Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIMHUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.58 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA
TRÀM CHIMHUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP.

Họ và tên sinh viên

: NGUYỄN LINH EM

MSSV

: 09157040

GVHD

:TS. LÊ QUỐC TUẤN

Tháng 07/ 2012


ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM HUYỆN
TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP.

Tác giả


NGUYỄN LINH EM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ QUỐC TUẤN

-Thành phố Hồ Chí MinhTháng 07/2012
i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến TS. Lê Quốc Tuấn, người
Thầy đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát, động viên, hỗ trợ và đóng góp cho
tôi những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô thuộc khoa Môi trường và Tài nguyên
trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và
những kinh nghiệm thực tiễn cho tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Trung tâm Dịch
vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, Vườn quốc gia Tràm Chim đã hết lòng
chỉ dạy kinh nghiệm và hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn anh Đặng Tiên Khoa, người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi thực tập, đã hết lòng chỉ dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Cảm ơn tập thể lớp DH09DL, những người bạn luôn bên cạnh tôi trong khoảng
thời gian sống, học tập và sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Kính chúc quý thầy, cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
Ban giám đốc cùng tập thể nhân viên Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái và Giáo dục
môi trường – Vườn quốc gia Tràm Chim và tập thể lớp DH09DLlời chúc sức khỏe,
thành đạt và hạnh phúc.

HCM, ngày 25 tháng11năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Linh Em

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển bền vững du lịch sinh thái
(DLST) tại Vườn Quốc Gia (VQG) Tràm Chim ” được tiến hành từ tháng 7/2012 đến
tháng 12/2012 tại Vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp. Các phương pháp được
sử dụng: điều tra xã hội học để nắm bắt những thông tin cụ thể, thực tế nhất từ cộng
đồng địa phương, khách du lịch và cán bộ bộ công nhân viên Vườn quốc gia Tràm
Chim, khảo sát thực địa nhằm kiểm tra độ tin cậy của những thông tin thu thập được
về hiện trạng tài nguyên du lịch và tình hình hoạt động du lịch, thiết lập ma trận
SWOT đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
Qua nghiên cứu cho thấy tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm
Chim tỉnh Đồng Tháp rất đa dạng, đặc sắc và có nét đặc trưng riêng tuy nhiên chưa
được sử dụng đúng với tiềm năng. Tình hình hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc
gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp hiện đang nằm trong tình trạng yếu kém, ít dịch vụ,
doanh thu thấp. Ngoài ra, còn thấy được một số điểm còn hạnchế như trong vệ sinh
môi trường, cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ du lịch; trình độ chuyên môn của cán bộ
công nhân viên công tác du lịch còn yếu, thiếu và sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp
còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho hoạt động du lịch sinh
thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp.

iii



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii 
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii 
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... x 
Chương 1MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 
1.1.  Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 
1.2.  Mục tiêu đề tài ................................................................................................... 2 
1.3.  Nội dung của đề tài ............................................................................................ 2 
1.4.  Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 
Chương 2TỔNG QUAN .......................................................................................... 3 
2.1.  Một số khái niệm ............................................................................................... 3 
2.1.1.  Định nghĩa về du lịch sinh thái ....................................................................... 3 
2.1.2.  Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ................................................... 4 
2.1.3.  Du lich sinh thái bền vững .............................................................................. 5 
2.1.4.  Tài nguyên và tài nguyên du lịch sinh thái ..................................................... 5 
2.1.5.  Công ước Ramsar về vùng đất ngập nước ...................................................... 6 
2.2.  Tổng quan về du lịch tại Việt Nam.................................................................... 7 
2.2.1. Tính tất yếu phát triển du lịch tại Việt Nam .................................................... 7 
2.2.2. Nhận định về du lịch và du lịch sinh thái tại Việt Nam ................................... 8 
2.2.2.1. Về tài nguyên du lịch .................................................................................... 8 
2.2.2.2. Về nguồn lực cho phát triển du lịch .............................................................. 8 
2.2.2.3. Về chính sách phát triển du lịch.................................................................... 9 
2.2.3. Một số điểm du lich và du lịch sinh thái tại Việt Nam .................................. 10 
2.2.4.  Các hình thức bảo tồn ................................................................................... 11 
2.2.4.1. Bão tồn nội vi (In – situ) ............................................................................. 11 
2.2.4.2. Bảo tồn ngoại vi (Ex situ) ........................................................................... 12 
2.3.  Hiên trạng, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Đồng Tháp ............ 12 

iv


2.3.1. Hiện trạng ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp ..................................................... 12 
2.3.2. Hiện trạng tiềm năng tài nguyên du lịch ........................................................ 14 
2.3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................................ 14 
2.3.2.2. Một số điểm du lịch tại tỉnh Đồng Tháp ..................................................... 14 
2.4.  Tổng quan về Vườn quốc gia Tràm Chim ....................................................... 15 
2.4.1. Khái quát về Vườn quốc gia Tràm Chim....................................................... 15 
2.4.1.1. Lịch sử hình thành Vườn quốc gia Tràm Chim .......................................... 15 
2.4.1.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim ......... 17 
2.4.1.3.  Chức năng của Vườn quốc gia Tràm Chim – Đồng Tháp ......................... 18 
2.4.1.4.  Nhiệm vụ của Vườn quốc gia Tràm Chim – Đồng Tháp........................... 18 
2.4.1.5.  Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim ................ 20 
2.4.2.  Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ............................................................... 22 
2.4.2.1.  Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 22 
2.4.2.2.  Đặt điểm kinh tế xã hội .............................................................................. 23 
2.4.3.  Cơ sở hạ tầng phục vụ................................................................................... 24 
2.4.3.1.  Giao thông .................................................................................................. 24 
2.4.3.2.  Thông tin liên lạc ....................................................................................... 25 
2.4.3.3.  Hệ thống điện ............................................................................................. 26 
2.4.3.4.  Hệ thống nước ............................................................................................ 26 
2.4.4.  Tiềm năng đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim ........................ 26 
2.4.5.  Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim ......... 31 
2.4.5.1. Hiện trạng cơ sở vật chất ............................................................................ 31 
2.4.5.2. Các sản phẩm du lịch .................................................................................. 31 
2.4.5.3. Các tuyến tham quan ................................................................................... 32 
2.4.5.4. Thị trường hoạt động và đối tượng khách chính......................................... 35 
2.4.6.  Khả năng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia dưới góc nhìn của
cán bộ nhân viên ...................................................................................................... 36 

2.4.7.  Công tác tuyên truyền giáo dục môi trường ................................................. 37 
Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 38 
3.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 38 
v


3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim .......... 38 
3.1.2.  Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim ......... 38 
3.1.3.  Các định hướng cụ thể cho việc phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc
gia Tràm Chim ......................................................................................................... 38 
3.1.4.  Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia
Tràm Chim ............................................................................................................... 39 
3.2. 

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 39 

3.2.1. Phương pháp thu thập và kế thừa................................................................... 39 
3.2.2.  Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa. .................................................. 39 
3.2.3.  Phương pháp SWOT trong phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia
Tràm Chim ............................................................................................................... 42 
Chương 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 43 
4.1. Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim ............ 43 
4.1.1. Tình hình dịch vụ tại Vườn quốc gia Tràm Chim ......................................... 43 
4.1.2. Tình hình doanh thu tại Vườn quốc gia Tràm Chim .................................... 43 
4.2. Kết quả khảo sát thực địa và phỏng vấn ........................................................... 45 
4.2.1. Thị hiếu của du khách khi đến với Vườn quốc gia ........................................ 45 
4.2.2. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối Vườn quốc gia ......................... 48 
4.2.3. Kết quả khảo sát phỏng vấn cộng đồng dân cư vùng đệm ............................ 50 
4.2.4. Khả năng triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia đánh giá qua cán bộ nhân
viên


.................................................................................................................... 52 

4.3. Đặc trưng trong phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim..... 53 
4.4. Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái ................................... 55 
4.4.1. Phân tích SWOT trong phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia ............... 55 
4.4.2. Các dự báo tác động đến Vườn quốc gia hiện tại và trong tương lai ............ 59 
4.4.2.1. Gia tăng dân số và sức ép lên tài nguyên bảo tồn ....................................... 59 
4.4.2.2. Dự báo nhu cầu về phát triển rừng và bảo vệ môi trường sinh thái............ 59 
4.4.2.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất........................................................................ 60 
4.4.2.4. Dự báo về phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp ...................... 60 
4.4.2.5. Triển vọng phát triển du lịch sinh thái và lượng khách tham quan ............ 60 
vi


4.4.2.6. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu...................................................... 60 
4.4.3. Định hướng pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim .... 61 
4.4.3.1. Định hướng phát triển các tuyến tham quan ............................................... 61 
4.4.3.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ............................................... 62 
4.4.3.3. Định hướng xúc tiến quảng bá du lịch ........................................................ 65 
4.4.4. Giải pháp nhằm phát bền vững du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia ............. 66 
4.4.4.1. Gải pháp phát triển sản phẩm bền vững...................................................... 66 
4.4.4.2. Gải pháp sinh kế bền vững và sử dụng tài nguyên ..................................... 66 
4.4.4.3. Giáo dục và xây dựng nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường .................. 68 
4.4.4.4. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực .............................................. 69 
Chương 5KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ..................................................................... 70 
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 70 
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 71 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 72 
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ......................................................... - 1 - 

PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... - 8 - 
KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỎNG VẤN ............................................................. - 8 - 
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... - 9 - 
HÌNH ẢNH CHỤP TẠI VQG TRÀM CHIM .................................................. - 9 - 

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số điểm du lich và du lịch sinh thái tại Việt Nam .............................. 10 
Bảng 2.2.Hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam ................................... 11 
Bảng 2.3. Một số điểm du lich của Đồng Tháp .......................................................... 14 
Bảng 2.4. Thống kê cán bộ công chức, viên chức của VQG Tràm Chim .................. 20 
Bảng 2.5. Thống kê trình độ cán bộ công chức, viên chức của VQG ........................ 20 
Bảng 2.6. Hiện trạng dân cư tại khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim năm 2007. ...... 23 
Bảng 2.7. Thống kê đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim ....................... 27 
Bảng 2.8. Thống kê cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch tại Vườn quốc gia ........... 31 
Bảng 2.9. Các tuyến tham quan chính tại Vườn quốc gia Tràm Chim....................... 33 
Bảng 2.10. Các dịch vụ du lịch khác dành cho du khách .......................................... 34 
Bảng 2.11. Các tuyến tham quan đặc biệt của Vườn quốc gia Tràm Chim ............... 34 
Bảng 3.1. Đối tượng và thông tin cần thu thập từ phát phiếu điều tra phỏng vấn. ..... 41 
Bảng 3.2. Phân tích SWOT trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim. . 42 
Bảng 4.1. Bảng thống kê số lượng khách đến Vườn quốc gia từ năm 2005 năm 2011 .
Bảng 4.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái năm 2010, 2011 và 6 tháng đầu
năm 2012..................................................................................................................... 44 
Bảng 4.3. Bảng thống kê số lượng khách đến VQG, 7 tháng đầu năm 2012 ............. 44 
Bảng 4.4. Nguồn thu nhập chính của người dân ........................................................ 51 
Bảng 4.5. Khó khăn về xây dựng cơ sở hạ tầng ......................................................... 53 
Bảng 4.6. Bảng phân tích SWOT tại Vườn quốc gia Tràm Chim .............................. 55 
Bảng 4.7. Bảng vạch ra các chiến lược và giải pháp .................................................. 57 

Bảng 4.8. Quy hoạch các hoạt động chính và thời gian biểu cho chương trình du lịch
sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim. ......................................................................... 61 
Bảng 4.9. Ý tưởng các sản phẩm du lịch .................................................................... 63 
Bảng 4.10. Hạng mục các công trình cần đầu tư và nâng cấp trong thời gian tới ...... 64 
Bảng 4.11. Danh mục các mặt hàng phục vụ du khách ............................................ 688 

viii

44 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bảng đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp ..................................................... 13 
Hình 2.2. Rừng tràm tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim .......................................... 15 
Hình 2.3. Sếu Đầu Đỏ ............................................................................................ 18 
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình đón tiếp khách của trung tâm DVDLST & GDMT ..... 19 
Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức Vườn Quốc gia Tràm ...................................................... 21 
Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức trung tâm DVDLST & GDMT - VQG Tràm Chim ....... 21 
Hình 2.7. Sơ đồ phạm vi ranh giới Vườn quốc gia Tràm Chim. ........................... 22 
Hình 2.8. Hệ sinh thái Tràm Kênh Cùng khu A1 Vườn quốc gia Tràm Chim...... 26 
Hình 2.9. Một số loài thực vật thường gặp tại Vườn quốc gia Tràm Chim .......... 28 
Hình 2.10. Một số loài chim thường gặp tại Vườn quốc gia Tràm Chim ............. 28 
Hình 2.11. Một số loài động vật khác tại Vườn quốc gia Tràm Chim .................. 29 
Hình 2.12. Một số loài thủy sản tại Vườn quốc gia Tràm Chim ........................... 29 
Hình 2.13. Một số quần xã thực vật tiêu biểu tại Vườn quốc gia Tràm Chim ...... 30 
Hình 2.14. Phương tiện phục vụ tham quan tại Vườn quốc gia Tràm Chim ......... 32 
Hình 2.15. Bơi xuồng vào bãi chim sinh sản mùa nước nổi.................................. 35 
Hình 2.16. Bãi Chim sinh sản Khu A2 Vườn quốc gia Tràm Chim...................... 35 
Hình 2.17. Một số hoạt đông của công tác quản lý bảo tồn của Vườn quốc gia ... 37 
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện hiệu quả của công tác quảng bá .................................. 46 

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện yếu tố thu hút khách du lịch ....................................... 47 
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện mục đích đến Vườn quốc gia của du khách ............... 48 
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách về giá dịch vụ ............ 49 
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách về Vườn quốc gia ...... 49 
Hình 4.6. Tuổi hiện tại của nhân viên ban quản lý ................................................ 52 
Hình 4.7. Sơ đồ xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch ............................................ 65 

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VQG

Vườn Quốc Gia

DLST

Du Lịch Sinh Thái

BQL

Ban Quản Lý

HST

Hệ Sinh Thái

ĐNN

Đất Ngập Nước


ĐTM

Đồng Tháp Mười

BTTN

Bảo Tồn Thiên Nhiên

KBT

Khu Bảo Tồn

ĐDSH

Đa Dạng Sinh Học

KDT

Khu Di Tích

CBNV

Cán bộ nhân viên

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

DVDLST & GDMT


Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trương

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã, đang phát triển nhanh chóng tại

nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhiều
tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ
ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa
cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh tháiđã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế
to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như
cộng đồng dân cư các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa –sống
xung quanh các khu bảo tồn tự nhiên, Vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh
quyển….Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức
khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ
ngơi giải trí.
Có người cho rằng: “Du lịch sinh thái(DLST) xuất phát từ các trăn trở về môi
trường, kinh tế và xã hội, là một trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự
nhiên và làm tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại”. Xuất phát từ nhận
thức về lợi ích của DLSTđối với bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn giá trị văn hóa
các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,…Liên hiệp quốc đã chọn năm 2002
làm năm quốc tế về du lịch sinh thái(Bá et al., 2006).
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt

tại các khu bảo tồn, Vườn quốc gia. Tràm Chim là một trong số những VQG có nhiều
tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này vì Tràm Chim còn lưu giữ lại được gần
như nguyên vẹn hệ sinh thái (HST) đất ngập nước (ĐNN) của vùng lụt kín Đồng Tháp
Mười (ĐTM). Ngoài ra, Tràm Chim còn có Sếu đầu đỏ và nhiều loài chim quý hiếm
khác rất có giá trị cho hoạt động tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, nghiên cứu….

1


Vườn quốc gia Tràm Chim được thành lập ngày 29 tháng 12 năm 1998.Đây là
một trong số những Vườn quốc gia được thành lập sớm ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long.Trong những năm qua, Vườn quốc gia đã được quy hoạch để phát triển du lịch
sinh thái. Tuy nhiên, sự phát triển du lịchtại Vườn vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như:
sản phẩm du lịch còn nghèo nàn và kém hấp dẫn, trình độ chuyên môn của cán bộ
công nhân viên công tác du lịch còn yếu, thiếu và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch còn thiếu,…. Do đó, việc đánh giá đúng tiềm năng, định hướng phát triển du lịch
sinh thái bềnvững là nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh tháitạiVườn quốc
giatrong thời gian tới là vấn đề có ý nghĩa thiết thực.
1.2.

Mục tiêu đề tài
Thực hiện đề tài nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm

Chim tỉnh Đồng Tháp và góp phần bảo tồn tài nguyên môi trường du lịch, đồng thời
đem lại lợi ích cho người dân địa phương.
1.3.

Nội dung của đề tài

-


Tìm hiểu tài nguyên du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

-

Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

-

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của điểm du lịch trong
việc phát triển du lịch sinh thái.

1.4.

Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia.
Phạm vi nghiên cứu

-

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 25 tháng 11 năm 2012.

-

Không gian nghiên cứu:Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp.

-

Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia, hiện
trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia, ban quản lý, nhân viên, du
khách và cộng đồng dân cư.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Một số khái niệm

2.1.1. Định nghĩa về du lịch sinh thái
Khái niệm du lịch sinh thái vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, nó thường bị nhầm lẫn
với các loại hình du lịch khác. Một số tổ chức đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái
như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm tại các địa điểm tự
nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”
(Lindberg và Hawkins, 1993).
Theo tổng cục Du lịch Việt Nam,Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)
và Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP): “Du lịch sinh thái là
loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho
nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương”.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệmhỗ trợ
cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản
địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế góp phần tích cực
vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Loại hình du
lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và ngày càng được
quan tâm ở nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế. (Ngô An, 2009).
Ngoài nhữngkhái niệm và định nghĩa trên còn một sốđịnh nghĩa mở rộng hơn
về nội dung của du lịch sinh thái:
-


“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm
đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn,
thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là
hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu
3


về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát
triển môi trường và TNTN một cách bền vững” (Lê Huy Bá, 2000).
-

Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế UN(WTO): “Du lịch sinh tháilà việc đi lại có
trách nhiệm tới các khu vực tự nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện
phúc lợi cho người dân địa phương”.

Từ những định nghĩa trên có thể thấy du lịch sinh thái có các đặc trưng sau:
-

Dựa vào thiên nhiên và các nền văn hoá bản địa, chủ yếu tại các khu bảo tồn
thiên nhiên (BTTN), Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển….

-

Chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên bền vững
hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên.

-

Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.


-

Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hoá bản địa.

-

Đảm bảo cho nhu cầu thưởng thức của các thế hệ mai sau không bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi các du khách hôm nay.
Tóm lại, Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch mới phát triển và đang trở thành

một xu hướng tích cực để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo
tồn thiên nhiên và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hóa của mọi dân
tộc, thông qua việc giáo dục nhận thức của xã hội, của cộng đồng.
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Để phát triển du lịch sinh thái cần có bốn (4) nguyên tắc cơ bản dưới đây:
-

Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.

-

Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.

-

Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.

-


Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Nguyên tắc đầu tiên là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt

rõ ràng giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du
khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những
đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa dẫn đến thái độ cư xử của du khách tích
cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương.
4


Nguyên tắc thứ hai có thể hiểu: Hoạt động du lịch sinh thái tiềm ẩn những tác
động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên, vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì
hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững.
Một phần thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư để thực hiện
các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.
Nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng được xem là một
trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa
bản địa là một bộ phần hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của HST tại
một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục,sinh hoạt văn hóa truyền thống
của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự
nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST.
Nguyên tắc cuối cùng vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch
sinh thái.Du lịch sinh thái sẽ dành một phần lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng
góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
2.1.3. Du lich sinh thái bền vững
Hiện nay trên thế giới cũng có rất nhiều khái niệm và định nghĩa về DLST bền
vững nhưngcó hai khái niệm được xem là đầy đủ nhất (TS. Ngô An, 2009):
-


“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp
ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó
vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du
lịch trong tương lai”.

-

“Phát triển du lịch sinh thái bền vững cần có sự cân bằnggiữa các mục tiêu kinh
tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức”
(Allen K, 1993).

2.1.4. Tài nguyên và tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử
dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tíchCách mạng,
giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm
5


thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo nên sự hấp dẫn du lịch”(Luật Du lịch năm 2005).
Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch
bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong các hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn
hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó.
Chỉ được xem là tài nguyên du lịch sinh thái khi có các thành phần và các thể
tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một HST cụ thể được khai thác
sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch.
Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (Các VQG, khu BTTN, các sân chim…).

Các giá trị văn hoá bảnđịa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của
HST tự nhiên như: các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn
với các truyền thuyếtcủa cộng đồng.
Các tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản: Bao gồm các hệ sinh thái điển hình và
đa dạng sinh học.
2.1.5. Công ước Ramsar về vùng đất ngập nước
Công ước Ramsar là một công ước liên chính phủ được ký vào năm 1971 tại
thành phố Ramsar (Iran), có hiệu lực từ năm 1975 với mục đích khuyến khích bảo tồn
và sử dụng khôn khéo hay bền vững các khu ĐNN có tầm quan trọng quốc tế.
Hiện nay Ramsar có gần 160 quốc gia thành viên, trong đó Việt Nam là thành
viên thứ 50 từ năm 1989. Trên thế giới hiện có 2.000 khu Ramsar (Tràm Chim là khu
Ramsar thứ 4 của Việt Nam và thứ 2000 của thế giới).
Ramsar có tất cả 9 tiêu chí để công nhận, được chia thành hai nhóm tiêu chí
chính bao gồm:
-

Sự độc đáo và hiếm có của vùng ĐNN.

-

Tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn ĐDSH, nhấn mạnh đến cá và chim nước.

Các cam kết chính của một quốc gia thành viên Ramsar là:
-

Quốc gia đó phải đưa ít nhất một khu ĐNN thành khu Ramsar khi gia nhập
công ước.

6



-

Quy hoạch sử dụng đất của quốc gia phải có xem xét, cân nhắc về bảo tồn
đất ngập nước và khuyến khích việc sử dụng khôn khéo ĐNN.

-

Thành lập các khu BTTN đất ngập nước, nằm trong hay ngoài danh sách.

-

Hợp tác quốc tế liên quan đến việc thực hiện công ước, bảo tồn các vùng
ĐNN, nguồn nước, các loài có phạm vi xuyên biên giới.

Công ước Ramsar không phải là một ràng buộc pháp lý mà chủ yếu dựa vào sự
kỳ vọng thực hiện các cam kết ấy. Một số quốc gia đã đưa những cam kết Ramsar vào
hệ thống pháp luật của chính mình để tuân thủ tốt hơn.
2.2.

Tổng quan về du lịchtại Việt Nam

2.2.1. Tính tất yếu phát triểndu lịch tại Việt Nam
Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước,chiến lược phát triển du lịch. Ngành du
lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Luật Du lịch năm
2005 khẳng định một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý.
Sự ra đời của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh không
ngừng của hệ thống doanh nghiệp du lịch, cơ sở hạ tầng, các trung tâm, điểm đến du
lịch, khu nghỉ dưỡng, loại hình du lịch đa dạng tạo diện mạo mới và tiền đề quan trọng
tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển.

Theo nhận định của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Du lịch
Châu Á-Thái Bình Dương (PATA), Việt Nam được xếp vào danh sách điểm đến quốc
gia phục hồi nhanh nhất sau suy thoái kinh tế toàn cầu 2009.
Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ
trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc
dân. Ngành Du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm
nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường
và giữ vững an ninh, quốc phòng.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam là kim chỉ nam định hướng cho các
ngành, các cấp, các thành phần kinh tế - xã hội, trong đó ngành Du lịch là hạt nhân
trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

7


2.2.2. Nhận định về du lịch và du lịch sinh thái tại Việt Nam
2.2.2.1. Về tài nguyên du lịch
Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và khá hấp dẫn. Với diện
tích phần đất liền trên 330.000 km2 trải dọc nhiều vĩ tuyến bắc-nam với 3/4 đồi núi, địa
hình, khí hậu đa dạng tạo nên diện mạo HST vô cùng đa dạng và phong phú. Với
3.200 km bờ biển, trên 4000 hòn đảo ven bờ và hệ thống quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa; nhiều bãi biển, vịnh đẹp và nổi tiếng là thế mạnh nổi trội đối với phát triển
du lịch. Có thể nói, Việt nam được xếp vào danh mục các quốc gia có sự ĐDSH cao,
giàu tài nguyên thiên nhiên là điều kiện tốt để phát triển du lịch.
Với trên 4000 năm lịch sử và bề dày truyền thống văn hóa của 54 dân tộc sinh
sống trải dài từ bắc chí nam; nền văn hóa lúa nước với bản sắc đậm đà thể hiện qua lối
sống, tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là các di sản
văn hóa như: Cố Đô Huế, Hội An, Hoàng Thành Thăng Long, Cồng Chiêng Tây
Nguyên, Đề Tháp Mỹ Sơn... là những điểm sáng, điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên
du lịch nhân văn.

Những kỳ tích lịch sử qua các thời kỳ để lại những dấu ấn hiển hách gắn liền
với những danh nhân của lịch sử như: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Trần
Nhân Tông, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... là những thiên
anh hùng ca có sức hấp dẫn cuốn hút du khách tìm hiểu và thưởng ngoạn.
Tóm lại Việt Nam là một nước có điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch với
những ưu thế của thiên nhiên nhiệt đới ẩm, địa hình, cảnh quan đa dạng với nhiều HST
điển hình khác nhau từ vùng núi cao nguyên đến vùng đồng bằng ven biển và hải đảo.
Trên những khu vực cảnh quan này là địa bàn cư trú của hàng chục các dân tộc thiểu
số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với những phong tục tập quán, nền văn nghệ
dân gian đặc sắc.
2.2.2.2. Về nguồn lực cho phát triển du lịch
Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn kể trên qua bàn tay và khối óc
của con người nhào nặn trở thành nguồn lực cơ bản hình thành các sản phẩm du lịch.
Về tiềm năng Việt Nam có thể phát triển một hệ thống sản phẩm du lịch vô cùng
phong phú và hấp dẫn.
8


Nguồn lực quan trọng là điểm mạnh đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực phục
vụ phát triển du lịch. Với dân số 88 triệu dân, phần đông ở độ tuổi lao động sung sức
và dân số trẻ chiếm đa số, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động nói
chung và đối với phát triển du lịch nói riêng. Người Việt Nam có truyền thống lao
động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố mới và đặc biệt có tinh
thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi với mức
lương so sánh tương đối thấp so với khu vực. Đây là thế mạnh đối với phát triển dịch
vụ du lịch.
2.2.2.3. Về chính sách phát triển du lịch
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch thể hiện qua các
Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí
Thư, Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò

là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của Pháp
Lệnh Du lịch và đến 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống.
Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển.
Mặc dù có tiềm năng phát triển, song DLSTtại Việt Nam mới ở giai đoạn khởi
đầu.Du lịch sinh thái còn là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý
và khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch.Công tác nghiên cứu,
điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển DLST còn hạn chế. Mặt khác việc đào tạo
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên DLST còn chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển.
Trong số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hàng năm chỉ có khoảng 5 - 8%
tham gia vào các tour DLSTtự nhiên và khoảng 40 - 45% tham gia vào các tour du lịch
tham quan - sinh thái nhân văn.Còn đối với thị trường khách du lịch nội địa tỷ lệ này
thấp hơn.

9


2.2.3. Một số điểm du lich và du lịch sinh thái tại Việt Nam
Bảng 2.1. Một số điểm du lich và du lịch sinh thái tại Việt Nam
STT Phân vùng
1

Vùng

HST điểm hình

núi Núi


đá

Địa điểm điển hình

Loại hình

vôi, Khu BTTN Bắc Sơn, Hữu Tham

quan

và ven biển HST đất ngập Liên - Lạng Sơn, VQG Ba nghiên
Đông Bắc

cứu,

nước, HST san Bể - Bắc Kạn, hồ Núi Cốc du lịch mạo
hô...

- Thái Nguyên, Bái Tử hiểm, du lịch
Long - Quảng Ninh, Cát lặn biển.
Bà - Hải Phòng, Hạ Long,

2

núi HST vùng núi Sapa - Fan Xi Păng (Lào Tham

Vùng

quan,


Tây Bắc - cao, loài sinh Cai và Lai Châu), VQG nghiên
Hoàng Liên vật ôn đới

Hoàng Liên

Sơn
3

du lịch mạo
hiểm.

Vùng đồng

VQG Ba Vì, Tam Đảo, Tham

bằng sông

Xuân Thủy và Cúc Phương nghiên cứu du

Hồng
4

cứu,

quan,

lịch văn hóa.

Vùng Bắc Rừng
Trung Bộ


nguyên VQG Bến En, Pù Mát, Vũ Tham

sinh rộng lớn.

quan,

Quang, Phong Nha Kẻ nghiên

cứu,

Loài thú mới là Bàng, Bạch Mã.

du lịch mạo

Sao la, Mang

hiểm, du lịch

lớn và Voọc Hà

lặn biển...

Tĩnh.
5

Vùng Nam HST rừng khộp VQG Yok Đon, Ngọc Tham
Bộ đất ngập nước, Linh, Bidoup - Núi Bà,

Trung



cứu,

Tây vùng núi cao, Khánh Hòa, Núi Chúa,Mũi mạo hiểm, du

Nguyên
6

nghiên

quan

san hô.

Né, Tà Cú.

lịch lặn biển.

Vùng Đông Rừng ngập mặn VQG Cát Tiên, Côn Đảo Tham
Nam Bộ

Cần Giờ.

10

quan,

mạo hiểm...



STT Phân vùng
7

HST điểm hình

Địa điểm điển hình

Loại hình

Vùng đồng Đất ngập nước Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Tham

quan,

bằng sông và rừng ngập Giang. Tràm Chim Đồng nghiên

cứu,

Mê Kông

mặn, các miệt Tháp - U Minh Thượng, sông

nước,

miệt vườn.

vườn, sân chim. Phú Quốc.

(Nguồn:Tham khảo định hướng chiến lược phát triển du lịch sinh thái Việt Nam,
Ths. Lê Văn Minh - ViệnNghiên cứu Phát triển Du lịch).

2.2.4. Các hình thức bảo tồn
Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành công tác
bảo tồn đa dạng sinh học khá sớm. Hai hình thức bảo tồn ĐDSHphổ biến được áp
dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn
ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation).
2.2.4.1. Bão tồn nội vi (In – situ)
Bảo tồn nội vi gồm các phương pháp, công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài,
các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên. Bảo tồn nguyên vị được
thực hiện bằng cách thành lập các KBT và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.
Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu tại Việt Nam trong thời gian vừa
qua. Kết quả của phương pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng và đưa
vào hoạt động một hệ thống rừng đặc dụng.
Bảng 2.2.Hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiêntại Việt Nam
T.T

Loại

Số lượng Diện tích (ha)

I

Vườn Quốc gia

30 1.041.956

II

Khu Bảo tồn thiên nhiên

60 1.184.372


IIa

Khu dự trữ thiên nhiên

48

1.100.892

IIb

Khu bảo tồn loài sinh cảnh

12

83.480

III

Khu Bảo vệ cảnh quan

38 173.764

Tổng cộng (Khu bảo tồn)

128 2.400.092

(Nguồn: Thống kê đến 10/2006 Cục Kiểm lâm và Viện Điều tra quy hoạch rừng).
11



2.2.4.2. Bảo tồn ngoại vi (Ex situ)
Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thủy
hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập
các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh vật
ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để
nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp:
-

Nơi sinh sống bị suy thoái, hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên.

-

Dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới,
để nâng cao kiến thức cho cộng đồng.
Hệ thống bảo tồn ngoại vi đã hỗ trợ tương đối hiệu quả cho công tác nghiên

cứu, học tập về bảo tồn đa dạng sinh học.
Các vườn thực vật, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn cây thuốc và
vườn động vật đã sưu tập được số lượng loài và cá thể tương đối lớn. Trong số đó,
nhiều loài cây rừng bản địa đã được nghiên cứu và đưa vào gây trồng thành công;
nhiều loài động vật hoang dã đã gây nuôi sinh sản trong điều kiện nhân tạo. Đặc biệt là
các vườn cây thuốc chuyên đề hoặc các vườn cây thuốc trong các vườn thực vật đã
đóng góp đáng kể trong công tác nghiên cứu dược liệu và gây trồng phát triển cây
thuốc nam cung cấp nguyên liệu cho ngành dược.
Bảo tồn ngoại vi đã đóng góp đáng kể cho bảo tồn nội vi đối với các loài động
thực vật hoang dã đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên. Một số loài động thực vật
hoang dã đã bị tiêu diệt trong tự nhiên đã được gây nuôi thành công như Hươu sao,
Hươu xạ, Cá sấu hoa cà (động vật), thực vật có Sưa, Lim xanh…
Các hình thức bảo tồn ngoại vi chủ yếu hiện nay:

-

Các khu rừng thực nghiệm.

-

Vườn cây thuốc.

-

Ngân hàng giống.

2.3.

Hiên trạng, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Đồng Tháp

2.3.1. Hiện trạng ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là Tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và một phần vùng
Đồng Tháp Mười với diện tích: 3.246,1 km2; Dân số có 1.665.420 người, phía bắc giáp
12


tỉnh Prây Veng (Campuchia) với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và
Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An
Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là
thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minhkhoảng 160 km. Đồng Tháp có hai
đô thị loại III là thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc.
Trong các tài nguyên du lịch của Đồng Tháp, nhiều tài nguyên du lịch có giá trị
không chỉ đối với du lịch tỉnh Đồng Tháp mà còn có ý nghĩa đối với phát triển du lịch
đồng bằng sông Cửu Long mà tiểu biểu là Vườn quốc gia tràm Chim.

Trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 cũng như trong quy hoạch phát triển du lịch vùng du lịch Nam
Trung Bộ - Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt, Vườn quốc
giaTràm Chim được xác định là một điểm du lịch có tìm năng, đặc biệt tìm năng về du
lịch sinh thái.

Hình 2.1. Bảng đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Hoạt động du lịch trong những năm qua đang từng bước phát triển theo chiều
hướng ỗn định:
-

Có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động làm cho sự phát triển của
ngành thêm phong phú và nâng cao về chất lượng.
13


-

Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch cũng được quan tâm
thực hiện.

-

Đa dạng hoá các loại hình du lịch để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.

-

Các cơ sở lưu trú du lịch được cải tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ứng dụng
công nghệ thông tin vào kinh doanh.
Nhận thức về du lịch đã có những chuyển biến tích cực. Du lịch được xem là


ngành kinh tế quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên
vùng và mang tính xã hội hoá cao.Tuy nhiên du lịch Đồng Tháp đang ở giai đoạn đầu
phát triển, quy mô còn nhỏ, điểm xuất pháp thấp nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP
của Tỉnh.
2.3.2. Hiện trạng tiềm năng tài nguyên du lịch
2.3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Với đặc điểm điều kiện tự nhiên đa dạng của Đồng Tháp tạo cho nơi đây tiềm
năng du lịch độc đáo, là điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch như: nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch miệt vườn phong phú, hấp dẫn.
Đồng Tháp Mười hoang sơ, vốn là địa điểm nổi tiếng về một mẫu sinh cảnh
tiêu biểu, độc đáo của HST đất ngập nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng
thời là vùng đất ngập nước quan trọng của vùng hạ lưu sông Mê Kông.
2.3.2.2. Một số điểm du lịchtại tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.3.Một số điểm du lich của Đồng Tháp
STT Tên các điểm du lịch

Địa điểm

1

Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

Tp. Cao Lãnh

2

Khu di tích Xẻo Quýt

Tp. Cao Lãnh


3

Khu di tích Gò Tháp

Huyện Tháp Mười

4

Khu DLST Gáo Giồng

Tp. Cao Lãnh

5

VQG Tràm Chim

Huyện Tam Nông

6

Làng Hoa Kiểng Sa Đéc

Thị Xã Sa Đéc

7

Nhà Cổ Huỳnh Thuý Lê

Thị Xã Sa Đéc


8

Chùa Kiến An Cung

Thị Xã Sa Đéc
14


×