Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ CHẤT KÍCH THÍCH ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN MOKARA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 78 trang )

 
 
 
 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

0
NGUYỄN THỊ MỸ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN LÁ VÀ CHẤT KÍCH THÍCH ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN MOKARA
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


 
 
 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ MỸ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN LÁ VÀ CHẤT KÍCH THÍCH ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN MOKARA
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : Th.S TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012

i


 
 
 
 

LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân em đã nhận
được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Th.s Trương Thị Cẩm Nhung đã tận
tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá
trình thực tập và làm luận văn tốt nghiệp.

Đồng thời, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô giáo
Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, khoa Môi Trường & Tài Nguyên,
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ những kiến thức
quý báu cho em trong suốt quá trình học tập.
Em cũng xin được cảm ơn tập thể lớp DH09CH, cá bạn đã luôn nhiệt tình
giúp đỡ em trong suốt bốn năm học tập trên giảng đường Đại học.
Cuối cùng, em xin gửi lời sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người đã
quan tâm giúp đỡ và động viên, khuyến khích em trong suốt thời gian qua để em
hoàn thành luận văn được tốt hơn.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Mỹ

ii


 
 
 
 

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của một số phân bón lá và chất kích thích
sinh trưởng đến sự sinh trưởng, pháttriển của lan Mokara sau chiết 12 tháng” đã
được bố trí tại vườn ươm bộ môn Cảnh quan & Kỹ thuật hoa viên, trường đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian từ 09/2012 - 12/2012. Đề tài có 2 thí
nghiệm, mỗi thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD:
Randomized complete block design), gồm 3 lần lặp lại.
Thí nghiệm 1: “Nghiên cứu một số bón lá đến sự sinh trưởng, phát triển của

lan mokara sau chiết 12 tháng”. Thí nghiệm trên giống: Mokara charkuan pink.
Gồm 5 nghiệm thức: Đối chứng, Growmore ( 6 – 30 - 30), NPK (10 – 30 - 30),
NPK (10 – 30 - 20), NPK (10 – 20 - 30). Kết quả thu được: Nghiệm thức sử dụng
phân bón lá pha theo công thức 10 – 30 - 30 đem lại kết quả tốt và ổn định nhất,
chuẩn bị chogiai đoạn ra hoa.
Thí nghiệm 2: “Nghiên cứu một số chất kích thích sinh trưởng ảnh hưởng tốt
đến lan mokara sau chiết 12 tháng”. Thí nghiệm trên giống: Mokara salaya red.
Gồm 5 nghiệm thức: Đối chứng, GA3 5 ppm, GA3 10 ppm, GA3 15 ppm, GA3 20
ppm. Kết quả thu đươc: Việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng ảnh hưởng rõ rệt
đến sinh trưởng và phát triển của lan Mokara. Nghiệm thức sử dụng chất kích thích
sinh trưởng GA310 ppm – 15 ppm đem lại kết quả tốt và ổn định nhất, chuẩn bị
chogiai đoạn ra hoa.

iii


 
 
 
 

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1Đặt vấn đề:…………………………………………….....................1
1.2Mục tiêu đề tài……………………..………………………………2
1.3Ý nghĩa của đề tài………………………………………. ……...….2
1.4Giới hạn của đề tài………………………………………………….2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN……………………………………………………….3
2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên Thế giới và trong nước…………..3

2.1.1 Trên Thế Giới ................................................................................3
2.1.2 Trong nước .....................................................................................4
2.1.3 Các thách thức trong quá trình phát triển của ngành hoa lan Việt
Nam…………………………………………………………………….5
2.2. Giới thiệu loài cây lan Mokara…………………………………….6
2.2.1 Phân loại .........................................................................................6
2.2.2 Nguồn gốc và phân bố ....................................................................7
2.2.3. Đặc điểm sinh học của lan Mokara ...............................................7
2.2.3.1. Đặc điểm hình thái......................................................................7
2.2.3.2 Đặc điểm sinh thái ......................................................................7
2.2.4. Kỹ thuật trồng lan Mokara cắt cành. .............................................9
2.2.4.1 Xây nhà lưới ................................................................................9
2.2.4.2. Chuẩn bị luống ...........................................................................9
2.2.4.3 Tiến hành trồng..........................................................................10
2.2.4.4 Một số sâu bệnh ở lan Mokara và cách điều trị.........................11
2.3 Yêu cầu dinh dưỡng cho lan.……………………………………...12
2.3.1 Dinh dưỡng cho lan Mokara. ........................................................12

iv


 
 
 
 

2.3.2chất kích thích sinh trưởng…………………………………….15
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN……………….19
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………….19
3.2. Điều kiện khí hậu trong những tháng tiến hành thí nghiệm……19

3.3Vật liệu thí nghiệm………………………………………………..19
3.4 Nội dung nghiên cứu.…………………………………………….21
3.5 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………21
3.5.1 xử lý vật liệu làm giá thể. .............................................................21
3.5.2 Cách trồng, chăm sóc và bón phân. ..............................................21
3.6 Phương pháp bố trí thí nghiệm.……………………………….....21
3.7 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.……………………………….23
3.8 Phân tích thống kê và xử lý số liệu……………………………….24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………25
4.1Kết quả kết quả nghiên cứu loại phân bón lá thích hợp, ảnh hưởng
tốt đến sự sinh trưởng phát triển của Mokara charkuan pink sau chiết
12 tháng, chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa………..……………………..25
4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây…………………25
4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự phát triển số lá cây. ..............27
4.1.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự phát triển số rễ cây……..29
4.1.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự phát triển chiều dài lá của
cây..........................................................................................................31
4.2 Kết quả kết quả nghiên cứu loại chất kích thích, ảnh hưởng tốt đến
sự sinh trưởng phát triển của lan Mokara salaya red sau chiết 12 tháng,
chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa ……….………………………………..33
4.2.1. Ảnh hưởng của chất kích thích đến sự phát triển chiều cao cây. 33
4.2.2. Ảnh hưởng của chất kích thích đến sự ra lá của cây. ..................35
4.2.3. Ảnh hưởng của chất kích thích đến sự ra rễ của cây. ..................37
4.2.4. Ảnh hưởng của chất kích thích đến chiều dài lá cây. ..................39
4.3 Tình hình sâu bệnh hại.…….……………………………………..41

v


 

 
 
 

4.4 Chi phí đầu tư cho chậu trồng.…..………………………………..41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................43
5.1 kết luận…………………………………………………………....43
5.2 Đề nghị…………………………………………………………...43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................45
 

vi


 
 
 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang 
 

Bảng 3.1:Điều kiện khí hậu thời tiết khu vực Tp Hồ Chí Minh qua các tháng tiến
hành thí nghiệm…………………………………………………….......................19
Bảng 3.2: Bảng ký hiệu nghiệm thức xử lý phân bón lá…………………………..22
Bảng 3.3: Bảng ký hiệu nghiệm thức xử lý chất kích thích sinh trưởng……….…23
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây (cm/cây) và tốc độ phát
triển chiều cây (cm/cây).…………………………………………………………...24
Bảng 4.2:Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự phát triển số lá cây (lá/cây) và tốc độ

phát triển số lá (lá/cây).………………………………………………………….…27
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón lá đến số rễ cây (cm/cây) và tốc độ phát triển ra
rễ cây (cm/cây)……………………………………………………………………..30
Bảng 4.4:Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài lá cây (cm/cây) và tốc độ phát
triển chiều dài lá cây (cm/cây).…………………………………………………….31
Bảng 4.5:Ảnh hưởng chất kích thich sinh trưởng đến sự phát triển chiều cao
cây(cm/cây)



tốc

độ

phát

triển

chiều

cao

cây

(cm/cây)………………………….…..33
Bảng 4.6:Ảnh hưởng chất kích thich sinh trưởng đến số lá của cây(lá/cây) và tốc độ
ra lá của cây (lá/cây)……………………………………………………............35
Bảng 4.7: Ảnh hưởng chất kích thich sinh trưởng đến số rễ của cây(rễ/cây) và tốc
độ ra lá của cây (rễ/cây)……………………………………………………………37
Bảng 4.8: Ảnh hưởng chất kích thich sinh trưởng đến chiều dài lá cây(cm/cây) và

tốc độ tăng chiều dài lá cây (cm/cây).……………………………………………...39
Bảng 4.9:Chi phí đầu tư cho một chậu……………………………...…….………41

vii


 
 
 
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Biểu ðồ 4.1: Ảnh hưởng của phân bón lá ðến tốc ðộ tãng chiều cao
cây……………………………………………………………………….

26

Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của phân bón lá đến tốc độ tăng số lá của
cây………………………………………………………………………..

28

Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của phân bón lá đến tốc độ tăng số rễ của
cây………………………………………………………………………..

30

Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của phân bón lá đến tốc độ tăng chiều dài lá
cây…………………………………………………………………………


32

Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến tốc độ tăng
chiều cao cây………………………………………………………………

34

Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng chất kích thích sinh trưởng đến tốc độ tăng số lá
cây…………………………………………………………………………

36

Biểu đồ 7: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến tốc độ tăng số
rễ cây………………………………………………………………………

38

Biểu đồ 8: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến tốc độ tăng
chiều dà lá cây……………………………………………………………

40

Phụ lục
Hình 1: cây trồng trước khi thí nghiệm.
Hình 2: Toàn khu bố trí thí nghiệm.
Hình 3: Cây được thí nghiệm thuốc kích sinh trưởng GA3.
Hình 4: Cây thí nghiệm phân bón lá.
Hình 5: Cây được phun nước.
Hình 6: Cây được phun phân Growmore (6 – 30 – 30).


viii


 
 
 
 

Hình 7: Cây được phun phân NPK (10 – 30 – 30).
Hình 8: Cây được phun phân NPK (10 – 30 – 20).
Hình 9: Cây được phun phân NPK (10 – 30 – 20).
Hình 10: Cây được phun nước.
Hình 11: Cây được phun GA3 5ppm.
Hình 12: Cây được phun GA3 10ppm.
Hình 13: Cây được phun GA3 15pmm.
Hình 14: Cây được phun GA3 20ppm.

ix


 
 
 
 

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
TP:

Thành phố


NST:

Ngày sau trồng

GA:

Gibberellin

NAA: Naphtalen Acctic Acid

x


 
 
 
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Từ xưa đến nay, lan vẫn được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của
bậc vua chúa vương giả. Lan đẹp vẻ đẹp thanh cao lại chứa đựng thật nhiều ý
nghĩa. Cùng với sự phát triển của ngành trồng cây cảnh trong thời gian qua, loài
hoa này không chỉ đẹp trong con mắt của mọi người, mà còn mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Vì vậy những năm gần đây nhiều người dân thành phố chọn mua lan
nhiều hơn.
Ngày nay, hoa lan trở thành một mặt hàng có giá trị kinh doanh, xuất khẩu
trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Á nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Điều

kiện khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh thích hợp, thuận lợi cho việc trồng nhiều
loại lan đặc biệt là lan Mokara.LanMokara là loại lan công nghiệp có giá trị kinh tế
cao, chủ yếu phục vụ việc bán lan cắt cành.Hiện nay lợi nhuận từ sản xuất, kinh
doanh hoa cắt cành nhóm lan Mokara đang rất hấp dẫn người trồng lan nước ta nói
chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Trong sản xuất nông nghiệp mục đích cuối cùng là nâng cao sản lượng cơ
quan thu hoạch. Để cây giống sinh trưởng, phát triển tốt và ra hoa cần phải có các
loại phân bón lá với hàm lượng NPK thích hợp (10-30-30, 10-30-20, 10-20-30), và
chất kích thích hợp.
Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ thấp sẽ có tác dụng
kích thích sự sinh trưởng, tăng lượng chất khô dự trữ, nên làm tăng thu hoạch.
Trong lĩnh vực ứng dụng này có thể sử dụng các chất như gibberelin GA. Trong
nhiều trường hợp gibberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt.

1


 
 
 
 

Ảnh hưởng đặc trưng của sự ra hoa của gibberellin là kích thích sự sinh
trưởng kéo dài và nhanh chóng của cụm hoa. Gibberellin kích thích cây ngày dài ra
hoa trong điều kiện ngày ngắn.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng một số
loại phân bón lá và chất kích thích đến sự sinh trưởng và phát triển đến lan
Mokara tại Tp.Hồ CHí Minh
1.2.Mục tiêu đề tài
- Xác định được loại phân bón phù hợp cho lan mokara sau chiết 12 tháng.

- Chọn được loại chế phẩm kích thích sinh trưởng có tác dụng tốt đến sự
sinh trưởng và phát triển cho lan mokara sau chiết 12 tháng..
1.3. Ý nghĩa của đề tài.
Nhận biết được phân bón và chất kích nào tốt cho sự sinh trưởng và phát
triển cho lan Mokara. Kết quả nghiên cứu là ngồn tư liệu có ích cho các cơ sơ sản
xuất và người dân trồng lan Mokara.
1.4.Giới hạn của đề tài
Đề tài được tiến hành trên đối tượng nghiên cứu cứu là 2 loài lan Mokara
(Mokara charkuan pink và Mokara salaya red). Thời gian tiến hành đề tài từ tháng
9 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.Thí nghiệm được bố trí tại vườn ươm bộ môn
Cảnh quan & Kỹ thuật hoa viên.

2


 
 
 
 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên Thế giới và trong nước
2.1.1. Trên Thế Giới
Nhu cầu hoa tươi nói chung và nhu cầu hoa lan nói riêng ngày càng tăng, tỷ lệ
hàng năm của ngành sản xuất hoa trên Thế giới 10% đạt 49 tỷ USD. Một số nước
như Thái Lan, Singapore, Hawaii xem phong lan là một trong những mặt hàng đem
lại nguồn kim ngạch xuất khẩu lớn.
Ở Châu Á, năm 1987 Hồng Kông đứng đầu về sản xuất mặt hàng này, nhưng
thực tế Hồng Kông lại nhập hoa các nước khác chuyên xuất khẩu nhiều hơn là tự

sản xuất để xuất khẩu. Thái Lan và Nhật về kim ngạch xuất khẩu tính đến năm
1987 đứng thứ 8 của Châu Á. Nhưng 2 nước này đang phát triển mạnh sản xuất
hoa, lan, cây cảnh. Tại Nhật, năm 1990 thu nhập mặt hàng này gần 9 tỷ USD. Thái
Lan là nơi nổi tiếng sản xuất hoa lan, năm 1987kim ngạch xuất khẩu là 108.9 triệu
USD, riêng phong lan là 21 triệu USD, năm 1990 lên 26 triệu USD.
Riêng Thái Lan xuất khẩu lên đến 610 loài hoa lan khác nhau cho từng năm
một. Sự phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp đạt được nhiều kết quả trong
sản xuất nông nghiệp đã đưa Thái Lan trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về sản
xuất phong lan, đứng thứ 4 Thế giới về sản xuất lan cắt cành trong năm 19931994. Năm 1994 khối lượng hoa cắt cành của Thái Lan đến Nhật Bản, Ý, Đức, Đài
Loan và Hà Lan là 11897 tấn.
Hà Lan: là quốc gia duy nhất ở Châu Âu có công nghệ trồng lan xuất khẩu.
Do trồng trong nhà kính nên Hà Lan xuất khẩu lan quanh năm, nhất là Cymbidium.
Ý là quốc gia nhập khẩu lớn nhất Châu Âu.

3
 


 
 
 
 

Ở khu vực Đông Nam Á: Hiện nay các nước trong khu vực đang chạy đua
phát triển ngành lan.
Đối với các nước đang phát triển, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hoalan,
cây cảnh chỉ chiếm 25-30% Thế giới. Tuy nhiên một số nước đang phát triển đã có
cơ sở sản suất và đã có bạn hàng tiêu thụ vững vàng như Thái Lan, Singapore,
Colombia, Kenya, Nam Phi, Indonexia. Đặc biệt Colombia những năm gần đây đã
phát triển ngành hoa lan, cây cảnh phát triển nhảy vọt và đứng hàng thứ 3 trên Thế

Giới chỉ sau Hà Lan.
2.1.2. Trong nước
Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn trong sản xuất phong lan.
Nhưng hiện nay trong khi nhu cầu hoa nội địa và nhu cầu hoa xuất khẩu đang ở
mức cao thì Việt Nam phải chi hàng tỷ đồng mỗi năm để nhập phong lan về từ
nước khác để đáp ứng nhu cầu nội địa. Trong những tháng đầu năm 2007, mặc dù
kim ngạch nhập khẩu lan cắt cành giảm đáng kể so với thời gian trước đó nhưng
vẫn ở mức khá cao. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch
nhập khẩu phong lan cắt cành ở Việt Nam trong tháng 2/2007 là 26.515 nghìn
USD, giảm 20,17% so với các tháng 01/2007 nhưng vẫn còn tăng 51,76% so với
tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam trong thời
gian qua là Thái Lan với gần 100% lượng lan cắt cành.
Theo thống kê, hiện nhu cầu tiêu thụ lan cắt cành tại Việt Nam là khá cao.
Chỉ tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, doanh thu từ hoa lan cây cảnh chỉ đạt
200-300 tỷ đồng (2003). Quí I năm 2006, tăng lên 400 tỷ đồng. Ngoài ra các cơ sở
hoa lan, cây cảnh cũng tăng từ 264 cơ sở lên 1.000 cơ sở (2003), với lượng phong
lan tiêu thụ lên tới 1 triệu cây.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, từ năm 2004 khi Thành phố phê duyệt Chương trình phát triển hoa cây
kiểng đến năm 2010, đến nay diện tích hoa cây kiểng liên tục tăng qua các năm.
Năm 2003, diện tích hoa kiểng mới đạt 591,5 ha thì đến tháng 6/2010 đã tăng lên
là 1.401 ha, trong đó hoa lan từ 20 ha năm 2003, đến nay đã mở rộng lên 176 ha.

4


 
 
 
 


Chủng loại hoa cây kiểng cũng như giá trị sản xuất theo đó cũng tăng lên đáng kể,
nhất là các diện tích trồng hoa lan cắt cành. Các giống hoa lan chủ yếu được phát
triển về diện tích chủ yếu vẫn là nhóm Mokara, tiếp theo là Dendrobium, còn lại
không đang kể là nhóm Phalaenopsis, Vanda, Oncidium, Cattleya và một số lọai
lan rừng. Hai nhóm hoa lan cắt cành là Mokara và Dendrobium chiếm gần 90%
diện tích trồng hoa lan của Thành phố, với nhiều mô hình đạt doanh số trên dưới
1,0 tỷ đồng/ha. Người nông dân trồng hoa lan của Thành phố không chỉ cung cấp
hoa cắt cành cho thị trường nội địa mà đã bắt đầu nhân giống, cung cấp giống cho
các tỉnh trong khu vực, bước đầu đã có sản phẩm hoa cắt cành phục vụ xuất khẩu.
Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ hoa lan lớn nhất, theo
tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc trung tâm Chuyển giao tiến bộ khoa học
nông nghiệp, viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, sản lượng hoa lan do
các nông hộ tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 15% thị phần tiêu thụ tại thành
phố Hồ Chí Minh. 85% Số hoa lan còn lại từ Thái Lan và Lâm Đồng. Tiến sĩ
Dương Hoa Xô, giám đốc trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh
cho rằng nhiều mô hình hoa lan cắt cành đã đạt giá trị từ 700 đến 800 triệu đồng/ha
trồng lan. “Phát triển cây lan cắt cành là một trong những cách hiệu quả, để phát
triển nền nông nghiệp đô thị”.
Tình hình sản xuất phong lan hiện nay ở Việt Nam còn chưa tương xứng với
tiềm năng. Qua khảo sát, hiện chỉ có một số công ty lớn, trong đó có những công
ty nước ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích
khoảng 50 – 60 ha/ doanh nghiệp. Một vài địa phương khác cũng tiến hành trồng
phong lan nhưng mới dừng ở quy mô gia đình, trên diện tích từ vài m² đến vài
nghìn m², cá biệt có vài hộ trồng trên 1 – 2 ha, chưa có các vùng quy hoạch trồng
lan tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại.
2.1.3. Các thách thức trong quá trình phát triển của ngành hoa lan Việt Nam.
Hiện nay, hoa lan Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, đằng sau các cơ
hội là những thách thức đối với ngành công nghiệp hoa lan vẫn còn non trẻ, cụ thể
là:


5


 
 
 
 

-Sản xuất lai tạo giống lan trong nước bằng nuôi cấy mô chưa có đột phá mới.
Phần lớn các phòng cấy mô chỉ cấychuyền các giống nhập từ nước ngoài ở dạng
chồi/phôi, do đó ngành kinh doanh lan Việt Nam luôn bị động và có xu hướng nhập
khẩu là chính.
-Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng còn cao nên việc mở rộng diện tích trồng lan
cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức tín dụng.
-Chưa có công nghệ sản xuất tiên tiến , sản xuất canh tác hoa ổn định không
theo mùa vụ sẽ giúp bình ổn giá hoa trên thị trường.
-Công nghệ sau thu hoạch và kỹ thuật đóng gói phù hợp chưa sẵn sàng.
-Chi phí lao động có kỹ thuật tăng cao.
-Chưa sử dụng đúng cách thuốc trừ sâu.
-Dịch vụ hậu cần tại các cảng xuất hang còn yếu kém như chưa có kho mát
tại sân bay.
-Các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu hoa trong khi
Việt Nam chưa có hệ thống và biện pháp kiểm tra hoa nhập khẩu từ các nước khác.
-Hệ thống thông tin, tiếp tục hầu như chưa có nên rất khó khăn trong việc
hoạch định sản xuất theo nhu cầu thị trường.
-Công nghiệp hoa lan chưa được quan tâm đúng mức của các cấp chính
quyền nên chưa có biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy ngành hoa lan phát triển.
2.2. Giới thiệu loài cây lan Mokara
2.2.1. Phân loại

Cây lan Mokara là loài lan thuộc:
LớpMonocotyledoneae
BộOrchidales
HọVandaceae
GiốngMokara

6


 
 
 
 

2.2.2.Nguồn gốc và phân bố
Vào năm 1969, cây lan Mokara đầu tiên được lai tạo thành công có tên là
Mokara wai liang tại Singapore, do C.Y.Mok lai tạo. Đây là loài lan lai giữa ba
giống Arachis x Ascocentrum x Vanda, do đó có đặc tính giống bố mẹ: dạng hoa
và màu sắc đẹp từ Vanda, tăng trưởng nhanh từ Ascocenda.
Hiện nay trên thế giới, việc lai tạo này rất thành công ở nhiều nơi như Úc,
Philippines, Bắc Ấn, Indonesia, Srilanka, Đài Loan và đã tạo ra các giống Mokara
với nhiều màu sắc và hình dáng hoa rất đẹp.
2.2.3.Đặc điểm sinh học của lan Mokara
2.2.3.1. Đặc điểm hình thái
Rễ: rễ dài, xẻ bẹ mọc ra ngoài dọc theo chiều dài của cây, phân nhánh, thuộc
loại rễ khí sinh, có khả năng hấp thu nước và hạn chế sự bốc thoát hơi nước.
Thân: thuộc loại đơn thân, mọc thẳng, thân hình trụ dài, mọc cao về phía
đỉnh. Sự mọc dài là không giới hạn nên cây phát triển vô hạn theo chiều thẳng
đứng. sự phát triển này chỉ ngừng khi ngọn bị tổn thương, lúc đó chồi xẻ rách bẹ lá
để mọc dài ra thành nhánh. Các nhánh này cũng phát triển vô hạn về đỉnh.

Lá: hình lòng máng hay hình trụ, mọc cách hai bên thân. Tận cùng lá thường
có hai thùy không bằng nhau, ở gần cuối bẹ lá có răng nhọn không đều.
Hoa: phát hoa mọc ra từ nách lá, phát hoa dài có loại lên đến 70cm, mang
nhiều hoa và thường không phân nhánh. Màu sắc hoa rất phong phú: trắng, tím,
hồng, đỏ, cam, vàng,…Trên cánh hoa và cánh đài thường có chấm, đốm hoặc hình
caro rất đẹp. Cánh đài của hoa rất lớn, nhất là cánh hoa.
2.2.3.2. Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ:Lan Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng. Nhiệt độ thích hợp ban ngày
không dưới 210C. Nhiệt độ ban đêm không dưới 18.50C.
Ánh sáng: Lan Mokara là loài cây ưa sáng. Ánh sáng yếu cường độ quang
hợp giảm khi đó cây thiếu dinh dưỡng và không ra hoa. Vườn che nắng 50-60%
ánh sáng tự nhiên cây sẽ phát triển tốt.
Ẩm độ: thích hợp vào khoảng 70%.

7


 
 
 
 

Độ thông thoáng: Độ thông thoáng cũng là yếu tố cần thiết giúp cây lan sinh
trưởng. Nếu vườn lan không thông thoáng, nhiệt độ và ẩm độ trong vườn cao sẽ
làm cho cây lan dễ bệnh. Ngược lại, vườn quá thông thoáng, gió nhiều sẽ làm
lượng nước bốc hơi nhiều; ẩm độ vườn thấp, cây lan sẽ sinh trưởng kém, cây thoát
hơi nước mạnh làm cây kém phát triển lá nhăn nheo. Vì vậy, ở những nơi trồng
quá thông thoáng như sân thượng, đồng trống cần che lưới, trồng cây xung quanh.
Ngoài ra, cần lựa chọn loại giá thể vừa giữ ẩm vừa có độ thông thoáng cao.
Nước: chất lượng nước: nước ngọt, ít lượng muối hòa tan bên trong, nước

không bị phèn, bẩn, acid, clo. PH thích hợp:5,5-6,5. Do mokara cần độ ẩm cao nên
mùa khô tăng cường tưới nước để tránh hiện tượng rụng lá và giảm cường độ
quang hợp.
- Đối với nước máy: Cần chú ý đến lượng Clo trong nước máy không tốt cho
cây lan. Do vậy, cần phải xây hồ chứa nước cho lượng Clo trong nước bay đi rồi
mới sử dụng tưới cho cây.
- Đối với nước giếng: Cần chú ý đến độ cứng, độ phèn, mặn, và pH nước và
có cách xử lý thích hợp để tưới cho cây lan. Vì thế cũng cần xây dựng hệ thống hồ
lắng, lọc rồi mới sử dụng nguồn nước đó tưới cho cây.
Tuỳ vào ẩm độ, sự thông thoáng của vườn, giá thể, loài hoa, mùa tăng trưởng,
nhiệt độ, ánh sáng và tình hình cây lan mà điều chỉnh lượng nước tưới nhiều hay ít.
Nhu cầu dinh dưỡng: Mokara cũng như các loại lan khác, đều cần đến các
chất dinh dưỡng vô cơ (nhóm đa lượng, trung lượng, vi lượng, vitamin, các chất
kích thích tố) và hữu cơ. Tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng của mokara thay đổi qua
từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Lan Mokara là loại lan cắt cành nên
cần dinh dưỡng khá cao và đòi hỏi thường xuyên. Sự tuột lá chân của Mokara ngoài
việc thiếu nước còn một nguyên nhân không kém quan trọng là do thiếu dinh
dưỡng, nhất là đạm. Khi cây thiếu dinh dưỡng (nhất là thiếu đạm ) thì cây phải hy
sinh lá già bên dưới để tập trung nuôi lá non trên ngọn. Nên kết hợp sử dụng phân
chuồng hoặc phân cá và phân hỗn hợp NPK 30 - 10 - 10 hoặc 20 - 20 - 20, 10–30–
30,…tuỳ theo tuổi cây và tình hình sinh trưởng.

8


 
 
 
 


-Do đặc điểm cấu tạo của Mokara là có hệ rễ trần nên khi sử dụng phân bón
nên sử dụng với liều lượng thấp và nồng độ loãng.
2.2.4. Kỹ thuật trồng lan Mokara cắt cành.
Lan cắt cành là mặt hàng được nhiều người ưa chuộng và thị trường thế giới
tiêu thụ càng nhiều. Lan cắt cành có thể dùng để cắm lọ, làm lẵng hoa, kết vòng
hoa. Các giống lan được chọn trồng, sản xuất lan cắt cành như Arachnia, Aranda,
Dendrobium, Vanda và Mokara.
Trong đó lan cắt cành thuộc nhóm Mokara được các hộ trồng nhiều do dễ
trồng và thị trường tiêu thụ đang rất lớn, siêng ra hoa,có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm,
có tỷ suất lợi nhuận khá cao mặc dù đầu tư ban đầu cao, nhất là phần đầu tư cây
giống.
Hiện nay, kỹ thuật trồng thành luống lan Mokara được ứng dụng nhiều.
2.2.4.1. Xây nhà lưới
Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng
được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà
tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.
- Trụ đứng : Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu
dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.
-Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới
nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.Lưới che 50%
ánh sáng cho cây con mới trồng. Có thể gỡ bỏ dần giàn che khi cây lấy lại được sự
phát triển. Lưới che 60-80% thích hợp cho cây phát triển mạnh, nhanh và ra cành
nhánh nhiều cho mục đích nhân giống. Lưới che loại thưa hơn 80% hay gỡ bỏ lưới
làm lá có thể bị vàng nhưng cây phát triển mạnh và ra hoa nhiều.
2.2.4.2. Chuẩn bị luống
Đắp luống cao khoảng 15–20cm, chiều ngang luống rộng từ 0,8-1,2m cho 23 hàng. Đất trong luống phải thông thoáng, có thể đổ vỏ trấu trên mặt đất dày
khoảng 10–15 cm. Luống được xây xung quanh bằng gạch ống và có lỗ thoát nước

9



 
 
 
 

bằng cách để lỗ hổng không xây gạch. Nơi làm luống phải trống, thoáng, nhiều
nắng và không bị ngập nước.
Dùng ống nhựa PVC cột chặt vào các cây tầm vông theo 2-3 hàng dọc theo
luống để đỡ cây lan. Dùng dây kẽm nhỏ có bọc nhựa ( thường dùng loại dây điện
loại nhỏ là lõi của dây điện thoại ) để cột cây, tránh đổ ngã khi tưới để cây mau bắt
rễ.
2.2.4.3.Tiến hành trồng
Giá thể: có thể sử dụng giá thể gồm đất với phân chuồng, tro trấu. Nhưng hiện
nay giá thể trồng luống được sử dụng là võ đậu phộng cho kết quả rất tốt, vì giá thể
này có đặc điểm nhẹ, xốp nên thoát nước tốt, đồng thời quá trình phân hủy võ đậu
phộng góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Hai bên luống dựng 2 hàng cọc đứng có nẹp tre theo chiều ngang để đỡ cây
lan. Cọc cao khoảng 1 -1,5m; khoảng cách giữa 2 hàng là 30 - 50 cm. Cách tiến hành
như sau:
- Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20 cm. Các cành lan
dài khoảng 40 - 50 cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt, thường có 2 - 3 tầng rễ.
- Dùng vỏ đậu phộng trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng
dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp (tính từ mặt
đất cho đến lớp xơ dừa cao khoảng 20 cm).
- Che nắng cho lan khi mới trồng bằng lưới, phen tre hay bằng tán lá dừa để
có khoảng 50% -60% ánh sáng, khi cây trưởng thành và phát triển tốt có khoảng
70% - 80% ánh sáng.
-Làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lan và thường xuyên bón phân.
Có thể hoà loãng phân bò, lợn bôi lên các nẹp tre.

Các cây lan giống được trồng dọc theo luống và được cột chặt vào các cây tầm
vông đã được đặt sẵn theo luống và cách giá thể khoảng 3–5cm. Cây con phải tối
thiểu có sẵn ít nhất 2 rễ và 3 cặp lá, như vậy cây mới mau phát triển và không bị
mất sức. Đặt cây theo mật độ đầu lá của cây này giáp với đầu lá của cây kia. Như
vậy, bình quân khoảng 1.000m2 nhà lưới có thể trồng được 4.000 nhánh Mokara.

10


 
 
 
 

Sau đó rải vỏ đậu phộng khô phủ lên trên với độ dày khoảng 10–15cm ban đầu. Sau
một thời gian vỏ đậu phộng xẹp xuống có thể bổ sung thêm vỏ đậu tạo lớp nền cho
rễ lan bám xuống.
Trong thời gian đầu mới trồng, nên sử dụng loại phân bón lá có chứa B1 và
NAA để kích thích cây phát triển rễ và mau hồi phục. Sử dụng loại phân bón lá có
hàm lượng N cao và kết hợp phân Dynamic rải gốc cây cho lan. Nếu có điều kiện có
thể bổ sung tưới hoặc phun bánh dầu đã được ngâm kỹ, hết mùi hôi và sau đó lọc kỹ
đưa vào bình phun cho cây. Về chế độ tưới hàng ngày nhất là vào mùa nắng nên
đảm bảo tưới hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều mát. Đối với những
ngày có sương hoặc hơi lạnh có thể tưới sớm để rửa lá trước khi mặt trời mọc.
Khi cây lan đã lớn, lượng rễ nhiều, có thể sử dung loại phân bón lá có hàm
lượng N-P-K tương đương nhau như loại 20 – 20 - 20. Thời gian sau 6 tháng trở đi
một số giống hoa đã bắt đầu cho hoa, khi đó có thể phun bổ sung loại phân bón lá
như 6 – 30 - 30 để kích thích ra hoa và hoa sẽ bền đẹp và phát hoa sẽ dài hơn.
Làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lan, và thường xuyên bón phân
hữu cơ như phân bò, phân cá ở gốc lan.

2.2.4.4. Một số sâu bệnh ở lan Mokara và cách điều trị.
- Bệnh đốm lá Do nấm Cercosporasp gây nên. Sử dụng các loại thuốc trừ
nấm như Zineb 3/2000, Benlat 1/2000.
- Bệnh đốm vòng cánh hoaDo nấm Alternariasp gây ra. Có thể sử dụng
thuốc trừ nấm phổ rộng như Daconil 500 SC.
- Bệnh thối đọt đen: nguyên nhân do điều kiện trồng quá ẩm, nên bớt tưới
nước. Nếu nhiễm nặng thì tốt nhất là tiêu hủy, nếu bị 1 phần thì sử dụng loại thuốc
có gốc Lutamol.
- Bệnh thối rễ: nguyên nhân do nấm Pythium và Phytopthora, nó làm chết
hàng loạt lan con, do giá thể quá ẩm. Cách trị: cắt bỏ gốc và rễ nằm phía dưới để
chống lây nhiễm. Sau đó dùng thuốc trị nấm gốc Etridiazole. Lưu ý không được
bón phân chuồng tươi làm cho nấm bệnh phát trển, cây rất dễ bị nhiễm bệnh.
- Bệnh tuột lá gốc: phun phần dưới của cây dung dịch Ridomil 30g/lít.

11


 
 
 
 

- Các loại sâu thường có là: nhện đỏ, rầy, bọ trĩ,…nên thuốc đặc trị là :
Mitac,Ortus, Trebon…
- Phòng ngừa nấm bệnh: phun luân phiên Topsin M 70W, Mexyl MZ
72WP, đồng sunphat nồng độ 4-5ppm. Định kỳ 1 tháng/lần.
Trồng phong lan, việc ngừa bệnh rất quan trọng. Người trồng lan cần giữ chế
độ phun phòng ngừa đều đặn để tránh vườn lan bị nhiễm bệnh. Khi bệnh đã phát
hiện thì thường xuyên cắt bỏ lá, mầm hay rễ bị bệnh là công việc thường ngày của
mỗi vườn lan.

2.3. Yêu cầu dinh dưỡng cho lan.
2.3.1. Dinh dưỡng cho lan Mokara.
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cây lan, nhất là đối với việc
trồng qui mô lớn, khai thác hàng hoá. Khi cây lan đầy đủ dinh dưỡng, cây sinh
trưởng và phát triển tốt, cây ra nhiều hoa, hoa to, bền. Khi cây thiếu dinh dưỡng thì
còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Cây lan cần 13 chất dinh dưỡng
khoáng, thuộc nhóm đa, trung và vi lượng. Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N),
Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và
Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan
(Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).
Các triệu chứng biểu hiện của cây khi thừa, thiếu dinh dưỡng:
Thiếu đạm: Cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển màu vàng theo
qui luật lá già vàng trước, lá non sau. Rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cõi, cây khó ra
hoa.
Thừa đạm: Thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh hại,
đầu rễ chuyển sang màu xám đen, cây khó ra hoa.
Thiếu lân: Cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển sang xanh đậm, rễ không trắng
sáng mà chuyển sang màu xám đen, cây không ra hoa.
Thừa lân: Cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất
sức rất nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu kẽm,
sắt và Mangan.

12


 
 
 
 


Thiếu Kali: Cây kém phát triển, lá già vàng dần từ 2 mép lá và chóp lá, sau
đó lan dần vào trong; lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công,
cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc không tươi và dễ bị dập nát.
Thừa Kali:Thân, lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa Kali dễ dẫn đến thiếu
Magiê và Canxi.
Thiếu Lưu huỳnh: Lá non chuyển sang màu vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát
triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.
Thiếu Magiê: Thân, lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá
già trong khi 2 bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố tạo thành không đầy đủ,
cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.
Thiếu Canxi: Cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây
yếu, dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.
Thiếu Kẽm: Xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ
yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các
đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.
Thiếu Đồng: Xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu là chuyển
trắng, số hoa hình thành ít, cây yếu, dễ bị nấm bệnh tấn công.
Thiếu Sắt: Các lá non úa vàng sau đó chuyển sang trắng nhạt, cây còi cọc, ít
hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.
Thiếu Mangan: Uá vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng là sự xuất hiện
của các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả
lá, cây còi cọc, chậm phát triển.
Thiếu Bo: Lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh
sinh trưởng, rễ còi cọc, số nụ ít, hoa dễ bị rụng, không thơm và nhanh tàn.
Thiếu Molypden: Xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu
thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.
Thiếu Clo: Xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành, sau đó chuyển
sang màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.

13



 
 
 
 

Cây lan rất cần phân bón nhưng không cần nồng độ dinh dưỡng cao. Vì vậy,
việc bón phân cho cây lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách
phun qua lá.
Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi
lượng với thành phần và tỉ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển
của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân, lá mạnh nên cần
hàm lượng đạm cao; hạm lượng lân và kali thấp. Trước khi cây ra hoa cần hạm
lượng lân và kali cao, đạm thấp; trong khi cây nở hoa cần Kali cao, đạm và lân
thấp.
Các loại phân bón thường sử dụng cho lan là Growmore, Miracrle, HVP,
Phân bón đầu trâu, Dynamic, phân cá (Fish emulsion),.. Bên cạnh đó, có thể sử
dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có để ngâm ủ rồi sử dụng như bánh dầu, phân chuồng,
xác bã động vật (có thể bổ sung EM để mau phân hủy và ít có mùi hôi).
Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh cần phân bón có lượng đạm cao, lượng lân
và kali thấp. Thời kỳ trước khi ra hoa cần lượng lân và kali cao, lượng đạm thấp.
thời kỳ hoa nở cần lượng kali cao, lượng lân và đạm thấp hơn. Một số công thức
pha chế cơ bản:
-Phân tăng trưởng: theo tỷ lệ NPK với tỷ lệ N cao, P và K thấp: 30–10-10;
20–10-10. Loại phân này dung để tưới cho cây con, kích thích ra chồi non, cho ra
rễ, lá và phát triển thân cây. Vườn lan Minh Huệ tại quận Bình Tân Thành phố Hồ
Chí Minh đã sử dụng loại phân có công thức 30–10-10 cho giai đoạn cây con.
-Phân kích thích ra hoa: phân có hàm lượng lân cao, theo tỷ lệ NPK: 10–3010; 10–30-20. Loại phân này dung để bón cho cây trưởng thành, kích thích cho cây
ra hoa.

-Phân giữ cho hoa có màu sắc đẹp và lâu tàn: theo công thức NPK: 10–1030. Chỉ tưới khi thấy xuất hiện phát hoa, làm cho cây đứng vững, vòi hoa dài
thẳng, hoa đẹp, lâu tàn. Nhưng khi hoa tàn, ra chồi mới thì bón lại phân tăng
trưởng.

14


×