Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH THUNG LŨNG VÀNG ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH THUNG LŨNG
VÀNG ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: HỒ TẤN KIM HOÀNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2009 – 2013

Tháng 12/2012


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH THUNG LŨNG VÀNG ĐÀ LẠT,
TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả

HỒ TẤN KIM HOÀNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. HỒ VĂN CỬ



Tháng 12/2012
i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên trường
ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những kinh
nghiệm cho tôi trong những năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến TS. Hồ Văn Cử, Thầy đã hướng
dẫn, định hướng, hỗ trợ và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình tôi thực
hiện đề tài này.
Xin cảm ơn Ông Nguyễn Đình Dũng, giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ du lịch
Thung Lũng Vàng Đà Lạt và công nhân viên trong Công ty. Đặc biệt là Ông Châu Trung
Linh, trưởng phòng kế hoạch-đầu tư- kinh doanh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
khoảng thời gian tôi học tập, thực tập và điều tra, khảo sát tại đây.
Cuối cùng, xin gửi tới gia đình, người thân và bạn bè những lời cảm ơn chân thành
nhất.

Sinh viên

Hồ Tấn Kim Hoàng

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu
du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành từ tháng 8/2012 đến
tháng 12/2012 tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Với phương pháp

đánh giá nhanh có sự tham gia(PRA), phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lí số liệu,
đề tài đạt được kết quả nghiên cứu như đã đề ra ban đầu như sau:
- Công cụ phỏng vấn của PRA được sử dụng để tìm hiểu,nắm bắt những thông tin cụ
thể, thực tế nhất từ cộng đồng địa phương, khách du lịch và công nhân viên KDL Thung
Lũng Vàng Đà Lạt.
- Khảo sát thực địa nhằm kiểm tra độ tin cậy của những thông tin thu thập được về
hiện trạng tài nguyên du lịch và tình hình hoạt động du lịch.
- Thiết lập ma trận SWOT đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái.
- Phương pháp xử lí số liệu được sử dụng để tổng hợp, thống kê, phân tích các thông
tin, số liệu thu thập được làm kết quả cho việckhảo sát và đề xuất các giải pháp phát triển
DLST tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt.
Qua nghiên cứu cho thấy tài nguyên du lịch sinh thái tại KDL Thung Lũng Vàng
Đà Lạt rất đa dạng, đặc sắc và có nét đặc trưng riêng tuy nhiên chưa được sử dụng đúng
với tiềm năng. Tình hình hoạt động DLST tại KDL hiện chưa được đầu tư phát triển đúng
với tiềm năng, dịch vụ du lịch hạn chế. Ngoài ra, còn thấy được một số điểm còn hạn chế
trong vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất hạ tầng, tình trạng thiếu chuyên môn của nhân
viên công ty và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST tại KDL còn
nhiều gặp nhiều khó khăn. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho hoạt động DLST tại KDL
Thung Lũng Vàng Đà Lạt.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT..............................................................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................. iv
GIẢI THÍCHCÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................... ix
Chương 1 ................................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1
1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1
1.4. GIỚI HẠN, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................... 2
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN............................................................................................. 2
Chương 2 ................................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN......................................................................................................................... 3
2.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI................................................................ 3
2.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái ........................................................................ 3
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái................................................... 4
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái .................................... 5
2.1.4. Du lịch sinh thái bền vững .............................................................................. 6
2.2. TỔNG QUAN VỀ TỈNH LÂM ĐỒNG..................................................................... 6
2.2.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 7
2.2.2. Khí hậu............................................................................................................ 7
2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................... 7
2.3. TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH THUNG LŨNG VÀNG ĐÀ LẠT ................. 10
iv


2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 10
2.3.2. Vị trí địa lý, giới hạn..................................................................................... 11
2.3.3. Địa hình ........................................................................................................ 11
2.3.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết ........................................................................... 11
2.3.5. Tình hình dân sinh kinh tế ............................................................................ 12
2.3.6. Giao thông và cơ sở hạ tầng ......................................................................... 12

2.3.7. Tổ chức quản lý tại Công ty CP dịch vụ du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt 13
Chương 3 .............................................................................................................................. 15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 15
3.1. NỘIDUNGNGHIÊNCỨU ....................................................................................... 15
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 15
3.2.1. Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên và hiện trạng hoạt động DLST tại
KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt ............................................................................. 15
3.2.2 Tìm hiểu, điều tra ý kiến của du khách, cán bộ nhân viên và cộng đồng địa
phương tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt ........................................................... 16
3.2.3. Đề xuất các giải pháp để phát triển DLST tại KDL Thung Lũng Vàng Đà
Lạt ........................................................................................................................... 17
Chương 4 .............................................................................................................................. 18
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................................. 18
4.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH
THUNG LŨNG VÀNG ĐÀ LẠT .................................................................................. 18
4.1.1. Hiện trạng về sinh thái cảnh quan ................................................................ 18
4.1.2. Hiện trạng về đa dạng sinh học .................................................................... 19
4.1.3. Hiện trạng văn hóa lễ hội .............................................................................. 20
4.1.4. Đánh giá về tài nguyên du lịch sinh thái ...................................................... 21
4.2. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KDL THUNG LŨNG
VÀNG ĐÀ LẠT.............................................................................................................. 21
4.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái tại KDL Thung Lũng Vàng
Đà Lạt ..................................................................................................................... 21
v


4.2.2. Tình hình dịch vụ tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt ................................. 22
4.2.3. Tình hình doanh thu tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt: ............................ 23
4.2.4. Nhận xét về hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại KDL Thung Lũng
Vàng Đà Lạt ............................................................................................................ 26

4.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TẠI KDL THUNG LŨNG VÀNG
ĐÀ LẠT .......................................................................................................................... 26
4.3.1. Nội quy bảo vệ môi trường tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt .................. 26
4.3.2. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường .................................. 27
4.2.3. Nhận xét về hiện trạng môi trường sinh thái tại KDL Thung Lũng Vàng Đà
Lạt ........................................................................................................................... 28
4.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG DLST TẠI KDL
THUNG LŨNG VÀNG ĐÀ LẠT .................................................................................. 29
4.4.1. Hoạt động du lịch tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt qua đánh giá của du
khách ....................................................................................................................... 29
4.4.2. Khả năng phát triển DLST tại Thung Lũng Vàng Đà Lạt dưới góc nhìn của
cán bộ nhân viên tại KDL ....................................................................................... 35
4.4.3. Khả năng tham gia vào hoạt động phát triển DLST của cộng đồng ............ 36
4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST ........................................................ 37
4.5.1. Phân tích SWOT đối với hoạt động DLST................................................... 37
4.5.2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển DLST khu du lịch Thung
Lũng Vàng Đà Lạt .................................................................................................. 41
Chương 5 .............................................................................................................................. 46
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................................... 46
5.1.KẾT LUẬN ............................................................................................................... 46
5.2.KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 48
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 49
PHỤ LỤC 1: PHIẾU CÂU HỎI PHỎNG VẤN............................................................. 49
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH ................................................ 49
vi


MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN KHU DU LỊCH THUNG LŨNG
VÀNG ĐÀ LẠT ..................................................................................................... 52

MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG SỐNG XUNG
QUANH KHU DU LỊCH THUNG LŨNG VÀNG ĐÀ LẠT ................................ 55
PHỤ LỤC 2: TỔNG KẾT CÂU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ............................................ 57
TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA DU KHÁCH .................................................. 57
TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA CÔNG NHÂN VIÊN KDL............................ 61
TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG ..................... 64
PHỤ LỤC 3: NỘI QUY THAM QUAN TẠI KDL ....................................................... 66
NỘI QUY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................... 66
NỘI QUY KHU DU LỊCH ..................................................................................... 67
PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH KDL THUNG LŨNG VÀNG ĐÀ LẠT .............................. 68

vii


GIẢI THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT:

Bảo vệ môi trường

DLST:

Du lịch sinh thái

ĐH:

Đại học

ESCAP:

Economic and Social Commission for Asia and the Pacific(Ủy ban kinh

tế- xã hội Châu Á- Thái Bình Dương)

IUCN:

The International Union for Conservation of Nature (Tổ chức bảo tồn
thiên nhiên thế giới)

KDL:

Khu du lịch

QĐ:

Quyết định

SWOT:

Strengths – Weaknesses -Opportunities – Threats (Điểm mạnh- Điểm yếuCơ hội–Thách thức)

TP:

Thành phố

UBND:

Ủy ban nhân dân

VQG:

Vườn quốc gia


WWF:

World Wide Fund for Nature (Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã)

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Một số loại thực vật trong khu du lịch:
Bảng 4.2: Các điểm thu hút khách đến KDL:
Bảng 4.3: Chất lượng cơ sở vật chất theo đánh giá của du khách:
Bảng 4.4: Hình thức biết thông tin về KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt:
Bảng 4.5: Nguồn thu nhập chính của người dân:
Bảng 4.6: Ma trận SWOT đối với hoạt động DLST tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt:
Bảng 4.7: Những chiến lược được vạch ra sau khi phân tích SWOT:

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt
Hình 4.1: Biểu đồ lượt khách tham quan KDL Thung Lũng Vàng (2010-2011-2012)
Hình 4.2: Cơ cấu doanh thu KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt
Hình 4.3: Số lần đến KDL của du khách
Hình 4.4: Mục đích của du khách khi đến với KDL
Hình 4.5: Giá cả dịch vụ du lịch theo đánh giá của du khách
Hình 4.6: Chất lượng vệ sinh môi trường theo đánh giá của du khách
Hình 4.7: Tuổi hiện tại của công nhân viên

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch là hoạt động mang lại sự thoải mái thư giãn cho con người. Hiện nay du
lịch phát triển rất mạnh mẽ, trong đódu lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch có xu
hướng phát triển nhanh chóng và ngày càng được chú trọng vì đây là một dạng du lịch tự
nhiên có trách nhiệm, không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngành du lịch mà nó còn đóng góp
cho việc bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên đồng thời mang lại lợi ích lớn cho cộng
đồng dân cư.
Khu du lịch (KDL) Thung Lũng Vàng Đà Lạt với tiềm năng lớn về tài nguyên
thiên nhiên, cảnh quan tự nhiên đẹp phong phú, đời sống văn hóa đặc sắc của các dân tộc,
DLST là phương thức đảm bảo cho phát triển kinh tế, an sinh xã hội, duy trì các giá trị
văn hóa bản địa và BVMT địa phương. Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của
KDL nói riêng và DLST nói chung, tôi thực hiện đề tài: “ Khảo sát hiện trạng và đề xuất
giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái, hiện trạng hoạt động du lịch
sinh thái tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt, từ đó đề xuất giải pháp phát triển phù hợp
cho hoạt động du lịch sinh thái tại đây.
1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên du lịch tại khu du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt.
- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của khu du lịch.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch.
1


1.4. GIỚI HẠN, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Giới hạn: khu du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt
- Đối tượng:
+ Tài nguyên du lịch sinh thái tại khu du lịch.
+ Hiện trạng hoạt động, doanh thu tại khu du lịch.
+ Ban giám đốc, nhân viên, du khách và cộng đồng dân cư tại khu du lịch Thung
Lũng Vàng Đà Lạt.
- Thời gian thực hiện khóa luận: 4 tháng từ tháng 8 đến tháng 12/2012.
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch để có đánh giá đúng về giá trị của KDL.
- Đưa ra một số giải pháp để góp phần phát triển du lịch sinh thái tại đây.
- Nâng cao công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái tại KDL.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
2.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm
hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa
bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần
tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Loại
hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và ngày càng
được quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế. (Ngô An, 2009)
Năm 1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định
nghĩa về DLST ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Năm 2006, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một

loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho
những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên
cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển
kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên
truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Có thể hiểu DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để
bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương.
Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,
với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm
ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng
3


đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các
hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Du
khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng
cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác
động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Du lịch sinh thái
nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội tụ các yếu tố cần đó là: sự quan tâm tới
thiên nhiên và môi trường, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó
tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:
+ Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa
DLST với các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác.
+ Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị môi trường tự nhiên, về
những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa, thái độ cư xử của du
khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái:
+ Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến môi trường và tự nhiên.

+ Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để
phát triển DLST bền vững.
+ Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải
pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng:
+ Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời
các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.
+ Sự xuống cấp hoặc thay đổi phong tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của
cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái
tự nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST.
4


+ Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa
quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương:
+ Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
+ DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp
nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (Phạm Trung
Lương, 2002):
- Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
+ Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu
tự nhiên và động thực vật là điều kiện cần có để phát triển DLST.
+ Không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng
nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
- Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:
+ Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về các đặc

điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
+ Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một
cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng
cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch.
- Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.
+ Xét trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách
mà khu vực có thể tiếp nhận.
+ Xét ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn
hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động
sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra.

5


+ Xét ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt
quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và
hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác.
+ Xét ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu
xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa–
xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực.
+ Xét ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch
có khả năng phục vụ.
+ Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể
xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực.
+ Các chỉ số sức chứa chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp
thực nghiệm.
- Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa bản
địa. Vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.
2.1.4. Du lịch sinh thái bền vững
Hiện nay trên thế giới cũng có nhiều khái niệm và định nghĩa về DLST bền vững

chẳng hạn như:
“DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc
bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai” (Lê Huy Bá,
2006).
Có thể hiểu phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh
tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức.
2.2. TỔNG QUAN VỀ TỈNH LÂM ĐỒNG
Theo cục Thống kê Lâm Đồng năm 2011 tỉnh Lâm Đồng có:
- Diện tích tự nhiên: 9.773,54 km2
- Đơn vị hành chính: gồm 10 huyện, 2 thành phố (Đà Lạt và Bảo Lộc)

6


- Dân số trung bình năm 2011: 1.218.691 người.
- Mật độ dân số trung bình: 125 người/km2
2.2.1. Vị trí địa lý
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 1.000 m so với mặt nước biển, địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên,
núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự
nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, động thực vật và những cảnh quan kỳ thú cho
Lâm Đồng.
- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
- Phía tây giáp tỉnh Bình Phước
- Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai
- Phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông
2.2.2. Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến
thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.Nhiệt
độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm,
thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.
Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm
85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du
lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới.
Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm
không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.
2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:
+ Đất nông nghiệp: đất sản xuất nông nghiệp 316.169 ha, đất lâm nghiệp có
rừng581.992 ha, đất nuôi trồng thủy sản 2.143 ha,đất nông nghiệp khác 140 ha.
7


+ Đất phi nông nghiệp: đất chuyên dùng 26.575 ha, đất ở8.517 ha, đất tôn giáo tín
ngưỡng 367ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 16.314 ha, đất nghĩa
trang 1.169 ha, đất phi nông nghiệp khác 255 ha.
+ Đất chưa sử dụng: 23.710 ha
- Tài nguyên rừng:
+ Lâm Đồng có 581.992 ha rừng với độ che phủ 60% diện tích toàn Tỉnh, trong
đó có 296.791 ha rừng sản xuất, 197.492 ha rừng phòng hộ, 87.709 ha rừng đặc
dụng.
+ Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa
dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu
xanh, cẩm lai, thông 2 lá, 3 lá… và nhiều loại lâm sản khác.
- Tài nguyên khoáng sản:
Lâm Đồng là vùng đất có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn chưa được khai
thác. Theo thống kê toàn Tỉnh có 25 loại khoáng sản, trong đó Bauxite, Bentonite, Kaolin,
Diatomite và than bùn có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Ngoài ra Lâm Đồng

còn có một số mỏ nước khoáng tại các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Cát Tiên và Đạ
Huoai.
- Tài nguyên nước:
+ Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong
phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Sông suối trên
địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, phần lớn chảy từ hướng Đông Bắc
xuống Tây Nam.
+ Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có
lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.
+ Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờn), Sông La Ngà, Sông
Đa Nhim.
- Tài nguyên du lịch:

8


Tài nguyên du lịch Lâm Đồng có thể chia theo 2 nhóm là: tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, tài
nguyên rừng và hệ sinh thái đa dạngtạo nên thế mạnh cho ngành du lịch ở Lâm
Đồng.
 Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong cảnh
quan du lịch, đặc biệt là rừng thông. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác
nước... đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài
nước như hồ Xuân Hương, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối
Vàng – Dankia, khu du lịch Thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Datanla,
thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang…
 Lâm Đồng có hai VQG là Cát Tiên và Bidoup-Núi Bà, còn lưu giữ và bảo
vệ được nhiều loại động thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt
Nam. Đặc biệt là VQG quốc gia Bidoup-Núi Bà cách trung tâm thành phố

Đà Lạt hơn 10 km, với diện tích trên 65.000 ha. VQG Bidoup-Núi Bà đã
bảo tồn được các hệ sinh thái rừng khí hậu á nhiệt đới núi cao và các loài
động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Là một trong 221 khu bảo tồn chim đặc
hữu thế giới và một trong 3 vùng bảo tồn chim đặc hữu của Việt Nam, bảo
tồn các sinh cảnh rừng, văn hoá bản địa, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh
thái.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn của Lâm Đồng khá đa dạng với các di tích văn hoá
lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, khách sạn Palace, chùa Linh Sơn, chùa
Linh Phong, Thiền viện Trúc Lâm, nhà thờ Chánh toà, thác Cam Ly, Nghĩa
trang Liệt sĩ, khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di tích Cát Tiên, các lễ hội văn
hoá dân gian như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng,… là điểm hẹn của du
khách trong nước và quốc tế. Thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch
văn hóa, tham quan di tích lịch sử, du lịch cộng đồng gắn liền với sinh thái nhân
văn của các cộng đồng dân tộc ít người của địa phương.
9


2.3. TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH THUNG LŨNG VÀNG ĐÀ LẠT
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Năm 1999, Kỹ sư Trần Đình Lãnh - Giám đốc Công ty cấp nước Lâm Đồng có ý
định tạo một vườn cảnh rộng 3ha để công nhân Nhà máy nước Suối Vàng có nơi thư giãn
sau những giờ lao động mệt nhọc do phải túc trực sản xuất nước cho thành phố Đà Lạt.
- Sau đó chính quyền địa phương lại giao cho nhà máy quản lý 174 ha rừng quanh
khu vực. Thế là Ban giám đốc quyết định cho thành lập KDL theo quyết định số 409/TTG
ngày 27/05/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của
Đà Lạt - Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020, ngày 10/12/2003 Uỷ Ban Nhân Dân
tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 4147/UB: Đồng ý chủ trương lập Khu Du Lịch Sinh Thái
của Công Ty Cấp Nước Lâm Đồng tại tiểu khu 112 (Khu vực quanh Nhà Máy Nước Suối
Vàng).
- Năm 2005 là ngày KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt chính thức khai trương đón

khách theo quyết định số 287/QĐ-UB ngày 04/02/2005 của chính quyền địa phương
- Năm 2009 KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt trình phương án thành lập công ty cổ
phần vì:
+ Do điều kiện quản lý du lịch (nhà máy cấp nước không thể làm du lịch)
+ Cần nguồn vốn bổ sung để duy trì và phát triển khu du lịch
+ Công tác phục vụ tham quan giải trí phát triển mạnh nên nhu cầu hình thành du
lịch phát triển, cần có một công ty chuyên về du lịch quản lý và không chịu ảnh
hưởng của Công ty cấp nước Lâm Đồng.
- Ngày 4/4/2011: Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt chính
thức được hình thành với chức năng quản lý, kinh doanh du lịch tại KDL Thung Lũng
VàngĐà Lạt.
Thông tin cơ bản về Công ty:
+ Tên công ty: Công ty CP dịch vu du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt (Dalat
golden valley tourism services joint stock company).

10


+ Địa chỉ: Đường Ankroet, Xã Lát, Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng, Việt
Nam.
+ Điện thoại: (063) 2270169 – (063) 2240689.
+ Fax: (063) 3834578.
+ Email:
+ Website: thunglungvang.vn
+ Vốn điều lệ: 36.415.300.000 đồng
+ Đại diện theo pháp luật: Giám đốc Nguyễn Đình Dũng
2.3.2. Vị trí địa lý, giới hạn
Khu du lịch Thung Lũng VàngĐà Lạt có diện tích 199,3 ha, nằm trên địa phận
hành chính xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Phía Đông - Nam giáp Thành phố Đà Lạt, phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi

2 hồ Suối vàng và hồ Dan-Kia.
2.3.3. Địa hình
KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt có địa hình đồi núi uốn nếp, bề mặt có dạng lượn
sóng, sườn dốc từ 15% đến 30%.Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 1400 đến
1500m.
2.3.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết
KDL Thung Lũng VàngĐà Lạt nằm trong khu vực ôn đới gió mùa, trong năm phân
làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 10 chiếm 80-90% tổng lượng mưa
trong năm. Lượng mưa cao nhất tập trung vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9, mùa khô từ
tháng 11 đến cuối tháng 03 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình từ 19 đến 28oC.
- Tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 1890 - 2500 giờ.
- Độ ẩm không khí trong mùa mưa là 80%, trong mùa khô là dưới 80%.
- Thủy văn: có 2 hồ lớn bao bọc xung quanh (hồ Suối Vàng và hồ DanKia) nguồn
nước luôn được đảm bảo nhờ những khu rừng đặc dụng trong khu vực.

11


2.3.5. Tình hình dân sinh kinh tế
- Thành phần dân tộc khu vực xung quanh khá đa dạng, ngoài dân tộc Kinh thì dân
tộc thiểu số còn có dân tộc Chil, Lạch, K’Ho, Tày, Churu… ngành nghề chủ yếu của dân
địa phương là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp (dệt thổ cẩm, rượu
cần…).
+ Về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi:
Chủ yếu là trồng các cây ngắn ngày và cây công nghiệp lâu năm như cà phê,
hồng ăn quả…
Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tập quán thả rông, do đó không những có tác
động xấu đến hoa màu, cây lương thực mà còn tới cả rừng trồng và môi trường.
+ Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp:

Dệt thổ cẩm: những sản phẩm chủ yếu là băng đô, quần áo, túi xách… được
làm thủ công với chất lượng rất tốt nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm hàng lưu
niệm cho du khách.
- Phát triển kinh tế hộ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phát
triển dịch vụ, ngành nghề còn hạn chế. Nhìn chung kinh tế người dân ở địa phương còn
nhiều khó khăn, một bộ phận người dân phát triển kinh tế hộ chủ yếu dựa vào việc khai
thác tài nguyên thiên nhiên. Do đó, các hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng còn diễn
ra khá phổ biến, phức tạp.
2.3.6. Giao thông và cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Cách trung tâm thành phố khoảng Đà Lạt 15km, cách TP HCM
315km. Phương tiện phổ biến để du khách đến với KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt chủ
yếu là ô tô và xe máy.
+ Từ Tp Đà Lạt có thể đi theo 2 lộ trình: theo tuyến đường Phan Đình Phùng –
Xô Viết Nghệ Tĩnh – Ankroet, hoặc theo tuyến Trần Phú – Hoàng Văn Thụ Măng Ling - Ankroet.

12


+ Đường Ankroet dẫn vào KDL đã được trải nhựa tạo điều kiện thuận tiện cho du
khách đến tham quan Thung Lũng Vàng. Đồng thời tạo điều kiện kiểm soát,
bảo vệ tốt cho việc bảo vệ tài nguyên rừng trong khu vực.
+ Một hạn chế lớn của KDL là hiện tại chưa có phương tiện vận chuyển công
cộng đưa du khách đến với KDL.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thống cung cấp nước: nước sạch từ nhà máy nước DanKia được đưa đến
KDL Thung Lũng VàngĐà Lạt để phục vụ khách du lịch cũng như cho nhân
viên tại khu du lịch.
+ Hệ thống cung cấp điện: điện tại khu vực được cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt,
làm việc và cho các hoạt động du lịch.
+ Bưu chính viễn thông: hệ thống thông tin liên lạc cũng là yếu tố du khách rất

cần. Ngày nay nhu cầu liên lạc, sử dụng điện thoại đối với du khách cũng như
là để khu du lịch quảng bá, liên hệ với bên ngoài là không thể thiếu vì vậy khu
du lịch đã trang bị đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng
nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế.
Một số hạng mục công trình đang được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ tốt cho du
khách trong KDL.
2.3.7. Tổ chức quản lý tại Công tyCP dịch vụ du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt
Công ty chính thức hoạt động vào ngày 04/04/2011, do công tác bàn giao của lãnh
đạo Công ty cấp nước Lâm Đồng sang Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Thung Lũng Vàng
Đà Lạt. Hiện nay tổng số cán bộ và nhân viên trong khu du lịch gồm 70 người (trong đó
dân tộc thiểu số có 03 người) gồm 48 nam và 22 nữ. Trong đó có 60 nhân viên trong biên
chế và 10 nhân viên hợp đồng để phục vụ công tác kinh doanh Khu du lịch Thung Lũng
Vàng Đà Lạt.
Về trình độ chuyên môn: 6 đại học, 5 cao đẳng, 10 trình độ trung cấp, và 49 lao
động phổ thông.

13


- Về cơ cấu tổ chức của Công ty:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng kế hoạch–
kinh doanh

Đội dịch vụ-hạ tầng

Phòng nhân

sự

Phòng kỹ
thuật

Đội sân vườn

Nhà hàng

Phòng tài chínhkế toán

Đội bảo vệ

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt.
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận:
- Ban giám đốc chỉ đạo điều hành chung, phụ trách công tác tổ chức, biên chế, trang
bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật đối với nhân viên, người lao động của đơn vị. Đồng thời phụ trách
các bộ phận Thanh tra, pháp chế, hành chính tổng hợp.
- Phòng kế hoạch – kinh doanh: đề xuất các phương án kinh doanh, phát triển du
lịch, quản lý số lượng du khách và các dịch vụ trong KDL, liên hệ hợp tác với các công ty
lữ hành…
- Phòng nhân sự: thực hiện công tác quản lý công nhân viên trong KDL cũng như
thực hiện tuyển nhân viên mới, đào tạo nhân viên…
- Phòng kỹ thuật: thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vần đề kỹ thuật như máy móc,
điện nước, đặc biệt là kỹ thuật trồng và chăm sóc các loài thực vật trong KDL…
- Phòng tài chính – kế toán: cân đối thu chi và các vấn đề phát sinh có liên quan đến
doanh thu KDL cũng như lương thưởng cho nhân viên.
14



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘIDUNGNGHIÊNCỨU
- Hiện trạng tài nguyên DLST tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt.
- Hiện trạng hoạt động DLST tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt.
- Hiện trạng môi trường sinh thái tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt.
- Điều tra xã hội học về hoạt động DLST tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt.
- ĐềxuấtcácgiảipháppháttriểnDLSTthôngquabảngphân tíchSWOT.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên và hiện trạng hoạt động DLST
tại KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt
Được thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng các giá trị tài nguyên của khu du lịch
Thung Lũng Vàng Đà Lạt nhằm phục vụ du lịch sinh thái đồng thời xác định hiện trạng
hoạt động DLST tại đây. Các phương pháp được áp dụng để thực hiện nội dung này bao
gồm:
- Nghiên cứu tài liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn với mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận
về du lịch sinh thái, xác định đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng hoạt động du
lịch tại KDL và một số vấn đề liên quan. Các nguồn tài liệu bao gồm:
+ Các tài liệu, số liệu do Ban Quản lý KDL Thung Lũng Vàng Đà Lạt cung cấp
+ Các số liệu từ các tài liệu thống kê qua các báo cáo của cơ quan, các tổ chức,
các dự án liên quan đến địa điểm nghiên cứu.
+ Các tài liệu, sách tham khảo, các website, các văn bản liên quan đến KDL
Thung Lũng Vàng Đà Lạt, Lâm Đồng...
+ Các tài liệu tổng quan về DLST, về DLST bền vững.
- Khảo sát thực địa
15



×