Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CƠ SỞ CÁ CẢNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO QUY PHẠM THỰC HÀNH QUẢN LÝ SẢN XUẤT TỐT (GMP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CƠ SỞ CÁ CẢNH Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH THEO QUY PHẠM THỰC HÀNH QUẢN LÝ SẢN
XUẤT TỐT (GMP)

Sinh viên thực hiện : ĐOÀN THỊ THU HIỀN
Lớp

: DH09NY

Ngành

: NGƯ Y

Niên khóa

: 2009-2013

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2013


ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CƠ SỞ CÁ CẢNH Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH THEO QUY PHẠM THỰC HÀNH QUẢN LÝ SẢN
XUẤT TỐT (GMP)

Tác giả



ĐOÀN THỊ THU HIỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn
TS. Vũ Cẩm Lương.

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2013.
i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan
và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh.

-

Toàn thể quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Thủy sản đã giảng
dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.


-

Thầy Vũ Cẩm Lương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi học tập, thực
hiện và hoàn thành đề tài này.

-

Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thành phố Hồ
Chí Minh, đặc biệt là anh Phan Duy Tuyên đã cung cấp số liệu và hỗ trợ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

-

Các cô chú, anh chị tại các cơ sở cá cảnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành đề tài.

-

Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và trong cuộc sống.

Do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có hạn nên cuốn luận văn này không
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những đóng góp
chân thành từ quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát và đánh giá một số cơ sở cá cảnh ở thành phố Hồ Chí Minh
theo quy phạm thực hành quản lý sản xuất tốt (gọi tắt là GMP)” đã tiến hành khảo sát
tại 8 trại sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố HCM. Đề tài gồm 2 nội dung là khảo
sát, phân tích hiện trạng quản lý sản xuất và tiến hành đánh giá khả năng thực hiện
Quy phạm thực hành quản lý sản xuất tốt (GMP) tại các trại cá cảnh khảo sát.
Quá trình khảo sát dựa theo 6 nhóm tiêu chuẩn lớn của bộ quy phạm GMP bao
gồm: (1) Các yêu cầu chung; (2) Quản lý môi trường và nguồn lợi; (3) Quản lý lao
động và quan hệ cộng đồng; (4) Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật; (5) Quản lý quy trình
sản xuất; (6) Quản lý sức khỏe và dịch bệnh. Thông tin, số liệu thu thập từ thực tế
được so sánh với các yêu cầu của quy phạm và đánh giá theo 2 mức: Đạt – Không đạt,
diễn giải nguyên nhân không đạt để đánh giá mức độ phạm lỗi nặng- nhẹ. Qua đó đề
nghị biện pháp sửa lỗi và hoàn chỉnh việc thực hiện quy phạm.
Tổng hợp kết quả điều tra, phân tích 8 trại sản xuất cá cảnh tham gia quy phạm:
trại 01 đạt 49%, trại 02 đạt 47%, trại 03 đạt 56,8%, trại 04 đạt 43,1%, trại 05 đạt
82,3%, trại 06 đạt 76,5%, trại 7 đạt 66,7%, trại 8 đạt 94,1%.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................. i 
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii 
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii 
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................. viii 
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................x 
Chương 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề: .................................................................................................................1 
1.2 Mục tiêu đề tài: ..........................................................................................................2 

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3 
2.1 Giới thiệu nội dung quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh (GMP)
.........................................................................................................................................3 
2.1.1 Các yêu cầu chung. .................................................................................................4 
2.1.2 Quản lý môi trường và nguồn lợi. ..........................................................................4 
2.1.3 Quản lý lao động và quan hệ cộng đồng. ...............................................................5 
2.1.4 Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật. .............................................................................6 
2.1.5 Quản lý quy trình sản xuất......................................................................................7 
2.1.6 Quản lý sức khỏe và dịch bệnh...............................................................................8 
2.2 Hiện trạng sản xuất cá cảnh ở TP.HCM ....................................................................9 
2.2.1 Số lượng và khu vực phân bố trại sản xuất cá cảnh ở thành phố Hồ Chí Minh ..........10 
2.2.2 Đối tượng cá cảnh sản xuất ..................................................................................10 
2.2.3 Sản lượng cá cảnh sản xuất ..................................................................................11 
2.2.4 Giá trị cá cảnh sản xuất ........................................................................................11 
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................12 
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài. ...................................................................12 
3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài. ....................................................................................12 
3.1.2 Địa điểm. ..............................................................................................................12 
3.2 Phương pháp thu thập số liệu. .................................................................................13 
3.2.1 Các số liệu thứ cấp................................................................................................13 
iv


3.2.2 Khảo sát hiện trạng tham gia quy phạm GMP tại các trại cá cảnh.......................13 
3.2.3 Đánh giá khả năng thực hiện quy phạm GMP tại các trại đã khảo sát. ................13 
3.3 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................14 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................15 
4.1 Đánh giá khả năng thực hiện GMP về các yêu cầu chung của trại sản xuất cá cảnh.
.......................................................................................................................................15 
4.1.1 Các thông tin chung về các trại cá cảnh ...............................................................15 

4.1.2 Yêu cầu pháp lý ....................................................................................................17 
4.1.3 Hồ sơ truy xuất nguồn gốc ...................................................................................18 
4.2 Quản lý môi trường và nguồn lợi ở các trại khảo sát. .............................................20 
4.2.1 Quản lý nguồn nước cấp tại các trại cá cảnh khảo sát..........................................20 
4.2.2 Quản lý nước thải từ các trại cá cảnh khảo sát .....................................................23 
4.2.3 Quản lý nguồn lợi và nguồn gen. .........................................................................26 
4.3 Quản lý lao động và cộng đồng. ..............................................................................28 
4.3.1 Lao động, hợp đồng và tiền lương tại các cơ sở cá cảnh khảo sát. ......................28 
4.3.2 Chế độ và điều kiện làm việc ...............................................................................30 
4.3.3 Quan hệ lao động và cộng đồng ...........................................................................31 
4.4 Quản lý cơ sở vật chất. ............................................................................................32 
4.4.1 Quản lý hệ thống ao bể tại các cơ sở khảo sát ......................................................32 
4.4.2 Bố trí công trình....................................................................................................34 
4.4.3. Quản lý trang thiết bị. ..........................................................................................35 
4.5. Quản lý quy trình sản xuất theo quy pham GMP. ..................................................35 
4.5.1 Loài cá và diện tích áp dụng GMP. ......................................................................35 
4.5.2 Kiểu hình và quy trình sản xuất của đối tượng tham gia GMP tại các trại cá cảnh
khảo sát. .........................................................................................................................37 
4.5.3 Quản lý sản xuất cá bột tại các trại cá cảnh khảo sát. ..........................................38 
4.5.4 Quản lý ương cá bột lên cá giống tại các trại cá cảnh khảo sát ............................40 
4.5.5 Quản lý nuôi cá trưởng thành tại các cơ sở cá cảnh có áp dụng GMP. ................42 
4.5.6 Quản lý trữ dưỡng và thuần dưỡng cá cảnh tại các trại khảo sát. ........................43 
4.6 Quản lý sức khỏe và dịch bệnh tại các trại cá cảnh khảo sát...................................44 
4.6.1 Kiểm soát chất lượng nước nuôi tại các trại cá cảnh khảo sát. ............................44 
v


4.6.2 Bệnh thường gặp ở cá cảnh và biện pháp điều trị tại các cơ sở khảo sát. ............45 
4.6.3 Quản lý con giống sử dụng tại cơ sở cá cảnh khảo sát. ........................................46 
4.6.4 Quản lý thức ăn sử dụng tại cơ sở cá cảnh khảo sát. ............................................47 

4.6.5 Quản lý thuốc và hóa chất sử dụng tại cơ sở cá cảnh khảo sát ............................49 
4.6.6 Hoạt động tẩy trùng, vệ sinh tại cơ sở cá cảnh khảo sát.......................................49 
4.6.7 Hoạt động cách ly kiểm soát đầu ra tại các cơ sở khảo sát. .................................50 
4.6.8 Phương pháp đóng gói và vận chuyển tại các cơ sở cá cảnh khảo sát. ................51 
4.7 Tổng hợp kết quả đạt các tiêu chí quy phạm GMP. ................................................51 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................55 
5.1 Kết luận: ..................................................................................................................55 
5.2 Kiến nghị: ................................................................................................................56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57 
PHỤ LỤC ......................................................................................................................59 

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLN

: chất lượng nước

GMP

: Good Management Practices (Thực hành quản lý sản xuất tốt)

K (hoặc k)

: không

SL

: Số lượng


vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Thông tin chung về các trại cá cảnh tham gia GMP. ...................................15 
Bảng 4.2a: Trình bày giấy phép hoạt động của cơ sở cá cảnh khảo sát. ......................17 
Bảng 4.2b: Vùng quy hoạch phát triển cá cảnh. ...........................................................18 
Bảng 4.3a: Số trại tham gia GMP có sơ đồcông trình. .................................................18 
Bảng 4.3b: Hồ sơ xuất nhập. ........................................................................................19 
Bảng 4.4a: Nguồn nước cấp tại các trại khảo sát. ........................................................20 
Bảng 4.4b: Chất lượng nước tại các cơ sở cá cảnh khảo sát. .......................................22 
Bảng 4.5a: Quản lý nước thải tại các trại cá cảnh khảo sát. .........................................23 
Bảng 4.5b: Trình bày cách xử lý chất thải tại cơ sở. ....................................................25 
Bảng 4.6a: Biện pháp kiểm soát cá cảnh tại các trại khảo sát. .....................................26 
Bảng 4.6b:Chế độ giữ gen thuần của các trại sản xuất tham gia GMP. .......................27 
Bảng 4.6c: Hoạt động nhập nội tại các trại cá cảnh tham gia GMP. ............................28 
Bảng 4.7a: Trình bày trình độ lao động của 8 trại cá cảnh tham gia GMP. .................28 
Bảng 4.7b: Hình thức thuê lao động tại các trại khảo sát. ............................................29 
Bảng4.7c: Lương tại các cơ sở cá cảnh khảo sát. .........................................................29 
Bảng 4.8a: Trình bày tuổi lao động được dùng tại cơ sở cá cảnh khảo sát. .................30 
Bảng 4.9: Điều tra quan hệ lao động và cộng đồng tại cơ sở khảo sát. ........................31 
Bảng 4.10a: Thống kê số ao bể tại các cơ sở tham gia quy phạm. ...............................32 
Bảng 4.10b: Phân biệt hệ thống ao bể tham gia quy phạm GMP. ................................33 
Bảng 4.11: Các công trình tại các trại khảo sát. ...........................................................34 
Bảng 4.12: Thống kê trang thiết bị tại các trại cá cảnh khảo sát. .................................35 
Bảng 4.13:Đối tượng và diện tích tham gia GMP tại các cơ sở cá cảnh khảo sát. .......36 
Bảng 4.14:Các quy trình sản xuất được đăng kí tham gia GMP tại cơ sở khảo sát. ....37 
Bảng 4.15: Các cơ sở cá cảnh tham gia GMP về quy trình sản xuất cá bột . ...............38 
Bảng4.16: Các cơ sở cá cảnh tham gia GMP vềquy trình ương cá bột lên cá giống. ..40 

Bảng 4.17: Các cơ sở cá cảnh tham gia GMP vềquy trình nuôi cá trưởng thành.........42 
Bảng 4.18: Hoạt động cách ly tại các trại cá cảnh khảo sát có hoạt động trữ dưỡng. ..43 
Bảng 4.19: Những vấn đề về chất lượng nước và biện pháp xử lý tại các trại cá cảnh
khảo sát. .........................................................................................................................44 
viii


Bảng 4.20: Các bệnh ở cá cảnh và biện pháp điều trị tại các trại khảo sát. ..................45 
Bảng 4.21: Nguồn cá giống của đối tượng tham gia quy phạm tại cá cơ sở cá cảnh
khảo sát. .........................................................................................................................47 
Bảng 4.22: Nguồn thức ăn cho cá cảnh tại các trại tham gia GMP. .............................47 
Bảng 4.23: Các hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong khử trùng, vệ sinh tại các cơ
sở khảo sát. ....................................................................................................................49 
Bảng 4.24: Công tác tẩy trùng trang cơ sở vật chất kỹ thuật tại các trại khảo sát. .......49 
Bảng 4.25: Hoạt động cách ly trước khi xuất bán của các trại cá cảnh tham gia GMP.
.......................................................................................................................................50 
Bảng 4.26: Biện pháp đóng gói, vận chuyển. ...............................................................51 
Bảng 4.27: Tổng hợp kết quả đạt các tiêu chí quy phạm GMP ....................................51 

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1: Hệ thống bể xi măng tại trại Ba Sanh Koi Farm. .........................................16 
Hình 4.2: Hệ thống vèo trong ao đất ở trại Saigon Aquarium Corp.............................16 
Hình 4.3: Bể lọc nước cấp của trại Thiên Đức. ............................................................21 
Hình 4.4: Một số vật liệu dùng trong lọc cơ học ..........................................................22 
Hình 4.5: Kênh chứa nước thải của trại Châu Tống. ....................................................24 
Hình 4.6 : Ấp Artemia cho cá cảnh ở trại Thiên Đức...................................................48 


x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Thú chơi cá cảnh là hình thức giải trí tao nhã thú vị, giúp ta vừa có khả năng
thư giãn đầu óc sau những ngày làm việc căng thẳng, vừa tăng phần làm đẹp cho
không gian sống. Bên cạnh đó, việc kinh doanh sản xuất cá cảnh còn mang lại những
giá trị kinh tế cao giúp tăng thu nhập cho người nuôi và trở thành ngành mũi nhọn
trong lĩnh vực thủy sản. Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia có nghề nuôi cá cảnh được
hình thành và phát triển từ rất lâu đời, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là một trong
những cái nôi của ngành nghề này. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc, kinh tế dịch vụ phát triển nên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá cảnh.
Theo Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản TP.HCM; sở
nông nghiệp TP.HCM thì tình hình sản xuất kinh doanh, xuất- nhập khẩu cá cảnh tại
TP.HCM rất tích cực. Tình hình sản xuất: Năm 2011, sản xuất 65 triệu con, tăng 8,5%
so với năm 2010, với 283 cơ sở sản xuất cá cảnh các loại đạt giá trị 482,3 tỉ đồng, tăng
80% so với cùng kì. Đối tượng sản xuất kinh doanh: hơn 60 loài trong đó 36 loài nuôi
sinh sản, 14 loài khai thác tự nhiên thuần dưỡng, 10 loài khác có giá trị tiêu thụ thấp.
Khu vực sản xuất chủ yếu là quận 8, 12, Gò Vấp, Thủ Đức và đang được mở rộng ra
quận 9, 12, Bình Chánh, Củ Chi,… Tình hình kinh doanh, xuất nhập khẩu: sản lượng
xuất khẩu cá cảnh hàng năm đạt 10-15% sản lượng sản xuất. Năm 2011, xuất khẩu
8,861400 con, tăng 17% so với cùng kì. Thị trường chính là châu Âu chiếm 72,9% bên
cạnh có thị trường Mỹ 14,7%, châu Á 12,4%. Tuy nhiên nghề nuôi cá cảnh tại
TP.HCM đang gặp rất nhiều khó khăn: sản xuất cá cảnh còn mang nặng tính cha
truyền con nối, chưa có sự hợp tác trao đổi thông tin giữa các nghệ nhân mà làm ăn
riêng lẻ, tự phát, tự tìm nơi tiêu thụ; cạnh tranh thiếu lành mạnh gây nên lũng đoạn thị
trường, giá cả biến động; con giống tự sản xuất theo kinh nghiệm người nuôi hoặc thu
mua từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, làm chất lượng giống thấp, không đáp ứng yêu
1



cầu nhất là từ những đơn hàng từ nước ngoài; nhiều loài chỉ khai thác tự nhiên chưa
nghiên cứu sâu để sản xuất giống nhân tạo gây hao hụt tài nguyên cũng như cân bằng
sinh thái; việc xuất nhập khẩu chủ yếu vẫn là hình thức xách tay, khó kiểm soát; tình
hình dịch bệnh cá cảnh diễn biến ngày càng phức tạp, khó điều trị, gây khó khăn lớn
cho người nuôi và là rào cản xuất khẩu sang các nước.
Vấn đề đặt ra: chúng ta cần phải xây dựng những mô hình thực hành quản lý
nuôi tốt trong cá cảnh, giúp nghề nuôi ngày càng phát triển bền vững, thân thiện môi
trường, an toàn dịch bệnh, phục vụ xuất khẩu, đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho
người nuôi cũng như đóng góp giá trị vào nền nông nghiệp đô thị, hướng tới mục tiêu
TP. HCM sẽ là nguồn cung cấp cá cảnh chính của Đông Nam Á và thế giới.
Được sự phân công của khoa thủy sản trường đại học Nông Lâm TP.HCM,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá một số cơ sở cá cảnh ở TP.HCM theo
quy phạm thực hành quản lý sản xuất tốt (GMP)”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung: đánh giá khả năng thực hiện quy phạm thực hành sản xuất tốt
(GMP) tại các cơ sở cá cảnh ở TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể:
-

Khảo sát hiện trạng một số cơ sở cá cảnh đã tham gia quy phạm năm
2012

-

Khảo sát hiện trạng một số cơ sở cá cảnh đang tham gia quy phạm năm
2013

-


Đánh giá khả năng thực hiện GMP dựa trên hiện trạng sản xuất

-

Đề xuất các giải pháp cần thực hiện để các trại đạt quy phạm GMP

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu nội dung quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh
(GMP)
Dựa trên công văn ban hành kèm theo Quyết định số 1503/QĐ- BNN-PTNT
ngày 05 tháng 07 năm 2011 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Dựa theo Quyết định số 3463/QĐ-UBND ngày 12 tháng 07 năm 2011 của UBND
thành phố Hồ Chí Minh, quyết định phê duyệt chương trình phát triển cá cảnh trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011- 2015.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng quy phạm thực hành quản lý
tốt trong sản xuất cá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh” do Sở Khoa học và Công nghệ
thành phố Hồ Chí Minh quản lý và cấp kinh phí, trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh - Khoa Thủy sản chủ trì thực hiện, phối hợp nghiên cứu cùng Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Quản lý chất lượng và
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hồ Chí Minh.
Quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh (gọi tắt là GMP, tiếng
Anh là Good Management Practices) là quy phạm thực hành ứng dụng trong sản xuất
cá cảnh, nhằm đảm bảo các yêu cầu về đồng bộ hóa trong quản lý các trại cá cảnh có
quy mô, đối tượng, kỹ thuật và quy trình sản xuất khác nhau đảm bảo các yêu cầu về
hiệu quả kỹ thuật, an toàn dịch bệnh, trách nhiệm xã hội, môi trường, nguồn lợi và truy

nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Bộ tiêu chuẩn GMP gồm 6 nội dung lớn:
-

Các yêu cầu chung.

-

Quản lý môi trường và nguồn lợi.

-

Quản lý lao động và quan hệ cộng đồng.

-

Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật.

-

Quản lý quy trình sản xuất.
3


-

Quản lý sức khỏe và dịch bệnh.

2.1.1 Các yêu cầu chung
Về mặt pháp lý, hoạt động của cơ sở cá cảnh phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý

theo quy định của nhà nước, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định
giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất hợp pháp; có giấy phép kinh doanh hoặc văn bản
hợp lệ. Vị trí địa lý của cơ sở cá cảnh phải được xác định rõ ràng về tọa độ địa lý (theo
hệ thống VN2000), kèm theo thông tin chung của cơ sở. Cở sở cá cảnh phải nằm trong
vùng quy hoạch sản xuất cá cảnh hoặc có văn bản xác nhận khu vực nuôi là hợp pháp
của UBND phường/xã.
Về hồ sơ truy xuất nguồn gốc, cơ sở phải vẽ sơ đồ tổng thể hệ thống ao bể và
các hạng mục công trình khác như hệ thống cấp thoát nước, nhà làm việc, nhà kho,
khu vệ sinh, sinh hoạt,… Đồng thời, cơ sở phải xây dựng hệ thống đánh dấu cho từng
khu vực sản xuất, thể hiện ngay trên sơ đồ bố trí công trình và trên thực địa sản xuất.
Để truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, cơ sở cần có hồ sơ ghi chép lại các đợt
xuất/nhập cá với các thông tin như loài, kiểu hình, mã ao bể sử dụng, nơi xuất/nhập,
ngày xuất/nhập, số lượng, cách vận chuyển, đóng gói, …
2.1.2 Quản lý môi trường và nguồn lợi
Với nguồn nước cấp, cơ sở phải có nguồn nước cấp đạt yêu cầu về chất lượng
cho đối tượng sản xuất, có ao bể chứa nước cấp để xử lý trước khi sản xuất. Nguồn
nước đạt yêu cầu là phải sạch, tức là nước không bị nhiễm các chất độc hại (gồm hữu
cơ, vô cơ, vi sinh) hoặc chứa các chất gây hại vượt ngưỡng cho phép theo quy định
(Bộ NN-PTNT, 2009). Hoạt động sản xuất cá cảnh gồm 2 mảng: cá cảnh nước mặn và
cá cảnh nước ngọt. Nguồn nước ngọt gồm nước sông, nước giếng, nước máy và nước
mưa. Nước mặn gồm nước biển, nước ót ruộng muối, nước biển nhân tạo. Để đảm bảo
chất lượng nước cho đối tượng nuôi, cơ sở phải tiến hành kiểm tra thường xuyên các
chỉ tiêu chất lượng nước. Tùy vào đặc điểm nguồn nước cấp và loài cá sản xuất, có thể
kiểm tra các chỉ tiêu như oxy hòa tan (DO), pH, độ kiềm, độ cứng, nhiệt độ, ammonia,
nitrit, độ mặn, vi sinh vật gây bệnh,…với tần suất đo đạc và biện pháp xử lý phù hợp.
Kết quả theo dõi, kiểm tra chất lượng nước phải được lưu vào hồ sơ hay nhật kí kỹ
thuật.

4



Hoạt động nuôi trồng tại cơ sở cá cảnh phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi
trường xung quanh. Nước thải, chất thải của cơ sở nuôi phải được quản lý và xử lý
theo quy định. Cơ sở phải có ao bể chứa và xử lý nước thải, đặc biệt sức khỏe cá và
biến động môi trường cần được theo dõi thường xuyên tránh gây ô nhiễm môi trường
xung quanh và không ảnh hưởng đến sức khỏe động vật thủy sản. Trường hợp cá chết
hoặc có dùng thuốc, hóa chất để điều trị thì nước thải phải được xử lý riêng theo quy
định. Chất thải trong sản xuất và sinh hoạt tại cơ sở phải thường xuyên được thu gom,
phân loại và xử lý tránh gây ô nhiễm.
Bên cạnh đó, cơ sở cần phải có biện pháp kiểm soát nguồn lợi của mình tránh
để cá cảnh thoát ra môi trường tự nhiên từ việc nâng cao ý thức người lao động đến
việc sử dụng lưới chặn ở cống, rãnh, có đê bao chống ngập tràn… Đồng thời, cơ sở
cam kết không tiến hành lai khác loài với các loài bản địa, phải có chế độ giữ nguồn cá
bố mẹ thuần chủng. Nếu cơ sở có nhập cá từ nước ngoài thì phải tuyệt đối tuân thủ các
quy chế của Nhà nước, loài nhập phải thuộc danh mục cho phép theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (57/2008/QĐ-BNN).
2.1.3 Quản lý lao động và quan hệ cộng đồng
Nghề nuôi cá cảnh có đặc trưng khác nghề nuôi cá thịt, cá cảnh sản xuất ra để
phục vụ cho nhu cầu giải trí nên đòi hỏi người sản xuất không chỉ kinh nghiệm, tâm
huyết mà phải có sự hiểu biết chuyên sâu về kỹ thuật. Cơ sở cá cảnh luôn cần phải có
lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bên cạnh những lao động phổ thông chỉ qua
kinh nghiệm hoặc chứng chỉ chuyên môn. Người lao động tại cơ sở phải có hợp đồng
lao động theo luật lao động, trong đó ghi rõ các thỏa thuận tiền lương, điều kiện lao
động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Về mức lương, chủ cơ sở phải trả theo đúng
trong hợp đồng lao động, không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Phương thức thanh toán nên bằng tiền mặt hoặc theo cách thuận tiện nhất cho người
lao động. Về chế độ, điều kiện lao động, cơ sở chỉ sử dụng lao động thuê mướn đủ 15
tuổi trở lên theo chứng minh nhân dân. Đối với lao động từ 15- 18 tuổi, cơ sở phải có
chế độ làm việc và học tập riêng gồm được đi học nếu mong muốn, làm việc không
quá 8h/ngày, công việc nhẹ không nguy hiểm đến tính mạng. Cơ sở phải đảm bảo về

các điều kiện làm việc, sinh hoạt cho người lao động như thời gian làm việc không quá
8h/ngày, thời gian làm việc ngoài giờ không quá 200h/năm và được trả lương cao hơn
5


quy định, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho người lao động. Nếu có sự cố xảy ra
như các tai nạn nghề nghiệp, bị thương thì phải có biện pháp sơ cứu, cấp cứu cụ thể và
phải ghi chép vào hồ sơ để theo dõi, phòng tránh.
Trong mối quan hệ với lao động và cộng đồng, chủ cơ sở phải luôn tôn trọng
nhân phẩm người lao động, không có sự phân biệt đối xử giữa các lao động và cho
phép người lao động tham gia các tổ chức, đoàn thể hay các thỏa ước bảo vệ quyền lợi
của họ. Ngoài ra, chủ cơ sở cũng phải có các kênh liên lạc, tiếp nhận ý kiến đóng góp
từ người lao động về các vấn đề liên quan đến quyền lao động, điều kiện làm việc, từ
cộng đồng xung quanh. Qua đó, cơ sở phải có sự phản hồi, đưa ra hướng giải quyết
tích cực cho các vấn đề và mâu thuẫn phát sinh.
2.1.4 Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật
Đối với hệ thống ao bể, cơ sở cá cảnh phải thống kê và chuẩn hóa các loại ao bể
sử dụng trong sản xuất theo đúng yêu cầu về mặt sinh học và kỹ thuật. Mỗi loại phải
nắm được số lượng và quy cách như mã số, chất liệu, diện tích, độ sâu, nguồn nước
cấp. Các loại ao bể thường dùng trong các trại cá cảnh là ao hay giai vèo trong ao, bể
xi măng hay bể bạt, lu, vại, bể kiếng hay chai, hũ. Nếu cơ sở sử dụng dạng ao bể đặc
biệt như lu, vại, chai, hũ,…cần phải tham khảo cán bộ chuyên môn để đảm bảo phù
hợp về mặt sinh học và kỹ thuật cho đối tượng sản xuất. Trường hợp, cơ sở chỉ đăng kí
tham gia GMP một phần của trại nuôi thì cần phải có sơ đồ phân biệt giữa phần áp
dụng quy phạm với phần không tham gia quy phạm.
Cơ sở cũng phải có cách bố trí công trình, phân chia khu vực hợp lý bao gồm hệ
thống cấp thoát nước, khu vực sản xuất, sinh hoạt, nhà làm việc, nhà kho, rào bảo vệ,
đường giao thông và các công trình phụ khác đi kèm với hệ thống ao bể của trại. Trại
cũng phải bố trí khu vực cách ly để kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan. Khu vực cách
ly phải có vị trí riêng biệt thể hiện rõ trên sơ đồ bố trí công trình của cơ sở.

Các trang thiết bị tại cơ sở cũng phải đầy đủ và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong
sản xuất cá cảnh như xô, vợt, ống hút, sục khí, thiết bị lọc, thiết bị đo chất lượng
nước,… Các thiết bị phải có mã đánh dấu và nên dùng riêng cho từng ao bể, khử trùng
kĩ trang thiết bị trước và sau khi dùng, tránh gây nhiễm chéo giữa ao bể.

6


2.1.5 Quản lý quy trình sản xuất
Cơ sở cá cảnh có thể áp dụng quy phạm cho một phần hay toàn bộ hoạt động
sản xuất tại cơ sở. Tuy nhiên, phải liệt kê số loài cá đăng kí GMP kèm theo tất cả các
kiểu hình và quy trình sản xuất của từng loài. Những loài cá hay kiểu hình có đặc điểm
sinh học tương tự nhau thì có thể dùng chung quy trình sản xuất và cơ sở vật chất kỹ
thuật.
Những trại có đăng kí sản xuất cá bột trong GMP thì phải xây dựng quy rình kỹ
thuật cụ thể phù hợp với thực tế tại cơ sở. Quy trình sản xuất cá bột phải gồm có kỹ
thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, kích thích sinh sản, quản lý ấp trứng hoặc đẻ con. Thông tin
chung của từng đợt sản xuất cá bột phải ghi chép đầy đủ vào hồ sơ với mã đợt, các giai
đoạn nuôi vỗ, các yếu tố kích thích sinh sản, loài đẻ trứng hay đẻ con, mã ao bể sử
dụng, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Các thông số kỹ thuật cũng cần được lưu vào hồ
sơ. Trong khâu nuôi vỗ cá bố mẹ, các thông tin về nguồn gốc cá bố mẹ, mã ao bể và
đợt nhập cá, tuổi và kích thước, thời gian nuôi vỗ, mật độ nuôi vỗ, tỷ lệ đực cái, thức
ăn và cách cho ăn là rất quan trọng. Với quá trình kích thích cho cá sinh sản, thì cần
ghi lại hình thức kích thích, tác nhân kích thích, đẻ trứng hay đẻ con, tỷ lệ nở, tỷ lệ
sống.
Tương tự, nếu cơ sở cá cảnh đăng kí tham gia quy phạm về quy trình ương cá
bột lên cá giống, thì cũng phải xây dựng quy trình kỹ thuật cụ thể cho loài cá đó. Các
thông tin chung và thông số kỹ thuật của đợt ương phải đưa vào hồ sơ, gồm mã đợt,
các mốc thời gian, mã ao bể sử dụng, nguồn gốc cá ương, mật độ ương, thức ăn và
cách cho ăn, tỷ lệ sống, cỡ cá ương, cỡ cá đạt được.

Đối với quản lý nuôi cá trưởng thành, cơ sở phải có quy trình kỹ thuật của từng
loài nuôi và cũng phải có hồ sơ về các thông tin chung, thông tin kỹ thuật. Cơ sở phải
nắm rõ về nguồn cá thả nuôi, chuẩn bị ao bể kĩ, mật độ thả nuôi, cách chăm sóc, cho
ăn, loại thức ăn sử dụng, cỡ cá thu hoạch.
Đa số các trại cá cảnh hiện nay, bên cạnh việc tự sản xuất để cung cấp cho thị
trường còn chuyển sang thu mua cá từ các tỉnh thành khác. Họ đưa về trữ dưỡng một
thời gian rồi xuất bán. Họ có thể đầu tư nguồn vốn, chuyển giao công nghệ để các trại
ở địa phương sản xuất rồi thu mua lại. Nên khi cơ sở có hoạt động trữ dưỡng cá cảnh,
phải có hồ sơ lưu lại để tiện truy xuất, theo dõi. Đặc biệt, phải tiến hành cách ly cá mới
7


đưa về cơ sở để phòng và chống dịch bệnh xảy ra. Thời gian cách ly phải đúng quy
định, ít nhất 2 tuần trước khi đưa vào nuôi tại cơ sở.
Về hoạt động thuần dưỡng, hầu như không trại nào tham gia. Tuy nhiên, nếu cơ
sở nào có hoạt động thuần dưỡng các loài cá tự nhiên bản địa thì loài cá đó phải thuộc
danh mục cho phép khai thác của Bộ NN-PTNT, có quy trình kỹ thuật phù hợp để
thuần dưỡng, và phải luôn ghi chép mọi thông tin vào hồ sơ truy xuất.
2.1.6 Quản lý sức khỏe và dịch bệnh
Cơ sở cá cảnh phải có kế hoạch quản lý sức khỏe cá cảnh bao gồm tài liệu về
loài cá tham gia GMP, hồ sơ theo dõi định kì chất lượng nước, hồ sơ theo dõi sức khỏe
cá của từng đợt sản xuất. Tài liệu quản lý sức khỏe loài cá nuôi gồm có các biện pháp
phòng bệnh về chất lượng nước, tẩy trùng cơ sở vật chất kỹ thuật, sử dụng con giống
sạch bệnh hay mua từ cơ sở có chứng nhận sạch bệnh, loại thức ăn phải được phép lưu
hành theo quy định của Nhà nước, định kì phòng bệnh, vệ sinh bằng thuốc và hóa chất
thích hợp. Thường xuyên theo dõi sức khỏe cá nuôi để phát hiện kịp thời các biểu hiện
bất thường, dịch bệnh xảy ra và đối chiếu với các ghi chép về các bệnh dịch đã xảy ra
trước đây. Đồng thời, tiến hành các biện pháp chữa trị như cách ly, sử dụng thuốc hóa
chất điều trị thích hợp. Nếu dịch bùng phát phải tiêu độc khử trùng bằng vôi, hợp chất
sát khuẩn, khống chế chống lây lan dịch và báo ngay với cơ quan thẩm quyền.

Đối với thủy sản nói chung, chất lượng nước nuôi có ảnh hưởng rất lớn tới sự
sinh trưởng, phát triển của loài nuôi, đó là vấn đề sống còn của chúng. Chính vì vậy,
cơ sở phải thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng nước, ghi nhận và có biện pháp
xử lý kịp thời với những thay đổi bất thường của môi trường. Các chỉ tiêu chất lượng
nước cần được theo dõi định kì gồm pH, oxy hòa tan (DO), nhiệt độ, độ trong, độ
kiềm, độ cứng, ammonia, nitrit, độ mặn, vi sinh vật gây bệnh,… Mỗi loài cá nuôi có
đặc điểm sinh học khác nhau thích hợp với các ngưỡng giá trị khác nhau của từng chỉ
tiêu, nên phải theo dõi và điều chỉnh cho thích hợp. Và tần suất đo các chỉ tiêu trên
cũng tùy thuộc vào đặc điểm của nguồn nước cấp sử dụng, sự biến động của chất
lượng nước theo thời gian.
Bên cạnh đó, cơ sở cũng phải có biện pháp quản lý con giống, thức ăn, thuốc và
hóa chất sử dụng. Con giống thả nuôi nên mua từ những cơ sở uy tín, được cơ quan có
thẩm quyền chứng nhận đạt chuẩn và phải được kiểm dịch trước khi đưa vào cơ sở
8


nuôi. Các loại thức ăn sử dụng tại cơ sở phải được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc,
chất lượng và mầm bệnh. Thức ăn sống, thức ăn tươi, thức ăn tự chế tuy có hàm lượng
đạm cao, cá thích ăn nhưng dễ nhiễm các mầm bệnh từ môi trường khai thác, nên phải
rửa sạch và nên rửa qua iodine trước khi cho ăn. Thức ăn công nghiệp thì phải theo dõi
nguồn gốc, chất lượng, chỉ nên dùng các loại thức ăn từ những công ty uy tín, được
cấp phép lưu hành. Bên cạnh, nếu cơ sở có bổ sung chất dinh dưỡng như vitamin,
khoáng,… thì phải theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Vấn đề thuốc hóa chất
cũng vậy, khi sử dụng phải theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và phải nằm trong
danh mục cho phép dùng. Hồ sơ phải ghi chép đầy đủ về các loại thuốc, hóa chất và
chế phẩm sinh học sử dụng cho từng đợt sản xuất, nguồn gốc, hạn dùng, ngày dùng và
liều lượng.
Trong hoạt động kiểm dịch, trại cá cảnh cần lập hồ sơ theo dõi quá trình cách ly
cá nhập vào trại, cách ly trong việc phòng và điều trị bệnh để kiểm soát dịch bệnh.
Thời gian cách ly cá nhập trại và phòng bệnh trung bình là 10- 15 ngày để theo dõi sức

khỏe cá, nếu có bệnh thì tiến hành điều trị. Đồng thời định kì cơ sở phải tiến hành tẩy
trùng cơ sở vật chất kỹ thuật gồm toàn bộ ao bể, nhà cửa, trang thiết bị, dụng cụ,…có
thể giữa 2 đợt sản xuất hoặc hàng năm… Điều này giúp tiêu diệt mầm bệnh, loại bỏ
nơi ẩn náu của chúng, tránh lây nhiễm chồng chéo, hạn chế bùng phát dịch bệnh.
Cuối cùng, cơ sở cần phải kiểm soát dịch bệnh của cá cảnh trước khi xuất bán.
Tiến hành cách ly tại chỗ để theo dõi sức khỏe và biểu hiện bệnh nếu có của cá ít nhất
2 tuần. Với việc đóng gói, vận chuyển, tùy vào loài cá, cỡ cá, mật độ đóng gói và
quãng đường di chuyển mà có phương pháp thích hợp. Hiện nay, đa số cơ sở cá cảnh
đóng bằng bình oxy, một số nơi đóng bằng máy ép và cá cảnh có thể được chứa trong
bịch nylon hoặc thùng mút.
2.2 Hiện trạng sản xuất cá cảnh ở TP.HCM
Nghề nuôi và sản xuất cá cảnh ở TP.HCM đã có từ lâu đời và là nơi phát triển cá
cảnh lớn nhất của Việt Nam. Trước năm 1975 đã từng giữ vị trí cao ở khu vực Đông
Nam Á. Nhưng sau năm 1975 do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nuôi cá cảnh
cũng lắng xuống. Đến năm 1980 thì nó bắt đầu phục hồi trở lại và phát triển mạnh từ
năm 2000 cho đến nay. Ngày nay, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao
nên thú chơi cá cảnh ngày càng được nhiều người quan tâm (Vũ Cẩm Lương, 2009).
9


Hiện nay có khoảng 300 cơ sở sản xuất (Vũ Cẩm Lương, 2008) với hơn 42 loài
cá cảnh được sản xuất và kinh doanh trên địa bàn Tp.HCM. Trong đó các loài chiếm tỷ
lệ cao trong cơ cấu sản xuất là cá chép nhật, bảy màu, hòa lan, dĩa, ông tiên, xiêm, la
hán, tứ vân, hồng kim…
2.2.1 Số lượng và khu vực phân bố trại sản xuất cá cảnh ở thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2003, thành phố có 150 cơ sở sản xuất cá cảnh, đến năm 2009 đã phát triển
292 cơ sở, tăng gấp 2 lần (Fishviet.net, 2009). Trước đây khu vực sản xuất cá cảnh tập
trung ở các quận 8, 12, và rải rác ở một số quận: Gò Vấp, Thủ Đức và các huyện Bình
Chánh, Củ Chi… Hiện nay do ảnh hưởng của đô thị hoá và nguồn nước bị ô nhiễm
nên các cơ sở sản xuất cá cảnh có xu hướng phát triển mạnh tập trung ở các quận,

huyện có nguồn nước sạch như: quận 9, quận 2, Thủ Đức, 12, Bình Chánh, Củ Chi…
Ở quận 8 và quận Gò Vấp phát triển hơn là do cá cảnh là nghề truyền thống lâu
đời, tập trung nhiều nghệ nhân giỏi, tay nghề cao, cơ sở hạ tầng sẳn có, gần trung tâm
thành phố là thị trường tiêu thụ lớn. Nhưng vẫn còn mặt hạn chế về không gian phát
triển, bởi môi trường kênh rạch ô nhiễm. Ở khu vực này sản xuất chuyên về các nhóm
có giá trị cao, có thể ương, nuôi, sinh sản trong bể kiếng, xi măng, không cần diện tích
lớn, có thể sử dụng nguồn nước máy hoặc nước ngầm phục vụ sản xuất. Đối tượng sản
xuất chủ yếu là: cá bảy màu, xiêm, dĩa và la hán…
Khu vực các quận ven và huyện ngoại thành gồm: quận 9, quận 2, Thủ Đức,
quận 12, Bình Chánh, Củ Chi…Ở nơi đây không gian rộng, một số vùng môi trường
chưa bị ảnh hưởng do phát triển đô thị và công nghiệp, có chính sách hỗ trợ chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố, nhưng phải đầu tư mới cơ sở hạ tầng.
Ngoài một số cơ sở di dời từ nội thành ra, phần lớn người nuôi chưa có kinh nghiệm.
Hiện nay, bắt đầu có nhiều cở sở sản xuất là do có nhiều cơ sở mới thành lập cùng với
sự di dời của một số cơ sở từ nội thành. Các hộ nuôi tập trung dọc theo sông, rạch, như
Long Bình, Long Thạnh Mỹ, chủ yếu sử dụng ao đất trải bạt và nguồn nước kênh,
sông để nuôi các loại cá như: bảy màu, chép nhật, vàng, hồng kim, hắc kim, bạch
kim…
2.2.2 Đối tượng cá cảnh sản xuất
Đối tượng sản xuất kinh doanh với hơn 60 loài, trong đó chủng loại chính gồm
có 36 loài nuôi sinh sản và 14 loài khai thác tự nhiên thuần dưỡng làm cá cảnh, còn lại
10


khoảng 10 loài có số lượng tiêu thụ thấp (Fishviet.net, 2009). Các loài chiếm ưu thế
như cá chép nhật, bảy màu, hòa lan, dĩa, xiêm, ông tiên, tứ vân, hồng kim, hắc kim,
bạch kim... Có thể chia đối tượng sản xuất thành 3 nhóm chính:
- Nhóm cá sản xuất trong ao đất như cá chép nhật, vàng, tứ vân, hồng kim, hắc
kim, phượng hoàng, các loại cá sặc...
- Nhóm cá sản xuất trong bể xi măng, bể bạt hoặc bể kiếng như cá dĩa, ông tiên,

xiêm, bảy màu, mang rổ, nâu, thủy tinh…
- Nhóm cá khai thác tự nhiên thuần dưỡng: cá mang rổ, nóc, thủy tinh, lìm kìm,
chạch, cá nâu, cá sặc, cá lòng tong...(Sở NN & PTNT, 2010).
2.2.3 Sản lượng cá cảnh sản xuất
Sản lượng cá cảnh của Thành phố năm hàng năm tăng khá cao, trung bình
48,5%, đặc biệt sản lượng tăng mạnh đến 50%/năm trong những năm gần đây (20052009). Khả năng sản xuất có thể đạt khoảng 55 triệu con/năm. Các loài chiếm tỷ lệ cao
trong cơ cấu sản xuất như: cá chép nhật (25,1%), bảy màu (22,1%), xiêm (5,3%), dĩa
(4%)… Nếu tính theo điều kiện ao bể thì sản lượng sản xuất cá nuôi ao đất chiếm
83,45%, các loài nuôi trên bể xi măng hoặc bể kiếng là 13,8% (Sở NN & PTNT,
2010).
2.2.4 Giá trị cá cảnh sản xuất
Giá trị sản xuất cá cảnh Thành phố là 230 tỉ đồng vào năm 2009. Tốc độ tăng
trưởng giai đoạn 2003-2005 là 43,1%/năm, giai đoạn 2006-2009 là 52%/năm (tính
theo đơn giá cố định năm 1994). Mục tiêu đến năm 2020 sản lượng cá cảnh đạt 200
triệu con, kim ngạch xuất khẩu đạt 70-100 triệu USD.
Giá trị sản lượng của 5 loài: cá dĩa, chép nhật, xiêm, bảy Màu, vàng chiếm đến
90% tổng giá trị sản lượng. Đặc biệt là nhóm cá dĩa mặc dù chỉ có 4,1% cơ cấu sản
lượng nhưng chiếm đến 40,3% cơ cấu giá trị, kế đến là cá Chép (26,8%), cá Xiêm
(14%). Đối với nhóm cá nuôi trong bể kiếng, bể xi măng chỉ chiếm 13% trong cơ cấu
sản lượng nhưng chiếm 56,3% trong tổng cơ cấu giá trị (Sở NNPTNT, 2010).

11


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 07 năm 2013, bao gồm
các hoạt động: Tiến hành khảo sát 8 trại cá cảnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Phân tích xử lý số liệu. Tổng hợp và viết luận văn.
3.1.2 Địa điểm
Sau khi tham khảo số liệu và lấy ý kiến từ Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo
vệ nguồn lợi Thủy sản Tp. HCM, chúng tôi tiến hành thực hiện khảo sát thực tế 8 trại
cá cảnh đã và đang tham gia GMP. Đây là những trại quy mô sản xuất lớn và được
phân bố tại nhiều quận huyện trên địa bàn Tp.HCM, gồm:
-

Trại Châu Tống, số 168/1, đường TX14, khu phố 6, phường Thạnh
Xuân, quận 12.

-

Trại Nguyễn Văn Sang, số 122/7, đường 11, phường Trường Thọ, quận
Thủ Đức.

-

Trại Ba Sanh Koi, số 966- 968, đường Bình Quới, phường 28, quận Bình
Thạnh.

-

Trại Tân Xuyên, đường Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông, quận Bình
Tân.

-

Công ty Cổ Phần Sài Gòn Cá Kiểng (Saigon Aquarium Corp), ấp Cây
Trôm, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi.


-

Công ty TNHH TM&DV Hải Thanh (Haithanh Koi Farm), ấp An Hòa,
xã Trung An, huyện Củ Chi.

-

Công ty TNHHMTV Xanh Nhiệt Đới, số 68/18, đường Nguyễn Thị
Lắng, ấp Phú Lộc, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.

12


-

Công ty cổ phần Sinh vật cảnh Thiên Đức, số 57, đường Lê Thị Siêng,
ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.

3.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1 Các số liệu thứ cấp
Các thông tin, số liệu có liên quan đến quá trình khảo sát các trại sản xuất cá
cảnh trên địa bàn TP.HCM được thu thập từ: Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản TP.HCM, các luận văn tốt nghiệp, sách báo, tạp chí cá cảnh,
internet,…
3.2.2 Khảo sát hiện trạng tham gia quy phạm GMP tại các trại cá cảnh
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế tại 8 trại cá cảnh trên dựa theo nội dung
yêu cầu của quy phạm GMP:
-


Thông tin chung của các trại: tên trại, địa chỉ, họ tên chủ cơ sở, quyền sử
dụng đất, giấy phép đăng kí kinh doanh,…

-

Quản lý nguồn nước cấp, nước thải, nguồn lợi và nguồn gen.

-

Quản lý lao động, hợp đồng, tiền lương, chế độ và điều kiện làm việc,
kênh liên lạc với lao động và cộng đồng.

-

Hệ thống ao bể, cách bố trí công trình, các trang thiết bị dùng trong sản
xuất.

-

Loài cá và quy trình sản xuất đăng kí tham gia quy phạm, từ sản xuất cá
bột, ương cá giống, nuôi trưởng thành, hoạt động trữ dưỡng, thuần
dưỡng.

-

Kế hoạch quản lý sức khỏe cá, chất lượng nước,…

-

Quản lý con giống, thức ăn, thuốc và hóa chất


-

Kiểm soát dịch bệnh, cách ly cá nhập, xuất ra ngoài.

-

Phương pháp đóng gói, vận chuyển.

3.2.3 Đánh giá khả năng thực hiện quy phạm GMP cá cảnh tại các trại đã khảo
sát
Tiến hành so sánh, đối chiếu giữa hiện trạng quản lý thực tế tại cơ sở với các
tiêu chuẩn của bộ quy phạm GMP, để đánh giá khả năng thực hiện GMP.
Đánh giá cơ sở đạt hay không đạt,mắc các mức lỗi nặng, nhẹ, chỉ ra nguyên
nhân và có biện pháp khắc phục.
13


3.3 Phương pháp phân tích số liệu.
Số liệu được tổng hợp, xử lý và phân tích thành phần phần trăm %. Qua kết quả
phân tích chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả thực hiện quy phạm GMP tại các cơ sơ
cá cảnh đã đăng kí tham gia quy phạm.

14


×