Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT THUỐC TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY CHO HEO SỮA TỪ MỘT SỐ HOẠT CHẤT THỨ CẤP TRONG LÁ CÂY XUÂN HOA PSEUDERANTHEMUM PALATIFERUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.33 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT THUỐC
TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY CHO HEO SỮA TỪ MỘT SỐ HOẠT
CHẤT THỨ CẤP TRONG LÁ CÂY XUÂN HOA
PSEUDERANTHEMUM PALATIFERUM

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
Ngành: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Niên khóa: 2006-2010

Tháng 9/2010


NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT THUỐC
TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY CHO HEO SỮA TỪ MỘT SỐ HOẠT
CHẤT THỨ CẤP TRONG LÁ CÂY XUÂN HOA
Pseuderanthemum palatiferum

Tác giả
NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Hóa Học

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Phan Phước Hiền
KS. Trịnh Thị Phi Ly


Tháng 9 năm 2010

i


LỜI CẢM TẠ
Để thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận này, trước hết em xin gửi lời cám ơn
đến Ts. Phan Phước Hiền và Kỹ sư Trịnh Thị Phi Ly, giáo viên hướng dẫn khóa luận,
người đã giúp em định hướng, giành nhiều thời gian và công sức để truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý giá, tạo mọi điều kiện tốt cho em hoàn thành khóa luận
này.
Em xin được gửi lời cám ơn đến các thầy cô và các anh chị phòng Vi Sinh –
Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh Học Và Môi Trường, Trường Đại Học Nông Lâm,
trung tâm Sâm Và Dược Liệu – Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh đã giành
thời gian quý báo để chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức cho em tron
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành gửi lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, thầy cô Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học đã dìu dắt,
giúp đỡ em trong bốn năm học vừa qua.
Chân thành cám ơn các bạn lớp Công Nghệ Hóa Học khóa 32 đã động viên,
ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, con xin ghi nhớ công ơn cha mẹ và những người thân đã nuôi dưỡng
và giáo dục con nên người.
Xin chân thành cám ơn!
Nguyễn Trường Giang

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất thuốc trị bệnh tiêu chảy cho heo
sữa từ một số hoạt chất thứ cấp trong lá cây Xuân Hoa Pseuderanthemum palatiferum”
được tiến hành tại:
- Phòng thí nghiệm Hóa lý - Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi
trường, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
- Phòng thí nghiệm vi sinh - Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi
trường, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
- Trung tâm sâm và dược liệu, Trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện từ 25/2/2010 đến 15/9/2010 với các nội dung chính:
1. Thiết lập quy trình sản xuất chế phẩm từ cao chiết lá cây Xuân Hoa.
2. Thử nghiệm hiệu lực kháng một số vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy
cho heo sữa như: E.coli, Salmonella typhi, Staphylococus aureus, Baccilus cereus ...
3. Thử nghiệm khả năng chống oxy hóa của cao cồn, cao ether và chế phẩm từ
lá cây Xuân Hoa.
Kết quả thu được:
- Lá Xuân Hoa được chiết với phương pháp chiết ngâm dầm, sau đó chiết với
các dung môi cồn, ether dầu hỏa và cho 2 loại cao: cao cồn và cao eter dầu hỏa. Thử
nghiệm kháng các chủng vi khuẩn E. coli, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus,
Baccilus cereus…
- Tiếp tục xác định nồng độ ức chế tối thiểu của 2 loại cao bằng phương pháp
pha loãng liên tiếp, cho thấy cao ether dầu hỏa có nồng độ ức chế tối thiểu cao hơn cao
chiết cồn, với nồng độ ức chế tối thiểu ứng với các chủng vi khuẩn như sau:
Cao cồn:
MICS.typhi = 125 μg/ml
MICE.coli = 78,125 μg/ml
MICS.aureus= 156,25 μg/ml
Cao ether dầu hỏa:

iii



MICS.typhi = 93,75 μg/ml
MICE.coli = 46,875 μg/ml
MICS.aureus = 125 μg/ml
Hai loại cao được đem đi chế biến thành hai chế phẩm: thuốc bột từ cao cồn và
thuốc bột từ cao ether dầu hỏa, đồng thời chế biến thêm một loại chế phẩm từ bột lá
khô Xuân Hoa, với thành phần ba loại thuốc như sau:
Thành phần
Cao khô (hoặc bột
lá) (%)
Tá dược dính (tinh
bột mì) (%)
Độ ẩm (%)

Thuốc từ cao

Thuốc từ cao

cồn

ether dầu hỏa

18,34

2,51

44,55

71,43


85,16

48,26

10,23

12,33

7,19

Thuốc từ bột lá

- Tiếp tục xác định lại nồng độ ức chế tối thiểu của hai loại chế phẩm, nhưng
chỉ thử được trên thuốc từ cao cồn, vì thuốc từ cao ether dầu hỏa có lượng tá dược quá
nhiều. Nồng độ ức chế tối thiểu của thuốc từ cao cồn và đối chứng dương là tetracyline
ứng với các chủng vi khuẩn như sau:
Thuốc bột từ cao cồn:
MICS.typhi = 312,5 μg/ml
MICE.coli = 187,5 μg/ml
MICS.aureus= 375 μg/ml
tetracyline:
MICS.typhi = 93,75 μg/ml
MICE.coli = 125 μg/ml
MICS.aureus= 187,5 μg/ml
Tiến hành xác định khả năng chống oxy hóa của 2 loại cao trước và sau khi chế
biến thành chế phẩm cùng với bột lá Xuân Hoa trước và sau khi chế biến. Kết quả cho

iv



thấy cao cồn có khả năng chống oxy hóa cao nhất, thuốc bột từ lá Xuân Hoa có khả
năng chống oxy hóa thấp nhất, với nồng độ mẫu thử có khả năng làm giảm 50% DPPH
của từng loại như sau:
o Cao cồn:

IC50 = 0,250 μg

o Thuốc bột từ cao cồn:

IC50 = 4,318 μg

o Cao ether dầu hỏa:

IC50 = 0,412 μg

o Thuốc bột từ cao ether dầu: IC50 = 6,294 μg
o Bột lá Xuân Hoa:

IC50 = 1,167 μg

o Thuốc bột từ lá Xuân Hoa: IC50 = 8,654 μg

v


ABSTRACT
Topic "Research and technical production processes diarrhea medication for suckling
pigs from a number of secondary substances in leaves of Xuan Hoa Pseuderanthemum
palatiferum" was conducted at:
-


Laboratory Chemical Management - Institute for Biotechnology and
Environment, Agriculture and Forestry University Ho Chi Minh.

-

Micro lab - Institute for Biotechnology and Environment, Agriculture and
Forestry University Ho Chi Minh.

-

Ginseng Center and medicine, University of Medicine and Pharmacy in Ho Chi
Minh.

Implementation period from 02/25/2010 to 09/15/2010 with the main content:
1. Establishing a process extracts the modulation.
2. Establishing a process of production of extracts from leaves of Xuan Hoa.
3. Ettective resistancs testing some intestinal bacteria that causes diarrhea for
suckling pigs such as E.coli, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus, Baccilus
cereus…
4. Tested the ability of ethanol extracts antioxidant, petrolium ether extracts
and produces from the leaves of Xuan Hoa.
The results are:
- Leaves of Xuan Hoa were extracted with extraction method and pickled, then
extracted with ethanol, petroleum ether and achieve two kinds of ethanol extracts,
petrolium ether extracts. Test strains of bacteria resistant E.coli, Salmonella typhi,
Staphylococcus aureus, Baccilus cereus ...
- Continue to determine the minimum inhibitory concentration of two types of
ethanol extracts, petrolium ether extracts with method dilute consecution , petroleum
ether extracts showed higher concentrations inhibit minimum than alcoholic extracts,

with minimum inhibitory concentration response with bacterial strains as follows:

vi


Ethanol extracts:
MICS.typhi = 125 μg/ml
MICE.coli = 78,125 μg/ml
MICS.aureus= 156,25 μg/ml
Petrolium ether extracts:
MICS.typhi = 93,75 μg/ml
MICE.coli = 46,875 μg/ml
MICS.aureus = 125 μg/ml
Two types of extracts that was processed into two products: medicinal powder
from ethanol extracts, medicinal powder from petroleum ether extracts, and further
processing of medicinal powder from dried leaves of Xuan Hoa, with components
three drugs as follow:

Ingredients
Extracts (or powder
from dried leaves) (%)
Excipients (wheat
flour) (%)
Humidity (%)

Medicinal powder

Medicinal powder

Medicinal


from ethanol

from petroleum

powder from

extracts

ether extracts

dried leaves

18,34

2,51

44,55

71,43

85,16

48,26

10,23

12,33

7,19


- Continuing to redefine the minimum inhibitory concentration of the two
drugs, but just try on medicinal powder from ethanol extracts because of medicinal
powder from petroleum ether extracts have too much excipient. Minimum inhibitory
concentration of medicinal powder from ethanol extracts and the control experiment
tetracyline with bacterial strains as follows:

vii


Medicinal powder from ethanol extracts:
MICS.typhi = 312,5 μg/ml
MICE.coli = 187,5 μg/ml
MICS.aureus= 375 μg/ml
tetracyline:
MICS.typhi = 93,75 μg/ml
MICE.coli = 125 μg/ml
MICS.aureus=187,5μg/
Determine the antioxidant capacity of two types of extracts before and after
processing into powder preparations with leaves of Xuan Hoa before and after
processing. Results showed that ethanol extract is capable highest antioxidant,
medicinal powder from leaves Xuan Hoa capable lowest antioxidant, a inhibitory
concentration 50% of each type of DPPH as follows:
o Ethanol extract:

IC50 = 0,250 μg

o Medicinal powder from ethanol extracts:

IC50 = 4,318 μg


o Petrolium ether extract:

IC50 = 0,412 μg

o Medicinal powder from petrolium ether extract: IC50 = 6,294 μg
o Powder from leaves Xuan Hoa:

IC50 = 1,167 μg

o Medicinal powder from dried leaves:

IC50 = 8,654 μg

viii


MỤC LỤC
Trang tựa.......................................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT......................................................................................................................iii
ABSTRACT .................................................................................................................. vi
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..........................................................................................xiii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ..................................................................... xiv
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1

Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1


1.2 Mục đích ............................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ................................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN................................................................................................ 4
2.1 Tổng quan về bệnh tiêu chảy ................................................................................ 4
2.1.1 Bệnh tiêu chảy [50] ....................................................................................... 4
2.1.2 Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy ở heo con [50] .......................................... 4
2.2 Tổng quan về cây Xuân Hoa ................................................................................ 6
2.2.1 Giới thiệu cây Xuân Hoa ............................................................................... 6
2.2.2 Công dụng của cây Xuân Hoa ....................................................................... 8
2.2.3 Một số nghiên cứu về tác dụng sinh học của cây Xuân Hoa......................... 8
2.2.4 Thành phần hóa học của cây Xuân Hoa ...................................................... 11
2.3 Tổng quan về một số vi khuẩn đường ruột......................................................... 15
2.3.1 Escherichia coli (E. coli) [19] ..................................................................... 15
2.3.2 Salmonella [19] ........................................................................................... 16
2.3.3 Staphylococcus aureus [14, 19]................................................................... 17
2.3.4 Bacillus cereus [12] ..................................................................................... 18
2.3.5 Pseudomonas aeruginosa [15] .................................................................... 18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 20

ix


3.1 Vật liệu ............................................................................................................... 20
3.2 Đề tại được thực hiện tại .................................................................................... 20
3.3 Thiết bị, dụng cụ, hóa chất ................................................................................. 20
3.3.1 Thiết bị, dụng cụ, hóa chất cho việc chiết tách, cô lập................................ 20
3.3.2 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất dùng cho thử nghiệm vi sinh........................ 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 21
3.4.1 Qui trình chiết cao ....................................................................................... 21
3.4.2 Điều chế các loại cao ................................................................................... 22

3.4.2.1 Điều chế cao cồn .................................................................................. 22
3.4.2.2 Điều chế cao ether dầu hỏa................................................................... 22
3.4.3 Xác định độ ẩm nguyên liệu ........................................................................ 24
3.4.3.1 Xác định ẩm độ lá Xuân Hoa tươi ........................................................ 24
3.4.3.2 Xác định độ ẩm bột lá Xuân Hoa khô .................................................. 24
3.4.3.3 Xác định độ ẩm cao chiết thô ............................................................... 24
3.4.4 Tính hiệu suất chiết cao ............................................................................... 25
3.4.5 Quy trình sản xuất chế phẩm dạng bột [20] ................................................ 25
3.4.5.1 Sản xuất chế phẩm từ cao chiết ............................................................ 26
3.4.5.2 Sản xuất chế phẩm từ bột lá [20] .......................................................... 27
3.4.6 Xác định nồng độ vi khuẩn bằng phương pháp đếm [9] ............................. 28
3.4.7 Khảo sát tính kháng khuẩn của các loại cao bằng phương pháp đục lỗ [5] 29
3.4.8 Xác định nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC) bằng phương pháp pha
loãng liên tiếp [25]................................................................................................ 31
3.4.8.1 Xác định nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC) của cao cồn và cao
ether dầu hỏa..................................................................................................... 31
3.4.8.2 Xác định nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC) của chế phẩm từ lá
Xuân Hoa .......................................................................................................... 32
3.4.9 Khảo sát khả năng chống oxy hóa (antioxidant) [20] ................................. 34

x


3.4.9.1 Phương pháp đánh bắt gốc tự do bằng thử nghiệm DPPH (test DPPH)
.......................................................................................................................... 34
3.4.9.2 Xác định hoạt tính chống bằng thử nghiệm DPPH (Test DPPH) ........ 35
3.4.9.3 Tính kết quả .......................................................................................... 37
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 38
4.1 Độ ẩm nguyên liệu.............................................................................................. 38
4.2 Hiệu suất chiết cao.............................................................................................. 38

4.3 Công thức điều chế thuốc ................................................................................... 39
4.4 Nồng độ vi khuẩn ............................................................................................... 40
4.5 Khảo sát tính kháng khuẩn của hai loại cao ....................................................... 41
4.6 Nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC) .......................................................... 43
4.6.1 Nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC) các hai loại cao ......................... 43
4.6.2 Nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC) hai loại chế phẩm ...................... 45
4.7 Hoạt tính chống oxy hóa in vitro ........................................................................ 48
4.7.1 Thẩm định hấp thu cực đại và mật độ quang của dung dịch chứng trong
methanol ............................................................................................................... 48
4.7.2 Hoạt tính chống oxy hóa (antioxydant) của các mẫu thử ............................ 49
4.7.2.1 Bột lá xuân hoa ..................................................................................... 49
4.7.2.2 Thuốc bột lá xuân hoa .......................................................................... 50
4.7.2.3 Cao ether dầu hỏa lá Xuân Hoa ............................................................ 51
4.7.2.4 Thuốc bột từ cao ether dầu hỏa lá Xuân Hoa ....................................... 52
4.7.2.5 Cao cồn từ lá Xuân Hoa ....................................................................... 53
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 57
5.1 Kết luận............................................................................................................... 58
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 61

xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CFU

: Colonies Form Unit, đơn vị hình thành khuẩn lạc

DMSO


: dimethylsulfuxid

DPPH

: 1,1 – diphenyl – 2 picrylhydrazyl

MIC

: Minimum Inhibitory Concentration, nồng độ ức chế tối thiểu

TSA

: Tryptic Soy Agar

TSB

: Trypticasein Soy Both

IC50

: Inhibitory Concentration 50%, nồng độ ức chế 50%

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cây Xuân Hoa được thu hái ở Tây Ninh ........................................................ 7
Hình 3.1: Dịch chiết cồn lá Xuân Hoa. ........................................................................ 23
Hình 3.2: Chiết với ether dầu hỏa................................................................................. 23

Hình 3.3: Công thức hóa học của DPPH ...................................................................... 34
Hình 3.4: Phương trình chuyển hóa DPPH .................................................................. 35
Hình 4.1: Chế phẩm dạng bột từ cao ether dầu hỏa ..................................................... 39
Hình 4.2: Chế phẩm dạng bột từ cao cồn ..................................................................... 40
Hình 4.3 : Khả năng kháng khuẩn của cao cồn trên vi khuẩn Salmonella ................... 41
Hình 4.4 : Khả năng kháng khuẩn của cao ether dầu trên vi khuẩn Salmonella .......... 42
Hình 4.5 : Khả năng kháng khuẩn của cao ether dầu trên vi khuẩn E.coli .................. 42
Hình 4.6: Khả năng kháng khuẩn của cao ether dầu trên vi khuẩn Staphylococcus
aureus ........................................................................................................................... 43
Hình 4.7: Khả năng kháng khuẩn của cao cồn trên vi khuẩn Salmonella typhi ........... 44
Hình 4.8: Khả năng kháng khuẩn của cao ether dầu trên vi khuẩn Salmonella typhi .. 44
Hình 4.9: Khả năng kháng khuẩn của tetracyline trên vi khuẩn E.coli ........................ 46
Hình 4.10: Khả năng kháng khuẩn của thuốc cao cồn trên vi khuẩn Salmonella ........ 46
Hình 4.11: Độ hấp thu cực đại của DPPH trong dung môi methanol .......................... 48
Hình 4.12: Đồ thị biểu diễn hoạt tính chống oxy hóa của bột lá Xuân Hoa ............... 49
Hình 4.13: Đồ thị biểu diễn hoạt tính chống oxy hóa của thuốc bột lá Xuân Hoa ...... 50
Hình 4.14: Đồ thị biểu diễn hoạt tính chống oxy hóa của cao ether dầu hỏa lá Xuân
Hoa................................................................................................................................ 52
Hình 4.15: Đồ thị biểu diễn hoạt tính chống oxy hóa của bột cao ether dầu hỏa lá Xuân
Hoa................................................................................................................................ 53
Hình 4.16: Đồ thị biểu diễn hoạt tính chống oxy hóa của cao cồn lá Xuân Hoa ......... 54
Hình 4.17: Đồ thị biểu diễn hoạt tính chống oxy hóa của bột cao cồn lá xuân hoa ..... 55

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Các thành phần hóa học của cây Xuân Hoa. (Nguồn: Theo Huỳnh Kim
Diệu, 2005) ................................................................................................................... 11
Sơ đồ 3.1: Quy trình chiết xuất các hợp chất từ lá Xuân Hoa...................................... 21

Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất chế phẩm dạng bột từ cao chiết lá Xuân Hoa .............. 26
Sơ đồ 3.3: Quy trình sản xuất chế dạng bột từ bột lá Xuân Hoa ................................. 27
Bảng 3.1 : Pha loãng các nồng độ thử kháng khuẩn. ................................................... 32
Bảng 3.2 : Pha loãng các nồng độ của chế phẩm thử kháng khuẩn. ............................ 33
Bảng 3.3 : Pha loãng các nồng độ của tetracyline thử kháng khuẩn. .......................... 33
Bảng 3.4: Pha mẫu thử nghiệm DPPH ........................................................................ 37
Bảng 4.1: Độ ẩm nguyên liệu ...................................................................................... 38
Bảng 4.2: Thành phần các loại thuốc ........................................................................... 39
Bảng 4.3: Nồng độ vi khuẩn ........................................................................................ 40
Bảng 4.4: Nồng độ ức chế tối thiểu của hai loại cao ứng với các chủng vi khuẩn ...... 41
Bảng 4.5: Nồng độ ức chế tối thiểu của hai loại cao ứng với các chủng vi khuẩn ...... 43
Bảng 4.6: Nồng độ ức chế tối thiểu của thuốc từ cao cồn và đối chứng dương
tetracyline ứng với các chủng vi khuẩn ........................................................................ 45
Bảng 4.7: Hiệu quả kháng khuẩn của cao chiết và chế phẩm so với đối chứng
tetracyline (%) .............................................................................................................. 46
Bảng 4.8: Hoạt tính chống oxy hóa trong bột lá Xuân Hoa ........................................ 49
Bảng 4.9: Hoạt tính chống oxy hóa của thuốc bột lá xuân hoa ................................... 50
Bảng 4.10: Hoạt tính chống oxy hóa của cao ether dầu lá Xuân Hoa ......................... 51
Bảng 4.11: Hoạt tính chống oxy hóa của thuốc bột cao ether dầu hỏa lá Xuân Hoa .. 52
Bảng 4.12: Hoạt tính chống oxy hóa của cao cồn từ lá Xuân Hoa .............................. 53
Bảng 4.13: Hoạt tính chống oxy hóa của thuốc bột cao cồn lá xuân hoa .................... 55
Bảng 4.14: Khả năng chống oxy hóa của cao chiết và chế phẩm từ lá Xuân Hoa với
đối chứng vitamin C ..................................................................................................... 56

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1


Đặt vấn đề

Trong chăn nuôi heo, bệnh tiêu chảy là mối lo hàng đầu của các nhà chăn nuôi.
Bệnh tiêu chảy có thể làm heo bị chết, gây thiệt hại kinh tế và giảm năng suất chăn
nuôi. Có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm làm giảm bớt thiệt hại này, việc chủng
ngừa cho heo mẹ và sử dụng kháng sinh là cách phổ biến nhất nhưng vẫn chưa khống
chế được tác hại của bệnh tiêu chảy.
Cây Hoàn Ngọc hay cây Tú Linh, Nhật Nguyệt, Con Khỉ,….được dân gian cho là
có khả năng trị được bá bệnh. Cây này được Trần Công Khánh định tên khoa học là
cây Xuân Hoa (Pseuderanthemum palatiferum) năm 1997 và xác định trong lá cây có
chứa hoạt chất có khả năng diệt khuẩn, đặc biệt là Escherichia coli.
Cây Xuân Hoa đã được đưa vào tiến hành thử nghiệm trong phòng bệnh tiêu chảy
cho heo con theo mẹ và đạt những kết quả khả quan. Điều đó đã mở ra một triển vọng
mới về việc sử dụng cây Xuân Hoa trong chăn nuôi heo thay cho các thuốc kháng sinh
tân dược hiện nay. Việc lạm dụng kháng sinh ngày càng cao dẫn đến hiện tượng kháng
thuốc, quen thuốc và loạn khuẩn. Bên cạnh đó, kháng sinh thực vật không chỉ chữa
khỏi bệnh nhiễm khuẩn mà còn đem lại những lợi ít thiết thực khác như làm tăng trọng
heo con và một điều đáng chú ý là không gây nên hiện tượng kháng thuốc như việc sử
dụng các loại kháng sinh tân dược.
Ngoài ra, theo Lê Thị Hồng Hảo [48] ăn thịt có tồn dư kháng sinh với liều lượng
thấp thường xuyên sẽ xuất hiện vi khuẩn kháng lại kháng sinh, không những gây lờn
thuốc, loại bỏ những vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả các vi khuẩn có ích, tạo
vitamin nhóm B trong đường tiêu hóa, gây khó khăn trong công tác điều trị phòng
chống bệnh tật. Một số loại vừa là kháng sinh vừa là hormone như dexametazon,

1


tetracyline… nếu ăn thịt có chứa các chất này có thể gây hiện tượng giảm mật độ tinh

trùng, hiện tượng đồng tính luyến ái tăng, tinh hoàn lệch ẩn ở trẻ em dậy thì.
Những năm 1990, ở châu Âu người ta đã đưa ra các quyết định cấm sử dụng
kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi. Ủy ban châu Âu
và Ủy ban điều phối khoa học của châu Âu (Scientific Steering Committee) đã đưa ra
khuyến cáo: đối với tất cả các loại kháng sinh mà hiện đang còn được sử dụng làm
thức ăn bổ sung trong chăn nuôi thuộc nhóm, loại kháng sinh dùng điều trị cho người
và vật nuôi bắt buộc phải đưa vào giai đoạn hạn chế sử dụng (phase out) càng sớm
càng tốt, để cuối cùng là rút bỏ hoàn toàn trong thức ăn chăn nuôi. Ngày nay, trong các
bảng hướng dẫn quy trình phòng dịch cho gia súc, gia cầm, người ta không còn thấy
nội dung trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn hay nước uống cho vật nuôi nữa.
Từ những việc cấm lạm dụng các loại thuốc kháng sinh tân dược trong thức ăn
của gia súc, gia cầm cũng như trong việc điều trị bệnh, vấn đề đặt ra là tìm một loại
thuốc trị bệnh tiêu chảy cho heo sữa có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường,
vật nuôi mà không cần dùng đến các thuốc tân dược nhưng vẫn đạt hiệu quả cao,
không gây hiệu tượng lờn thuốc.
Được sự phân công của Bộ môn Công Nghệ Hóa Học, dưới sự hướng dẫn của
TS. Phan Phước Hiền và Kỹ sư Trịnh Thị Phi Ly, chúng tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất thuốc trị bệnh tiêu chảy cho heo sữa từ một số
hoạt chất thứ cấp trong lá cây Xuân Hoa Pseuderanthemum palatiferum”.
1.2 Mục đích
Xây dựng qui trình sản xuất thuốc trị bệnh tiêu chảy cho heo sữa từ lá cây Xuân
Hoa Pseuderanthemum palatiferum.
1.3 Yêu cầu
1. Thiết lập qui trình sản xuất chế phẩm từ cao chiết lá cây Xuân Hoa.
2. Thử nghiệm hiệu lực kháng một số vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy
cho heo sữa như: E.coli, Salmonella typhi, Staphylococus aureus, Baccilus cereus ...

2



3. Thử nghiệm khả năng chống oxy hóa của cao cồn, cao ether và chế phẩm từ
lá cây Xuân Hoa.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về bệnh tiêu chảy
2.1.1 Bệnh tiêu chảy [50]
Bệnh tiêu chảy ở heo con là hiện tượng heo con đi phân lỏng, sệt hay nước. Nếu
hiện tượng tiêu chảy ở heo con không thuyên giảm thì sẽ dẫn tới việc heo con bị mất
nước trầm trọng, kiệt sức và chết.
Như chúng ta đã biết, tình trạng tiêu chảy cũng là một phản ứng có lợi cho cơ
thể nhằm đưa hết những chất lạ có hại cho cơ thể như độc tố hoặc các men do vi khuẩn
gây hại tiết ra đi ra khỏi cơ thể (theo cơ chế lấy nước trong cơ thể đưa vào ruột để việc
thải chất độc ra khỏi cơ thể được dễ dàng hơn). Cho nên ưu tiên hàng đầu trong điều trị
bệnh là làm cân bằng vi sinh vật đường ruột (vi khuẩn có lợi lớn hơn hoặc bằng vi
khuẩn có hại) và bù nước vào cơ thể.
2.1.2 Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy ở heo con [50]
a. Do đặc điểm của bộ máy tiêu hóa heo con
Ở heo con mới sinh bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua sự phân tiết
không đủ lượng acid chlohydric và các men tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Trên heo
con sơ sinh, khả năng tiết acid chlohydric rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa men pepsinogen
thành pepsin (men tiêu hóa chất đạm), lượng acid chlohydric tự do quá ít, vi khuẩn bất
lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày, vào ruột non vi khuẩn phát triển
mạnh gây nên tiêu chảy. Sự phân tiết các men tiêu hóa ở dạ dày và ruột non cũng rất
kém, chỉ đủ sức tiêu hóa các loại thức ăn đơn giản như sữa; thí dụ men tiêu hóa chất
đạm (protease) gồm pepsin, trypsin, chymotrypsin chỉ đủ để tiêu hóa protein của sữa


4


hoặc protein đậu nành và không đủ để tiêu hóa được protein của gạo, bắp, bột cá, bánh
dầu... trong vòng tuần lễ đầu sau khi sanh. Men saccharase chỉ hoạt động mạnh sau 2
tuần, men mantase chỉ được phân tiết đầy đủ sau 4 tuần.
Yếu tố này cho thấy trong vòng 2 tuần lễ sau khi sanh, heo con chỉ có thể tiêu hóa
được sữa hoặc loại thức ăn tập ăn với thành phần chủ yếu là sữa. Trên những bầy heo
quá đông, hoặc phải nuôi hộ vì heo nái mẹ mắc bệnh, nếu sử dụng thức ăn không
đúng, thí dụ dùng sữa đặc có đường cho heo con bú sẽ dẫn đến tiêu chảy vì đường
saccharose không hề được tiêu hóa trong giai đoạn này. Sự tập ăn cũng phải được cân
nhắc, phải sử dụng các loại thức ăn tập ăn có chất lượng cao, nếu tập ăn bằng thức ăn
có chất lượng kém, do heo con không thể tiêu hóa được sẽ dẫn đến tiêu chảy.
b. Do các yếu tố quản lý, chăm sóc chưa hợp lý với 6 vấn đề chủ yếu
sau
1. Không cho heo con bú sữa đầu đầy đủ: sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng
cao, còn chứa các kháng thể từ mẹ truyền sang, giúp heo con phòng chống bệnh trong
3 - 4 tuần lễ đầu. Cần lưu ý sữa đầu chỉ có giá trị phòng bệnh cho heo con khi hội đủ 2
vấn đề sau đây. Heo con phải được bú càng sớm càng tốt và càng nhiều càng tốt, sau
24 giờ kháng thể trong sữa đầu sẽ giảm thấp, đồng thời lúc này men tiêu hóa chất đạm
bắt đầu hoạt động sẽ phá hủy hết kháng thể trong sữa đầu.
2 . Phải tiêm phòng cho heo mẹ các bệnh mà heo con dễ mắc phải, thí dụ dịch tả,
giả dại, thương hàn, tiêu chảy do E.coli... nhằm tạo miễn dịch chủ động cho heo mẹ,
và từ đó chất miễn dịch mới được truyền sang cho heo con. Nếu không tiêm phòng
cho nái, việc heo bú sữa đầu cũng không tạo ra được cho heo con khả năng phòng
bệnh. Không úm cho heo con, hoặc úm không đúng quy cách làm heo con bị lạnh, hệ
tiêu hóa sẽ hoạt động yếu, thể hiện qua sự giảm nhu động ruột, giảm phân tiết dịch tiêu
hóa, dẫn đến tình trạng không tiêu, rồi viêm ruột, tiêu chảy.
3 . Vệ sinh rốn không tốt: heo con bị viêm rốn sẽ tiêu chảy, do đó sau khi sanh
phải dùng dây và dụng cụ sạch cột và cắt rốn, sát trùng bằng iodine sau khi cắt và sau

đó tiếp tục sát trùng rốn ngày 2 lần cho đến khi rụng.

5


4 . Không cung cấp sắt cho heo con: sắt rất cần cho heo con để thành lập hồng
cầu, do trong sữa mẹ chứa rất ít chất sắt, do đó phải cấp thêm cho heo con bằng cách
chích chất sắt. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, là một trong những nguyên nhân quan
trọng dẫn đến tiêu chảy.
5 . Do heo mẹ mắc hội chứng M.M.A (còn gọi là hội chứng: viêm vú, viêm tử
cung, kém sữa): sự nhiễm trùng vú hoặc tử cung sau khi sanh sẽ gây vấy nhiễm vi
trùng vào đường tiêu hóa heo con.
6 . Điều kiện vệ sinh kém: bao gồm không sát trùng chuồng nái trước khi sanh,
cho nái ăn thức ăn kém phẩm chất, có chứa độc tố vi trùng hoặc nấm mốc. Nguồn
nước uống không sạch cũng được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự nhiễm trùng
đường ruột.
c. Do nhiễm trùng đường ruột
Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy ra với các loại mầm bệnh có sẵn trong
chuồng trại (do sát trùng không hợp lý), do mầm bệnh từ heo mẹ truyền sang, hoặc
mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống.
Nếu chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi và vệ sinh thú y, sức
kháng bệnh heo con tốt, dù nhiễm khuẩn xảy ra, thì cơ thể heo con có thể tự chống
chọi được, hoặc mắc bệnh với thể nhẹ. Ngược lại nếu sự nhiễm trùng đường ruột đi
kèm theo các yếu tố đã đề cập trên chắc chắn bệnh sẽ rất nặng, việc chữa trị sẽ rất tốn
kém và ít hiệu quả.
2.2 Tổng quan về cây Xuân Hoa
2.2.1 Giới thiệu cây Xuân Hoa
Cây Xuân Hoa có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees)
Radlk., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Tên khoa học cũ là Eranthemum palatiferum
[19]. Ngoài tên Xuân Hoa còn có một số tên khác như cây Hoàn Ngọc, cây Tú Linh,

cây Nhật Nguyệt, cây Con Khỉ, cây Thần dưỡng sinh, cây Trắc Mã, cây Điền Tích, cây
Lan Điều [34].

6


Xuân Hoa là cây tiểu mộc, cao 1 - 2 m, sống lâu năm. Lá cây Xuân Hoa mọc
đối, hình mũi mác, lá có phiến thon, to 20 x 4,5 cm, mặt dưới có 8 - 9 cặp gân phụ,
cuống dài 5,5 cm [4]. Lá Xuân Hoa già thì đắng, có bột, lá non nhớt, không mùi,
không có độc tố. Vỏ và rễ có mùi như lá già, lá cây tươi có tác dụng kích thích thần
kinh. Dùng nhiều có cảm giác say nhẹ trong thời gian ngắn [33]. Hoa mọc ở kẽ lá hoặc
đầu cành, lưỡng tính, phát hoa không chia nhánh, cao 30 cm, lá đài như kim, dài 5 - 6
mm, vành có ống dài 2 - 4 cm, tai tím xanh hay trắng, môi trên lõm, môi dưới 3 thùy
to, nang có lông mịn, cao 3.5 cm. Quả nang 2 ổ, mỗi ổ chứa 2 hạt. Mùa ra hoa từ tháng
4 đến tháng 5 âm lịch [4]. Rễ có khả năng làm thông máu, trị được các bệnh xơ vữa
động mạch, động mạch vành, lợi tim [6].
Cây Xuân Hoa được phát hiện vào cuối những năm 1990 ở rừng Cúc Phương,
miền Bắc Việt Nam, là một cây thuốc mới được dùng trong dân gian để chữa một số
bệnh như: nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, viêm đại tràng, đại tràng kém hấp thu, đau dạ
dày, loét hành tá tràng, chảy máu đường ruột, chấn thương chảy máu, khôi phục sức
khỏe cho người ốm yếu, chữa suy nhược thần kinh [22]. Thời gian gần đây, một số
Việt kiều ở Mỹ cũng đãdùng cây Xuân Hoa để chữa bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân
dùng liên tục cây Xuân Hoa giữ được ổn định tỷ lệ đường trong máu [35].

Hình 2.1: Cây Xuân Hoa được thu hái ở Tây Ninh

7


2.2.2 Công dụng của cây Xuân Hoa

Theo dân gian cây Xuân Hoa có một số công dụng [33]:
- Ðau dạ dày do bị loét, viêm: ăn 2 lần/ngày. Mỗi lần không quá 7 lá. Khoảng 50 lá là
khỏi.
- Chảy máu đường ruột: Uống lá tươi hoặc lá đã nát, dùng 7–10 lá. Khoảng 1-2 lần là
khỏi.
- Viêm đại tràng co thắt: Ăn như trên, 100 lá, kết hợp ăn lá Mơ lông trong bữa ăn. Ăn
từ 1 đến 2 tháng.
- Viêm gan, xơ gan cổ trướng: Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 7 lá, dùng khoảng 150 lá.
- Ðau thận, viêm thận, đau thường xuyên: Dùng không quá 50 lá, chỉ khoảng 30 lá là
dứt cơn đau, ngày 3 lần, mỗi lần 3-7 lá.
- Tả lỏng, đi lỵ, rối loạn tiêu hóa: 7-15 lá, dùng 2 lần là khỏi.
- Mệt mỏi toàn thân: 3-7 lá, ăn 2 lần.
- Ðái rắt, đái buốt, đái đục, đái ra máu: Ăn từ 14-21 lá hoặc giã nát uống nước đặc.
- Chữa bệnh cho gà dùng 1-3 lá, gà chọi sau khi chọi 1-3 lá. Chó cảnh đẻ ăn 1 lá sau 1
ngày đẻ là mạnh ngay. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, ứ máu trong mắt lấy 3 lá đắp vào mắt
sau một đêm là khỏi.
2.2.3 Một số nghiên cứu về tác dụng sinh học của cây Xuân Hoa
Năm 1997, Trần Công Khánh và cộng sự đã thử sơ bộ tác dụng kháng khuẩn,
kháng nấm của lá cây Xuân Hoa cho thấy có tác dụng ức chế vi khuẩn gram âm ở
đường tiêu hóa, đặc biệt E.coli, ức chế vi khuẩn gram dương, nấm mốc, nấm men với
liều 0,75 – 1,5 g lá tươi hoặc 0,15 – 0,3 g bột lá / kg thể trọng [9].
Năm 1998, Lê Thị Lan Oanh và cộng sự đã thử độ độc của dịch chiết lá Xuân
Hoa (chiết bằng nước hoặc bằng dung dịch đệm phosphate) cho thấy lá Xuân Hoa
không độc với cá chọi. Ngoài ra protein của lá cây Xuân Hoa bền với nhiệt: khi sấy
khô ở 50– 60oC, hoạt tính của proteinase còn giữ lại được khoảng 30% so với lá tươi
[13, 16].

8



Năm 1999, để góp phần xác minh tác dụng được lưu truyền trong dân gian và
chứng minh tác dụng sinh học của cây thuốc này, Trần Công Khánh và cộng sự đã tiến
hành nghiên cứu độc tính cấp diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của lá cây Xuân Hoa
trên invivo. Kết quả là cao toàn phần của lá Xuân Hoa trên thực nghiệm không gây
chết chuột ở tất cả các liều, tức không thể hiện độc tính. Ngoài ra, cao đặc toàn phần
của lá cây Xuân Hoa có tác dụng ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào, nghĩa
là có xu hướng tác dụng bảo vệ tế bào gan trên thực nghiệm [10].
Năm 2002, Huỳnh Kim Diệu đã điều chế ra chế phẩm bột Xuân Hoa và tiến
hành một chuỗi các thí nghiệm, từ đó đưa ra một số kết quả quan trọng trong việc thử
nghiệm tác dụng của bột lá Xuân Hoa trên tăng trọng và trên bệnh tiêu chảy ở heo con
sau cai sữa, trong phòng bệnh tiêu chảy heo con theo mẹ, phòng bệnh tiêu chảy heo
con thông qua tác động trên heo mẹ và so sánh hiệu quả của bột Xuân Hoa với vime
anticoc trong phòng bệnh tiêu chảy heo con theo mẹ [21].
Năm 2005, để tìm hiểu hiệu lực tác động của cây Xuân Hoa trên tăng trọng và
trên bệnh tiêu chảy của heo con, 644 heo con (396 heo con sau cai sữa và 248 heo con
theo mẹ), lá tươi hoặc lá khô được cho heo ăn hàng ngày trên các lượng khác nhau.
Kết quả đạt được: tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, số heo còi, bệnh tiêu chảy, số heo
chết giảm, số heo mắc bệnh và số ngày tiêu chảy trung bình giảm. Với liều dùng 0,2
g/kg thể trọng/ngày có kết quả cao hơn so với liều dùng 0,1 g/kg thể trọng/ngày. Hiệu
lực của bột khô tương đương với hiệu lực lá tươi [18]. Từ các kết quả trên, nhận thấy
tác động của bột Xuân Hoa trên tăng trọng và trên bệnh tiêu chảy heo con theo mẹ đã
đạt được những kết quả khả quan, mở ra một hướng triển vọng mới về việc vận dụng
bột lá cây Xuân Hoa trong chăn nuôi heo, nhằm thay thế hoặc làm giảm lượng thuốc
kháng sinh tân dược đang dùng hiện nay, vốn đã xảy ra hiện tượng kháng thuốc, quen
thuốc và loạn khuẩn do tình hình lạm dụng kháng sinh ngày càng phát triển ở Việt
Nam và nhiều nước trên thế giới. Đó là chưa kể những tai biến nguy hiểm do kháng
sinh tân dược gây ra. So sánh với kháng sinh tân dược, người ta thấy các cây thuốc có
hiệu lực kháng sinh tuy không mạnh bằng nhưng cũng đủ để chữa khỏi nhiều bệnh

9



nhiễm khuẩn. Không những thế, chúng còn có nhiều ưu điểm mà thuốc kháng sinh tân
dược không có. Trước hết là vấn đề kháng thuốc, đây là chuyện nan giải đối với kháng
sinh tân dược hiện nay, nhưng đối với kháng sinh thực vật người ta chưa thấy hiện
tượng này. Ưu điểm của kháng sinh thực vật là rất ít độc nên không gây ra những tai
biến nguy hiểm.
Năm 2003, để xác định hiệu quả của bột Xuân Hoa, chế phẩm từ lá Xuân Hoa,
trên trị bệnh tiêu chảy heo con theo mẹ, so sánh với hai loại kháng sinh đang dùng trị
bệnh tiêu chảy heo con rất hiệu quả: coli-norgen và cotrimxazol. Tỉ lệ khỏi bệnh của
heo sau 3 ngày điều trị của nghiệm thức điều trị bằng bột Xuân Hoa là 92,86%, của
nghiệm thức điều trị bằng coli-norgen là 90,48% và nghiệm thức điều trị bằng
cotrimxazol là 83,33%. Tỉ lệ tái phát theo thứ tự là: 7,14%; 9,52% và 14,29%. Số ngày
tiêu chảy trung bình theo thứ tự là: 2,16 ngày; 2,24 ngày và 2,03 ngày. Kết quả phân
lập vi khuẩn từ phân heo bệnh cho thấy tác nhân gây bệnh là E.coli, không tìm thấy
các tác nhân gây bệnh khác. Số lượng E.coli trong phân heo tiêu chảy sau 3 ngày điều
trị đều giảm: trị bằng bột Xuân Hoa giảm 88,06%, trị bằng coli-norgen giảm 66,41%
và trị bằng cotrimxazol giảm 97,28% [21].
Mở rộng cho nghiên cứu trên, năm 2007, Huỳnh Kim Diệu đã thí nghiệm so
sánh hiệu quả điều trị của các chế phẩm từ lá cây Xuân Hoa (Pseuderanthemum
palatiferum) với một số thuốc kháng sinh. Lá Xuân Hoa sử dụng dưới dạng chất chiết
và dạng bột, thuốc kháng sinh gồm các loại đã và đang được sử dụng điều trị có hiệu
quả tiêu chảy cho heo con là cotrimoxazole (gồm sulfamethoxzol và trimethoprim),
coli-norgent (gồm colistin, norfloxacin, gentamicin và trimethoprim) và aralis
(apromicin, colistin, atropin và vitamin B). Kết quả cho thấy sử dụng bột Xuân Hoa
với liều 1 g/kg thể trọng cho hiệu quả tương đương cotrimoxazol liều 0,1g/kg thể trọng
hoặc coli-norgent liều 0,1 g/kg thể trọng; ở dạng chất chiết với liều 0,05/kg thể trọng
cho hiệu quả tốt hơn aralis liều 0,6 ml/kg thể trọng [6]. Lá cây Xuân Hoa được dùng
để điều trị và ngăn ngừa 25 bệnh ở người và một số bệnh ở động vật (xem phụ lục 9 và
10). Với mục đích phòng bệnh thường dùng từ 3 - 6 lá/ngày, với mục đích trị bệnh


10


×