Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ÁP DỤNG TẠI PHÂN XƯỞNG DIPNHÀ MÁYGIẤY TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 220 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ÁP DỤNG TẠI
PHÂN XƯỞNG DIP-NHÀ MÁYGIẤY TÂN MAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ ÁNH LÂM
Ngành: Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái
Niên khóa: 2009 – 2013

Tháng 12/2012


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 : 2007 TẠI
PHÂN XƯỞNG DIP-NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI


Tác giả
NGUYỄN THỊ ÁNH LÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

ThS VŨ THỊ HỒNG THỦY



TP.HCM, Tháng 12/2012
i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP.HCM, ngày ….... tháng ……. năm 2012
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Vũ Thị Hồng Thủy
ii



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian đi thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập, em đã nhận được rất
nhiều sự động viên, giúp đỡ, sự chia sẻ và quan tâm của các Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng trân trọng và sự biết ơn, xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM,
những người đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm qua.
- Cô Vũ Thị Hồng Thủy - người đã tận tâm giảng dạy, chỉ bảo, quan tâm em trong suốt
quá trình thực tập. Em cảm ơn Cô rất nhiều.
- Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Tập Đoàn Tân Mai, đã tạo điều kiện cho em thực tập,
học hỏi kinh nghiệm; em cảm ơn các anh chị trong phòng quản lý kỹ thuật công nghệ và
các cô chú trong công tyđã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và cung cấp cho em nhiều tài liệu bổ
ích và cần thiết cho bài báo cáo.
- Bố mẹ: Con cảm ơn bố mẹ đã luôn hỏi thăm, quan tâm, động viên và chăm sóc con.
- Và các bạn cùng học chung lớp với mình. Cám ơn các bạn đã quan tâm và chia sẻ
cùng mình.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Lâm

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai” được tiến hành
trong khoảng thời gian từ tháng 08/2012 đến tháng 11/2012.
Đề tài bao gồm các nội dung chính sau:



Sự tiếp cận với đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phương pháp và

mục tiêu nghiên cứu đề tài.


Tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007



Tổng quan về Nhà máy Giấy Tân Mai (công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai).



Đánh giá tình hình An toàn vệ sinh lao động tại phân xưởng DIP-Nhà máy

và khả năng áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 cho Nhà máy.


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu

chuẩn OHSAS 18001 : 2007 cho Nhà máy với các bước cơ bản sau:
 Xác định phạm vi của hệ thống, thành lập ban OHSAS
 Xây dựng chính sách OHSAS phù hợp với tình hình của Nhà máy
 Nhận diện các mối nguy có liên quan đến vấn đề an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp của công nhân từ tất cả các hoạt động sản xuất của phân xưởng DIP và cá công
trình phụ trợ. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế và kiểm soát các
mối nguy.

 Nêu lên các bước xây dựng hệ thống phù hợp với tình hình thực tiễn và các
nguồn lực sẵn có của Nhà máy nói chung và phân xưởng nói riêng.
 Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 : 2007
phục vụ cho việc kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu các tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp tại phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai.

iv


MỤC LỤC
TÓM TẮT .........................................................................................................................iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU-SƠ ĐỒ .................................................................................x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .........................................................................................xi
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................................... 1
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 2
PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 2
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ...................................... 4
2.1 SỰ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN OHSAS 18000 ....................................................... 4
2.2 CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007 .......................................................... 5

2.3. CÁC YÊU CẦU CỦA OHSAS 18001 ........................................................................ 5
2.4. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 : 2007 ..................... 6
2.4.1 Về mặt thị trường: .............................................................................................. 6
2.4.2 Về mặt kinh tế:.................................................................................................... 6
2.4.3 Quản lý rủi ro:.................................................................................................... 6
2.5. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS TẠI VIỆT NAM ...................................................... 7
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ PHÂN XƯỞNG DIP-NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI ................ 8
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................................. 8
3.1.1 Thông tin chung .................................................................................................. 8
3.1.2 Vị trí địa lý.......................................................................................................... 8
3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 8
3.1.4 Sản phẩm và công suất hoạt động...................................................................... 9
3.1.5 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy ............................................................................. 9
3.1.6 Các hệ thống quản lý hiện có tại công ty ......................................................... 11
3.2. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT ................................................................ 11
3.2.1 Nguồn nhân lực: ............................................................................................... 11
3.2.2 Nhu cầu sử dụng điện nước: ............................................................................ 11
3.2.3 Nhu cầu sừ dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất: ........................................ 11
3.2.4 Quy trình sản xuất: ........................................................................................... 12
3.2.5 Công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị: .............................................. 15
v


3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG: ...................................................................................... 15
3.3.1 Môi trường không khí: ..................................................................................... 15
3.3.2 Môi trường nước: ............................................................................................. 17
3.3.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại: ................................................................ 18
3.4. CÔNG TÁC VỆ SINH LAO ĐỘNG – BẢO HỘ LAO ĐỘNG – PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ ....................................................................................................................... 19
3.4.1 Công tác vệ sinh lao động – Bảo hộ lao động: ................................................ 19

3.4.2 Phòng chống cháy nổ: ...................................................................................... 20
3.4.3 Thực hiện an toàn sức khỏe nghề nghiệp:........................................................ 21
3.4.4 Đánh giá kết quả thực hiện ATLĐ – BHLĐ – PCCN: ..................................... 22
CHƯƠNG 4XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ
NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 : 2007 CHO PHÂN
XƯỞNG…………………………………………………………………………………23
4.1. PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG VÀ THÀNH LẬP BAN OHSAS: ................................. 23
4.1.1 Phạm vi của hệ thống OHSAS: ........................................................................ 23
4.1.2 Thành lập ban OH&S: ..................................................................................... 23
4.2. CHÍNH SÁCH OHS&S VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH TRONG CÔNG TY: .......... 24
4.2.1. Chính sách OHSAS: ......................................................................................... 24
4.2.2. Công tác phổ biến chính sách OHSAS trong nội bộ công ty và đối với bên
ngoài: ......................................................................................................................... 26
4.2.3. Kế hoạch chỉnh sửa chính sách OHSAS cho phù hợp với tình hình thực tiễn của
Công ty:...................................................................................................................... 27
4.3. NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO: ................................................ 27
4.3.1 Mục đích:.......................................................................................................... 27
4.3.2 Nội dung: .......................................................................................................... 27
4.4. YÊU CẦU CỦA PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC: ..................................... 31
4.4.1 Mục đích:.......................................................................................................... 31
4.4.2 Nội dung: .......................................................................................................... 32
4.5. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH: ................................................................ 32
4.5.1 Mục đích:.......................................................................................................... 32
4.5.2 Nội dung: .......................................................................................................... 32
4.6. NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH VÀ
QUYỀN HẠN: ................................................................................................................ 34
4.6.1. Mục đích:.......................................................................................................... 34
4.6.2. Nội dung: .......................................................................................................... 34
4.7. NĂNG LỰC ĐÀO TẠO VÀ NHẬN THỨC: ............................................................. 38
4.7.1 Mục đích:.......................................................................................................... 38

vi


4.7.2 Nội dung: .......................................................................................................... 38
4.8. TRAO ĐỔI THÔNG TIN, THAM GIA VÀ THAM VẤN: .......................................... 39
4.8.1 Mục đích:.......................................................................................................... 39
4.8.2 Nội dung: .......................................................................................................... 39
4.9. HỆ THỐNG TÀI LIỆU OH&S: ............................................................................... 40
4.9.1 Mục đích:.......................................................................................................... 40
4.9.2 Nội dung: .......................................................................................................... 41
4.10.KIỂM SOÁT TÀI LIỆU: ......................................................................................... 41
4.10.1Mục đích: ......................................................................................................... 41
4.10.2Nội dung: ......................................................................................................... 41
4.11.KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH: .................................................................................... 42
4.11.1Mục đích: ......................................................................................................... 42
4.11.2Nội dung: ......................................................................................................... 42
4.12.CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP: ................................. 43
4.12.1Mục đích: ......................................................................................................... 43
4.12.2Nội dung: ......................................................................................................... 44
4.13.ĐO LƯỜNG VÀ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN: .................................................. 45
4.13.1Mục đích: ......................................................................................................... 45
4.13.2Nội dung: ......................................................................................................... 45
4.14.ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ: .................................................................................. 48
4.14.1Mục đích: ......................................................................................................... 48
4.14.2Nội dung: ......................................................................................................... 48
4.15.ĐIỀU TRA SỰ CỐ: ................................................................................................ 48
4.15.1Mục đích: ......................................................................................................... 48
4.15.2Nội dung: ......................................................................................................... 48
4.16.SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC, HÀNH ĐỘNG PHÒNG
NGỪA: ........................................................................................................................... 49

4.16.1Mục đích: ......................................................................................................... 49
4.16.2Nội dung: ......................................................................................................... 50
4.17.KIỂM SOÁT HỒ SƠ:.............................................................................................. 50
4.17.1Mục đích: ......................................................................................................... 50
4.17.2Nội dung: ......................................................................................................... 50
4.18.ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ: .............................................................................................. 51
4.18.1Mục đích: ......................................................................................................... 51
4.18.2Nội dung: ......................................................................................................... 51
4.19.XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO: ................................................................................. 52
4.19.1Mục đích: ......................................................................................................... 52
vii


4.19.2Nội dung: ......................................................................................................... 52
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 55
5.1. KẾT LUẬN: ............................................................................................................ 55
5.2. KIẾN NGHỊ: ........................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................57

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

:

Bảo vệ môi trường

ATLĐ


:

An toàn lao động

AT&SKNN

:

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

ATVSLĐ

:

An toàn vệ sinh lao động

BHLĐ

:

Bảo hộ lao động

BLĐTBXH

:

Bộ Lao động – Thương binh xã hội

BYT


:

Bộ Y tế

BCA

:

Bộ Công An

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

BM

:

Biểu mẫu

BNN


:

Bệnh nghề nghiệp

BSI (British Standards Institution)

:

Viện Tiêu chuần Anh Quốc

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên

ĐDLĐ

:

Đại diện Lãnh đạo

HDCV

:

Hướng dẫn công việc

OH&S (Occupational Health and Safety) :


An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

PCCN

:

Phòng chống cháy nổ

CTNH

:

Chất thải nguy hại

SA (Social Accountability)

:

Trách nhiệm xã hội

TNLĐ

:


Tai nạn lao động

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TT

:

Thủ tục

UPTTKC

:

Ứng phó tình trạng khẩn cấp

VSLĐ

:

Vệ sinh lao động
ix


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU-SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Mô hình quản lý P-D-C-A ........................................................................... 5
Bảng 3.1. Sản phẩm của phân xưởng DIP-Nhà máy giấy Tân Mai .............................. 9
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty ......................................................................... 9
Bảng 3.2. Danh mục nguyên liệu sử dụng của phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy
Tân Mai .......................................................................................................................... 12
Bảng 3.3. Danh mục hóa chất sử dụng trong sản xuất .................................................. 12
Sơ đồ 3.2. Dây chuyền xử lý giấy vụn DIP ................................................................... 13
Bảng 3.4. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ................................... 18
Bảng 3.5. Kết quả huấn luyện AT-VSLĐ ..................................................................... 21
Bảng 3.6. Phân loại sức khỏe người lao động ............................................................... 22
Sơ đồ 4.1.Sơ đồ tổ chức ban OH&S của phân xưởng DIP ........................................... 25
Bảng 4.1. Phổ biến chính sách OHSAS Tại Nhà máy Giấy Tân Mai ............................ 27
Bảng 4.2. Chu kỳ xuất hiện mối nguy ........................................................................... 30
Bảng 4.3. Tần xuất xảy ra sự cố .................................................................................... 30
Bảng 4.4. Mức độ nghiêm trọng .................................................................................... 30
Bảng 4.5. Đánh giá cấp độ rủi ro ................................................................................... 31
Bảng 4.6. Bảng thống kê cấp độ rủi ro .......................................................................... 32
Bảng 4.7. Kế hoạch đào tạo OH&S của nhà máy giấy Tân Mai ................................... 38
Bảng 4.8. Kế hoạch giám sát và đo lường các khía cạnh liên quan OH&S .................. 46

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ
OH&S .................................................................................................................................... 59
PHỤ LỤC 2: BẢNG NHẬN DẠNG MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO .................... 71
PHỤ LỤC 3: DANH MỤC CÁC YÊU CẤU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC .......... 102
PHỤ LỤC 4: BẢNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO OH&S ........................................................ 121
PHỤ LỤC 5: DANH MỤC THIẾT BỊ PCCC...................................................................... 160

PHỤ LỤC 6: BẢNG KẾ HOẠCH HIỆU CHUẨN VÀ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ PCCC .... 161
PHỤ LỤC 7: BẢNG GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN
OH&S .................................................................................................................................. 177
PHỤ LỤC 8: BẢNG KẾ HOẠCH HIỆU CHUẨN, KIỂM ĐỊNH CÁC LOẠI MÁY MÓC,
THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN THEO TT32/2011/TT-BLĐTBXH
............................................................................................................................................... 180

PHỤ LỤC A. CÁC THỦ TỤC HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S CỦA PHÂN XƯỞNG DIPNHÀ MÁY TÂN MAI
Thủ tục 1(TT-01-01): NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ......................... 66
Thủ tục 2(TT-02-01): XÁC ĐỊNH YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC .. 99
Thủ tục 3(TT-03-01): ĐÀO TẠO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ....................................... 116
Thủ tục 4(TT-04-01): TRAO ĐỔI THÔNG TIN, THAM GIA VÀ TƯ VẤN........................ 124
Thủ tục 5(TT-05-01): SOẠN THẢO VÀ KIỂM SOÁT TÀI LIỆU OH&S ............................ 128
Thủ tục 6(TT-06-01): KIỂM SOÁT VÀ ĐIỀU HÀNH........................................................... 136
Thủ tục 7: CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP ............................. 149
Thủ tục 8(TT-08-01): GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG .............................................................. 173
Thủ tục 9(TT-09-01): ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC
YÊU CẦU KHÁC...................................................................................................................... 182
Thủ tục 10(TT-10-01): ĐIỀU TRA SỰ CỐ............................................................................. 184
Thủ tục 11(TT-11-01): SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC, HÀNH ĐỘNG
PHÒNG NGỪA ......................................................................................................................... 195
Thủ tục 12(TT-12-01): KIỂM SOÁT HỒ SƠ.......................................................................... 198

xi


Thủ tục 13(TT-13-01): ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ .......................................................................... 201
Thủ tục 14(TT-14-01): XEM XÉT LÃNH ĐẠO ..................................................................... 207

xii



Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thống kê của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội cho biết trong 6 tháng đầu
năm 2012, trên toàn quốc đã xảy ra 3060 vụ tainạn lao động làm 3160 người bị nạn, trong
đó số vụ tai nạn lao động chết người là 256 vụ ( chiếm 8,37% ), số người chết là 279
người, số người bị thương nặng là 671 người; và đặc biệt số nạn nhân lao động nữ là 839
người, chiếm 26,55 % tổng số người bị nạn.
Tình hình tai nạn lao động và số nạn nhân của các vụ tai nạn giảm 13,3 %, nhưng
số vụ tai nạn lao động có người chết tăng 9,9 % và số người chết vì tai nạn lao động tăng
2,2 % so với cùng kì năm 2011. Thêm vào đó, số người bị thương nặng lại tăng 23,3 %.
Như vậy, mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến uy tín và thiệt hại đến tài sản của các công ty.
Bên cạnh đó, áp lực từ thị trường và người lao động ngày càng tăng, thúc giục các
Công ty áp dụng các biện pháp và hệ thống bảo hộ lao động cho người lao động. Chính vì
thế mà xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 trở thành một nhu cầu tất yếu.
Công tycổ phần Tập Đoàn Tân Mai có mặt hàng chủ lực là giấy, do đó yêu cầu
nghiêm ngặt về các vấn đề kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và phát
triển bền vững. Do đó, với đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, áp dụng tạiphân xưởng DIP-Nhà máy
giấy Tân Mai” tôi hy vọng sẽ góp phần cải thiện môi trường làm việc cho người lao động,
và giúp Nhà máy nhận diện các mối nguy có thể có để hạn chế các vấn đề ở mức tốt nhất.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI



Nghiên cứu tình hình quản lý OH&S tại Nhà máy giấy Tân Mai.

GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

1


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai 



Xây dựng các tài liệu hướng dẫn vận hànhhệ thống quản lý an toàn và sức

khỏe nghề nghiệp cho công nhân theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 áp dụng cho phân
xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai.
1.3 . NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI


So với các biện pháp bảo hộ lao động thông thường, “Phòng bệnh hơn

chữa bệnh” – OHSAS 18000 giúp Nhà máy phòng ngừa, kiểm soát được vấn đề an toàn
nhằm giảm nhẹ, ngăn chặn những tổn thất do tai nạn gây ra và hơn thế nữa hệ thống này
cũng sẽ mang lại cho doanh nghiệp một hình ảnh tốt hơn, năng suất lao động cao hơn vì
công nhân được làm trong một môi trường tốt, môi trường an toàn.


Nhà máy cung cấp sản phẩm giấy cho thị trường, phân phối rộng khắp các


tỉnh thành, đồng thời đặc điểm của ngành hết sức khắt khe, có nhiều quy định kỹ thuật,
chủ yếu nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và phát triển bền vững.Do đó xây
dựng hệ thống OHSAS giúp sản phẩm của Nhà máy đảm bảo các yêu cầu cần thiết và
công nhân viên đảm bảo được nhiều lợi ích hơn, tránh được những rủi ro đáng tiếc.
1.4 . PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
-

Hoạt động và sản phẩm: tất cả các hoạt động tại phân xưởng DIP (sản xuất bột

giấy từ giấy vụn) và các công trình phụ trợ của DIP tại Nhà máy giấy Tân Mai có khả
năng gây ra các vấn đề về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp.
-

Địa điểm: Phân xưởng DIP-Nhà máy giấy Tân Mai, Khu phố 1, phường Thống

Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
-

Thời gian: 01/08/2012 – 30/12/2012

1.5 . PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 THAM KHẢO TÀI LIỆU
-

Tham khảo tài liệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007.

-

Tham khảo các văn bản pháp luật có liên quan.


-

Tham khảo tài liệu về Nhá máy thông qua các tài liệu có sẵn của Nhà máy.

-

Tìm hiểu thông tin về An toàn lao động, bệnh nghề nghiệp,… thông qua sách báo,
Website,….

GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

2


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai 

 KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
-

Khảo sát và tìm hiểu hiện trạng môi trường lao động, thực trạng các giải pháp kiểm
soát an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy.

 PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA
-

Phỏng vấn người lao động tại nhà máy về giờ giấc làm việc, chất lượng môi trường
làm việc, khả năng xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, các sự cố an toàn
lao động…


-

Phỏng vấn người dân xung quanh về ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của Nhà
máy đến môi trường xung quanh,…

 XỬ LÝ SỐ LIỆU, PHÂN TÍCH THÔNG TIN
-

Trên cơ sở số liệu thu thập được từ Nhà máy, tiến hành xử lý và phân tích các số
liệu cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng hệ thống OH&S tại
phân xưởng DIP của Nhà máy.

GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

3


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai 

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
2.1 SỰ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN OHSAS 18000
Lịch sử hình thành và những chuyển biến của OHSAS 18000 theo thời gian và nhu
cầu xã hội:


1992:Ủy ban Sức khỏe và An toànAnh ban bố chính sách quản lý về Sức


khỏe và An toàn tại nơi làm việc.


1993:Ủy ban Sức khỏe và An toàn Anh điều hành giới thiệu về Quản lý

Sức khỏe và An toàn, phù hợp với pháp luật Anh (gọi tắc là HSG 65).


1996: Tiêu chuẩn Anh BS 8800 đưa ra, được sử dụng như mô hình

OHSMS hướng dẫn chung cho hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn.


1999:Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) cùng với các tổ chức khác trên thế giới

cho ra đời phiên bản đầu tiên - tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999, dựa trên những đặc
điểm kỹ thuật của bộ tiêu chuẩn BS8800.


2000:Tiêu chuẩn OHSAS 18002 ra đời phục vụ cho việc hướng dẫn triển

khai thực hiện OHSAS 18001.


2007: Phiên bản mới OHSAS 18001:2007



2008: Phiên bản mới OHSAS 18002:2008


OHSAS 18000 là một tiêu chuẩn quốc tế về AT&SKNN (OH&S) được xây dựng
từ sự kết hợp của các tổ chức tiêu chuẩn Quốc gia, các tổ chức chứng nhận, các tổ chức tư
vấn và các chuyên gia trong ngành.
Hệ thống quản lý OH&S xác định các quá trình để cải tiến thường xuyên các hoạt
động về an toàn và sức khoẻ và phù hợp với các yêu cầu pháp luật. Hệ thống này tạo ra
nền tảng để tích hợp với kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.

GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

4


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai 

2.2 CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007
Cấu trúc của hệ thống OHSAS được xây dựng dựa trên mô hình P-D-C-A và bao
gồm:
-

Lãnh đạo cam kết.

-

Đánh giá và lập kế hoạch.

-


Thiết lập hệ thống OH&S

Cải tiến thường
xuyên
Xem xét của
Lãnh đạo

và tài liệu.
-

Áp dụng hệ thống.

-

Đánh giá, cải tiến.

-

Chứng nhận.

Thiết lập chính
sách an toàn
Lập kế hoạch

Kiểm tra &
Hành động
khắc phục

Thực hiện và
điều hành


Sơ đồ 2.1. Mô hình quản lý P-D-C-A
2.3. CÁC YÊU CẦU CỦA OHSAS 18001:2007
 Chính sách OH&S
 Nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro và xác định biện pháp kiểm soát
 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình OH&S
 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và quyền hạn
 Năng lực, đào tạo và nhận thức
 Trao đổi thông tin, tham gia và tham vấn
 Hệ thống tài liệu
 Kiểm soát tài liệu
 Kiểm soát điều hành
 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp
 Đo lường và theo dõi kết quả thực hiện
 Đánh giá sự tuân thủ
GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

5


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai 

 Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa
 Đánh giá nội bộ
 Xem xét của lãnh đạo
2.4.


LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 : 2007

Các lợi ích từ OHSAS 18001:
2.4.1
Về mặt thị trường:
 Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ
OHSAS 18001 như là một điều kiện bắt buộc.
 Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động an
toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
 Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong
nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe
nghề nghiệp.
 Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
2.4.2
Về mặt kinh tế:
 Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã
hội.
 Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp.
 Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
 Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
 Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
2.4.3
Quản lý rủi ro:
 Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
 Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.
 Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).

GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

6


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai 

2.5.

TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS TẠI VIỆT NAM

Các Công ty liên doanh, Công ty có vốn nước ngoài thường áp dụng hệ thống này
như là điều kiện bắt buột từ các công ty mẹ. Một số công ty điển hình như Crown, Nhà
máy nước Bình an, …
Các công ty Việt nam vẫn đang chật vật với hệ thống quản lý chất lượng và chưa
đủ nguồn lực để thực hiện hệ thống này. Số lượng Công ty Việt nam đạt giấy chứng nhận
OHSAS chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, một số Doanh nghiệp xuất hàng sang nước
Mỹ phải áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội theo SA 8000. Hai hệ thống này có những
điểm tương đồng và phần nào cũng nâng cao ý thức của Doanh nghiệp trong việc thực
hiện các qui định về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

7


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai 


Chương 3
TỔNG QUAN VỀ PHÂN XƯỞNG DIP-NHÀ MÁY GIẤY
TÂN MAI
3.1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN XƯỞNG-NHÀ MÁY
3.1.1

Thông tin chung

-

Tên cơ sở: Nhà máyGiấy Tân Mai (trực thuộc công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai).

-

Địa chỉ trụ sở chính: Phân xưởng DIP thuộc nhà máy giấy Tân Mai, Khu phố 1,
phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

-

Điện thoại: 84 (61) 822257

-

Fax: 84 (61) 3824915

-


Tên lãnh đạo: Nguyễn Văn Vĩnh

-

Chức vụ: Giám đốc

-

Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần

-

Logo công ty:

-

Loại hình sản xuất: giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy photo coppy…
3.1.2
Vị trí địa lý
Thuộc Nhà máy giấy Tân Mai tọa lạc tại phường Thống Nhất, thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai với vị trí xác định như sau:

-

Phía đông giáp: đường nhựa Nguyễn Văn Hoa

-

Phía tây giáp: Trường Cao Đẳng nghề Đồng Nai


-

Phía nam giáp: đường Võ Thị Sáu

-

Phía bắc giáp: xí nghiệp gỗ Tân Mai

-

3.1.3
Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1958 là công ty kỹ nghệ Giấy Tân Mai (COGIVINA)

-

Năm 1975 là Nhà Máy Giấy Tân Mai với 100% vốn Nhà Nước

-

Năm 2006 là Công Ty Cổ Phần Giấy Tân Mai, với vốn Nhà nước chiếm giữ 60%.

GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

8


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai 


-

Năm 2007 là Công Ty Cổ Phần Giấy Tân Mai với vốn nhà nước là 40%

-

Ngày 31/12/2008 thành lập Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai với vốn Nhà Nước
31%

-

3.1.4
Sản phẩm và công suất hoạt động
Sản phẩm chính: Giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy photo coppy...

-

Năng lực sản xuất:
Bảng 3.1. Sản phẩm của phân xưởng DIP-Nhà máy giấy Tân Mai
STT

Chủng loại

Sản lượng (tấn/năm)

1

Bột từ xử lý giấy vụn (tự cấp cho các dây


20.000

chuyền xeo của công ty)
Nguồn: Nhà máy giấy Tân Mai
3.1.5

Cơ cấu tổ chức của Công ty
SƠ ĐỒ 3.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

9


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 : 2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà
máy Giấy Tân Mai 

Đại hội đồng cổ đông
Ban Kiểm soát
Hội Đồng Quản Trị

Phó
TGĐ
phụ
trách
Tài
chính

P.

Tài
chính

Ban chuyên gia

Tổng Giám Đốc

Phó
TGĐ
phụ
trách
Lâm
sinh

Phó
TGĐ
phụ
trách
Đầu tư

P.
QH
đất &
PTL
N

GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

P.

Lâm
sinh

Phó
TGĐ
phụ
trách
Kỹ
thuật

P.
Quản
lý kỹ
thuật
10

P. An
toàn
môi
trường

Ban
quản
lý dự
án

Ban trợ lý TGĐ

Kế
toán

trưởng

P. Tổ
chức
hành
chính

P. Kế
toán

Phó
TGĐ
phụ
trách
Kinh
tế

P. Kế
hoạch

Phó
TGĐ
phụ
trách
Sản
xuất

P.
Quản


thông
tin


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai 

3.1.6
Các hệ thống quản lý hiện có tại Công ty
 Công ty cổ phần Tân Mai đã từng xây dựng (năm 2003) và hiện đang áp dụng
theo Hệ Thống Quản Lý Môi Trường theo tiêu chuẩn ISO14000.


Xây dựng và đạt chứng nhận Hệ thống Quản Lý Chất Lượng theo tiêu chuẩn

ISO9000 và chứng chỉ SA8000 năm 2002.
3.2.


TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT
3.2.1
Nguồn nhân lực:
Tổng số lao động hiện nay của nhà máy là 950 người, trong đó tổng số lao

động nữ là 124 người. Số lao động trực tiếp là 846 người, trong đó tổng lao động nữ
là 112 người.


Tổng số lao động của phân xưởng DIP là 27 người, trong đó số lao động nữ là


10 người.


Xưởng sản xuất hoạt động 7 ngày/tuần, từ thứ 2 tới thứ chủ nhật. Thời gian

làm việc 8 giờ/ngày. Ca 1: từ 7h tới 15h. Ca 2: từ 15h tới 23h. Ca 3: từ 23h đêm tới
7h sáng hôm sau.
3.2.2
-

Nhu cầu sử dụng điện nước:

Nhu cầu sử dụng điện: Phần lớn máy móc hoạt động tại xưởng sản xuất của

Nhà máy sử dụng điện để vận hành. Do đó hàng tháng nhu cầu sử dụng điện tại cơ sở
là khá lớn. Nhu cầu điện tại nhà máy là 50.000.000 kWh/năm, xưởng DIP là
3.000.000 kWh/năm.
-

Nhà máy không có máy phát điện dùng cho sản xuất (trong trường hợp lưới

điện quốc gia gặp sự cố, mất điện), mà chỉ có máy phát điện cho các khu vực khác
như khu hành chính.
-

Nhu cầu sử dụng nước: hiện nay Nhà máy Tân Mai đang sử dụng nước từ sông

Đồng Nai qua xử lý của Nhà máy để cấp cho các xưởng sản xuất.



Nguồn nước mặt sử dụng cho sản xuất, rửa máy móc, thiết bị: khoảng 4500 -

5000m3/ngày.


Nước dùng cho sinh hoạt: 50m3/ ngày, lấy từ hệ thống nước cấp Đồng Nai.

3.2.3 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất:
3.2.3.1

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu:

GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

11


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 áp dụng tại Phân xưởng DIP-Nhà máy Giấy Tân Mai 

Nhu cầu về nguyên liệu nhà máysử dụng cho sản xuất được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Danh mục nguyên liệu sử dụng của phân xưởng DIP -Nhà máy giấy
Tân Mai
STT
1

Loại nguyên liệu

Đơn vị tính


Chất độn và chất phụ
gia khác
Giấy vụn

2

Số lượng

Tấn/năm

7.000

Tấn/năm

20.000

Nguồn cung cấp
Thu mua trong nước
và nhập khẩu
Thu mua trong nước

Nguồn: Nhà máy giấy Tân Mai, năm 2011
Nguồn nguyên liệu chủ yếu của phân xưởng là giấy vụn và hóa chất, một phần bột
giấy được nhà máy tự sản xuất cấp cho các dây chuyền xeo của nhà máy, một phần
được nhập khẩu từ nước ngoài.
3.2.3.2

Nhu cầu sử dụng hóa chất:


Danh mục hóa chất Nhà máy giấy Tân Mai sử dụng được liệt kê trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Danh mục hóa chất sử dụng trong sản xuất.
STT
1
2

Tên hóa chất
Phèn
Vôi

3

NaCl

4

H2SO4

5

AKD

6
7
8

CaCO3
Silicate
H2O2, NaOH


Mục đích sử dụng
Chất keo tụ
Chất ổn định pH
Chất dùng trong xử
lý nước cấp
Chất dùng trong xử
lý nước cấp
Chất gia keo kiềm
tính
Chất độn
Chất ổn định pH
Chất tẩy trắng bột

Nguồn: Nhà máy giấy Tân Mai, năm 2011
3.2.4

Quy trình sản xuất:

GVHD: Th.s Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Lâm

12

Trạng thái
Rắn
Rắn
Rắn
Lỏng
Lỏng
Bột

Lỏng
Lỏng


×