Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

TÌM HIỂU CĂN NGUYÊN VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN 175

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

 
 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CĂN NGUYÊN VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG
KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY VIÊM ĐƯỜNG
TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN 175

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG NGÂN
Niên khóa: 2006-2010

Tháng 7 năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

 
 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CĂN NGUYÊN VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG
KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY VIÊM ĐƯỜNG
TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN 175
Hướng dẫn khoa học


Sinh viên thực hiện

TS. BS. VŨ BẢO CHÂU

NGUYỄN HOÀNG NGÂN

Tháng 7 năm 2010


LỜI CẢM ƠN
 

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với thầy TS. Vũ Bảo Châu đã tận tình hướng dẫn,
bổ sung cho em những kiến thức giúp em hoàn thành tốt đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô, anh chị ở bộ môn công nghệ sinh học,
trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích,
tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại bệnh viện 175 đã hổ trợ cho em
trong suốt quá trình làm việc tại đây.
Trước tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ người đã nuôi dạy và dành cho
con những tất cả những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
Cuối cùng, mình xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp DH06SH, các bạn đã động
viên và giúp đỡ em hoàn thành đề tài.

i
 


TÓM TẮT
 


Viêm đường tiết niệu là sự xâm nhập của vi khuẩn vào bất kỳ bộ phận nào của
đường tiết niệu. Tác nhân gây nhiễm khuẩn có thể là vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Nhưng
nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn là thường gặp hơn cả. Những nghiên cứu gần đây cho
thấy những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện thường do các vi khuẩn gây
bệnh cơ hội đề kháng cao với kháng sinh gây ra dẫn đến việc điều trị rất phức tạp.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu
tìm hiểu căn nguyên gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu và tìm hiểu khả năng đề kháng
kháng sinh của những vi khuẩn này.
Chúng tôi tiến hành phương pháp nghiên cứu là tiến cứu, hồi cứu, mô tả cắt ngang
các mẫu bệnh phẩm. Theo kết quả nghiên cứu trên 125 bệnh nhân đến khám và điều trị tại
bệnh viện 175 được chuẩn đoán lâm sàng là viêm đường tiết niệu thì tỷ lệ nhiễm khuẩn
chung trên cả hai giới nam nữ là 34,4%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở nữ là
37,5% cao hơn so với nam là 32,4%. Tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp là
Staphylococcus (29,54%), E. coli (25%), Acinetobacter (15,9%). Những vi khuẩn gây
nhiễm khuẩn tiết niệu nói chung đề kháng rất cao đối với các loại kháng sinh thông dụng.
Một số kháng sinh bị các vi khuẩn này đề kháng cao trên 80% là lincomycin,
erythromycin, trimethoprin-sulfamethoxazole. Một số kháng sinh còn tác dụng tốt đối với
các vi khuẩn này như vancomycin, methicillin, meropenem, imipenem.

ii
 


SUMMARY
 
 

Topic name: “ Understand the origin and antibiotic resistance of bacteria causing


urinary tract infections in 175 hospitals”.
A urinary tract infection (UTI) is a bacterial infection that affects any part of the
urinary tract. Although urine contains a variety of fluids, salts, and waste products, it does
not usually have bacteria in it. When bacteria gets into the bladder or kidney and multiply
in the urine, they may cause a UTI.
The recent studies showed that patients with urinary tract infections usually caused
by hospital bacteria resistant high chance to cause antibiotic treatment led to very
complex.
Departing from that practice, we conducted this research project aims to: Find out
the root cause of urinary tract infections and read the antibiotic resistance of these
bacteria then find effective treatments.
The results of our study, the rate of infection was common in both men and women
up 43/125 patients 34.4% rate. In particular, the rate of urinary tract infections in women
is 37.5% higher than the 32.4% male. Causes mainly infections of bacteria such as
Staphylococcus (29.54%), E. coli (25%), Acinetobacter (15.9%). The bacteria that cause
urinary tract infections in general highly resistant to antibiotics.

iii
 


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i 
TÓM TẮT ...........................................................................................................................ii 
SUMMARY ....................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iv 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................vi 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..............................................................................................vii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................. viii 
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 

1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1 
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 2 
2.1 Sơ lược về nhiễm khuẩn tiết niệu ................................................................................ 2 
2.3.1. Tụ cầu ( Staphylococci) ............................................................................................. 4 
2.3.2. Streptococcus ............................................................................................................. 6 
2.3.3. Enterobacteriaceae (họ vi khuẩn đường ruột) ........................................................ 8 
2.3.4 Acinetobacter. sp. ..................................................................................................... 11 
2.4.1. Lịch sử về kháng sinh ............................................................................................ 13 
2.4.3. Phân loại kháng sinh ............................................................................................. 15 
2.4.4. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ................................................................. 15 
2.4.5. Tình hình đề kháng kháng sinh............................................................................ 18 
2.4.7. Kháng sinh đồ ........................................................................................................ 19 
2.5. Chẩn đoán .................................................................................................................. 20 
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 21 
3.1. Thời gian và địa điểm đối tượng nghiên cứu .......................................................... 21 
3.2.1.1. Môi trường nuôi cấy ........................................................................................... 21 
3.2.1.2. Môi trường làm kháng sinh đồ MHA ............................................................... 22 
3.2.1.3. Đĩa kháng sinh ..................................................................................................... 22 
iv
 


3.2.3. Trang thiết bị .......................................................................................................... 26 
.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 26 
3.4.3. Kỹ thuật nuôi cấy định lượng ................................................................................ 27 
3.4.4. Kỹ thuật cấy phân lập ........................................................................................... 28 
3.4.5. Kỹ thuật định danh ................................................................................................ 29 
3.4.5.1 Định danh sơ bộ .................................................................................................... 29 
3.4.5.2. Định danh bằng môi trường Uri Select 4 .......................................................... 30 
3.4.6. Kỹ thuật kháng sinh đồ ......................................................................................... 31 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................... 35 
4.1. Tình hình nhiễm khuẩn tiết niệu.............................................................................. 35 
4.1.1.Tình hình nhiễm khuẩn tiết niệu chung ................................................................ 35 
4.1.2.Phân bố nhiễm khuẩn tiết niệu theo giới tính ....................................................... 35 
4.1.3. Tỷ lệ nhiễm khuẩn theo lứa tuổi ........................................................................... 36 
4.1.4 Tác nhân nhiễm khuẩn tiết niệu ............................................................................ 37 
4.3. Khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu 38 
4.3.1 Khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram dương ............................... 38 
Chương 5 KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 42
5.1 Kết quả......................................................................................................................... 42 
5.1 Đề nghị ......................................................................................................................... 42 
 

v
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 

1.

BA:

Blood Agar

2.

BHI:


Brain Heart Infusion

3.

E. Coli: Escherichia coli

4.

n : Số lượng

5.

p: Xác suất

6.

μm:

7.

µl: Microlit

8.

µg:

Microgam

9.


(+):

Dương tính

10.

(-):

Âm tính

11.

PABA:

Para Amino Benzoic Acid

12.

PBPs:

Penicillin Binding Proteins

13.

MHA:

Muller Hilton Agar

14.


R: Resistant (đề kháng)

15.

S: Susceptible (nhạy cảm)

16.

S. Epidermidis: Staphycoccus epidermidis

17.

K. Pneumoniae: Klebsiella pneumonia

18.

WHO:

World Health Organization

19.

UTI:

Urinary tract infection

Micromet

vi
 



DANH SÁCH CÁC BẢNG
 

Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu chung .................................................................... 35
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu theo giới tính......................................................... 36
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu theo lứa tuổi .......................................................... 37
Bảng 4.4 Tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu .................................................................. 39
Bảng 4.5 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram dương ...................................... 41
Bảng 4.6 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram âm ........................................... 43

vii
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Staphylococcus epidermidis trên môi trường Uri ................................................ 6
Hình 2.2 Enterococcus faecalis trên môi trường BA ......................................................... 8
Hình 2.3 E. coli trên môi trường Uri ............................................................................... 10
Hình 2.4 K.pneumonia trên môi trường Uri ..................................................................... 11
Hình 2.5 Acinetobacter. Sp trên môi trường BA .............................................................. 13
Hình 2.6 Các cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ................................................. 20
Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………...27
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình cấy định lượng nước ………………………………………….28
Hình 3.3 Quy trình nhuộm Gram ...................................................................................... 30
Hình 3.4 Một số khuẩn lạc trên môi trường Uri Select4 .................................................. 33
Hình 3.5 Kết quả kháng sinh đồ trên MHA ...................................................................... 34

viii

 


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 . Đặt vấn đề
Nhiễm khuẩn tiết niệu là một trong những bệnh khá phổ biến trong cả bệnh viện và
cộng đồng. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm và gặp ở tất cả các lứa tuổi. Bệnh gặp ở cả
nam và nữ.
Viêm đường tiết niệu có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng gây
ra, tuy nhiên viêm đường tiết niệu do vi khuẩn là phổ biến hơn cả. Bệnh không chỉ có liên
quan đến vệ sinh hay thói quen sinh hoạt cá nhân mà còn liên quan nhiều đến sự can thiệp
về mặt y tế như các thủ thuật thăm khám, điều trị…Dụng cụ y tế và thao tác của nhân viên
y tế có thể làm tổn thương đường tiết niệu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển
và gây nhiễm khuẩn.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu
bệnh viện thường do các vi khuẩn gây bệnh cơ hội đề kháng cao với kháng sinh gây ra
dẫn đến việc điều trị rất phức tạp.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu :
ƒ Tìm hiểu căn nguyên gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
ƒ Tìm hiểu khả năng đề kháng kháng sinh của những vi khuẩn này.
1.2. Yêu cầu của đề tài
Tìm hiểu về căn nguyên và khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn để giúp
cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả.
1.3. Nội dung thực hiện
• Xác định tỷ lệ các loài vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
• Xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn thường gặp.

1
 



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng thường gặp. Tác nhân gây nhiễm
khuẩn có thể từ bên ngoài, cũng có thể xuất hiện sau một nhiễm khuẩn huyết.
Bình thường, những vi khuẩn chí ở cơ quan tiết niệu - sinh dục (cả nam và nữ)
sống hoại sinh và không gây bệnh. Khi có điều kiện thuận lợi như cơ thể giảm sức đề
kháng, tổn thương tại chỗ… lúc đó hệ vi khuẩn chí thay đổi và một số tác nhân gây bệnh
cơ hội phát triển mạnh và gây bệnh.
Mặc dù nhiễm khuẩn tiết niệu có thể có nguồn gốc từ bên trong cơ thể, vi khuẩn từ
các ổ viêm nhiễm theo hệ thống tuần hoàn đi đến cơ quan tiết niệu gây nhiễm khuẩn, tuy
nhiên những tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải trong bệnh viện lại chủ yếu là
các vi khuẩn gây bệnh cơ hội gây ra. Đặc biệt trên những bệnh nhân có tổn thương bệnh
lý nặng nề, nằm viện lâu ngày, chịu can thiệp bởi các thủ thuật y tế…và những trường
hợp này được coi là nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng.
Dịch tễ học tại Mỹ ghi nhận, hằng năm nước này có khoảng 8 đến 10 triệu lượt
bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu đến khám tại các bệnh viện. Trong đó, nhiễm khuẩn bởi
những vi khuẩn có nguồn gốc bệnh viện chiếm tỷ lệ 1 - 10%. 80% trường hợp nhiễm
khuẩn tiết niệu mắc phải trong môi trường bệnh viện là có liên quan đến việc đặt ống dẫn
lưu đường niệu, 5%-10% trường hợp có liên quan đến các dụng cụ, thiết bị khác trong
bệnh viện. Nhiễm trùng đường tiểu liên quan đến ống thông là loại nhiễm trùng thường
gặp nhất (chiếm khoảng 40% trong số bệnh nhân). Nhiều nghiên cứu cho thấy, thời gian
đặt ống dẫn lưu càng dài thì tỷ lệ nhiễm khuẩn càng cao.
Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể xảy ra ở trẻ em, kể cả nam và nữ. Tuy nhiên, nhiễm
khuẩn tiết niệu ở bé trai thường có tỷ lệ thấp hơn các bé gái. Đồng thời, bệnh cũng có thể
xuất hiện ở những trẻ bị những dị tật đường tiết niệu.
Theo kết quả thống kê hàng năm, tại Mỹ, có khoảng 8 đến 10 triệu người mắc
nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ thường dễ mắc bệnh hơn
nam giới do nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Bệnh xảy ra ở khoảng 5% trẻ em gái và 12% ở trẻ em trai , tỉ lệ mắc bệnh chung ở trẻ sơ sinh vào khoảng 0,1 - 1% và tăng cao hơn
2

 


ở trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc suy dinh dưỡng...
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở phụ nữ trưởng thành, nguy cơ bị nhiễm
khuẩn tiết niệu tăng theo tuổi tác. Điều này có thể được giải thích do nguyên nhân nội tiết,
thói quen vệ sinh và sinh hoạt…
Báo cáo của Kurt G. Naber - Đức về tỷ lệ lưu hành của nhiễm khuẩn đường tiết
niệu cho biết: giao hợp là nguyên nhân của 75% - 90% tổng số trường hợp nhiễm khuẩn
đường niệu ở phụ nữ đang còn hoạt động tình dục; có khoảng 20 - 30% số phụ nữ trưởng
thành có từ 1 đợt trở lên về tình trạng tiểu khó trong một năm. Còn báo cáo của Bệnh viện
Bình Dân thì có đến 50 - 85% số người trưởng thành có nhiễm trùng tiểu trong đời.
2.2. Phân loại nhiễm khuẩn tiết niệu
Có nhiều cách phân loại nhiễm khuẩn tiết niệu như : theo nguyên nhân, theo con
đường lây nhiễm, theo vị trí nhiễm khuẩn…Tuy nhiên, việc phân loại theo vị trí thường
được áp dụng trong thực tế bệnh viện vì nó có liên quan đến việc xử lý và điều trị bệnh
như thế nào. Theo cách này, người ta chia ra thành viêm đài - bể thận, Viêm niệu quản,
Viêm bàng quang và viêm niệu đạo.
Trong những trường hợp nhiễm khuẩn ngược dòng (vi khuẩn từ bên ngoài theo
đường niệu đạo vào gây nhiễm khuẩn), vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng và gây bệnh.
Nếu việc điều trị không kịp thời và hợp lý nhiễm khuẩn có thể lan đến bàng quang, niệu
quản hoặc đài - bể thận và bệnh sẽ diễn biến nặng lên.


Viêm niệu đạo: thường kèm theo cảm giác bỏng rát khi đi tiểu và đôi khi có mủ.
Căn nguyên gây bệnh có thể do các tác nhân gây bệnh thực sự hoặc cơ hội gây ra.
Ở nam giới, viêm niệu đạo có thể gây nên chảy mủ ở lỗ sáo (lỗ niệu đạo). Điển
hình nhất là bệnh lậu




Viêm bàng quang: là nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp nhất gây nên đau tức bụng
dưới, nước tiểu thường chứa rất nhiều vi khuẩn và đôi khi tiểu máu.



Viêm thận - bể thận : có thể do nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên hoặc
do từ dòng máu. Nhiễm khuẩn thận hay viêm thận-bể thận (khác với viêm cầu thận 
cấp - là một cấp cứu y khoa) vì nó có thể nhanh chóng đưa đến suy giảm chức
năng thận, suy thận cấp và tử vong nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả.
3

 


2.3. Tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu
Escherichia coli (E. coli) là một trong những tác nhân thường gặp nhất gây nhiễm
khuẩn tiết niệu. Có đến khoảng 80% trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn này
gây ra. E. coli là vi khuẩn chiếm đa số trong thành phần vi khuẩn chí của đường tiêu hóa.
Chúng dễ dàng hiện diện ở vùng tầng sinh - môn (sinh dục - trực tràng). Vì lý do này nên
phụ nữ thường dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiết niệu do cấu tạo giải phẫu của nữ giới lỗ niệu đạo nằm sát tầng sinh - môn. Đồng thời, tác nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ
cũng thường gặp là các vi khuẩn có trong thành phần khuẩn chí của đường tiêu hóa như :
họ vi khuẩn Enterobacteriaceae, Staphylococcus và Enterococcus… Chúng ta còn có thể
gặp một số tác nhân khác như : Chlamydia trachomatis hay Mycoplasma hominis.. gây
nhiễm khuẩn tiết niệu do quan hệ tình dục.
Nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh viện thường do các loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội và
đề kháng rất cao với kháng sinh gây ra như : S. saprophyticus, S. epidermidis,
Acinetobacter, Enterobacteriaceae (E.coli, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter faecalis,
Proteus sp.)…
2.3.1. Tụ cầu ( Staphylococci)

Staphylococcus aureus
Cầu khuẩn Gram dương đứng riêng rẽ hoặc thành hình chùm nho, không có lông,
không nha bào, thường không có vỏ, có đường kính từ 0,8 - 1µm.
Tụ cầu vàng thuộc loại dễ nuôi cấy, phát triển được ở nhiệt độ 10 - 45oC và nồng
độ muối cao đến 10% ở điều kiện hiếu khí hay kỵ khí.
Tụ cầu vàng có thể gây bệnh sau một thời gian dài tồn tại ở môi trường. Chúng có
khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không có nha bào khác.
Tụ cầu vàng thường ký sinh ở mũi họng và có thể cả ở da. Vi khuẩn này gây bệnh
cho người bị suy giảm đề kháng hoặc chúng có nhiều yếu tố độc lực. Tụ cầu vàng là vi
khuẩn gây bệnh thường gặp nhất và có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau.
Một số tính chất sinh hóa:
Phản ứng coagulase dương tính
Phản ứng catalase dương tính
4
 


Có khả năng lên men đường mannitol.
Có men desoxyribonuclease.
Có men phosphatase.
Staphylococcus epidermidis và Staphylococcus saprophyticus
Cầu khuẩn Gram dương đứng riêng rẽ hoặc thành hình chùm nho, không có lông,
không nha bào, thường không có vỏ, có đường kính từ 0,8 – 1 µm.
Hai loại tụ cầu này đặc biệt là S. epidermidis hoại sinh trên da và trong lỗ mũi. Vi
khuẩn này xuất hiện rất sớm từ khi trẻ mới lọt lòng và kéo dài gần như suốt đời. Vai trò
của chúng đối với con người như sau :
Bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn khác, đặc biệt là các vi
khuẩn gây bệnh: Gây ra các nhiễm trùng cơ hội trên cơ thể suy giảm miễn dịch S.
epidermidis gây nhiễm khuẩn da, cơ quan và là tác nhân quan trọng gây viêm nội tâm
mạc bán cấp, S. saprophyticus gây nhiễm khuẩn tiết niệu, thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi.

Mọc dễ dàng trên hầu hết các môi trường, trong điều kiện hiếu khí, vi hiếu khí, kỵ
khí tùy nghi. Nhiệt độ thích hợp 370C, nhưng ở 20-250C vi khuẩn tiết sắc tố
Trên môi trường đặc: S. aureus mọc thành khúm vàng, S. epidermidis khúm xám
hay trắng. Trên thạch máu S .aureus gây tiêu huyết, các loại khác thì ít gây tiêu huyết.
Những vi khuẩn này cư trú trên cơ thể người và trong môi trường bệnh viện nên có
thể lan truyền nhau khả năng kháng thuốc, làm cho sự đề kháng kháng sinh tăng lên, nhất
là trong bệnh viện, làm cho việc điều trị kháng sinh trở nên khó khăn hơn.
Một số tính chất sinh-hóa của nhóm vi khuẩn là phản ứng catalase dương tính,
phản ứng coagulase âm tính, tan máu β âm tính, không lên men đường mannitol, không
có men Deoxyribonuclease

5
 


Hình 2.1: Staphylococcus epidermidis trên môi trường Uri ở 37oC/24 giờ.
2.3.2. Streptococcus
Streptococcus là cầu khuẩn Gram dương, xếp thành chuỗi dài ngắn khác nhau. Một
số sống bình thường trên ký chủ và không gây bệnh, một số khác có khả năng gây bệnh
đáng kể.
Vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí tùy nghi, một số kỵ khí tuyệt đối. Nhiệt độ thích hợp
là 37oC, nhưng vi khuẩn nhóm D có thể mọc từ 15 - 45oC.
Trên thạch máu, Streptococcus tạo thành các nhóm khuẩn tiêu huyết, có ba loại
tiêu huyết:
Tiêu huyết α: khuẩn lạc được bao bởi một vòng xanh lạc, 1-2mm. Đây là hiện
tượng tiêu huyết không hoàn toàn, chỉ có một phần hồng cầu bị tiêu.
Tiêu huyết β: chung quanh khuẩn lạc là một vòng trong suốt (2 – 4 mm). Đây là
hiện tượng tiêu huyết hoàn toàn.
Tiêu huyết γ: màu thạch chung quanh khuẩn lạc vẫn nguyên vẹn, hồng cầu không
bị tiêu huyết.


6
 


Khả năng gây bệnh của của Streptococcus là do khả năng tăng trưởng tràn lan của
vi khuẩn vào trong các mô. Chúng có thể tiết ra enzyme và độc tố quan trọng như:
streptokinase, hyaluronidase, streptodornase, diphosphopyridine nucleotinase, proteinase,
hymolysin, erthrogenic toxin.
Khi nhiễm vi khuẩn Streptococcus vào cơ thể qua đường tiết niệu sẽ lan nhanh ra
các mô rồi lan theo đường máu. Khi da và niêm mạc bị nhiễm, sưng lên và khi gãi lan ra
chỗ khác rất nhanh. Khi gây nhiễm ở cổ tử cung sẽ xâm nhập khắp cơ thể. Nếu bị nhiễm
Streptococcus nhóm A, sẽ làm cho bệnh nhân tiểu ra máu, phù, cao huyết áp, tiểu ra
protein.
Enterococcus faecalis
Là một trong số các loài thuộc Streptococcus nhóm D, vi khuẩn có hình cầu hoặc
bầu dục, đường kính trung bình khoảng 0,8 – 1 µm, xếp thành chuỗi dài ngắn khác nhau
hoặc đứng thành từng đám, vi khuẩn Gram dương, thành có chứa các glycopeptides mang
tính kháng nguyên, vi khuẩn không tạo bào tử, không có khả năng di động.
Enterococcus faecalis được phân bố một cách rộng rãi trong tự nhiên thường có
mặt trong thành phần vi khuẩn chí của người ở đường hô hấp, đường tiêu hóa, tiết niệu…
chúng có thể gây bệnh ở điều kiện thuận lợi, vì vậy Enterococcus faecalis thường được
coi là tác nhân gây bệnh cơ hội.
Một số nghiên cứu đã cho thấy vi khuẩn này có liên quan đến nhiễm trùng bệnh
viện. Vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc,
nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, nhiễm khuẩn vết thương, mô mềm…
Một số nghiên cứu đã cho thấy vi khuẩn này có liên quan đến nhiễm trùng bệnh
viện. Vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc,
nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, nhiễm khuẩn vết thương, mô mềm…
Enterococcus faecalis là vi khuẩn đề kháng với kháng sinh cao nhất trong số các

Streptococcus. Vi khuẩn đề kháng hầu hết với các kháng sinh thông dụng như: kháng sinh
nhóm β-lactam, phenicol, cyclin, macrolis, quinolon… Trong thời gian gần đây xuất hiện
thêm những trường hợp vi khuẩn kháng vancomycin.

7
 


Hình 2.2 Enterococcus faecalis trên môi trường BA ở 37oC/24 giờ.
2.3.3. Enterobacteriaceae (họ vi khuẩn đường ruột)
Trực khuẩn Gram âm kích thước trung bình 2-4 µm x 0,4-0,6 µm, không sinh nha
bào, một số có vỏ.
Mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Trong môi trường lỏng
có thể lắng cặn hoặc làm đục môi trường; có thể phát triển thành váng trên bề mặt; nhưng
cũng có thể vừa làm đục môi trường vừa có cặn dưới đáy ống. Trên môi trường thạch có
ba dạng khuẩn lạc:
• Dạng S: khuẩn lạc tròn, bờ đều, nhẵn bóng.
• Dạng R: khuẩn lạc khô, xù xì. Thường gặp trong nuôi cấy giữ chủng.
8
 


• Dạng M: thường gặp ở các vi khuẩn có khả năng hình thành vỏ. khuẩn lạc nhày,
kích thước lớn hơn khuẩn lạc dạng S và các khuẩn lạc có xu hướng hòa vào nhau.
Bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100oC và các hóa chất sát khuẩn thông thường.
Hầu hết vi khuẩn đường ruột đều có nội độc tố. Một số có khả năng sinh ngoại độc
tố như S. shigela, E. coli loại ETEC (enterotoxigenic E. coli).
Ngoài nhiễm đường tiêu hóa, các vi khuẩn đường ruột có thể gây bệnh ở nhiều cơ
quan khác như tiết niệu, hô hấp, thần kinh…các thành viên của họ này chiếm đa số trong
các vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Chúng cũng là tác nhân thường gặp trong số các vi

khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết.
2.3.3.1. Vi khuẩn E. coli
Trực khuẩn Gram âm, kích thước trung bình 2-3µm x 0,5µm, có thể phát triển
được ở nhiệt độ 5-40oC.
E. coli phát triển dễ dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường, ngay cả trên môi
trường nghèo chất dinh dưỡng. Vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy ý, sau 3-4h làm đục nhẹ môi
trường, 24h đục đều; sau hai ngày trên mặt môi trường có váng lỏng, những ngày sau
dưới đáy ống có thể đóng cặn.

Hình 2.3 E. coli trên môi trường Uri.
E. coli có khả năng lên men nhiều loại đường khác nhau và có sinh hơi, sinh indol,
không sinh H2S, không sử dụng được nguồn carbon của citrat trong môi trường Simmons,
có men decarboxylase vì vậy có khả năng khử carboxyl của lysin, ornitin và acid
9
 


glutamic, betagalactosidase dương tính - ONPG (+), thử nghiệm Voges Proskauer (VP)
âm tính.
E. coli là một trong những căn nguyên vi khuẩn thường gặp trong các bệnh lý tiêu
chảy, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật và nhiễm khuẩn huyết. Những type huyết
thanh có khả năng gây bệnh thường gặp trên lâm sàng là: O111B4, O86B7, O55B6,
O119B4, O127B8, 026B6, O25B15, O128B12.
E. coli thuộc vào vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao, nhất là các chủng vi
khuẩn phân lập được từ các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu.
2.3.3.2 Klebsiella pneumonia

Hình 2.4 Klebsiella pneumonia trên môi trường Uri ở 37oC/24 giờ.
Trực khuẩn Gram âm, hiếu, kỵ khí tùy tiện. Phát triển dễ dàng trên môi trường
nuôi cấy thông thường. Trên môi trường Endo khuẩn lạc có màu tím, kích thước khoảng

3 - 4 mm, dạng M, tuy nhiên có thể gặp một số khuẩn lạc dạng R.
Chúng có khả năng lên men lactose, glucose, saccharose, Indol âm tính, Citrat
simmons dương tính.
Dựa vào kháng nguyên O, K.pneumonia được chia thành năm nhóm, dựa vào
kháng nguyên K vi khuẩn này được chia thành 80 type huyết thanh khác nhau.
10
 


Có thể tìm thấy K. pneumonia trong thành phần vi khuẩn chí trên đường hô hấp
hoặc tiêu hoá của người bình thường. Bệnh quan trọng nhất do K. pneumonia gây ra là
viêm phổi, thường gặp ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm.
Ngoài ra, nó còn có khả năng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm màng não, viêm tai
giữa, viêm xoang…
2.3.3.3. Proteus
Trực khuẩn Gram âm, có lông xung quanh thân vì thế chúng có khả năng di động.
Hiếu, kỵ khí tuỳ tiện.
Proteus không lên men lactose, có khả năng lên men một số loại đường có sinh hơi
thử nghiệm catalase dương tính, thử nghiệm oxidase âm tính, thử nghiệm phenylalanine
dương tính.Urease dương tính.
Trên môi trường thạch thường khuẩn lạc có xu hướng mọc lan khắp bề mặt. Trên
môi trường lỏng tạo thành váng trên bề mặt.
Dựa vào kháng nguyên O và H, Proteus chia thành 100 type huyết thanh.
Ở người bình thường có thể phân lập được Proteus trong phân, đôi khi còn gặp ở
các hốc tự nhiên như ống tai ngoài. Chúng là vi khuẩn gây bệnh cơ hội. Chúng có thể gây
viêm đường tiết niệu, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết thương.
2.3.4 Acinetobacter sp.
Gram âm, đa hình (cầu khuẩn hoặc cầu trực khuẩn), rất dễ nhầm lẫn các vi khuẩn
thuộc giống Neisseria.
Sau 24 giờ cấy trên thạch máu, khuẩn lạc có kích thước 0,5 - 2mm, màu sáng đều

đến đục, lồi và tròn, đặc biệt loài Acinetobacter không bao giờ tạo sắc tố, là yếu tố giúp
phân biệt với một số vi khuẩn không lên men khác, mọc tốt trên môi trường Mac Conkey cho khuẩn lạc màu hồng nhạt.
Acinetobacter hiện diện ở khắp nơi, đặt biệt những nơi ẩm ướt như đất nước và
môi trường bệnh viện, thường trú trên da người với tỷ lệ rất cao (25%), màng nhày, chất
tiết…

11
 


Hình 2.5 Acinetobacter trên môi trường BA ở 37oC/24 giờ.
Acinetobacter có thể gây nhiễm khuẩn bệnh viện với các bệnh nặng như viêm
màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết có khuynh hướng ngày
càng gia tăng.
Trên thực tế, khi phân lập được Acinetobacter từ máu, dịch não tủy, đàm, nước
tiểu hoặc từ mủ phải coi như có ý nghĩa bệnh lý trừ khi không có bằng chứng lâm sàng
của nhiễm khuẩn
Vai trò gây bệnh và đường xâm nhập vào cơ thể rõ rệt của vi khuẩn Acinetobacter
là đường hô hấp và da
2.4. Khả năng đề kháng kháng sinh
Hiện nay, việc phát minh ra kháng sinh đã dẫn đến những thay đổi lớn trong việc
điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong những
năm vừa qua đã dẫn đến sự xuất hiện rất nhiều chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh và
tạo nên một mối nguy cơ đe dọa nền y học hiện đại. Cả vi khuẩn Gram dương và Gram
12
 


âm đều có khả năng đề kháng lại các thuốc điều trị vi sinh vật. Các chủng vi khuẩn đề
kháng kháng sinh (một số lớn trong đó có khả năng đa đề kháng) xuất hiện gần đây và là

nguyên nhân của những mối lo ngại gồm: các tác nhân gây bệnh tiêu chảy như Shigella,
Salmonella, E. coli và Enterococcus faecium; các tác nhân gây bệnh đường hô hấp như
Klebsiella pneumoniae và P. aeruginosa; gây bệnh đường tiết niệu như E.Coli, M.
Tuberculosis. Các tác nhân gây bệnh này vẫn là nguyên nhân gây tử vong do nhiễm trùng
hàng đầu trên thế giới. Hơn nữa, Staph. aureus đề kháng với methicillin, một trong những
nguyên nhân gây nhiễm trùng bệnh viện thường gặp nhất, và các vi khuẩn Gram âm đề
kháng vancomycin như Enterococcus (và cả Staph. aureus) là những thách thức thực sự
đối với các bác sĩ lâm sàng.
Sự phát triển khả năng đề kháng được thực hiện thông qua hai quá trình di truyền:
do đột biến tự phát và chủ yếu là do thu nhận các gene từ nguồn gốc bên ngoài thông qua
hiện tượng chuyển gene theo chiều ngang. Ngoài ra, thay đổi vật chất di truyền đưa đến
hiện tượng đề kháng cũng được gây nên bởi đột biến tự phát.
Hiện nay, người dân có thể dễ dàng mua và dùng kháng sinh tùy tiện khi có bệnh
đã dẫn tới hậu quả đa kháng thuốc của tác nhân vi sinh gây bệnh. Tương tự ở các bệnh
viện lớn khác trong thành phố và cả nước, tình hình đa kháng kháng sinh cũng đã xuất
hiện ở bệnh viện 175. Các tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu, một bệnh hay gặp trong
niệu khoa, có thể cũng chịu ảnh hưởng xu thế này.
2.4.1. Lịch sử về kháng sinh
Kháng sinh có nguồn gốc từ thuật ngữ antibiosis, được sử dụng lần đầu tiên bởi
Vuillenmin vào năm 1889, dung để chỉ sự tiêu diệt một sinh vật sống bởi một sinh vật
sống khác.
Năm 1929, Fleming đã phát hiện ra Penicillin và Domagk đã phát hiện ra hoạt tính
kháng khuẩn của Sulfonamide vào năm 1935. Nhưng vào giai đoạn này vẫn chưa có sự
hiểu biết đầy đủ về kháng sinh. Tuy nhiên, sau này việc nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả
lâm sàng của kháng sinh đã được Floery và cộng sự chứng minh vào những năm 1940.
Sau đó, rất nhiều kháng sinh khác nhau được phát hiện, sản xuất và ứng dụng vào trong
thực hành lâm sàng. Những tác nhân này đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm

13
 



đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do những bệnh nhiễm trùng gây ra, đặc biệt ở những
nước đang phát triển.
Thuốc kháng sinh là những chất có tác dụng chống lại sự sống của vi khuẩn, ngăn
vi khuẩn nhân lên bằng cách tác động ở mức phân tử, tác động vào một hay nhiều giai
đoạn chuyển hóa cần thiết của đời sống vi khuẩn hoặc tác động vào sự cân bằng lý hóa.
Kháng sinh có tác dụng đặc hiệu nghĩa là một loại kháng sinh sẽ tác động vào một
vi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn nhất định. Như vây, thuốc kháng sinh không có cùng
hoạt tính như nhau đối với tất cả các loại vi khuẩn.
Một số kháng sinh có hoạt phổ rộng, nghĩa là chúng có hoạt tính đối với nhiều loại
vi khuẩn gây bệnh khác nhau, một số có hoạt phổ hẹp thì chỉ có hoạt tính đối với môt
hoặc một số ít loại vi khuẩn .
Kháng sinh có nhiều nguồn gốc khác nhau, có thể tổng hợp bằng phương pháp hoá
học, có thể y trích từ động vật, thực vật hoặc vi sinh vật.
2.4.2. Cơ chế tác động của kháng sinh
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Một số cơ chế đã được biết khá
chi tiết, một số khác chưa được giải thích hoàn hảo và còn nhiều cơ chế chưa rõ rang. Tuy
nhiên, có thể chia làm bốn loại cơ chế:
• Ức chế sự thành lập vách tế bào
Vách tế bào vi khuẩn có nhiệm vụ giữ hình dạng tế bào được nguyên vẹn trước áp
lực thẩm thấu cao ở bên trong tế bào. Áp lực nội bào của vi khuẩn Gram dương lớn hơn vi
khuẩn Gram âm từ 3-5 lần. Khi sự tổng hợp vách tế bào bị ức chế do tác dụng của kháng
sinh, các vi khuẩn Gram dương biến thành dạng hình cầu không có vách (Proto-plast), và
các vi khẩn Gram âm có vách không hoàn chỉnh (Spheroplast). Những hình thức này làm
cho tế bào dễ bị vỡ ở môi trường có trương lực bình thường.
Gồm có các loại kháng sinh như bacitracin, cephalosporins, cycloserin, penicillins,
rostocetin, vancomycin.
• Ức chế chức năng của màng tế bào
Tế bào chất của tất cả tế bào sống điều được bao bọc bởi một màng tế bào chất.

Màng này được xem như là một hang rào có khả năng thẩm thấu chọn lọc, thực hiện chức
14
 


năng vận chuyển chủ động và như vậy kiểm soát các thành phần ở bên trong màng tế bào.
Nếu sự toàn vẹn chức năng màng tế bào bị phá vỡ thì đại phân tử và những ion sẽ thoát
khỏi tế bào làm tế bào chết
Gồm ampholencin B, colistin, imidazoles, nystatin, polymyxins…
• Ức chế sự tổng hợp protein
chloramphenicol, erythromycins, lincomycins, tetracycline, aminoglycosides… đã
được biết là những thuốc có thể ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.
• Ức chế sự tổng hợp acid nucleotide
Những kháng sinh này là những chất ức chế hiệu quả sự tổng hợp DNA.
Gồm có actinomycin, mitomycin, nalidixic acid, novobiocin, pyrimethamine,
rifampin, sulfonacimide, trimethoprim…
2.4.3. Phân loại kháng sinh
Ngày nay, người ta đã phát hiện ra nhiều kháng sinh mới. Nhưng trong các kháng
sinh này, có nhiều kháng sinh có cấu trúc hóa học giống nhau, do đó chúng có chung cơ
chế tác động và hoạt phổ tương tự nhau. Dựa trên cơ sở của tính đặc hiệu dược lý người ta
có thể xếp kháng sinh theo các họ như sau: sulfonamides, β - lactamines,
aminoglycosides, tetracyclines, chloramphenicol, macrolides và các thuốc lân cận,
rifamycin, polypeptides.
Một số nhóm khác: vancomycin và ristocetin, novobiocin, fusidic acid,
nitrofurams, quinolones… và một số thuốc chống lao, chống nấm, chống virus.
Ngay trong một họ, hoạt phổ của kháng sinh cũng khác nhau, tính chất dược lý và
khả năng dung nạp của từng kháng sinh cũng khác nhau làm cho mỗi thuốc có ưu điểm
riêng. Xếp loại kháng sinh theo họ và hoạt phổ của kháng sinh nhằm tạo điều kiện cho
việc lựa chọn thuốc kháng sinh để điều trị theo từng trường hợp bệnh cụ thể.
2.4.4. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

Sự đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn được chia làm hai nhóm: đề kháng tự
nhiên và đề kháng thu được.
Đề kháng tự nhiên

15
 


×