Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiết Kiệm Hộ Gia Đình ở Huyện Đồng Phú Tỉnh Bình Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.85 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiết Kiệm
Hộ Gia Đình ở Huyện Đồng Phú Tỉnh Bình Phước
SVTH
LỚP
KHOÁ
NGÀNH

:
:
::
:

HOÀNG THỊ ĐÔNG
DH03KT
2003- 2007
KINH TẾ

-TP Hồ Chí Minh 2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoa luận “ Phân Tích Các Yếu Tố
Ảnh Hưởng Đến Tiết Kiệm Hộ Gia Đình Ở Huyện Đồng Phú Tỉnh Bình Phước”, do


Hoàng Thị Đông, sinh viên khoá 29, Ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày

.

Th.s Lê Nhật Hạnh
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ, chị em trong gia
đình đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được như ngày hôm nay.
Tôi chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô, trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là
thầy cô trong khoa kinh tế đã cho tôi những kiến thức bổ ích trong quãng đời sinh viên.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến thầy chủ nhiệm Đặng Minh Phương đã dìu dắt và
dạy dỗ chúng tôi khi vừa bước chân vào trường.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Nhật Hạnh đã tận tình dẫn dắt tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn cô chú, anh chị và toàn thể bà con tại huyện Đồng Phú đã giúp
tôi thực hiện tốt đề tài.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Sinh viên
Hoàng Thị Đông


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG THỊ ĐÔNG. Tháng 7 năm 2007. “ Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh
Hưởng Đến Tiết Kiệm Hộ Gia Đình ở Huyện Đồng Phú Tỉnh Bình Phước”.
HOANG THI DONG. July 2007. “Analyse Factors Affecting Household
Saving in Dong Phu District, Binh Phuoc Province”
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Đồng
Phú tỉnh Bình Phước bằng cách sử dụng phương pháp thống kê mô tả và chạy mô hình
kinh tế lượng bằng phần mềm EVIEW kết hợp với EXCEL để thấy được sự tác động
của các yếu tố như: Diện tích đất đai, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, nghề
nghiệp của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số người phụ thuộc trong gia đình, thu
nhập, khoảng cách từ nhà đến các trung tâm tài chính đến tiết kiệm hộ gia đình.
Qua quá trình điều tra và phân tích 60 hộ gia đình ở huyện Đồng Phú tỉnh Bình

Phước thì chỉ có 29 hộ gia đình có khả năng tiết kiệm tài chính chiếm 48,3%, và các
biến thực sự tác động đến tiết kiệm hộ gia đình như là trình độ học vấn, diện tích đất
canh tác, thu nhập, số người phụ thuộc trong gia đình, nghề nghiệp của chủ hộ. Tiết
kiệm bình quân của nhóm hộ điều tra là gần 10 triệu đồng chứng tỏ hộ gia đình ở đây
có khả năng tiết kiệm.
Từ kết quả thu được ta đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao tiết kiệm hộ
gia đình ở huyện Đồng Phú.


MỤC LỤC
Trang

Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt Vấn Đề

1

1.2. Mục Tiêu và Nội Dung Nghiên Cứu

2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.2. Nội dung nghiên cứu

3

1.3. Đối Tượng Nghiên Cứu và Phạm Vi nghiên Cứu

3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3


1.3.3. Phạm vi thời gian

3

1.3.4. Hạn chế của đề tài

3

1.3.5. Bố cục của đề tài

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Khái quát chung về tiết kiệm hộ gia đình

5

2.2. Tiết kiệm hộ gia đình ở Việt Nam

5

2.3. Điều Kiện Tự Nhiên và Tài Nguyên Thiên Nhiên của Huyện Đồng Phú

8

2.3.1. Vị trí địa lý kinh tế


8

2.3.2. Khí hậu thời tiết

8

2.3.3. Tài nguyên đất

8

2.3.5. Tài nguyên nước

10

2.3.6. Tài nguyên rừng

10

2.3.7. Tài nguyên khoáng sản

11

2.4. Dân số và nguồn nhân lực

11

2.4.1. Dân số và phân bố dân cư

11


2.4.3. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực

12

v


2.5. Tình hình phát triển kinh tế và chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh
tế huyện Đồng Phú

12

2.5.1. Tình hình phát triển kinh tế

12

2.5.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

12

2.5.4. Ngân sách tài chính

13

2.5.5. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn

13

2.5.7 Thực trạng các ngân hàng ở huyện Đồng Phú


14

2.5.8. Thực trạng xây dựng kết cấu hạ tầng huyện Đồng Phú

15

2.5.9. Các ngành xã hội

15

2.6. Bối cảnh trong nước và khu vực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội
của huyện Đồng Phú

16

2.6.1. Bối cảnh trong nước

16

2.6.2. Bối cảnh khu vực và quốc tế

16

2.7. Đánh giá chung

17

2.7.1. Những thuận lợi cơ bản

17


2.7.2. Những khó khăn và thử thách

18

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1. Cơ Sở Lý Thuyết

19

3.1.1. Các khái niệm căn bản

19

3.1.2. Lý thuyết về thu nhập

22

3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của hộ gia đình

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

26

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu


26

3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu

26

3.2.3. Khái niệm phương pháp phân tích hồi quy

26

3.2.4. Xây dựng mô hình hồi quy cho tiết kiệm của hộ gia đình

27

3.2.5. Cách đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm hộ gia đình 28
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1. Thực trạng tiết kiệm của hộ gia đình ở huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước30
4.2. Phân tích thống kê mô tả (Các thông số thống kê các yếu tố ảnh hưởng
đến tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Đồng Phú)
vi

32


4.2.1. Mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc


34

4.2.2. Ước lượng các tham số cho mô hình hàm tiết kiệm hộ gia đình 39
4.3. Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Tiết Kiệm Hộ Gia Đình ở
Huyện Đồng Phú – Bình Phước

48

4.3.1. Giải pháp về đất canh tác

48

4.3.2. Về thu nhập

48

4.3.3. Về giáo dục

48

4.3.4. Nghề nghiệp

49

4.3.5. Về kế hoạch hóa gia đình

49

4.3.6. Tập huấn khuyến nông


49

4.3.7. Tín dụng

50

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

51

5.1. Kết Luận

51

5.2. Đề Nghị

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT


Đơn vị tính

FDI

Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Foreign Didrect Investment)

GDP

Tổng Sản Phẩm Trong Nước (Gross Domestic Product)

KT-XH

Kinh tế xã hội

ODA

Tổ Chức Viện Trợ Phát Triển (Organization of Deverloping Agent)

OLS

Bình phương tối thiểu nhỏ nhất (Ordinary Least Square)

TB

Trung bình

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


VLSS

Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Living Standard
Survey)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tỷ Lệ Tiết Kiệm Hộ Gia Đình ở Việt Nam, (1993 - 1998)

6

Bảng 2.2. Cấu Trúc Tiết Kiệm Hộ Gia Đình ở Việt Nam Năm 1993 và 1998

7

Bảng 2.3. Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp của Huyện Đồng Phú trong 2 Năm
2005 - 2006

10

Bảng 2.4. Dân Số và Phân Bố Dân Cư Huyện Đồng Phú Năm 2006

11

Bảng 2.5. Nguồn Lao Động và Cơ Cấu Sử Dụng Lao Động của Huyện Đồng Phú
trong 2 Năm 2005 - 2006


12

Bảng 2.6. Tình Hình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế của Huyện Đồng Phú trong 2 Năm
2005 - 2006

13

Bảng 2.7. Nhu Cầu và Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Phát Triển Toàn Xã Hội Năm 2005-2010
14
Bảng 3.1. Các Dạng Mô Hình

26

Bảng 4.1. Nhóm Hộ Sử Dụng và Không Sử Dụng Tổ Chức Tài Chính, Các Hộ Điều
Tra Tháng 4/2007

31

Bảng 4.2. Mô Tả Thống Kê Các Yếu Tố Chính, Các Hộ Điều Tra Tháng 4/2007

32

Bảng 4.3. Độ Tuổi của Chủ Hộ và Tiết Kiệm, Các Hộ Điều Tra Tháng 4/2007

34

Bảng 4.4. Mối Quan Hệ Giữa Giới Tính của Chủ Hộ và Tiết Kiệm Hộ Gia Đình, Các
Hộ Điều Tra Tháng 4/2007

34


Bảng 4.5. Mối Quan Hệ Giữa Nghề Nghiệp của Chủ Hộ và Tiết Kiệm Hộ Gia Đình,
Các Hộ Điều Tra Tháng 4/2007

35

Bảng 4.6. Mối Quan Hệ Giữa Thu Nhập của Chủ Hộ và Tiết Kiệm Hộ Gia Đình, Các
Hộ Điều Tra Tháng 4/2007

36

Bảng 4.7. Mối Quan Hệ Giữa Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ và Tiết Kiệm Hộ Gia
Đình, Các Hộ Điều Tra Tháng 4/2007

37

Bảng 4.8. Mối Quan Hệ Giữa Số Người Phụ Thuộc trong Gia Đình và Tiết Kiệm Hộ
Gia Đình, Các Hộ Điều Tra Tháng 4/2007

37

ix


Bảng 4.9. Mối Quan Hệ Giữa Diện Tích Đất Canh Tác và Tiết Kiệm Hộ Gia Đình,
Các Hộ Điều Tra Tháng 4/2007

38

Bảng 4.10. Mối Quan Hệ Giữa Khoảng Cách Từ Nhà Đến Ngân Hàng Gần Nhất và

Tiết Kiệm Hộ Gia Đình, Các Hộ Điều Tra Tháng 4/2007

39

Bảng 4.11. Ước Lượng Tham Số cho Mô Hình Hàm Tiết Kiệm của Hộ Gia Đình ở
Huyện Đồng Phú, Các Hộ Điều Tra Tháng 4/2007

40

Bảng 4.12. Kiểm Định Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến, Các Hộ Điều Tra Tháng 4/2007
44
Bảng 4.13. Bảng Kiểm Định Hiện Tượng Phương Sai Không Đồng Đều, Các Hộ Điều
Tra Tháng 4/2007

46

Bảng 4.14. Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan, Các Hộ Điều Tra Tháng 4/2007
46

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Các Hình Thức Tiết Kiệm Hộ Gia Đình ở Huyện Đồng Phú, Các Hộ Điều
Tra Tháng 4/2007

30

xi



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mô hình kinh tế lượng
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt Vấn Đề
Các nghiên cứu về tiết kiệm hộ gia đình ngày càng được sự quan tâm của các
nhà kinh tế học, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam - nơi đang đương
đầu với những thách thức thiếu hụt nguồn đầu tư nghiêm trọng nhiều nhất là trong lĩnh
vực nông nghiệp và vẫn chưa thoát khỏi tính tự cung tự cấp, nhiều nơi vẫn phổ biến
công nghệ từ ngàn đời nay con trâu đi trước, cái cày đi sau.
Do thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất lao động thấp, kéo theo thu nhập gia
đình thấp dẫn đến tiết kiệm thấp. Tiết kiệm thấp chính là thủ phạm chính của vấn đề
thiếu hụt vốn đầu tư và lại dẫn đến thu nhập thấp. Việt Nam có thể giải quyết bài toán
này bằng cách tiết kiệm trong nước hoặc tăng tiết kiệm từ nước ngoài nhằm đảm bảo
nguồn vốn cho sự nghiệp phát triển.
Bình Phước là một tỉnh vừa mới tách ra từ Sông Bé (1997). Nhưng trái hẳn Bình
Dương, tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài rất lớn thì Bình Phước với thủ công nghiệp lạc
hậu, công nghiệp chậm phát triển, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật lạc hậu, xuống cấp để
nền kinh tế của tỉnh phát triển hơn nữa thì tỉnh phải có những chính sách nhằm thu hút
đầu tư đặc biệt là sự đầu tư của hộ gia đình trong tỉnh bằng việc gửi tiết kiệm.
Bình Phước đã và đang trong giai đoạn vươn lên đặc biệt huyện Đồng Phú 1
trong 6 huyện của tỉnh đã có những chuyển đổi đáng kể trong phát triển kinh tế của

tỉnh và là khi nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới - WTO,
thì vấn đề vốn là rất cần thiết để đầu tư phát triển một số dự án đầu tư đang thiếu vốn,
điển hình là dự án xây dựng khu du lịch Bàu Ké ở thị trấn Tân Phú.
Mức sống và thu nhập ở huyện đã tăng lên rõ rệt GDP năm 2006 của huyện đã
tăng gần 3 lần so với năm 1997, bình quân khoảng 12,75 %/năm. Kim ngạch xuất khẩu
1


tăng 11,15 %, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 0,911 tỷ đồng, tăng 4,82 %, Tổng thu
ngân sách 2006 tăng gấp 2,52 lần so với những năm mới thành lập, bên cạnh nâng cao
và cải thiện điều kiện sống thì tiết kiệm hộ gia đình để giải quyết những vấn đề sau:
Đầu tiên tiết kiệm hộ gia đình là rất quan trọng để mỗi gia đình cải thiện trình độ giáo
dục, trang trải y tế, xây dựng hay sửa chữa nhà cửa. Thứ hai tiết kiệm hộ gia đình còn
đóng vai trò trong việc thu hút nguồn vốn cho các dự án của chính phủ và các doanh
nghiệp công ty. Thứ ba tiết kiệm hộ gia đình để giải quyết trong mùa vụ hay thất
nghiệp bằng cách giữ một phần thu nhập vào thời điểm này để tiêu dùng ở thời điểm
khác. Thứ tư tiết kiệm hộ để tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Thứ năm tiết kiệm để
phòng tránh những bất trắc bất thường, và cuối cùng tiết kiệm cho đầu tư để phá vỡ
vòng lẩn quẩn nghèo đói.
Nhấn mạnh vai trò to lớn của tiết kiệm trong hộ gia đình ở nông thôn tạo ra một
nguồn đầu tư lớn để giải quyết vấn đề thiếu vốn nghiêm trọng cho các doanh nghiệp,
nhưng để có một nền kinh tế phát triển đòi hỏi chúng ta phải có một mức tiết kiệm hợp
lý, không tiết kiệm quá ít hoặc quá nhiều. Nếu tiết kiệm quá ít chúng ta không đủ tiền
để đề phòng những tình huống xấu mà có thể xảy ra trong tương lai, nếu quá nhiều thì
sẽ không kích thích cầu và làm giảm nền sản xuất hàng hoá trong nước, để tìm hiểu
tình hình trên đề tài được thực hiện: “Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiết
Kiệm Hộ Gia Đình ở Huyện Đồng Phú Tỉnh Bình Phước”.
1.2. Mục Tiêu và Nội Dung Nghiên Cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Đồng Phú.

Qua cơ sở dữ liệu có được tiến hành chạy mô hình hồi quy xác định các yếu tố tác
động đến hành vi tiết kiệm hộ gia đình. Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp nâng
cao nguồn tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Đồng Phú. Đề tài theo hai hướng mục tiêu cụ thể:
a) Mục tiêu chung
Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của hộ gia đình của huyện Đồng Phú.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các đặc điểm về tài chính của hộ gia đình: thu nhập, diện tích đất
canh tác,…
2


- Các đặc điểm về nhân khẩu học của chủ hộ như: Tuổi, giới tính của chủ hộ,
trình độ văn hóa của chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ.
- Qua đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của hộ gia đình đưa ra
các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao tiết kiệm của hộ gia đình.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của hộ gia đình và vai trò của các
yếu tố đối với việc tiết kiệm của hộ gia đình.
Tìm hiểu những yếu tố tác động đến tiết kiệm hộ gia đình: Thu nhập, học vấn
của chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, khoảng
cách từ hộ gia đình đến ngân hàng, số người phụ thuộc trong gia đình, diện tích đất
canh tác của chủ hộ, ..Những yếu tố này tác động như thế nào đối với việc tiết kiệm
của hộ gia đình và đưa ra giải pháp đề xuất nhằm nâng cao tiết kiệm của hộ gia đình.
1.3. Đối Tượng Nghiên Cứu và Phạm Vi nghiên Cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước,
bên cạnh đó tham khảo một số tài liệu có liên quan đến tình hình tiết kiệm của hộ gia
đình trong huyện. Và trong luận văn có sử dụng số liệu từ “khảo sát mức sống hộ gia
đình Việt Nam” năm 1993 – 1994 và 1997 - 1998 (hay VLSS 1993 - 1994 & năm
1997 - 1998).

1.3.2. Phạm vi không gian
Thực hiện trên địa bàn huyện Đồng Phú – Bình Phước, nhưng tập trung nghiên
cứu ở các xã và thị trấn như: Thị trấn Tân Phú, xã Tân Lập, xã Tân Tiến, và xã Đồng Tâm.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007
1.3.4. Hạn chế của đề tài
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ thực hiện trên phạm vi huyện Đồng PhúBình Phước mà tập trung chủ yếu vào các xã và Thị Trấn: Thị Trấn Tân Phú, xã Tân
Lập, xã Tân Tiến, và Đồng Tâm. (Xem bảng câu hỏi ở phụ lục 1).
Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình phân tích và nhận định các vấn đề
sai sót là không tránh khỏi mong quý thầy cô và các bạn đọc đóng góp để đề tài hoàn
thiện hơn.
3


1.3.5. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu và lí do chọn đề tài đề tài bên cạnh đó
nêu lên mục tiêu chung và nội dung cần nghiên cứu trong đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Nêu lên tổng quan về tiết kiệm của hộ gia đình ở Việt Nam và tổng quan về địa
bàn huyện thực hiện nghiên cứu đề tài.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm như tiết kiệm hộ gia đình, thu nhập,…và lí thuyết
về tiết kiệm hộ gia đình. Nêu các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài như:
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích các vấn đề sau:
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm của
hộ gia đình áp dụng các thuật toán phân tích hồi quy của kinh tế lượng xác định các

yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm hộ gia đình ở huyện Đồng Phú.
Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tiết kiệm của hộ gia đình ở huyện.
Chương 5. Kết luận và đề nghị
Đưa ra kết luận và đề nghị dựa vào các kết quả thu được trong quá trình thực
hiện đề tài.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Khái quát chung về tiết kiệm hộ gia đình
Tại sao lại tiết kiệm và tiết kiệm như thế nào là hợp lí đây là một câu hỏi mà
vẫn chưa có một câu trả lời nào được chấp nhận như ta đã biết tại các nước đang phát
triển (trong đó có Việt Nam) đã và đang tồn tại nhiều lí do để hộ gia đình tiết kiệm.
Đầu tiên tiết kiệm kích thích tăng trưởng kinh tế do đó cải thiện mức sống ở khu vực
nông thôn. Thứ hai hành vi tiết kiệm phụ thuộc vào sở thích của họ. Thứ ba để xử lí
khi đối mặt với tình trạng bất ổn trong thu nhập và cuối cùng tiết kiệm hộ gia đình là
để trang trải những chi tiêu tăng dần trong tương lai, tích lũy xây dựng nhà cửa, mua
các máy móc thiết bị phương tiện đi lại,…Xét từ gốc độ nghèo đói nghiên cứu tiết
kiệm hộ gia đình để từ đó đề ra các giải pháp gia tăng tiết kiệm có ý nghĩa quan trọng
cho phép các hộ gia đình có thể giải quyết những biến động trong thu nhập, các rủi ro
như thiên tai, đau ốm,…Và tạo điều kiệm cho hộ gia đình tham gia các hoạt động sinh
lợi nhằm phá vỡ lòng lẫn quẫn của sự nghèo đói.
2.2. Tiết kiệm hộ gia đình ở Việt Nam
Năm 1993, chỉ có 23 % hộ gia đình ở khu vực nông thôn có thể tiếp cận các tổ
chức tài chính, đến năm 1998 con số này đã lên tới 40 % hộ gia đình và đến năm 1999
có khoảng 5,9 triệu hộ gia đình tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tài chính. Việc gia tăng
tiếp cận các dịch vụ tài chính đã cho phép hộ gia đình gia tăng đầu tư và tham gia các

hoạt động sản xuất sinh lợi, từ đó làm tăng thu nhập.
Sự gia tăng về tiết kiệm hộ gia đình Việt Nam trong suốt thập niên 90 có thể
thấy rõ từ số liệu cuộc điều tra mức sống hộ gia đình VLSS 1993 và VLSS 1998.

5


Bảng 2.1. Tỷ Lệ Tiết Kiệm Hộ Gia Đình ở Việt Nam, (1993 - 1998)

Tổng
Thành thị

Chi tiêu/người
(1000đồng)
1993
1998
1.227
2.951
1.978
5.205

Nông thôn

1.041

Hạng mục

Thu nhập/người
(1000đồng)
1993

1998
1.105
3.465
1.815
9.057

2.305

929

2.544

Tỷ lệ tiết kiệm
(%)
1993
1998
-11,1
14,8
-9,0
42,5
-12,1

9,4

Nguồn tin: Nguyễn Trọng Hoài, 2001
Từ bảng 2.1, cho thấy có một mối liên hệ giữa tiết kiệm hộ gia đình phụ thuộc
rất chặt vào thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình giữa
năm 1993 và 1998 đã có sự tăng lên rõ rệt và trong đó khoảng chênh lệch về tiết kiệm
giữa thành thị và nông thôn rất lớn. Qua đó cho thấy mức sống cũng như thu nhập của
hộ gia đình thành thị cao hơn mức sống và thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn gần

gấp hai lần, đồng thời ở đa số hộ gia đình ở thành thị hoạt động phi nông nghiệp (làm
công ăn lương có thu nhập ổn định) đối lập với hộ gia đình ở nông thôn phần lớn là hộ
gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự
nhiên nên thu nhập bấp bênh. Song nhìn chung tiết kiệm hộ gia đình đều tăng giữa
những năm 1993 và năm 1998 ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn.
Hơn nữa, theo công bố kết quả mức sống của hộ gia đình (VLSS 2002) của
Tổng Cục Thống Kê chi tiêu đời sống bình quân của mỗi người đạt 269.000
đồng/tháng tăng 21,7% so với năm 1999, mức thu nhập bình quân đầu người 365.000
đồng/tháng tăng 20,6% so với năm 1999.
Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao theo điều tra mức sống của
hộ gia đình ở Việt Nam thì năm 2001 - 2002 trên 92% dân số Việt Nam từ 10 tuổi trở
lên biết chữ. Trong đó tỷ lệ biết chữ của khu vực nông thôn tăng 6,16% so với năm
1998 - 1999 chi tiêu cho giáo dục, y tế đều tăng, theo đánh giá chung của Tổng Cục
Thống Kê Việt Nam, phân bố thu nhập của người dân Việt Nam tương đối bình đẳng
nhưng có xu hướng tăng lên mức bất bình đẳng vừa. Thu nhập bình quân đầu người
trong hai năm 2001 - 2002 ở khu vực thành thị đạt 622.000 đồng/tháng, tăng 18,4% so
với năm 1999, khu vực nông thôn đạt 275.000 đồng/người, tăng 22,3% so với năm
1999 nên ta có thấy rõ mức chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên mức
chênh lệch này khá ổn định từ năm 1993 - 2002 và duy trì ở mức 2,3 lần. Qua đó cho
6


thấy tiết kiệm của hộ gia đình ngày càng tăng không những nâng cao mức sống trong
mỗi hộ gia đình mà bên cạnh đó giáo dục và y tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Việc phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời gian gần đây cũng ít nhiều
ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của hộ gia đình, tuy nhiên các tổ chức tài chính hiện
nay ở Việt Nam chưa được trang bị tốt để huy động các khoản tiết kiệm nhỏ từ các hộ
gia đình nông thôn trong khi đó dân số ở nông thôn chiếm tới 80%. Tuy lượng tiết
kiệm ít nhưng đông dân cư có thể thu được một khoảng tiết kiệm rất là lớn, song họ lại
thường bỏ qua các khoản tiết kiệm nhỏ từ các hộ gia đình nghèo hoặc có thu nhập

thấp. Điều này gây cản trở cho người tiết kiệm ở nông thôn tiếp cận các dịch vụ tài
chính cũng như những hộ gia đình muốn vay ngân hàng để mở rộng sản xuất, tăng
cường đầu tư để tăng năng suất cây trồng vật nuôi dẫn đến tăng thu nhập và đồng thời
lượng tiết kiệm cũng được tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, quá trình cơ giới hóa ở nông thôn đã thúc đẩy hộ gia đình nắm giữ
các tài sản phi tài chính như máy móc, thiết bị hiện đại cũng như kĩ thuật tiên tiến các
hình thức đầu tư phù hợp nhằm nâng cao thu nhập tăng lượng tiết kiệm hộ gia đình.
Mặt khác, với các tài sản phi tài chính đó hộ gia đình có thể cho thuê để kiếm thêm thu
nhập. Ngoài ra các nhân tố truyền thống cũng ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của hộ
gia đình. Do các hộ gia đình ở Việt Nam từ lâu đã quen với việc giữ tiết kiệm dưới
dạng tiền mặt và các tài sản phi tài chính, nên để chuyển tiết kiệm sang dạng tài sản tài
chính đòi hỏi phải có thời gian, theo luận cứ này quá trình có giới hóa ở nông thôn có
thể là nguyên nhân làm chậm quá trình dịch chuyển tiết kiệm dưới hình thức tài sản
phi tài chính sang nắm giữ tài chính ở khu vực nông thôn
Bảng 2.2. Cấu Trúc Tiết Kiệm Hộ Gia Đình ở Việt Nam Năm 1993 và 1998
Cấu trúc tiết kiệm
Tỷ trọng tiết kiệm tài chính
Tại các ngân hàng nhà nước
Tại các ngân hàng khác
Tại các tổ chức tín dụng
Trái phiếu
Tỷ trọng tiết kiệm phi tài chính

VLSS 1993
Tổng
8,3
7,3
0,3
0,2
0,4

91,7

7

VLSS 1998
Thành thị Nông thôn
Tổng
24,9
9,8
18,5
17,8
9,3
14,2
7,1
0,5
4,3
75,1
90,2
81,5
Nguồn tin: Nguyễn Trọng Hoài, 2001


Số liệu bảng 2.2, cho thấy phần lớn tiết kiệm hộ gia đình gởi vào ngân hàng của
khu vực nhà nước, chỉ một phần nhỏ tiết kiệm của hộ gởi vào các ngân hàng thuộc khu
vực tư nhân. Tiết kiệm phi tài chính chiếm tỷ lệ lớn năm 1993 có tổng tỷ trọng tiết
kiệm phi tài chính là 91,7% và đến năm 1998 tổng tỷ trọng tiết kiệm phi tài chính là
81,5% tỷ trọng này có giảm nhưng không đáng kể.
2.3. Điều Kiện Tự Nhiên và Tài Nguyên Thiên Nhiên của Huyện Đồng Phú
2.3.1. Vị trí địa lý kinh tế
Huyện Đồng Phú nằm phía Nam của tỉnh Bình Phước, trung tâm huyện lị và thị

trấn Tân Phú, cách thị xã Đồng Xoài 15 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí
Minh 80 km và cách trung tâm tỉnh lị Bình Dương 50 km theo tuyến đường 741 nối
với quốc lộ 13 nằm trên hành lang chiến lược đường Hồ Chí Minh do dó huyện có vị
trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Phía Bắc giáp huyện Phước Long
Phía Đông Bắc giáp huyện Bù Đăng
Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Đồng Nai
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Bình Long, thị xã Đồng Xoài và tỉnh Bình Dương.
2.3.2. Khí hậu thời tiết
Huyện Đồng Phú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
nền nhiệt độ cao đều trong năm, ít gió bão và không có mùa đông giá rét, khí hậu thời
tiết thuận lợi cho sản xuất.
Nhiệt độ không khí cao đều trong năm, trung bình 260C, trung bình tối cao là 31,732,20C, trung bình tối thấp là 21,5-220C. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.400-2.500
giờ, tổng tích nhiệt từ 9.280-9.3600C.
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.045 – 2.315 mm, mùa mưa từ tháng 5tháng 11, và tập trung cao vào tháng 7, 8, 9, 10 gây khó khăn cho sản xuất, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhìn chung, đặc điểm khí hậu thời tiết trên địa bàn
huyện Đồng Phú có nhiều thuận lợi cho phép bố trí đa dạng cây trồng vật nuôi, đặc
biệt thích hợp với các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao nhất là cây công nghiệp và
cây ăn quả..
2.3.3. Tài nguyên đất
Huyện Đồng Phú có diện tích tự nhiên 92.906,5 ha và có 3 nhóm đất chính bao gồm:
8


Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 78.733 ha, chiếm 84,7% diện tích đất tự nhiên,
nhóm đất này hình thành trên hai đá mẹ khác nhau là bazan và đá phiến sét có độ phì
tương đối cao.
Nhóm đất xám có diện tích 10.779 ha, chiếm 11,6% so với diện tích đất tự
nhiên, nhóm đất này chủ yếu hình trên mẫu chất phù sa cổ thường có thành phần cơ
giới nhẹ.

Nhóm đất dốc tụ có diện tích 1.687 ha, chiếm 1,82% so với diện tích đất tự
nhiên nhóm đất này hình thành trên địa hình thung lũng được bồi tụ từ các khu vực đồi
núi cao xung quanh và có độ phì tương đối cao.
Nhìn chung, các nhóm đất trên phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau
thích hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái và loại đất có tầng canh tác
mỏng dưới 50 cm chủ yếu trồng các cây hàng năm như: Lúa, rau, màu, thực phẩm,….
Năm 2006, tổng diện tích đất nông nghiệp có 66.450 ha chiếm 71,5% so với
diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng các loại cây lâu năm có 58.971% ha, chiếm
88,7% so với tổng diện tích đất nông nghiệp.
Trong những năm qua, diện tích các loại cây công nghiệp lâu năm tăng khá:
Diện tích trồng điều tăng nhanh từ 4.098 ha năm 2000 lên 15.500 ha. Năm 2006, diện
tích cao su tăng từ 6.516 ha năm 2000 lên 9.500 ha năm 2006, diện tích cà phê tăng từ
1.108 ha năm 2000 lên 2.572 năm 2006,….
Diện tích đất canh tác cây hàng năm giảm từ 17.322 ha năm 2000 xuống còn
7.127 ha năm 2006. Cây hàng năm chủ yếu là lúa, khoai mì, bắp, đậu phộng,…Hầu
hết diện tích gieo trồng hàng năm được đầu tư thâm canh, tăng năng suất, nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Nhìn chung, sản xuất của huyện trong những năm qua tương đối ổn định và
phát triển, mức thu nhập trên đơn vị diện tích sản xuất tăng, đời sống cảu nông dân và
nông thôn được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo ra những
sản phẩm có giá trị cao và tăng nhanh khối lượng xuất khẩu.

9


Bảng 2.3. Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp của Huyện Đồng Phú trong 2
Năm 2005 - 2006
Hạng mục

Năm 2005


Tổng diện tích đất nông nghiệp

Năm 2006

66.926

66.450

1. Đất trồng cây hàng năm

7.173

7.172

- Đất lúa, lúa màu

1.120

1.102,2

- Các loại cây hàng năm khác

6.053

6.025

2. Đất trồng cây lâu năm khác

59.460


58.971

6.617

9.500

12.145

15.500

1.963

2.572

- Cao su
- Điều
- Cà phê
- Hồ tiêu

459

- Cây ăn quả lâu năm

961

- Cây lâu năm khác

37.315


3. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

293

635
1.620
29.144
351,4

Nguồn tin: Phòng thống kê huyện Đồng Phú
2.3.5. Tài nguyên nước
a) Nguồn nước mặt: Có hai con sông lớn chảy qua là sông Đồng Nai và Sông
Bé đã tạo điều kiện cho việc xây dựng các hồ đập chứa nước giải quyết phần quan
trọng nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
b) Nguồn nước ngầm trong vùng: Phân bố nhiều tầng chứa nước như sau:
- Tầng chứa nước BaZan phân bố trên quy mô rộng lưu lượng tương đối khá từ
0,5-16 lít/s.
- Tầng chứa nước Pleisocene phân bố ở phía Nam của huyện, đây là tầng chứa
nước có trữ lượng khá và chất lượng tốt.
- Tầng chứa nước Plioxen lưu lượng 5 – 15 lít/s phân bố ở trung tâm huyện,
chất lượng nước tốt. Ngoài ra có tầng chứa nước Mezozoi phân bố ở vùng đồi thấp độ
cao khoảng 100 m – 250 m.
2.3.6. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng rất đa dạng về họ và loài thực vật đồng thời có ý nghĩa lớn cả
về giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Năm 2000, diện tích đất lâm phần của
10


huyện Đồng Phú có 58.652 ha, trong đó đất có rừng chỉ chiếm 20,53% so với diện tích
tự nhiên và bằng 32,53% diện tích đất lâm phần.

Trong những năm qua, trữ lượng rừng bị suy giảm khá nhanh do 4 nguyên nhân
chính sau: (1) sức ép về tăng dân số tại địa phương; (2) di dân tự do đến lập nghiệp;
(3) Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi; và nguyên nhân cuối cùng khai thác
lâm sản của các lâm trường theo quy hoạch và khai thác trái phép của lâm tặc.
2.3.7. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện Đồng Phú, tài nguyên khoáng sản rất, chỉ phát hiện thấy đá
xây dựng ở xã Đồng Tâm, có thể khai thác làm vật liệu xây dựng và vật liệu san lấp.
Các mỏ sét làm gạch xây dựng có trữ lượng khá.
2.4. Dân số và nguồn nhân lực
2.4.1. Dân số và phân bố dân cư
Năm 2005, dân số trung bình huyện Đồng Phú có 76.558 người, mật độ dân số
82 người/ Km2, dân số phân bố không đều, thị trấn Tân Phú có mật độ dân số cao nhất
là 273 người/km2.
Bảng 2.4. Dân Số và Phân Bố Dân Cư Huyện Đồng Phú Năm 2006
Số TT

Tên Xã
Tổng Cộng

Diện tích

Dân số TB

Mật độ dân số

(km2)

(người)

(người/km2)


929,06

76.558

82,40

1

Thị Trấn Tân Phú

31,02

7.339

236,59

2

Xã Thuận Lợi

77,61

9.693

124,89

3

Xã Thuận Phú


87,35

10.057

115,13

4

Xã Đồng Tâm

96,50

7.258

75,19

5

Xã Đồng Tiến

52,10

10.429

200,17

6

Xã Tân Phước


96,57

5.881

60,90

7

Xã Tân Hưng

128,00

3.851

30,09

8

Xã Tân Lợi

124,83

2.572

20,06

9

Xã Tân Hoà


95,00

2.841

29,91

10

Xã Tân Tiến

67,40

8.186

121,45

11

Xã Tân Lập

72,68

8.483

116,72

Nguồn tin: Phòng thống kê huyện Đồng Phú
11



2.4.3. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực
Dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 41.330 người, chiếm 54% so dân số,
lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội có 35.949 người, bằng 87% so với
dân số trong độ tuổi lao động.
Bảng 2.5. Nguồn Lao Động và Cơ Cấu Sử Dụng Lao Động của Huyện Đồng Phú
trong 2 Năm 2005 - 2006
Hạng mục

ĐVT

1. Dân số trong độ tuổi lao động

Người

- Tỷ lệ so dân số

%

2. Lao động đang làm việc trong các ngành kt-xh

Người

- Tỷ lệ so dân số trong độ tuổi lao động

%

Năm 2005

Năm 2006


40.907
54,9

41.330
54,0

35.840
87,6

35.949
87,0

3. Cơ cấu sử dụng lao động
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Người

30.174

- Tỷ lệ so dân số

%

- Công nghiệp - xây dựng

Người

1.830


- Tỷ lệ so tổng số

%

5,1

- Dịch vụ

Người

4.336

- Tỷ lệ so tổng số

%

84,2

10,7

29.450
81,9
1.997
5,6
4.502
12,5

Nguồn tin: Phòng thống kê huyện Đồng Phú
2.5. Tình hình phát triển kinh tế và chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện
Đồng Phú

2.5.1. Tình hình phát triển kinh tế
Kinh tế huyện Đồng Phú đi lên từ điểm xuất phát rất thấp, một số ngành và lĩnh
vực tuy là đạt trình độ tăng trưởng khá nhưng quy mô sản xuất và khối lượng sản
phẩm còn ít chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện.
2.5.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Huyện Đồng Phú được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích đất đai và dân số
thuộc các xã thuộc vùng nông thôn. Tuy có sự chuyển dịch đáng kể trong những năm
qua nhưng đến năm 2005 tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 69% trong tổng sản
phẩm (GDP) của huyện, công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 17%, dịch vụ chiếm 14%.

12


Bảng 2.6. Tình Hình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế của Huyện Đồng Phú trong 2
Năm 2005 - 2006
Hạng mục

Năm 2005

Năm 2006

100

100

- Nông - lâm - ngư nghiệp

71

69


- Công nghiệp và xây dựng

16

17

- Dịch vụ

13

14

Cơ cấu GDP(%)

Nguồn tin: Phòng thống kê huyện Đồng Phú
2.5.4. Ngân sách tài chính
Năm 2005, thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 19,427 tỷ đồng, bằng 7,3% so
GDP, kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp, nhà nước đang thực hiện chính sách
miễn giảm thuế nông nghiệp đối với các hộ nghèo và xã nghèo. Do dó nguồn thu ngân
sách của huyện trong những năm trước mắt vẫn còn rất hạn chế.
Chi ngân sách của năm 2005 của huyện và là 57,075 tỷ đồng, trong đó việc đầu
tư phát triển là 17,658 tỷ đồng, chi thường xuyên là 39,417 tỷ đồng. Việc tăng thêm
nguồn chi đầu tư phát triển đối với huyện Đồng Phú là hết sức cần thiết, nhằm đẩy
mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư, đặc biệt là xây dựng kết
cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.
2.5.5. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn
Để thực hiện đạt các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển KT-XH, tổng nhu cầu vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến tăng từ 10 tỷ đồng năm 2005 lên 240 tỷ đồng năm
2010, tính chung cả thời kì 2006 - 2010 là 820 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách nhà

nước tăng từ 29 tỷ đồng năm 2005 lên 62 tỷ đồng năm 2010, tính chung cả thời kì là
214 tỷ đồng.
Các nguồn vốn có tính chất ngân sách như ODA, vốn chương trình mục tiêu,
vốn ứng trước đầu tư (trả chậm) dự kiến cả thời kì 2006 – 2010 là 82 tỷ đồng. Vốn tự
có của dân cư và các thành phần kinh tế ngoài nhà nước là 298 tỷ đồng. Vốn tín dụng
thương mại chủ yếu cho sản xuất kinh doanh là 190 tỷ đồng. Vốn FDI và các nguồn
khác là 36 tỷ đồng.

13


×