Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÚC TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.16 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
CÔNG TY TNHH PHÚC TIẾN

Họ và tên sinh viên: TRẦN VĂN ĐẠT
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Niên khoá: 2010 – 2014

Tháng 09/2013


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
CÔNG TY TNHH PHÚC TIẾN

Tác giả

TRẦN VĂN ĐẠT

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI

Giáo viên hướng dẫn

Tiến Sĩ. NGUYỄN VINH QUY

Tháng 09/2013


I


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên sinh viên: TRẦN VĂN ĐẠT

Mã số SV: 10157039

Khóa học: 2010 – 2014

Lớp: DH10DL

1. Tên đề tài: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH
PHÚC TIẾN
2. Nội dung KLTN SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
– Nghiên cứu tình hình sản xuất, tình hình sử dụng nguyên - nhiên vật liệu, công
nghệ sản xuất giấy của công ty TNHH Phúc Tiến.
– Nghiên cứu hiện trạng môi trường tại công ty về các vấn đề nước thải, chất thải
rắn, khí thải, tình hình hoạt động của các hệ thống xử lý.
– Xác định các vấn đề môi trường tồn tại để đề xuất ra các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm một cách tốt hơn.

– Nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý môi trường của công ty TNHH Phúc
Tiến.
– Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường có tính khả thi và phù hợp
với tình hình thực tế của công ty TNHH Phúc Tiến.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 09/2013 và kết thúc 12/2013.
4. Họ và tên GVHD: TS. NGUYỄN VINH QUY
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày …. Tháng …. Năm 2013

Ngày …. Tháng …. Năm 2013

BCN Khoa MT & TN

GVHD

TS. NGUYỄN VINH QUY
II


Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 12 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN LÀM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Dành cho người hướng dẫn)
1. Họ và tên sinh viên: TRẦN VĂN ĐẠT Niên khoá: 2010 - 2014
MSSV: 10157039 Lớp DH10DL
Ngành: Quản lý môi trường và du lịch
sinh thái
2. Đề tài: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÚC
TIẾN
3. Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Vinh Quy
Nơi công tác: Khoa Môi Trường và Tài Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh.
PHẦN NHẬN XÉT
1. Tinh thần thái độ làm việc: ........................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
2. Khả năng giải quyết công việc: .................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3. Nội dung Khoá luận tốt nghiệp: ................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Không được bảo vệ
4. Đề nghị:
Được bảo vệ
5. Đánh giá chung: Giỏ
Điể
Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)


TS. NGUYỄN VINH QUY
III


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy giáo, cô giáo Khoa
Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý giá suốt những năm qua. Cảm ơn Ban giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong những
năm học tập qua, trường Đại học là nơi tôi thực hiện hoài bão tuổi trẻ cũng như bao ước
mơ của mình.
Lời cảm ơn đặc biệt tôi xin gửi đến người Thầy kính mến của mình là Tiến Sĩ.
Nguyễn Vinh Quy, người đã dìu dắt tôi trong những năm học đại học cũng như hướng
dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, cũng như toàn thể nhân viên các anh chị
công nhân của công ty TNHH Phúc Tiến đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi
hoàn thành nghiên cứu này.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ba Mẹ, những người đã sinh
thành và nuôi dưỡng tôi nên người. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn luôn bên
tôi, động viên, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn, chán nản nhất.
Lời cuối cùng xin chúc tập thể DH10DL hoàn thành tốt đợt Bảo vệ khoá luận tốt
nghiệp này cũng như thành công trên con đường tương lai.

Trân trọng!
TRẦN VĂN ĐẠT

IV



TÓM TẮT
Công ty TNHH Phúc Tiến là một trong những đơn vị sản xuất giấy và bao bì carton.
Công tác bảo vệ môi trường của công ty đã được triển khai mấy năm gần đây, thế nhưng
công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều bất cập. Nhằm giúp công ty TNHH Phúc Tiến
giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý môi trường và đáp ứng các nhu
cầu của xã hội về môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn, nên đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm
môi trường tại công ty TNHH Phúc Tiến” đã được chọn là đề tài nghiên cứu.
Đề tài thực hiện từ ngày 20/09/2013 đến ngày 20/12/2013 và dựa trên các phương
pháp như: Tham khảo tài liệu, điều tra khảo sát, phỏng vấn công nhân viên của công ty…
Đề tài được tiến hành với mục tiêu nghiên cứu hiện trạng môi trường, đánh giá hiệu quả
các biện pháp bảo vệ môi trường của công ty và tiến hành đề xuất một số biện pháp có
tính khả thi cho công ty TNHH Phúc Tiến để nâng cao chất lượng môi trường của công
ty.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, đã xác định được những mặt tích cực và những mặt
còn hạn chế của công ty TNHH Phúc Tiến. Và đã đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết
những vấn đề còn tồn đọng để cải thiện môi trường, cũng như nâng cao sức khoẻ cho
công nhân viên công ty và mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất giấy của công
ty TNHH Phúc Tiến.

V


MỤC LỤC
TRANG TỰA……………………………………………………………..……......i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
TÓM TẮT................................................................................................................. v
MỤC LỤC ............................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xi

MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4
1.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường ............... 4
1.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường ..................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường ..................................................... 4
1.2. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường ..................................................... 4
1.3. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường .......................................................... 4
1.3.1. Các bước kiểm soát ô nhiễm môi trường ...................................................... 4
1.3.2. Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường................................ 5
1.4. Các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường ...................................................... 7
1.4.1. Công cụ quản lý Nhà nước ............................................................................ 7
1.4.2. Công cụ kinh tế .............................................................................................. 7
1.4.2.1 Thuế và phí môi trường ............................................................................... 7
1.4.2.2. Hạn ngạch phát thải có thể mua bán được ................................................. 8
1.4.2.3. Trợ cấp môi trường ..................................................................................... 8
1.4.2.4. Ký quỹ môi trường ....................................................................................... 8
VI


1.4.2.5. Nhãn sinh thái ............................................................................................. 8
1.4.3. Công cụ kỹ thuật ............................................................................................ 9
1.4.4. Công cụ thông tin .......................................................................................... 9
1.4.5. Sản xuất sạch hơn .......................................................................................... 9
1.5. Mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm với lĩnh vực khác .................................... 9
1.6. Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm ......................................................................... 10

1.6.1. Lợi ích về môi trường .................................................................................. 10
1.6.2. Lợi ích về kinh tế ......................................................................................... 10
Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH PHÚC TIẾN ............................. 12
2.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 12
2.1.1. Tên công ty: ................................................................................................. 12
2.1.2. Vị trí địa lý của công ty ............................................................................... 12
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ........................................... 13
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty.......................................................................... 13
2.2. Hoạt động sản xuất của công ty TNHH Phúc Tiến.......................................... 16
2.2.1. Sản phẩm và thị trường................................................................................ 16
2.3. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và máy móc sử dụng cho hoạt động sản xuất .. 16
2.3.1. Nguyên liệu, nhiên liệu ................................................................................ 16
2.3.2. Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác ................................................ 17
2.3.2.1 Nhu cầu sử dụng điện ................................................................................ 17
2.3.2.2. Nhu cầu sử dụng nước ............................................................................... 18
2.3.3. Máy móc, thiết bị ......................................................................................... 19
2.3.4. Công nghệ sản xuất giấy cuộn từ giấy vụn, bột giấy của công ty ............... 20
2.4. Hiện trạng môi trường và biện pháp xử lý tại công ty ..................................... 24
2.4.1. Hiện trạng môi trường ................................................................................. 24
2.4.1.1. Chất thải rắn ............................................................................................. 24
2.4.1.2. Môi trường nước........................................................................................ 25
2.4.1.3. Môi trường không khí ................................................................................ 29
2.4.1.4. Chất thải nguy hại ..................................................................................... 32
2.4.1.5. Tiếng ồn, độ rung ...................................................................................... 33
VII


2.4.2 Các biện pháp xử lý tại công ty ................................................................... 33
2.4.2.1. Biện pháp xử lý chất thải rắn .................................................................... 33
2.4.2.2. Biện pháp xử lý nước thải.......................................................................... 34

2.4.2.3. Biện pháp xử lý khí thải ............................................................................. 39
2.4.2.4. Biện pháp xử lý chất thải nguy hại ............................................................ 43
2.4.2.5. Biện pháp xử lý tiếng ồn, độ rung ............................................................. 44
2.5. Đánh giá hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường của công ty ................... 45
Chương 3 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ÁP DỤNG CHO XƯỞNG SẢN XUẤT GIẤY ..................................................... 49
3.1. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường xưởng sản xuất giấy ...................... 49
3.1.1. Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn và chất thải nguy hại ................................ 49
3.1.2. Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ........................................................... 50
3.1.3. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ................................................... 51
3.1.4. Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, độ rung .......................................................... 52
3.1.5. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ ................................................. 52
3.2. Chương trình giám sát môi trường................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59
1. Kết luận ............................................................................................................ 59
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 61

VIII


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
TNHH MTV SX – TM –DV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sản xuất - Thương
mại - Dịch vụ.
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân.
CCN: Cụm công nghiệp.
UBND: Uỷ ban nhân dân.
HTXL: Hệ thống xử lý.
CTNH: Chất thải nguy hại.

CTR: Chất thải rắn.
PCCC: Phòng cháy chữa cháy.
PVC: Polyvinyl clorua.
HDPE: Hight Density Poli Etilen.

IX


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm………………………………………….6
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty ……………………………………………….14
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất……………………………………...21
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình thu gom chất thải sinh hoạt……………………………..33
Hình 2.4: Sơ đồ quy trình thu gom chất thải công nghiệp không nguy hại………...34
Hình 2.5: Sơ đồ quy trình thu gom nước thải của công ty………………………….35
Hình 2.6: Sơ đồ công nghệ HTXL nước thải của công ty TNHH Phúc Tiến………36
Hình 2.7: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi của xưởng sản xuất giấy cuộn……..40

X


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nguyên, nhiên liệu sử dụng cho xưởng sản xuất giấy cuộn trong 1
tháng………………………………………………………………………………...17
Bảng 2.2: Lượng nước sử dụng của công ty………………….………………….....18
Bảng 2.3: Máy móc thiết bị sử dụng cho xưởng sản xuất giấy cuộn……………….19
Bảng 2.4: Thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của xưởng sản xuất
giấy…………………………………………………………………………………..24
Bảng 2.5: Thành phần, khối lượng chất thải rắn công nghiệp của xưởng sản xuất giấy
…………………………………………………………………………….…………25

Bảng 2.6: Đặc tính nước thải sinh hoạt của công ty TNHH Phúc Tiến…………..…27
Bảng 2.7: Đặc tính nước thải sản xuất giấy của công ty TNHH Phúc Tiến……..….28
Bảng 2.8: Lưu lượng nước thải phát sinh trong 1 ngày của công ty…………...…...29
Bảng 2.9: Đặc tính khí thải lò hơi đốt bằng củi ………………………...……..……30
Bảng 2.10: Thành phần, khối lượng, nguồn phát sinh chất thải nguy hại của xưởng
……………………………………………………………………………...………..32
Bảng 2.11: Đặc tính nước thải sản xuất giấysau xử lý của công ty……………..…..38
Bảng 2.12: Đặc tính khí thải lò hơi sau khi được xử lý……………………………..41
Bảng 2.13: Điều kiện vi khí hậu và nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường
không khí của xưởng sản xuất giấy cuộn……………………………………………42
Bảng 2.14: Độ ồn trong khu vực công ty TNHH Phúc Tiến…………………..…....44
Bảng 2.15: Những mặt tích cực và hạn chế của công ty trong việc xử lý môi
trường………………………………………………………………………………..45
Bảng 3.1: Các sự cố môi trường và phương án ứng phó sự cố khi xảy ra……….....52
Bảng 3.2: Chương trình giám sát môi trường của công ty TNHH Phúc Tiến và
chương trình giám sát môi trường được đề xuất………………………………….....57
XI


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển để tiến tới một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa để hòa nhập với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Ngành
công nghiệp nước ta ngày càng lớn mạnh và đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế như:
Tạo ra các sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động. Tuy nhiên, với sự phát triển và ngày càng đổi mới của ngành công
nghiệp dẫn đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách mạnh mẽ làm
cho chúng ngày càng cạn kiệt. Các chất thải từ ngành công nghiệp sinh ra ngày càng
nhiều làm cho môi trường thiên nhiên bị tác động mạnh và dần mất đi khả năng tự làm
sạch. Một trong các ngành công nghiệp đó có ngành công nghiệp sản xuất giấy. Do
nhu cầu ngày càng tăng cao cho nên ngành công nghiệp sản xuất giấy đang dần chiếm

một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và nó là một trong những ngành có
tiềm năng phát triển vô cùng to lớn. Bên cạnh những lợi ích mà ngành công nghiệp sản
xuất giấy mang lại thì hoạt động sản xuất của ngành này cũng thải một lượng chất thải
đáng kể ra môi trường như: Nước thải, khí thải, chất thải rắn đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân.Và Công ty TNHH Phúc
Tiến - một công ty sản xuất giấy - cũng không là ngoại lệ. Hàng ngày, trong quá trình
sản xuất giấy của mình thì công ty thải ra môi trường một lượng lớn chất thải gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi trường. Để góp phần cải thiện môi
trường và hạn chế những tác động của hoạt động sản xuất giấy do công ty TNHH Phúc
Tiến tác động đến môi trường thì cần phải có một nghiên cứu về vấn đề này. Do đó đề
tài: “KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÚC TIẾN”
đã được chọn là đề tài nghiên cứu.

1


2. Mục tiêu của đề tài
Ðề tài nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu chính sau:
– Đánh giá hiện trạng môi truờng và công tác quản lý môi trường tại công ty
TNHH Phúc Tiến.
− Xác định các vấn đề môi trường đang tồn tại và đề xuất biện pháp khắc phục.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
− Đề tài tiến hành nghiên cứu hiện trạng môi trường của xưởng sản xuất giấy

công suất 18.000 tấn/năm của công ty TNHH Phúc Tiến, tiến hành đề xuất giải
pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường của xưởng sản xuất giấy.
− Với thời gian nghiên cứu có giới hạn từ ngày 20/09/2013 đến ngày 20/12/2013


và hạn chế về mặt nhân lực nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu xưởng sản xuất
giấy công suất 18.000 tấn/năm của công ty TNHH Phúc Tiến.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, các nội dung sau đã được thực hiện:
– Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Các vấn đề về kiểm
soát ô nhiễm môi trường.
− Nghiên cứu tình hình sản xuất, tình hình sử dụng nguyên - nhiên vật liệu, công

nghệ sản xuất giấy của công ty TNHH Phúc Tiến.
− Nghiên cứu hiện trạng môi trường tại công ty về các vấn đề nước thải, chất

thải rắn, khí thải, tình hình hoạt động của các hệ thống xử lý.
− Xác định các vấn đề môi trường tồn tại để đề xuất ra các biện pháp kiểm soát

ô nhiễm một cách tốt hơn.
− Nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý môi trường của công ty TNHH Phúc

Tiến.
− Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường có tính khả thi và phù

hợp với tình hình thực tế của công ty TNHH Phúc Tiến.

2


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp sau đã được sử dụng:
− Phương pháp thu thập tài liệu:

+ Thu thập các tài liệu về cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất, dữ liệu hoạt động

sản xuất và sản phẩm từ công ty TNHH Phúc Tiến.
+ Thu thập các tài liệu về kiểm soát ô nhiễm môi trường, về xử lý chất thải từ
những tài liệu trong quá trình học tập, từ những luận văn của khóa trước.
− Phương pháp khảo sát trực tiếp:

+ Quan sát trực tiếp quy trình sản xuất, các hoạt động trong công ty và các
vấn đề môi trường để nhận thấy hiện trạng môi trường và công tác quản lý
tại công ty.
− Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

+ Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng cách đặt câu hỏi với công nhân viên
trong công ty để làm rõ những vấn đề còn thắc mắc về tình hình thực tế tại
công ty, nội dung câu hỏi tập trung vào nguyên - nhiên liệu và chất thải.
− Phương pháp chuyên gia:

+ Là phương pháp tham khảo ý kiến thầy cô, những cán bộ có kinh nghiệm
trong các lĩnh vực cần thiết nhằm đánh giá kết quả và đưa ra đề xuất trong
đề tài.
+ Các nhân viên đang làm việc tại nhà máy: Chỉnh lý về độ chính xác của
thông tin đồng thời cung cấp thêm thông tin cho đề tài.
+ Các chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm và quản
lý môi trường: Đánh giá tính khả thi của những đề xuất và cung cấp những
thông tin cần thiết cho việc chỉnh sửa.
+ Các giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh: Việc
đánh giá về mức độ khoa học của đề tài của các giảng viên là vô cùng cần
thiết để đề tài có giá trị thực tiễn cao.

3



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường
1.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc
tính vật lý, hoá học hoặc sinh học như: Nhiệt độ, chất sinh học, chất hoà tan, chất phóng
xạ…của bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường. Sự thay đổi
này vượt quá mức cho phép đã được xác định. Sự gia tăng chất lạ vào môi trường, sự
thay đổi các yếu tố môi trường này gây hại hoặc tiềm năng gây tổn hại đến sức khoẻ,
sự an toàn hay sự phát triển của con người hay sinh vật trong môi trường đó.
1.1.2. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra
thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm (kiểm soát cuối đường ống).
1.2. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường
Kiểm soát ô nhiễm bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm hoặc loại bỏ chất thải
từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô nhiễm, thu gom, tái
sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
1.3. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
1.3.1. Các bước kiểm soát ô nhiễm môi trường
Kiểm soát ô nhiễm môi trường đòi hỏi thực hiện một cách liên tục theo chu trình
khép kín gồm 8 bước cơ bản sau:
− Giành được sự đồng tình ủng hộ của ban lãnh đạo công ty.

4


− Khởi động chương trình bằng cách hình thành nhóm ngăn ngừa ô nhiễm môi

trường, phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm và đào tạo công nhân về

ngăn ngừa ô nhiễm.
− Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất với các máy móc,

thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm
ẩn về mặt tổ chức khi thực hiện chương trình.
− Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
− Ưu tiên một số dòng thải quan trọng và đánh giá chi tiết tính khả thi về mặt kỹ

thuật, kinh tế, môi trường đối với khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã tập hợp.
− Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực

thi những khả năng lựa chọn đó.
− Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một

công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
− Duy trì chương trình ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và

những lợi ích liên tục của công ty.
1.3.2. Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa ô nhiễm có thể chia ra các nhóm chính sau:
− Giảm thiểu tại nguồn.
− Tái chế và tái sử dụng.
− Cải tiến sản phẩm.

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam để việc kiểm soát ô nhiễm môi
trường đạt hiệu quả cao thì phải có sự kết hợp và gắn chặt các công cụ với nhau trong
việc quản lý môi trường.

5



− Phân loại chất thải.

− Đào tạo nâng cao nhận thức.

− Cải tiến về điều kiện vật liệu.

− Tách riêng các dòng thải.

chảy tràn.

− Ngăn ngừa việc thất thoát

lý.

− Cải tiến các thói quen quản

móc.

− Bảo dưỡng các thiết bị máy

− Cải tiến các thao tác vận hành

vận hành sản xuất

Cải tiến việc quản lý nội vi và

hại hơn.

các vật liệu ít độc


liệu độc hại bằng

− Thay đổi các vật

trước khi sử dụng.

− Làm sạch vật liệu

6

Hình 1.1: Các kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm

− Cải tiến các thiết bị.

kiện vận hành.

− Cải tiến các điều

động hóa.

− Tăng cường tính tự

trình.

− Thay đổi các quy

hoạch sản xuất.

Cải tiến thiết bị và kế


đầu vào

Thay đổi vật liệu

Thay đổi quá trình

Thay đổi công nghệ -

Giảm tại nguồn

nhiễm môi trường

sử

dụng

chế

bên

chất thải.

gửi và hoàn trả

− Bán, trao đổi, kí

ngoài nhà máy.

− Tái


trong nhà máy

− Tái

Tái chế và tái sử dụng

Kỹ thuật ngăn ngừa ô

môi

sản phẩm.

− Tăng vòng đời

nhất.

trường là nhỏ

đến

cho tác động

sản phẩm sao

− Thiết kế các

Thay đổi sản phẩm



1.4. Các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường
1.4.1. Công cụ quản lý Nhà nước
Để thực hiện việc quản lý của Nhà nước về ô nhiễm môi trường, các cơ quan quản
lý Nhà nước đã ban hành các văn bản luật như: Luật bảo vệ môi trường (2005), Luật
bảo vệ sức khỏe nhân dân (30/06/1989), Luật thuế bảo vệ môi trường (2010), Luật hình
sự (2010)… và các văn bản dưới luật như Nghị định 21/2008/NĐ-CP: Hướng dẫn thi
hành luật bảo vệ môi trường; Nghị định 69/2012/NĐ-CP: Hướng dẫn thi hành luật thuế
bảo vệ môi trường; Nghị định 68/2005/NĐ – CP (20/05/2005) về an toàn hóa chất.
Đồng thời nước ta cũng có tham gia một số công ước quốc tế: Công ước về đa
dạng sinh học (16/11/1994), Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính
(11/12/1997), Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới các chất thải
độc hại và việc loại bỏ chúng (13/05/1995).
Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải thỏa mãn các quy chuẩn về môi trường:
QCVN 05:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh), QCVN 12:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp giấy và bột giấy), QCVN 14:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt),… và phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký
đạt tiêu chuẩn môi trường.
1.4.2. Công cụ kinh tế
1.4.2.1 Thuế và phí môi trường
Là các nguồn thu ngân sách do các cá nhân và tổ chức sử dụng môi trường đóng
góp. Tùy vào đối tượng đánh thuế và phí có thể có các loại sau:
− Lệ phí nước thải: Được ban hành và triển khai trên cơ sở Nghị định

25/2013/NĐ-CP do Thủ tướng ký ngày 9 tháng 03 năm 2013.
− Thuế và phí khí thải: Hiện nay ta chưa có quy định nào dành cho việc thu thuế

khí thải.
− Lệ phí hành chính: Đóng góp tài chính cho việc cấp giấy phép, giám sát và quản


lý hành chính đối với môi trường.
− Thuế tài nguyên: Đóng khi sử dụng tài nguyên nước được quy định tại Luật

thuế tài nguyên 2009.
7


− Chi phí phục vụ môi trường khác: Được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của

cơ chế thị trường cung và cầu về dịch vụ môi trường, những vấn đề bức bách
cần phải giải quyết có tính chất cộng đồng hay cục bộ địa phương.
1.4.2.2. Hạn ngạch phát thải có thể mua bán được
Trong điều kiện đảm bảo tổng nguồn chất thải trong khu vực không thay đổi, các
xí nghiệp có thể trao đổi mua bán hạn ngạch phát thải mà không làm gia tăng ô nhiễm.
Nhờ vậy mà chất lượng môi trường được đảm bảo và chi phí xã hội của các nhà sản
xuất được đảm bảo.
1.4.2.3. Trợ cấp môi trường
Trợ cấp môi trường hiện nay bao gồm:
− Trợ cấp không hoàn lại.
− Các khoản cho vay ưu đãi.
− Cho phép khấu hao nhanh.
− Ưu đãi thuế.

Đây là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể
không hiệu quả kinh tế vì trợ cấp đi ngược lại với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải
trả tiền.
1.4.2.4. Ký quỹ môi trường
Các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoảng tiền lớn
hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ô nhiễm.
Loại công cụ này được quy định tại Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3

năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
1.4.2.5. Nhãn sinh thái
Được cấp cho các sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản
xuất và sử dụng. Đây là loại công cụ kinh tế rất có ý nghĩa cho người tiêu dùng và hình
ảnh doanh nghiệp. Có nhiều loại nhãn sinh thái như: Nhãn xanh Việt Nam, Ecomark…
do một cơ quan môi trường quốc gia cấp và thu hồi.

8


1.4.3. Công cụ kỹ thuật
Ứng dụng các giải pháp khoa học - kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất như thay
đổi công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị, thay đổi nguyên nhiên liệu đầu vào, tái chế
tái sử dụng chất thải sản xuất, nâng cao công nghệ xử lý cuối đường ống, tăng cường
quản lý nội vi nhằm giảm thiểu tối đa sự phát sinh chất thải, loại trừ ô nhiễm và phục
hồi môi trường sau ô nhiễm.
1.4.4. Công cụ thông tin
Là việc sử dụng các công cụ truyền thông như: Báo đài, tivi, mạng internet… để
phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi trường, nâng cao ý
thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân, của những người khai thác và
sử dụng môi trường.
1.4.5. Sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn là biện pháp áp dụng liên tục chiến lược môi trường phòng ngừa
tổng hợp đối với quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất
sản xuất và giảm rủi ro đối với con người và môi trường.
1.5. Mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm với lĩnh vực khác
Kiểm soát ô nhiễm môi trường được thực hiện trên cơ sở:
- Pháp luật, chính sách môi trường: Tạo ra các quy định, tiêu chuẩn môi trường


làm nền, dựa vào đó thiết lập mục tiêu và các hành động cụ thể cho công tác
kiểm soát ô nhiễm.
- Quan trắc môi trường: Tham gia vào quá trình theo dõi, dự báo, xác nhận hiệu

quả của công tác kiểm soát ô nhiễm từ đó đưa ra những thay đổi và những hành
động tiếp theo cho phù hợp.
- Khoa học - công nghệ: Hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình kiểm soát ô nhiễm trong thực

tế bằng những công cụ khách quan.
- Kinh tế môi trường: Tạo cơ sở khoa học cho kiểm soát ô nhiễm bằng các biện

pháp kinh tế.
- Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp kỹ thuật dựa trên

khoa học - công nghệ nhằm xử lý chất thải, sử dụng năng lượng trong chuẩn
9


mực của tiêu chuẩn môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, đề phòng xử lý các sự cố
môi trường.
- Ngoài ra, còn nhiều chương trình môi trường liên quan và hỗ trợ cho công tác

kiểm soát ô nhiễm như sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường, xây dựng hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
1.6. Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm
1.6.1. Lợi ích về môi trường
Đối với môi trường thì kiểm soát ô nhiễm môi trường mang lại các lợi ích sau:
− Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu hiệu quả hơn.
− Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
− Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục


hồi.
− Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi

ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu
thụ sản phẩm và thế hệ mai sau.
− Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
− Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan

quản lý môi trường.
1.6.2. Lợi ích về kinh tế
Đối với kinh tế thì kiểm soát ô nhiễm môi trường mang lại các lợi ích sau:
− Tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng

có hiệu quả hơn.
− Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản

lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí
cho việc kiểm kê và giám sát lập báo cáo môi trường hàng năm…).
− Giảm bớt chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất

thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
− Chất lượng sản phẩm được cải thiện.

10


− Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn ngay cả khi vốn

đầu tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy

được, từ đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
− Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh công ty ngày càng tốt hơn.

11


Chương 2
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH PHÚC TIẾN
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Tên công ty: Công ty TNHH PHÚC TIẾN
2.1.2. Vị trí địa lý của công ty
Công ty TNHH Phúc Tiến được xây dựng tại các lô E1 - E13 - E14 - E15, CCN
Hoàng Gia, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa, Long An với tổng diện tích 33.697 m2. Vị trí tiếp
giáp của công ty cụ thể như sau:
 Phía Đông: Giáp chi nhánh công ty TNHH Sơn Hiệp Phát.
 Phía Tây: Giáp thửa đất số 455 - Công ty TNHH Hoàng Gia Long An.
 Phía Nam: Giáp đường nội bộ cụm công nghiệp.
 Phía Bắc: Giáp đường nội bộ cụm công nghiệp, đối diện qua đường nội bộ là
công ty TNHH Bao bì Giấy Nam An và công ty Hiệp Á.
Sơ đồ vị trí xưởng sản xuất giấy cuộn từ giấy vụn và bột giấy như sau:
 Phía Đông: Giáp đường nội bộ công ty rộng 8 m, bên kia hàng rào nhà máy
giáp chi nhánh công ty TNHH Sơn Hiệp Phát.
 Phía Tây: Giáp đường nội bộ rộng 15.5 m, đối diện là khu đất trống dự kiến
xây dựng xưởng cán sóng 2.
 Phía Nam: Giáp đường nội bộ rộng 18 m.
 Phía Bắc: Giáp đường nội bộ rộng 7 m, đối diện xưởng là các hạng mục phụ
trợ như nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà lò hơi, bể chứa nước thải và hệ thống xử lý
nước thải.

12



2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Phúc Tiến được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho phép thành lập công ty tại địa chỉ lô E1 - E13 E14 - E15, CCN Hoàng Gia, ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa, Long An với hoạt
động sản xuất giấy, sản xuất bao bì carton.
Việc thành lập công ty hoàn toàn phù hợp với chủ trương và quy hoạch sử dụng
đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, việc thành lập và hoạt động sản
xuất của công ty hoàn toàn phù hợp với quy hoạch và chủ trương phát triển kinh tế - xã
hội của CCN Hoàng Gia, huyện Đức Hòa nói riêng và toàn tỉnh Long An nói chung.
Cụm công nghiệp Hoàng Gia do công ty TNHH Hoàng Gia Long An làm chủ đầu
tư được thành lập tại xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với các công ty
hoạt động trong các ngành chủ yếu như sản xuất giấy, bao bì từ giấy, sản xuất nhựa, vật
liệu xây dựng, sắt thép… Công ty TNHH Hoàng Gia Long An đã chấp thuận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất cho công ty TNHH Phúc Tiến được sử dụng, đầu tư nhà
xưởng sản xuất tại các lô E1 - E13 - E14 - E15 theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất.
Công ty TNHH Phúc Tiến được thành lập tại CCN Hoàng Gia vào năm 2009 với
ngành nghề sản xuất bao bì carton từ giấy cuộn. Công ty đã được UBND huyện Đức
Hòa cấp Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường số 1601/GXN-UBND
ngày 19/08/2009 của dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì carton từ giấy
cuộn (với tổng công suất 1.850 tấn sản phẩm/năm) và Giấy xác nhận đăng ký Bản cam
kết bảo vệ môi trường bổ sung số 07/GXN-UBND ngày 04/01/2010 của dự án đầu tư
xây dựng mở rộng nhà xưởng sản xuất bao bì carton từ giấy cuộn (với công suất mở
rộng 2.500 tấn sản phẩm/tháng tương đương 30.000 tấn/năm).
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty
– Đại diện của công ty: Bà NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
– Chức vụ: Giám đốc
– Địa chỉ: Lô E1 - E13 - E14 - E15, CCN Hoàng Gia, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa,
Long An.

– Số điện thoại: 0723.751779 – 083.8359990
13


×