Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM SÚ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI XÃ LÝ NHƠN HUYỆN CẦN GIỜ TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.75 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM SÚ
VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI XÃ LÝ NHƠN
HUYỆN CẦN GIỜ TP.HỒ CHÍ MINH

HỒ NHẬT CHINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2007


Hội đồng chấm thi báo cáo luận văn tốt nghiệp khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Tìm hiểu tình hình phát triển
nghề nuôi tôm sú và tác động đến kinh tế xã hội tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ,
Thành Phố Hồ Chí Minh”do Hồ Nhật Chinh, sinh viên Khóa ., Ngành Phát Triển Nông
Thôn đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày:………..

ĐẶNG THANH HÀ
Giáo viên hướng dẫn

Kí tên, ngày….tháng….năm 2007

Chủ tích hội đồng chấm thi

Kí tên, ngày ….tháng…..năm 2007


Thư kí hội đồng chấm thi

Kí tên, ngày….tháng….năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin được bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ tôi, những người đã sinh ra
tôi và dày công dạy dỗ tôi nên người.
Đồng thời xin được chân thành cảm ơn đến:
Ban giám hiệu Nhà Trường, tất cả các quí thầy cô, đặc biệt là quí thầy cô trong
khoa kinh tế, các thầy cô trong bộ môn Phát Triển Nông Thôn đã tận tình giúp đỡ,
truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi trong suốt thời học tập tại trường.
Tôi đặc biệt biết ơn thầy Đặng Thanh Hà đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức quí báo để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin được cảm tạ các cô chú trong các phòng ban của UBND xã Lý Nhơn, các cô
chú thuộc phòng Kinh Tế huyện Cần Giờ và toàn thể bà con nông dân Xã đã giúp đỡ
tôi thực hiện đề tài này.
Xin được chân thành biết ơn những người bạn của tôi, các anh chị khóa trước đã hộ
trợ và giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian vừa qua để hoàn thành luận văn
này.
Xin nhận từ tôi lòng biết ơn sâu sắc.
Sinh viên

Hồ Nhật Chinh


NỘI DUNG TÓM TẮT

Hồ Nhật Chinh, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.Tháng 12 năm 2007. Tìm hiểu tình hình phát triển nghề nuôi tôm sú và tác động

đến kinh tế - xã hội tại xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp từ 67 hộ nuôi tôm sú trên vùng Lý Nhơn và số liệu
thứ cấp UBND xã, Hợp Tác Xã dịch vụ nuôi trồng thủy sản và trung tâm khuyến ngư.
Để tìm hiểu tình hình nuôi tôm sú qua 2 năm 2005- 2006 với các mô hình nuôi
thâm canh, bán thâm canh, quản canh cải tiến.
Kết quả nuôi tôm trong thời gian đầu có hiệu quả tuy nhiên trong những năm gần
đây thì nghề nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn, cũng phần nào làm ảnh hưởng đến sự
phát triển về kinh tế - xã hội của xã. Vì vậy cần phải có những biện pháp cụ thể như:
Cải tiến kỹ thuật nuôi, thường xuyên kiểm tra môi trường nuôi, quản lý vùng nuôi, đầu
tư cơ sở hạ tầng, tăng lượng vốn vay nhưng lãi suất phải thấp, mở rộng thị trường tiêu
thụ.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các chữ viết tắt
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu của đề tài

2

1.3. Phạm vi nghiên


2

1.3.1. Phạm vi thời gian

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2

1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Khái quát về địa bàn xã Lý Nhơn

4

2.2. Đặc điểm tự nhiên

5

2.2.1. Vị trí địa ký

5

2.2.2. Địa hình

5


2.2.3. Thời tiết khí hậu

5

2.2.4. Nhiệt độ

6

2.2.5. Gió

6

2.2.6. Tài nguyên nước

6

2.2.7. Đất đai

7

2.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội

8

2.3.1. Xã hội

8

2.3.1.1. Dân số


8

2.3.1.2. Lao động

8

2.3.1.3. Giáo dục

9

2.3.1.4.Y tế

9

2.3.1.5. Giao thông

9


2.3.1.6. Văn hóa
2.3.2. Kinh tế

10
10

2.3.2.1. Thuận lợi

11


2.3.2.2. Khó khăn

12

2.3.2.3. Lịch sử phát triền nghề nuôi tôm

12

2.3.2.4. Hiện trạng và phương hướng phát triển nghề nuôi tôm tại xã

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14

3.1.1. Nguyên lý phát triển nông thôn

14

3.1.2. Phát triển kinh tế

14

3.1.3. Phát triển xã hội

15

3.1.4. Khái niệm về lao động và việc làm


16

3.1.5. Thất nghiệp

18

3.1.6. Chuyển đổi cơ cấu canh tác và ý nghĩa của nó

18

3.1.7. Những cơ sở của chuyển đổi cơ cấu canh tác

19

3.1.8. Chuyển đổi tự phát cơ cấu canh tác

19

3.1.9. Định nghĩa nuôi trồng phát triển nuôi trồng thủy sản

20

3.1.10. Các khái niệm liên quan tới cộng đồng

21

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21


3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

22

3.2.2. Phương pháp phân tích

22

3.2.3. Phương pháp tính khấu hao

23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về vùng nuôi

24

4.1.1. Tình hình nuôi tôm sú tại xã Lý Nhơn từ năm 2003- 2006

24

4.1.2. Các hình thức nuôi tôm chủ yếu tại vùng

25

4.1.3. Lịch thời vụ

26


4.1.4. Thực trạng về sử dụng điện sản xuất tại vùng nuôi tôm

27

4.1.5. Thiết kế xây dựng ao nuôi

28

4.1.6. Chuẩn bị ao

29


4.1.7. Thả giống

30

4.1.8. Cho ăn

31

4.1.9. Chăm sóc và quản lý ao nuôi

31

4.1.10. Thu hoạch

31

4.2. Đặc điểm kinh tế của các hộ nuôi


32

4.2.1.Thực trạng về kỹ thuật

32

4.2.2. Trình độ kỹ thuật lao động

33

4.2.3. Sử dụng lao động trong nuôi tôm

34

4.2.4. Trình độ học vấn của hộ và số năm nuôi tôm

35

4.2.5. Đánh giá kết quả hiệu quả của các mô hình nuôi

36

4.2.6. Tách động về mặc xã hội của nghề nuôi tôm tại xã Lý Nhơn

41

4.2.7. Nuôi tôm ảnh hưởng đến nông hộ

42


4.2.8. Nuôi tôm ảnh hưởng đến tình trạng nhập cư

43

4.2.9. Nuôi tôm ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm

44

4.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi

45

4.4. Giải pháp phát triển bền vững vùng nuôi

47

4.5. Vai trò của cộng đồng trong việc quản lý hệ thống ao nuôi

50

4.6. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ

51

CHƯƠNG 5: ĐỀ NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
5.1. Kết luận

52


5.2. Đề nghị

53


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1. Sơ đồ phát triển về mặt xã hội

16

Hình 4.1. Lịch thời vụ

27

Hinh 4.2. Sơ đồ mặt cắt ao nuôi BTC, TC

28

Hinh 4.3. Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm sau thu hoạch

51


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Tình hình cơ cấu sử dụng đất


7

Bảng 2.2. Tình hình dân số xã Lý Nhơn giai đoạn 2002 – 2006

8

Bảng 4.1. Diện tích sản lượng và số hộ nuôi tôm xã Lý Nhơn 2003 – 2006

25

Bảng 4.2. Hình thức nuôi tôm trong mẩu điều tra

25

Bảng 4.3. Tình hình sử dụng điện sản xuất tại vùng nuôi

27

Bảng 4.4. Ảnh hưởng việc tham gia tập huấn khuyến ngư đên năng suất tôm

32

Bảng 4.5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật các lao động trực tiếp nuôi tôm

33

Bảng 4.6. Tình hình sử dụng lao động phục vụ nuôi tôm của các hộ

34


Bảng 4.7. Số năm nuôi của các hộ

35

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của trình độ học vấn của người ra quyết định sản xuất

35

Bảng 4.9. Chi phí khấu hao bình quân hàng năm cho một ha nuôi tôm

36

Bảng 4.10. Chi phí đầu tư sản xuất bình quân cho một ha nuôi tôm theo hình thức nuôi
TC qua 2005 – 2006

37

Bảng 4.11. Chi phí đầu tư sản xuất bình quân cho một ha nuôi tôm theo hình thức nuôi
BTC qua 2005 – 2006

38

Bảng 4.12. Chi phí đầu tư sản xuất bình quân cho một ha nuôi tôm theo hình thức nuôi
QCCT qua 2005 – 2006

39

Bảng 4.13. So sánh kết quả và hiệu quả trên một ha nuôi tôm giữa các hình thức nuôi
trong 2005


40

Bảng 4.14. Cơ cấu thu nhập của nông hộ điều tra

42

Bảng 4.15. Thu nhập bình quân của mẫu điều tra

43

Bảng 4.16. Tình trạng nhập cư của chủ hộ nuôi tôm

43

Bảng 4.17. Vấn đề giải quyết việc là từ nuôi tôm sú

44


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NSBQ

Năng suất bình quân

GTTSL

Giá trị tổng sản lượng

CPSX


Chi phí sản xuất

TC

Thâm canh

BTC

Bán thâm canh

QCCT

Quản canh cải tiết

TH

Trung học

ĐH

Đại học



Cao Đẳng

UBND

Ủy ban nhân dân


ĐVT

Đơn vị tính

TN/CP

Thu nhập/chi phí

LN/CP

Lợi nhuận/Chi phí

GTTSL/CP

Giá trị tổng sản lượng/Chi phí sản xuất

FAO

Tổ chức lương nông Liên Hiệp Quốc


CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới hiện nay của đất nước, cả về cơ cấu kinh tế, phương
thức quản lý, đến chất lượng quản lý của các ngành thì nông nghiệp vẫn luôn
được coi trọng và ưu tiên phát triển. Với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nền nông nghiệp nước ta có những thay

đổi đáng kể.
Với hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy chính
sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu canh tách được nhà nước đưa
ra nhầm phát triển nền nông nghiệp.
Đối với ngành thuỷ sản nghị quyết của đảng củng đã nêu phát triển lợi thế
ngành thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong
khu vực, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn, theo
hướng tiến bộ có hiệu quả, bền vững.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần có sự phối hộp của các ban ngành đoàn thể
và sự đồng tình của nhân dân, cần phải có những suy nghĩ và cách làm mới của
các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương và tất cả chúng ta
Những năm qua nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh. Đặc biệt là nghề
nuôi tôm sú được sự hổ trợ của đảng và chính phủ, nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam
đã được phát triển nhanh chống. Trong những năm qua tạo nên hướng sản xuất
mới có hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân vùng ven biển.
Cùng với việc phát triển của ngành thuỷ sản, nên nhu cầu lao động nông
nghiệp phải giữ một vị trí quan trọng. Với hơn 70% hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, nên nhu cầu lao động đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, lao động
lành nghề phục vụ trong ngành sản xuất cũng như ngành thuỷ sản.

1


Nhưng nói đến lao động chúng ta phải đề cập đến lao động ở nông thôn. Lao
động nông thôn còn rất nhiều hạng chế, không có tay nghề, không có trình độ kỹ
thuật, nên tác phong cộng việc và tổ chức kỹ luật lao động còn thấp. Thường thì
họ tập trung ở nông thôn, làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp,
thông qua các chương trình phát triển ở nông thôn. Vì vậy mục tiêu hàng đầu
hiện nay của xã hội là đảm bảo công ăn việc làm cho người dân ở nông thôn. Do
đó nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình phát triển nghề nuôi tôm sú và tác

động đến kinh tế xã hội tại xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ TP.Hồ Chí Minh”
1.2. Mục tiêu đề tài
 Khảo sát chung về đời sống sinh hoạt và sản xuất của các hộ gia đình.
 Khảo sát tình hình sản xuất của các hộ nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu.
 Tìm hiểu thực trạng nghề nuôi tôm ở địa phương.
 Tìm hiểu thực trạng lao động trên địa bàn xã, sử dụng lao động tại xã, tại
hộ gia đình, lao động di cư, lao động nhập cư.
 Đưa ra những giải quyết cho vấn đề.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2007.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ -TP.Hồ Chí
Minh
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: đặt vấn đề
Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sẽ
được áp dụng trong đề tài.
Chương 3: tổng quan
Trình bày về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở nơi thực hiện đề tài và
những vấn đề khác liên quan đến việc nghiên cứu.

2


Chương 4: trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận đã thu thập trong quá
trình điều tra nghiên cứu để làm sáng tỏ các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ban
đầu.
Chương 5: kết luận và ký nghị đã hoàn thành xong kết quả thực hiện được.


3


CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN

2.1. Khái quát về địa bàn xã lý nhơn.
Từ xa xưa, sử sách đã nhắc đến địa danh cần giờ như một vùng cửa biển với
sông rạch chằng chịt, rừng rậm hoang vu hàng ngàn dặm. cuộc di dân của chúa
nguễn vào những năm cuối thế kỷ 16 đã tác động đến sự hình thànhvà phân bố dân
cư ở vùng rừng sác.
Lý nhơn được hình thành và phát triển trong một bối cảnh thiên nhiên vô cùng
khắc nghiệt, từ một xóm nhỏ với lác đác vài mái nhà tranh, do một ông lão nông
tên gọi lý nhơn, lập ra tù cuối thế kỷ 17. từ đó lý nhơn được chính thức nhắc đến
trên các văn tự địa bạ vào năm 1832.
Sau hơn ba thế kỷ tồn tại và phát triển, địa danh lý nhơn tở thành nổi tiếngvới
sự kiện lịch sử thần không đầu dương văn hạnh. người con của đất lý nhơn, ông là
mọt tấm gương tiêu biểu cho lòng yêu nước, ý chí quật cường chống giặc ngoại
xâm của người dân ký nhơnnói riêng và người dân rừng sác nói chung.
Hàng trăm năm phải sống trong cảnh màng trời chiếu đất, thiên nhiên khắc
nghiệt, giăc giã liên miên. Nơi đây cuộc sống đầy gian khổ, ấy mà người dân lý
nhơn vẫn nặng lòng với mãnh đất đầy cam go thử thách nhưng vẫn ẩn trong đó một
tìm năng vô tận.
Từ khi có đảng, có cách mạng người dân lý nhơn có thêm niềm tin và ý chí,
họ một lòng mợt dạ theo đảng làm cách mạng suốt thời kỳ tiền khởi nghĩa. Lý nhơn
cũng là xã đầu tiên trong huyện cần giờ được đảng và nhà nước tuyên dương anh
hùng llực lượng võ trang.
Lý nhơn thật sự thay da đổi thịt trở thành một xã mạnh của huyện, với tăng
trưởng kinh tế tương đối ổn định. những thành quả ấy là kết quả của một quá trình

phấn đấu kiên trì, vượt qua khó khăn thử thách, là kết tinh của trí tuệ khí phách của
4


nhân dân lý nhơn anh hùng. đồng thời là hành trang quan trọng, làm tiền đề cho sự
phát triển đi lên trong những thập niên tới.
2.2. Đặc điểm tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý
Xã lý nhơn là một xã ven biển , mà trung tâm xã nằm cách trung tâm huyện
thị trấn cần thạnh chừng 45 km về phía tây bắc theo đường bộ hiện nay.
 Phía bắc giáp xã an thới đông.
 Phía nam là vịnh đồng tranh giáp với biển đông.
 Phía đông giáp với xã long hoà.
 Phía tây và tây tây bắc giáp tỉnh lonh an và tỉnh tiền giang được phân cách
bởi sông soài rạp.
Lý nhơn được bao bộc bởi các con sông lớn. sông vàm sát ở phía đông bắc,
tiếp nối với sông rò rèn, sông dinh bà, sông mũi nai đổ ra vịnh đồng tranh, còn
sông soài rạp một trong những con sông có chiều rộng nhất nước ôm trọn cả phần
phía tây của xã. Sông soài rạp tuy không sâu như sông lòng tàu nhưng cũng là con
đường vận tải thuận tiện vào thành phố, nhất là đối với những tàu có trọng tải nhỏ.
nằm án ngữ đường sông ra vào thành phố, nên lý nhơn có vị trí hết sức quan trọng
về an ninh quốc phòng. Lý nhơn được coi như tiền đồn ở phía tây nam thành phố.
2.2.2. Địa hình.
Lý nhơn như một hòn đảo nổi với địa hình bằng phẳng, sông ngòi chằng chịt,
sông gốc tre, sông cá nháp, sông cát lái, rạch cá ngay lớn, rạch cá ngay bé, rạch
gành hào thông thiên nối liền với nhau nên rất thuận tiện cho giao thông đường
thuỷ. Song lại rất bất lợi cho giao thông đường bộ , xã có một con đường duy nhất
nói trung tâm xã với các xã khác trong huyện đó là đường lý nhơn.
2.2.3. Thời tiết khí hậu.
Thời tiết mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Có hai mùa rõ rệt 6

tháng mưa nước lợ, 6 tháng nắng nước mặn.
Thuỷ triều lý nhơn thuộc loại bán nhật triều: hai lần nước lên, hai lần xuống
trong ngày. Biên độ thuỷ triều từ 2 điến 3 mét thuận tiện cho giao thông đường
thuỷ và việc nuôi trồng thuỷ hải sản.

5


2.2.4. Nhiệt độ
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt
mùa mưa và mùa nắng nên nhiệt độ cao và ổn định, cần giờ là huyện có lượng mưa
thấp nhất thành phố.
Số giờ nắng đạt trung bình từ 5 điến 9giờ/ ngày, các tháng nắng đều đạt trên
240 giờ nắng, cao nhất là tháng 3 với 276 giờ , thấp nhất là tháng 9 với 169 giờ.
Chế độ nhiệt độ cao và ổn định , biên độ nhiệt trong ngày từ 5 – 7 nhưng
giữa các tháng biên độ nhiệt không quá 4 nhiệt độ trung bình giữa các tháng từ
25- 29 . từ tháng 3 đến tháng 5 là thời gian có nhiệt độ cao nhất trong năm, nhiệy
độ thấp nhất trong năm ở các tháng 7 đến tháng 1 năm sau.
Độ ẩm và không khí cao hơn các quân, huyện khác trong thành phố từ 4% đến
8%, ẩm nhất là tháng 9, 83% , khô nhất là tháng 4,74% , độ ẩm cao tuyệt đối 100%
thấp tuyệt đối 40%.
2.2.5. Gió
Hướng chủ đạo ở cần giờ là gió đông nam , ứng với mùa khô từ tháng 10 đến
tháng tư năm sau, tớc độ 1-3 m/s. hướng gió nầy làm tăng khả năng dồn nước mặn
xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô, gió tây nam thổi trong các tháng 5 đến
tháng 10 tốc độ lên đến 26m/s.
2.2.6. Tài nguyên nước
Lý nhơn với hệ thống sồng ngòi dầy đặc, nguồn nước dồi dào,tuy nhiên nguồn
nước này thường xuyên bị nhiễm mặn , do đó việc sử dụng nguồn nước nàyđể sử
dụng cho trồng trọt và sinh hoạt rất hạn chế.

Tuy nhiên điều này cũng mang lại cho lý nhơn những ưu thế nhất định, như
sử dụng nguồn nước nầy để nuôi trồng thuỷ sản , làm muối, phát triển rừng ngập
mặn cần giờ thành khu dự trữ sinh quyển của thế giới, rất thuận lợi để phát triển
các loại hình du lịch sinh thái.

6


2.2.7. Đát đai
Theo kết quả của các chương trình điều tra thổ nhưỡng gần đây thì huyện cần
giờ có 5 nhóm đất chính:
 Nhóm đất cát biểm
 Nhóm đất phù sa trên nền phèn tìm tàng, nhiểm mặn mùa khô
 Nhóm đất phèn
 Nhóm đất mặn phèn
 Nhóm đất than bùn
Thì lý nhơn nằm trong nhóm nằm trong nhóm đất phù sa trên nền phèn tìm
tàng, phân bố thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông nơi có đia hình cao trên
dưới 2m, với diện tích 1385ha. đặc tính của loại đất nầylà hàm lượng mùn ở tầng
mặt tương đối khá., nhưng giảm nhanh theo chiều sâu lân và kali tổng số ở mức
trung bình. loại đất này thích nghi với cây lúa và có thể trồng cây ăn trái. yếu tố
hạn chế là không có nguồn nước ngọt bổ sung vào mùa khô.
Tổng diện tíchđất tự nhiên của xã lý nhơn 15816.21 ha. để thấy rõ cơ cấu sử
dụng đất trên địa bàn xã lý nhơn ta xét bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình cơ cấu sử dụng đất.
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)


Đất sản xuất nông nghiệp 170.03

4.49

Đất trồng cây hàng năm

357.89

2.26

Đất trồng cây lâu năm

352.14

2.23

Đất lâm nghiệp

4432.08

28.02

Đất nuôi trồng thủy sản

2552.26

16.14

Đất làm muối


511.4

3.23

Đất thổ cư

32.37

3.23

Đất chưa sử dụng

221.56

1.4

7


2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
2.3.1. Xã hội.
2.3.1.1. Dân số.
Hiện toàn xã có 1401 hộ với nhân khẩu là 5688 người , mật độ dân số trung
bình là 36 người/km, sống chủ yếu tập trung ở ba ấp. ấp lý thái bữu , ấp tân điền,
ấp lý hoà hiệp, đa phần là dân tộc kinh là chủ yếu , sinh sống ở xã lý nhơn còn có
dân tộc người hoa và người khơme.
Bảng 2.2: Tình hình dân số xã Lý Nhơn giai đoạn 2002 – 2006.
Năm


ĐVT

2002

2003

2004

2005

2006

Diện tích

Km2

8185

158

158

158

158

Dân số TB

Người


5354

5424

5501

5587

5658

Tỉ lệ tăng

%

1.0

1.3

1.4

1.56

1.8

34

34

35


35

36

Mật độ

2

Người/km

Năm 1970 dân số xã lý nhơn mới chỉ có 817 người . sau giải phóng dân số
chừng trên dưới 1500 người. năm 1989 là 3384 người, cuối năm 1991 là 4550
người và đến năm 2006 là 5688 người. trong đó nam là 2900 người và nữ là 2788
người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 3950 người.
Năm 2003 dân số là 5424 ngưòi tăng 70 người so với năm 2002 tỷ lệ tăng dân
số là 1,3 năm 2004 tăng 1,4 năm 2005 tăng 1,5 và đến năm 2006 lên đến 1,8.
2.3.1.2. Lao động
Tính đến năm 2006 dân số của xã là 5688 người , số người trong độ tuổi lao
động là 3940 người chiếm 69,4% dân số của toàn xã, điều này cho thấy xã lý nhơn
có lực lượng lao động dồi dào. Trong đó số người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động la 3940 người tổng số lao động có việc làm trong năm là 2987
người, số lao động chưa có việc làm ổn địng là 23 người. tỷ lệ lao động trong độ
tuổi lao đọng chưa có việc làm là 6 .
Số hộ được vay vốn tạo việc làm là 259 hộ trong đó hộ nghèo là 41 hộ.
Lao động của xã lý nhơn phần lớn tập trung sản xuất nông – lâm- diêm- ngư
nghiệp làm làm việc trên địa bàn xã. Nhưng cũng có một số ít lao động họ di cư
vào thành phố làm việc ở một số công ty và khu chế xuất. nhưng từ khi phong trào

8



nuôi tôm trên đia bàn xã phát triển trong những năm gần đây đã thu hút một nguồn
lao động nhập cư từ địa phương khác tới địa bàn xã làm việc.
2.3.1.3. giáo dục
Xã lý nhơn hiện nay có khoảng hai trường tiểu học, ở ấp lý thái bữu, ấp lý hoà
hiệp, một trường mẫu giáo với hai phân hiệu và một trường trung học cơ sở tổng số
phòng học là 45 phòng. tổng số học sinh là 913 người, trong đó mẫu giáo là 95,
tiểu học 460 em , trung hoc cơ sở là 273 hoc sinh, trung học phổ thông là 85 .
Công tác chăm lo giáo dục được nhân dân và các cấp chính quyền trong xã rất
quan tâm. tổng đầu tư hổ trợ giáo dục năm 2006 là 37.631000đ. đầu tư cho giáo
dục là đầu tư vào nền tảng tương lai, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ làm tiền
đề cho sự phát triển của công tác giáo dục , ngày càng được nâng caovà định hướng
trong tương lai.
2.3.1.4. Y tế
Xã lý nhơn hiện có một trạm y tế xã và một trạm y tế ở ấp lý hoà hiệp. nhưng
đội ngũ bác sĩ , y tá không nhiều nên không đáp ứng được nhu cầu chăm lo sức
khoẻ và khám chữa bệnh cho người dân. Nên chỉ giải quyết những trường hợp
bệnh lý thông thường, còn trường hợp bệnh nặng , thì chuyển về trung tâm bệnh
viện huyện hoặc thành phố nhưng điều kiện đi lại rất khó khăn.
Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệng cho
người dân, thì thực hiện tốt công tác tiêm chủng định kỳ cho trẻ em đạt 98 theo kế
hoạch, đả khám chữa bệnh cho người dân là 11310 lược người. trong đó khám và
phát thuốc miễn phí cho 3597 lược người có bh y tế và 1768 lược trẻ em dưới 6
tuổi. kết hợp với đoàn trung tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em thành phố,
đến khám và phát thuốc miễn phí cho 266 lược người.
2.3.1.5. Giao thông
Xã lý nhơn giống như một cù lao nổi được bao bộc bởi các con sông lớn ,
sông vàm sát, sông soài rạp, sông đồng tranh và hệ thống sông ngòi chằng chịt. cho
nên rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ , song lại rất bất lợi cho giao thông
đường bộ, vì xã chỉ có một con đường duy nhất nói trung tâm xã với các xã khác

trong huyện đó là đường lý nhơn. Con đường với chiều dài 21km, và hệ thống
đường giao thông nội xã , với trục đường chính là đường dương văn hạnh dài
9


10km, chưa được trải nhựa. còn lại là các đường ngắn điều được pêtông hoá. Nhìn
chung đường bộ xã đi lại gặp nhiều khó khăn, nên cần phải được nâng cấp để việc
đi lại được thuận tiện hơn. Nhưng với giao thông đường thuỷ thì thuận lợi hơn
nhiều, với hệ thống sông ngòi chằng chịt liên thông với nhau thuận tiện cho vận
chuyển hàng hoá như; tôm, muối… toàn xã có 49 ghe với trọng tải 5 tấn trở lên.
Trong xã có ba bến đò phân bố ở ba ấp, phục vụ đi lại cũng như vận chuyển hàng
hoá từ địa bàn xã đến nơi khác.
2.3.1.6. Văn hoá
Lý nhơn là nơi tiếp giáp với biển đông và các tĩnh nam bộ. nên lý nhơn là nơi
hội tụ nhiều giá trị văn hoá tinh thần của nhiều nguồn, nhiều địa phương khác nhau
nên lý nhơn cũng là nơi lưu giữ nhiều loại hình văn hoá dân gian. nhất là trong thời
kỳ kháng chiến , lý nhơn cũng là xã đầu tiên của huyện công nhận là xã văn hoá
năm 2005.
Lý nhơn có một bưu điện văn hoá phục vụ nhu cầu liên lạc, cung cấp sách báo
cho người dân. Xã có một đền thờ dương văn hạnh, một chùa phật , một chùa cao
đài nên nhu cầu tín ngưỡng cũng được chú trọng. toàn xã có hơn 90 hộ dùng nước
sạch sinh hoạt từ trạm cấp nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho người dân.
Văn hoá thông tin- thể dục thể thao
thực hiện kết hợp với xã đoàn tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể
thao mừng đảng, mừng xuân và các ngày lễ lớn trong năm. tạo sân chơi lành mạnh
và thu hút thanh thiếu niên trên địa bàn xã tham gia.
thực hiện tuyên truyền trên hai đài phát thanh , về các nội dung có ý nghĩa lịch
sử, các ngày lể lớn.
thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư , có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần lớn trong việc ổn định và phát

triển mối quan hệ , đoàn kết tương thân tương ái của nhân dân trong khu ấp và góp
phần hạn chế tệ nạn xã hội.
2.3.2. Kinh tế
Kinh tế của xã trong những năm qua đã có những bước tăng trưởng khá cao.
nhờ những chỉ đạo kiệp thời và chính sách đúng đắn chính quuyền , ubnd xã.

10


Trong số 15.816ha đất tự nhiên vào năm 2005đã có 5.702,2ha đất sản xuất,
29.131,8ha đất thổ cư, diện tích nuôi tôm là 2.161,77ha.
Trong đó 159 hộ nuôi công nghiệp với 74,8 triệu con giống trên diện tích
171,85ha, 120 hộ nuôi bán công nghiệp với 32,53 triệu con giống trên diện tích
164,35ha , 103 hộ nuôi quảng canh với 27,37 triệu con giống trên diện tích
572,3ha, 103 hộ nuôi đầm đập với 52,66 triệu con giống trên diện tích 1.253,27ha.
Sản lượng thu hoạch là 904,55 tấn với tổng giá trị sản lượng là 63,174 tỷ
đồng. diện tích sản xuất muối là 688ha, sản lượng là 41.280 tấn, giá trị tổng sản
lượng là 33,849 tỷ đồng. diện tích gieo xạ lúa là 148ha, sản lượng 79,6 tấn, giá trị
tổng sản lượng 1,2 tỷ đổng. có 53 cơ sở thương mại dịch vụ , 4 cơ sở sản xuất công
nghiệp. vốn đầu tư cho giao thông thuỷ lợi là 1,8 tỷ đồng, cho xây dựng là 14,2 tỳ
đồng…
Đất rừng lý nhơn đa dạng, phong phú góp phần đáng kể vào hệ sinh thái rừng
ngặp mặn cần giờ đã đươc unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn quốc tế, cùng với cả huyện. ngoài trọng điểm nuôi trồng thuỷ hải sản, lý nhơn
đã hình thành rõ nét là một trong những khu du lich sinh thái hấp dẫn, mở ra nhiều
triển vọng phát triển ngành du lịch , và đưa nó trở thành ngành kinh tế quan của xã
trong tưong lai.
2.3.2.1. Thuận lợi
Xã lý nhơn được huyện chọn làm xã điểm văn hoá của huyện cần giờ từ năm
2006 và những năm tiếp theo đươc huyện uỷ - ubnd huyện quan tâm đầu tư cơ sở

hạ tầng cho xã văn hoá.
Xã được sở nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố và chi cục quản lý
chất lượng và bảo vệ nguồn thuỷ sản thành phố triển khai đề án thí điểm mô hình
nuôi tôm gap. thực hiện đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp
của xã sang mô hình vad [vườn, ao, du lịch ] giai đoạn 2006- 2010.
Trung tâm khuyến nông thành phố và trạm khuyến nông cần giờ triển khai mô
hình coc hổ trợ kinh phí thả tôm đồng loạt ở điển trình diễn và hỗ trợ về kỷ thuật
trong quá trình nuôi.

11


2.3.2.2. Khó khăn
Cơ sở hạ tầng đầu tư phát triển chậm dẫn đến phát triển kinh tế xã hội chưa
được thuận lợi, từ đó kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ
trên dịa bàn xã còn gập nhiều khó khăn.
Tình hình chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng chưa có cây con và mô hình
phát triển chưa được bền vững, đầu tư cơ sở hạ tầng về thuỷ lợi và các nhu cầu
phục vụ cho sản xuất chưa đáp ứng được kịp thời để phục vụ sản xuất.
Tình hình sản xuất lúa thu nhập không cao, diện tích đưa vào sử dụng thấp
ảnh hưởng sản lượng, nghề sản xuất muối, hiện nay giá thu mua muối hạt thấp,
người dân sản xuất không có lợi nhuận cao. nghề nuôi tôm ngày càng gặp nhiều
khó khăn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá cả không ổn định.
2.3.2.3. Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm.
nghề nuôi tôm sú đến với bà con lý nhơn 1998. trước nhữnh năm 1998 người dân
lý nhơn chỉ biết trồng lúa, làm muối… sau khi con tôm sú phát triển thì người dân
trong xã, đã đào ao nuôi tôm. Nhưng do chưa nắm bắt được kỹ thuật, thiếu kinh
nghiệm nên giá trị mang lại cho người nuôi còn thấp, thậm chí nhiều năm liền bị
Thua lỗ.
Từ năm 2000 được sự quan tâm của đảng và nhà nước, trung tâm khuyến ngư,

cũng như sự chỉ đạo của ubnd xã. Đã khơi dậy phong trào nuôi tôm sú và thực sự
phát triển mạnh về chiều rộng lẫn chiều sâu. Do đó tính đến năm 2005 có
2.161,77ha giành cho việc nuôi tôm sú, họ nuôi theo nhiều mô hình nuôi thâm
canh, bán thâm canh, đầm đập, quản canh cải tiến. nhưng trong những năm gần đây
hiệu quả nuôi trồng đem tới cho bà con không cao mà còn thua lỗ do dịch bệnh và
môi trường nuôi thường xuyên bị ô nhiễm.

2.3.2.4. Hiện trạng và phương hướng phát triển nghề nuôi tôm tại xã.
Hiện nay diện tích nuôi tôm của bà con đã phát triển, những mãnh ruộng
nhiễm mặn năng suất thấp đã chuyển sang nuôi tôm có hiệu quả cao, giờ đây phong
trào nuôi đã lắng dần, do qui hoach và người dân xây dựng ao hồ không hợp lý,
nên sinh ra một số vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh luôn xảy ra…
12


Vì vậy hướng đi trong những năm tới là tăng cường công tác quản lý của nhà
nước, ngành thủy sản cần chỉ đạo và xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh trong sản
xuất. qui hoạch chi tiết từng vùng, tạo điều kiện cho bà con xây dựng ao nuôi theo
đúng quy hoạch, giải quyết chất lượng môi trường nuôi, phát triển các hình thức
nuôi mới.
Phải có sự quan tâm đầu tư cho vùng nuôi, thực hiện các chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất hợp lý, hỗ trợ vốn cho người dân và đảm bảo đầu ra cho
sản phẩm.
Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, thu hút tối đa nguồn
vốn tự có ở trong dân, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất.
Cải tạo và nâng cấp hệ thống, xây dựng các hệ thống trại sản xuất giống để
phục vụ nhu cầu của nông dân, tạo ra giống tốt cho sự thành côngcủa nghề nuôi
tôm.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao cập nhật tiến bộ kỹ thuật
nuôi, tạo khả năng thực tiển cho bà con.

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch tôm giống cẩn thận,
kiểm tra sử lý kịp thời khi có mầm bệnh.
Tiếp tục xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất và quản lý cộng đồng,
hình thành các hộ nuôi tôm nhằm hổ trợ nhau trong sản xuất. phát huy tối đa sự
chia sẽ kinh nghiệm nuôi, quản lý chất lượng nước dịch bệnh, giống thức ăn, an
ninh cho vùng nuôi, ban quản lý cộng đồng để cùng nhau phối hợp đem lại hiệu
quả cao và phát triển trong tương lai.

13


CHƯƠNG 3:
NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Nguyên lý phát triển nông thôn
Phát triển nông thon là một tiến trình con người gia tăng hiệu quả sản xuất,
để con người có nhiều sản phẩm và dịch vụ mong nuốn, từ đó gia tăng mức
sống cá nhân và phúc lợi cộng đồng, không làm ảnh hưởng đến môi trường ở
nông thôn. Phát triển nông thôn, không tách rời khỏi nguyên lý chung của sự
phát triển, và con quan tâm đến kỷ năng sáng tạo của con ngườivà năng lực
cộng đồng để phát triển nông thôn.
3.1.2. Phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế là gia tăngcủa cải cho xã hội, đảm bảo hiệu quả lâu dài
cho vùng, lãnh thổ, quốc gia, thể hiện qua tổng sản phẩm kinh tế quốc dân
(GDP) gán liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và
nâng cao đời sống xã hội. từ đó phát triển kinh tế một vùng, lãnh thổ, quốc gia
đòi hỏi phải diễn ra trong một thời gian dài, tác động hầu hết đến nền kinh tế
quốc dân.

Phát triển nông thôn phải chú ý đến mở rộng thị trường tiêu thụ, đến nhiều
khâu của quá trình sản xuất và cải tiến sản xuất các ngành nghề kinh tế của
một vùng, một quốc gia phát triển chưa đủ, bằng chứng cho thấy các nước
phát triển ở Châu Á vào những năm 1960, mặt dù kinh tế phát triễn nhưng xã
hội vẫn còn những người nghèo, đói, không nhà, sống lang thang, khoản cách
giữa hai cực giàu nghèo ngày càng xa, an ninh xã hội không được chú trọng ,
nhất là cuộc sống của người ngheo khổ không được quan tâm phát triển, bị
đối xử ngược đãi. Do đó phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội.
14


3.1.3. Phát triển xã hội
Phát triển xã hội là tạo nhiều phúc lợi cho ca nhân, cộng đồng chăm lo sức
khoẻ giáo dục y tế đời sống tinh thần, vật chất cho xã hội. mà phát triển xã hội
là nhằm tăng phúc lợi cho người dân nông thôn ngang bằng với phúc lợi
người dân thành thị nhưng không làm ảnh hưởng tới cộng đồng, tạo ra sự bình
đẳng giữa thế hệ hiện tại với thế hệ tương lai. Do vậy muốn phát triển xã hội
nhất thiết phải tạo việc làm cho người dân nông thôn bằng cách mở càng
nhiều ngành nghề ở nông thôn, các ngành nghề nông lâm ngư nghiệp là thế
mạnh cho phát triển. những ngành nghề khác và dịch vụ cần đa dạng, hợp lý
trong cơ cấu kinh tế địa phương, kinh tế chung của cả nước.
Vấn đề qui hoạch dân cư là vấn đề khá phức tạp nó liên quan đến nhiều
lĩnh vực khác ở nông thôn, khó khăn trong quá trình qui hoạch nâng cấp cơ sở
hạ tầng nông thôn và gay lãng phí không cần thiết là vấn đề sự phân bố tản
mạng của dân cư. Qui hoạch dân cư nhằm tối ưu hoá về bố trí sản xuất theo
hướng chuyên môn hoá, tạo điều kiện hình thành khu dan cư tiêu chuẩn mới,
đảm bảo nhu cầu vệ sinh và an ninh nông thôn.
Phát triển xã hội là tăng cường nước sạch, giáo dục, y tế và chăm sóc sức
khoẻ cho người dân nông thôn. Tuy nhiên đây là lĩnh vực cần sự đầu tư của
nhà nước nhăm phát triển nông thôn về mặt phúc lợi xã hội.


15


×