Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

I ĐÁNH THỐNG ISO 1400 GIÁ HIỆ G QUẢN 01:2004C TY T ỆU LỰC LÝ MÔI COR.1:2 TNHH SC C THỰC I TRƯỜN 009 TẠI CANCOM HIỆN VÀ NG THE XƯỞNG M VIỆT À CẢI T EO TIÊU G NHÔM NAM. TIẾN HỆ U CHUẨN M CÔNG N G

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO
O DỤC VÀ ĐÀO TẠO
O
TRƯỜ
ỜNG ĐẠI HỌC
H
NÔNG
G LÂM TH
HÀNH PH
HỐ HỒ CHÍÍ MINH




KHÓA
K
A LUẬ
ẬN TỐ
ỐT NG
GHIỆ
ỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆ
ỆU LỰC
C THỰC HIỆN VÀ
À CẢI TIẾN
T
HỆ
G QUẢN LÝ MÔII TRƯỜN
NG THE
EO TIÊU
U CHUẨN


N
THỐNG
I
ISO
140001:2004/C
COR.1:2009 TẠI XƯỞNG
G NHÔM
M - CÔNG
G
TY TNHH
T
SC
CANCOM
M VIỆT NAM.

Họọ và tên sin
nh viên: NG
GUYỄN TH
HỊ CẨM L
LỆ
Nggành: QUẢ
ẢN LÝ MÔ
ÔI TRƯỜN
NG VÀ DLS
ST
Niên khóa: 2010-2014

CM, Tháng 12/2013
Tp HC



BỘ GIÁO DỤC & ĐẠO TÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
**********

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.
Họ và tên: NGUYỄN THỊ CẨM LỆ

MSSV: 10157085

Khóa học:2010-2014

Lớp: DH10DL

1. Tên đề tài: Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm Công ty TNHH ScanCom Việt Nam.
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Tìm hiểu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:
2004/Cor.1:2009. Mặt thuận lợi, khó khăn khi áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001/Cor.1:2009.
- Tổng quan về Công ty TNHH ScanCom Việt Nam.
- Khảo sát tình hình thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:
2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm.
- Đánh giá hiệu lực thực hiện và đề xuất các biện pháp khắc phục, cải tiến hệ

thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 09/2013 và Kết thúc: tháng 12/2013.
4. Họ và tên GVHD 1 : KS. BÙI THỊ CẨM NHI
Họ và tên GVHD 2 :
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày .......tháng..........năm........
Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày .......tháng..........năm........
Giáo viên hướng dẫn

KS. BÙI THỊ CẨM NHI


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 /COR.1:2009
TẠI XƯỞNG NHÔM - CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT NAM

Tác giả

NGUYỄN THỊ CẨM LỆ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trườngvà Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
Kỹ sư Bùi Thị Cẩm Nhi

Tháng 12 năm 2013


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài báo cáo với đề tài “ Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải
tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại
Xưởng nhôm – Công ty TNHH ScanCom Việt Nam” bên cạnh sự nổ lực của bản
thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở trường, tìm tòi học hỏi cũng như thu
thập thông tin số liệu có liên quan đến đề tài, em luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình của các thầy cô cùng với những lời động viên khuyến khích từ phía gia
đình, bạn bè trong những lúc em gặp khó khăn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, quý
thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên trường ĐH. Nông Lâm TP. HCM đã truyền
đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống làm hành trang vững bước
vào đời.
Em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới Cô Bùi Thị Cẩm Nhi người đã truyền dạy
cho em những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống và
hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin cảm ơn Ban Tổng giám đốc, Ban lãnh đạo Công ty TNHH ScanCom đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn đến chị Võ Thị Phương Trúc và chị Lê Thị Mộng Hồng,
người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tại Công ty
TNHH ScanCom Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cẩm Lệ


ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu ”Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng nhôm – Công
ty TNHH ScanCom Việt Nam” được thực hiện tại Xưởng Nhôm - Công ty TNHH
ScanCom Việt Nam, thời gian thực tập từ 20/09/2013 đến 20/12/2013.
Với đề tài này, mục tiêu tôi đề ra là tìm hiểu về hệ thống quản lý môi trường theo
tiểu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009của Công ty TNHH ScanCom Việt Nam áp
dụng cho Xưởng Nhôm cũng như đánh giá hiệu lực thực hiện và đề xuất một số biện
pháp cải tiến giúp hoàn thiện hơn hệ thống quản lý môi trường đang vận hành tại
Xưởng Nhôm.
Trong thời gian thực tập tại Xưởng Nhôm, tôi đã tìm hiểu tài liệu về hệ thống
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 của Công ty áp dụng cho Xưởng Nhôm và khảo sát tình
hình thực hiện hệ thống quản lý của Xưởng Nhôm, sau đó đối chiếu với yêu cầu của
tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 để tìm ra những điểm không phù hợp.
Sau khi đánh giá hiệu lực thực hiện của hệ thống quản lý môi trường tại Xưởng
Nhôm, tôi đã phát hiện ra 24 điểm KPH (14 lỗi tài liệu, 10 lỗi áp dụng). Đối với lỗi tài
liệu, tôi đã đề xuất sửa đổi chính sách môi trường; xác định thêm được KCMT đáng kể
ởkhu vực nhà kho chứa chất thải nguy hại, kho chứa hóa chất, nhà ăn theo phương
pháp trọng số; bổ sung thêm các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác vào Danh mục
các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác; đưa ra mục tiêu, chỉ tiêu môi trường mới
cho Xưởng Nhôm (từ tháng 07/2013 đến 06/2014); đưa ra hướng dẫn ứng cứu khi có
tại nạn lao động; bổ sung Thủ tục xem xét lãnh đạo vào hệ thống tài liệu của Công ty.
Đối với lỗi áp dụng, Xưởng Nhôm và Ban chuyên trách môi trường cần phải thực hiện
đúng theo yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường mà Công ty xây dựng.
Các đề xuất cải tiến trong bài, tôi hi vọng sẽ giúp hệ thống quản lý môi trường
đang vận hành tại Xưởng nhôm đạt hiệu quả hơn, góp phần cải thiện hệ thống quản lý
môi trường của Công ty.


iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
1.5.1 Phương pháp khảo sát điều tra .......................................................................3
1.5.2 Phương pháp tiếp cận quá trình .....................................................................3
1.5.3 Phương pháp thống kê, mô tả ........................................................................3
1.5.4 Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan .....................................................3
1.5.5 Phương pháp chuyên gia ................................................................................3
1.5.6 Phương pháp trọng số ....................................................................................3
1.5.7 Phương pháp đánh giá hiệu lực ......................................................................4
1.6. Hạn chế của đề tài................................................................................................4
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................5
2.1 Tổng quan tiêu chuẩn ISO 14001 ........................................................................5
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001....5
2.1.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001...............................................................5
2.1.3 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ...............6
2.1.4 Các lợi ích khi áp dụng ISO 14001 ................................................................7

2.2 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam .............................8
2.2.1 Thuận lợi .........................................................................................................8
2.2.2 Khó khăn .........................................................................................................9

iv


2.3 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Công ty TNHH
ScanCom Việt Nam. ....................................................................................................9
2.3.1 Sự ra đời của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 Công
ty TNHH ScanCom Việt Nam. ................................................................................9
2.3.2 Tình hình thực hiện hệ thống ISO 14001 tại Xưởng Nhôm – Công ty TNHH
ScanCom Việt Nam................................................................................................10
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY .....................................................................12
3.1 Tổng quan công ty TNHH ScanCom Việt Nam................................................12
3.1.1 Thông tin chung ...........................................................................................12
3.1.2 Vị trí địa lý ...................................................................................................12
3.1.3 Quy mô sản xuất, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ......................................13
3.1.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự ..................................................................................13
3.2. Tổng quan về Xưởng Nhôm .......................................................................... 3-15
3.2.1 Khái quát về Xưởng Nhôm ...................................................................... 3-15
3.2.2 Hiện trạng sản xuất và sử dụng tài nguyên tại Xưởng Nhôm. ................. 3-17
3.2.2.1

Quy trình sản xuất bàn ghế nhôm................................................... 3-17

3.2.2.2

Thiết bị máy móc sử dụng cho quá trình sản xuất ......................... 3-18


3.2.2.3

Nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất ............................ 3-19

3.2.2.4

Nhu cầu sử dụng điện, nước của Xưởng Nhôm. ............................ 3-19

3.2.2.5

Nhu cầu lao động ở Xưởng Nhôm ................................................. 3-20

3.2.3 Hiện trạng môi trường phát sinh và các biện pháp quản lý môi trường đã áp
dụng tại Xưởng nhôm. ....................................................................................... 3-20
3.2.3.1

Môi trường không khí .................................................................... 3-20

3.2.3.2

Môi trường nước............................................................................. 3-22

3.2.3.3

Chất thải ......................................................................................... 3-26

3.2.3.4

Tiếng ồn, độ rung và nhiệt.............................................................. 3-28


3.2.3.5

Sự cố môi trường và tai nạn lao động. ........................................... 3-29

3.2.4 Một số vấn đề môi trường còn tồn đọng tại Xưởng Nhôm ...................... 3-30
Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẤN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI
XƯỞNG NHÔM – CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT NAM ............................ 3-32
v


4.1 Phạm vi của hệ thống quản lý môi trường và ban chuyên trách môi trường 3-32
4.1.1 Phạm vi áp dụng ....................................................................................... 3-32
4.1.2 Ban chuyên trách môi trường ................................................................... 3-32
4.2 Chính sách môi trường .................................................................................. 3-32
4.2.1 Tình hình áp dụng ..................................................................................... 3-32
4.2.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ...................................................................... 3-33
4.2.3 Yêu cầu cải tiến – hướng khắc phục – phòng ngừa .................................. 3-34
4.3 Lập kế hoạch.................................................................................................. 3-34
4.3.1 Khía cạnh môi trường .............................................................................. 3-34
4.3.1.1. Tình hình áp dụng .......................................................................... 3-34
4.3.1.2. Đánh giá hiệu lực thực hiện ........................................................... 3-35
4.3.1.3. Yêu cầu cải tiến – hướng khắc phục - phòng ngừa ........................ 3-35
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.................................................... 3-36
4.3.2.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-36

4.3.2.2


Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-36

4.3.2.3

Yêu cầu cải tiến – hướng khắc phục – phòng ngừa ....................... 3-37

4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường .................................................................. 3-38
4.3.3.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-38

4.3.3.2

Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-39

4.3.3.3. Yêu cầu cải tiến – hướng khắc phục – phòng ngừa ....................... 3-39
4.4 Thực hiện và điều hành ................................................................................. 3-40
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ......................................... 3-40
4.4.1.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-40

4.4.1.2

Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-41

4.4.1.3

Yêu cầu cải tiến – hành động khắc phục – phòng ngừa ................. 3-41


4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức................................................................ 3-41
4.4.2.1. Tình hình áp dụng .......................................................................... 3-41
4.4.2.2

Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-42

4.4.2.3

Yêu cầu cải tiến – hành động khắc phục – phòng ngừa ................. 3-42

4.4.3 Trao đổi thông tin ..................................................................................... 3-43
4.4.3.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-43
vi


4.4.3.2

Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-43

4.4.3.3

Yêu cầu cải tiến – hành động khắc phục – phòng ngừa ................. 3-44

4.4.4 Hệ thống tài liệu ....................................................................................... 3-44
4.4.4.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-44


4.4.4.2

Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-45

4.4.4.3

Yêu cầu cải tiến – hướng khắc phục – phòng ngừa ....................... 3-45

4.4.5 Kiểm soát tài liệu ..................................................................................... 3-46
4.4.5.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-46

4.4.5.2

Đánh giá hiện lực thực hiện............................................................ 3-46

4.4.5.3

Yêu cầu cải tiến – hướng khắc phục - phòng ngừa ........................ 3-47

4.4.6 Kiểm soát điều hành................................................................................. 3-47
4.4.6.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-47

4.4.6.2. Đánh giá hiệu lực thực hiện ........................................................... 3-48
4.4.6.3

Yêu cầu cải tiến – hành động khắc phục – phòng ngừa ................. 3-49


4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp ....................... 3-50
4.4.7.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-50

4.4.7.2

Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-51

4.4.7.3

Yêu cầu cải tiến – hành động khắc phục – phòng ngừa ................. 3-51

4.5 Kiểm tra ......................................................................................................... 3-52
4.5.1 Giám sát và đo lường ............................................................................... 3-52
4.5.1.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-52

4.5.1.2

Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-52

4.5.1.3

Yêu cầu cải tiến – hành động khắc phục – phòng ngừa ................. 3-53

4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ ................................................................................ 3-53
4.5.2.1


Tình hình áp dụng........................................................................... 3-53

4.5.2.2

Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-54

4.5.2.3

Yêu cầu cải tiến – hướng khắc phục – phòng ngừa ....................... 3-54

4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa ..... 3-54
4.5.3.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-54

4.5.3.2

Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-55

4.5.3.3

Yêu cầu cải tiến – hành động khắc phục – phòng ngừa ................. 3-55
vii


4.5.4 Kiểm soát hồ sơ ........................................................................................ 3-55
4.5.4.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-55


4.5.4.2

Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-56

4.5.4.3

Yêu cầu cải tiến – hướng khắc phục – phòng ngừa. ...................... 3-56

4.5.5 Đánh giá nội bộ ........................................................................................ 3-56
4.5.5.1

Tình hình áp dụng........................................................................... 3-56

4.5.5.2

Đánh giá hiệu lực thực hiện............................................................ 3-57

4.5.5.3

Yêu cầu cải tiến – hướng khắc phục – phòng ngừa ....................... 3-57

4.6 Xem xét lãnh đạo ........................................................................................... 3-58
4.6.1 Tình hình áp dụng .................................................................................... 3-58
4.6.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ..................................................................... 3-58
4.6.3 Yêu cầu cải tiến – hành động khắc phục – phòng ngừa........................... 3-58
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 3-59
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 3-59
5.2 Kiến nghị.......................................................................................................... 3-61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 3-63


PHỤ LỤC: HỆ THỐNG TÀI LIỆU QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 CỦA CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT
NAM.
PHỤ LỤC *A: Tham khảo Công ty
PHỤ LỤC *B: Sinh viên đề xuất

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT
BTC

Bộ tài chính

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

BYT

Bộ Y Tế

CB.CNV

Cán bộ, công nhân viên


CCBVMT

Chi cục bảo vệ môi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CSR
CTNH

Coperate Social Responsibility
(Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)
Chất thải nguy hại

DO

Dầu Diesel

HTQLMT

Hệ thống quản lý môi trường

KCMT

Khía cạnh môi trường

KCN


Khu Công Nghiệp

KPH

Không phù hợp

MSDS

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

NT

Nước thải

PCCC

Phòng cháy, chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QCKTQG

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia



Quyết định


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TĐMT

Tác động môi trường

TM

Thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

WWF


Quĩ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
ix


DANH MỤC BẢNG
 

Bảng 3.1  Số lượng sản phẩm sản xuất của từng xưởng trong quý IV/2012 ...............13 
Bảng 3.2  Danh mục máy móc, thiết bị .................................................................... 3-18 
Bảng 3.3  Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất ................................................................. 3-19 
Bảng 3.4  Nhu cầu dùng nước .................................................................................. 3-20 
Bảng 3.5  Nhu cầu dùng nước trung bình ngày ........................................................ 3-20 
Bảng 3.6  Kết quả nồng độ bụi và hơi khí môi trường lao động .............................. 3-21 
Bảng 3.7  Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất .................................... 3-25 
Bảng 3.8  Chất thải rắn không nguy hại phát sinh trong Quý IV năm 2012 ............ 3-27 
Bảng 3.9  Chất thải nguy hại phát sinh trong Quý IV năm 2012 ............................. 3-28 
Bảng 3.10 Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn và bụi môi trường lao động ................... 3-29 

DANH MỤC HÌNH
 

Hình 1.1  Phương pháp đánh giá hiệu lực ......................................................................4 
Hình 2.1Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ...............................................7 
Hình 3.1  Sơ đồ tổ chức của Công ty ....................................................................... 3-14 
Hình 3.2  Sơ đồ tổ chức của Xưởng Nhôm .............................................................. 3-16 
Hình 3.3  Sơ đồ quy trình sản xuất bàn ghế nhôm ................................................... 3-17 
Hình 3.4Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải rửa bề mặt kim loại. ............................... 3-23 
Hình 3.5Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải rửa khuôn nhôm ..................................... 3-24 

x



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế. Cùng với việc gia nhập

vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở rộng quan hệ hợp tác đã đem lại cho các
doanh nghiệp trong nước nhiều điều kiện thuận lợi: được tiếp cận công nghệ tiên tiến,
thị trường rộng mở, cơ hội phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
cũng chịu những thách thức không nhỏ khi thị trường này đòi hỏi cao về tiêu chuẩn
sản phẩm, dịch vụ. Trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Chính vì thế, trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có rất nhiều công ty, tổ
chức áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:
2004/Cor.1:2009. Việc xây dựng hệ thống ISO 14001: 2004/Cor.1:2009 sẽ mang lại
nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp về mặt kinh tế, thị trường và việc quản lý rủi ro
trong kinh doanh.
Công ty TNHH ScanCom Việt Nam là công ty sản xuất bàn ghế nội - ngoại thất
hàng đầu thế giới. Công ty TNHH ScanCom Việt Nam bao gồm 5 Xưởng lớn: Xưởng
Nhôm, Xưởng 2, Xưởng 3, Xưởng Hồng Long và Xưởng 4. Công ty này đã tiến hành
xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004/Cor.1:2009
và áp dụng cho 5 Xưởng nhưng trên thực tế chưa đem lại hiệu quả và còn nhiều hạn
chế. Việc thiết lập và thực hiện HTQLMT cho các Xưởng chưa thật sự đồng bộ và hợp
lý. Đặc biệt là Xưởng Nhôm (Xưởng Nhôm có diện tích lớn nhất trong 5 Xưởng;
Xưởng nhôm bao gồm: khu vực văn phòng, Xưởng sản xuất bàn ghế nhôm, khu xử lý

nước thải, nhà ăn, kho chứa chất thải nguy hại, kho chứa hóa chất, bãi đậu xe), việc
thực hiện và kiểm soát quá trình vận hành hệ thốngquản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001: 2004/Cor.1:2009 ở Xưởng Nhôm phức tạp hơn nhiều so với cácXưởng

GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

1


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 
khác. Vì vậy, việc xem xét, đánh giá và đề xuất những giải pháp cải tiến, khắc phục
cho Xưởng Nhôm là hết sức cần thiết.
Nắm bắt được nhu cầu cấp bách đó,tôi quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp
với đề tài “ Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004/Cor.1:2009 tại Xưởng nhôm- Công ty TNHH
ScanCom Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu khóa luận này, tôi hi vọng sẽ góp phần nào
vào công cuộc bảo vệ môi trường, cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001: 2004/Cor.1:2009 đang vận hành tại Xưởng Nhôm và là cơ sở để hoàn
thiện HTQLMT của Công ty.
1.2.
-

Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về tình hình thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiểu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009áp dụng tại Xưởng nhôm của Công ty TNHH
ScanCom Việt Nam.

-


Đánh giá hiệu lực thực hiện và đề xuất một số biện pháp cải tiếnhệ thống quản
lý môi trường theo tiểu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 áp dụng tại Xưởng
nhôm,góp phần hoàn thiện hơn HTQLMT của Công ty.

1.3. Nội dung nghiên cứu
-

Tìm hiểu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:
2004/Cor.1:2009. Mặt thuận lợi, khó khăn khi áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001/Cor.1:2009.

-

Tổng quan về Công ty TNHH ScanCom Việt Nam.

-

Khảo sát tình hình thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:
2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm.

-

Đánh giá hiệu lực thực hiện và đề xuất các biện pháp khắc phục, cải tiến hệ
thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm.

1.4.
-

Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình sản xuất, các sản phẩm, dịch vụ
tại Xưởng nhôm - Công ty TNHH ScanCom Việt Nam ở Lô 10, Đường số 8,
KCN Sóng Thần 1,Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.

GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

2


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 
1.5.

Thời gian nghiên cứu: 20/09/2013 đến 20/12/2013
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài có sử dụng một số phương pháp

sau:
1.5.1 Phương pháp khảo sát điều tra
Tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường của Xưởng Nhôm thông qua quan sát
trực tiếp các hoạt động diễn ra trong Xưởng Nhôm, phỏng vấn cán bộ, nhân viên về
các vấn đề liên quan đến môi trường tại Xưởng Nhôm.
1.5.2 Phương pháp tiếp cận quá trình
Phương pháp này dùng để xác định khía cạnh môi trường của Xưởng Nhôm. Ta
cần xác định đầu vào, đầu ra và quá trình của mỗi hoạt động, từ đó xác định các khía
cạnh môi trường của mỗi bộ phận trong Xưởng Nhôm.
1.5.3 Phương pháp thống kê, mô tả
Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của hệ thống
quản lý môi trường, các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong Xưởng Nhôm có tác

động đến môi trường.
1.5.4 Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan
Tham khảo các tài liệu liên quan như: Tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009,
tài liệu của Công ty, sổ tay môi trường, sách, báo, internet…
1.5.5 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến Thầy, Cô và cán bộ có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện
đề tài.
1.5.6 Phương pháp trọng số
Phương pháp này dùng để đánh giá khía cạnh môi trường đáng kể của Công ty
dựa vào việc cho điểm từng khía cạnh cụ thể. Trên cơ sở đó xây dựng được các mục
tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường cho Công ty.
Sử dụng 2 tiêu chí đánh giá: đánh giá theo trọng số và đánh giá theo yếu tố.
Trọng số với 3 tình trạng: bình thường, bất thường và khẩn cấp. Cùng các yếu tố: yêu
cầu pháp luật và các yêu cầu khác, mức độ rủi ro với con người và các bên hữu quan,
tần suất tác động môi trường, mức độ tác động đến môi trường, khả năng kiểm soát.
GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

3


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 

1.5.7 Phương pháp đánh giá hiệu lực
Đọc yêu cầu của tiêu chuẩn
Đọc tài liệu của Công ty
Khảo sát tình hình thực hiện
Phát hiện điểm KPH (lỗi)
(lỗi tài liệu và lỗi áp dụng)

Đề xuất giải pháp

Hình 1.1 Phương pháp đánhgiá hiệu lực
1.6.
-

Hạn chế của đề tài
Do thời gian đi thực tập tại Xưởng Nhôm – Công ty TNHH ScanCom còn hạn
chế nên không thể phát hiện hết được các lỗi áp dụng.

-

Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn nên đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi đánh giá
hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 cho Xưởng Nhôm, mà không đánh giá cho toàn Công
ty.

-

Đề xuất mục tiêu, chỉ tiêu môi trường cho Xưởng Nhôm trong giai đoạn từ
07/2013 đến 06/2014 chưa đo lường được chỉ tiêu vì còn hạn chế trong việc
tham gia vào công việc của Xưởng Nhôm nên không có điều kiện để xác định
chỉ tiêu môi trường cho từng mục tiêu.

GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

4



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Tổng quan tiêu chuẩn ISO 14001

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (HTQLMT) – Quy định và hướng dẫn sử dụng
là một trong 21 tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về môi trường do Ủy ban kỹ
thuật 207 (TC 207) của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng và ban hành phiên
bản đầu tiên vào năm 1996 ISO 14001:1996.
Lần sửa đổi thứ nhất vào năm 2004 và ban hành ISO 14001 với các điều khoản
rõ ràng và chặt chẽ hơn, nhấn mạnh hơn về tính minh bạch trong các quá trình, sự cải
tiến liên tục của kết quả hoạt động môi trường và đánh giá định kỳ sự tuân thủ pháp
luật. Đồng thời ISO 14001 thể hiện sự tương thích so với ISO 9001:2008.
Ngày 17/7/2009, ISO đã ban hành tài liệu hiệu đính kỹ thuật (Technical
Corrigendum), có ký hiệu là ISO 14001:2004/Cor.1:2009, thể hiện sự tương thích so
với ISO 9001:2008.
Phiên bản ISO 14001:2004/Cor.1:2009 không đưa ra bất cứ tiêu chuẩn nào mới
đối với tiêu chuẩn, từ chương 1 đến chương 4 và Phụ lục A được giữ nguyên, chỉ có
Phụ lục B và phần Mục lục các tài liệu tham khảo đã được điều chỉnh lại để tương ứng
và nhất quán với ISO 9001:2008.
2.1.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001
 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
-

Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm, dịch vụ.


-

Việc thực hiện là tự nguyện.

-

Sự thành công phù hợp vào cam kết của mọi bộ phận, cá nhân liên quan.

-

HTQLMT sẽ không tự đảm bảo cho kết quả môi trường tối ưu.

GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

5


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 
-

Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm.

 Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn để:
-

Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một hệ thống quản lý môi trường.


-

Đảm bảo với chính sách môi trường đã công bố.

-

Huy động sự tham gia của mọi nhân viên trong tổ chức từ thấp đến cao, xác

định rõ vai trò, trách nhiệm trong tổ chức, lãnh đạo cam kết cung cấp nguồn lực, thực
hiện tốt chính sách môi trường của tổ chức.
2.1.3 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO này dựa trên phương pháp luận là Lập kế hoạch – Thực hiện –
Kiểm tra – Hành động khắc phục (Plan – Do – Check – Act), có thể được mô tả như
sau:
-

Lập kế hoạch – Plan(P): Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để đạt

được các kết quả phù hợp với chính sách môi trường của tố chức.
-

Thực hiện – Do (D): Thực hiện các quá trình.

-

Kiểm tra – Check (C): Giám sát và đo lường các quá trình dựa trên chính sách

môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu; các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, và báo cáo
kết quả.
-


Hành động – Act (A): thực hiện hành động để cải tiến liên tục hiệu quả hoạt

động của hệ thống quản lý môi trường.
Áp dụng cách tiếp cận này, mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 được
mở rộng thành 18 yếu tố được nhóm lại thành 5 cấu phần chính bao gồm chính sách
môi trường, lập kể hoạch; thực hiện và điều hành; kiểm tra và hành động khắc phục và
xem xét của lãnh đạo.
Các yếu tố này tương tác với nhau tạo nên một khuôn khổ cho cách tiếp cận tổng
hợp và có hệ thống trong việc quản lý môi trường. Kết quả cuối cùng của sự tương tác
giữa các yếu tố này chính là sự cải tiến liên tục của toàn bộ hệ thống.

GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

6


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 

Chính Sách
- Khía cạnh môi trường
- Yêu cầu luật định và yêu cầu khác
- Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

Xem xét
lãnh đạo
ACT


- Giám sát và đo lường
- Đánh giá sự tuân thủ
- Sự không phù hợp và
hành động KPPN
- Hồ sơ
- Đánh giá nội bộ

PLAN
Cải tiến
liên tục

CHECK

DO

-

Cơ cấu và trách nhiệm
Đào tạo, nhận thức và năng lực
Trao đổi thông tin
Tài liệu EMS
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành
Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng
tình trạng khẩn cấp

Hình 2.1 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
2.1.4 Các lợi ích khi áp dụng ISO 14001
 Đối với lĩnh vực môi trường:
-


Giúp các tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết
hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục.

-

Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục.

-

Giảm thiểu các tác động môi trường, rủi ro, sự cố môi trường và hệ sinh thái.

-

Tăng cường sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi trường.

-

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức.

-

Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường.

 Đối với cơ hội kinh doanh – lợi nhuận

GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

7



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 
-

Thỏa mãn các tiêu chí của nhà đầu tư, khách hàng; nâng cao cơ hội tiếp cận huy
động vốn và giao dịch.

-

Gỡ bỏ hành rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế.

-

Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và thị phần.

-

Tiết kiệm được vật tư và năng lượng.

 Đối với lĩnh vực pháp lý
-

Tăng cường nhận thức về quy định pháp luật và quản lý môi trường.

-

Giảm bớt các thủ tục rờm rà và các rắc rối pháp lý.


-

Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền.

-

Cải thiện được mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và công ty.

2.2

Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001tại Việt Nam

2.2.1 Thuận lợi
 Mang lại nhiều lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
-

Tạo một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp và nâng cao uy tín và khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

-

Quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải trong quá trình
sản xuất, giảm thiểu rủi ro và loại bỏ sự ô nhiễm môi trường.

-

Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

-


Tạo mối quan hệ thân thiết với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan.

-

Bảo vệ sức khỏe cho CB.CNV và cộng đồng dân cư xung quanh.

 Phù hợp với yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Khi thiết lập và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001sẽ giúp cho tổ chức, doanh
nghiệp theo dõi, cập nhật, áp dụng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác chặt chẽ
hợn, theo đúng thủ tục hướng dẫn.
 Nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng được nâng cao
Trong quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, Xí nghiệp phải tổ
chức nhiều buổi tập huấn cho công nhân nhận biết về vấn đề môi trường tại Công ty,
giúp công nhân hiểu rõ tầm quan tọng của việc bảo vệ môi trường.
GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

8


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 
 Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các tổ chức Quốc tế
Nhiều đơn vị trong cả nước đã và đang trực tiếp tham gia vào việc tư vấn cho
các doanh nghiệp về cách thức áp dụng, chứng nhận và duy trì Hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
2.2.2 Khó khăn
 Vấn đề nhận thức
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức về
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001còn rất hạn chế. Đặc biệt là các doanh nghiệp

vừa và nhỏ có tư tưởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho Công ty lớn, đa quốc gia
chứ không áp dụng cho các cơ sở dịch vụ, Công ty vừa và nhỏ.
 Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện
-

Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001ở các doanh nghiệp Việt

Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phương pháp đánh giá
để xác định KCMT có ý ngĩa thường không thống nhất và thiếu sự nhất quán trong
việc xác định chuẩn mực KCMT có ý nghĩa.
-

Việc cập nhật các yêu cầu của luật định không thường xuyên và thường có

nhiều thiếu sót, thường khó khăn trong việc triển khai các yêu cầu của luật định vào áp
dụng thực tiễn.
-

Việc thực hiện kiểm soát điều hành như quản lý hóa chất, quản lý rác thải, điện,

gas... còn hạn chế do nhận thức chung của nhân viên về vấn đề môi trường.
2.3

Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001tại Công ty TNHH

ScanCom Việt Nam.
2.3.1 Sự ra đời của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001 Công
ty TNHH ScanCom Việt Nam.
Là một Công ty thuộc tập đoàn ScanCom International A/S của Đan Mạch và
nằm trong KCN Sóng thần 1. Công ty TNHH ScanCom Việt Nam sớm nhận thấy tầm

quan trọng của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004.

GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

9


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 
Công ty đã tìm hiểu, cử đại diện môi trường đi học, thuê chuyên gia về hướng
dẫn. Từ tháng 6/2012 Công ty đã tiến hành thiết lập hệ thống theo tiêu chuẩn ISO
14001: 2004. Công tác thiết lập kéo dài trong thời gian 6 tháng.
Ngày 04/04/2013 công ty được tổ chức Bureau Veritas (tổ chức chứng nhận của
Pháp) kiểm tra và chứng nhận đạt tiêu chuẩn.
Giấy chứng nhận có hiệu lực trong 3 năm: từ 02/04/2013 đến 01/04/2016.
Hệ thống quản lý môi trường của Công ty thực hiện theo mô hình PDCA (Plan
– Do – Check – Act).
2.3.2

Tình hình thực hiện hệ thống ISO 14001 tại Xưởng Nhôm – Công ty

TNHH ScanCom Việt Nam.
Tháng 04/2013 Công ty TNHH ScanCom Việt Nam đã được cấp giấy chứng
nhận về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. HTQLMTvừa
mới thiết lập, thêm vào đó phạm vi áp dụng HTQLMT của Công ty tương đối lớn nên
trong quá trình vận hành cũng gặp không ít khó khăn.
HTQLMT của Công ty áp dụng cho 5 Xưởng: Xưởng Nhôm, Xưởng 2, Xưởng
3, Xưởng Hồng Long và Xưởng 4. Trong đó, quá trình vận hành HTQLMT ở Xưởng
Nhôm là phức tạp và gặp nhiều khó khăn vì Xưởng nhôm là Xưởng lớn nhất bao

gồm:khu vực văn phòng, Xưởng sản xuất bàn ghế nhôm, khu xử lý nước thải, nhà ăn,
kho chứa chất thải nguy hại, kho chứa hóa chất, bãi đậu xe; đồng thời cũng là nơi có
nhiều vấn đề môi trường còn tồn đọng.
Khi khảo sát tình hình thực hiện HTQLMT ở Xưởng Nhôm cho thấy:
HTQLMT đã được thực hiện, duy trì và vận hành tương đối tốt. Công ty hướng dẫn tất
cả các bộ phận trong Xưởng Nhôm tuân thủ và thực hiện theo đúng thủ tục đã ban
hành.
-

Chính sách môi trường được phổ biến và dán tại các bảng tin của khu vực
Xưởng sản xuất bàn ghế nhôm và khu vực văn phòng.

-

Luôn quan tâm đến các thông số môi trường: khí thải, nước thải, tiếng ồn...tại
Xưởng Nhôm. Hằng quý đều tiến hành đo đạc chất lượng môi trường, làm báo
cáo giám sát môi trường.

GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

10


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 
-

Tất cả CB.CNV ở Xưởng Nhôm đều được giáo dục, đào tạo các vấn đề môi
trường.


-

Tổ chức đánh giá nội bộ theo đúng kế hoạch.
Tuy nhiên thực tế áp dụng HTQLMT ở Xưởng Nhôm gặp phải một số khó

khăn:
-

Chính sách môi trường dài dòng, không rõ ràng gây khó khăn trong công tác
phổ biến chính sách môi trường.

-

Khi phát hiện ra hai mẫu ồn không đạt Tiêu chuẩn vệ sinh lao động (Quyết định
3733/2002/QĐ-BYT), Xưởng Nhôm đã đề ra biện pháp khắc phục nhưngchưa
được lãnh đạo cấp chi phí để thực hiện.

-

Không có chương trình hành động cụ thể để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đề ra
cho Xưởng Nhôm.

-

Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao: không phát hiện hết các lỗi áp
dụng, không rà soát lại toàn bộ tài liệu nên không phát hiện các lỗi tài liệu.

-


Đại diện lãnh đạo không báo cáo kết quả đánh giá nội bộ cho Ban lãnh đạo xem
xét, đưa ra hướng cải tiến cho hệ thống.
Tóm lại, việc thiết lập và thực thi HTQLMT ở Xưởng Nhôm chưa đồng nhất,

chưa đem lại hiệu quả và còn nhiều hạn chế. Cần phải tiến hành xem xét, đánh giá, đề
xuất các giải pháp để khắc phục, cải tiến.

GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

11


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1

Tổng quan công ty TNHH ScanCom Việt Nam

3.1.1 Thông tin chung
-

Tên Nhà máy: Nhà máy sản xuất bàn ghế gỗ và bàn ghế kim loại công suất
1.000.000 sản phẩm/năm của Công ty TNHH Scancom Việt Nam.

-


Tên chủ đầu tư:
CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT NAM

-

Trụ sở chính: Lô số 10, đường số 8, KCN Sóng Thần 1, huyện Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.

-

Phương tiện liên lạc:
Điện thoại: 0650.3791056

Fax: 0650.3732913

-

Đại diện pháp lý: Ông Edwin Van Der Sloot - Chức vụ: Tổng Giám đốc.

-

Vốn điều lệ: 7.500.000 USD.

-

Công ty TNHH ScanCom là công ty con của ScanCom International A/S (Đan
Mạch) được thành lập năm 1999. ScanCom Việt Nam phát triển và nhanh
chóng trở nhà nhà sản xuất bàn ghế nội – ngoại thất hàng đầu trên thế giới.

3.1.2 Vị trí địa lý

Công ty TNHH ScanCom Việt Nam có 5 xưởng, bố trí tại 5 địa điểm trong Khu
công nghiệp Sóng Thần 1, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, vị trí các xưởng như sau:
-

Xưởng Nhôm: lô số 10, đường số 8

-

Xưởng 2

: lô số 22, đường số 6

-

Xưởng 3

: lô số 11, đường số 6

-

Xưởng Hồng Long (mở rộng): cụm kho A1, số 11, đường số 6

-

Xưởng 4

: lô MN3, tổng kho Sacombank, đường số 7

GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ


12


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Xưởng Nhôm- Công ty TNHH ScanCom Việt Nam 
 Diện tích các khuôn viên Xưởng
-

Khuôn viên Xưởng Nhôm : 36.621 m2

-

Khuôn viên Xưởng 2

: 25.456,2 m2

-

Khuôn viên Xưởng 3

: 9.000 m2

-

Xưởng Hồng Long (mở rộng): 12.960 m2

-

Khuôn viên Xưởng 4


: 13.911 m2

3.1.3 Quy mô sản xuất, sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Số lượng sản phẩm sản xuất của từng Xưởng được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1 Số lượng sản phẩm sản xuất của từng xưởng trong quý IV/2012
Stt

Xưởng

Sản phẩm

Sản lượng
(sản phẩm/quý)
167.150

1

Xưởng Nhôm

2

Xưởng 2

3

Xưởng 3

Bàn ghế nhôm
Bán thành phẩm sản

phẩm gỗ
Bàn ghế gỗ

4

Xưởng Hồng Long

Gỗ được cắt, xẻ

11.200

5

Xưởng 4

Bàn ghế sắt

63.120

20.250
28.430

Ghi chú
Chuyển sang
xưởng 3
Chuyển sang
xưởng 2&3
-

(Nguồn: Công ty TNHH ScanCom Việt Nam)

Thị trường tiêu thụ: sản phẩm của Công ty sản xuất được tiêu thụ trong nước và
ngoài nước.
3.1.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự
Toàn thể cán bộ, công nhân viên trong nhà máy khoảng 3289 người. Trong đó:
Lao động trực tiếp: 2387 người
Lao động gián tiếp: 902 người
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, nhiệt tình, tận tụy trong công
việc.
Bộ phận Quản lý môi trường (QLMT) của nhà máy trực thuộc phòng CSR.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự của Công ty.

GVDH: Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Lệ

13


×