Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI MỸ LỆ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU
DU LỊCH SINH THÁI MỸ LỆ - TỈNH BÌNH PHƯỚC

Họ và tên sinh viên: PHÍ HƯƠNG MAI
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG& DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2010 - 2014

12/2013 TP. Hồ Chí Minh


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU
LỊCH SINH THÁI MỸ LỆ -TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả
PHÍ HƯƠNG MAI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
Thạc sĩ. NGUYỄN ANH TUẤN

Tháng 12 năm 2013



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự động
viên, giúp đỡ, của gia đình, Thầy Cô và bạn bè. Với lòng trân trọng và sự biết ơn, tôi xin
chân thành gửi lời cảm ơn đến:
-

Ba mẹ - Con cảm ơn ba mẹ đã luôn hỏi thăm, quan tâm, động viên và chăm
sóc con.

-

Quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên trường ĐH Nông Lâm TP.Hồ
Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những kinh nghiệm cho
tôi trong những năm học vừa qua.

-

ThS Nguyễn Anh Tuấn - Thầy đã hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ và đóng góp
cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình tôi thực hiện đề tài này.

-

Chú Nguyễn Đức Hạnh – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình
thực hiện đề tài tại Khu du lịch Sinh Thái Mỹ Lệ.

-

Ban lãnh đạo, các Cô/Chú và Anh/Chị trong ban quản lý khu du lịch Sinh
Thái Mỹ Lệ đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập cũng

như cung cấp số liệu cần thiết để tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp.

-

Và tất cả các bạn lớp DH10DL. Cám ơn các bạn đã quan tâm và chia sẻ cùng
tôi trong những năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Phí Hương Mai

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường và đề xuất các giải pháp
bảo vệ môi trường tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ- Tỉnh Bình Phước” được tiến hành
từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013 tại KDL Sinh Thái Mỹ Lệ, tỉnh Bình Phước. Được
thực hiện nhằm đem lại những thông tin cụ thể, thực tế nhất từ khách du lịch và nhân
viên Khu du lịch, điều tra và khảo sát kiểm tra độ tin cậy của những thông tin thu thập
được về cảnh quan thiên nhiên, hoạt động du lịch sinh thái và hiện trạng môi trường tại
khu du lịch Sinh thái Mỹ Lệ. Từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường để phục vụ
du lịch được tốt hơn.
Các nội dung nghiên cứu của đề tài:
-

Thu thập, đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch, nét đặc trưng hấp dẫn khách

du lịch và tình hình hoạt động kinh doanh của KDL từ năm 2010 đến nay.
-


Khảo sát hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại KDL: hệ

thống quản lý nước thải, rác thải, khí thải và các vấn đề quan tâm khác.
-

Phát phiếu điều tra xã hội học nhằm đem lại đánh giá của du khách và nhân

viên về tình hình hoạt động du lịch và hệ thống quản lý môi trường tại KDL.
-

Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ du lịch.

Qua nghiên cứu cho thấy tài nguyên du lịch sinh thái tại KDL sinh thái Mỹ Lệ rất
đa dạng, đặc sắc và có nét đặc trưng riêng tuy nhiên chưa được sử dụng đúng với tiềm
năng. Tình hình hoạt động du lịch và cơ sở vật chất đã đáp ứng được phần nào nhu cầu
giải trí của du khách. Tuy nhiên, còn thấy được một số điểm hạn chế trong quản lý môi
trường tại KDL. Từ đó đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ cho du lịch
được tốt hơn tại KDL sinh thái Mỹ Lệ.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT.......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ............................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... ix
CHỮ CÁI VIẾT TẮT ..........................................................................................................x
Chương 1 .............................................................................................................................1

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu của đề tài .................................................................................................2

1.3.

Nội dung của đề tài ................................................................................................2

1.4.

Giới hạn, thời gian và đối tượng nghiên cứu .........................................................2

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................2

Chương 2 .............................................................................................................................3
TỔNG QUAN......................................................................................................................3
2.1.

Tổng quan về du lịch..............................................................................................3

2.1.1.

Khái niệm về du lịch sinh thái.........................................................................3


2.1.2.

Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ..............................................4

2.1.3.

Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái .....................................5

2.1.4.

Các loại hình du lịch .......................................................................................6

2.1.5.

Phân loại tài nguyên du lịch ............................................................................6

2.2.

Tổng quan về môi trường .......................................................................................6

2.2.1.

Khái niệm liên quan đến môi trường ..............................................................6

2.2.2.

Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường ..........................................................7

2.2.3.


Du lịch sinh thái tác động đến các yếu tố môi trường.....................................7

2.2.3.1. Tác động tích cực .........................................................................................8
2.2.3.2. Tác động tiêu cực .........................................................................................8
2.3.

Tổng quan về khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ ............................................................9

2.3.1.

Thông tin liên lạc.............................................................................................9

2.3.2.

Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức..............................................................9
iv


2.3.3.

Tính chất và quy mô hoạt động .....................................................................10

2.3.4.

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................11

2.3.4.1. Vị trí giới hạn khu đất ................................................................................11
2.3.4.2. Địa hình......................................................................................................11
2.3.4.3. Khí hậu .......................................................................................................12

2.3.4.4. Địa chất và thủy văn ..................................................................................13
2.3.5.

Giao thông và cơ sở hạ tầng ..........................................................................14

2.3.6.

Các nguồn gây tác động môi trường tại khu du lịch .....................................14

2.3.6.1. Nước thải....................................................................................................15
2.3.6.2. Khí thải ......................................................................................................16
2.3.6.3. Chất thải rắn ...............................................................................................17
2.3.6.4. Đất ..............................................................................................................18
2.3.6.5. Tiếng ồn .....................................................................................................18
2.3.6.6. Các rủi ro, sự cố .........................................................................................18
Chương 3 ...........................................................................................................................20
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................20
3.1.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................20

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................20

3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu ...........................................................................20
3.2.2 Phương pháp bản đồ .........................................................................................21
3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa .........................................................................21
3.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học ......................................................................21
3.2.5 Phương pháp ma trận SWOT ...........................................................................22

3.2.6 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.................................................................23
Chương 4 ...........................................................................................................................24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................................................24
4.1.

Nét đặc trưng về tài nguyên của KDL Sinh thái Mỹ Lệ ......................................24

4.1.1 Sinh vật .............................................................................................................24
4.1.1.1. Thực vật .....................................................................................................24
4.1.1.2. Động vật .....................................................................................................28
4.1.2 Sinh thái cảnh quan...........................................................................................28
v


4.1.3 Cơ sở hạ tầng, dịch vụ ......................................................................................30
4.1.4 Hiện trạng văn hóa, lễ hội .................................................................................31
4.2.

Hiện trạng hoạt động du lịch tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ ......................................33

4.2.1.

Tình hình dịch vụ tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ .................................................33

4.2.2.

Tình hình doanh thu tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ .............................................34

4.2.3.


Nhận xét về hiện trạng hoạt động du lịch .....................................................36

4.2.4.

Kết quả điều tra xã hội học về hoạt động DLST tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ .37

4.3.

Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KDL Sinh thái Mỹ Lệ .....................39

4.3.1.

Chất thải rắn ..................................................................................................40

4.3.2.

Nước thải .......................................................................................................40

4.3.3.

Khí thải ..........................................................................................................41

4.3.4.

Các rủi ro sự cố .............................................................................................42

4.3.5.
Lệ

Kết quả điều tra xã hội học về hiện trạng môi trường tại KDL Sinh thái Mỹ

42

4.4.

Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường phục vụ du lịch ...............................46

4.4.1.

Phân tích SWOT đối với giải pháp cải thiện môi trường..............................46

4.4.2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường tại KDL Sinh
thái Mỹ Lệ ...................................................................................................................50
4.4.2.1. Giải pháp quản lý hành chính ....................................................................50
4.4.2.2. Chất thải rắn ...............................................................................................51
4.4.2.3. Nước thải....................................................................................................52
4.4.2.4. Khí thải ......................................................................................................52
4.4.2.5. An toàn trong lao động và phòng chống cháy nổ ......................................53
4.4.2.6. Về việc tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường .....................................54
Chương 5 ...........................................................................................................................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................55
5.1.

Kết luận ................................................................................................................55

5.2.

Kiến nghị ..............................................................................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................58
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................59

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC LOÀI THỰC VẬT TRONG KDL.............................59
PHỤ LỤC 2: PHIẾU CÂU HỎI PHỎNG VẤN ...............................................................65
vi


PHỤ LỤC 3: BẢNG TỔNG KẾT PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ............................68
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KDL SINH THÁI MỸ LỆ ......................................73
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH .........................................78
PHỤ LỤC 6: QUY ĐỊNH CHUNG KHI THAM QUAN VUI CHƠI TẠI KDL .............80

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 2.1 : Công suất hoạt động của công ty .....................................................................11
Bảng 2.2: Kết quả thử nghiệm mẫu nước thải sinh hoạt tại hố ga ....................................15
Bảng 2.3: Kết quả thử nghiệm mẫu không khí tại khu vực gần cổng bảo vệ ...................17
Bảng 4.1: Bảng tình hình doanh thu qua các năm .............................................................34
Bảng 4.2: Phân tích các yếu tố tác động có liên quan đến môi trường tại KDL ...............46
Bảng 4.3: Những chiến lược được vạch ra sau khi phân tích SWOT ...............................48
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của khu du lịch Sinh thái Mỹ Lệ ..............................................10
Hình 4.1: Đồi chè trong KDL ............................................................................................26
Hình 4.2 : Vườn Thông trong KDL ...................................................................................27
Hình 4.3: Tượng Phật Di Lặc trong KDL .........................................................................32
Hình 4.4: Bãi đốt rác trong KDL .......................................................................................40
Hình 4.5 : Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt .........................................................41
Hình 4.6: Sơ đồ thu gom – xử lý chất thải rắn cho KDL Sinh thái Mỹ Lệ ............... Error!
Bookmark not defined.

viii



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Doanh thu 8 tháng năm 2013(ĐVT: nghìn đồng) .........................................35
Biểu đồ 4.2 : Biểu đồ cơ cấu doanh thu.............................................................................36
Biểu đồ 4.3: Số lần đến KDL của du khách ......................................................................37
Biểu đồ 4.4: Hình thức tìm kiếm thông tin du lịch của du khách .....................................38
Biểu đồ 4.5: Mức độ hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch .............................39
Biểu đồ 4.6: Đánh giá của du khách về cây xanh trong KDL ...........................................43
Biểu đồ 4.7: Đánh giá của du khách về rác thải, nước thải, không khí .............................44
Biểu đồ 4.8: Đánh giá của nhân viên KDL về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường .....45
Biểu đồ 4.9: Đề xuất biện pháp duy trì và cải thiện môi trường tại KDL .........................46

ix


CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DLST: Du Lịch Sinh Thái
GVHD: Giáo Viên Hướng Dẫn
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
KDL: Khu Du Lịch
DV: Dịch Vụ
XNK: Xuất Nhập Khẩu
DL: Du Lịch
CP: Cổ Phần
BVMT: Bảo vệ môi trường
ESCAP: Economic and Social Commission for Asia and the Pacific(Ủy ban kinh
tế- xã hội Châu Á- Thái Bình Dương)
IUCN: The International Union for Conservation of Nature (Tổ chức bảo tồn thiên
nhiên thế giới)

SWOT:Strengths – Weaknesses -Opportunities – Threats (Điểm mạnh- Điểm yếuCơ hội–Thách thức)
WWF: World Wide Fund for Nature (Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã)

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, du lịch phát triển mạnh như một nghành công nghiệp

ở các quốc gia giàu tiềm năng, cảnh quan đẹp. Trong đó DLST đóng vai trò chính
nhằm giới thiệu môi trường thiên nhiên nhưng qua đó cũng góp phần bảo tồn, duy trì
sự bền vững cho môi trường tự nhiên ở đây. Du lịch sinh thái không còn chỉ tồn tại
như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm mà đã trở thành một thực tế trên toàn
cầu. Như chúng ta đã biết rằng để phát triển du lịch thì điều kiện không thể thiếu là tài
nguyên thiên nhiên. Trong đó thì môi trường tự nhiên như môi trường nước, không
khí, đất đai đồi núi là yếu tố chính để đem đến sự thỏa mãn cho du khách du lịch.
Bình Phước là một địa danh nổi tiếng với nền văn hóa lịch sử lâu đời. Nơi đây có
rất nhiều di chỉ khảo cổ có niên đại cách đây hơn 2000 năm đã được phát hiện và
nghiên cứu bao gồm: Đàn đá, thành đất cổ, các công cụ bằng đá, gốm thuộc nền văn
minh thời kỳ tiền sử. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử của trung ương gắn
liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như Nhà tù Bà Rá; Khu căn cứQuận
ủy Bộ tư lệnh của các lực lượng vũ trang của Miền Nam Việt Nam; Sóc Bom Bo với
hình ảnh đồng bào dân tộc S’tiêng ngày đêm giã gạo; Sân bay Lộc Ninh và rất nhiều lễ
hội văn hóa luôn chào đón du khách trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá.
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan tự nhiên đẹp phong phú.
Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ nằm trên hệ thống giao thông huyết mạch xuyên suốt

trung tâm tỉnh lỵ nối với Đăk Lak, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Dương; TP. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu; Long An, Tiền Giang. Trong tương lai không xa
khi đường sắt xuyên Á đi qua sẽ nối với Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma thì Mỹ
Lệ sẽ trở thành một điểm đến của rất nhiều du khách. Tuy vậy du lịch càng phát triển
thì sự tác động đến môi trường tự nhiên không ít. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường
trong sự phát triển của du lịch đang là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia.
Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của KDL nói chung và DLST nói
riêng, tôi thực hiện đề tài:“Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường và đề xuất
1


các giải pháp bảo vệ môi trường tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ- Tỉnh Bình
Phước”.
1.2.

Mục tiêu của đề tài

-

Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên của khu du lịch

-

Hiện trạng quản lý môi trường tại khu du lịch, các biện pháp đã thực hiện và
những vấn đề còn tồn tại.

1.3.

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại khu du lịch.
Nội dung của đề tài

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, đề tài thực hiện những nội dung sau:

-

Khảo sát và tìm hiểu tài nguyên du lịch của khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ.

-

Hiện trạng môi trường tại khu du lịch, và xác định vấn đề môi trường gây ô
nhiễm cần quan tâm.

-

Mức độ hài lòng của du khách đối với công tác quản lý môi trường tại KDL.

-

Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường tại khu du lịch sinh thái
Mỹ Lệ

1.4.

Giới hạn, thời gian và đối tượng nghiên cứu

 Phạm vi nghiên cứu
-

Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ tỉnh Bình Phước.

 Đối tượng nghiên cứu

-

Tài nguyên du lịch sinh thái và những tác động đến môi trường của KDL Mỹ
Lệ tỉnh Bình Phước.

-

Ban quản lý, nhân viên, khách du lịch tại khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ.

 Thời gian
-

Từ 9/2013-11/2013: khảo sát, điều tra, tổng hợp số liệu.

-

Từ 11/2013- 12/2013: Viết báo cáo, chỉnh sửa lại bài hoàn chỉnh.

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn

-

Khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch để có đánh giá đúng về giá trị của KDL.

-

Đưa ra một số giải pháp để góp phần bảo vệ môi trường của KDL.


-

Nâng cao công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái tại
KDL.
2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về du lịch

2.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm
hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn
hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn
góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói
chung. Loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu
và ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế. (Ngô An, 2009).
Năm 1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định
nghĩa về DLST ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Năm 2006, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một
loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho
những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay
nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa
phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo
dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách

bền vững”.
Có thể hiểu DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ
để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương.
Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,
với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm
tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia
hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ
cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt
3


sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi
trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không
gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản
địa. Du lịch sinh thái nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội tụ các yếu tố
cần đó là: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường, trách nhiệm với xã hội và cộng
đồng.
2.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:
+ Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa
DLST với các loại hình du lịch sựa vào thiên nhiên khác.
+ Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị môi trường tự nhiên,
về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa, thái độ cư xử của
du khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái:
+ Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến môi trường và tự
nhiên.
+ Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để
phát triển DLST bền vững.

+ Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải
pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng:
+ Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách
rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.
+ Sự xuống cấp hoặc thay đổi phong tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của
cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh
thái tự nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST.
+ Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa
quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương:
4


+ Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
+ DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng
góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (Phạm Trung
Lương, 2002):
- Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
+ Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí
hậu tự nhiên và động thực vật là điều kiện cần có để phát triển DLST.
+ Không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những
vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
- Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:
+ Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về các
đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
+ Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một

cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống,
nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch.
- Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.
+ Xét trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách
mà khu vực có thể tiếp nhận.
+ Xét ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn
hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác
động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây
ra.
+ Xét ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu
vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông
đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách
khác.
+ Xét ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt
đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống
văn hóa– xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực.
5


+ Xét ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du
lịch có khả năng phục vụ.
+ Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có
thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực.
+ Các chỉ số sức chứa chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương
pháp thực nghiệm.
- Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa
bản địa. Vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.
2.1.4. Các loại hình du lịch
Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép định được vai trò
của du lịch. Từ đó, có thể xác định cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch. Sau

đây là sự phân loại du lịch theo tác giả Trần Văn Thông, 2002 :
Phân loại dựa vào đặc điểm địa điểm của điểm du lịch :
+ Du lịch miền biển
+ Du lịch núi
+ Du lịch đô thị
+ Du lịch đồng quê
2.1.5. Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn đang được khai thác hoặc chưa khai thác. Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ,
tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và đảm bảo phát triển du lịch
bền vững.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm: yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy
văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm: truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động
sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch.
2.2.

Tổng quan về môi trường

2.2.1. Khái niệm liên quan đến môi trường
6


Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người sinh
vật.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với dự cố môi

trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học.
Chất thải là vật thể ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, loại thải chất thải.
2.2.2. Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
Du lịch là một ngành công nghiệp lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất so
với các lĩnh vực kinh tế khác. Du lịch có tác động tiêu cực và tích cực trong đời sống
của con người và môi trường. Do vậy, phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi
trường du lịch.
1. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và
phát triển nhằm đảm bảo môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn,
lành mạnh và văn minh.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ban hành
các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi
trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thug om, xử lý các loại
chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh ; khắc phục tác động
tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường ; có biện pháp phòng
chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình.
2.2.3. Du lịch sinh thái tác động đến các yếu tố môi trường

7


2.2.3.1.
-


Tác động tích cực

Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc
bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn
Quốc gia.

-

Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến
cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất,
ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương
trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình
kiến trúc.

-

Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề
cao giá trị các cảnh quan.

-

Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá,
hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện
thông qua hoạt động du lịch.

-

Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc
trao đổi và học tập với du khách.


2.2.3.2.

Tác động tiêu cực

 Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu
thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh
hoạt của địa phương.
 Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà
hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông,
hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài
da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng
thủy sản.
 Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên
nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy
sinh xung đột xã hội.
 Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du
lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu
8


thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối,
động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.
 Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng
phí.
 Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây
phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.
 Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà
hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ
thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện
xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng

và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗnđộn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt
động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
 Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể
tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài
động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông,
côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật
hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai
thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
2.3.

Tổng quan về khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ

2.3.1. Thông tin liên lạc
-

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CP TM-DV-DL-XNK MỸ LỆ

-

Địa chỉ: Đường DT 741 – xã Long Hưng – huyện Bù Gia Mập – tỉnh Bình
Phước

-

Điện thoại:

06513 779772

Fax: 06513780781


-

Nghành nghề sản xuất: Dịch vụ du lịch, giải trí thể thao, nhà hàng, khách sạn.

2.3.2. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức
-

Lịch sử hình thành:
Được thành lập vào năm 1993, đến nay Công ty CP Thương mại - Dịch vụ du

lịch - Xuất nhập khẩu Mỹ Lệ đã vươn lên trở thành doanh nghiệp lớn của tỉnh chuyên
về thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản, đồng thời vươn rộng sang những lĩnh vực
tiềm năng khác như kinh doanh nhà hàng khách sạn, kinh doanh dịch vụ du lịch…
9


Khu du lịch Mỹ Lệ khá hấp dẫn với mô hình du lịch sinh thái kết hợp hài hòa
giữa đất trời, cỏ cây,tạo thành một quần thể kiến trúc và thiên nhiên hùng vĩ. Đến với
Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một thung lũng
cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Một màu xanh mướt trải đều trên các luống trà
mang lại cho du khách một cảm giác thư thái êm dịu khó tả. Đặc biệt vào mùa hè, du
khách sẽ được tận hưởng từ bất ngờ này đến bất ngờ khác do những mảnh vườn cây
trái mang lại. Thật thú vị khi được ngắm từng mảng màu của hơn 18 loại trái cây cùng
các loại hoa hòa trong vị ngọt dịu của từng loại trái cây, từng mùi hương của các loài
hoa đang nở rộ.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì đây là một khu du lịch còn giữ
được sự đa dạng của hệ sinh thái nước ngọt, tính nguyên sơ của thiên nhiên đồng thời
được đầu tư khép kín từ việc tham quan ngắm cảnh, cắm trại, vui chơi giải trí đến ăn
uống, nghỉ ngơi...chắc chắn sẽ tạo nên dấu ấn mới cho ngành du lịch-dịch vụ của Bình
Phước. Sức hấp dẫn đặc biệt của Khu du lịch Mỹ lệ không chỉ ở môi trường thông

thoáng, phong cảnh hữu tình, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình mà còn ở
những món ẩm thực đa phong cách, hội tụ nét văn hóa của nhiều vùng miền, nhiều dân
tộc.
-

Cơ cấu tổ chức
Giám đốc

Phó giám đốc

Đại diện lãnh đạo

Bộ phận kinh
doanh

Bộ phận phục
vụ tiếp tân

Quản lý

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của khu du lịch Sinh thái Mỹ Lệ
2.3.3. Tính chất và quy mô hoạt động
 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
10

Phòng
nghiệp vụ


 Loại hình kinh doanh:

KDL sinh thái Mỹ Lệ có nhiều hoạt động kinh doanh như: Cung cấp các dịch vụ
về nhà nghỉ, nhà hàng, dịch vụ đạp vịt trên hồ, dịch vụ hồ bơi, cắm trại, các loại hình
giải trí, tham quan vườn thú và cảnh quan thiên nhiên
 Quy mô và công suất hoạt động:
Quy mô diện tích: 80.878,2 m2
Công suất hoạt động cho năm ổn định tại KDL sinh thái Mỹ Lệ với công suất
khoảng 90% tổng các dịch vụ. Công suất hoạt động thay đổi theo từng tháng, thường
vào những tháng cuối năm số lượng khách tăng do vào mùa cưới, Lễ Tết….
Bảng 2.1: Công suất hoạt động của công ty
STT

Tên dịch vụ

Đơn Vị

Công suất

Lượng khách

1

Nhà hang

Nhà

2 Nhà (Ngoài trời)

200Người/nhà

2


Phòng nghỉ

Phòng

20

2 – 4Người/phòng

3

Thuyền đạp vịt

Chiếc

42

1–2

4

Hồ bơi

Hồ

2

100 người

[Nguồn: Công ty CP TM – DV – XNK Mỹ Lệ]

2.3.4. Điều kiện tự nhiên
2.3.4.1.

Vị trí giới hạn khu đất

Vị trí của khu du lịch Sinh thái Mỹ Lệ thuộc Thôn 1, xã Long Hưng, huyện Bù
Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Cách thị xã Đồng Xoài khoảng 27km về phía Bắc và Thị
trấn Thác Mơ khoảng 15km về phía Nam. Tiếp giáp với các khu vực xung quanh theo
các hướng như sau:
Phía Đông Nam giáp đường ĐT 741
Phía Tây Nam giáp khu nhà văn phòng và xí nghiệp chế biến hạt điều của công
ty cổ phần TM- DV - DL - XNK Mỹ Lệ.
Các mặt còn lại giáp các rừng cây(vườn điều, cây ăn trái,..) đồi dốc.
2.3.4.2.

Địa hình

Địa hình tự nhiên tại cổng chính(tiếp giáp đường ĐT 741) tương đối bằng phẳng.
Đi sâu vào bên trong địa hình dốc dần vào giữa gồm đồi dốc, mương suối.Hướng dốc
11


thoải từ hai đầu ở phía Bắc và phía Nam đổ về các ao trũng ở giữa khu đất, cao độ biến
thiên từ 126.5m đến 172m.
2.3.4.3.

Khí hậu

Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa phân biệt rõ rệt.Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.

 Nhiệt độ
Do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo, nên nhiệt độ trung
bình hàng năm khá cao từ 25,6 – 27,30 C. Trong chế độ nhiệt, chênh lệch nhiệt độ giữa
tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong năm vào khoảng 5 – 60C. Trong biến trình
năm, nhiệt độ trung bình các tháng ít khi xuống dưới 240C. Nhiệt độ tối cao trong năm
ở đây thường quan sát được vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất thường sảy ra vào tháng 12
hoặc tháng 1. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm nhưng cũng
chỉ xuống đến 21,5 – 220C. Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong
năm nhưng cũng chỉ lên đến 27 - 280C.Như vậy chứng tỏ mùa đông ở đây chỉ mát hơn
mùa hè một chút ít. Khí hậu ôn hòa này rất thích hợp cho sức khỏe con người và là
điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Biên độ dao động nhiệt năm ở đây là 5- 60C nhưng biên độ dao động nhiệt đêm
lại khá lớn(từ 9- 100C). Mùa khô là mùa có biên độ nhiệt ngày đêm lớn nhất(khoảng
12- 130C) và mùa mưa có dao động nhiệt ngày đêm nhỏ nhất(khoảng 7 - 80C).
 Nắng
Số giờ nắng trung bình: 2400-2500h/ năm
Số giờ nắng bình quân trong ngày: 6,2 giờ - 6,6 giờ
Thời gian nắng nhiều nhất là tháng 1,2,3,4; Nắng thấp nhất tháng 7,8,9.
 Mưa
Lượng mưa trung bình năm: 2045- 2325mm/năm
Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11, lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 85-90%
vũ lượng mưa.Điểm nổi bật trong mùa mưa ở đây là lượng mưa phân bố khá đều giữa
các tháng trong mùa mưa.Tháng mưa lớn nhất là tháng 7 nhưng lượng mưa cũng
không chênh lệch so với các tháng khác trong mùa mưa là bao nhiêu.
 Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình hằng năm khoảng 77,8% đến 84,2%.
12


-


Mùa mưa: 85 – 90%, Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 8 và tháng 9.

-

Mùa khô: 70 – 80%, Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 1 và tháng 2.

 Gió
Gió mùa: Bình phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: chính Đông, Đông Bắc
và Tây Nam theo 2 mùa:
-

Mùa khô: gió chính Đông chuyển dần sang Đông – Bắc, tốc độ bình quân
3,5m/s.

-

Mùa mưa: gió Đông chuyền dần sang Tây Nam, tốc độ bình quân 3,2m/s.

 Bão
Đây là khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới mà chỉ có nhiều
giông. Hằng năm ở đây quan sát được 100 – 140 ngày có giông và mùa giông thường
trùng với mùa mưa.
Nhìn chung đây là khu vục có khí hậu tương đối mát mẻ quanh năm, nắng nhiều
ít thiên tai và các hiện tượng thời tiết thất thường. Đây chính là những đặc điểm rất
thuận lợi để phát triển du lịch.
2.3.4.4.

Địa chất và thủy văn


 Địa chất
Cấu tạo địa chất của tỉnh Bình Phước có 7 nhóm chính với 13 loại đất. Đất có
chất lượng cao trở lên là nhóm đất đen, đất đỏ, đất bazan, đất phù sa. Khu vực huyện
Phước Long thuộc nhóm đất đỏ và đất bazan.
Căn cứ vào tài liệu bản đồ địa chấn Việt Nam, tỉnh Bình Phước nằm trong vùng
chấn động cấp 5 -6.
Theo một số tài liệu địa chất cho biết tại khu vực này cường độ chịu tải R >
1,2kg/cm2.
 Thủy văn
Tầng chứa nước Bazan(QI-II) phân bố trên quy mô 4000km2 của tỉnh Bình
Phước, lưu lượng nước tương đối khá 0,5 – 16l/s, tầng chưa nước Pliocen lưu lượng 5
– 15l/s chất lượng nước tốt.
Dọc theo khu vực suối, chỗ trũng của khu đất, độ sâu mực nước ngầm trung bình
khoảng 1,5 – 2m, nguồn nước khá dồi dào có thể khai thác phục vụ cho khu du lịch.
13


 Thổ nhưỡng
Hệ thảm thực vật trong khu vực chủ yếu là rừng điều xen kẽ có vườn cây ăn trái
và cây hoa, cỏ, cây bụi thấp bao quanh các sườn đồi, ao, hồ tạo thành các vùng cảnh
quan khá đẹp mang nét đặc trưng riêng.
2.3.5. Giao thông và cơ sở hạ tầng
 Giao thông:
- Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 136 km. Nằm trên đường ĐT741.
Phương tiện phổ biến để du khách đến với KDL Mỹ Lệ chủ yếu là ô tô và xe máy.
- Hệ thống giao thông trong khu du lịch được xây dựng tự phát với mật độ đường
tương đối. Các loại đường được xây dựng bao gồm đường nhựa, đường bê tong,
đường đá và đường đất, đường bậc thang ở các khu vực đồi núi có độ dốc lớn, với lộ
giới rộng từ 2-6m, có nơi lên đến 9-10m.
- Tổng diện tích xây dựng các đường giao thông là 29.753m2, chiếm 6,92% diện

tích khu đất.
 Cơ sở hạ tầng:
-

Hệ thống nhà hàng – khách sạn: Biệt thự Anh đào và biệt thự Đồi Thông gồm

10 phòng tiêu chuẩn 3 sao được trang bị đầy đủ tiện nghi với khả năng đón 200 khách
lưu trú. Nhà hàng lân cận có khả năng phục vụ ăn uống cho hơn 1000 du khách.
-

Các bãi cắm trại mát mẽ, không khí trong lành.

-

Hệ thống cung cấp điện: điện tại khu vực được cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt,

làm việc và cho các hoạt động du lịch.
- Bưu chính viễn thông: hệ thống thông tin liên lạc cũng là yếu tố du khách rất
cần. Ngày nay nhu cầu liên lạc, sử dụng điện thoại đối với du khách cũng như là để
khu du lịch quảng bá, liên hệ với bên ngoài là không thể thiếu vì vậy khu du lịch đã
trang bị đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi
thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế.
2.3.6. Các nguồn gây tác động môi trường tại khu du lịch

14


×