Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Huong dan thuc hien chuong trinh GDPT moi 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.99 KB, 14 trang )

Chương trình giáo dục phổ thông mới khác chương trình cũ ở điểm nào?
(GDVN) - Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam chỉ ra một số điểm kế thừa và nhiều
điểm khác biệt của chương trình mới so với chương trình giáo dục hiện hành.
Đội ngũ giáo viên sẽ quyết định sự thành bại của chương trình mới.
Chương trình mới cấp tiểu học thay đổi thế nào?
Áp dụng chương trình mới học sinh có còn đi học thêm?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm
Chương trình tổng thể và 27 Chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới có một số điểm kế thừa và nhiều
điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành.
Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa chương trình hiện
hành một số điểm sau:
Thứ nhất, về mục tiêu giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục được
xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu giáo dục phổ thông là giáo dục con người toàn
diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ.
Thứ hai, về phương châm giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa
các nguyên lí giáo dục nền tảng như “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với
thực tiễn”, “Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội”.
Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo
dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ
lớp 10 đến lớp 12). (Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn)
Thứ ba, về nội dung giáo dục, bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp
với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương
trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông
mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức
của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng


được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu
quả hơn.
Thứ tư, về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và


hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ,
Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp
Trung học cơ sở; Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp Trung học
phổ thông; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông.
Việc đổi tên môn Kĩ thuật ở cấp tiểu học thành Tin học và Công nghệ là do chương
trình mới bổ sung phần Tin học và tổ chức lại nội dung phần Kĩ thuật.
Tuy nhiên, trong chương trình hiện hành, môn Tin học đã được dạy từ lớp 3 như một
môn học tự chọn. Ngoại ngữ tuy là môn học mới ở cấp tiểu học nhưng là một môn
học từ lâu đã được dạy ở các cấp học khác; thậm chí đã được nhiều học sinh làm
quen từ cấp học mầm non.
Ở cấp Trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp
kiến thức của các ngành vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất; môn Lịch sử
và Địa lí được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lí.
Học sinh đã học môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học, không gặp
khó khăn trong việc tiếp tục học các môn này. Chương trình hai môn học này được
thiết kế theo các mạch nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên dạy đơn môn
hiện nay nên cũng không gây khó khăn cho giáo viên trong thực hiện.
Hoạt động trải nghiệm hoặc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cả ba cấp học
cũng là một nội dung quen thuộc vì được xây dựng trên cơ sở các hoạt động giáo
dục tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Thanh
niên Việt Nam và các hoạt động tham quan, lao động, hướng nghiệp, thiện nguyện,
phục vụ cộng đồng,… trong chương trình hiện hành.


Thứ năm, về thời lượng dạy học, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so với
chương trình hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các
môn học không có sự xáo trộn.
Thứ sáu, về phương pháp giáo dục, chương trình mới định hướng phát huy tính tích

cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều.
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phổ biến và chỉ đạo áp dụng nhiều
phương pháp giáo dục mới (như mô hình trường học mới, phương pháp bàn tay nặn
bột, giáo dục STEM,…); do đó, hầu hết giáo viên các cấp học đã được làm quen,
nhiều giáo viên đã vận dụng thành thạo các phương pháp giáo dục mới.
Chương trình giáo dục phổ thông mới có gì khác so với chương trình hiện
hành:
Thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định
hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận
dụng kiến thức học được vào thực tiễn.
Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu
ra” của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả
năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng
lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích
cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm
chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức
được dạy học không nhằm mục đích tự thân.
Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh
hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận
dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học.


Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục
và đánh giá kết quả giáo dục.
Thứ hai, Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có nội dung giáo dục gần như
đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở
cấp trung học phổ thông chưa được xác định rõ ràng.
Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục
cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10

đến lớp 12).
Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29, Nghị quyết
88 và Quyết định 404, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan
với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học
tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lí số
môn học;
Đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ,
Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp)
theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở
thích và năng lực của bản thân.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt
động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học
tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.
Thứ ba, trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, sự kết nối giữa chương
trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt
chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết
đối với học sinh phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình
của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học


trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng Chương trình tổng thể, lần đầu tiên được
thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.
Thứ tư, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả
năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả sách
giáo khoa và giáo viên.
Chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội
dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ
động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một
số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục

và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt
động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.


Dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình phổ
thông mới chính thức được Bộ GD-ĐT công bố.
So với chương trình hiện hành, chương trình phổ thông mới có rất nhiều điểm thay
đổi theo hướng trang bị năng lực, phẩm chất cho các học sinh. Vì thế, chương trình
mỗi môn học cũng thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu này. Các môn học theo
chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và
môn học tự chọn.
Cụ thể, ở cấp tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1,
Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin
học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.
Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2).
Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công
dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất,
Nghệ thuật.
Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Ở cấp THPT, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất,
Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Các môn học được lựa chọn: theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm các môn Giáo dục
kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật
lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học,
Nghệ thuật).
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Đặc biệt, hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt tất cả các cấp học là Hoạt động
trải nghiệm.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình phổ thông mới, nói
thêm đây là chương trình phát triển toàn diện phẩm chất năng lực của người học,

nên trước hết những người làm chương trình phải phân giải được năng lực chuyên


môn của từng môn học là cái gì để từ đó xác định mức độ học sinh cần đạt ở mỗi
lớp, mỗi cấp học.
Điểm mới thứ hai là chương trình mới có tính phân hóa rõ rệt hơn so với chương
trình hiện hành. Có thể nói sự phân hóa đã được thực hiện ngay từ tiểu học.
Chương trình mới chủ trương phân hóa và càng ở các cấp học cao, phân hóa càng
sâu. Đến cấp trung học phổ thông, sự phân hóa sâu nhất, tức là phân hóa theo định
hướng nghề nghiệp của học sinh. Học sinh không phải học tất cả các môn nữa mà
tập trung vào một số môn theo nguyện vọng và theo định hướng nghề nghiệp của
mình.
Điểm thứ ba là tính tích hợp cao. Phải dạy tích hợp vì kiến thức của nhân loại ngày
càng nhiều. Nếu tách từng môn ngay từ bậc tiểu học và trung học cơ sở thì học sinh
sẽ học quá sâu về môn đó, vừa quá tải vừa khó cho học sinh tổng hợp kiến thức để
vận dụng trong cuộc sống.
Tiểu học nhiều môn tích hợp hơn, trung học cơ sở có tích hợp nhưng ở mức độ khác
hơn, có tách môn. Bậc trung học phổ thông thì sự tích hợp chỉ ở mức liên hệ, các
môn tách riêng. Điều này phù hợp với khả năng nhận thức của người học.
Điểm mới thứ tư của các chương trình môn học là tăng cường tính thiết thực, tính
thực hành. Trước nay, chúng ta vẫn nói học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn. Nhưng trên thực tế, có nhiều môn càng ngày càng xa với thực tiễn, học sinh
học xong không biết làm gì.
Chương trình môn học mới sẽ chọn những nội dung thực sự cần thiết cho con người.
Bên cạnh đó là tăng tính thực hành lên. Học sinh học thông qua thực hành chứ không
thuần túy qua sự truyền giảng của các thầy cô.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

-------

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 32/2018/TT-BGDĐT

--------------Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dụcngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm
2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới
theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5
năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng
8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị
định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của
Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Theo Biên bản thẩm định của các Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm:
1. Chương trình tổng thể.
2. Các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và
cấp trung học phổ thông.
Điều 2. Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.


Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2019 và thay thế Quyết
định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Chương trình giáo dục phổ thông.
1. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày
05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được áp dụng cho đến khi các quy định tại
Điều 2 của Thông tư này được thực hiện.
2. Đối với các lớp của cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông chưa thực hiện được môn
Ngoại ngữ theo lộ trình quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 2 của Thông tư này, tiếp
tục thực hiện theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông đến hết lớp 12.
3. Đối với môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, thực hiện theo quy định tại Thông tư số
02/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học
và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư

pháp);
- Công báo;
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDTrH, Vụ GDTH , Vụ PC.

BỘ TRƯỞNG
đã ký
Phùng Xuân Nhạ


CHƯƠNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI (Công bố 12/2018)
Chiều tối 27.12.2018, Bộ GD-ĐT chính thức công bố chương trình tổng thể và 27 chương trình môn

học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nội dung chi tiết có thể tải về trong file đính kèm dưới đây:

>> Chương trình Tổng thể
>> Chương trình Ngữ văn
>> Chương trình Toán
>> Chương trình GDCD
>> Chương trình Tự nhiên và xã hội
>> Chương trình Lịch sử và Điạ lý
TH
>> Chương trình Lịch sử và Địa lý
THCS
>> Chương trình Lịch sử

>> Chương trình Vật lý
>> Chương trình Hóa học
>> Chương trình Sinh học
>> Chương trình Công nghệ
>> Chương trình Tin học
>> Chương trình Âm nhạc
>> Chương trình Mỹ thuật

>> Chương trình Giáo dục thể chất
>> Chương trình Hoạt động trải
>> Chương trình Địa lý
nghiệm
>> Chương trình Khoa học
>> Chương trình tiếng Anh 1_2
>> Chương trình Khoa học tự nhiên >> Chương trình tiếng Anh 3_12

>> Chương trình tiếng Đức
>> Chương trình tiếng Nhật
>> Chương trình tiếng Hàn
>> Chương trình tiếng Pháp
>> Chương trình tiếng Nga
>> Chương trình tiếng Trung


Chương trình giáo dục phổ thông mới giảm số môn học, thời
lượng không thay đổi
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ
thông mới. Dự kiến, 16 giờ chiều nay, Bộ sẽ tổ chức họp báo công bố chương trình
này và kế hoạch thực hiện từ năm học 2020 -2021 với lớp 1.
Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể (khung chương
trình), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục.
Những khác biệt so với chương trình hiện hành
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới,
cho biết:
Để thực hiện mục tiêu đổi mới, Chương trình giáo dục phổ thông mới vừa phải kế
thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành,
vừa phải khắc phục những hạn chế, bất cập của chương trình này. Những điểm cần
khắc phục cũng chính là những khác biệt chủ yếu của chương trình mới so với
chương trình hiện hành.
Cụ thể, nếu chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định
hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận
dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất
liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh
phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng
lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích

cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm
chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng.
Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân. Nói
cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn
thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng
hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học. Quan điểm này được thể hiện nhất
quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.


Cũng theo ông Thuyết, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có nội dung giáo
dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hướng nghề nghiệp cho học
sinh, ngay cả ở cấp THPT chưa được xác định rõ ràng.
Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục
cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10
đến lớp 12). Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình thực hiện lồng ghép
những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện
hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung
giáo dục, giảm hợp lí số môn học; đồng thời thiết kế một số môn học theo các chủ
đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng
lực của bản thân.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt
động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học
tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.
Điểm khác biệt nữa trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành mà ông Thuyết
nhắc tới là sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa
chương trình các môn học chưa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp,
chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông.
Vì vậy, chương trình Giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương
trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn
học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng chương trình tổng thể, lần đầu tiên

được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.
Chương trình hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo
của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả sách giáo khoa và giáo viên.
Chương trình mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt
lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách
nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung
giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều
kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của
nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
Chương trình mới gồm môn học bắt buộc và tự chọn
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm
môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc và tự chọn. Môn học và hoạt động giáo dục
bắt buộc: là môn học mà mọi học sinh đều phải học và hoạt động giáo dục mà mọi


học sinh đều phải tham gia; môn học tự chọn: là môn học không bắt buộc, được học
sinh chọn theo nguyện vọng; môn học lựa chọn: là môn học được học sinh chọn theo
định hướng nghề nghiệp.
GS Thuyết cho hay: Nhờ thực hiện dạy học tích hợp và sắp xếp lại kế hoạch giáo
dục ở các cấp học, chương trình Giáo dục phổ thông mới mới giảm được số môn
học so với chương trình hiện hành:
Theo chương trình tiểu học mới, lớp 1 và lớp 2 có 7 môn học; lớp 3 có 9 môn học;
lớp 4 và lớp 5 có 10 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 1, lớp 2 và lớp 3
có 10 môn học; lớp 4 và lớp 5 có 11 môn học.
Chương trình mới của các lớp THCS đều có 12 môn học. Trong chương trình hiện
hành, lớp 6 và lớp 7 có 16 môn học; lớp 8 và lớp 9 có 17 môn học. Chương trình
mới của các lớp THPT đều có 12 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 10 và
lớp 11 có 16 môn học; lớp 12 có 17 môn học.
Trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc
mang tên mới là: tin học và công nghệ, ngoại ngữ, hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu

học; lịch sử và địa lí, khoa học tự nhiên ở cấp THCS; âm nhạc, mĩ thuật, giáo dục
kinh tế và pháp luật ở cấp THPT; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp
THCS, THPT.
Ở cấp THCS, môn khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức
của các ngành vật lí, hóa học, sinh học và khoa học trái đất; môn lịch sử và địa lí
được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lý.
Thời lượng học tập không có xáo trộn lớn
GS Thuyết thông tin tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so với chương trình
hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học không
có sự xáo trộn.
Cụ thể, ở tiểu học, học sinh học 2.838 giờ, trong khi theo chương trình hiện hành,
học sinh học 2.353 giờ. Chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9
buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học; có điều kiện tổ chức
các hoạt động vui chơi, giải trí nhiều hơn. Chương trình hiện hành là chương trình
học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học.
Ở THCS, học sinh học 3.070 giờ. Theo chương trình hiện hành, học sinh học 3.124
giờ.


Ở THPT, học sinh học 2.284 giờ. Theo chương trình hiện hành, học sinh ban cơ bản
học 2.546 giờ; học sinh ban A, ban C học 2.599 giờ.
Thực hiện chậm nhất từ năm học 2020-2021
Theo Nghị quyết 51 của Quốc hội, thời hạn áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu sẽ được thực hiện chậm nhất từ năm học 2020 2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 đối với cấp trung học cơ sở và từ năm học
2022 - 2023 đối với cấp trung học phổ thông.



×