Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG TY DỆT MAY 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
TẠI CÔNG TY DỆT MAY 7

`

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ LONG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2009– 2013

Tháng 12/2012



XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
TẠI CÔNG TY DỆT MAY 7

Tác giả

NGUYỄN THỊ LONG

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường


Giáo viên hướng dẫn

ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương
Tháng 12 năm 2012

i


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập tại trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và những
tháng ngày thực tập tại công ty Dệt May 7 đã cho tôi những kiến thức bổ ích và
nhiều kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành , bước đầu dẫn tôi hướng tới công việc
và môi trường làm việc mới.
Với lòng trân trọng và sự biết ơn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia
đình, nơi đã tạo điều kiện cho tôi học tập và luôn là chỗ dựa, nguồn động viên lớn
nhất giúp tôi vượt qua mọi khó khăn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên,
những người đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi, làm hành trang giúp
tôi vững bước vào đời.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Th.s Hoàng Thị Mỹ Hương, người đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ cho tôi hoàn thành bài báo cáo.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo Công ty Dệt May 7, đặc biệt là các cô
chú, các anh chị phòng Kĩ Thuật - Sản Xuất và cùng toàn thể anh chị em trong
công ty đã hết lòng quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi hướng dẫn, giúp đỡ tôi
tiếp cận với số liệu; tiếp cận, làm quen với môi trường thực tế, để tôi có thể hoàn
thành tốt bài báo cáo của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn những người bạn đã bên tôi, hỗ trợ, động viên
tôi trong suốt quá trình sống và học tập. Chúc các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành
công như mong muốn.
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể

tránh được những thiếu sót. Tôi kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô và sự đóng
góp ý kiến của mọi người.
Bằng sự chân thành nhất, một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người.

Nguyễn Thị Long

ii


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:
MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành:
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: NGUYỄN THỊ LONG
MSSV: 09149107
Khoá học:
2009 – 2013
Lớp: DH09QM
1. Tên đề tài: “Xây dựng Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề
nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại Công Ty Dệt May 7 ”.

2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Nghiên cứu các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007
 Nghiên cứu khả năng áp dụng OHSAS 18001:2007 tại công ty Dệt May
7
 Tổng quan hoạt động sản xuất tại công ty
 Hiện trạng môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong công ty
 Nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro, đưa ra các biện pháp hành động
khắc phục, phòng ngừa
 Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn vận hành hệ thống theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 08/2012
Kết thúc: tháng 12/2012
4. Họ tên GVHD 1: Th.S HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
5. Họ tên GVHD 2:
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày …..tháng ………năm 2012
Ngày 01 tháng 8 năm 2012
Ban Chủ nhiệm Khoa
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Hoàng Thị Mỹ Hương

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007 tại Công ty Dệt May 7” được thực hiện trong khoảng
thời gian từ 01/08/2012 – 30/12/2012.
Đề tài bao gồm các nội dung chính sau:

 Giới thiệu nội dung, phương pháp và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
 Tổng quan về Công ty Dệt May 7
 Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 cho Công ty:
 Xác định phạm vi áp dụng của hệ thống, thành lập ban OH&S
 Xây dựng chính sách OHSAS phù hợp với tình hình của Công ty
 Nhận diện được các mối nguy có liên quan tới vấn đề an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp của công nhân viên từ tất cả các hoạt động sản xuất
của Công ty.
 Đề xuất các biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế, kiểm soát các mối
nguy
 Thiết lập các mục tiêu, chương trình vì OH&S và xây dựng các kế
hoạch thực hiện cụ thể dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn
 Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 phục vụ cho việc kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại Công ty
 Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 cho Công ty
 Kiến nghị, đề xuất ý kiến giúp Công ty xây dựng hoàn chỉnh, thành công hệ
thống và nâng cao hiệu quả công tác quản lý OH&S.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... x
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... xi

DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ xii
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 2
3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 2
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................ 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ......................... 4
1.1.1 Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ................................................. 4
1.1.2 Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007 ........................................................... 4
1.1.3 Các yêu cầu của OHSAS 18001:2007 .............................................................. 5
1.1.4 Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007 tại Việt Nam ..................................... 6
1.1.4.1 Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ................................ 6
1.1.4.2 Thuận lợi khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ............................ 7
1.1.4.3 Khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ............................ 8
1.1.4.4 Bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007 ................................................................................... 8
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT MAY 7 ......................................................... 8
1.2.1 Giới thiệu chung về Công ty............................................................................ 8
1.2.2 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 9
1.2.3 Lịch sử thành lập và quá trình phát triển Công ty ........................................... 9
1.2.4 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 10
1.2.5 Cơ cấu tổ chức tại công ty ............................................................................. 11
1.2.6 Nguyên liệu, hóa chất và máy móc thiết bị được sử dụng trong công ty ..... 11
1.2.7 Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty...................................................... 12
1.2.8 Hiện trạng môi trường tại Công ty ................................................................ 15
v


1.2.8.1 Môi trường không khí ............................................................................... 15

1.2.8.2 Môi trường nước ....................................................................................... 19
1.2.8.3 Chất thải rắn .............................................................................................. 20
1.2.9 Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Công ty ..................................... 22
1.2.9.1 Môi trường không khí .............................................................................. 22
1.2.9.2 Nước thải ................................................................................................... 24
1.2.9.3 Chất thải rắn .............................................................................................. 25
1.2.10 Hiện trạng OH&S tại Công ty ..................................................................... 26
1.2.10.1 Tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại Công ty .... 26
1.2.10.2 Các hoạt động về ATVSLĐ tại Công ty ............................................... 28
1.2.10.3 Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người lao động............................... 33
1.2.10.4 Đánh giá công tác quản lý ATVSLĐ tại Công ty ................................. 35
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 36
2.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ
TẠI CÔNG TY .................................................................................................... 36
2.1.1 Phương pháp phỏng vấn và khảo sát thực tế .................................................. 36
2.1.1.1 Mục đích .................................................................................................. 36
2.1.1.2 Cách thực hiện ......................................................................................... 36
2.1.1.3 Kết quả đạt được ...................................................................................... 37
2.1.2 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu........................................... 37
2.1.2.1 Mục đích .................................................................................................. 37
2.1.2.2 Cách thực hiện ......................................................................................... 37
2.1.2.3 Kết quả đạt được ...................................................................................... 37
2.1.3 Phương pháp tham khảo tài liệu ..................................................................... 38
2.1.3.1 Mục đích .................................................................................................. 38
2.1.3.2 Cách thực hiện ......................................................................................... 38
2.1.3.3 Kết quả đạt được ...................................................................................... 38
2.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS
18001:2007 TẠI CÔNG TY DỆT MAY 7.......................................................... 38
2.2.1 Phương pháp liệt kê ........................................................................................ 38
2.2.1.1 Mục đích .................................................................................................. 38

vi


2.2.1.2 Cách thực hiện ......................................................................................... 39
2.2.1.3 Kết quả đạt được ...................................................................................... 39
2.2.2 Phương pháp thống kê cho điểm .................................................................... 39
2.2.2.1 Mục đích .................................................................................................. 39
2.2.2.2 Cách thực hiện ......................................................................................... 39
2.2.2.3 Kết quả đạt được ...................................................................................... 39
2.3 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG TY 40
2.3.1 Phương pháp đánh giá và tham khảo ý kiến chuyên gia ................................ 40
2.3.1.1 Mục đích.................................................................................................... 40
2.3.1.2 Cách thực hiện........................................................................................... 40
2.3.1.3 Kết quả đạt được ....................................................................................... 40
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ..................................................................... 41
A. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS
18001:2007 TẠI CÔNG TY DỆT MAY 7 ................................................................... 41
3.1 PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG OH&S .................................................................. 41
3.2 THÀNH LẬP BAN OHSAS ................................................................................ 41
3.3 CHÍNH SÁCH OH&S VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH ...................................... 42
3.3.1 Xây dựng chính sách OH&S ........................................................................ 42
3.3.2 Phổ biến chính sách OH&S .......................................................................... 43
3.4 NHẬN DẠNG MỐI NGUY, ĐÁNH GIÁ RỦI RO ........................................... 43
3.4.1 Mục đích ....................................................................................................... 43
3.4.2 Nội dung ....................................................................................................... 43
3.4.2.1 Nhu cầu nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ................................... 43
3.4.2.2 Tiến trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ................................. 44
3.4.2.3 Đánh giá mối nguy ................................................................................ 44
3.5 KIỂM SOÁT VÀ ĐIỀU HÀNH ......................................................................... 46
3.5.1 Mục đích ....................................................................................................... 46

3.5.2 Nội dung ....................................................................................................... 46
3.6 YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC............................................... 47
3.6.1 Mục đích ...................................................................................................... 47
3.6.2 Nội dung thực hiện ...................................................................................... 47
vii


3.6.2.1 Tiến trình cập nhật các yêu cầu mới của pháp luật và yêu cầu khác... 47
3.6.2.2 Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ........ 48
3.7 MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH ................................................................... 48
3.7.1 Mục đích ....................................................................................................... 48
3.7.2 Nội dung thực hiện ....................................................................................... 48
3.8 NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN ...................... 53
3.8.1 Mục đích ....................................................................................................... 53
3.8.2 Nội dung thực hiện ....................................................................................... 53
3.9 ĐÀO TẠO, NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC .................................................... 55
3.9.1 Mục đích ...................................................................................................... 55
3.9.2 Nội dung thực hiện ...................................................................................... 56
3.10 TRAO ĐỔI THÔNG TIN, SỰ THAM GIA VÀ THAM VẤN ....................... 56
3.10.1 Mục đích ..................................................................................................... 56
3.10.2 Nội dung thực hiện ..................................................................................... 56
3.11 SOẠN THẢO VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU......................................................... 58
3.11.1 Mục đích ..................................................................................................... 58
3.11.2 Nội dung thực hiện ..................................................................................... 58
3.12 CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP ............................ 58
3.12.1 Mục đích ..................................................................................................... 58
3.12.2 Nội dung thực hiện ..................................................................................... 59
3.13 GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG ........................................................................... 60
3.13.1 Mục đích ..................................................................................................... 60
3.13.2 Nội dung thực hiện ..................................................................................... 60

3.14 ĐIỀU TRA SỰ CỐ ............................................................................................ 60
3.14.1 Mục đích ..................................................................................................... 60
3.14.2 Nội dung thực hiện ..................................................................................... 61
3.15 SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA 62
3.15.1 Mục đích ...................................................................................................... 62
3.15.2 Nội dung thực hiện ...................................................................................... 62
3.16 KIỂM SOÁT HỒ SƠ .......................................................................................... 62
3.16.1 Mục đích ...................................................................................................... 62
viii


3.16.2 Nội dung ...................................................................................................... 63
3.17 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ .......................................................................................... 63
3.17.1 Mục đích ...................................................................................................... 63
3.17.2 Nội dung ...................................................................................................... 63
3.18 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO............................................................................ 63
3.18.1 Mục đích ...................................................................................................... 63
3.18.2 Nội dung ...................................................................................................... 64
B. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 VÀO
CÔNG TY DỆT MAY 7 ......................................................................................... 64
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ


An toàn lao động

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BGĐ

Ban Giám đốc

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BLĐTBXH

Bộ Lao động -Thương binh Xã hội

BM

Biểu mẫu

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BSI

Viện Tiêu chuẩn Anh


CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

ĐDLĐ

Đại diện Lãnh đạo

HDCV

Hướng dẫn công việc

NLĐ

Người lao động

OH&S (Occupation Health and Safety)

An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

PCCC


Phòng cháy chữa cháy

PCCN

Phòng chống cháy nổ

TTKC

Tình trạng khẩn cấp

TNLĐ

Tai nạn lao động

TT

Thủ tục

ƯPTTKC

Ứng phó tình trạng khẩn cấp

TCHC

Tổ chức hành chính

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Diện tích công trình cơ sở tại công ty Dệt May 7 ........................................ 10
Bảng 1.2 Kết quả giám sát bụi, vi khí hậu, tiếng ồn tại Công ty ................................. 15
Bảng 1.3 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh .................................. 18
Bảng 1.4 Kết quả đo khí thải lò hơi, lò dầu ................................................................ 18
Bảng 1.5 Kết quả phân tích chất lượng nước thải ....................................................... 20
Bảng 1.6 Khối lượng chất thải sản xuất ...................................................................... 21
Bảng 1.7 Khối lượng chất thải nguy hại ..................................................................... 22
Bảng 1.8 Danh mục máy móc, thiết bị được kiểm định .............................................. 29
Bảng 1.9 Quy định cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động......................................... 31
Bảng 1.10 Tần suất cấp phát BHLĐ ............................................................................ 31
Bảng 1.11 Kết quả kiểm tra sức khỏe CB-CNV của Công ty ...................................... 33
Bảng 1.12 Kết quả khám Bệnh nghề nghiệp của công ty ............................................ 34
Bảng 3. 1: Tiến trình nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro ........................................... 44
Bảng 3.2 Tần suât xảy ra sự cố ................................................................................... 45
Bảng 3.3 Mức độ nghiêm trọng của sự cố ................................................................... 45
Bảng 3.4 Đánh giá mức độ nguy hại của sự cố ............................................................ 45
Bảng 3.5 Phân loại mức độ rủi ro và thứ tự thực hiện các giải pháp phòng ngừa ....... 46
Bảng 3.6 Tiến trình cập nhật yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác ............................... 47
Bảng 3.7 Tiến trình thực hiện xác lập mục tiêu ........................................................... 49
Bảng 3.8 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S ............................. 50
Bảng 3.9 Tiến trình trao đổi thông tin, sự tham gia và tham vấn ................................ 57
Bảng 3. 10: Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 vào Công
ty .................................................................................................................................... 65

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007 .......................................................... 5
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty Dệt May 7.................................................................. 11
Hình 1.3 Quy trình sản xuất của xí nghiệp dệt............................................................. 12
Hình 1.4 Quy trình sản xuất của xí nghiệp nhuộm – in ............................................... 13
xi



Hình 1.5 Quy trình sản xuất của xí nghiệp may .......................................................... 14
Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi .............................................................. 23
Hình 1.7 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải .................................................................... 24
Hình 1.8 Sơ đồ tổ chức BHLĐ tại Công ty .................................................................. 26
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức ban OHSAS của Công ty ....................................................... 41

xii


Chương MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển, cơ cấu
nền kinh tế chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Nhiều
nhà máy công nghiệp đi vào hoạt động thu hút hàng triệu lao động vào làm việc.
Cùng với sự gia tăng số người lao động công nghiệp thì các vụ TNLĐ – BNN cũng
không ngừng tăng lên. Theo Báo cáo về tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) 6 tháng
đầu năm vừa được Bộ LĐ-TB-XH công bố cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, trên
toàn quốc đã xảy ra 3.060 vụ TNLĐ, làm 3.160 người bị nạn, trong đó có 279 người
chết tăng 9,9% và bị thương nặng 671 người tăng 23,3% so với năm 2011. Tai nạn
lao động giảm số vụ nhưng tăng mạnh số người chết. Như vậy, mức độ nghiêm
trọng của các vụ tai nạn ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín
và thiệt hại lớn về tài sản của các công ty, xí nghiệp. Sức khỏe người lao động là
nhân tố quyết định đến năng suất lao động cũng như khối lượng sản phẩm được làm
ra. Vì vậy vấn đề bảo vệ, chăm lo sức khỏe cho người lao động sớm được quan tâm
đặc biệt là ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Thêm vào đó là sức ép từ thị
trường, xã hội và pháp luật. Điều này đã buộc các tổ chức phải duy trì và thường
xuyên cải tiến điều kiện làm việc, môi trường làm việc một cách có hiệu quả và
mang tính phòng ngừa tốt. Chính vì thế mà xây dựng hệ thống quản lý an toàn và

sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 đã trở thành một nhu cầu tất
yếu.
Công ty Dệt May 7 với ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong nhóm
thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại. Ảnh hưởng do tác động của tiếng ồn,
nóng, bụi, hóa chất… trong môi trường lao động là nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây
ra bệnh nghề nghiệp và nguy cơ tai nạn lao động đối với người lao động. Việc áp
1


dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001 là một hướng đi mới, sẽ đem lại các lợi ích về kinh tế, quản lý và đảm bảo
tuân thủ các yêu cầu pháp luật về an toàn và sức khỏe người lao động cho Công ty.
Đây cũng là lý do tôi thực hiện đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại công ty Dệt May
7”. Với mong muốn nâng cao hơn nữa nhận thức của doanh nghiệp về công tác
quản lý OH&S, nâng cao hiệu quả trong việc quản lý OH&S, góp phần cải thiện
điều kiện làm việc cho người lao động, làm tiền đề cho việc cải tiến công tác quản
lý OH&S của công ty.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
 Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác công tác bảo hộ lao động, quản lý an
toàn vệ sinh lao động, và tình hình TNLĐ, BNN tại công ty Dệt May 7.
 Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại công ty Dệt
May 7 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 : 2007.
3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
 Giới hạn nội dung
Khóa luận bước đầu chỉ xây dựng các thủ tục, biểu mẫu cần thiết của hệ thống
quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trên lý thuyết theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại công ty Dệt May 7, chưa kiểm chứng được tính khả thi khi hệ thống
này hoạt động thực tế.
 Phạm vi

 Thời gian: từ 08/2012 đến 12/2012
 Không gian: công ty Dệt May 7
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện với những ý nhĩa sau:
 Giúp cán bộ Công ty hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn OHSAS 18001 và cách thức
triển khai xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo
tiêu chuẩn này.
2


 Công tác bảo hộ lao động đã được công ty Dệt May 7 quan tâm và thực hiện.
Tuy nhiên, việc quản lý các hồ sơ và xây dựng các hồ sơ quản lý theo tiêu
chuẩn chưa thực sự hiệu quả. Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn OH&S tại công
ty là một trong những hướng giải quyết mới để đưa việc thực hiện công tác
quản lý OH&S vào nề nếp, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề còn tồn tại
trong công tác quản lý OH&S hiện nay của mình.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
1.1.1 Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý an toàn sức khỏe
nghề nghiệp, năm 1999, viện tiêu chuẩn Anh (BSI) cùng với sự cộng tác của các tổ
chức chứng nhận hàng đầu thế giới đã phát hành phiên bản đầu tiên - tiêu chuẩn
OHSAS 18001:1999 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (có bổ
sung vào năm 2002). Theo đó, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh
giá và cấp giấy chứng nhận.

Năm 2000, tiêu chuẩn OHSAS 18002 ra đời và phục vụ cho việc hướng dẫn,
triển khai thực hiện OHSAS 18001.
Năm 2007, với sự đóng góp của 10 tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới,
phiên bản mới OHSAS 18001:2007 được ban hành. Tiêu chuẩn OHSAS
18001:20007 đưa ra những yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ
thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho một tổ chức. Tiêu chuẩn này cũng
được sử dụng cho mục đích đánh giá chứng nhận phù hợp và cấp giấy chứng nhận
phù hợp cho một Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
1.1.2 Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007
Cấu trúc của hệ thống quản lý OH&S được xây dựng dựa trên mô hình quản
lý PDCA (Plan – Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung chính sau:

4


Cải tiến liên tục
Chính sách
OH&S

Xem xét của
lãnh đạo

Lập kế hoạch
Kiểm tra

Thực hiện và
điều hành

Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007
 Thiết lập chính sách OH&S

 Lập kế hoạch
 Thực hiện và điều hành
 Kiểm tra và hành động khắc phục
 Xem xét của lãnh đạo
1.1.3 Các yêu cầu của OHSAS 18001:2007
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đưa ra những yêu cầu cho một hệ thống quản
lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để một tổ chức có thể kiểm soát những rủi ro về
sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của tổ chức và cải tiến công tác thực hiện OH&S.
 Xác định phạm vi áp dụng của hệ thống;
 Thiết lập chính sách cho OH&S;
 Hoạch định về việc nhận dạng, đánh giá và kiểm soát mối nguy;
 Các yêu cầu của luật pháp;
 Mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý OH&S;
 Cấu trúc và trách nhiệm;
 Đào tạo, nhận thức và năng lực;
5


 Tư vấn và thông tin;
 Tài liệu;
 Kiểm soát tài liệu;
 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp;
 Khắc phục và phòng ngừa;
 Đo lường và giám sát việc thực hiện;
 Tai nạn, sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa;
 Hồ sơ và quản lý hồ sơ;
 Đánh giá;
 Xem xét của lãnh đạo.
1.1.4 Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007 tại Việt Nam
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan và nhận thấy được

tầm quan trọng của hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 nên
việc áp dụng tiêu chuẩn này ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế.
Trên thực tế các công ty ở nước ta hiện nay áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001
chủ yếu là các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà việc áp
dụng tiêu chuẩn như là một điều bắt buộc từ công ty mẹ hay những tập đoàn lớn có
tiềm lực về tài chính.
Các doanh nghiệp ở nước ta đã áp dụng thành công hệ thống này là tập đoàn
Thiên Long, ximăng Tây Đô, Petro Gas Việt Nam, Bao Bì Giấy Nhôm New Toyo,
Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS), Vedan Việt Nam, Điện tử
SamSung Việt Nam, Zamil Steel Việt Nam, Doosan Việt Nam, Foster’s Việt Nam,..
1.1.4.1 Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
 Về mặt thị trường
 Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ
OHSAS 18001:2007 như là một điều kiện bắt buộc.
 Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động
quản lý OH&S.
6


 Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động (yếu tố quan trọng
nhất trong một tổ chức) và các cơ quan quản lý nhà nước về OH&S.
 Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
 Về mặt kinh tế
 Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm
xã hội.
 Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ TNLĐ và BNN.
 Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLĐ và BNN.
 Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
 Năng suất lao động cao hơn do đảm bảo được sức khỏe tốt cho công nhân

viên.
 Quản lý rủi ro
 Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
 Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.
 Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
 Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
 Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
 Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
1.1.4.2 Thuận lợi khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
 Vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sớm được hầu hết các doanh nghiệp
quan tâm.
 Trước sức ép của thị trường, xã hội và pháp luật về an toàn và sức khỏe người
lao động và với khả năng mang lại nhiều lợi ích của tiêu chuẩn OHSAS, việc
áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đã trở thành
một động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp tự nguyện tham gia.
 Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được xây dựng như là chuẩn mực để đánh giá
chứng nhận hệ thống, được sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế.
7


1.1.4.3 Khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
 Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm đến quản lý An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp nhưng chưa quản lý theo hệ thống.
 Các doanh nghiệp còn đang phải đối phó với các khó khăn trong sản xuất.
 Trình độ quản lý ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa cao.
 Các cấp lãnh đạo chưa nghĩ đến lợi ích lâu dài của khi áp dụng OHSAS 18000
mà chỉ quan tâm đến những lợi ích ngắn hạn.
 Chi phí để xây dựng hệ thống tương đối lớn, các chi phí chủ yếu liên quan đến
việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị phục vụ cho việc quản lý an toàn

sức khỏe nghề nghiệp, phí tư vấn và phí chứng nhận.
1.1.4.4 Bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
Để xây dựng thành công HTQL OH&S cần:
 Triển khai hệ thống phải xuất phát từ sự quan tâm của lãnh đạo cao nhất.
 Cần phải quan tâm đến việc đào tạo về mặt nhận thức về an toàn sức khỏe
nghề nghiệp cho những người liên quan.
 Hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, phân công trách nhiệm rõ
ràng trong thời gian triển khai dự án.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT MAY 7
1.2.1 Giới thiệu chung về Công ty
 Tên doanh nghiệp: Công Ty Dệt May 7 (sau đây được gọi tắt là Công ty )
 Tên giao dịch: Exile and garment company 7.
 Viết tắt: Tegaco 7
 Địa chỉ: 109A Trần Văn Dư, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM.
 Điện thoại: 08.3842572, 38429074, 38100489.
 Fax: (+848) 8100489
 Mã số thuế: 0300509782
 Email:
8


1.2.2 Vị trí địa lý
Công ty Dệt May 7 với tổng diện tích mặt bằng là 21.105 m2 nằm trong nội
thành, cách trung tâm Tp. HCM 07 km về phía nam. Xung quanh công ty là khu dân
cư, doanh trại quân đội và đường nội bộ thông với đường Cộng Hòa là trục chính
nối trung tâm thành phố ra quốc lộ 1A và quốc lộ 22 đi Tây Ninh.
 Hướng Đông: giáp đường Trần Văn Dư và khu dân cư phường 13, Quận Tân
Bình
 Hướng Đông, Đông Nam: cổng chính của công ty, mặt tiền đường Trần Văn

Dư, cuối đường Văn Chung
 Hướng Tây: đường nội bộ là khu dân cư phường 13, Quận Tân Bình
 Hướng Nam, Tây Nam: Trường Nguyễn Khuyến và doanh trại quân đội
 Hướng Bắc: khu dân cư phường 13, Quận Tân Bình
 Hướng đông Bắc: khu dân cư giáp vành đai sân bay Tân Sơn Nhất (cự ly
<500m)
1.2.3 Lịch sử thành lập và quá trình phát triển Công ty
Công ty Dệt may 7 tiền thân trước kia là xí nghiệp dệt nhuộm P7 thuộc Phòng
hậu cần Quân khu 7, được thành lập ngày 17/11/1987, do cổ đông góp vốn, có
nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh (SX,KD) trên các lĩnh vực dệt, nhuộm, in, may quân
trang cung cấp cho Quân đội và tham gia SX, KD các mặt hàng phục vụ dân sinh,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Với chủ trương xây dựng hoàn thiện ngành công nghiệp hậu cần để đảm bảo
cung cấp đủ cho nhu cầu về quân tư trang của quân đội. Xây dựng lực lượng hậu
cần tại chỗ trên những địa bàn chiến lược, cũng như kết hợp quốc phòng và kinh tế,
ngày 27/07/1991 Bộ quốc phòng đã ra quyết định số 516/QĐQP thông qua luận
chứng đầu tư mở rộng nâng cấp xí nghiệp với tên gọi là “Xí nghiệp Dệt Nhuộm P7”
tên thường dùng trong quân đội là “Xí nghiệp quân trang QK7”.
Ngày 27/07/1993 xí nghiệp nâng cấp lên thành doanh nghiệp nhà nước theo
quyết định số 392/QĐQP của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng theo tinh thần của Nghị
định 388/HĐBT ngày 30/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng với mô hình của xí
9


nghiệp là “Xí nghiệp quốc phòng làm nhiệm vụ kinh tế, hoạch toán độc lập có đầy
đủ tư cách pháp nhân”.
Ngày 18/04/1996 Xí Nghiệp Dệt Nhuộm P7 được nâng cấp và đổi tên thành
Công ty Dệt May 7 theo quyết định số 493/Đ của Bộ quốc phòng và thông báo số
199/ĐMDN ngày 13/03/1996 của Chính Phủ.
Là một doanh nghiệp quân đội, với công nghệ sản xuất kinh doanh khép kín

ngành dệt – nhuộm – in – may, cung cấp cho quân đội và tham gia thị trường, Công
ty luôn coi trọng thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Buổi ban đầu xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, hạ tầng trang thiết bị kỹ thuật cũ kỹ,
lạc hậu, xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đến năm 1995, nhờ đầu tư đổi
mới kỹ thuật, công nghệ kết hợp với xây dựng hạ tầng cơ sở, hệ thống nhà xưởng,
máy móc thiết bị công ty mới tương đối hoàn chỉnh, đi vào sản xuất ổn định, năng
lực sản xuất, kinh doanh của Công ty ngày một nâng cao, sản phẩm do Công ty sản
xuất có sức cạnh tranh trên thị trường, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng
quốc phòng mà còn có mặt trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.2.4 Cơ sở hạ tầng
Công ty Dệt May 7 có tổng diện tích là 21.105m2. Trong đó gồm diện tích các
công trình như bảng sau:
Bảng 1.1 Diện tích công trình cơ sở tại công ty Dệt May 7
STT

Công trình

Diện tích (m2)

1

Nhà kho

4.000

2

Nhà xưởng sản xuất

4.500


3

Văn phòng, nhà xe, căng tin, hội trường

1.200

4

Xử lý nước thải và nước cấp

225

5

Đường nội bộ, cây xanh, sân bóng, vùng
đệm

11.160

(Nguồn: Báo cáo sản xuất sạch hơn của Công ty năm 2011)

10


1.2.5 Cơ cấu tổ chức tại công ty
Công ty Dệt May 7 với tổng số công nhân viên là 512 người, gồm 286 nữ và
226 nam, được phân công làm việc trong 7 phòng ban và 4 xí nghiệp.
Sơ đồ tổ chức công ty được trình bày trong hình sau:
GIÁM ĐỐC


Phó Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phụ trách chính trị

Phụ trách
Kỹ thuật - SX

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Tổ chức – HC
(HC-QY,Bảovệ,Xe
con)

Tài chính KT

Kế hoạch- KDXNK
(cửa hàn, Tổ kho)

Kỹ thuật SX

Xí Nghiệp

Nhuộm
(Px Nhuộm, In,
KCS TP)

Xí Nghiệp May

Xí Nghiệp Cơ khí

Xí Nghiệp Dệt
(Px dệt, Hồ mắc,
KCS mộc)

(Px may 1,
Px may 2)

Tổ điện, Tổ cơ
khí

Lãnh đạo chỉ huy
Quan hệ phối hợp

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty Dệt May 7
1.2.6 Nguyên liệu, hóa chất và máy móc thiết bị được sử dụng trong công ty
Nguyên liệu, hóa chất và máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất và
hoạt động của công ty được thể hiện ở Phụ lục 1A
11


×