BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TẠI CÔNG TY FASHION GARMENTS 2
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
Sinh viên thực hiện:
VŨ THỊ HẠNH
Ngành:
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Niên khoá:
2010 – 2014
-Tháng 12/ 2013-
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNGTHEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004/COR.1:2009TẠI CÔNG TY FASHION GARMENTS 2
Tác giả
VŨ THỊ HẠNH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầucấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
Tháng 12 năm 2013
i
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
************
*****
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên SV: VŨ THỊ HẠNH
Mã số SV: 10157059
Khóa học:2010 – 2014Lớp: DH10DL
1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty Fashion Garments 2.
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tình hình áp dụng tại Việt Nam và trên
thế giới.
Tổng quan và các vấn đề môi trường của Công ty Fashion Garments 2 .
Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho Công ty Fashion
Garments 2.
Kiến nghị thực hiện ISO 14001 tại đơn vị.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 07/2013 và kết thúc: tháng 12/2013
4. Họ tên GVHD:ThS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày……tháng………năm 2013
Ngày……tháng………năm 2013
Ban Chủ nhiệm Khoa
Giáo viên hướng dẫn
ThS. HOÀNG THỊ MỸHƯƠNG
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tại trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cũng
như quãng thời gian thực tập tại Công ty Fashion Garments 2. Tôi xin chân thành cảm
ơn:
Ban giám hiệu nhà trường cùng tất cả thầy cô giáo khoa Môi trường và Tài
nguyên đã giảng dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt là ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương đã giảng dạy, truyền đạt ân cần những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu, nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp
này.
Ban Lãnh đạo Công ty Fashion Garments 2và chị Lê Thị Hoàng đã giúp đỡ tôi,
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tất cả các thành viên của tập thể lớp DH10DL đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong
suốt 4 năm vừa qua.
Cuối cùng, con muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ và gia đình đã luôn ủng
hộ và tiếp sức mạnh cho mỗi bước đi của con.
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được
những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô và sự đóng góp ý kiến của
mọi người.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Hạnh
iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty Fashion Garments 2” được tiến hành trong
khoảng thời gian từ tháng 07/2013 đến tháng 12/2013.
Công ty Fashion Garments 2 là công ty chuyên gia công và xuất khẩu hàng may
mặc. Công ty nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường nên đã
áp dụng những biện pháp quản lý nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát các tác
động xấu đến môi trường. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề môi
trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cần được khắc phục. Xây dựng hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor1.2009 là một công cụ có thể
giúp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại Công ty, đồng thời mang lại nhiều lợi
ích kinh tế khác.
Xây dựng và triển khai áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor1.2009 là cơ sở thuận lợi để giúp công ty quản lý tốt và hiệu quả
các hoạt động quản lý môi trường mà tại công ty chưa có tính hệ thống, nhân viên
chưa được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực môi trường, hay những nhận thức còn
hạn chế của phần đông công nhân viên về bảo vệ môi trường…
Đề tài được thực hiện bao gồm những nội dung chính như sau:
Tổng quan về Bộ tiêu chuẩn 14000 và tiêu chuẩn 14001:
- Sự hình thành, nội dung, cấu trúc, thành phần và mục đích của việc áp dụng tiêu
chuẩn.
- Lợi ích thu được khi áp dụng tiêu chuẩn.
- Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam.
- Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001tại Việt Nam.
Tổng quan về Công ty Fashion Garments 2:
- Thông tin chung về doanh nghiệp
iv
- Hiện trạng sản xuất kinh doanh
- Hiện trạng môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng.
Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001/Cor.1:2009 tại công ty Fashion
Garments 2 và đánh giá khả năng áp dụng của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001/Cor.1:2009 tại Công ty.
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTNH
:
Chất thải nguy hại
CTR
:
Chất thải rắn
CSMT
:
Chính sách môi trường
BVMT
:
Bảo vệ môi trường
ĐDLĐ
:
Đại diện lãnh đạo
PCCC
:
Phòng cháy chữa cháy
HĐKPPN
:
Hành động khắc phục phòng ngừa
HTQLMT
:
Hệ thống quản lý môi trường
KCMT
:
Khía cạnh môi trường
KCMTĐK
:
Khía cạnh môi trường đáng kể
KPH
:
Không phù hợp
ISO
:
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
ISO 14001
:
TiêuchuẩnISO 14001:2004/Cor.1:2009
HTQLMT
:
Hệ thống quản lý môi trường
HTQLCL
:
Hệ thống quản lý chất lượng
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... xv
Chương 1MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 2
1.3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 2
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 2
1.3.2. Giới hạn của đề tài ............................................................................................ 2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 3
Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 4
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ISO 14001:20024/COR.1:2009 ......................... 4
2.1.1. Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ............................................................ 4
2.1.1.1. Sự hình thành của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .............................................. 4
2.1.1.2. Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ............................... 4
2.1.1.3. Mục đích áp dụng ISO14000 .................................................................... 5
2.1.2. Các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 .......................................................... 6
2.1.3. Tổng quan về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 ........... 7
2.1.3.1 .Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 ..... 7
2.1.3.2. Phạm vi áp dụng của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ............ 9
2.1.3.3. Lợi ích khi áp dụng ..................................................................................... 9
vii
2.1.4. Tình hình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 .............................. 10
2.1.4.1. Trên thế giới ............................................................................................. 10
2.1.4.2. Tại Việt Nam ............................................................................................ 10
2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001 ......................................................................................................................... 11
2.1.5.1. Thuận lợi................................................................................................... 11
2.1.5.2. Khó khăn .................................................................................................. 13
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY FASHION GARMENTS 2 ............................... 14
2.2.1. Thông tin chung về doanh nghiệp ....................................................................... 14
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quyền hạn........................................................ 15
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 15
2.2.2.2. Trách nhiệm và quyền hạn ....................................................................... 15
2.2.3. Sản phẩm của Công ty .................................................................................... 15
2.2.4. Vai trò, vị trí của Công ty đối với sự phát triển kinh tế - xã hội..................... 15
2.2.5. Hiện trạng sản xuất kinh doanh ...................................................................... 15
2.2.5.1. Danh mục máy móc, thiết bị .................................................................... 15
2.2.5.2. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu .................................................. 16
2.2.5.3. Quy trình công nghệ ................................................................................. 17
2.2.6. Hiện trạng môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường đang được áp
dụng ............................................................................................................................ 17
2.2.6.1. Môi trường không khí................................................................................ 17
2.2.6.2. Tiếng ồn, độ rung ..................................................................................... 20
2.2.6.3. Nước thải .................................................................................................. 21
2.2.6.4. Chất thải rắn ............................................................................................. 23
2.2.6.5. Phòng cháy chữa cháy và An toàn lao động trong Công ty ..................... 25
viii
2.2.6.6. Hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty .............................................. 26
2.2.7. Sự cần thiết của việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại công ty Fashion Garments 2........................................... 27
Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 28
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 28
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 28
3.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác QLMT tại Công ty. .................. 28
3.2.1.1. Phương pháp khảo sát thực tế .................................................................. 28
3.2.1.2. Phương pháp tham khảo tài liệu ............................................................... 29
3.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn: .......................................................................... 29
3.2.1.4. Phương pháp phân tích, so sánh: .............................................................. 30
3.2.2. Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004/Cor.1:2009 tại Công ty.
.................................................................................................................................... 31
3.2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu: .............................................................. 31
3.2.2.2. Phương pháp liệt kê:................................................................................. 31
3.2.2.3. Phương pháp cho điểm: ............................................................................ 31
3.2.3. Kết quả thu được ............................................................................................. 31
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................... 32
Phần A: XÂY DỰNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001/COR.1:2009
TẠI CÔNG TY FASHION GARMENTS 2.................................................................... 32
4.1. XÁC ĐỊNH PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN
ISO ............................................................................................................................... 32
4.1.1. Xác định phạm vi của HTQLMT ..................................................................... 32
4.1.2. Thành lập ban ISO .......................................................................................... 32
ix
4.2. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ........................................................................ 33
4.2.1. Nội dung chính sách môi trường ...................................................................... 33
4.2.2. Phổ biến chính sách môi trường ..................................................................... 34
4.2.3. Kiểm tra lại chính sách môi trường ................................................................ 34
4.3. LẬP KẾ HOẠCH .................................................................................................. 35
4.3.1. Khía cạnh môi trường ....................................................................................... 35
4.3.1.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 35
4.3.1.2. Nhận diện khía cạnh môi trường .............................................................. 35
4.3.1.3. Xác định KCMTĐK .................................................................................. 36
4.3.1.4. Lưu hồ sơ ................................................................................................... 39
4.3.2. Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác .................................................................. 39
4.3.2.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 39
4.3.2.2. Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ................................ 40
4.3.2.3. Lưu hồ sơ ................................................................................................... 40
4.3.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình QLMT ................................................. 40
4.3.3.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 40
4.3.3.2. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường. ............ 41
4.3.3.3. Triển khai thực hiện ................................................................................... 43
4.3.3.4. Lưu hồ sơ: .................................................................................................. 43
4.4. THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ........................................................................... 44
4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ................................................. 44
4.4.1.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 44
4.4.1.2. Xác định nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn. ........................... 44
x
4.4.1.3. Lưu hồ sơ ................................................................................................... 44
4.4.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức ........................................................................ 45
4.4.2.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 45
4.4.2.2. Xác định năng lực, nhu cầu đào tạo và nhận thức. .................................... 45
4.4.2.3. Lưu hồ sơ ................................................................................................... 45
4.4.3. Trao đổi thông tin ............................................................................................. 46
4.4.3.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 46
4.4.3.2. Quy trình trao đổi thông tin ....................................................................... 46
4.4.3.3. Lưu hồ sơ ................................................................................................... 47
4.4.4. Tài liệu .............................................................................................................. 47
4.4.5. Kiểm soát tài liệu .............................................................................................. 48
4.4.5.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 48
4.4.5.2. Quy trình kiểm soát tài liệu ....................................................................... 48
4.4.5.3. Lưu hồ sơ ................................................................................................... 48
4.4.6. Kiểm soát điều hành ......................................................................................... 49
4.4.6.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 49
4.4.6.2. Quy trình kiểm soát điều hành .................................................................. 49
4.4.6.3. Lưu hồ sơ ................................................................................................... 49
4.4.7. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp ........................................ 50
4.4.7.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 50
4.4.7.2. Quy trình thực hiện .................................................................................... 50
4.4.7.3. Lưu hồ sơ ................................................................................................... 51
4.5. KIỂM TRA ............................................................................................................ 51
4.5.1. Giám sát và đo lường........................................................................................ 51
xi
4.5.1.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 51
4.5.1.2. Quy trình giám sát và đo ........................................................................... 51
4.5.1.3. Lưu hồ sơ .................................................................................................. 52
4.5.2. Đánh giá sự tuân thủ ......................................................................................... 52
4.5.2.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 52
4.5.2.2. Quy trình đánh giá sự tuân thủ ................................................................. 52
4.5.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa................................ 53
4.5.3.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 53
4.5.3.2. Quy trình thực hiện .................................................................................... 53
4.5.3.3. Lưu hồ sơ ................................................................................................... 53
4.5.4. Kiểm soát hồ sơ ................................................................................................ 54
4.5.4.1. Yêu cầu chung ............................................................................................... 54
4.5.4.2. Quy trình kiểm soát hồ sơ ......................................................................... 54
4.5.4.3. Lưu hồ sơ ................................................................................................... 55
4.5.5. Đánh giá nội bộ ................................................................................................ 55
4.5.5.1. Yêu cầu chung ........................................................................................... 55
4.5.5.2. Quy trình đánh giá nội bộ .......................................................................... 55
4.5.5.3. Lưu hồ sơ ................................................................................................... 55
4.6. XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ............................................................................... 55
4.6.1. Yêu cầu chung .................................................................................................. 55
4.6.2. Quy trình xem xét của lãnh đạo........................................................................ 56
4.6.3. Lưu hồ sơ .......................................................................................................... 56
PHẦN B: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN
ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI CÔNG TY FASHION GARMENTS 2. ............... 57
xii
4.7.
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY KHI XÂY DỰNG
HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001/COR.1:2009. ..................................... 57
4.7.1. Thuận lợi: ......................................................................................................... 57
4.7.2. Khó khăn .......................................................................................................... 58
4.8. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỪNG ĐIỀU KHOẢN CỦA
HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI CÔNG
TY
............................................................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 63
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 63
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 65
xiii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích các công trình tại công ty Fashion Garments 2. ................................ 14
Bảng 2.2: Danh mục máy móc thiết bị .............................................................................. 15
Bảng 2.3: Nhu cầu nguyên liệu sản xuất ........................................................................... 16
Bảng 2.4 : Kết quả đo chất lượng môi trường không khí. ................................................. 19
Bảng 2.5: Kết quả đo môi trường không khí tại lò hơi. ..................................................... 19
Bảng 2.6: Kết quả quan trắc tiếng ồn................................................................................. 21
Bảng 2.7: Kết quả đo chất lượng môi trường nước ........................................................... 23
Bảng 2.8: Danh mục CTR nguy hại của công ty ............................................................... 24
Bảng 2.9: Danh mục CTR thông thường của công ty. ...................................................... 24
Bảng 2.10: Lý do áp dụng HTQLMT theo Tiêu chuẩn ISO 14001 .................................. 27
Bảng 3.1: Nội dung phỏng vấn .......................................................................................... 29
Bảng 3.2: Phương pháp so sánh ......................................................................................... 30
Bảng 4.1: Danh mục các KCMTĐK tại công ty Fashion Garments 2 .............................. 37
Bảng 4.2: Bảng mục tiêu, chỉ tiêu môi trường tại Công ty. ............................................... 42
Bảng 4.3: Đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ................. 58
xiv
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường .................................................................. 5
Hình 2.2: Mô hình hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/Cor.1:2009 .................. 8
Hình 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất ............................................................................ 17
Hình 2.4: Hệ thống xử lý khí thải lò hơi............................................................................ 18
Hình 2.5: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải ......................................................................... 22
Hình 4.1: Lưu đồ nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn....................................... 44
xv
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nỗ lực kiểm soát ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên môi trường và
thể hiện cam kết của Việt Nam hướng tới Chương trình nghị sự 21, Việt Nam đã
thông qua Luật Bảo vệ Môi trường đầu tiên năm 1993. Luật Bảo vệ Môi trường này,
cùng với các quy định pháp luật hỗ trợ từ cấp trung ương tới địa phương, đã giúp
hình thành một khuôn khổ cho công tác bảo vệ môi trường và ngăn chặn ô nhiễm.
Năm 1995, Việt Nam đã công bố bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về môi trường, xác định và
qui định về các loại ô nhiễm khác nhau, từ khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn và lỏng,
chất thải độc hại,... sản sinh ra từ các hoạt động kinh doanh. Đây là một sáng kiến
hướng tới việc làm cho các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn đối với hoạt động bảo
vệ môi trường của họ.
Việc giới thiệu ISO 14001 với Việt Nam được thực hiện chậm hơn so với các
nước láng giềng như Thái Lan, Singapore hoặc Malaysia. Tuy nhiên, sau khi được
chấp nhận thành tiêu chuẩn của Việt Nam, ISO 14001 đã dần trở nên phổ biến trong
cộng đồng các doanh nghiệp. Một trong những động lực chính để các doanh nghiệp
Việt Nam áp dụng ISO 14001 cho tổ chức của mình đó là áp lực từ những đối tác
nước ngoài. Việc gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong
nước hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, trong trường hợp này, các doanh
nghiệp Việt Nam buộc phải có hệ thống quản lý môi trường được cấp chứng chỉ phù
hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 như là điều kiện tiên quyết cho việc ký kết hợp đồng
hoặc thỏa thuận.
Công ty Fashion Garments 2 là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh
vực gia công xuất khẩu các sản phẩm may mặc tại Việt Nam, với 100% vốn đầu tư
nước ngoài tọa lạc tại Đồng Nai kể từ năm 1994. Khách hàng thường xuyên của công
1
ty là những thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Nice, Levi’s, Tesco… Chính vì vậy,
trong thời gian qua, Công ty Fashion Garments 2 luôn cố gắng hoàn thiện và nâng
cao công tác môi trường để đáp ứng theo các yêu cầu của khách hàng đặt ra nhằm
nâng cao hình ảnh với bạn hàng thương mại và người tiêu dùng, góp phần bảo vệ môi
trường,… Tuy nhiên công ty chỉ dừng lại ở việc đáp ứng những yêu cầu của từng
khách hàng mà chưa có hệ thống quản lý môi trường riêng cho Công ty.
Trước những bức xúc từ thực tế và nhu cầu của công ty, tôi quyết định thực
hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại công tyFashion Garmennts 2” với mục
đích giải quyết các vấn đề còn tồn tại của hệ thống quản lý môi trường trong Công ty,
đồng thời đưa ra các lợi ích thiết thực hơn trong việc thực hiện ISO 14001 để công ty
có cái nhìn rõ hơn về tiêu chuẩn này.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định hiện trạng môi trường và công tác QLMT tại Công ty Fashion
Garments 2
Xây dựng Hệ thống tài liệu quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho
công ty Fashion Garment 2.
1.3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu: Công ty Fashion Garments 2.
Thời gian nghiên cứu: Từ 07/2013 đến 12/2013.
Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình, sản phẩm ở công ty có khả năng
phát sinh KCMT.
1.3.2. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ được xây dựng trên lý thuyết có tham khảo thực tế, chưa triển khai
thực hiện và tính toán chi phí thực hiện, cũng như chưa đánh giá được hiệu quả của
việc áp dụng.
2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Tạo sự cân bằng và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường
trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm hướng đến một nền kinh tế
phát triển bền vững.
Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng thành công HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại công ty Fashion Garments 2 sẽ tạo ra uy tín và lợi thế
cạnh tranh cho công ty trên thị trường. đồng thời việc xây dựng HTQLMT sẽ
giúp Công ty giải quyết các vấn đề môi trường tồn tại và đáp ứng nhu cầu của
xã hội vềbảo vệ môi trường.
3
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ISO 14001:20024/COR.1:2009
2.1.1. Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000
2.1.1.1. Sự hình thành của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Trên thế giới có nhiều quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc…đã tự xây dựng
tiêu chuẩn quản lý môi trường cho mình, như Tiêu chuẩn của Anh – BS 7750; Liên
hiệp Châu Âu EU thành lập Ủy ban Nhãn sinh thái vào năm 1992 và hình thành hệ
thống kiểm toán và quản lý sinh thái (EMAS) năm 1993.
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) với mong muốn hài hòa các tiêu chuẩn
quản lý môi trường của các nước, nhằm mục đích thuận tiện trong buôn bán quốc tế
và đẩy mạnh quá trình cải thiện việc bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp. Tháng
1/1993, tổ chức ISO đã thành lập Ban kỹ thuật 207 (TC.207) để xây dựng bộ tiêu
chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chuẩn
ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng.
Sau vài chu kì kiểm xét, ngày 1/9/1996, tổ chức ISO đã lần đầu tiên xuất bản bộ
Tiêu chuẩn ISO 14000 chính thức.
2.1.1.2. Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chia theo 2 hệ thống là đánh giá về tổ chức và đánh
giá về sản phẩm bao gồm 6 lĩnh vực:
Hệ thống đánh giá về tổ chức bao gồm 3 lĩnh vực:
Hệ thống quản lý môi trường
Kiểm toán môi trường
Đánh giá kết quả hoạt động môi trường
4
Hệ thống đánh giá về sản phẩm bao gồm 3 lĩnh vực:
Ghi nhãn hiệu môi trường
Đánh giá chu trình sống của sản phẩm
Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm
Cấu trúc và thành phần của ISO 14000 được tóm tắt theo hình sau:
ISO 14000 – Bộ tiêu chuẩn về
quản lý môi trường
Ghi nhãn hiệu môi trường (EL)
Kiểm toán môi trường (EA)
Đánh giá chu trình sống của
Hệ thống quản lý môi trường
sản phẩm (LCA)
(EMS)
Các khía cạnh môi trường
Đánh giá kết quả hoạt động
trong các tiêu chuẩn về sản
môi trường (EPE)
phẩm (EAPS)
Đánh giá tổ chức
Đánh giá sản phẩm
Hình 2.1: Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường
2.1.1.3. Mục đích áp dụng ISO14000
Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đối với QLMT là hỗ trợ các tổ chức
trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm
hoặc dịch vụ của tổ chức. Đảm bảo cho các hoạt động môi trường của tổ chức đáp
ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng các yêu cầu pháp luật.
5
2.1.2. Các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000
Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án
- Thành lập ban chỉ đạo dự án. Bổ nhiệm ĐDLĐ về môi trường.
- Trang bị cho ban lãnh đạo các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi
trường.
- Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường.
- Lập kế hoạch hành động.
- Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo với toàn thể cán bộ,
nhân viên trong Công ty.
- Phân tích, xem xét những KCMT và những tác động của chúng, so sánh với
những yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác có liên quan.
- Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình môi trường.
Bước 2: Xây dựng và lập văn bản HTQLMT
- Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000 cho ban ISO
và Ban lãnh đạo.
- Xây dựng chương trình quản lý môi trường.
- Lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ
thể cho xây dựng hệ thống.
- Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản.
- Xem xét và cung cấp đầu vào cho những quy trình văn bản nhằm bao quát các
KCMT, các ảnh hưởng và các nhân tố của HTQLM.
- Xây dựng sổ tay môi trường.
Bước 3: Thực hiện và theo dõi HTQLMT
- Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để
thực hiện HTQLMT một cách hiệu quả.
- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện HTQLMT, thực hiện các hành động cần thiết
nhằm bảo đảm sự phù hợp với các yêu câu của tiêu chuẩn, các chương trình về
môi trường, các quy trình và sổ tay môi trường.
Bước 4: Đánh giá và xem xét
- Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ HTQLMT cholãnh đạo và các cán bộ chủ
chốt của công ty.
6
- Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét lãnh đạo.
- Thực hiện chương trình đánh giá HTQLMT nội bộ theo các yêu cầu của tiêu
chuẩn.
- Báo cáo kết quả của đợt đánh giá cho lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành
động khắc phục.
Bước 5: Đánh giá – xem xét và chứng nhận hệ thống.
- Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ
thống.
- Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận.
- Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và thực
trạng của tổ chức.
- Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện
pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp.
- Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận.
Bước 6: Duy trì chứng chỉ
- Thực hiện các hành động khắc phục
- Thực hiện đánh giá giám sát
- Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo
- Không ngừng cải tiến.
2.1.3. Tổng quan về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
2.1.3.1 .Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
Nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 14001 là tiêu chuẩn quy định các yêu
cầu đối với HTQLMT của một tổ chức.
Năm 1996, ISO 14001 được ban hành lần đầu tiên bởi Tổ chức quốc tế về Tiêu
chuẩn hoá (ISO).
Năm 2004, tiêu chuẩn này được sửa đổi lần thứ nhất dẫn đến việc ban hành ISO
14001:2004 với các điều khoản rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Ngày 17/7/2009, ISO đã ban hành tài liệu hiệu đính kỹ thuật có ký hiệu là ISO
14001:2004/Cor.1:2009.
7
Phiên bản ISO 14001/Cor.1:2009 không đưa ra bất cứ thay đổi nào từ chương
1đến chương 4 và phụ lục A, chỉ có phụ lục B và phần Mục lục các tài liệu tham khảo
đã được điều chỉnh lại để tương ứng và nhất quán với ISO 9001:2008.
Theo đó, đối với các tổ chức đã được chứng nhận theo ISO 14001:2004, việc
chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 không đòi hỏi bất cứ sự thay
đổi nào đối với hệ thống quản lý môi trường của tổ chức.
Bắt đầu
Xem xét
lãnh đạo
Chính sách
môi trường
Lập kế hoạch
- Khía cạnh môi trường
- Pháp luật và yêu cầu khác
- Mục tiêu và chỉ tiêu
- Chương trình quản lý môi
trường.
Kiểm tra – Hành động
khắc phục
- Giám sát và đo
- Sự không phù hợp và
hành động khắc phục
phòng ngừa
- Hồ sơ
- Kiểm toán HTQLMT
Thực hiện
- Cơ cấu và trách nhiệm
- Đào tạo, nhận thức, năng lực
- Thông tin liên lạc
- Tài liệu HTQLMT
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát điều hành
- Chuẩn bị/ đáp ứng
Hình 2.2: Mô hình hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/Cor.1:2009
8
2.1.3.2. Phạm vi áp dụng của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với HTQLMT, tạo thuận lợi cho một
tổ chức có thể hình thành chính sách và mục tiêu có xem xét đến các yêu cầu pháp
luật và các thông tin về các khía cạnh môi trường mà tổ chức xác định là có thể kiểm
soát và có thể có tác động.
Tiêu chuẩn quốc tế này có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn để:
Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường.
Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố.
Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng cách:
- Tự xác định và tự tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này, hoặc
- Được xác định sự phù hợp về HTQLMT của mình bởi các bên có liên quan với
tổ chức, như khách hàng, hoặc
- Được tổ chức bên ngoài xác nhận sự tự công bố, hoặc
- Được một tổ chức bên ngoài chứng nhận phù hợp với HTQLMT của mình.
2.1.3.3. Lợi ích khi áp dụng
Đối với lĩnh vực môi trường
- Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp QLMT một cách có hệ thống và kết hợp chặt chẽ
với cải tiến liên tục.
- Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục.
- Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức doanh nghiệp gây ra.
- Giảm thiểu các rủi ro, sự cố cho môi trường và hệ sinh thái.
- Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức.
- Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường.
Đối với cơ hội kinh doanh - lợi nhuận
- Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng; đồng thời, nâng cao
cơ hội tiếp cận huy động vốn và giao dịch.
- Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế.
- Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần.
9