Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đề tài Nghiên cứu đề xuất trình tự, nội dung và phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 143 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT - TCQLĐĐ
Địa chỉ: Số 78/9 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội






BÁO CÁO
TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TRÌNH TỰ, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT






Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Đắc Nhẫn





8129

Hà Nội, 2010
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT - TCQLĐĐ


Địa chỉ: Số 78/9 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội




BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TRÌNH TỰ, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
ĐỐI VỚI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Số đăng ký:……………………


Hà Nội, ngày tháng năm 2010
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI







ThS. Nguyễn Đắc Nhẫn
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
GIÁM ĐỐC
TT ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TN ĐẤT







Trịnh Văn Toàn

Hà Nội, ngày tháng năm 2010
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC








Hà Nội, ngày tháng năm 2010
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
TL. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ






TS. Nguyễn Đắc Đồng

(a)
DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Đắc Nhẫn

Cán bộ tham gia nghiên cứu
Họ và tên Cơ quan công tác
1. PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời Khoa Tài nguyên & Môi trường - Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội
2. TS. Thái Thị Quỳnh Như Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài Nguyên và
Môi trường
3. ThS. Phùng Tuấn Anh Tổng cục Môi trường - Bộ Tài Nguyên và
Môi trường
4. ThS. Mai Hạnh Nguyên
Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài Nguyên và
Môi trường
5. KS. Phạm Thị Nguyệt Ánh Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài Nguyên và
Môi trường
6. KS. Nguyễn Văn Thùy
Tổng cục Môi trường - Bộ Tài Nguyên và
Môi trường

(b)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên của từ viết tắt
Tiếng Việt
BVMT Bảo vệ môi trường
CL Chiến lược
CQK Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
CT Chương trình
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược

ĐMN Đánh giá môi trường theo ngành
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
KCN Khu công nghiệp
KH Kế hoạch
LHQ Liên Hiệp Quốc
QH Quy hoạch
QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
QLNN Quản lý Nhà nước
TBD Thái Bình Dương
Tiếng Anh
ADB Ngân hàng Châu Á
CEA Phân tích môi trường quốc gia
EU Cộng đồng Châu Âu
UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc
UNECE ỦY ban kinh tế Châu Âu của Liên hiệp quốc
WB Ngân hàng thế giới
SIDA Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển

(c)

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của Đề tài 2
3. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài 2
4. Nội dung nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Phương pháp tiếp cận 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC
4
1.1. Các khái niệm 4
1.1.1. Khái niệm về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) 4
1.1.2. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 5
1.1.3. Phân biệt giữa ĐMC và ĐTM 5
1.2. Tổng quan nghiên cứu về ĐMC trên thế giới 6
1.2.1. Sự phát triển của ĐMC trên thế giới 6
1.2.2. ĐMC ở một số nước trên thế giới và một số tổ chức quốc tế 12
1.2.3. Trình tự, nội dung và phương pháp
đánh gía môi trường chiến
lược của một số nước trên thế giới và một số tổ chức quốc tế 20
1.2.4. Nhận xét chung về ĐMC của một số nước trên thế giới và một số
tổ chức quốc tế
26
1.3. Tổng quan nghiên cứu về ĐMC trong nước 27
1.3.1 Giai đoạn trước năm 1994 27
1.3.2 Giai đoạn 1994 – 2005 28
1.3.3 Giai đoạn 2005 đến nay 32
1.3.4. Trình tự, n
ội dung và phương pháp đánh giá môi trường chiến
lược của một số ngành, lĩnh vực 34
1.3.5. Nhận xét chung về ĐMC trong nước 39
1.4. ĐMC đối với quy hoạch sử dụng đất 40
1.4.1. Mối liên quan giữa công tác lập quy hoạch sử dụng đất với công
tác đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
40

(d)

MỤC LỤC
Trang
1.4.2. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch sử
dụng đất
42
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
45
2.1. Các yếu tố liên quan đến ĐMC đối với quy hoạch sử dụng đất 45
2.2. Quy mô tác động của các phương án quy hoạch sử dụng đất đến
các đối tượng môi trường
49
2.3. Xu hướng và mức độ tác động đến môi trường của các yếu tố trong
phương án quy hoạch sử dụng đất 53
2.4. Các tiêu chí đánh giá sự phù hợp của phương án quy hoạch sử
dụng đất nhằm đảm b
ảo phát triển bền vững
54
2.5. Những vấn đề liên quan đến nội dung ĐMC đối với QHSDĐ từ kết
qua điều tra, khảo sát thực tế 56
CHƯƠNG 3. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔI
TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
63
3.1. Trình tự, nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối với quy
hoạch sử dụng đất 63
3.1.1. Các bước đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch sử
dụng đất
63
3.1.2. Mối liên quan giữa các bước ĐMC đối với quy hoạch sử dụng
đất và các bước lập quy hoạch sử dụng đất 64

3.1.3. Trình tự, nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối vớ
i quy
hoạch sử dụng đất 66
3.2. Phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch sử
dụng đất 81
3.3. Áp dụng các phương pháp vào các bước ĐMC đối với quy hoạch
sử dụng đất 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
101
I. Kết luận 101
II. Kiến nghị 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
105


(e)

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Trang
Danh mục bảng biểu
Bảng 1. Các quy định pháp lý về ĐMC ở một số quốc gia phát triển 8
Bảng 2: Các phương pháp tiếp cận đánh giá tác động môi trường trong
ĐMC của Ủy ban Châu Âu 21
Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến ĐMC đối với quy hoạch sử dụng đất 46
Bảng 4. Các nguồn gây tác động đến ĐMC phát sinh khi thực hiện quy
hoạch sử dụng đất 50
Bảng 5. Các tiêu chí đánh giá sự phù hợp của phương án QH sử
dụng
đất
55
Bảng 6. Tổng hợp kết quả điều tra, nghiên cứu thực tế về nguồn gây tác

động và yếu tố tác động đến môi trường từ quy hoạch sử dụng
đất 57
Bảng 7. Tổng hợp kết quả điều tra, nghiên cứu thực tế về đối tượng và
quy mô chịu tác động từ quy hoạch sử dụng đất 59
Bảng 8. Mức độ
chịu tác động của các đối tượng trong QH sử dụng đất 60
Bảng 9. Các tiêu chí đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch
sử dụng đất từ kết quả điều tra, nghiên cứu thực tế 61
Bảng 10. Các yếu tố môi trường đối với từng loại đất 73
Bảng 11. Áp dụng các phương pháp vào từng bước ĐMC đối với quy
hoạch sử dụng đấ
t 99
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1. Đánh giá các tác động gián tiếp, tích lũy và các tác động
tương hỗ có thể áp dụng ở các giai đoạn dự án của quy trình
ĐMC
20
Sơ đồ 2. Các bước trong quy trình thực hiện ĐMC của Anh 24
Sơ đồ 3. Quy trình thực hiện ĐMC cho quy hoạch lưu vực sông phát
triển thủy điện 38
Sơ đồ 4. Mối liên quan giữa các bước ĐMC đối với quy hoạch sử
dụ
ng đất và các bước lập quy hoạch sử dụng đất
65
Sơ đồ 5. Trình tự thực hiện ĐMC đối với quy hoạch sử dụng đất 78

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, nền kinh tế đang đà phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
hàng năm là 7 - 8%. Theo các chuyên gia kinh tế và thực tế diễn ra ở nhiều
nước cho thấy, nếu GDP tăng gấp đôi thì mức độ ô nhiễm môi trường tăng
gấp 3 đến 4 lần. Như vậy, trong quá trình thự
c hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nếu không có các giải pháp
hữu hiệu phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm thì hậu quả là môi trường nước ta
sẽ bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Một trong những giải pháp đó là
Đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án chiến lược, quy hoạch kế
hoạch phát triển trước khi phê duyệt.
“Đánh giá môi trường chiến lược là vi
ệc phân tích, dự báo các tác
động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển
trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững” (Khoản 19, Điều 3,
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005). Tuy nhiên thời kỳ trước Luật Bảo vệ
môi trường năm 2005 công tác đánh giá môi trường chiến lược chưa được
luật hóa và chưa được thể hiện trong các vă
n bản pháp luật.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã dành Mục I của Chương II quy
định những vấn đề về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), trong đó quy
định một trong các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược là “Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên
vùng” (Khoản 4 Điều 4).
Để triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, ngày 09 tháng 8 năm
2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định chi tiết
và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường trong đó quy định
một số vấn đề cụ thể về đánh giá môi trường chiến lược như: Thẩm quyền
thẩm định, thời gian thẩm đị
nh báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Đến

ngày 28 tháng 02 năm 2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-
CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

2
Nhằm kịp thời đưa Luật Bảo vệ Môi trường vào cuộc sống, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày
08 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Đến ngày 08 tháng 12
năm 2008 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 05/2008/TT-
BTNMT thay thế Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT.
Do hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Lu
ật Bảo vệ môi trường
còn thiếu, chưa hoàn thiện nên việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường chưa
hiệu quả, trong đó có công tác đánh giá môi trường chiến lược. Để làm cơ sở
cho các nhà hoạch định chính sách ban hành trình tự, nội dung, phương pháp
đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch sử dụng đất, nhóm nghiên
cứu tiến thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấ
p bộ “Nghiên cứu
đề xuất trình tự, nội dung và phương pháp đánh giá môi trường chiến lược
đối với quy hoạch sử dụng đất”
2. Mục tiêu của Đề tài
Xây dựng trình tự, nội dung và phương pháp đánh giá môi trường
chiến lược đối với quy hoạch sử dụng đất.
3. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Một trong các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược

được quy định tại Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là: “Quy
hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng”. Như vậy quy
hoạch sử dụng đất cấp vùng và cấp quốc gia mang tính liên tỉnh, liên vùng là
đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu của Đề tài là nghiên cứu đề xuấ
t
trình tự, nội dung và phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đối với
quy hoạch sử dụng đất cấp vùng và cấp quốc gia.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về môi trường, ĐMC nói chung và ĐMC đối
với quy hoạch sử dụng đất;
- Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung đánh giá môi
trường chiến lược đối với quy hoạch sử dụng đất;
- Nghiên c
ứu xây dựng trình tự, nội dung và phương pháp đánh giá

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

3
môi trường chiến lược đối với quy hoạch sử dụng đất.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp chọn lọc, loại trừ;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Phương pháp tiếp cận
- Nghiên cứu những tư liệu, tài liệu nước ngoài (kể cả các tổ chức

qu
ốc tế) có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài;
- Nghiên cứu những tư liệu, tài liệu trong nước (của các ngành, các cấp
hoặc các chương trình, dự án cụ thể) có liên quan đến nội dung nghiên cứu
của đề tài;
- Tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các nội dung nghiên cứu trong nước và
ngoài nước để nghiên cứu xây dựng nội dung và phương pháp đánh giá môi
trường chiến lược đối với quy hoạch sử dụ
ng đất cấp vùng và cả nước.

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI
TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

1.1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
Lịch sử phát triển đánh giá môi trường chiến lược được khởi đầu từ
Mỹ, Luật về chính sách môi trường quốc gia của Mỹ năm 1969 đã yêu cầu
chuẩn bị báo cáo giải trình tác động môi trường đối với các hoạt động lớn có
tác động đến môi trường đáng kể. Các hoạt động đó bao gồm cả các d
ự án và
chương trình, quy hoạch và chính sách được xác định bởi Hội đồng về chất
lượng môi trường cấp Liên bang. Vào những năm 1990 phương thức tiếp cận
ĐMC đã bắt đầu được sử dụng trong đánh giá tác động môi trường một số dự
án trọng điểm, có phạm vi ảnh hưởng lớn, ví dụ quy hoạch quản lý, khai thác
lưu vực sông ở một số nước như
Anh, NiuDiLân, Úc.

Ở Việt Nam, đánh giá môi trường chiến lược mới được đưa vào Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản thi hành Luật. Theo Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005, đánh giá môi trường chiến lược được khái niệm
như sau: “Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác
động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển
trước khi phê duyệt nh
ằm bảo đảm phát triển bền vững” (Khoản 19, Điều 3,
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).
Như vậy, theo khái niệm này, trước khi các dự án chiến lược, quy
hoạch kế hoạch phát triển trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cần thiết phải
phân tích, dự báo các tác động đến môi trường nếu thực hiện các dự án chiến
lược, quy hoạch kế hoạch phát triển đó. Qua đó s
ẽ cung cấp những thông tin
về các tác động tích cực hoặc các tác động tiêu cực nhằm đưa ra các giải
pháp phù hợp, ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.
Các giải pháp có thể là thay đổi hoặc điều chỉnh các dự án chiến lược, quy
hoạch kế hoạch phát triển hoặc cũng có thể đưa ra cơ chế phản hồi về tình
trạng môi trường và xác định c
ơ chế cho giai đoạn tiếp theo, giúp cho các cơ
quan có thẩm quyền nắm được thông tin về môi trường trong suốt quá trình
thực hiện dự án chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển. Mục tiêu của
đánh giá môi trường chiến lược nhằm nhằm bảo đảm phát triển bền vững khi
thực hiện các dự án chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển.

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

5
1.1.2. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, đánh giá tác động môi trường
được định nghĩa như sau: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích,

dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các
biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó” (Khoản 20, Điều 3,
Luật Bảo vệ môi tr
ường năm 2005)
Theo khái niệm này, trước khi dự án đầu tư cụ thể nào đó đưa vào thực
hiện cần thiết phải phân tích, dự báo các tác động đến môi trường. Qua đó sẽ
cung cấp những thông tin về các tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi
trường. Mục tiêu cuối cùng của đánh giá tác động môi trường là đưa ra các
biện pháp bảo vệ môi trường cụ thể khi thực hiện dự án đầu t
ư cụ thể.
1.1.3. Phân biệt giữa ĐMC và ĐTM
Từ các khái niệm về ĐMC và ĐTM cho thấy, tuy ĐMC và ĐTM đều
là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường song đối tượng, thời
điểm và mục tiêu của ĐMC và ĐTM khác nhau. Trong khi ĐMC với đối
tượng là các dự án chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển thì đối tượng
của ĐTM là các dự án đầu tư c
ụ thể; ĐMC với mục tiêu là bảo đảm phát
triển bền vững khi thực hiện các dự án chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát
triển còn ĐTM nhằm đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai
dự án đầu tư.
Sự giống nhau và khác nhau giữa ĐMC và ĐTM được thể hiện trong
bảng sau:
Tiêu chí ĐMC ĐTM
- Giống nhau Phân tích, dự báo các tác động đến
môi trường
Phân tích, dự báo các
tác động đến môi
trường
- Khác nhau
+ Đối tượng Các dự án, chiến lược, quy hoạch

kế hoạch phát triển
Dự án đầu tư cụ thể
+ Mục tiêu Bảo đảm phát triển bền vững khi
thực hiện các dự án chiến lược, quy
hoạch kế hoạch phát triển
Đưa ra các biện pháp
bảo vệ môi trường khi
triển khai dự án đầu tư


ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

6

1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐMC TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Sự phát triển của ĐMC trên thế giới
Giai đoạn 1991 - 2001, hệ thống đánh giá môi trường chiến lược
(ĐMC) rất đa dạng đã bắt đầu được hình thành và áp dụng ở nhiều nước.
Năm 2001 đánh dấu một giai đoạn mới của sự phát triển ĐMC, giai đoạn
hướng tới sự chuẩn hóa quy trình, nội dung và phạm vi áp dụng ĐMC ở
Châu Âu, với sự ra đời của Chỉ thị số 2001/42/EC của Nghị viện Cộng đồng
Châu Âu (EC) về yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược đối với các chính
sách, kế hoạch, chương trình, bắt buộc áp dụng với tất cả các nước thành
viên Cộng đồng Châu Âu. Tiếp theo đó Nghị định thư về đánh giá môi
trường chiến lược của Ủy ban kinh tế Châu Âu và Liên hiệp quốc ký kết t
ại
Kiev năm 2003 đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của ĐMC tới hầu hết các
nước còn lại của Châu Âu, các nước Trung – Đông Âu, và một số quốc gia
thuộc Liên Xô trước đây.
Các nước Đông và Trung Âu, mặc dù ĐTM mới chỉ áp dụng vào giữa

các năm 1980 nhưng ĐMC đã là một lĩnh vực nổi bật được quan tâm hiện
nay. Tuy nhiên việc sử dụng ĐMC còn khá hạ
n chế về phạm vi áp dụng và
khác nhau giữa các nước.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, cơ quan lập chính sách, kế hoạch,
chương trình có nhiệm vụ chuẩn bị cả báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
Ở Mỹ, Bộ Phát triển Nhà và Đô thị, Bộ Giao thông chuẩn bị đánh giá môi
trường chiến lược cho hệ thống rada của sân bay. ĐMC có thể là một phần của
dự thảo chính sách, kế
hoạch, chương trình hay là một tài liệu tách rời.
Có thể phân loại hệ thống đánh giá môi trường chiến lược thành 4
dạng: Đưa vào Luật đánh giá tác động môi trường (điển hình ở Mỹ); đưa ra
các quy định về lập kế hoạch (điển hình là Thụy Điển); ban hành song song
các pháp lệnh hành chính và các chỉ thị về chính sách (điển hình là Canada);
thẩm định chính sách và đánh giá kế hoạch một cách hài hòa (ở Anh quố
c).
Ngày nay, thể chế chính thức phải thực hiện đánh giá môi trường
chiến lược đã được quy định ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển (Áo,
Canada, Hà Lan, NiuDiLân, Vương quốc Anh, Mỹ …). Ở các nước Trung và
Đông Âu thử nghiệm các quy trình đánh giá môi trường chiến lược chính
thức đang ngày càng nhiều.

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

7
Có 3 cách tiếp cận ĐMC được sử dụng hiện nay: Ở Canada đánh giá
môi trường chiến lược như là một đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mở
rộng; ở Hà Lan đánh giá môi trường chiến lược hình thành hệ thống có 2
bậc: ĐMC bắt buộc đối với các chương trình và kế hoạch chuyên ngành cụ
thể, “kiểm tra môi trường” được áp dụng cho các chiến lược; ở Anh quốc

đánh giá môi tr
ường chiến lược được gắn kết với quá trình thẩm định chính
sách, quy hoạch vùng và sử dụng đất.
Khái niệm phân tích ĐMC đã được phát triển và thử nghiệm bởi nhóm
trợ giúp môi trường Hà Lan, với sự hợp tác của cơ quan phát triển Hà Lan.
Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn sớm nhất có thể của quá trình ra
quyết định, cho phép các yếu tố và phương án môi trường được lồng ghép
hoàn toàn vào thiết kế và văn kiện của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
và chương trình. Phương pháp luận này dựa trên các kinh nghiệm từ ĐTM,
các hồ sơ môi trường, quy hoạch môi trường, quan trắc và đánh giá trong
phạm vi chu trình dự án và bao gồm 10 bước.
Trong hầu hết các trường hợp, đánh giá môi trường chiến lược ở các
nước đang phát triển có mục đích và cách tiếp cận chủ yếu là xác định các
h
ậu quả môi trường, các ảnh hưởng kinh tế, xã hội của các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch và chương trình đang có hiệu lực hoặc mới sửa đổi.
Có một vài nước thuộc Liên bang các nước cộng hòa Xô Viết (SNG)
không phân biệt giữa ĐTM và ĐMC. Pháp luật của họ quy định các luật, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình và các dự án đều phải thực hiện đánh giá môi
trường. Ở nh
ững nước này hệ thống cơ quan giám định môi trường trước đây
vẫn còn sử dụng dưới khung luật mới. Trên thực tế ngoài Liên bang Nga có
ĐMC, còn các nước khác rất ít hoặc không phát triển ĐMC.
ĐMC được thực hiện, áp dụng chủ yếu cho các quy hoạch, kế hoạch
vùng và địa phương, cho các chương trình phát triển. Cách tiếp cận này dựa
vào các hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã được thiết l
ập khá tốt ở các nước
xã hội chủ nghĩa trước đây. Trừ Xlôvakia và Cộng hòa Séc, hầu như không
có các ĐMC ở cấp chính sách. Tuy nhiên ĐMC là một ưu tiên trong chương
trình ĐTM của các nước Trung, Đông Âu và Liên bang các nước cộng hòa

Xô Viết (SNG).
Hầu hết các ĐMC đều sử dụng quy trình của ĐTM trong đánh giá các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình. Tuy nhiên có một phương

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

8
thức mới áp dụng ở Nam Phi, đó là việc đánh giá tính bền vững của các
chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình. Về mặt lý thuyết đây là
phương thức tiếp cận lý tưởng, cho ra được những kết quả tốt nhất; tuy nhiên
công cụ để đánh giá theo phương thức này gặp nhiều khó khăn, cả về tiêu chí
đánh giá, khả năng tổng hợp, nguồn thông tin… nên việc áp dụ
ng phương
thức này thường gặp bế tắc, khó khả thi.
Cách tiếp cận của ĐMC cũng đã được đưa ra bởi các tổ chức trợ giúp
song phương, đa phương và các tổ chức phát triển quốc tế khác. Ngân hàng
Thế giới đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. ĐMC được sử dụng cho các yếu tố
ngành theo nghĩa rộng, các khoản vay theo chương trình bao gồm nhiều tiểu
d
ự án và nó cũng yêu cầu ĐMC vùng phải sử dụng cách tiếp cận không gian
đối với các quy hoạch phát triển.
Các tổ chức tài trợ song và đa phương khác cũng có những sáng kiến
ĐMC quan trọng, như Chương trình hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã
áp dụng tổng quan môi trường trong xây dựng các chương trình trợ giúp, sử
dụng một bộ các câu hỏi đối với các chương trình, dự án, liên quan đến hiện
trạ
ng môi trường, các tác động và cơ hội, làm sao để các chương trình, dự án
có thể coi trọng hiện trạng môi trường.
ĐMC cấp chính sách cũng đã tiếp thu nhiều kinh nghiệm, phát triển và
áp dụng các chiến lược phát triển bền vững cấp quốc gia và các cách tiếp cận

tương ứng như các quy hoạch, kế hoạch hành động môi trường quốc gia, các
chiến lược bảo tồn, các chương trình xanh.
ĐMC mới chỉ xuất hi
ện ở một ít nước đang phát triển, phần lớn ở mức
độ khởi đầu, một số ít quốc gia có các quy định chính thức về mặt pháp lý
thực hiện ĐMC.
Bảng 1. Các quy định pháp lý về ĐMC ở một số quốc gia phát triển

Quốc gia Văn bản pháp quy Quy trình Trách nhiệm
Hội đồng
Châu Âu
Thông báo nội dung tháng
6 năm 1993 yêu cầu sàng
lọc và thẩm định tất cả các
kế hoạch hành động của
Hội đồng (hầu hết có tính
chất chiến lược) và các đề
Không có nội
dung về quy
trình, các yêu
cầu có tính
chất rất linh
hoạt
Trách nhiệm ra
thông báo thuộc
về Tổng Văn
phòng của Hội
đồng
Ràng buộc các


ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

9
Quốc gia Văn bản pháp quy Quy trình Trách nhiệm
xuất pháp lý mới nếu
chúng có thể gây ra các tác
động môi trường mạnh
Ban hành dự thảo hướng
dẫn ĐMC năm 1997
Chỉ áp dụng
cho các kế
hoạch,
quyhoạch và
chương trình
thành viên của
Hội đồng nếu
đồng thuận
Áo Đạo luật bảo vệ môi
trường1986/93 cho phép
đánh giá môi trường các
chương trình, kế hoạch,
quy hoạch và chiến lược.
Không có quy trình ĐMC
đối với các đạo luật, quyết
định của Chính phủ hoặc
ngân sách quốc gia
Không có các
yêu cầu chính
thức đối với
quy trình

ĐMC. Cục Bảo
vệ Môi trường
xác định cho
từng trường
hợp cụ thể
Cục Bảo vệ Môi
trườ
ng xác định
khung, nội dung,
thời gian và quy
trình thẩm định

Canada Bản hướng dẫn của Chính
phủ năm 1990 yêu cầu các
tổ chức và cơ quan của
Liên bang áp dụng đánh
giá môi trường cho các đề
xuất chiến lược và chương
trình trước khi trình Chính
phủ xem xét
Không có các
yêu cầu chính
thức đối với
quy trình
ĐMC, chỉ có
hướng dẫn kỹ
thuật
Các Bộ trưởng
có trách nhiệm tự
thẩm định các đề

xuất từ cơ quan
và tổ
chức của
Bộ mình
Đan
Mạch
Quy định hành chính 1993
yêu cầu các dự luật và các
đề xuất khác lên Quốc hội
cần có đánh giá các tác
động môi trường trong văn
bản kèm theo, nếu theo dự
báo chúng sẽ có tác động
mạnh đến môi trường
Không có các
yêu cầu chính
thức đối với
quy trình
ĐMC, chỉ có
hướng dẫn kỹ
thuật
Trách nhiệm
ĐMC gắn với
lãnh đạo của các
Bộ, hướng dẫn
do Bộ
môi
trường cung cấp
(ban hành)
Hà Lan - Đạo luật ĐTM năm 1987

yêu cầu thực hiện ĐMC
cho một số kế hoạch, quy
hoạch, chương trình và
- Dùng chung
quy trình ĐTM
đối với các dự
án
- Trách nhiệm
thuộc về lãnh
đạo tổ chức, cơ
quan

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

10
Quốc gia Văn bản pháp quy Quy trình Trách nhiệm
chiến lược của các ngành
Bộ ngoại giao Hà Lan đã
quyết định sử dụng ĐMC
nơi nào thích hợp để lập kế
hoạch trợ giúp phát triển
cho nước ngoài
- Từ năm 1995, kiểm tra
môi trường là bắt buộc đối
với dự án có các tác động
môi trường đáng kể (không
yêu cầu lập ĐMC bắt buộc
theo Luật ĐTM)






- Kiểm tra môi
trường có nội
dung đơn giản
và linh hoạt



- Kiểm tra môi
trường có thể
được thực hiện
bởi một cơ quan
có trách nhiệm,
có thẩm quyền
với sự tham gia
bắt buộc của Bộ
môi trường
NiuDiLân Đạo luật quản lý tài
nguyên năm 1991
(Resource managememt
Act – RMA) yêu cầu lồng
ghép các cân nhắc môi
trường vào các chiến lược,
quy hoạch và kế hoạch ở
cấp quốc gia, vùng và địa
phương, được chuẩn bị
theo các điều khoản của
Đạo luật

RMA chủ định
lồng ghép các
vấn đề môi
trường vào tất
cả các giai
đoạn làm chính
sách hơn là
tiến hành một
ĐMC riêng
biệt
Cân nhắc các yếu
tố môi trường là
trách nhiệm của
các tổ chức chịu
trách nhiệm xây
dựng các chiến
lược, quy hoạch,
kế hoạch và
chương trình
(các cơ quan có
thẩm quyền ở
các cấp quốc gia,
vùng và tỉnh)

Vương
quốc Anh
Không có các điều khoản
chính thức về ĐMC ở cấp
quốc gia; các cấp có thẩm
quyền quy hoạch ở địa

phương được yêu cầu
“quan tâm tới các cân nhắc
môi trường” trong quá
trình chuẩn bị các kế hoạch
sử dụng đất của họ; một số
Không có các
điều khoản
chính thức cho
quy trình
ĐMC, chỉ có
hướng dẫn
“thực hành t
ốt”
Thẩm định chiến
lược (chính sách)
là trách nhiệm
của cơ quan
QLNN ở trung
ương (Chính
phủ)



ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

11
Quốc gia Văn bản pháp quy Quy trình Trách nhiệm
cơ quan này đã chuẩn
ĐMC cho các quy hoạch,
kế hoạch các công trình

kiến trúc địa phương
Mỹ Đạo luật quốc gia của Mỹ
về chính sách môi trường
yêu cầu đánh giá môi
trường đối với các hoạt
động chính có ảnh hưởng
đáng kể đến môi trường
sống, gồm các chương
trình, chiến lược, quy trình
và các đề xuất pháp lý
Quy trình
ĐMC giống
như quy trình
ĐTM
Các đánh giá môi
trường có thể
được chuẩn bị
bởi tổ chức đề
xướng trong quá
trình lậ
p quy
hoạch khi có thể
nêu bật các vấn
đề về môi trường
và cho phép đánh
giá nhiều phương
án thay thể
Hồng
Kông
Sáng kiến của Chính phủ

tháng 10/1992 yêu cầu các
văn bản, chính sách đệ
trình lên Hội đồng điều
hành phải chứa một phần
liên quan đến môi trường,
đồng thời yêu cầu có các
ghi nhớ do Chính phủ ban
hành, các đề xuất chi tiết
của Luật và tất cả các văn
bản xin ngân sách cho các
dự án của Chính phủ
Có hướng dẫn
(còn sơ sài) về
nội dung của
báo cáo ĐMC
Chủ dự án có
trách nhiệm dự
thảo báo cáo môi
trường và có thể
tham vấn Vụ
BVMT ngay ở
giai đoạn sớm
nhất của quá
trình xây dựng
chiến lược, chính
sách
Tuy vậy, trong những năm gần đây, số lượng các nước nghiên cứu, áp
dụng ĐMC và số lượng các ĐMC xuất hiện ngày càng nhiều, mối quan tâm
đến ĐMC ngày càng tăng ở nước đang phát triển. Ngày càng có nhiều thử
nghiệm về ĐMC trong quá trình xây dựng dự án thay vì cho những ĐMC

phải bị động, thực hiện sau khi hình thành dự án.
Một yếu tố tác động đến sự phát triển nhanh của
ĐMC ở các nước

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

12
đang phát triển là ảnh hưởng của các nhà tài trợ, các tổ chức tài chính như
Ngân hàng Thế giới. Thông qua các chương trình tài trợ, các điều kiện để
được tài trợ hay vay vốn và quy trình ĐMC được xây dựng hay đưa vào áp
dụng ở các nước đang phát triển
1.2.2. ĐMC ở một số nước trên thế giới và một số tổ chức quốc tế
a/ Vương quốc Anh
Nằm trong các nước thuộc C
ộng đồng Châu Âu, Anh quốc cũng thực
hiện việc ĐMC theo Chỉ thị số 2001/42/EC của Nghị viện các nước cộng
đồng Châu Âu về đánh giá những ảnh hưởng của các kế hoạch và chương
trình đối với môi trường và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 21 tháng 7 năm
2004. Liên hiệp Anh không có luật về ĐMC, tuy nhiên một số quá trình về
ĐMC đã được thực hiện trong những năm 1990 bao gồm th
ẩm định các
chính sách của quốc gia, “thẩm định về môi trường” đối với các kế hoạch
phát triển vùng và lãnh thổ. Phương pháp đánh giá trọng điểm về ĐMC được
tiến hành đối với các ngành đặc biệt, như giao thông, môi trường nước. Gần
đây, đã tiến hành thẩm định ĐMC đối với việc xem xét chiến lược phòng thủ
(Bộ quốc phòng, năm 2000) và ĐMC đối vớ
i việc cấp giấy phép khai thác
dầu và khí đốt ở thềm lục địa và năng lượng gió của Cục Thương mại và
Công nghiệp.
Nước Anh đã có 2 hướng dẫn về ĐMC, bao gồm: Hướng dẫn về ĐMC

cho các chính sách của quốc gia và hướng dẫn về ĐMC cho các kế hoạch
phát triển. Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch sử
dụng
đất và quy hoạch không gian đã được biên soạn năm 2004. Bản hướng
dẫn này đưa ra hướng dẫn thực hiện đánh giá môi trường đối với các kế
hoạch sử dụng đất và quy hoạch không gian của Anh theo yêu cầu của Chỉ
thị 2001/42/EC của Cộng đồng Châu Âu về đánh giá ảnh hưởng của các kế
hoạch và chương trình đến môi trường.
b/ Úc, NiuDiLân, các nước Đông và Trung Âu
Các nước Úc, NiuDiLân thực hiện Đ
MC từ cuối những năm 80, đầu
những năm 90 của thể kỷ XX.
Một nghiên cứu của Trung tâm Môi trường khu vực Đông và Trung
Âu vào năm 1999 cho thấy, các nước Đông Âu như Slovakia, Ba Lan,
Hungary, Czech, Bungary cũng đã quan tâm đến ĐMC đối với các chính
sách, kế hoạch, chương trình từ những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy vậy, mới

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

13
chỉ có Slovakia trong Bộ luật số 127/1994 quy định các chính sách, kế hoạch
đối với một số ngành cần phải thực hiện ĐMC, năm 1999 đã ban hành quy
phạm thực hiện ĐMC.
Tám nước mới gia nhập Cộng đồng Châu Âu (thuộc Đông và Trung
Âu) đã điều chỉnh pháp luật về ĐMC để tuân thủ theo Chỉ thị của Cộng đồng
Châu Âu (EU) về ĐMC.
Các nước như
Czech, Slovakia và Ba Lan đã áp dụng ĐMC cho các
chương trình, chiến lược và chính sách. Từ năm 1997, hai nước Czech và
Slovakia đã tiến hành làm thí điểm về ĐMC đối với chính sách về năng

lượng. Trên cơ sở những kinh nghiệm thu thập được từ mô hình thí điểm
này, vào năm 2001 Czech đã chỉnh sửa lại Luật ĐTM và bổ sung thêm ĐMC
vào điều 14 của Luật ĐTM, Đến năm 2004, Czech đã điề
u chỉnh lại luật theo
Chỉ thị 2001/42/EC của Cộng đồng Châu Âu về đánh giá ảnh hưởng của các
kế hoạch và chương trình đến môi trường
Giai đoạn 1996 - 2003, các nước Trung và Đông Âu đã tiến hành rất
nhiều ĐMC đối với các quy hoạch sử dụng đất và các lĩnh vực như chính
sách về năng lượng, kế hoạch phát triển quốc gia, kế hoạch quản lý chất thả
i
c/ Mỹ
Đạo luật về chính sách môi trường quốc gia của Mỹ được thông qua
vào năm 1969 và có hiệu lực kể từ tháng 01 năm 1970là một trong những
văn bản pháp lý đầu tiên trên thế giới quy định về đánh giá môi trường chiến
lược. Đạo luật này đưa các yêu cầu về quy trình đối với các cơ quan Liên
bang khi thực hiện các hoạt động có thể tác động lớn đến môi trường; quy
định thành lập Hộ
i đồng chất lượng môi trường.
Thông tin cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng được coi là một
công cụ quan trọng trong quy trình của Đạo luật về chính sách môi trường
quốc gia của Mỹ. Hội đồng chất lượng môi trường quy định các cơ quan
thẩm quyền phải xin ý kiến công chúng ngay sau khi chuẩn bị dự thảo báo
cáo ĐTM. Các cơ quan thẩm quyền phải xin ý kiến của cơ quan pháp quyền
về tác
động môi trường tiềm tàng; từ các cơ quan chính quyền Tiểu bang và
địa phương liên quan; các bộ lạc da đỏ có khả năng bị ảnh hưởng và công
chúng nói chung.
Bộ phát triển Nhà và Đô thị Hoa Kỳ đã xuất bản cuốn hướng dẫn
ĐTM diện rộng năm 1981. Phương pháp thực hiện cũng tương tự như làm


ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

14
ĐTM dự án, nhưng có bổ sung các phần: xác định sự cần thiết, lĩnh vực và
dữ liệu cần phân tích, các giải pháp. Bản hướng dẫn đưa ra 21 lĩnh vực mà
ĐMC diện rộng cần nghiên cứu: phát triển đất đai, các vận động kiến tạo địa
chất và núi lửa, các vùng đất nông nghiệp, những đặc trưng thiên nhiên quý
hiếm, cấp nước, chất lượng nước, các loài và nơi c
ư trú quan trọng, lũ lụt,
thiên tai, hỏa hoạn, chất lượng không khí, tiếng ồn, năng lượng, các nguyên
liệu độc hại, chất thải rắn, dịch vụ công cộng, thất nghiệp, điều kiện xã hội,
cảnh quan, di tích lịch sử và khảo cổ.
Đối với mỗi lĩnh vực cuốn sách lại chỉ ra các phương pháp thực hiện,
bao gồm các phần: Các tác động và những vấn
đề liên quan trên diện rộng;
mục đích của việc nghiên cứu trên diện rộng; những yêu cầu về cơ sở dữ liệu
cho việc đánh giá tác động; kỹ thuật đánh giá tác động môi trường: quy trình
thực hiện, tính toán, các mô hình, tập bản đồ, …; đánh giá, so sánh các tác
động dự tính với các văn bản, luật lệ và tiêu chuẩn hiện hành; các biện pháp
nhằm giăn ngừa hoặc giảm thiểu những tác độ
ng có hại một cách có hiệu quả
kinh tế nhất.
Chính quyền Bang California yêu cầu chuẩn bị ĐMC thông qua quy
định về chất lượng môi trường Bang California. Hệ thống ĐMC Bang
California là một trong những hệ thống hoàn thiện và có hiệu quả nhất trên
thế giới. Nội dung của ĐMC tương tự như ĐTM dự án, bao gồm: Mục lục;
tổng hợp các hoạt động và tác động dự tính; mô tả các hoạ
t động (bao gồm vị
trí, đối tượng, các đặc điểm kỹ thuật, kinh tế và môi trường của chúng, danh
sách các cơ quan, tổ chức sẽ sử dụng tài liệu để đưa ra quyết định); những

thông tin về địa phương và khu vực, những kế hoạch và chính sách liên quan
tới hoạt động dự tính; đánh giá những tác động, bao gồm cả những tác động
trực tiếp, gián tiếp, dài hạn, ngắ
n hạn, không tránh khỏi, tích lũy; các giải
pháp đối với hoạt động dự báo nhằm giảm thiểu hoặc tránh khỏi những tác
động đáng kể; giải thích ngắn gọn nguyên nhân vì sao một số tác động có thể
bỏ qua hoặc coi như không đáng kể; danh sách các tổ chức tham gia tư vấn
trong quá trình thực hiện báo cáo; danh sách các cá nhân và tổ chức thực
hiện báo cáo.
d/ Nam Phi
Luật quản lý môi trường quốc gia No.107, năm 1998 quy định các thủ
tục đánh giá môi trường đối với các chính sách, kế hoạch và chương trình,
ngoài ra yêu cầu ĐMC còn được ghi trong Báo cáo quy định quản lý và quy

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

15
hoạch đô thị No.32 năm 2000. Từ những năm 1996, 1997, các hướng dẫn về
ĐMC và quy trình thực hiện ĐMC đã được Nam Phi xây dựng. Những cân
nhắc ĐMC được lồng ghép một cách linh hoạt trong quá trình xây dựng quy
hoạch, kế hoạch. Các ĐMC được thực hiện đối với cả chính sách vĩ mô đa
ngành, các chương trình bảo tồn, về ngành nước (các đối tượng này chiếm đa
số trong các
ĐMC đã được thực hiện trong giai đoạn từ 1996 đến nay), các
ngành giao thông, quy hoạch cảng, năng lượng, khoáng sản, kinh tế…
e. Trung Quốc
Bắt đầu từ 1995, đã có những ĐMC khởi đầu ở Trung Quốc, và số
lượng của chúng ngày càng nhiều. Tuy nhiên ở Trung Quốc mới chỉ có một
số ít các chính sách, kế hoạch và chương trình đã được đánh giá theo ĐMC.
Luật mới về đánh giá tác độ

ng môi trường Trung Quốc, có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 9 năm 2003 đã thể hiện nội dung ĐMC, phân biệt ĐTM đối
với các quy hoạch, kế hoạch có tính chất chiến lược dài hạn (5-20 năm) ở cấp
quốc gia, tỉnh và ngành, với các quy hoạch, kế hoạch dự án cấp địa phương
ngắn hạn (dưới 5 năm). Ngày 11 tháng 8 năm 2003 Cục bảo vệ môi trường
Trung Quốc đã ban hành hướng dẫ
n kỹ thuật ĐMC với việc áp dụng đạo luật
mới, khẳng định tính pháp lý và tầm quan trọng của ĐMC. Trung Quốc đã
ước tính cần ít nhất 20.000 chuyên gia ĐMC để thực thi Luật mới này, Trung
Quốc đang xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực đó.
Một số ĐMC điển hình ở Trung Quốc là: chiến lược phát triển ngành
than và điện tỉnh Shanxi; chính sách phát tri
ển ngành công nghiệp ô tô Trung
Quốc; quy hoạch phát triển vùng Duyên Hải, phía đông tỉnh Xiamen; Đạo
luật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí; chính sách tái sử dụng nước
thải, nghiên cứu điển hình ở Tianjin.
Một ĐMC điển hình, quy mô lớn của Trung Quốc, được Ngân hàng
Thế giới giúp đỡ, do Khoa Môi trường, trường Đại học Bắc Kinh tiến hành
trong những năm gần đây là ĐMC đối với chiến lượ
c phát triển vùng Viễn
Tây Trung Quốc, bao gồm 12 tỉnh, khu tự trị, với diện tích 6,6 triệu km
2

dân số khoảng 355 triệu người. Bản chiến lược (cho thời gian 5-10 năm) xây
dựng khung chiến lược phát triển, liên quan tới 20 chính sách quốc gia khác
nhau với hàng loạt các dự án xây dựng quy mô lớn, như các chính sách về
thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển hạ tấng, quản lý tài nguyên thiên nhiên,
năng lượng, thông tin liên lạc, giáo dục và đô thị hóa, các dự án về chuyển

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ


16
tải nước từ Nam ra Bắc, vận chuyển khí đốt từ Tây sang Đông, chuyển điện
từ Tây sang Đông, xây dựng tuyến đường sắt Qinghai-Tibet, …
ĐMC này sử dụng một phương pháp tương đối đơn giản - phân tích
tổng hợp các tác động tiềm tàng, sử dụng nhóm chuyên gia theo phương
pháp Delphi để đánh giá các tác động trực tiếp và gián tiếp của chiến lược,
xây dựng ma trận phức hợp.
Đánh giá này cũng thực hiện những phân tích theo ngành, lĩnh vực, ví
dụ như phân tích về sự bất cập cung – cầu về nguồn nước.
Các chương của báo cáo ĐMC này được chia theo các tác động lên các
thành phần môi trường: nước, không khí, đa dạng sinh học, đất đai, các tác
động xã hội.
g/Hồng Kông
ĐMC đã được áp dụng đối với các chính sách, chiến lược, kế hoạch và
quy hoạch cấp vùng từ 1989. Cơ quan ra quyế
t định cấp cao nhất là Hội đồng
điều hành có trách nhiệm xem xét các thông tin về tác động môi trường được
trình. Đây được coi là cơ sở chính cho việc thực hiện ĐMC.
Một số ĐMC đã thực hiện ở Hồng Kông là: ĐMC đối với chiến lược
phát triển cảng và sân bay (1989); nghiên cứu về các khu vực tăng trưởng
chiến lược trong tương lai – lãnh thổ mới phía Tây Bắc và lãnh thổ mới phía
Đông Bắc (1999). Năm 1995, Hồng Kông cũng đã thực hiện ĐMC đối với
chiến lược phát triển lãnh thổ đến năm 2011 thông qua các xem xét, đánh giá
hàng chục kịch bản phát triển kinh tế khu vực có quy mô khác nhau. ĐMC
đã có tác động đến việc xác lập và lựa chọn các phương án chiến lược và
phương án phát triển vùng. Nhờ sự đóng góp của ĐMC vào quá trình ra
quyết định, các tác động tiêu cực và những nguy cơ ti
ềm tàng khác ảnh
hưởng xấu đến môi trường được phòng tránh. Tất cả các giải pháp này đã

đóng góp vào thành quả cuối cùng của việc duy trì sự bền vững môi trường
của Hồng Kông.
ĐMC có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự bền vững về phát triển
kinh tế và môi trường ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông. Đặc biệt ở Trung
Quốc đại lục, nơi có nguồ
n di sản văn hóa và khảo cổ phong phú, ĐMC đặc
biệt có ích trong việc bảo tồn các khu vực văn hóa và khảo cổ. Các hoạt động
ở các khu vực di sản văn hóa và khảo cổ có thể ảnh hưởng đến môi trường
của khu vực xung quanh và thậm trí là cả vấn đề xã hội.

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

17
h/ Thái Lan
Một ĐMC thí điểm cho quy hoạch nuôi tôm đã được thực hiện vào
năm 2001, với giúp đỡ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển
(SIDA) quyết định xem có hỗ trợ cho ngành này hay không. Mục đích của
ĐMC này là để đánh giá tình hình môi trường của ngành nuôi tôm ven biển ở
vùng Đông Nam Thái Lan. ĐMC này đã so sánh phương pháp nuôi tôm phổ
biến nhất, thâm canh bán khép kín với hai hệ thống thay thế khác là tái tuầ
n
hoàn khép kín và tách bùn. Nghiên cứu này đã được thực hiện ở 5 tỉnh và
bao gồm các cuộc phỏng vấn với những người nuôi tôm cũng như các
chuyên gia ở các cơ quan Chính phủ, trường đại học và các tổ chức môi
trường. Báo cáo ĐMC so sánh các tác động môi trường và kinh tế xã hội của
cac phương pháp nuôi tôm khác nhau.
Năm 1985, Thái Lan đã thực hiện một nghiên cứu để có thể lồng ghép
một cách toàn diện các yếu tố môi trường vào quy hoạ
ch phát triển kinh tế
vùng Lưu vực hồ Song Khla.

i/ Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng thế giới (WB) là tổ chức đi đầu trong việc áp dụng ĐMC
đối với các dự án tài trợ ở các nước đang phát triển, nhằm đạt được phương
thức tiếp cận đa chiều và tổng hợp trong phát triển bền vững. Năm 1989,
Ngân hàng thế giới đã ban hành hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đố
i
với các dự án phát triển vùng và ngành.
ĐMC đã được đưa ra trong Chỉ thị về hoạt động số 4.00. Chỉ thị này
sau đó được chuyển thành văn bản OP/BP 4.01. Yêu cầu các bên vay tiền
phải tiến hành đánh giá môi trường theo ngành với trợ giúp của Ngân hàng
thế giới nhằm bảo đảm cho quá trình thực thi được phù hợp và có hiệu quả
Việc đưa ra văn bản OP/BP 4.01 được xem như là sự mở rộ
ng cách
tiếp cận đánh giá về môi trường và xã hội trong các hoạt động của Ngân
hàng thế giới. Đây là một phần của một hệ thống gồm 10 chính sách bảo vệ
về môi trường và xã hội được áp dụng đối với tất cả các khoản cho vay đầu
tư, đã thu hút được sự chú ý đáng kể từ bên trong và bên ngoài Ngân hàng
thế giới. Tháng 8 năm 2004, Ủy ban của Ngân hàng thế giới đã thông qua
một chính sách mới về cho vay phát triển (OP/BP 8.60) có tác động thúc đẩy
việc áp dụng công cụ ĐMC. Chính sách mới này đã bổ sung rất nhiều cho
việc điều chỉnh cho vay và đòi hỏi phải xác định xem các chính sách quốc
gia cụ thể được trợ giúp có khả năng gây ra những tác động lớn đến môi
trường và tài nguyên thiên nhiên của nước vay hay không.

ĐTNCKH: Trình tự, nội dung, phương pháp ĐMC đối với QHSDĐ

18
Việc thực hiện chính sách đánh giá môi trường cho các năm tài chính
1996 – 2000 đã được kiểm tra trong đợt rà soát về môi trường lần thứ 3. Đợt
rà soát này đã ghi nhận sự gia tăng sử dụng và chấp nhận cách tiếp cận đánh

giá môi trường theo ngành để giải quyết các vấn đề toàn ngành và các khoản
vay theo chương trình bao trùm lên một loạt các tiểu dự án, ví dụ các tiểu dự
án về đường bộ, thủy lợi…
Cách ti
ếp cận đánh giá môi trường theo ngành nhằm giải quyết sớm
các vấn đề trong quá trình ra quyết định, và cũng giúp cho việc loại bỏ các
phương án gây hủy hoại về môi trường và làm giảm các đòi hỏi về thông tin
đối với đánh giá ở cấp độ dự án.
Chiến lược môi trường của Ngân hàng thế giới: Năm 2001, Ngân hàng
thế giới đã phê duyệt Chiến lược môi trường đầu tiên, trong đó WB cam kế
t
sử dụng ĐMC như là một công cụ trung tâm nhằm giúp các nước hướng tới
sự phát triển bền vững.
Chiến lược còn đề cập đến việc sử dụng công cụ ĐMC và các công cụ
liên quan khác, nhất là các công cụ về phân tích môi trường áp dụng cho cấp độ
chiến lược. ĐMC được xếp ở vị trí như là cách để lồng ghép các vấn đề về môi
trường vào các quá trình lập quy ho
ạch phát triển ngành, thông qua việc xác
định sớm các vấn đề đặt ra, việc đánh giá các phương án, đánh giá các tác động
tích lũy … Nó cũng còn được xem như là công cụ có tiềm năng để xem xét các
khoản cho vay trong quá trình xây dựng chính sách, đặc biệt là đối với các nước
thuộc Hiệp hội Phát triển Quốc tế (các nước có thu nhập thấp hơn).
Các hình thức khác của ĐMC:
- Rà soát về năng lượng và môi trường: Đó là hình thức phân tích ở
cấp cao về các vấn đề môi trường có liên quan đến ngành năng lượng. Việc
này được trợ giúp chủ yếu bởi chương trình trợ giúp quản lý ngành năng
lượng, nhưng là một phần của các chương trình trợ giúp theo ngành và theo
quốc gia của Ngân hàng thế giới.
- Phân tích sự nghèo đói và tác động về xã hội: Hình thức này đã được
xây dựng nhằm nâng cao chất lượng của các trợ giúp được Ngân hàng thế

giới sử d
ụng. Cách tiếp cận này là đưa ra một hướng dẫn cho người sử dụng
với một tập hợp các công cụ về kinh tế, xã hội và kỹ thuật định tính, định
hướng có thể áp dụng. Để bổ trợ cho hướng dẫn này, Ngân hàng thế giới có
kế hoạch ban hành một bộ công cụ với những hướng dẫn sâu hơn về các
công cụ kinh tế hiện đã có, và một công trình nghiên cứ
u tăng cường đang
được tổ chức để tiếp tục có hướng dẫn về các công cụ xã hội.
Năm 1988, Ngân hàng Châu Á (ADB) đã công bố một hướng dẫn lồng

×