng dạy môn
Kỹ thuật nông nghiệp-Công nghệ 10 đạt hiệu quả.
* Về địa bàn khảo sát:
Khảo sát một số trường THPT ở quận Thủ Đức - TP.HCM: Trường PTTH Thủ
Đức, Trường PTTH Tam Phú, Trường PTTH Nguyễn Hữu Huân.
* Về đối tượng khảo sát:
− Tiến hành dựa trên thu thập ý kiến trên 400 học sinh.Cụ thể như sau:
− Trường PTTH Thủ Đức: 100 học sinh.
− Truờng PTTH Nguyễn Hữu Huân: 150 học sinh.
− Trường PTTH Tam Phú: 150 học sinh
1.6 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu sau:
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Những vấn đề lý luận được nghiên cứu qua sách báo và 1 số tài liệu tham khảo.
1.6.2 Phương pháp điều tra:
Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc điều tra qua các bảng câu hỏi.
Câu hỏi được khảo sát trên đối tượng là học sinh PTTH.
Để thu thập số liệu đảm bảo tính khách quan và tính khoa học, bảng câu hỏi
được xây dựng dựa trên 2 bước cơ bản:
Bước 1: Thu thập những ý kiến cần thiết thông qua hệ thống câu hỏi mở.
Bước 2: Trên cơ sở tổng hợp những ý kiến từ các câu hỏi mở để xây dựng hệ
thống câu hỏi chi tiết của các bảng câu hỏi.
1.6.3 Phương pháp xử lý thống kê:
Phương pháp này nhằm phân tích, xử lý tất cả các số liệu điều tra được cho hợp
lệ sau khi thu về.
1.7 Thời gian tiến hành đề tài:
Đề tài tiến hành từ tháng 1/2005 đến tháng 5/2006.

GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị

SVTH: Lê Thị Bích Phương


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

6

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tổng quan về phương pháp giảng dạy hiện nay
2.1.1Quan niệm về dạy - học
a. Học là gì?

“Học là quá trình làm biến đổi hành vi từ kinh nghiệm hay từ sự tiếp xúc với
môi trường sống của chủ thể”. (Skinner, 1999)
“Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn
nhập và xử lí thông tin lấy từ môi trường xung quanh”. (Devaley, 1994). Quan niệm
này về việc học là rất rộng và rất khái quát, cho thấy rõ tính cá nhân của việc học.
Người thầy trong quan niệm này ở vị trí ẩn, tác động bằng cách giúp người học chọn
nhập và xử lí thông tin.
Việc học như một quá trình thu nhận, ghi nhớ, tích luỹ, sử dụng, liên kết, lý giải
và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề. Đó là cách tiếp cận việc học theo mô hình quá
trình thông tin. Có thể hiểu “Học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong
đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con người mình,
bằng cách thu nhận, xử lý và điều chỉnh thông tin, từ môi trường sống của chủ thể”.
(Vũ Văn Tảo, 2001).
Quan điểm “giáo dục tích cực” chỉ thực sự có hiệu quả khi người học tích cực
chiếm lĩnh cái cốt lõi của vấn đề để tìm ra cách tư duy nhận thức, bởi vì đó là cách tiếp
cận đi vào chiều sâu, vào bản chất, thiên về số lượng. Quá trình nhận thức chủ yếu mà
người học dùng là phân tích, phê phán, tự học, tự nghiên cứu…
b. Dạy là gì?
Quan điểm dạy học ngày nay được nhiều nhà giáo dục hướng tới, đó là: học
sinh là trung tâm của quá trình dạy học. Theo Lê Phước Lộc (2004), quan điểm này
phải được thể hiện ở đặc trưng sau:
− Thầy giáo thừa nhận, tôn trọng, đồng cảm với nhu cầu, lợi ích và mục đích cá
nhân học sinh. Người dạy phải làm cho học sinh bị thu hút bởi chính bài giảng của
mình để các em hình thành động cơ học tập.

GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị

SVTH: Lê Thị Bích Phương



Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

7

− Cần nuôi dưỡng tính sẵn sàng, ý chí và tính tích cực của người học để họ đạt
được mục đích học tập và phát triển cá nhân bằng chính sức lực của họ, không gò
ép, ban phát, giáo điều.
− Hoạt động chỉ đạo của thầy là giúp người học tự nhận thức, tự phát triển, tự thực
hiện, tự kiểm tra và đánh giá, tự hoàn thiện mình. Thầy biết khai thác tối đa vốn
sống của bản thân người học, dồn thành sức mạnh tự khám phá, phát huy tính tư duy
độc lập, óc phê phán, tính sáng tạo, tôn trọng tính độc đáo trong suy nghĩ và khám
phá.
− Phương pháp giáo dục tích cực là sự tích hợp thường xuyên các mối quan hệ giáo
dục trò-nội dung-thầy trong quá trình dạy học, trong đó trò là chủ thể.
Dạy học tích cực hoá hoạt động học tập dựa trên nguyên tắc giáo viên giúp
người học tự khám phá trên cơ sở tự giác và được chủ động, tự do suy nghĩ, tranh luận,
đề xuất giải quyết vấn đề.
Như vậy, dạy học tính cực hóa hoạt động học tập của học sinh dựa trên nguyên
tắc giáo viên giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác và được tự do suy nghĩ,
tranh luận, đề xuất, giải quyết vấn đề. Giáo viên trở thành người hướng dẫn, học sinh
trở thành người khám phá, người thực hiện và cao hơn nữa là nhà nghiên cứu.
c. Quan hệ mật thiết giữa dạy và học:
Theo ThS. Lưu Thủ Nghị (2001): “Học là một hoạt động mang tính xã hội tuỳ
thuộc vào kiến thức có sẵn, kinh nghiệm và thái độ học tập của sinh viên (học sinh).
Sinh viên (học sinh) phải xây dựng kiến thức riêng của mình theo các chủ đề thực tiễn.
Sinh viên được khuyến khích học qua kinh nghiệm riêng của mình và sẽ thích thú với
việc học. Thầy cô cần quan tâm đến việc học của sinh viên (học sinh) và giúp đỡ họ
học tập hiệu quả hơn”.
2.1.2 Quá trình và quy luật dạy và học
2.1.2.1 Khái niệm về quá trình dạy học:

Dạy học có nghĩa là truyền thụ một nội dung, một quá trình, dạy định hướng
các mục tiêu đã được dự kiến và khảo nghiệm trước.
Dạy học bao hàm trong nó hoạt động học và hoạt động dạy gắn bó với nhau,
hoạt động học là trung tâm, hoạt động dạy không chỉ là giảng dạy mà còn là tổ chức,
GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị

SVTH: Lê Thị Bích Phương


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

8

chỉ đạo và điều khiển hoạt động học. Và như vậy quá trình dạy học luôn gắn liền hai
hoạt động: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Như vậy dạy
học là một quá trình hoàn chỉnh thống nhất.
Như vậy trong quá trình dạy học phải có sự hoạt động phối hợp giữa giáo viên
và học sinh trong đó giáo viên giữ vai trò chủ đạo còn học sinh thể hiện sự tự giác, tự
lực, tích cực trong học tập nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học.
Vậy có thể định nghĩa khái niệm quá trình dạy học như sau:
Quá trình dạy học là một quá trình phối hợp thống nhất biện chứng giữa
hoạt động chỉ đạo của giáo viên với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực
sáng tạo của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. (Nguyễn Thị Việt Thảo,
2002).
Quá trình dạy học là một quá trình được lập kế hoạch tỉ mỉ và khảo nghiệm chặt
chẽ nhằm thiết lập một hệ thống truyền thông tin hợp lý trong một môi trường sư phạm
thích hợp để dẫn dắt người học đạt được các mục tiêu học tập đặc biệt.
Việc sắp xếp thông tin và môi trường sư phạm trong quá trình dạy học thông
thường là trách nhiệm của người thầy giáo và người thiết kế phương tiện với mục tiêu
là đảm bảo cho người học dễ dàng thu nhận và nắm vững các thông tin được thầy giáo

phát đi. Mặt khác trong quá trình dạy học thầy giáo phải nắm được mức độ tiếp thu
thông tin của người học và từ đó có những “phản hồi” cho người học những sự uốn
nắn, hướng dẫn, đánh giá, động viên,… kịp thời.
Như vậy, theo Tô Xuân Giáp (2000), quá trình dạy học là một quá trình truyền
thông hai chiều:
− Thầy giáo truyền đạt những kinh nghiệm khác nhau (các thông tin mà người học
phải được học và hiểu hay phải thực hành được một vài nhiệm vụ).
− Người học truyền đạt lại cho thầy giáo sự tiến bộ học tập (hay không tiến bộ) mức
độ nắm vững kỹ năng đã được thầy giáo dạy. Những thông tin này được thầy giáo
tiếp nhận, xử lý và quyết định điều chỉnh hay tiếp tục thực hiện công việc dạy học
của mình.
− Thầy giáo phản hồi thông tin (uốn nắn, hướng dẫn, động viên,… cho người học).

GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị

SVTH: Lê Thị Bích Phương


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

9

Các thông tin để học

Các thông tin về sự

Thầy
giáo

tiến bộ học tập


Học
sinh

Các thông tin phản hồi
(uốn nắn, hướng dẫn,…)
Sơ đồ 1: Quá trình truyền thông hai chiều trong dạy học.
2.1.2.2 Các quy luật dạy và học – Đặc điểm của các quy luật đó
a. Quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học:
Đây là quy luật chính yếu của quá trình dạy học. Quy luật này xuất hiện từ khi
bắt đầu có các hoạt động dạy và học của loài người. Sự thống nhất biện chứng của dạy
và học thể hiện ở các mặt sau:
− Có quá trình học thì mới có quá trình dạy và ngược lại. Hai quá trình này đi song
song, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng nhau phát triển theo sự phát triển của xã hội.
− Chất lượng của quá trình dạy thể hiện ở chất lượng của quá trình học và ngược
lại, muốn nâng cao chất lượng học thì phải cải tiến chất lượng dạy.
− Mọi lý thuyết nghiên cứu về quá trình dạy sẽ phải dựa trên cơ sở thực tế của
người học và ngược lại, cách học của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp
dạy của thầy cô.
b. Sự thống nhất biện chứng giữa quá trình dạy học và phát triển trí tuệ:
Quá trình dạy học không những mang đến cho người học tri thức mà còn mang
đến cho các em nhiều tố chất khác. Một trong những tố chất ấy là năng lực trí tuệ.
Điều này có thể thấy rõ ràng ở sự tiến bộ của mỗi học sinh theo sự lớn lên của các em
trong nhà trường, dù là một học sinh bình thường nhất như: ăn nói lưu loát hơn, suy
nghĩ mạch lạc hơn, khả năng giải quyết một nhiệm vụ (trong học tập cũng như trong
cuộc sống) cao hơn,… Chính do sự phát triển trí tuệ ấy mà ở bậc học càng cao, các em
có thể nghe, hiểu những vấn đề phức tạp hơn, tự đọc nhiều lần hơn. Tất nhiên, nếu có
sự phát triển trí tuệ càng mạnh thì quá trình dạy học sẽ càng có chất lượng, bởi vì các
hoạt động dạy sẽ dễ dàng thể hiện sự chỉ đạo của mình hơn.
GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị


SVTH: Lê Thị Bích Phương


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

10

Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn đi tìm kiếm cách thức,
đường đi, phương tiện dạy học mới hay nói khác đi, họ luôn tìm kiếm các phương
pháp dạy học tích cực để phát triển trí tuệ học sinh một cách tích cực nhất.
c. Sự thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục:
Ông cha ta có câu “nét chữ nết người”. “Chữ” ở đây được hiểu theo nghĩa đen
và nghĩa bóng, “chữ” là tri thức, quan niệm của kiểu dạy học truyền thống. “Chữ” còn
là phương pháp suy nghĩ và làm việc khoa học nếu quan niệm theo dạy học hiện đại.
Thầy giáo không chỉ dạy kiến thức mà còn sửa cho học trò mình những lỗi trong cách
nói cũng như cách viết, cách quan hệ, cách đối xử cũng như tình cảm của học sinh đối
với gia đình, xã hội, đặc biệt đối với thế giới tự nhiên. Ngược lại học sinh được giáo
dục tốt, giáo dục đúng thì kết quả giáo dục sẽ làm thầy giáo dễ dàng hơn trong hoạt
động dạy của mình, cụ thể, thầy có thể đưa thêm nhiều nội dung vào dạy học, thầy có
thể tăng cường hoạt động nhận thức với chất lượng cao mà học sinh vẫn có thể hoàn
thành. Song quy luật cần được hiểu một cách sâu sắc hơn, đó là việc lồng ghép các nội
dung giáo dục và trí dục với nhau một cách khéo léo để bài giảng được phong phú,
sinh động hơn và ngược lại việc giảng dạy sẽ mang tính khoa học và hiệu quả hơn.
d. Quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa mục đích, nội dung, phương pháp
trong quá trình dạy học:
Mối quan hệ mục đích (MĐ) – nội dung (ND) – phương pháp (PP) không chỉ là
quy luật chi phối quá trình dạy học mà nó là quy luật cho mọi lĩnh vực. Nắm được tam
giác quan hệ mục đích – nội dung – phương pháp, người giáo viên sẽ ý thức được và
suy ngẫm cho từng câu viết, từng hoạt động của mình được ghi trong giáo án, bài

giảng, tài liệu học tập, cho việc chuẩn bị phương tiện dạy học. Mọi thứ phải mang ý
nghĩa nhất quán: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Dạy nhằm mục đích gì? Trong đó yếu
tố mục đích là yếu tố chỉ đạo.


ND

PP

Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa Mục đích-Nội dung-Phương pháp
GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị

SVTH: Lê Thị Bích Phương


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

11

2.1.3 Phương pháp giảng dạy:
Phương pháp giảng dạy là cách thức, là con đường để đạt tới mục đích nhất
định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định của một quá trình, một hoạt động nào
đó. (Lê Phước Lộc, 2004)
Phương pháp giảng dạy là một thành tố của quá trình dạy học. Nó có mối quan
hệ phụ thuộc với các thành tố khác của quá trình dạy học. Cụ thể là phương pháp dạy
học chịu sự định hướng của mục đích, nhiệm vụ dạy học (đồng thời góp phần hoàn
thiện những yếu tố này) và được quy định bởi nội dung giảng dạy. Tức là, nội dung
giáo dục chi phối việc lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp, phương tiện
dạy học. Vì lẽ đó, phương pháp giảng dạy tạo nên phương thức hoạt động phối hợp
thống nhất giữa người dạy và người học.

Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: giáo viên là người tổ chức
điều khiển còn học sinh là người tự tổ chức, tự điều khiển, tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ
năng bằng những thao tác, những hành động trí tuệ của chính mình dưới sự tổ chức,
điều khiển của giáo viên. Vì vậy, theo lý luận dạy học, phương pháp dạy học ngày
càng tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học. Cuộc cách mạng về phương pháp
giảng dạy đòi hỏi phải chuyển đổi từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang kiểu
thông báo, giải thích, minh họa – truyền thông tin sang các phương pháp giảng dạy
tích cực tổ chức điều khiển quá trình tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh thông tin khoa học.
Phương pháp giảng dạy với ý nghĩa đó phải nhằm phát huy cao được tính tích cực, độc
lập sáng tạo trong học tập của học sinh. Như vậy họ mới hứng thú say mê học tập một
cách tự giác, thông minh đạt hiệu quả cao.
Vậy phương pháp giáo dục là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của
người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy và học. Đó là sự kết
hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá
trình giáo dục. Phương pháp giảng dạy có chức năng: nhận thức, phát triển năng lực
hoạt động trí tuệ và giáo dục.
Trong quá trình giáo dục, nhờ có sự lựa chọn và vận dụng hợp lý các phương
pháp giáo dục, giáo viên và học sinh cùng hoạt động phối hợp để đạt tới kết quả là sự
tiến bộ của học sinh, từ chỗ chưa biết đến chỗ biết, từ kỹ năng đơn giản đến các kỹ
năng có tính sáng tạo tìm tòi, làm phát triển ý chí, trí tuệ và tình cảm của học sinh. Kết
GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị

SVTH: Lê Thị Bích Phương


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

12

quả tiến bộ này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều khiển quá trình nhận thức, vào

việc xây dựng phương pháp giảng dạy của giáo viên.
2.1.4 Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học:
2.1.4.1 Vai trò của giáo viên trong công việc giảng dạy.
Trong lần xuất bản thứ 8 của quyển The Beginning College Teacher của tác giả
Keachie (2003), Keachie đã phác thảo ra 6 vai trò của giáo viên. Đó là: nhà chuyên
môn, nhà giảng dạy chính quy, nhân viên xã hội, người cung cấp trang thiết bị, người
hoàn thiện, người bình thường. Tất cả các giáo viên thực hiện những vai trò của mình
theo nhiều con đường khác nhau:
− Là nhà chuyên môn vai trò của người giáo viên là phải truyền tải bất kỳ thông tin
gì, triển vọng và những quyết định mà người giáo viên thấy là cần thiết.
− Là người giảng dạy chính quy, người giáo viên là một nhân viên điều khiển và
định giá.
− Là một nhân viên xã hội, vai trò của người giáo viên là làm sáng tỏ những mục
tiêu và những đòi hỏi của xã hội đối với sinh viên hoặc rèn luyện tinh thần tính cách
sinh viên và chuẩn bị cho sinh viên những vấn đề cần thiết trong sự nghiệp của họ.
− Là người cung cấp trang thiết bị, vai trò của người giáo viên là cung cấp trang
thiết bị nhằm đẩy mạnh sự năng động và sáng tạo trong sinh viên giúp họ phát triển
kĩ năng giải quyết vấn đề và vượt qua khó khăn.
− Là một người hoàn thiện, vai trò của người giáo viên là truyền đạt sự sôi nổi và
những thông tin trí tuệ cho sinh viên trên những ngành hay những lĩnh vực khác
nhau.
− Là một người bình thường, vai trò giáo viên là minh họa cho sinh viên thấy được
ý nghĩa của công việc trong cuộc sống của họ cũng như trong cuộc sống của người
khác.
Ngoài ra người giáo viên còn có nhiều vai trò khác tùy thuộc từng lĩnh vực
giảng dạy, từng đối tượng học viên…
Vậy theo Martin (2003), vai trò của người giáo viên bao gồm nhưng không giới
hạn những vai trò sau:

GVHD: ThS. Lưu Thủ Nghị


SVTH: Lê Thị Bích Phương


×