Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

THAØNH PHAÀN LOAØI CAÙ VAØ ÑAËC ÑIEÅM SINH HOÏC CUÛA MOÄT SOÁ LOAØI CAÙ COÙ THEÅ THUAÀN DÖÔÕNG LAØM CAÙ CAÛNH ÔÛ HOÀ TRÒ AN-TÆNH ÑOÀNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.03 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

THÀNH PHẦN LOÀI CÁ VÀ
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ
CÓ THỂ THUẦN DƯỢNG LÀM CÁ CẢNH
Ở HỒ TRỊ AN-TỈNH ĐỒNG NAI

NGÀNH: THỦY SẢN
KHÓA: 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN

TP. HỒ CHÍ MINH
9/2005


THÀNH PHẦN LOÀI CÁ VÀ
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ
CÓ THỂ THUẦN DƯỢNG LÀM CÁ CẢNH
Ở HỒ TRỊ AN-TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện bởi

Nguyễn Thò Diệu Hiền

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản


Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tư

Thành Phố Hồ Chí Minh
9/2005


TÓM TẮT
Hồ Trò An được hình thành vào năm 1982, do xây đập chắn ngang qua sông
Đồng Nai, với nhiệm vụ là tích nước chạy máy phát điện; bên cạnh đó hồ còn kết hợp
phục vụ nuôi trồng thủy sản. Hồ thuộc đòa phận của ba huyện: Vónh Cửu, Thống Nhất
và Đònh Quán - Tỉnh Đồng Nai.
Hồ Trò An là hồ chứa nhân tạo lớn nhất Đông Nam Bộ, có tiềm năng về phát
triển thủy sản. Được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Thành phần loài cá và đặc điểm sinh học của một số loài
cá có thể thuần dưỡng làm cá cảnh ở hồ Trò An - Tỉnh Đồng Nai”.
Đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2005. Kết quả chúng tôi đã
đònh danh và phân loại được 67 loài cá thuộc 22 họ và 9 bộ.
- Có hai nhóm cá sinh thái:
+ Nhóm cá nước ngọt: chiếm đa số cá thu được, chủ yếu thuộc các Bộ cá chép
Cypriniformes, Bộ cá da trơn Siluriformes và Bộ cá vược Perciformes.
+ Nhóm cá nước lợ: nhóm cá này ở nước lợ và có thể đi sâu vào nước ngọt, đại
diện là loài cá nóc (Monotetra leiurus).
- Xác đònh được 42 loài cá có giá trò kinh tế, chiếm 62,7%.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã khảo sát đặc điểm sinh học của 3 loài cá được
xem là có màu sắc đẹp, có thể thuần dưỡng làm cá cảnh:
* Cá đỏ mang (Systomus orphoides) là loài cá ăn tạp. Tỉ lệ Li/Lo trung bình là
1,41, sức sinh sản tuyệt đối là 18.931 trứng và sức sinh sản tương đối là 307 trứng/g.
* Cá bống cát (Glossogobius giuris) là loài cá ăn động vật. Tỉ lệ Li/Lo trung
bình là 0,62, sức sinh sản tuyệt đối là 7.057 trứng và sức sinh sản tương đối là 3.313
trứng/g.

* Cá hạt mít đỏ/dầm đất (Puntius sp.) là loài cá ăn động vật. Tỉ lệ Li/Lo trung
bình là 0,96. Do mẫu thu đều là cá thể đực nên chúng tôi không tính được sức sinh
sản của cá.

- ii -


ABSTRACT
Tri An reservoir was created in 1982 by building a dam across Dong Nai
river. Addition to the function of water store for hydro-electricity production, the
reservoir is also used for fisheries activity. The Tri An reservoir is geographically
located in districts of Vinh Cuu, Thong Nhat and Dinh Quan - Dong Nai province.
The study of fisheries resource of the Tri An reservoir was carried out from
April to August, 2005. Results of the study as follows:
+ Sixty seven fish species belonged to twenty two families and nine orders
were classified, there were two ecological groups.
- Freshwater-based group comprised most of classified species and mainly
belonged to families of Cypriniformes, Siluriformes and Perciformes.
- Brackish water-based group comprised species moving into freshwater
areas with representative species of Monotetra leiurus.
+ Among them, forty two species were identified as economically valued
ones (accounting for 62.7%).
+ Three colorful species considered as potential ornamental fish were also
studied on biological characteristics.
- Do mang fish (Systomus orphoides) is an omnivore. Average Li/Lo ratio is
about 1.41, absolute fecundity of 18,931 eggs and relative fecundity of 307 eggs/g
female fish.
- Bong cat fish (Glossogobius giuris) is a carnivore. Average Li/Lo ratio is
about 0.62, absolute fecundity of 7,057 eggs and relative fecundity of 3,313 eggs/g
female fish.

- Hat mit do/dam dat fish (Puntius sp.) is an omnivore. Average Li/Lo ratio is
about 0.96. All collected fish was male one so fecundity of the fish could not be
estimated.

- iii -


CẢM TẠ
Cho con gởi lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ, người đã sinh thành nuôi dưỡng
con đến ngày khôn lớn và dạy dỗ con nên người.
Xin chân thành cảm ơn:
o Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm - TP. Hồ Chí Minh.
o Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản.
o Cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa và ngoài khoa đã giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến:
o Thầy Nguyễn Văn Tư
o Cô Lê Hoàng Yến
Đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện
và hoàn thành luận văn này.
Đồng thời gởi lời cám ơn chân thành đến:
o
o
o
o

Tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm Thủy sản Đồng Nai.
Tập thể cán bộ công nhân viên Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Đồng Nai.
Các Anh, các Chú, Bác ở Trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ Trò An.
Các chủ vựa tại các bến cá và các hộ ngư dân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong

suốt thời gian thu thập mẫu vật thực hiện đề tài.

Xin cảm ơn các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã cùng trao đổi, động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về kiến thức, do bước đầu làm quen với
công việc nghiên cứu khoa học nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn.

- iv -


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG TỰA ............................................................................................................... i
TÓM TẮT ................................................................................................................... ii
ABSTRACT ............................................................................................................... iii
CẢM TẠ ..................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH .............................................................................. viii
I.

GIỚI THIỆU .................................................................................................1

1.1
1.2


Đặt Vấn Đề .................................................................................................. 1
Mục Tiêu Đề Tài ......................................................................................... 1

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................2

2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.2.7

Giới Thiệu Khái Quát Về Hồ Chứa ............................................................. 2
Hồ Trò An..................................................................................................... 2
Lòch sử của hồ .............................................................................................. 2
Vò trí đòa lý ................................................................................................... 3
Đặc điểm khí hậu thủy văn .......................................................................... 3
Đòa chất thổ nhưỡng..................................................................................... 4
Chế độ thủy lý, hóa, sinh của hồ .................................................................. 4
Những hoạt động thủy sản của hồ ................................................................ 4
Các cơ quan quản lý hoạt động thủy sản trên hồ Trò An.............................. 6

III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................8


3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3

Thời Gian và Đòa Điểm ............................................................................... 8
Phương Pháp Nghiên Cứu ............................................................................ 8
Phương pháp thu và cố đònh mẫu ................................................................. 8
Phương pháp phân loại ................................................................................ 9
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học ...............................................10

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................13

4.1
4.2
4.3

Thành Phần Loài Cá Hồ Trò An Thu Được Năm 2005................................13
Thành Phần Loài Cá Hồ Trò An Năm 1983 và Năm 2005..........................83
Thành Phần Loài Cá Kinh Tế.....................................................................87
-v-


4.4
4.4.1
4.4.2

4.4.3

Đặc Điểm Sinh Học Một Số Loài Cá Được Khảo Sát ................................88
Đặc điểm sinh học cá đỏ mang ...................................................................88
Đặc điểm sinh học cá bống cát ...................................................................91
Đặc điểm sinh học cá dầm đất/hạt mít đỏ ...................................................94

V.

KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ...........................................................................97

5.1
5.2

Kết Luận .....................................................................................................97
Đề Nghò ......................................................................................................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................100
PHỤ LỤC

- vi -


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4

Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15

NỘI DUNG

TRANG

Số lượng con giống bổ sung và sản lượng khai thác ở hồ Trò An qua các
năm
6
Thành phần loài cá hồ Trò An
13
Thành phần loài cá hồ Trò An năm 1983 và năm 2005
83
Tỉ lệ Li/Lo của cá đỏ mang
88
Tần suất bắt gặp thức ăn của cá đỏ mang (n = 20)
89
Độ no của cá đỏ mang
89
Hệ số thành thục của cá đỏ mang cái

90
Sức sinh sản của cá đỏ mang
91
Tỷ lệ Li/Lo của cá bống cát
91
Tần suất bắt gặp thức ăn của cá bống cát (n = 35)
92
Độ no của cá bống cát
92
Hệ số thành thục của cá bống cát cái
93
Sức sinh sản của cá bống cát
93
Tỉ lệ Li/Lo của cá hạt mít đỏ
94
Tần suất bắt gặp thức ăn của cá hạt mít đỏ (n = 30)
94
Độ no của cá hạt mít đỏ
95

- vii -


-1-

I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề


Các hồ chứa thường được xây dựng với mục đích chính là tích nước cho hoạt
động thủy lợi, thủy điện hoặc nước sinh hoạt cho nhân dân. Việt Nam được biết có
hơn 4.000 hồ chứa lớn nhỏ với tổng diện tích khoảng 340.000 ha. Với một diện tích
rộng lớn như thế nên nghề cá hồ chứa đóng vai trò quan trọng trong ngành thủy sản
nước ta, hàng năm cho ra một lượng thủy sản đáng kể phục vụ cho tiêu dùng, đồng
thời giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động.
Hồ Trò An với diện tích khoảng 32.400 ha, là hồ chứa nhân tạo lớn nhất Đông
Nam Bộ, đồng thời cũng là thủy vực quan trọng trong việc phát triển thủy sản cho
tỉnh Đồng Nai. Về mặt tự nhiên, hồ Trò An được xây dựng chủ yếu để làm thủy điện,
và cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho dân cư khu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Về
mặt xã hội, do nguồn lợi thủy sản trong hồ phát triển tốt nên ngư dân từ các tỉnh
thành trong cả nước cùng với Việt kiều từ Campuchia đã về đây sinh sống và tham
gia hoạt động khai thác thủy sản ngày càng đông. Trước sự gia tăng lực lượng khai
thác như vậy đã làm cho nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên ngày càng trở nên giảm
sút, cạn kiệt và tình hình an ninh trật tự xã hội ven hồ cũng ngày càng nảy sinh phức
tạp.
Bên cạnh việc sử dụng cá như một nguồn thực phẩm giàu đạm thì hiện nay
người dân đang có xu hướng thuần dưỡng một số loài cá tự nhiên có hình dáng đẹp và
màu sắc lạ về làm cá cảnh. Đây cũng là một trong những nguồn lợi mới mà hồ chứa
Trò An mang lại.
Xuất phát từ những thực tiễn đó, được sự đồng ý và phân công của Khoa Thủy
Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Thành Phần Loài Cá và Đặc Điểm Sinh Học của Một Số Loài Cá Có
Thể Thuần Dưỡng Làm Cá Cảnh ở Hồ Trò An - Tỉnh Đồng Nai”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài

Nhằm tạo cơ sở dữ liệu giúp cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản được tốt hơn. Đề tài được thực hiện với mục tiêu:


cảnh.

- Điều tra về thành phần loài cá của hồ Trò An ở thời điểm hiện tại.
- Đánh giá sự thay đổi thành phần loài thủy sản trong thời gian vừa qua.
- Tìm hiểu đặc điểm sinh học của một số loài cá có thể thuần dưỡng làm cá


-2-

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Giới Thiệu Khái Quát Về Hồ Chứa

Hồ chứa là những thủy vực trong nội đòa do con người tạo ra bằng cách đắp
đập ngăn dòng chảy của sông, suối. Hồ chứa là một vùng nước đặc biệt vừa mang
tính chất nước đứng vừa mang tính chất nước chảy, hình thái phức tạp và mang nhiều
đặc điểm khác với sông ngòi và hồ tự nhiên. Nó là loại hình công trình có khả năng
sử dụng tổng hợp tài nguyên nước phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế khác
nhau như: thủy lợi, thủy điện, du lòch, cấp nước phục vụ dân sinh, … Ngoài các lợi ích
trên, hồ chứa còn là nơi sinh sống của các loài thủy sản, đem lại lợi ích về cung cấp
thực phẩm cho con người. Do đó có thể nói hồ chứa là loại hình công trình có rất
nhiều ưu điểm đã và đang được phát triển mạnh ở nước ta.
2.2

Hồ Trò An

2.2.1 Lòch sử của hồ
Hồ được hình thành do xây đập chắn ngang qua sông Đồng Nai tại Thò trấn

Vónh An, huyện Vónh Cửu. Thượng lưu của hồ là nơi hợp lưu giữa sông Đồng Nai và
sông La Ngà, ngoài ra còn có một số suối nhỏ chảy vào hồ như: suối Cai Nha, suối
Bún, suối Sa Mách, suối Trau, … Hồ được thành lập với nhiệm vụ tích nước phục vụ
cho thủy điện và cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai và
sông Sài Gòn. Bên cạnh đó hồ còn kết hợp nuôi trồng thủy sản nhằm phục vụ cho nhu
cầu đời sống của người dân và việc phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai.
Công trình thủy điện được khởi công và xây dựng năm 1982 và hoàn tất vào
năm 1987. Công trình bắt đầu đưa vào vận hành các tổ máy từ năm 1988, với bốn tổ
máy có công suất 400 MW, sản lượng điện hàng năm là 1,7 tỷ KW cung cấp cho
Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.
* Các thông số chính của hồ:
Chiều dài trung bình
: 43,5 km
Chiều rộng trung bình
: 7,5 km
Độ sâu lớn nhất
: 34 m
Độ sâu trung bình
: 10-12 m
Diện tích ngập nước vào mùa mưa
: 32.400 ha (cao trình Coste 62)
Diện tích ngập nước vào mùa khô
: 7.500 ha (cao trình Coste 48)
Diện tích mặt nước sử dụng có hiệu quả
: 25.000 ha (cao trình Coste 56)
Mực nước cao nhất (so với mặt nước biển) : 63,9 m
Mực nước thấp nhất (so với mặt nước biển): 49 m


-3-


Mực nước trung bình (so với mặt nước biển): 62 m
Lưu tốc bề mặt trung bình vào mùa khô
: 0,6-0,9 m/s
Lưu tốc bề mặt trung bình vào mùa mưa : 0,8-1,2 m/s
Lưu lượng nước trung bình
: 477 m3/s
Lưu lượng ở đỉnh lũ thiết kế
: 21.000 m3/s
Dung tích toàn hồ
: 2.760 tỷ m3
Dung tích hữu ích
: 2.754 tỷ m3
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Tỉnh Đồng Nai, 2001)
2.2.2

Vò trí đòa lý

Hồ nằm ở vò trí 100 đến 12020’ độ vó bắc và 1070 đến 108030’ độ kinh đông.
Hồ cách thành phố Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai 40 km và cách Thành phố Hồ Chí
Minh 70 km. Hồ thuộc đòa phận của ba huyện: Vónh Cửu, Thống Nhất và Đònh Quán
- Tỉnh Đồng Nai và theo ranh giới sau:

Quán.

- Phía Đông giáp xã Phú Túc, xã Phú Cường, xã Phú Ngọc thuộc huyện Đònh

- Phía Tây giáp Nhà máy thủy điện Trò An và Thò trấn Vónh An thuộc huyện
Vónh Cửu.
- Phía Nam giáp xã Gia Tân, xã Cây Gáo thuộc huyện Thống Nhất.

- Phía Bắc giáp Lâm trường Mã Đà, Lâm trường Vónh An thuộc huyện Vónh
Cửu.
2.2.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Khí hậu vùng hồ thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự phân chia hai
mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng 11 do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, khí
hậu ẩm ướt và lượng mưa lớn (chiếm 90-95% lượng mưa cả năm).
- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 5 do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên
gần như không có mưa hoặc lượng mưa rất nhỏ (chiếm 5-10% lượng mưa cả năm).
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 25,40C, dao động từ 23,80C đến
28,20C.
Nhiệt độ nước biến động từ 21-310C
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 mm
Số ngày mưa: 130-150 ngày/năm; số ngày nắng: 110-112 ngày/năm
Độ ẩm tương đối vào mùa mưa: 86-87%
Độ ẩm tương đối vào mùa khô: 74-77%
Chế độ thủy văn của lưu vực sông Đồng Nai hoàn toàn phù hợp với đặc điểm:


-4-

- Mùa lũ: kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11. Lưu lượng nước vào mùa này lớn
chủ yếu là do lượng mưa nhiều, lưu tốc dòng chảy trung bình từ 0,6-1 m/s.
- Mùa kiệt: kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6, kiệt nhất là vào tháng 5 đến
tháng 6. Lưu lượng nước vào mùa này giảm đi rất nhiều, lưu tốc dòng chảy trung bình
từ 0,3-0,5 m/s.
2.2.4 Đòa chất thổ nhưỡng
Nền đáy hồ trước đây là đất rừng núi, gò đồi, chất đất ở hạ lưu hồ là đất sét
pha sỏi, ở trung và thượng lưu là đất thòt. Hiện nay nền đáy được bồi bằng một lớp đất
phù sa và đất đảo đa phần bò xói mòn lớp đất tầng mặt.

2.2.5

Chế độ thủy lý, hóa, sinh của hồ

- Theo kết quả khảo sát qua 3 tháng (tháng 10, 11, 12 năm 2000) của Chi cục
Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Tỉnh Đồng Nai thì hồ Trò An có:
Nhiệt độ
pH
Độ trong
Oxy hòa tan
Độ mặn
Độ kiềm
Độ cứng
Nitrite
Ammonia tổng cộng
Photphate hòa tan

: 29,30C
: 7,2
: 72 cm
: 5,0 (mg/l)
: 0 ppt
: 17,4 mg CaCO3/l
: 11,5 mg CaCO3/l
: 0,005 (mg/l)
: 0,77 (mg/l)
: 0,17 (mg/l)

- Hàm lượng chất dinh dưỡng hòa tan: hàm lượng chất dinh dưỡng mùa mưa
cao hơn mùa khô, do lượng phù sa và mùn bã hữu cơ từ các sông suối đổ về cùng với

sự phân hủy các thảm cỏ của hồ khi bò ngập nước. Qua quá trình hình thành, hồ Trò
An ngày càng trở nên giàu chất khoáng. Đây là yếu tố thuận lợi cho các nguồn lợi
thủy sản tự nhiên phát triển.
2.2.6 Những hoạt động thủy sản của hồ
2.2.6.1 Nghề nuôi
Nghề nuôi thủy sản ở hồ Trò An có hai hình thức nuôi chủ yếu là nuôi cá lồng
bè và nuôi eo ngách.
a/ Nuôi cá bè


-5-

Nghề nuôi cá bè ở hồ Trò An được hình thành từ năm 1989 và phát triển cho
đến ngày nay, đây là hình thức nuôi rất có hiệu quả. Năm 1993 có khoảng 200 bè.
Năm 1999 số bè đã tăng lên 867 bè, nhưng đến năm 2004 thì số lượng bè là 605 bè.
Xu hướng nuôi bè vào những năm gần đây đang có chiều hướng giảm do
nguồn nước hồ bò ô nhiễm và nguồn cá mồi giảm. Lúc mới hình thành nghề nuôi cá
bè thì đối tượng được nuôi chủ yếu là cá lóc bông và cá bống tượng. Tuy nhiên do
nguồn nước bò ô nhiễm và sự khan hiếm về con giống nên các đối tượng này không
được nuôi nữa mà thay vào đó là các loài lóc đen, chép, rô phi đỏ (điêu hồng), đây là
các đối tượng được nuôi chính ở hồ hiện nay.
b/ Nuôi eo ngách
Nghề nuôi cá eo ngách chỉ mới hình thành trong những năm gần đây, do các
nhà tư nhân trúng thầu thực hiện. Họ nhận thầu tại một eo ngách nào đó rồi dựng
đăng chắn và thả con giống bổ sung. Đến mùa khô khi nước rút thì họ tiến hành thu
hoạch. Đây cũng là một hình thức nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tính đến cuối
năm 2003 thì hồ có 21 eo ngách với tổng diện tích 367 ha được đề xuất cho tư nhân
hợp đồng. Nhưng hiện nay hoạt động nuôi này đang bò tạm dừng do nhiều nguyên
nhân phức tạp.
2.2.6.2 Khai thác

Hiện nay lực lượng khai thác chủ yếu là ngư dân, họ là những người di dân tự
do từ nhiều nơi đến và rất đông bà con Việt kiều trở về từ Campuchia cũng đến đây
đònh cư sinh sống và hoạt động nghề cá. Vào năm 1993 chỉ có khoảng 300 hộ khai
thác, nhưng đến năm 2.000 số hộ khai thác đã lên đến 1.078 hộ với khoảng 6.000
nhân khẩu. Hiện nay số hộ khai thác là 1.100 hộ, nhưng chỉ có khoảng 884 hộ có
đăng ký hợp đồng khai thác với Trung tâm thủy sản Đồng Nai. Điều này đã dẫn đến
tình hình xã hội và hoạt động khai thác ở đây diễn ra khá phức tạp. Một số ngư dân
sử dụng chất nổ, xung điện và các loại ngư cụ không đúng qui đònh để đánh bắt cá.
Hiện nay trên hồ có khoảng 16 loại nghề tập trung trong năm họ nghề đang
hoạt động khai thác. Trong đó có một số nghề bò cấm hoạt động song vẫn lén lút tồn
tại.
Một số loại ngư cụ tiêu biểu ở hồ Trò An như: lợp tép, lưới rê ba lớp, câu
giăng, chài quăng, chài rê, xúc dồn (ủi dồn), lưới kéo cải tiến, lưới đèn măng sông.


-6-

2.2.7 Các cơ quan quản lý hoạt động thủy sản trên hồ Trò An
2.2.7.1 Trung tâm thủy sản Đồng Nai
Sau khi hồ được hình thành, năm 1989 Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai ra
quyết đònh thành lập Công ty quản lý kinh doanh tổng hợp hồ Trò An. Đến tháng 12
năm 1993 y Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai lại ra quyết đònh đổi tên thành Công ty
thủy sản Đồng Nai và đến cuối tháng 12 năm 2003 lại chuyển đổi thành đơn vò sự
nghiệp có thu là Trung tâm thủy sản Đồng Nai. Nhiệm vụ của trung tâm là sản xuất
giống, nuôi trồng và kinh doanh thủy sản. Bên cạnh đó trung tâm còn được giao
nhiệm vụ quản lý khai thác thủy sản và thả cá giống bổ sung vào hồ hàng năm để tận
dụng nguồn thức ăn tự nhiên nhằm nâng cao sản lượng thủy sản của hồ. Các loài cá
được thả gồm có: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, chép, trôi, mè vinh, rô phi, …
Bảng 2.1 Số lượng con giống bổ sung và sản lượng khai thác ở hồ Trò An qua các
năm

Năm
Số lượng giống thả (con)
Sản lương khai thác (tấn)
1993
0
800
1994
0
833
1995
1.343.000
1.126
1996
1.900.000
1.475
1997
5.006.000
1.825
1998
0
1.640
1999
1.300.000
1.959
2000
1.200.000
2.650
2001
1.500.000
2.859

2002
1.170.000
3.315
2003
0
3.158
(Nguồn: Qua Báo cáo tổng kết các năm của Trung tâm thủy sản Đồng Nai)
Các hoạt động sản xuất khác do trung tâm quản lý:
* Khai thác thủy sản
Các hoạt động khai thác trên hồ được thực hiện do ngư dân hợp đồng khai
thác với trung tâm bằng phương thức thu thuế theo đợt, mỗi đợt 10 ngày, vào các
ngày: 01, 02, 03, 11, 12, 13, 21, 22, 23 trong tháng, giá cả ghi thu tùy thuộc vào loại
ngư cụ sử dụng khai thác.


-7-

* Nuôi cá bè
Nuôi cá lồng bè ở hồ Trò An chủ yếu tập trung ở các xã Phú Ngọc, La Ngà
thuộc huyện Đònh Quán và một số xã thuộc huyện Vónh Cửu, Thống Nhất với hình
thức và qui mô tùy theo từng khu vực. Hiện nay trung tâm chưa quản lý được hết tình
hình nuôi cá bè trên hồ.
* Công tác bảo vệ
Trung tâm được trang bò hai canô và hai ghe lớn để làm công tác bảo vệ,
ngoài ra còn có các ghe nhỏ làm nhiệm vụ ghi thu và tham gia vào công tác bảo vệ,
trực tiếp bắt giữ và xử phạt những ngư dân vi phạm trong khai thác. Nhờ có các hoạt
động quản lý của trung tâm mà việc khai thác bằng chất nổ, xung điện và việc sử
dụng các ngư cụ đánh bắt sai qui đònh đã giảm nhiều so với trước đây.
2.2.7.2 Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tỉnh Đồng Nai được thành lập năm 1994

với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Trực thuộc chi cục có
hai trạm đặt ở đòa phương, một trong hai trạm được đặt ở hồ Trò An được gọi là Trạm
bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ Trò An. Trạm được trang bò một tàu và một canô để tiện
việc quản lý và kiểm tra các phương tiện khai thác thủy sản trên hồ. Trạm có mạng
lưới cộng tác viên ở các xã ven hồ để trực tiếp quản lý hoạt động khai thác thủy sản
qua việc cấp giấy phép đăng ký phương tiện khai thác, kiểm tra tàu thuyền, tuyên
truyền việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời cũng trực tiếp bắt giữ và xử phạt
những ngư dân vi phạm trong khai thác thủy sản.
Nhìn chung nhờ các hoạt động quản lý của các cơ quan nêu trên mà tình hình
sử dụng các ngư cụ trái qui đònh đã giảm dần góp phần bảo vệ và nâng cao nguồn lợi
thủy sản ở hồ Trò An. Tuy vậy việc phối hợp quản lý vẫn còn nhiều khó khăn, do
nhiều nguyên nhân khác nhau.


-8-

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời Gian và Đòa Điểm

- Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2005.
- Đòa điểm: thu mẫu tại hồ Trò An tỉnh Đồng Nai và tiến hành phân tích mẫu
tại phòng Ngư loại, Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.
3.2

Phương Pháp Nghiên Cứu

3.2.1 Phương pháp thu và cố đònh mẫu

Thu mẫu đònh kỳ mỗi tháng tại các đòa điểm đã xác đònh trước, mỗi điểm thu
lặp lại khoảng 2-3 lần. Tuy nhiên việc thu mẫu tại bến cá Phú Cường và La Ngà được
lặp lại rất nhiều lần.
Mẫu thu trực tiếp từ những người tham gia khai thác trên hồ hay tại các bến
cá, chợ cá.
Mẫu thu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, mẫu còn sống hoặc vừa chết
nhưng hình thái và màu sắc còn nguyên vẹn. Quan sát, mô tả màu sắc tự nhiên và
chụp hình cá tươi hoặc cá vừa mới cố đònh bằng formol.
Mỗi loài thu khoảng 3-4 mẫu trở lên nhưng cá biệt một số loài cá hiếm hay
khó tìm thì thu được ít hơn.
3.2.1.1 Phương pháp cố đònh mẫu
Cố đònh mẫu bằng formaline nguyên chất (38-40%).
Tiêm formaline vào các vò trí: lỗ hậu môn, xoang bụng, cơ lưng, rưới
formaline vào miệng hay mang cá.
Sau khi tiêm formaline đặt cá vào khay bằng phẳng, dùng tay vuốt nhẹ các
vây thân cá cho thẳng và xếp cá vào keo thủy tinh hay lọ nhựa có chứa dung dòch
formaline pha loãng khoảng 4-5%.
Lập phiếu thu mẫu bằng giấy bóng mờ, dùng bút chì đậm ghi lên phiếu: đòa
điểm thu, ngày thu và tên đòa phương của cá. Phiếu thu mẫu được đặt vào miệng
hoặc dưới nắp mang cá, đối với những loài cá có kích thước quá nhỏ thì dùng chỉ
buộc phiếu vào đuôi cá.


-9-

3.2.1.2 Dụng cụ và hóa chất
- Hóa chất: formaline nguyên chất (38-40%) và formaline pha loãng (4-5%)
- Dụng cụ: kim tiêm và ống tiêm, thước đo, bao tay, kính lúp cầm tay, dao mổ,
kéo, kẹp, chai lọ thủy tinh, cân: sử dụng cân điện tử, kính hiển vi, khay.
3.2.2 Phương pháp phân loại

3.2.2.1 Mô tả hình dạng ngoài: hình dạng thân, mắt, mũi, miệng
- Hình dạng thân: thoi, dẹp, dạng rắn, mũi tên, tròn dài và các các dạng đặc
biệt khác.
- Vò trí các vây
- Hình dạng vây đuôi: đồng vó, dò vó
- Đường bên: có hay không có; liên tục hay không liên tục.
- Tia vây: tia cứng hay tia mềm
- Vẩy: cá có vẩy hay không có vẩy
- Các điểm đặc trưng qua các đốm, các vệt nằm trên thân hay trên các vây.
- Mô tả màu sắc tự nhiên đặc trưng của loài.
3.2.2.2 Các chỉ tiêu đo đếm
a/ Các chỉ tiêu đo
L
L0
Li
T
H
O
OO

: chiều dài tổng cộng (chiều dài thân)
: chiều dài chuẩn
: chiều dài ruột
: chiều dài đầu
: chiều cao lớn nhất của thân
: đường kính mắt
: khoảng cách giữa hai ổ mắt

Lập một số tỷ lệ chủ yếu:
H/Lo (%)

T/Lo (%)
O/T (%)
OO/T (%)

: cao thân/ dài chuẩn
: dài đầu/ dài chuẩn
: đường kính mắt/ dài đầu
: khoảng cách hai ổ mắt/ dài đầu


- 10 -

b/ Các chỉ tiêu đếm
- Đếm số tia vây: vây lưng (D), vây ngực (P), vây bụng (V), vây hậu môn (A)
và vây đuôi (C).
- Đếm số vẩy đường bên (L1), vẩy ngang thân (Tr)
* Cách biểu thò các vây khi mô tả:

(/).

+ Số La Mã: biểu thi các tia vây cứng.
+ Số Ả Rập: biểu thò các tia vây mềm, tia không phân nhánh.
+ Giữa tia vây cứng và tia vây mềm được ngăn cách nhau bằng dấu gạch chéo

+ Đối với loài cá có hai tia vây lưng hoàn toàn rời nhau, ký hiệu giữa hai vây
lưng ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy (;).
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học
Đối tượng nghiên cứu là loài cá tự nhiên có hình dáng và màu sắc đẹp có thể
thuần dưỡng làm cá cảnh như cá đỏ mang, cá dầm đất (hạt mít đỏ) và cá bống cát.
3.2.3.1 Dinh dưỡng

a/ Cơ quan bắt mồi và cơ quan tiêu hóa
Quan sát và mô tả hình dạng của miệng, đồng thời giải phẩu để mô tả răng
hầu, thực quản, dạ dày, ruột cá và cách sắp xếp của ruột trong xoang bụng.
b/ Tính ăn của cá
Tiến hành giải phẩu và đo chiều dài ruột. Từ đó xác đònh tỷ lệ dài ruột/dài
chuẩn (Li/Lo) và so sánh tỷ lệ này theo Nicolski (1963) qua đó xác đònh tính ăn của
cá:
Li/Lo<1: cá ăn động vật
Li/Lo<3: cá ăn thực vật
1
  • c/ Thức ăn
    Thức ăn tự nhiên: xác đònh thức ăn tự nhiên qua giải phẩu cá, từ đó xác đònh
    thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa bằng phương pháp đònh tính. Phương pháp này
    thường được sử dụng trong giai đoạn đầu phân tích dựa vào thành phần thức ăn còn


    - 11 -

    lại trong dạ dày, để xác đònh loại thức ăn. Có thể quan sát bằng mắt thường đối với
    mẫu thức ăn lớn, hoặc sử dụng kính lúp, kính hiển vi đối với mẫu thức ăn nhỏ.
    * Phương pháp tính tần số bắt gặp
    Phân loại thức ăn trong ống tiêu hóa của cá và đếm số lần bắt gặp loại thức ăn
    đó trong tổng số mẫu phân tích.
    Tần suất bắt gặp = X * 100/Y
    Trong đó:

    X: tổng số lần xuất hiện của loại thức ăn đó
    Y: tổng số mẫu phân tích

    d/ Cường độ dinh dưỡng

    Để xác đònh cường độ dinh dưỡng ta dùng chỉ tiêu 6 cấp của Lebedev
    (Nicolski, 1963):
    Cấp 0: ruột không có thức ăn (cá rất đói)
    Cấp 1: thức ăn có lác đác trong ruột (cá đói ít)
    Cấp 2: thức ăn có một ít (cá no ít)
    Cấp 3: thức ăn tương đối nhiều (cá no vừa)
    Cấp 4: thức ăn chứa đầy trong dạ dày nhưng ruột chưa căng (cá no nhiều)
    Cấp 5: thức ăn chứa căng trong dạ dày và ruột (cá no căng)
    3.2.3.2 Sinh sản
    a/ Tuổi thành thục và mùa vụ sinh sản
    Chúng tôi tiến hành thu thập, điều tra từ ngư dân và qua giải phẩu, phân tích
    xác đònh mùa vụ sinh sản, các giai đoạn thành thục và kích thước thành thục của cá.
    Để xác đònh các giai đoạn phát triển chúng tôi dựa theo tài liệu của Nicolski
    (1963). Thang về phát triển tuyến sinh dục chia làm 6 giai đoạn:
    Giai đoạn I: cá còn non, chưa phân đònh được cơ quan sinh dục đã hình thành
    hay chưa.
    Giai đoạn II: tuyến sinh dục còn nhỏ, bằng mắt thường chứa nhìn thấy hạt
    trứng được
    Giai đoạn III: bằng mắt thường có thể nhìn thấy hạt trứng được, khối lượng
    tuyến sinh dục phát triển rất nhanh, sẹ từ màu trắng chuyển sang hồng nhạt. Đây là
    giai đoạn chín của tuyến sinh dục.


    - 12 -

    Giai đoạn IV: tuyến sinh dục đã lớn và khối lượng lớn nhất, khi ấn nhẹ vào
    bụng cá sản phẩm sinh dục chưa chảy ra. Đây là giai đoạn chín mùi sinh dục.
    Giai doạn V: khi ấn nhẹ vào bụng cá thì sản phẩm sinh dục chảy ra và khối
    lượng tuyến sinh dục giảm rất nhanh. Đây là giai đọan cá đẻ.
    Giai đoạn VI: cá đẻ xong, các sản phẩm sinh dục không còn, lỗ sinh dục

    phồng lên, túi sinh dục ở trạng thái mềm nhão. Tuyến sinh dục chỉ còn sót lại một ít
    trứng và sẹ.
    b/ Phân biệt đực cái
    Dựa vào tuyến sinh dục, kinh nghiệm của ngư dân để xác đònh dấu hiệu sinh
    dục thứ cấp.
    c/ Hệ số thành thục
    Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng tuyến sinh dục với khối lượng thân cá bỏ
    nội quan.
    K = Ps * 100/Po

    Trong đó

    K: hệ số thành thục (%)
    Po: khối lượng cá bỏ nội quan (g)
    Ps: khối lượng tuyến sinh dục (g)

    d/ Sức sinh sản tuyệt đối
    Là số trứng có trong noãn sào cá.
    Mỗi buồng trứng chúng tôi tiến hành lấy một mẫu tuyến sinh dục đem cân,
    tách nhẹ trứng rồi cho vào cồn và tiến hành đếm. Sau đó lấy số trứng đếm được nhân
    cho trọng lượng buồng trứng và chia cho trọng lượng mẫu buồng trứng được đếm
    trứng.
    e/ Sức sinh sản tương đối
    Là số trứng trong noãn sào chia cho trọng lượng cá. Đơn vò tính: trứng/gram.


    - 13 -

    IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    4.1


    Thành Phần Loài Cá Hồ Trò An Thu Được Năm 2005

    Đề tài đã đònh danh được 67 loài, 22 họ thuộc 9 bộ. Số loài được ghi nhận ở
    bảng sau:
    Bảng 4.1 Thành phần loài cá hồ Trò An
    STT

    1

    2

    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    11
    12
    13
    14
    15
    16
    17
    18
    19
    20

    21
    22
    23
    24
    25
    26

    Tên Khoa Học
    BỘ 1: OSTEOGLOSSIFORMES
    Họ 1: Notopteridae
    Notopterus notopterus (Pallas)
    BỘ 2: CLUPEIFORMES
    Họ 2: Engraulidae
    Corica laciniata (Fowler)
    BỘ 3: CYPRINIFORMES
    Họ 3: Cyprinidae
    Barbodes gonionotus (Bleeker)
    Morulius chrysophekadion (Bleeker)
    Aristichthys nobilis (Richardson)
    Osteochilus hasseltii (Valenciennes – Cuvier)
    Osteiochilus melanopleura (Bleeker)
    Cirrhinus jullieni (Sauvage)
    Labiobarbus spilopleura (Smith)
    Probarbus jullienni (Sauvage)
    Puntius leiacanthus (Bleeker)
    Puntius sp1
    Barbodes schwanenfeldii (Bleeker)
    Systomus orphoides (Valenciennes)
    Labeo rohita
    Cirrhinus mrigala (Hamilton)

    Puntius sp2
    Esomus daurica (H.M. Smith)
    Rasbora retrodorsalis (H.M. Smith)
    Rasbora tornieri (Ahl)
    Hampala macrolepidota (Valenciennes)
    Cyprinus carpio (Linnaeus)
    Hypophthalmichthys molitrix (C – V)
    Ctenopharyngodon idellus (C – V)
    Cyclocheilichthys apogon (Valenciennes)
    Cyclocheilichthys repasson (Bleeker)

    Tên Việt Nam

    Cá thát lát

    Cá cơm sông

    Cá mè vinh
    Cá ét mọi
    Cá mè hoa
    Cá mè lúi
    Cá mè hôi
    Cá linh ống/tròn
    Cá linh rìa
    Cá chài sóc
    Cá rằm/óc mít
    Cá hạt mít đỏ/dầm đất
    Cá he đỏ
    Cá đỏ mang
    Cá trôi đen

    Cá trôi trắng
    Cá mè đất/kỳ vàng
    Cá lòng tong bay
    Cá lòng tong đá
    Cá lòng tong vạch
    Cá ngựa nam
    Cá chép
    Cá mè trắng
    Cá trắm cỏ
    Cá ba kỳ đỏ
    Cá ba kỳ trắng


    - 14 -

    27
    28
    29
    30
    31
    32
    33
    34
    35
    36

    37
    38
    39
    40

    41
    42
    43
    44
    45
    46
    47
    48
    49
    50
    51

    52
    53

    54
    55

    Puntioplites falcifer (Smith)
    Puntioplites bulu (Bleeker)
    Cosmochilus harmandi (Sauvage)
    Paralaubuca riveroi (Fowler)
    Họ 4: Cobitidae
    Acanthopsis choirorhynchos (Bleeker)
    Acanthopsis sp.
    Botia modesta (Bleeker)
    Botia helodes (Sauvage)
    Pangio anguillaris (Vaillant)
    Họ 5: Gyrinocheilidae
    Gyrinocheilus aymonieri (Tirant)

    BỘ 4: SILURIFORMES
    Họ 6: Siluridae
    Ompok bimaculatus (Bloch)
    Kryptopterus moorei (Smith)
    Kryptopterus cryptopterus (Bleeker)
    Micronema bleekeri (Gunther)
    Wallago attu (Bloch)
    Họ 7: Clariidae
    Clarias macrocephalus (Gunther)
    Clarias batrachus (Linnaeus)
    Họ 8: Pangasiidae
    Pangasius siamensis (Steindachner)
    Pangasius conchophylus (Roberts –Vidthayaron)
    Họ 9: Bagridae
    Mystus albolineatus (Roberts)
    Mystus mysticetus (Roberts)
    Leiocassis siamensis (Regan)
    Mystus wyckioides (Fowler)
    Mystus nemurus (Valenciennes)
    Họ 10: Loricariidae
    Hypostomus sp.
    BỘ 5: BELONIFORMES
    Họ 11: Belonidae
    Xenetodon canciloides (Bleeker)
    Họ 12: Hemirhamphidae
    Hyporhamphus unifasciatus (Ranzani)
    BỘ 6: PERCIFORMES
    Họ 13: Chandidae
    Chanda siamensis (Fowler)
    Họ 14: Nandidae

    Pristolepis fasciatus (Bleeker)

    Cá dảnh trắng
    Cá dảnh bông
    Cá duồng bay
    Cá thiểu nam
    Cá khoai sông
    Cá khoai sông
    Cá heo xanh
    Cá heo rừng
    Cá heo ống
    Cá ong/may

    Cá trèn bầu
    Cá trèn mỡ
    Cá trèn lá/mỏng
    Cá kết
    Cá leo
    Cá trê vàng
    Cá trê trắng
    Cá xác sọc
    Cá hú
    Cá chốt giấy
    Cáù chốt sọc
    Cá chốt bông
    Cá lăng đuôi đỏ
    Cá lăng vàng
    Cá tỳ bà

    Cá nhái

    Cá kìm sông

    Cá sơn xiêm/sơn gián
    Cá rô biển


    - 15 -

    56
    57
    58
    59
    60
    61
    62
    63

    64

    65
    66

    67

    Họ 15: Anabantidae
    Anabas testudineus (Bloch)
    Họ 16: Belontiidae
    Trichogaster trichopterus (Pallas)
    Trichogaster pectoralis (Regan)
    Họ 17: Eleotridae

    Oxyeleotris marmoratus (Bleeker)
    Họ 18: Gobiidae
    Glossogobius giuris (Hamilton)
    Brachygobius doriae (Gunther)
    Họ 19: Cichlidae
    Oreochromis spp.
    Oreochromis spp.
    BỘ 7: CHANNIFORMES
    Họ 20: Channidae
    Channa striata (Bloch)
    BỘ 8: MASTACEMBELIFORMES
    Họ 21: Mastacembelidae
    Mastacembelus armatus favus (Hora)
    Macrognathus siamensis (Gunther)
    BỘ 9: TETRAODONTIFORMES
    Họ 22: Tetraodontidae
    Monotetra leiurus (Bleeker)

    Cá rô đồng
    Cá sặc bướm
    Cá sặc rằn
    Cá bống tượng
    Cá bống cát/bống chấm
    Cá mắt tre
    Cá rôphi
    Cá diêu hồng

    Cá lóc

    Cá chạch bông/lấu

    Cá chạch lá tre/cơm

    Cá nóc bầu


    - 16 -

    BỘ OSTEOGLOSSIFORMES
    Họ I : NOTOPTERIDAE
    Loài : 01
    Tên khoa học
    : Notopterus notopterus (Pallas, 1780)
    Tên đồng danh
    : Gymnotus notopterus Pallas, 1769
    Tên Việt Nam: cá thát lát (phụ lục hình 4.1)
    Nơi thu mẫu
    : Phú Cường
    Mô tả:

    L
    D
    V+A
    T/Lo
    OO/T

    = 18-26 cm
    = 1/7-8
    = 112-114
    = 23,2%
    = 21,2%


    Lo
    P
    H/Lo
    O/T

    = 16,4-24,3 cm
    = 1/14-15
    = 32,7%
    = 17,2%

    Thân dài, rất dẹp bên. Viền lưng hơi nhô lên. Đầu nhỏ, mõm ngắn. Miệng
    trước, rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Trên hai hàm,
    xương khẩu cái và xương lá mía đều có răng. Lườn bụng bén có vẩy gai nhỏ. Đường
    bên hoàn toàn. Thân phủ vảy tròn nhỏ, khó rụng. Vây lưng nhỏ, ngắn nằm hơi lệch
    về phía sau của thân. Vây ngực đính thấp. Vây bụng dài nối liền với vây hậu môn và
    vây đuôi.
    Màu sắc: lưng cá có màu xám, hông và bụng có màu trắng bạc.
    Môi trường sống và phân bố: cá sống trong hầu hết các loại hình thủy vực
    nước ngọt ở Nam bộ; loài này phân bố ở Java, Sumatra, Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện,
    Thái Lan, Lào, Campuchia, Miền Nam Việt Nam.
    Giá trò kinh tế: cao, chất lượng thòt rất ngon, sản lượng cao.
    Ngư cụ khai thác: câu giăng mồi trùng, lưới 4 - 6 cm.


    - 17 -

    BỘ CLUPEIFORMES
    Họ II : ENGRAULIDAE
    Loài : 02

    Tên khoa học
    : Corica laciniata (Fowler, 1935)
    Tên Việt Nam: cá cơm sông
    Nơi thu mẫu
    : Phú Cường, La Ngà
    Mô tả:
    L
    D
    V
    C
    T/Lo
    OO/T

    = 5,7-6,8 cm
    = II/11-12
    = 7-8
    = 22-24
    = 26,8%
    = 19,9%

    Lo
    P
    A
    H/Lo
    O/T

    = 4,5-5,5 cm
    = 10
    = I/13-14
    = 26,9%

    = 30,3%

    Thân thon dài, dẹp bên. Đầu vừa, mắt to nằm sát đỉnh đầu và gần chót mõm.
    Mõm nhọn, hàm dưới nhô ra. Viền bụng cong. Thân phủ vảy tròn, dễ rụng. Vây lưng
    nằm giữa thân, vây ngực đính thấp. Vây hậu môn không hoàn toàn, có hai vây lẻ ở
    phía sau. Cuống đuôi mập, dài.
    Màu sắc: toàn thân cá màu trắng bạc, trên mặt lưng và đầu có nhiều chấm đen
    nhỏ, có một đốm màu vàng trên đỉnh đầu; các vây có màu trắng trong.
    Môi trường sống và phân bố: cá sống thành đàn ở ven biển, cửa sông, có thể
    đi sâu vào trong sông nước ngọt; cá phân bố: Lào, Việt Nam.
    Giá trò kinh tế: cá có kích thước nhỏ nhưng sản lượng nhiều, có giá trò kinh tế
    cao.
    Ngư cụ khai thác: xúc dồn (ủi dồn), lưới kéo khơi.


  • ×