Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, HUYỆN
LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên:NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2010 – 2014

Tháng 12 năm 2013

 


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
SINHTHÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠIVƯỜNQUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, HUYỆN
LẠC DƯƠNG,TỈNH LÂM ĐỒNG
 
 
 
 

Tác giả

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
TS.HỒ VĂN CỬ

Tháng 12 năm 2013 

ii


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên SV: NGUYỄN THỊ MỸ HẠNHMã số SV: 10157057
Khóa học: 2010 – 2014Lớp: DH10DL
1. Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác
bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương,
tỉnh Lâm Đồng.

2. Nội dung KLTN sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Bidoup – Núi Bà.
 Đánh giá nguy cơ tổn hại đa dạng sinh học của hoạt động du lịch sinh thái tại
Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà.
 Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến
công tác bảo tồn.
 Đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững tại VQG Bidoup – Núi Bà.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 09/2013 và kết thúc: 12/2013
4. Họ và tên GVHD: TS.HỒ VĂN CỬ
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 20

Ngày 01 tháng 09 năm 2013

Ban chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

TS. Hồ Văn Cử
iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
quý Thầy Cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho
tôi những kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường làm hành trang để tôi vững
bước vào đời.
Đặc biệt, trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của Thầy Hồ Văn Cử.Tôi cảm ơn Thầyđã dành thời gian quý báu của mình để
giúp tôi hoàn thành khoá luận.Tôi chân thành cảm ơn và ghi nhớ sâu sắc tình cảm và

sự dìu dắt tận tình mà Thầy đã dành cho tôi.
Xin cảm ơn Ban giám đốc VQG Bidoup – Núi Bà, các anh, chị, cô, chú làm
việc tại TT. DLST&GDMT VQG Bidoup – Núi Bà đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè, tập thể lớp DH10DL và đặc biệt là gia đình những
tình cảm chân thành nhất vì đã luôn đồng hành, động viên tôi tiến về phía trước, làm
điểm tựa để tôi vượt qua mọi khó khăn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo
tồn đa dạng sinh học tại VQG Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”
được thực hiệntại VQG Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng,thời gian
từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2013 nhằm mục tiêu hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Bidoup- Núi Bà và nâng cao hiệu quả
của công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bidoup –Núi Bà. Đề tài tiến hành tìm
hiểu các nội dung sau:
-

Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Bidoup – Núi Bà.

-


Đánh giá nguy cơ tổn hại ĐDSH của hoạt động DLST tại Vườn Quốc Gia
Bidoup – Núi Bà.

-

Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến
công tác bảo tồn ĐDSH.

-

Đề xuất các giải pháp phát triển DLSTtheo hướng bền vững.
Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tài liệu, khảo

sát thực địa, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, xử lý số liệu.
Kết quả thu được cho thấy hiện nay hoạt động DLST đang ngày càng phát triển,
mang lại những lợi ích cho VQG Bidoup – Núi Bà. Tuy nhiên, khi phân tích ảnh
hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn, xem xét các ảnh hưởng ở khía cạnh
quản lý và bảo tồn tài nguyên thì bên cạnh những lợi ích đó vẫn còn tồn đọng nhiều
mặt hạn chế, tạo nguy cơ gây tổn hại ĐDSH ở VQG. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,
đề xuất các giải pháphạn chếtối đa các tác động tiêu cực đến tài nguyên, công tác bảo
tồn của hoạt động DLST và đưa ra các đề xuất cho phát triển DLST theo hướng bền
vững.

v


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iv

TÓM TẮT ................................................................................................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... xii
Chương 1.MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.3.2.


Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 3

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 4
2.1.

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI .................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm........................................................................................................ 4

2.1.2.

Các nguyên tắc của du lịch sinh thái .............................................................. 4

2.1.3.

Tài nguyên du lịch sinh thái ........................................................................... 5

2.1.4.

Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái[4] ............................. 5

2.1.5.


Du lịch sinh thái bền vững .............................................................................. 5

2.2.

ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC ................. 6

2.2.1.

Đa dạng sinh học ............................................................................................ 6

2.2.2.

Bảo tồn đa dạng sinh học ................................................................................ 7

2.3.
VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐỐI VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC ................................................................................................................... 7
vi


2.4.

TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ........................ 8

2.4.1.

Hình thành và phát triển ................................................................................. 8

2.4.2.


Chức năng và nhiệm vụ của VQG Bidoup – Núi Bà.................................... 10

2.4.2.1. Chức năng ..................................................................................................... 10
2.4.2.2. Nhiệm vụ ...................................................................................................... 10
2.4.3.

Các khu chức năng của VQG Bidoup – Núi Bà ........................................... 10

2.4.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý VQG Bidoup – Núi Bà và
TT.DLST&GDMT ..................................................................................................... 11
2.4.4.1. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 11
2.4.4.2. Bộ máy quản lý ............................................................................................. 11
2.4.5.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 13

2.4.5.1. Vị trí địa lý và ranh giới................................................................................ 13
2.4.5.2. Địa hình ........................................................................................................ 13
2.4.5.3. Địa chất – Thổ nhưỡng ................................................................................. 13
2.4.5.4. Khí hậu – Thủy văn ...................................................................................... 14
2.4.5.5. Độ ẩm – Lượng mưa ..................................................................................... 14
2.4.6.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 15

2.4.6.1. Hành chính - Dân số ..................................................................................... 15
2.4.6.2. Kinh tế .......................................................................................................... 15
2.4.6.3. Giáo dục – y tế .............................................................................................. 15
2.4.6.4. Giao thông, thông tin liên lạc ....................................................................... 16
2.4.7.


Đa dạng sinh học và công tác bảo tồn ở VQG Bidoup – Núi Bà ................. 17

2.4.7.1. Thực vật ........................................................................................................ 17
2.4.7.2. Động vật........................................................................................................ 17
2.4.7.3. Các nghiên cứu liên quan đến công tác bảo tồn ở VQG Bidoup–Núi Bà .... 19
2.4.7.4. Chương trình hoạt động ................................................................................ 19
Chương 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 20
3.1.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 20

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 20

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ....................................................... 20

3.2.1.1. Nghiên cứu tài liệu........................................................................................ 20
vii


3.2.1.2. Khảo sát thực địa .......................................................................................... 21
3.2.1.3. Phỏng vấn ..................................................................................................... 21
3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 24


3.2.2.1. Ma trận hoạt động tác động (Active Impact Matrix=AIM) .......................... 24
3.2.2.2. Phương pháp tính sức chứa (Carring capacity) ............................................ 24
Chương 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 26
4.1.

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DLST TẠI VQG BIDOUP – NÚI BÀ ....... 26

4.1.1.

Đặc điểm khách du lịch ................................................................................ 26

4.1.1.1. Lượng khách du lịch ..................................................................................... 26
4.1.1.2. Thị trường khách du lịch .............................................................................. 26
4.1.1.3. Phân loại khách theo mục đích du lịch ......................................................... 27
4.1.1.4. Đối tượng khách du lịch ............................................................................... 27
4.1.1.5. Doanh thu du lịch.......................................................................................... 28
4.1.1.6. Đánh giá chung về đặc điểm khách du lịch .................................................. 28
4.1.2.

Cơ sở hạ tầng ................................................................................................ 29

4.1.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật: ................................................................................ 29
4.1.2.2. Giao thông – Thông tin liên lạc ...................................................................... 31
4.1.3.

Nguồn nhân lực và lao động ......................................................................... 31

4.1.3.1. Nguồn nhân lực............................................................................................. 31
4.1.3.2. Hướng dẫn viên ............................................................................................ 31
4.1.4.


Quản lý về hoạt động du lịch ........................................................................ 32

4.1.4.1. Sản phẩm du lịch .......................................................................................... 32
4.1.4.2. Quản lý du khách .......................................................................................... 33
4.1.4.3. Công tác Giáo dục môi trường ..................................................................... 34
4.1.4.4. Đầu tư phát triển du lịch ............................................................................... 35
4.1.4.5. Quản lý môi trường du lịch........................................................................... 36
4.2.
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỔN HẠI ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG BIDOUP – NÚI BÀ ................... 37
4.2.1.

Các hoạt động du lịch sinh thái hiện có ở VQG Bidoup – Núi Bà ............... 37

4.2.2. Tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng
sinh học tại VQG Bidoup – Núi Bà ............................................................................ 37
viii


4.2.2.1. Tác động tích cực.......................................................................................... 38
4.2.2.2. Tác động tiêu cực.......................................................................................... 42
4.3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN ..................... 48
4.3.1.

Tính sức chứa cho tuyến du lịch ................................................................... 49

4.3.2.


Biện pháp quản lý tác động đến động - thực vật ........................................ 50

4.3.3.

Giải pháp quản lý, hạn chế chất thải từ hoạt động DLST ............................ 50

4.4.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
TẠI VQG BIDOUP – NÚI BÀ .................................................................................. 53
4.4.1.

Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....................................... 54

4.4.2.

Giải pháp về cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng ........................................... 55

4.4.3. Tăng cường thu hút sự tham gia và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng
địa phương .................................................................................................................. 56
4.4.4.

Tăng cường bảo vệ môi trường và bảo tồn TNTN ....................................... 57

4.4.5.

Khôi phục và bảo tồn nền văn hóa bản địa tại khu vực ................................ 58

4.4.6.


Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch ........................................... 60

Chương 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 62
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................... 62

5.2.

KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

 

 

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên


DGMT

Diễn giải môi trường

DL

Du lịch

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GDMT

Giáo dục môi trường

HCDV

Hành chính dịch vụ

HDV

Hướng dẫn viên

HST


Hệ sinh thái

IUCN 

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
(International Union for Conservation of Nature)

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KDL

Khách du lịch

TFF

Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp

TKL

Trạm kiểm lâm

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TTDK


Trung tâm du khách

TT. DLST&GDMT

Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VCF

Dự án Nâng cao năng lực VQG Bidoup-Núi Bà

VQG

Vườn quốc gia

WWF

Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (World Wildlife Fund)
x


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức VQG Bidoup – Núi Bà............................................ 12
Hình 4.1: Đối tượng tham quan VQG ....................................................................... 27
Hình 4.2: Thời gian tham quan của du khách tại VQG ............................................. 28
Hình 4.3: Thống kê số lần du khách đến VQG ......................................................... 28

Hình 4.4: Hiện trạng đầu tư vào ngành DLST của VQG Bidoup – Núi Bà
năm 2011- 2013 .......................................................................................................... 36
Hình 4.5:Mong muốn tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng dân cư ........... 38
Hình 4.6: Dịch vụ du lịch cộng đồng dân cư mong muốn tham gia.......................... 38
Hình 4.7:Hoạt động thu hút KDL đến với VQG Bidoup – Núi Bà ........................... 40
Hình 4.8: Rác trên trạm dừng chân tuyến Thác Thiên Thai ...................................... 45
Hình 4.9: Nhận thức của du khách về ảnh hưởng của hoạt động DLST đến
công tác bảo tồn ĐDSH .............................................................................................. 48

 

xi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
 

Bảng 3.1: Đối tượng, nội dung cần thu thập và cách thu thập từ phát phiếu điều
tra phỏng vấn .............................................................................................................. 22
Bảng 4.1: Số lượng du khách đến VQG Bidoup – Núi Bà ........................................ 26
Bảng 4.2: Nguồn thông tin du khách biết đến VQG Bidoup – Núi Bà ..................... 27
Bảng 4.3: Mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch VQG Bidoup –
Núi Bà ......................................................................................................................... 29
Bảng 4.4: Các tuyến tham quan chính ở VQG Bidoup – Núi Bà .............................. 32
Bảng 4.5: Các tuyến du lịch tiềm năng của VQG...................................................... 33
Bảng 4.6: Tác động tích cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH ...................... 41
Bảng 4.7: Tác động tiêu cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH ...................... 47
Bảng 4.8: Sức chứa các tuyến du lịch tại VQG Bidoup – Núi Bà ............................. 49

xii



 

 

 

 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đa dạng sinh học (ĐDSH)có ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của

các quốc gia. Do vậy, bảo tồn ĐDSH đã trở thành vấn đề được xã hội quan tâm, đặc
biệt là tại các vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN).Tuy nhiên,
trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, ĐDSH đã và đang bị ảnh hưởng ngày
càng nghiêm trọng.
Du lịch sinh thái (DLST) được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo
tồn ĐDSH, đồng thời vừa hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả. Trong
những năm gần đây, DLST đã có những biến đổi mạnh mẽ, dần trở thành xu thế phát
triển chung trên phạm vi toàn cầu.
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà được thành lập năm 2004[9], vị trí địa lí, địa
hình và địa mạo đã tạo cho VQG Bidoup – Núi Bànhững giá trị đặc sắc không chỉ về
ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên mà còn về giá trị văn hóa. Những điều đó đã tạo cho
VQG Bidoup – Núi Bà có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST.
Năm 2011, Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường (TT.

DLST&GDMT) thuộc VQG Bidoup – Núi Bà được thành lập, chính thức triển khai tổ
chức các hoạt động DLST và diễn giải môi trường trong phạm viVQG Bidoup – Núi
Bà[9].Hiện nay, với ba tuyến DLST trọng điểm là tuyến du lịch Thác Thiên Thai,
tuyến chinh phục đỉnh Lang Biang và tuyến chinh phục đỉnh Bidoup, VQG Bidoup –
Núi Bà đang thu hút được sự chú ý của đông đảo khách nội địa và khách quốc tế.

1
 


 

 

 

Bên cạnh lợi ích thì phát triển du lịch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến
ĐDSH và công tác bảo tồn của VQG. Để phát triển du lịch thì đòi hỏi phải tác động
vào quá trình tự nhiên của HST,sự tác động này tạo ra những biến động bất thường
trong xu hướng phát triển tự nhiên của các quy trình sinh thái.Các áp lực của hoạt
động du lịch lên công tác bảo tồn của VQG cũng gia tăng. Điều đó cho ta thấy, hoạt
động du lịch và công tác bảo tồn có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết,
tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ
là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng
môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Và
chúng đều tạo ra tác động đến công tác bảo tồn hiện nay.
Việc phát triển du lịch nơi đây đã và đang trở thành áp lực cho VQG. Tuy
nhiên, vẫn chưa các một đề án hay một hướng nghiên cứu cụ thể về mức độ tác động
đó. Để có thể hiểu rõ về những tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác
bảo tồn tại VQG Bidoup – Núi Bà cũng như góp phần thúc đẩy cho du lịch nơi đây

phát triển một cách bền vững, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của hoạt động du lich sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại
VQG Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”.
1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần hạn chế ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại
VQG Bidoup- Núi Bà và nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại
VQG Bidoup –Núi Bà.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Bidoup – Núi
Bà.

-

Xác định các loại tác động của DLST đến công tác bảo tồn tại VQG
Bidoup – Núi Bà.

-

Đánh giá nguy cơ tổn hại đa dạng sinh học của hoạt động DLST tại
Vườn.
2

 



 

 

-

 

Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của DLST đến công
tác bảo tồn và một số giải pháp phù hợp phát triển DLST theo hướng bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN).

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Tài nguyên DLST tại VQG.

-

Hiện trạng khai thác và phát triển DLST tại VQG.

-

Khách du lịch (KDL), cộng đồng địa phương và ban quản lý VQG
Bidoup – Núi Bà.


-

Hoạt động DLST và mối quan hệ giữa hoạt động DLST, công tác bảo tồn
TNTN với ĐDSH tại VQG.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ xét đến khía cạnh là những tác động của
DLST đến công tác bảo tồn thiên nhiên tại VQG Bidoup – Núi Bà, xem
xét mức độ tác động tiêu cực và tích cực, từ đó đưa ra giải pháp thích
hợp nhất.

-

Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong không gian VQG
Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

-

Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 09 năm 2013 đến
tháng 12 năm 2013.

1.4.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
-

Kết quả của đề tài giúp các nhà quản lí VQG xem xét lại điều kiện hiện

tại và hiện trạng phát triển DLST tại VQG Bidoup – Núi Bà.

-

Góp phần xác định những mặt tồn tại trong hoạt động phát triển DLST
của Vườn.

-

Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh
học và phát triển du lịch sinh thái, cân đối giữa hai mục tiêu bảo tồn và
phát triển du lịch tại Vườn.

-

Đóng góp to lớn vào mục tiêu bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái bền
vững tại VQG.

 

 

3
 


 

 


 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

2.1.1. Khái niệm
DLST là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau:


Hector Ceballos-lascurain (1987) đã đưa ra khái niệm: “DLST là du lịch

tới những khu vực thiên nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên
cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được
khám phá”[1].


Honey (1999) mở rộng khái niệm DLST: “DLST là du lịch tới những

khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác
hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường,
nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó
khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”[1].


Hiệp hội DLST quốc tế nhấn mạnh DLST: “là việc đi lại có trách nhiệm

tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi

cho người dân địa phương”[1].


Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa

về DLST ở Việt Nam: “là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”[1].
2.1.2. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái
Hoạt động du lịch sinh thái cần tuân theo một số nguyên tắc sau: [1]
-

Có hoạt động giáo dục và diễn giài nhằm nâng cao hiểu biết về môi
trường qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
4

 


 

 

 

-

Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.

-


Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng.

-

Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

2.1.3. Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng.
giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm
thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch (pháp lệnh du lịch Việt Nam, 1994) [1].
Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, tài
nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các
giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn
tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó [1].
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa đều được coi là
tài nguyên du lịch sinh thái mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các
giá trị văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác sử dụng để tạo ra
các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, du
lịch sinh thái nói riêng, mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái.
2.1.4. Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái[1]
-

Giải pháp về cơ chế chính sách.

-

Giải pháp về thị trường.


-

Giải pháp về quy hoạch.

-

Giải pháp về đào tạo.

-

Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng .

-

Giải pháp về xã hội.

2.1.5. Du lịch sinh thái bền vững
DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai [1].

5
 


 

 

 


Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế (tăng
GDP), xã hội ( sức khỏe, văn hóa cộng đồng ) và môi trường (bảo tồn tài nguyên môi
trường) trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức [1].
2.2.

ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

2.2.1. Đa dạng sinh học
Thuật ngữ “đa dạng sinh học” được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 (Wilson,
1988) và sau khi Công ước Đa dạng sinh học được ký kết (1993) đã được sử dụng phổ
biến. Có nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học:
Trong Luật đa dạng sinh học của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 13
tháng 11 năm 2008 [9], định nghĩa: “ ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh vật và
hệ sinh thái (HST) trong tự nhiên.Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất
di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật. HST là quần xã sinh vật và các yếu
tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật
chất với nhau. HST tự nhiên là HST hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn
còn giữ được các nét hoang sơ. HST tự nhiên mới là HST mới hình thành và phát triển
trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác
(Điều 3, Luật đa dạng sinh học năm 2008).
Ngoài ra ĐDSH còn được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường năm
2005như sau: “Đa dạng sinh họclà sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và HST”
(Khoản 16, Điều 3)[11].
Theo WWF,1989: “ĐDSH là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất, là hàng
triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là
những HST vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”.
Theo đó, ĐDSH được định nghĩa là sự đa dạng giữa các sinh vật từ tất cả các
nguồn, vùng trời, vùng đất, vùng biển, các HST thủy vực nội địa và các phức HST mà
chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng trong mỗi loài, giữa các loài và các HST

(IUCN, 1994). Đây là định nghĩa về ĐDSH được nhiều quốc gia chính thức chấp nhận
và được sử dụng trong Công ước ĐDSH.

6
 


 

 

 

2.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn ĐDSH (Conservation of iodiversity) là quá trình quản lý mối tác động
qua lại giữa con người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất
cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện
vọng của các thế hệ tương lai (Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững, 2001).
Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn ĐDSH, điều cần thiết
là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ
đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực
của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và HST đó trong tương lai.
Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo
tồn chuyển vị (Ex-situ)[4].Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các
HST và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi
trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động
nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của
chúng.
2.3.


VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐỐI VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG

SINH HỌC
Theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch thì DLST đích thực hoạt động tuân thủ
các nguyên tắc của nó sẽ mang lại những lợi ích to lớn, mà cuối cùng và cao nhất là
đảm bảo mục tiêu bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn. Bằng các hình thức khác
nhau (hướng dẫn viên (HDV), tờ rơi, sách hướng dẫn, chỉ dẫn, các phương tiện truyền
thông...), các hệ sinh thái điển hình, sự ĐDSH của HST được giới thiệu sẽ giúp du
khách và người dân địa phương nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và có hành vi bảo
vệ các giá trị đặc biệt của các HST[9].
Việc đảm bảo các phương tiện hỗ trợ giáo dục trên các tuyến điểm tham quan
như thông tin, chỉ dẫn, biển báo có thuyết minh môi trường, các phương tiện cho nhu
cầu vệ sinh, rác thải có vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động đến môi trường.
Mặt khác, DLST đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định, quản lý
du lịch sẽ tăng cường sự liên kết giữa phát triển du lịch với BTTN và phát triển cộng
đồng; sử dụng lao động là người địa phương vào việc tham gia quản lý, vận hành các
7
 


 

 

 

hoạt động DLST như các dịch vụ vui chơi, giải trí của khách, các cơ sở lưu trú, bán
hàng gia công, lưu niệm sử dụng sản phẩm địa phương[9].
DLST, thông qua hoạt động diễn giải môi trường (DGMT) giúp cho du khách
và cộng đồng địa phương hiểu rõ hơn về những giá trị tự nhiên và nhân văn của nơi

mình cư trú. Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá là nguyên tắc quan trọng mà
hoạt động DLSTphải tuân thủ, bởi các giá trị về văn hoá là một bộ phận hữu cơ không
thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên[9].
2.4.

TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ

2.4.1. Hình thành và phát triển
Trước 1986,Diện tích rừng của VQG được quản lý bởi BQL rừng phòng hộ đầu
nguồn hồ thủy điện Đa Nhim, Xí nghiệp Lâm nghiệp Lạc Dương và Lâm Trường Đà
Lạt nay là BQL rừng phòng hộ cảnh quanLâm Viên[10].
Đến ngày 09/08/1986, theo Chỉ thị số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng bộ
trưởngBan hành chỉ thị về việc thành lập khu BTTN Núi Bà (6.000 ha) và khu BTTN
Đa Nhim Thượng (7.000 ha). Hai khu BTTN này sau đó được kết hợp lại để hình
thành khu BTTN Bidoup-Núi Bà[10].
Quyết định số 1496/QĐ-UBTC của UBND tỉnh Lâm Đồngvề trách nhiệm quản
lý của khu BTTN Bidoup-Núi Bà được chuyển sang cho BQL rừng đặc dụng vào ngày
22/10/1993.
Năm 1995, theo kế hoạch đầu tư của Bidoup- Núi Bà do phân viện điều tra qui
hoạch rừng Nam Bộ và chi cục lâm nghiệp Lâm Đồng xây dựng đã đề xuất thành lập
một khu BTTN với diện tích 71.062 ha, gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 50.503 ha,
và phân khu phục hồi sinh thái 20,559 ha. Sau đó kế hoạch đầu tư này đã được UBND
tỉnh Lâm Đồng và Bộ Lâm nghiệp (cũ) phê duyệt.
Đến ngày 26/12/2002,Quyết định số 183/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm
ĐồngBQL rừng đặc dụng được tái cấu trúc thành BQL khu BTTN. Tổng diện tích của
khu BTTN là 64.366 ha, thuộc sự quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Lâm Đồng[10].
8
 



 

 

 

Thủ tướng chính phủ đã phê duyệtchuyển khu BTTN Bidoup- Núi Bà thành
VQG Bidoup-Núi Bà trong hệ thống rừng đặc dụng với tổng diện tích của VQG là
64.800 ha vào ngày 19/11/2004 theoQuyết định số 1240/QĐ-TTg[9].
Ngày 19/02/2008,Quyết định 450/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồngchuyển
8.266 ha rừng đặc dụng của VQG thành rừng phòng hộ.
Ngày 30/10/2009,Quyết định 1738/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủphê duyệt
kết quả rà soát điều chỉnh phân phu chức năng VQG, trong đó tổng diện tích VQG là
63.938 ha với 56.436 ha là đặc dụng, 7.502 ha là rừng phòng hộ xung yếu[10].
Và đến 07/01/2010, theo Quyết định 19/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh
Lâm Đồngthu hồi 1025ha đất lâm nghiệp do BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim
quản lý và giao cho VQG Bidoup-Núi Bà để sử dụng làm khu trung tâm hành chính
dịch vụ và quản lý bảo vệ rừng[10].
Được lấy theo tên hai ngọn núi cao nhất cao nguyên LangBiang là Bidoup
(2.287m) và Núi Bà (2.167m).Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong hai mươi
tám VQG nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Khu vực Bidoup –
Núi Bà thuộc địa giới hành chính huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng chiếm gần trọn
cao nguyên Langbiang (còn gọi là cao nguyên Lâm Viên). Với tổng diện tích 70.038
ha trong đó 91% là đất có rừng, chủ yếu là rừng nguyên sinh với rất nhiều loài động
thực vật phong phú[9].
Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc
hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm ĐDSH của Việt Nam (Khu vực núi cao
Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng
mưa ở Bắc Trung Bộ và cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam) [9].

Trong chương trình bảo tồn hệ sinh thái dãy Trường Sơn, VQG Bidoup Núi Bà
được ưu tiên là khu vực bảo tồn số một thuộc dãy núi chính Nam Trường Sơn (khu
vực SA3) [9].

9
 


 

 

 

2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của VQG Bidoup – Núi Bà
2.4.2.1.


Chức năng
Trực tiếp quản lý bảo vệ rừng đồng thời thực hiện chức năng thừa hành

pháp luật về quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi diện tích được giao.


Xây dựng, phát triển và sử dụng rừng theo qui hoạch, dự án, kế hoạch

được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2.4.2.2.

Nhiệm vụ(Theo quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ


tường Chính phủ)[9]


Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và

các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm; gắn kết với các VQG và khu
BTTN kế cận để tạo thành một vùng thiên nhiên rộng lớn, góp phần cho việc
bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây nguyên và vùng Nam
Trung Bộ.


Góp phần phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai và các

hồ chứa nước ở hạ lưu nhằm phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh Lâm
Đồng, vùng Nam Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải cực Nam Trung Bộ.


Bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc

đô thị của thành phố Đà Lạt, bảo tồn các đặc trưng văn hoá bản địa nơi cội
nguồn của thành phố Đà Lạt, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo
dục về rừng nhiệt đới, phát triển DLST và góp phần củng cố an ninh quốc
phòng của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây nguyên.
2.4.3. Các khu chức năng của VQG Bidoup – Núi Bà


Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi): là vùng được quản lý và bảo vệ

chặt chẽ, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh, tạo điều kiện

nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt có tổng diện
tích 33582 ha.


Phân khu phục hồi sinh thái: có diện tích 22854 ha; là vùng được quản

lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt động phục hồi HST, ĐDSH và nguồn lợi tự nhiên
để mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng.


Phân khu dịch vụ - hành chính: 7502 ha.
10

 


 

 

 

2.4.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý VQG Bidoup – Núi Bà và TT.
DLST&GDMT
2.4.4.1.

Cơ cấu tổ chức

- Ban giám đốc : gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
- Các phòng ban chức năng : bao gồm:

+ Phòng Tổ chức hành chính và Nhân sự;
+ Phòng Tài chính;
+ Phòng Kỹ thuật và Nghiên cứu khoa học;
+ Phòng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế;
+ Phòng Tài vụ;
+ Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường;
+ Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới;
+ Hạt Kiểm Lâm Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà;
Cho đến nay, tổng số cán bộ công chức Vườn Quốc gia là 116 người, gồm: 100
nam và 16 nữ. Trong đó, có 13 Thạc sĩ và 52 Đại học[8].
2.4.4.2.

Bộ máy quản lý

11
 


 

 

 

UBND Tỉnh Lâm Đồng

Sở....

---


Sở Nông
Nghiệp& Phát
triển

Phòng
Tài
chính

Phòng Kỹ
thuật và
NCKH

(04)

(6)

(06)

P. GĐ về
Thuế

P. GĐ Kỹ
thuật

Trung tâm
DLST và
GDMT
(CEEE)
(10)


Phòng Kế
hoạch và
Hợp tác
quốc tế
(04)

P. GĐ Quản lý &
Bảo vệ rừng

Trung tâm
Nghiên
cứu quốc
tế rừng
nhiệt đới
(07)

Ban quản
lý rừng
(10)

TKL Núi Bà (06)
TKL Klong Klanh (04)
TKL Bidoup (05)

Ghi chú: Tổng số nhân viên 116, trong đó:

TKL Lieng Kar (05)

+ 16 Nữ


TKL Dưngiar Gieng (05)

+ 100 Nam

TKL Hòn Giao (05)

+ 13 Thạc sĩ, 52 Đại học và những người khác

TKL Da Long (05)

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức VQG Bidoup – Núi Bà
12
 

Sở....

Giám Đốc

Chi cục Kiểm
lâm Lâm Đồng

Phòng
Hành
chính và
Nhân sự

Sở....

Ban Giám Đốc


TKL Cổng Trời (05)
TKL Giang Ly (05)

Sở....


 

 

 

2.4.5. Điều kiện tự nhiên
2.4.5.1.
-

Vị trí địa lý và ranh giới

Vị trí địa lý:Nằm trên địa bàn hành chính Huyện Lạc Dương và một phần

Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km theo tỉnh lộ
723, nằm trong không gian mở rộng của TP.Đà Lạt khi thành phố được nâng cấp thành
thành phố trực thuộc Trung ương[9].
-

Toạ độ địa lý: từ 12O00'00” đến 12O52'00” vĩ độ Bắc và từ 108O17'00” đến

108O42'00” kinh độ Đông.
-


Ranh giới:
+ Phía Bắc giáp Đăk Lăk
+ Phía Đông giáp Ninh Thuận, Khánh Hòa
+ Phía Tây giáp xã Đưng Knớ (huyện Lạc Dương) và huyện Đam Rông
+ Phía Nam giáp với các xã Lát, xã Đạ Sa, xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương)

-

Quy mô diện tích:
+ Vùng lõi 70038,45 ha.
+ Vùng đệm: xã Lát, Đasar, Đa Nhim, Đa Chais, Đưng K’nớ, thị trấn Lạc Dương
huyện Lạc Dương: 32328ha. Gồm các xã huyện Lạc Dương; xã Đạ Tông huyện
Đam Rông.

2.4.5.2.

Địa hình

Nhìn chung địa hình của khu vực VQG Bidoup-Núi Bà nghiêng theo hướng
Đông Bắc-Tây Nam. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao như dãy Bidoup
chạy theo hướng Đông Nam; dãy Giarich hướng Đông Bắc hay dãy Hòn Giao theo
hướng Bắc Nam. Điều kiện địa hình này cùng với độ chênh cao lớn, từ 600m (Sông
Krongno) và 2.287m (đỉnh Bidoup) hay 2167m (đỉnh Núi Bà) đã tạo ra các kiểu hệ
sinh thái rừng và cùng với đó là hệ động thực vật đa dạng và đặc trưng, sẽ là các đối
tượng nghiên cứu khoa học quan trọng cho các chuyên gia trong nước và quốc tế[10].
2.4.5.3.

Địa chất – Thổ nhưỡng

Các loại đất ở địa phương: toàn huyện có 5 nhóm đất chính như sau:


13
 


×