Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.38 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH
THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM
CHIM TỈNH ĐỒNG THÁP

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG&DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2009 2013

Tháng 12/2012


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
TỈNH ĐỒNG THÁP

Tác giả

NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

TS. Hà Thúc Viên



Tháng 12/ 2012
i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn dành cho Bố Mẹ - Người
đã dày công sinh thành và nuôi nấng tôi nên người như ngày hôm nay. Cảm ơn các anh
chị trong Gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn tận tình của Thầy Hà Thúc Viên.Tôi cảm ơn Thầyđã dành thời
gian quý báu của mình để giúp tôi hoàn thành Khoá luận.Tôi chân thành cảm ơn và ghi
nhớ sâu sắc tình cảm và sự dìu dắt tận tình mà Thầy đã dành cho tôi.
Cảm ơn lớp DH09DL và những người bạn thân yêu – đã luôn động viên tôi tiến về
phía trước, là nguồn động lực to lớn đưa tôi vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn chú Nguyễn Văn Hùng – Giám đốc VQG Tràm Chim
cùng các anh/ chị đang công tác tại VQG đã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Vườn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Huyền

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo
tồn tại VQG Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện tại VQG Tràm Chim, huyện
Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2012.
Mục đích của khoá luận này là đánh giá một cách đầy đủ các ảnh hưởng của hoạt
động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn, xem xét các ảnh hưởng ở khía cạnh quản lý
và bảo tồn tài nguyên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển du
lịch sinh thái theo hướng kết hợp bảo tồn và sinh kế bền vững hạn chế tối đa các tác động
tiêu cực đến tài nguyên, công tác bảo tồn.
Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tài liệu, khảo sát
thực địa, điều tra xã hội học, ma trận tác động, tính sức chứa, phân tích ma trận SWOT
và phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng
Kết quả thu được như sau:
1. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng tài nguyên sinh thái và hoạt động du lịch sinh
thái.
2. Phân tích và đánh giá các tác động của việc phát triển của du lịch đến công tác bảo
tồn cũng như những hướng đóng góp của việc phát triển du lịch đến việc giải quyết
sinh kế cho cộng đồng dân cư.
3. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động đó giúp đưa ra các giải pháp quản lý hạn
chế tác động đến công tác bảo tồn: tính sức chứa các tuyến du lịch, quản lý chất
thải và tác động của du khách đến đời sống động thực vật, phân tích SWOT để tìm
ra các chiến lược cần tiến hành để quản lý hạn chế tác động.
4. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Tràm Chim:
giải pháp về chính sách quản lý, giáo dục đào tạo, hướng dẫn trước cho du khách,
nâng cấp cơ sở vật chất, thu hút cộng đồng dân cư, xúc tiến quảng bá sản phẩm.

iii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. II
TÓM TẮT...................................................................................................................... III
MỤC LỤC ..................................................................................................................... IV
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... VII
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ VIII
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................... 4
2.1 Sơ lược về VQG Tràm Chim ................................................................................ 4
2.1.1 Lịch sử hình thành .............................................................................................. 4
2.1.2 Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của VQG Tràm Chim............................... 4
2.1.2.1 Mục tiêu ........................................................................................................ 4
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ .................................................................................... 4
2.1.3 Các khu chức năng của VQG Tràm Chim .......................................................... 5
2.1.3.1 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ....................................................................... 5
2.1.3.2 Phân khu phục hồi sinh thái .......................................................................... 5
2.1.3.3 Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch ...................................................... 5
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý VQG Tràm Chimvà TT DLST&GDMT .... 6
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý VQG Tràm Chim .................................. 6
2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý và nhiệm vụ của TT DLST&GDMT .................... 6
2.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 8
2.2.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 8
2.2.2 Địa hình –địa mạo........................................................................................... 9
2.2.3 Khí hậu- thuỷ văn ......................................................................................... 10
2.3 Điều kiện kinh tế-xã hội ...................................................................................... 11

2.4 Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 12
2.4.1 Giao thông .................................................................................................... 13
2.4.2 Thông tin liên lạc .............................................................................................. 14
2.4.3 Hệ thống điện................................................................................................ 14
2.4.4 Hệ thống nước .................................................................................................. 14
2.5 Đa dạng sinh học ................................................................................................. 14
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 20
iv


3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 20
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 20
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 20
3.2.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp ............................................................................. 20
3.2.1.2 Thu thập tài liệu sơ cấp ............................................................................... 21
3.2.2. Điều tra xã hội học........................................................................................ 22
3.2.3. Ma trận hoạt động tác động (Active Impact Matrix=AIM).......................... 24
3.2.4. Phương pháp tính sức chứa (Carring capacity) ............................................ 24
3.2.5. Phương pháp phân tích SWOT ..................................................................... 26
3.2.6. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ........................................................... 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 28
4.1. Hiện trạng du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim ............................................... 28
4.1.1. Cơ sở pháp lý hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim .................. 28
4.1.2. Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim ....................... 28
4.1.2.1 Cơ sở vật chất ............................................................................................. 28
4.1.2.2 Phương thức hoạt động ............................................................................... 30
4.1.2.3Đặc điểm khách du lịch ............................................................................... 35
4.1.2.4Quản lý hoạt động du lịch............................................................................ 44
4.2 Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn và sinh kế
cộng đồng địa phương ................................................................................................... 48

4.2.1 Xác định các hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim ................... 48
4.2.2 Xác định các tác động của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn thiên nhiên
VQG Tràm Chim........................................................................................................ 49
4.2.3 Xác định tác động của công tác bảo tồn thiên nhiên đến hoạt động DLST VQG
Tràm Chim ................................................................................................................. 50
4.2.4 Đánh giá tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn thiên
nhiên ...................................................................................................................... 51
4.2.4.1 Hoạt động đưa đón khách bằng tác ráng ............................................... 51
4.2.4.2 Hoạt động đi bộ trong rừng.................................................................... 52
4.2.4.3 Hoạt động phục vụ ăn uống cho du khách............................................. 54
4.2.4.4 Hoạt động phát tuyến tham quan ........................................................... 56
4.2.4.5 Câu cá .................................................................................................... 57
4.2.4.6 Cắm trại.................................................................................................. 58
4.2.4.7 Ngắm sếu ............................................................................................... 59
4.2.4.8 Các tác động khác từ cộng đồng đến công tác bảo tồn .......................... 60
4.2.5 Đánh giá tính tích cực của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn tại
VQG Tràm Chim........................................................................................................ 62
4.2.5.1 Tạo kinh phí bảo tồn cho VQG.............................................................. 62
v


4.2.5.2 Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào du lịch sinh thái .............. 62
4.2.5.3 Tuyên truyền giáo dục môi trường ........................................................ 65
4.3 Giải pháp để hạn chế quản lý tác động của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn
............................................................................................................................. 66
4.3.1 Tính sức chứa các tuyến du lịch ................................................................... 66
4.3.2 Giải pháp quản lý, hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch sinh thái............. 69
4.3.2.1 Chất thải rắn ........................................................................................... 69
4.3.2.2 Chất thải lỏng ......................................................................................... 71
4.3.2.3 Chất thải khí ........................................................................................... 72

4.3.2.4 Tiếng ồn ................................................................................................. 72
4.3.2.5 Biện pháp quản lý tác động đến động thực vật ...................................... 73
4.3.2.6 Biện pháp quản lý năng lượng ............................................................... 73
4.3.3. Đề xuất những giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch tại VQG
Tràm Chim ................................................................................................................. 74
4.4 Đề xuất giải pháp phát triển DLST bền vững tại VQG Tràm Chim ................... 79
4.4.1 Giải pháp về chính sách quản lý ................................................................... 79
4.4.2 Giải pháp về đào tạo và giáo dục.................................................................. 80
4.4.3 Hoạt động hướng dẫn trước cho khách tham quan....................................... 81
4.4.4 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.................................. 82
4.4.4.1 Một số ý tưởng về cơ sở vật chất phục vụ DLST tại VQG Tràm Chim 82
4.4.4.2 Các công trình cần nhanh chóng nâng cấp và hoàn thành để phục vụ DLST
............................................................................................................... 83
4.4.4.3 Giải pháp cho sản phẩm và thị trường du lịch ........................................... 85
4.4.5 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST........ 86
4.4.6 Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch ........................................................ 88
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ....................................................................... 90
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 90
5.2 kiến nghị .............................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 92

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST

Du lịch sinh thái

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTM

Đồng Tháp Mười

ĐNN

Đất ngập nước

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GDMT

Giáo dục môi trường

HDV

Hướng dẫn viên

HST

Hệ sinh thái

WWF

Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế Giới(World Wildlife Fund)


ICF

Tổ chức bảo vệ Sếu quốc tế (International Crane Fundation)

IBA

Vùng chim quan trọng( Important Bird Area)

KBTTB

Khu bảo tồn thiên nhiên

MTTN

Môi trường tài nguyên

MWBP

Chương trình đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lưu vực MeKong
(MeKong Wetlands Biodiversity Program)

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TT DLST& GDMT Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
UBND

Uỷ ban nhân dân


VQG

Vườn Quốc Gia

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Đơn vị hành chính dân số phân theo xã, thị trấn vùng đệm VQG (2010) .11
Bảng 2.2: Thống kê đa dạng sinh học tại VQG ..........................................................15
Bảng 2.3: Các tiêu chí công nhận RAMSAR VQG Tràm Chim ................................18
Bảng 3.1: Kế hoạch thực hiện khảo sát thực địa ........................................................21
Bảng 3.2: Đối tượng và thông tin cần thu thập từ phát phiếu điều tra .......................22
Bảng 4.1: Các tuyến tham quan chính tại VQG Tràm chim .......................................31
Bảng 4.2: Các hoạt động du lịch khác dành cho du khách .........................................32
Bảng 4.3: Các tuyến tham quan đặc biệt của VQG ....................................................33
Bảng 4.4: Mức hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại VQG ....................34
Bảng 4.5: Nguồn thông tin du khách biết đến VQG...................................................38
Bảng 4.6: Tác động của du lịch đến công tác bảo tồn ................................................49
Bảng 4.7:Tác động của công tác bảo tồn đến hoạt động du lịch ................................50
Bảng 4.8:Danh sách các loài cá quý hiếm tại VQG ...................................................56
Bảng 4.9: Thống kê cháy rừng qua các năm...............................................................61
Bảng 4.10: Sức chứa các tuyến du lịch .......................................................................68
Bảng 4.11: Xác định SWOT hoạt động du lịch tại VQG ..........................................75
Bảng 4.12: Vạch chiến lược và giải pháp cho phát triển DLST tại VQG ..................77
Bảng 4.13: Ý tưởng về cơ sở vật chất phục vụ du lịch ...............................................83
Bảng 4.14: Các công trình cần nâng cấp và hoàn thành để phục vụ du lịch ..............84
Bảng 4.15: Danh mục các mặt hàng quà lưu niệm phục vụ du khách ........................86


viii


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức VQG Tràm Chim................................................................. 6
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức TT DLST& GDMT VQG ................................................... 7
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình đón tiếp khách của TT DLST ........................................... 7
Hình 2.4: Bản đồ hiện trạng VQG Tràm Chim năm 2010 ......................................... 9
Hình 2.5: Một số loài thực vật thường gặp tại VQG ................................................ 15
Hình 2.6: Các quần xã đặc trưng tại VQG ............................................................... 15
Hình 2.7: Một số loài chim thường gặp.................................................................... 16
Hình 2.8: Một số loài động vật khác ........................................................................ 16
Hình 4.1: Phương tiện tham quan tại VQG .............................................................. 31
Hình 4.2: Trạm dừng chân giữa rừng khu A1 .......................................................... 31
Hình 4.3: Bơi xuồng vào bãi chim sinh sản ............................................................. 33
Hình 4.4: Bãi chim sinh sản khu A2......................................................................... 33
Hình 4.5: Công tác tuyên truyền của VQG .............................................................. 46
Hình 4.6: Tác động du khách đến thực vât (quần xã Sen) ....................................... 49
Hình 4.7: Sơ đồ tuyến đi bộ khu A1 ......................................................................... 50
Hình 4.8: Rác thải của du khách gần Trạm C4 ........................................................ 53
Hình 4.9: Xâm nhập trái phép của người dân........................................................... 55
Hình 4.10: Hoạt động ngắm Sếu của du khách ........................................................ 60
Hình 4.11: Gắn máy định vị cho Sếu ....................................................................... 60
Hình 4.12: Sơ đồ xúc tiến quảng bá sản phẩm tại VQG Tràm Chim ....................... 88
Biểu đồ 4.1: Số lượng khách đến VQG .................................................................... 35
Biểu đồ 4.2: Động cơ du khách đến du lịch tại VQG............................................... 36
Biểu đồ 4.3: Thị trường khách quốc tế năm 2011 .................................................... 38
Biểu đồ 4.4: Các nước tham quan VQG năm 2011 .................................................. 38
Biểu đồ 4.5: Đối tượng tham quan VQG.................................................................. 39
ix



Biểu đồ 4.6: Sản phẩm du lịch thu hút khách tại VQG ............................................ 39
Biểu đồ 4.7: Mức độ cảm nhận của du khách về VQG ............................................ 40
Biểu đồ 4.8: Thống kê số lần du khách đến VQG Tràm Chim ................................ 41
Biểu đồ 4.9: Doanh thu hoạt động DLST tại VQG .................................................. 41
Biều đồ 4.10: Thời gian tham quan của du khách tại VQG ..................................... 42
Biểu đồ 4.11: Ý kiến du khách về dịch vụ cắm trại ................................................. 58
Biểu đồ 4.12: Lựa chọn về hình thức cắm trại ......................................................... 58
Biểu đồ 4.13: Dịch vụ du lịch cộng đồng dân cư mong muốn tham gia .................. 63
Biểu đồ 4.14: Nguyện vọng cộng đồng khi tham gia hoạt động DLST ................... 63
Biểu đồ 4.15: Tầm quan trọng của các loài sinh vật trong VQG ............................. 64
Biểu đồ 4.16: Nhận thức du khách về giữ gìn vệ sinh chung................................... 66

x


Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Vườn quốc gia Tràm Chim được thành lập ngày 29 tháng 12 năm 1998 với mục

đích: “ bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của Đồng bằng
sông Cửu Long, cũng như của vùng Đông Nam Á thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ
sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín Đồng Tháp Mười, bảo vệ cảnh quan ngập nước sinh
động của Đồng Tháp Mười cổ xưa, bảo vệ khu cư trú của các loài sinh vật vùng ngập
nước, đặc biệt là các loài chim nước di cư quý hiếm, bảo tồn các loài thực vật và động vật
bản địa, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, thực hiện nghiên cứu khoa học, tuyên
truyền, giáo dục phục vụ công tác bảo tồn” (nguồn:Vườn Quốc gia Tràm Chim).

Sau hơn một năm thành lập thì du lịch sinh thái nơi đây đã bắt đầu phát triển và đi
vào hoạt động. Ở đây, loại hình du lịch nổi bật là du lịch sinh thái (DLST) kết hợp tham
quan nghiên cứu khoa học, thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài nước.Phát triển
DLST tại Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim nhằm ổn định dân cư góp phần tạo công ăn
việc làm, nâng cao đời sống cộng đồng cho dân địa phương. Các hoạt động du lịch được
xây dựng trên cơ sở VQG Tràm Chim có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng và phong
phú với hệ sinh thái đất ngập nước của vùng lụt kín Đồng Tháp Mười đặc trưng của cho
vùng sinh thái đồng bằng sông Cửu Long cổ xưa, môi trường trong lành, cảnh quan thiên
nhiên thanh bình, người dân mến khách. Ngoài ra, kết nối các giá trị thiên nhiên gắng với
các giá trị văn hóa – lịch sử như: Khu Di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, làng hoa Sa Đéc, các khu
DLST rừng tràm Gáo Giồng, Xẻo Quýt.
Ngày 2/2/2012, VQG Tràm Chim chính thức trở thành khu đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc tế thứ tư của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới.

1


Bên cạnh lợi ích thu được thì phát triển du lịch cũng gây ra những tác động tiêu
cực đến đa dạng sinh học và công tác bảo tồn của VQG. Để phát triển du lịch thì đòi hỏi
phải tác động vào quá trình tự nhiên của hệ sinh thái,sự tác động này tạo ra những biến
động bất thường trong xu hướng phát triển tự nhiên của các quy trình sinh thái, các áp lực
của hoạt động du lịch lên công tác bảo tồn của VQG cũng gia tăng. Điều đó cho ta thấy,
hoạt động du lịch và công tác bảo tồn có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là
nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi
trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Và chúng
đều tạo ra tác động đến công tác bảo tồn hiện nay.Việc phát triển du lịch nơi đây đã và
đang trở thành áp lực cho VQG. Tuy nhiên, vẫn chưa các một đề án hay một hướng
nghiên cứu nào cụ thể về mức độ tác động đó. Để có thể hiểu rõ về những tác động của
hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim cũng như góp phần

thúc đẩy cho du lịch nơi đây phát triển một cách bền vững, tác giả đã thực hiện đề tài:
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lich sinh thái đến công tác bảo tồn tại VQG
Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp.
1.2.

Mục tiêu của đề tài

 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được hiện trạng của các hoạt động du lịch, ảnh hưởng của hoạt động du
lịch nói chung và DLST nói riêng đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim.
 Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại VQG Tràm Chim.
 Xác định các loại tác động của DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim.
 Đánh giá tác động của DLST đến công tác bảo tồn và sinh kế của cộng đồng địa
phương tại VQG Tràm Chim.
 Các giải pháp quản lý, hạn chế tác động của DLST đến công tác bảo tồn
 Đề xuất các giải pháp phù hợp phát triển DLST theo hướng bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên (TNTN) và sinh kế bền vững.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2


1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
 Tài nguyên DLST tại VQG.
 Hiện trạng khai thác và phát triển DLST tại VQG.
 Khách du lịch, cộng đồng địa phương và ban quản lý VQG Tràm Chim.
 Mối quan hệ giữa hoạt động DLST, công tác bảo tồn TNTN với đa dạng sinh học
(ĐDSH) tại VQG.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
 Giới hạn của đề tài: đề tài chỉ xét đến khía cạnh là những tác động của DLST đến

công tác bảo tồn thiên nhiên tại VQG Tràm Chim, xem xét mức độ tác động tiêu cực và
tích cực, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhất.
 Không gian: VQG Tràm Chim cùng 5 xã tiếp giáp và thị trấn Tràm Chim.
 Thời gian: từ 08/2012 đến 12/2012

3


Chương 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1 Sơ lược về VQG Tràm Chim
2.1.1 Lịch sử hình thành
 Năm 1985 thành lập công ty Nông-Lâm- Ngư trường Tràm Chim
 Ngày 8/3/1991 chuyển thành Trung tâm bảo vệ Sếu & MTTN Tràm Chim Tam
Nông giao cho huyện Tam Nông quản lý
 Căn cứ vào quyết định số 32/QĐUB11-6-1992 của UBND tỉnh Đồng Tháp bàn
giao Trung tâm bảo vệ sếu & MTTN Tràm Chim lại cho tỉnh Đồng Tháp quản lý.
 Ngày 2/2/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 47/TTg qui định khu
đất ngập nước Tràm Chim thuộc huyện Tam nông tỉnh Đồng Tháp là “Khu bảo tồn thiên
nhiên” của Quốc gia.
 Ngày 29/12/ 1998, theo Quyết định số 253/1998/TTg của Thủ tướng Chính phủ,
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim đã được chuyển hạng thành Vườn
Quốc gia Tràm Chim điều chỉnh ranh giới và diện tích còn 7.313 ha.
2.1.2 Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của VQG Tràm Chim
2.1.2.1 Mục tiêu
 Bảo tồn hệ sinh thái (HST) ngập nước điển hình của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) thành một chuẩn quốc gia về HST đất ngập nước (ĐNN) vùng lụt kín
Đồng Tháp Mười (ĐTM).
 Bảo tồn những giá trị độc đáo về lịch sử, văn hoá và nghiên cứu khai thác hợp lý
HST của vùng vì lợi ích của quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, sinh thái
của vùng Đông Nam Á.

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
 Bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật của HSTĐNN trên cơ sở đảm bảo chế độ
thủy văn phù hợp.
 Bảo tồn, phục hồi và phát triển cảnh quan tự nhiên, HST chuẩn của vùng lụt kín
ĐTM như khi chưa được khai thác để phục vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo
dục và phục vụ tham quan du lịch.
4


 Bố trí lại dân cư sống quanh vùng hợp lý, tạo sự ổn định về nhà ở, đất canh tác, ổn
định cuộc sống, từ đó họ tự giác tham gia vào việc bảo vệ TNTN của Vườn.
 Phát triển cơ sở hạ tầng để làm nền tảng phát triển hoạt động DLST, mang lại lợi
ích cho cộng đồng dân cư và xã hội với đặc trưng kiến trúc của vùng đất ngập lụt, vừa
hiện đại, vừa mang bản sắc đồng bằng Nam bộ.
2.1.3 Các khu chức năng của VQG Tràm Chim
Để thuận tiện cho việc quản lý và xác định rõ chức năng, vai trò của từng khu
trong quá trình phát triển, VQG Tràm Chim được phân chia thành ba khu chức năng
chính như sau:
2.1.3.1 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm 4 khu vực A1, A2, A3 và A4.Với diện tích
6.841,9 ha (diện tích khu A1:4.942,8 ha, khu A2: 1.122,7 ha, khu A3: 44,5 ha, khu A4:
731,9 ha). Chức năng chính của khu này là:
 Bảo vệ và tái tạo những cảnh quan tiêu biểu của vùng ĐTM.
 Bảo tồn các quần xã thực vật, bảo vệ khu làm tổ, cư trú và nơi kiếm ăn của các loài
động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim nước.
 Cung cấp địa bàn cho DLST, các nghiên cứu khoa học và giáo dục bảo vệ môi
trường.
2.1.3.2 Phân khu phục hồi sinh thái
Đây là vùng phụ cận của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm khu vực A5. Diện
tích của khu vực này là 440,5 ha. Chức năng chính của phân khu này là tái tạo HST tự

nhiên đã bị tàn phá. Ngoài ra, phân khu này còn được thiết kế để bảo vệ khu cư trú, bãi ăn
phụ cho Sếu và các loài chim khác.
2.1.3.3 Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch
Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch bao gồm khu C. Diện tích của phân khu là
30,6 ha. Phân khu này có chức năng chủ yếu là xây dựng các công trình phục vụ hoạt
động hành chính của Ban quản lý VQG, Trung tâm giáo dục môi trường, các công trình
phục vụ du lịch khác.
5


2.1.4Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý VQG Tràm Chimvà TT DLST&GDMT
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý VQGTràm Chim
Cơ cấu tổ chức bộ máy của VQG Tràm Chim tính đến thời điểm cuối năm 2011 như sau:

(Nguồn: VQG Tràm Chim, năm 2011)
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức VQG Tràm Chim
2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý và nhiệm vụ của TTDLST&GDMT
 Cơ cấu tổ chức quản lý

6


Giám đốc TT DLST&GDMT
Phógiám đốc

Tổ văn phòng

Tạp vụ

Kế toán


Tổ nghiệp vụ

Thủ quỹ

Tổ chức

Tài
công

HDV

(Nguồn: TT DLST&GDMT, năm 2011)
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức TTDLST&GDMT - VQG Tràm Chim
 Nhiệm vụ của trung tâm TT DLST & GDMT

(Nguồn:TT DLST&GDMT, năm 2011)
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình đón tiếp khách của TT DLST&GDMT VQG
 Tổ chức các hoạt động DLST, tiếp đón khách, tiếp thị du lịch.
 Kết hợp các hoạt động DLST đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường đến khách
tham quan du lịch và cộng đồng dân cư về bảo vệ TNTN tại VQG Tràm Chim.
7


 Phối hợp với phòng nghiên cứu khoa học Môi trường và các đơn vị trực thuộc
Vườn tiến hành biên soạn tài liệu, tin bướm, tranh, ảnh, bộ tiêu bản, để phục vụ công tác
giáo dục môi trường.
 Tổ chức phổ cập các tư liệu liên quan đến môi trường thiên nhiên tại VQG Tràm
Chim cho giáo viên vùng đệm triển khai, phổ biến cho học sinh học tập.
 Phối hợp với Hạt kiểm lâm, phòng Nghiên cứu Khoa học VQG Tràm Chim xây

dựng các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi Vườn, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân
vùng đệm phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du khách.
2.2 Điều kiện tự nhiên
2.2.1 Vị trí địa lý
 10o40’ đến 10o47’ vĩ Bắc
 105o26’ đến 105o36’ kinh Đông
 Vị trí nằm ở ĐBSCL và là trung tâm của ĐTM
 Cách Sông Tiền 25 km về phía Tây, gần biên gới Việt Nam – Campuchia
 Gồm 5 xã và 1 thị trấn: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành B, Phú
Hiệp và Thị trấn Tràm Chim huyện Tam Nông.
 VQG Tràm Chim có tổng diện tích 27.588ha, vùng lõi chiếm 7.313ha
 Địa chỉ: Ấp 4, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
 Điện thoại/Fax:0673827307

8


(Nguồn: Phòng Nghiên cứu Khoa học VQG Tràm Chim,năm 2010)
Hình 2.4: Bản đồ hiện trạng VQG Tràm Chim năm 2010
2.2.2 Địa hình–địa mạo
ĐTM là kết quả của cuộc vận động kiến tạo cách nay vài chục triệu năm, đã để lại
khối sụp lún giữa hai khối nâng là miền Bắc và miền Đông Campuchia, trong quá trình đó
có sự bồi tụ không đồng đều của tự nhiên. Do đó, tổng quan ĐTM có dạng địa hình lồng
chảo thấp trũng nơi cao nhất là 2,3m, nơi thấp nhất là 0,4m (so với mực nước biển Tây
Nam Bộ). Vì vậy khi nước lũ tràn về nó như là hồ tự nhiên, do vậy ĐTM bị lụt sớm và rút
chậm. VQG Tràm chim là phần còn sót lại ĐTM khi xưa.
 Những vùng đất trũng chiếm 152ha.
 Những vùng gò cao chiếm 194ha.
 Vùng bằng phẳng chiếm 5.858ha.


9


Tràm Chim được bao bọc bởi các kênh Phú Thành ở phía Tây, kênh Phú Hiệp ở
phía Đông, kênh Đồng Tiến ở phía Nam và kênh An Bình ở phía Bắc. Trong các kênh
trên kênh Đồng Tiến là con sông lớn và là kênh nối từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây.
Có hai nhóm đất chính là:
 Nhóm đất xám trên phù sa cổ
 Nhóm đất phèn (đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động).
2.2.3 Khí hậu- thuỷ văn
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hằng năm trên khoảng 27oC ít biến động, chỉ cao
hơn 1-2 oC trong các tháng cuối mùa mưa và đầu mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 6) và
thấp hơn cũng 1-2 oC trong các tháng đầu mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau).
Nhiệt độ cao nhất giới hạn trong khoảng 37-38 oC và nhiệt độ xuồng thấp nhất cũng chưa
bao giờ xuống thấp hơn 15 oC. Nhiệt độ như vậy rất thích hợp cho hệ thực vật nhiệt đới
phát triển.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 – 83%. Độ ẩm cao
nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 – 40%.
Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng
Tây – Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ
tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông – Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s. Bão hầu
như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưa
từng xảy ra.
Chế độ nắng: Hàng năm khu Tràm Chim có khoảng 2600 giờ nắng, với trung bình
8,5-9,0 giờ/ngày vào các tháng khô hạn nhất và 5,0-5,5 giờ/ngày trong các tháng mưa.
Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650
mm/năm.
Chế độ nước: VQG Tràm Chim chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của vùng châu thổ
sông Mê Kông, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông Mê Kông thông qua hệ thống kinh
thủy lợi (kênh Hồng Ngự – Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng

và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12. VQG Tràm Chim được chia thành 5
vùng quản lý khác nhau (A1 – A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống
10


kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 60 km. Mực nước bên trong Vườn được điều tiết
thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh.
Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong VQG luôn được
giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ. Thành phần thực vật, phân bố và tốc
độ sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi những tác động này.
2.3 Điều kiện kinh tế-xã hội
Bảng 2.1: Đơn vị hành chính - Dân số phân theo xã, thị trấn
vùng đệm VQG Tràm Chim (năm 2010)
Diện tích
Stt

Tên xã, thị trấn

Số ấp

tự nhiên
(Km2)

Số hộ

Số dân

(hộ)

(người)


Mật độ
dân số
(Ng/Km2)

1

TT.Tràm chim

5

12,30

2.604

9.934

808

2

Xã Phú Đức

3

51,70

2.001

8.002


155

3

Xã Phú Hiệp

4

50,70

2.102

8.120

160

4

Xã Phú Thành B

4

51,60

1.085

4.560

88


5

Xã Phú Thọ

5

63,60

2.651

10.929

172

6

Xã Tân Công Sính

4

77,40

1.601

5.867

76

Tổng cộng


25

12.044

47.412

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tam Nông, năm 2010)
Phần lớn dân cư sống tại Tam Nông là người Kinh.Các dân tộc khác là người Việt
gốc Hoa và người Khmer.
Nhìn chung, điều kiện sống của các cộng đồng địa phương quanh VQG Tràm
Chim còn khá nghèo. Phần lớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng nghề trồng lúa trong
mùa khô, săn bắt cá và động vật hoang dã trong mùa lũ. Sinh kế chính của người dân địa
11


phương dựa vào 3 nguồn tài nguyên chính như sau: đất đai (canh tác nông nghiệp, chủ
yếu là làm lúa), tài nguyên thiên nhiên (đánh cá, săn bắt động vật hoang dã; khai thác và
chế biến gỗ; thu hái lâm sản ngoài gỗ) và nguồn nhân lực (làm thuê, buôn bán nhỏ, dịch
vụ).
Các hoạt động đánh cá và săn bắt là những hoạt động có nhiều gia đình tham gia.
Tuy nhiên, do sự suy giảm nguồn TNTN nên thu nhập từ tài nguyên đất ngày càng trở nên
quan trọng. Trồng lúa vẫn là nguồn thu nhập chính trong các nguồn thu dựa vào tài
nguyên đất đai. Việc thâm canh tăng vụ (hai vụ một năm) trong vùng đã làm tăng nguy cơ
đối với nông dân do yêu cầu phải đầu tư nhiều hơn cho phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu
và lao động. Trong những năm gần đây, một số nông dân đã đầu tư trồng tràm với chu kỳ
kinh doanh từ 6 – 7 năm. Tuy nhiên, phương thức sản xuất này không thích hợp với các
hộ nghèo, hộ không có đất hoặc ít đất do đòi hỏi phải đầu tư lớn, chu kỳ kinh doanh dài.
Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống và phát triển kinh tế còn kém như
trường học, trạm xá, điện, nước sạch dùng cho sinh hoạt và thông tin liên lạc cũng là một

trong những yếu tố làm hạn chế phát triển kinh tế cho cộng đồng trong khu vực này.
Trong khi hiện nay VQG đang được quản lý nghiêm ngặt thì cộng đồng bên ngoài
có nhu cầu sử dụng tài nguyên để đáp ứng cuộc sống hàng ngày. Trên thực tế, người dân
vẫn xâm nhập vào VQG để khai thác tài nguyên bằng nhiều hình thức (đặc biệt là dung
xung điện để khai thác nguồn lợi thủy sản) nên VQG không thể quản lý tài nguyên một
cách bền vững được.
Một mặt là, khi người dân xâm nhập trái phép và khai thác một cách không có tổ
chức thì nguồn tài nguyên càng ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, mối quan hệ giữa VQG và
cộng đồng ngày càng xấu đi.Vì vậy, có một nhu cầu cần phải quản lý tài nguyên bền
vững, không để cạn kiệt và giải quyết mâu thuẫn với cộng đồng. Việc này có thể được
giải quyết thông qua phương pháp tiếp cận HST, tức là xem con người là một thành phần
của HST. Những người sử dụng tài nguyên nên được tổ chức lại để khai thác hợp lý tài
nguyên, có kiểm soát. Điều này đã được xây dựng thành phương án trình UBND tỉnh
Đồng Tháp phê duyệt và đưa vào thực hiện hàng năm kể từ năm 2009 cho đến nay.
2.4 Cơ sở hạ tầng
12


2.4.1 Giao thông
VQG Tràm Chim hiện có hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư đúng mức,
bên cạnh đó thì VQG Tràm Chim còn phụ thuộc vào các tuyến giao thông quan trọng của
tỉnh.
Tuyến đường từ Quốc lộ 30 vào VQG Tràm Chim đã được mở rộng tráng nhựa dễ
dàng trong việc lưu thông cho cộng đồng địa phương. Đặc biệt là du khách đến với Tràm
Chim. Từ quốc lộ 1A đến VQG có những đoạn đường, cầu cống xuống cấp đã có sự quan
tâm tu sửa kịp thời để đảm bảo thuận lợi cho việc tiếp đón một số lượng lớn du khách.
Tuy nhiên, hạ tầng giao thông mới chỉ ở mức độ vừa phải chưa liên kết tốt giữa
các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh do chưa được mở rộng, đầu tư nâng cấp. Hiện nay tất cả
các tuyến điểm tham quan nội bộ VQG Tràm Chim có thể phát triển loại hình tham quan
được bằng đường bộ thì đang đầu tư, chủ yếu là các tuyến đê bao xung quanh ranh giới

VQG với tổng chiều dài khoảng 170 km, tập trung tại khu A1 với chiều dài khoảng 60
km.
Hạ tầng cơ sở đường bộ đang được nâng cấp nhằm phục vụ cho cả hoạt động
DLST và quan trọng là công tác phòng chống cháy rừng, các tuyến đường bộ cơ bản đã
được tráng nhựa, bờ kè kiêng cố.
Hệ thống đường thủy là hệ thống giao thông chủ yếu trong khu vực VQG Tràm
Chim, hơn 70% các tuyến điểm du lịch phải đi bằng tàu hoặc tắc ráng.
Hệ thống đường thủy đã được đầu tư từ khá sớm với mục đích phục vụ công tác
phòng chống cháy rừng, dẫn nước chữa cháy mỗi khi xảy ra cháy rừng. Hệ thống giao
thông đường thủy trong VQG Tràm Chim đang đóng vai trò rất quan trọng trong cung cấp
dịch vụ tham quan du lịch. Theo thống kê thì tổng chiều dài các con kênh, rạch lớn nhỏ
được đào trong VQG Tràm Chim với chiều dài lên đến hơn 200 km, trong đó khu A1
chiếm hơn 70 km.

13


2.4.2 Thông tin liên lạc
Nhìn chung hệ thống thông tin liên lạc tại khu vực Tràm Chim đã có toàn bộ, hầu
hết các tuyến điện thoại và những trung tâm phát sóng của một số mạng điện thoại di
động đều đi qua các huyện xã của vùng đệm VQG nhưng tỷ lệ người dân sử dụng còn
nhiều hạn chế. Bưu điện văn hóa xã chưa phát huy hết tác dụng, người dân chưa có thói
quen đến sinh hoạt ở điểm bưu điện văn hóa xã. Hiện nay, hệ thống Internet cũng đã xuất
hiện tại một vài điểm kinh doanh trong thị trấn, và trong VQGhệ thống Internet cũng đã
được phát triển rộng để cán bộ nhân viên có thể cập nhật tin tức một cách nhanh chóng và
tiện lợi.
2.4.3 Hệ thống điện
Hầu hết, mạng lưới điện đã đi qua trong tất cả các xã trong vùng đệm của VQG,
với 70% hộ gia đình trong vùng đệm tiếp cận nguồn điện từ lưới điện quốc gia, số còn lại
thì chưa có điều kiện để hạ thế.

2.4.4 Hệ thống nước
Đa số những hộ nông dân trong vùng chưa được cung cấp nước sạch để sử dụng
trong sinh hoạt. Tại thị trấn, trung tâm một số xã thì người dân sử dụng giếng khoan còn
một số người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt và sản xuất từ các nguồn khác chưa bảo
đảm an toàn vệ sinh như nước sông, kênh, …
2.5 Đa dạng sinh học
VQG Tràm Chim là mẫu cảnh quan thiên nhiên duy nhất còn xót lại của vùng
ĐTM xưa kia. Đây là một đại diện duy nhất về mặt địa mạo – cảnh quan – sinh thái vùng
ĐNN của ĐBSCL, cũng như trong vùng hạ lưu sông Mê Kông.
HST đặc trưng tại VQG Tràm Chim là HST ĐNN nội địa với đặc trưng bởi kiểu
rừng kín lá rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên đất chua phèn. Theo khảo sát của
Chương trình ĐDSH vùng ĐNN lưu vực sông Mê Kông, sự ĐDSH tại VQGTràm Chim
được thống kê bảng dưới đây:

14


×