Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH CANPAC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.52 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
TNHH CANPAC VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: ĐOÀN VĂN CHIẾN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2010-2014

Tháng 12/2013


KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH CANPAC
VIỆT NAM

Tác giả

ĐOÀN VĂN CHIẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
ThS.HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Tháng 12/2013


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện tốt khóa luận và đạt được kết quả như ngày hôm nay, em biết rằng
không phải chỉ có sự nỗ lực của chính bản thân mình mà còn nhờ sự giúp đỡ của gia
đình,thầy cô và bạn bè,… Với lòng chân thành và biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn đến:
 Gia đình đã tạo điều kiện, động viên tinh thần và là chỗ dựa vững chắc để em có thể
tập trung học tập và thực hiện tốt khóa luận của mình.
 Quý Thầy Cô giáo Trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh nói chung và Khoa
Môi trường và Tài nguyên nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình 4 năm học đại học.
 Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Hoàng Thị Mỹ Hương đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận.
 Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH10DL đã giúp đỡ, góp ý để mình làm tốt khóa luận
này.
 Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị công nhân viên trong nhà
xưởng sản xuất, đặc biệt là chị Trần Thị Thùy Trang –phụ trách các vấn đề về môi
trường của Công tyTNHH CANPAC VIỆT NAM đã nhiệt tình giúp đỡ em suốt quá
trình thực tập.
Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn
còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự thông
cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Đoàn Văn Chiến

i



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “ Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát
ô nhiễm môi trường tại Công ty TNHH CANPAC VIỆT NAM” được tiến hành tại
Công ty TNHH CANPAC VIỆT NAM, thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2013.
Công ty TNHH CANPAC VIỆT NAM được thành lập để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao trên thị trường về vỏ các loại bình xịt và bao bì kim loại. Hoạt động sản xuất
của Công ty đã đáp ứng phần nào nhu cầu trên thị trường và góp phần tạo công ăn việc
làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, quá trình sản xuất cũng phát sinh ra nhiều
chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Nội dung khóa luận gồm các phần chính sau:
 Chương 1: Mở đầu
x
Nêu ra lý do chọn đề tài, mục tiêu đề tài, nội dung nghiên cứu,
x
Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài.
 Chương 2: Tổng quan tài liệu
x Tổng quan về kiểm soát ô nhiễm
o Giới thiệu kiểm soát ô nhiễm môi trường.
o Nguyên tắc xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm.
o Công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường.
o Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm môi trường
x Tổng quan về Công ty
o Những nét chính về sự hình thành và phát triển của Công ty.
o Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, hạ tầng, các nguyên vật liệu, sản phẩm và
quy trình công nghệ hiện tại ở Công ty.
o Đánh giá hiện trạng môi trường tại Công ty.
 Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
x Trình bày các phương pháp sử dụng trong quá trình thực hiện khóa luận.

 Chương 4: Kết quả và thảo luận
x Đánh giá về hiện trạng môi trường tại Công ty, xác định các vấn đề môi trường
tồn đọng và đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu các tác động đến
môi trường của Công ty.
 Kết luận và kiến nghị: Đưa ra những kết quả mà khóa luận đã đạt được, kết luận về
môi trường tại Công ty, từ đó kiến nghị để giải quyết vấn đề này.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
Chương 1:MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................2
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI ..............................................................................................2
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG .................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................4
2.1 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG .......................................4
2.2 BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ........................................4
2.2.1 Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường.........................................4
2.2.2 Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường .................................5
2.2.2.1 Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, thay đổi sản phẩm ...........................5
2.2.2.2 Tái sinh chất thải .......................................................................................6

2.2.2.3 Biện pháp xử lý cuối đường ống ...............................................................6
2.2.2.4 Biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và khí thải ...................................................7
2.2.2.5 Biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn ......................................................8
2.3 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH NGĂN NGỪA Ô NHIỄM ..........8
2.4 CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG .................................8
2.4.1 Công cụ hành chính- công cụ chỉ huy và kiểm soát ........................................9
2.4.2 Công cụ kinh tế ................................................................................................9
2.4.3 Công cụ kỹ thuật ..............................................................................................9
2.4.4 Công cụ thông tin.............................................................................................9
2.4.5 Sản xuất sạch hơn ..........................................................................................10
iii


2.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM VỚI CÁC LĨNH VỰC KHÁC
....................................................................................................................................10
2.6 LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .............................................................10
2.6.1 Lợi ích về môi trường ....................................................................................10
2.6.2 Lợi ích về kinh tế ...........................................................................................11
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................12
3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QLMT TẠI
CÔNG TY ..................................................................................................................12
3.1.1 Phương pháp phỏng vấn và khảo sát thực tế .................................................12
3.1.1.1 Mục đích ..................................................................................................12
3.1.1.2 Cách thực hiện .........................................................................................12
3.1.1.3 Kết quả đạt được .....................................................................................13
3.1.2 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu..........................................13
3.1.2.1 Mục đích ..................................................................................................13
3.1.2.2 Cách thực hiện .........................................................................................13
3.1.2.3 Kết quả đạt được .....................................................................................14
3.1.3 Phương pháp tham khảo tài liệu ....................................................................14

3.1.3.1 Mục đích ..................................................................................................14
3.1.3.2 Cách thực hiện .........................................................................................14
3.1.3.3 Kết quả đạt được .....................................................................................14
3.2 XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỒN TẠI .....................................15
3.2.1 Phương pháp liệt kê .......................................................................................15
3.2.1.1Mục đích ...................................................................................................15
3.2.1.2 Cách thực hiện .........................................................................................15
3.2.1.3 Kết quả đạt được .....................................................................................15
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu ..........................................15
3.2.2.1 Mục đích ..................................................................................................15
3.2.2.2 Cách thực hiện .........................................................................................15
3.2.2.3 Kết quả ....................................................................................................16
3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ....................16
3.3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu ....................................................................16
iv


3.3.1.1 Mục đích ..................................................................................................16
3.3.1.2 Cách thực hiện .........................................................................................16
3.3.1.3 Kết quả ....................................................................................................16
3.3.2. Phương pháp chuyên gia ...............................................................................16
3.3.2.1 Mục đích ..................................................................................................17
3.3.2.2 Cách thực hiện .........................................................................................17
3.3.2.3 Kết quả ....................................................................................................17
Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................18
4.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CANPAC VIỆT NAM ...........................18
4.1.1 Thông tin chung .............................................................................................18
4.1.2 Vị trí ...............................................................................................................18
4.1.3 Cơ sở hạ tầng và sản phẩm ............................................................................18
4.1.3.1 Hiện trạng sử dụng mặt bằng ..................................................................18

4.1.3.2 Thiết bị máy móc được sử dụng trong Công ty ......................................19
4.1.3.3 Sản phẩm và năng suất sản xuất ..............................................................20
4.1.4 Nhu cầu nguyên-nhiên vật liệu đầu vào ........................................................20
4.1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên-nhiên liệu ........................................................20
4.1.4.2 Nhu cầu sử dụng nước .............................................................................21
4.1.4.3 Nhu cầu sử dụng điện ..............................................................................21
4.1.4.3 Nhu cầu lao động.....................................................................................22
4.1.4.4 Hiện trạng về nguồn lực QLMT tại Công ty ...........................................23
4.1.5 Quy trình công nghệ sản xuất ........................................................................23
4.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH CANPAC VIỆT NAM 25
4.2.1 Môi trường không khí ....................................................................................25
4.2.1.1 Bụi ...........................................................................................................25
4.2.1.2 Nhiệt thừa ................................................................................................30
4.2.2 Môi trường nước ............................................................................................33
4.2.2.1 Nguồn phát sinh.......................................................................................33
4.2.2.2 Các biện pháp KSON đã thực hiện .........................................................34
4.2.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại ................................................................35
v


4.2.3.1 Nguồn phát sinh.......................................................................................35
4.2.3.2 Các biện pháp quản lý CTR và CTNH đã thực hiện tại Công ty ............35
4.2.4 An toàn lao động và phòng chống cháy nổ ...................................................37
4.2.4.1 An toàn lao động .....................................................................................37
4.2.4.2 Phòng chống cháy nổ ..............................................................................38
4.2.4.3 Các biện pháp đã thực hiện để đảm bảo ATLĐ, PCCN ..........................38
4.2.5 Hiện trạng về chương trình giám sát môi trường của công ty .......................39
4.2.5.1 Giám sát chất lượng không khí ...............................................................39
4.2.5.2 Giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt .................................................39

4.3NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ........................................................................................40
4.3.1 Môi trường không khí ....................................................................................40
4.3.2 Môi trường nước ............................................................................................41
4.3.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại ................................................................41
4.3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt .............................................................................41
4.3.3.2 Chất thải rắn sản xuất ..............................................................................41
4.3.3.3 Chất thải nguy hại....................................................................................42
4.3.3.4 An toàn lao động và phòng chống cháy nổ .............................................42
4.4ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP KSON NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG VẤN
ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI Ở CÔNG TY ...................................................43
4.4.1 Đối với môi trường không khí .......................................................................43
4.4.1.1 Khống chế tác hại của hơi dung môi hóa chất, khí thải ..........................43
4.4.1.2 Kiểm soát tiếng ồn, độ rung ....................................................................44
4.4.1.3 Kiểm soát nhiệt thừa................................................................................44
4.4.2 Môi trường nước ............................................................................................44
4.4.2.1 Nước thải sản xuất ...................................................................................44
4.4.2.2 Nước thải sinh hoạt .................................................................................45
4.4.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại ................................................................47
4.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt .............................................................................47
4.4.3.2 Chất thải rắn sản xuất ..............................................................................47
4.4.3.3 Chất thải nguy hại....................................................................................48
vi


4.4.4 An toàn lao động và phòng chống cháy nổ ...................................................49
4.4.5 Các biện pháp hỗ trợ khác .............................................................................50
4.4.5.1 Đối với Công ty .......................................................................................50
4.4.5.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước ..........................................................51
4.4.6 Chương trình giám sát môi trường ....................................................................51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................55
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................55
2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57
PHỤ LỤC ......................................................................................................................58

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Chữ viết tắt
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand).

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand).

DO

Nồng độ oxy hòa tan.

SS


Chất rắn lơ lửng (Suspendid Solids).

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

KSON

Kiểm soát ô nhiễm.

CTR
CTNH
DO

Chất thải rắn
Chất thải nguy hại
Dầu Diesel Oil

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

BLĐ

Ban lãnh đạo


BHLĐ
TCVSCN

Bảo hộ lao động
Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp

PCCN

Phòng chống cháy nổ

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Các bước trong chu trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp ...........................5
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của Công ty ..............................................................22
Hình 4.2: Quy trình công nghệ sản xuất bao bì kim loại của Công ty .........................24
Hình 4.3: Sơ đồ xử lý khí thải tại Công ty....................................................................28
Hình 4.4: Cấu tạo bể tự hoại cải tiến 3 ngăn ................................................................46

ix


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng mặt bằng tại Công ty ....................................................19
Bảng 4.2: Máy móc, thiết bị sử dụng trong Công ty ....................................................19
Bảng 4.3:Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong 01 tháng ......................20
Bảng 4.4: Nhu cầu sử dụng điện tại Công ty ................................................................21
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nồng độ bụi tại Công ty...................................................26
Bảng 4.6:Thông số khí thải trong nhà xưởng tại Công ty: ...........................................29
Bảng 4.7: Thông số khí thải xung quanh Công ty ........................................................30
Bảng 4.8:Bảng số liệu về nhiệt độ tại Công ty .............................................................31
Bảng 4.9:Kết quả đo đạc về tiếng ồn tại Công ty .........................................................32
Bảng 4.10: Thành phần nước thải sinh hoạt tại Công ty ..............................................34
Bảng 4.11:Bảng thống kê khối lượng CTNH phát sinh trong Công ty: .......................37
Bảng 4.12: Chương trình giám sát môi trường được đề xuất .......................................52

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển để tiến tới một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa để hòa nhập với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Ngành
công nghiệp nước ta ngày càng lớn mạnh và đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế như:
tạo ra các sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động. Tuy nhiên, với sự phát triển và ngày càng đổi mới của ngành công
nghiệp dẫn đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách mạnh mẽ làm
cho chúng ngày càng cạn kiệt.Các chất thải từ ngành công nghiệp sinh ra ngày càng
nhiều làm cho môi trường thiên nhiên bị tác động mạnh và dần mất đi khả năng tự làm
sạch.Vì vậy, môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức
khỏe và đời sống cộng đồng.
Một trong các ngành công nghiệp đó có ngành công nghiệp sản xuất bao bì, do

nhu cầu ngày càng tăng cao cho nên ngành công nghiệp sản xuất bao bì đang dần
chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là một trong những ngành có
tiềm năng phát triển vô cùng to lớn.Công ty TNHH CANPAC VIỆT NAM được thành
lập từ năm 2004, các sản phẩm của Công ty có mặt rộng khắp thị trường trong nước.
Gần đây Công ty đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm ra các nước và vùng lãnh thổ trên Thế
Giới như: Lào, Campuchia, Trung Quốc . Lợi ích kinh tế đem lại là rất lớn nhưng bên
cạnh đó cũng gây ra không ít hậu quả môi trường như: nước thải, khí thải, chất thải
rắn… đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng cuộc sống của
người dân.Nếu không được kiểm soát và quản lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề về
môi trường. Do đó, vấn đề cần thiết là phải giảm thiểu sự phát thải đó, để góp phần
cho sự phát triển của ngành cùng với môi trường ngày một tốt đẹp hơn.Trên hết, kiểm
soát ô nhiễm môi trường là một trong những cách tiếp cận tích cực nhằm giảm thiểu
1


tối đa lượng và độc tính của chất thải trước khi tái sinh, xử lý hay thải bỏ.Chính vì
những lý do trên tôi quyết định thực hiện đề tài: “ Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi
trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty TNHH
CANPAC VIỆT NAM”.Nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho Công ty cũng như môi
trường xung quanh.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Ðề tài tập trung ở 2 mục tiêu chính:
9 Khảo sát hoạt động sản xuất, hiện trạng môi trường và hiện trạng công tác quản
lýmôi truờng tại Công ty TNHH CANPAC VIỆT NAM.
9 Xác định các vấn đề môi trường tồn tại và đề xuất biện pháp khắc phục.
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Để hoàn thành tốt mục tiêu của đề tài, cần thực hiện các nội dung sau:
9 Tổng quan về Công ty TNHH CANPAC VIỆT NAM.
9 Tìm hiểu quy trình sản xuất như: tình hình sản xuất, tình hình sử dụng nguyên nhiên vật liệu, quy trình sản xuất.
9 Thu thập các số liệu môi trường có sẵn tạiCông ty, kết hợp với quá trình khảo

sát thực tế để đánh giá hiện trạng môi trường tại Công ty như: vấn đề nước thải,
chất thải rắn, khí thải, tình hình hoạt động của các hệ thống xử lý.
9 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Công ty.
9 Xác định các vấn đề môi trường tồn tại và đề xuất ra các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm môi trường tại Công ty.
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
 Địa điểm: Công ty TNHH CANPAC VIỆT NAM
 Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa 2, lô số 6, đường 2A, TP.Biên Hòa, Đồng Nai.
 Phạm vi: Đề tài được thực hiện trong phạm vi Công ty TNHH CANPAC VIỆT
NAM.
 Đối tượng: Khí thải, nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại.
 Giới hạn:
2


o Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động sản xuất (từ khâu nhập nguyên liệu
đóng thùng vận chuyển, cho đến khâu vệ sinh các trang thiết bị…), các hoạt
động sinh hoạt của công nhân viên, các phòng ban của Công ty.
o Đề tài chỉ đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm mang tính hiệu quả về
môi trường và kỹ thuật trên cơ sở lý thuyết, chưa triển khai thực tế nên chưa
đánh giá được hiệu quả kinh tế.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ

nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc có ô nhiễm xảy ra thì
chủ động xử lý làm giảm thiểu hoặc loại trừ ô nhiễm.
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
2.2 BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.2.1 Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách
liêntục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các buớc sau:

4


Giành được sự đồng tình
của cấp quản lý cao

Thiết lập chương
trình kiểm soát

Duy trì chương trình

Duy trì và phát triển
chương trình ngăn ngừa ô
nhiễm
Xác định và thực thi
các giải pháp

Xem xét các quá trình và xác
định các trở ngại


Đánh giá chất thải và xác
định các cơ hội kiểm soát

Phân tích khả thi của các cơ hội
KSON

Hình 2.1: Các bước trong chu trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
2.2.2 Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
2.2.2.1 Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, thay đổi sản phẩm
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính của
bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào các
dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài. Nội dung bao gồm:
 Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất:
x Cải tiến các thao tác vận hành.
x Bảo dưỡng các thiết bị máy móc.
x Cải tiến các thói quen quản lý không phù hợp.
x Cải tiến về lập kế hoạch sản xuất.
x Ngăn ngừa việc thất thoát, chảy tràn.
5


x Tách riêng các dòng thải.
x Cải tiến về điều khiển vật liệu.
x Đào tạo nâng cao nhận thức.
x Phân loại chất thải.
x Tiết kiệm năng lượng.
 Bảo toàn năng lượng:
x Ngăn ngừa thất thoát.
x Phục hồi và tái sử dụng.
 Thay đổi quá trình:

x Thay đổi công nghệ:
ƒ Thay đổi về quy trình.
ƒ Tăng cường tính tự động hóa.
ƒ Cải tiến các điều kiện vận hành.
ƒ Cải tiến các thiết bị.
ƒ Sử dụng công nghệ mới.
x Thay đổi sản phẩm:
ƒ Thiết kế các sản phẩm sao cho tác động đến môi trường là nhỏ nhất.
ƒ Tăng vòng đời sản phẩm.
x Thay đổi vật liệu đầu vào:
ƒ Làm sạch vật liệu trước khi sử dụng.
ƒ Thay đổi các vật liệu độc hại bằng các vật liệu ít độc hại hơn.
2.2.2.2 Tái sinh chất thải
 Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy.
 Các cách tái sinh khác tại nhà máy.
 Tái sinh bên ngoài nhà máy.
 Bán cho mục đích tái sử dụng.
 Tái sinh năng lượng.
2.2.2.3 Biện pháp xử lý cuối đường ống

6


Xử lý cuối đường ống cũng là phương pháp ứng dụng khá phổ biến vì với tình
hình môi trường nước ta như hiện nay không thể không phát sinh chất thải trong quá
trình sản xuất nên phải vừa kết hợp biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm với biện pháp xử lý
cuối đường ống thì mới có thể cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường.
 Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất không hòa tan và một phần chất ở
dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm: Song chắn
rác, bể lắng cát, bể tự hoại, bể lắng, bể tách dầu mỡ, bể lọc.

 Phương pháp xử lý hóa lý: Phương pháp xử lý hóa lý là đưa vào nước thải chất
phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn. Biến đổi hóa học thành
các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không gây độc hay gây ô
nhiễm môi trường. Các phương pháp thường ứng dụng để xử lý nước thải là:
trung hòa, keo tụ, hấp phụ, bay hơi, tuyển nổi…
 Phương pháp xử lý sinh học: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa
trên hoạt động sống của vi sinh vật có trong nước thải. Qúa trình hoạt động của
chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa và trở
thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản…
Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ
sinh học…
Quá trình xử lý diễn ra trong điều kiện nhân tạo: Bể lọc sinh học, bể Aerotank, bể
UASB…
2.2.2.4 Biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và khí thải
¾ Các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi:
Dựa vào nồng độ bụi, tính chất hóa học, tính chất vật lý…
Phương pháp xử lý bụi chia làm ba cấp:
x Làm sạch: Chỉ giữ được những hạt bụi có kích thước > 100 μm, cấp lọc này
thường để lọc sơ bộ.
x Làm sạch trung bình: Không chỉ giữ được các hạt bụi to mà còn giữ được các
hạt bụi nhỏ. Nồng độ bụi sau khi lọc còn khoảng 30-40 mg/m3.
x Làm sạch tinh: Có thể lọc được các hạt bụi < 10μm với hiệu suất cao. Nồng
độ bụi sau khi lọc còn khoảng 1-3 mg/m3.
7


¾ Biện pháp kỹ thuật xử lý khí thải
x Phương pháp hấp phụ: Tháp điện, tháp đĩa, tháp phun, thiết bị rửa khí.
x Phương pháp thiêu đốt: lò đốt.
x Phương pháp hấp phụ: tháp hấp phụ.

x Phương pháp xúc tác: thiết bị phản ứng.
x Phương pháp xử lý tạp chất hơi.
x Phương pháp ngưng tụ: thiết bị ngưng tụ.
2.2.2.5 Biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn
Biện pháp xử lý chất thải rắn thường áp dụng gồm có ba cách như sau: thu gom
chất thải, tái sử dụng và tái sinh chất thải, xử lý chất thải.
 Thu gom chất thải: chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung về một địa điểm
bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới. Việc thu gom có thể được
tiến hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa được phân loại. Sau
khi thu gom, rác có thể chuyển trực tiếp đến nơi xử lý hay qua các trạm trung
chuyển.
 Tái sử dụng và tái sinh chất thải: công đoạn này có thể được tiến hành ngay tại
nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa. Tái sử dụng là sử dụng là
sử dụng lại nguyên dạng chất thải, không qua tái chế; tái sinh là sử dụng chất thải
làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm khác.
 Xử lý chất thải: phần chất thải sau khi được tuyển lựa được tái sử dụng hoặc tái
sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng đốt hoặc chôn lấp.
2.3 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH NGĂN NGỪA Ô NHIỄM
Xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm gồm có 5 nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Người gây ô nhiễm phải chịu chi phí.
Nguyên tắc 2: Người sử dụng phải trả tiền.
Nguyên tắc 3: Phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm.
Nguyên tắc 4: Huy động sự tham gia của cộng đồng.
Nguyên tắc 5: Khuyến khích, hỗ trợ việc thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
2.4 CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
8


2.4.1 Công cụ hành chính- công cụ chỉ huy và kiểm soát
Giải pháp hành chính là biện pháp đưa ra các đạo luật, tiêu chuẩn, các quy định

về giới hạn xả thải, giới hạn hoạt động trong một thời gian hay khu vực nhất định,
nghiêm cấm việc xả thải một số chất thải, nhằm tác động tới hành vi của người gây ô
nhiễm và cưỡng chế việc thi hành các quy định về môi trường.
Chính phủ có vai trò chính đối với việc thực hiện công cụ này thông qua việc ban
hành, sửa đổi các điều luật, tiến hành thanh tra, kiểm tra thuờng xuyên, xử phạt các
hành vi vi phạm, cấp giấy phép xả thải…
2.4.2 Công cụ kinh tế
Là những biện pháp đánh vào lợi ích của nhà sản xuất, của người gây ô nhiễm
nhằm khuyến khích các hành vi tích cực với môi trường.
Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng:
 Thu phí/ thuế cho việc sử dụng môi truờng.
 Sử dụng Quota ô nhiễm.
 Ðánh thuế ô nhiễm.
 Thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.
2.4.3 Công cụ kỹ thuật
Ứng dụng các giải pháp khoa học –kỹ thuật vào quá trình sản xuất như thay đổi
công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị; thay đổi nguyên nhiên liệu đầu vào; tái chế, tái
sử dụng chất thải sản xuất; nâng cao công nghệ xử lý cuối đường ống; tăng cường
quản lý nội vi…nhằm giảm thiểu tối đa sự phát sinh chất thải, loại trừ ô nhiễm và phục
hồi môi trường sau ô nhiễm.
2.4.4 Công cụ thông tin
Là việc sử dụng các công cụ truyền thông như: báo, đài, tivi, mạng internet… để
phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi trường, nâng cao ý
thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân, của những người khai thác, sử
dụng tài nguyên môi trường.

9


2.4.5 Sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp
về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu
suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
2.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM VỚI CÁC LĨNH VỰC
KHÁC
Kiểm soát ô nhiễm được thực hiện trên cơ sở:
 Pháp luật – chính sách môi trường: tạo ra các quy định, tiêu chuẩn môi trường
làm nền dựa vào đó thiết lập mục tiêu và các hành động cụ thể cho công tác kiểm
soát ô nhiễm.
 Quan trắc môi trường: tham gia vào quá trình theo dõi, dự báo, xác nhận hiệu quả
của công tác kiểm soát ô nhiễm từ đó đưa ra những thay đổi và những hành động
tiếp theo cho phù hợp.
 Khoa học – công nghệ: hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình kiểm soát ô nhiễm trong thực tế
bằng những công cụ khách quan.
 Kinh tế môi truờng: tạo cơ sở khoa học cho kiểm soát ô nhiễm bằng các biện
pháp kinh tế.
 Kỹ thuật môi truờng: nghiên cứu, thực hiện các biện pháp kỹ thuật dựa trên khoa
học– công nghệ nhằm xử lý chất thải, sử dụng năng lượng trong chuẩn mực của
tiêu chuẩn môi truờng, ngăn ngừa ô nhiễm, đề phòng, xử lý các sự cố môi truờng.
Ngoài ra, còn nhiều chương trình môi truờng có liên quan và hỗ trợ cho công tác
kiểm soát ô nhiễm như sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi truờng, xây dựng hệ
thống quản lý môi trường theo ISO 14000,…
2.6 LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.6.1 Lợi ích về môi trường
 Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
 Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
 Cải thiện môi trường lao động trong Công ty.
 Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi.
10



 Giảm thiểu luợng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi ro
và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ
sản phẩmvà các thế hệ mai sau.
 Cải thiện được môi trường lao động bên trong Công ty.
 Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản
lý môi truờng.
2.6.2 Lợi ích về kinh tế
 Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có
hiệu quả hơn.
 Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý
chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho
việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).
 Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất
thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
 Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
 Có khả năngthu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tưban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
 Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của Công ty ngày càng tốt hơn.

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QLMT TẠI
CÔNG TY
Phương pháp sử dụng xác định hiện trạng môi trường tại Công ty bao gồm:

Phương pháp phỏng vấn và khảo sát thực tế; phương pháp thu thập, phân tích và xử lý
số liệu, phương pháp tham khảo tài liệu.
3.1.1 Phương pháp phỏng vấn và khảo sát thực tế
3.1.1.1 Mục đích
- Quan sát trực tiếp và ghi nhận một cách khách quan về quá trình sản xuất của
Công ty, các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng.
- Thu thập trực tiếp số liệu, thông tin ban đầu với độ tin cậy, chính xác cao thông
qua việc đo đạc, quan sát các sự vật, sự việc, yếu tố…hiện trạng môi trường tại
Công ty.
- Từ đó kết hợp với các nguồn số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp đánh giá
và đưa ra kết luận về hiện trạng môi trường tại Công ty, xác định các nguồn thải
và các vấn đề môi trường tại Công ty.
- Nhận diện các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất, các vấn đề môi
trường phát sinh từ các hoạt động khác tại Công ty.
- Tìm hiểu tình trạng ATVSLĐ thông qua việc tham gia phỏng vấn các cán bộ,
công nhân viên trong Công ty.
3.1.1.2 Cách thực hiện
- Khảo sát các hoạt động sản xuất diễn ra hằng ngày theo từng phân xưởng sản
xuất, kho ( nguyên liệu, sản phẩm, chứa chất thải). Nội dung khảo sát bao gồm:
12


ƒ

Tại các kho chứa : Quan sát cách sắp xếp nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải,
công tác ATVSLĐ tại các kho.

ƒ

Tại phân xưởng sản xuất : Khảo sát quy trình sản xuất, các công tác quản lý

môi trường,các yếu tố môi trường (không khí, nhiệt độ, nước…), xử lý chất
thải, ATVSLĐ ( trang thiết bị PCCC, BHLĐ, bảng nội quy ATLĐ, hướng dẫn
vận hành máy móc).

- Trong khi đi khảo sát, phỏng vấn công nhân trực tiếp sản xuất tại xưởng sản xuất,
qua các câu hỏi về tình trạng cấp phát BHLĐ, tình hình tai nạn lao động, ảnh
hưởng của hoạt động sản xuất tới sức khỏe công nhân.
3.1.1.3 Kết quả đạt được
 Thu thập các hình ảnh tư liệu về dây chuyền sản xuất, kho bãi, hệ thống xử lý
nước thải, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và an toàn vệ sinh lao động, PCCC…
 Xác định các tồn đọng trong công tác QLMT tại Công ty.
 Ghi nhận hoạt động của dây chuyền chế biến, nguyên lý hoạt động của hệ thống
xử lý khí thải.
3.1.2 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu
3.1.2.1 Mục đích
- Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường và hiện trạng an toàn vệ sinh lao động
thông qua số liệu ghi chép ( đánh giá tác động môi trường, Báo cáo an toàn vệ
sinh lao động…) tại Công ty.
- Dựa trên số liệu nguồn được cung cấp, tiến hành tìm hiểu, lựa chọn những thông
tin cần thiết và chính xác phục vụ cho khóa luận. Phân tích số liệu để đưa ra
những kết quả cần thiết giải quyết các vấn đề của Công ty.
3.1.2.2 Cách thực hiện
 Dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ các tài liệu đã
nghiên cứu, sau đó lựa chọn các số liệu đặc trưng của Công ty, từ đó đánh giá
chất lượng môi trường xung quanh, chất lượng môi trường lao động, hiện trạng
nước thải, không khí, quản lý chất thải rắn, nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu…
13



×