BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC THẢI TỪ CÔNG NGHIỆP Ở QUẬN
THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ MỸ TRANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2007
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm hiểu thực trạng và
đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm nguồn nước thải từ công nghiệp ở Quận Thủ Đức
Thành Phố Hồ Chí Minh” do Hoàng Thị Mỹ Trang, sinh viên khóa 29, ngành kinh tế,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ________________ .
LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn,
______________________________
Ngày
tháng
năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
____________________
____________________
Ngày
Ngày
tháng
năm
tháng
năm
LỜI CẢM TẠ
Để có được kết quả như ngày hôm nay, đầu tiên con xin chân thành cảm ơn cha
mẹ, người đã nuôi dạy và cho con trưởng thành như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
cùng các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi
trong quá trình học tại trường.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến Thầy Lê Quang
Thông, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề
tài.
Qua đây, Tôi xin cảm ơn Chú Đặng Văn Thành – Trưởng Phòng Tài Nguyên và
Môi Trường Quận Thủ Đức, đặc biệt gửi lời cảm ơn đến anh Phạm Văn Danh, Chị Hồ
Nguyệt Ánh, Chị Nguyễn Thị Thanh Loan, Chị Nguyễn Võ Ngọc Tuyết và Chị
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là nhân viên tổ Môi Trường đã tạo điều kiện cũng như tận tình
giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại đây.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn và gửi những tình cảm chân thành đến những bạn bè
luôn động viên, hỗ trợ tôi trong những năm học tại giảng đường.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2007.
NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG THỊ MỸ TRANG. Tháng 06 năm 2007. “Tìm Hiểu Thực Trạng và
Đề Xuất Giải Pháp Cải Thiện Ô Nhiễm Nguồn Nước Thải từ Công Nghiệp ở
Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh”.
HOANG THI MY TRANG. June 2007. “Study On Current Situation and
Solution to Pollution from Industry Wastewater in Thu Duc District, Ho Chi
Minh City”.
Sự phát triển của các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ ở Thủ Đức
mang lại nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế. Nhưng bên cạnh đó là tác động tiêu
cực đến môi trường nhất là môi trường nước.
Đề tài tìm hiểu về nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước thải trên cơ sở khảo sát
thực địa, phân tích số liệu điều tra 55 hộ sống xung quanh những kênh rạch. Nguyên
nhân ô nhiễm nước và mức độ ảnh hưởng ở các kênh rạch: tiêu Ba Bò, Suối Cái, Cầu
Trắng cũng như những ảnh hưởng đến đời sống của người dân, tìm hiểu những khó
khăn trong việc quản lý và khó khăn đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đề tài
nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm cho các đơn vị sản
xuất công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Quận như: Xây dựng khu xử lý nước
thải tập trung, thuê xử lý nước thải, xây dựng Khu công nghiệp tập trung dành cho các
cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cho các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
viii
Danh mục các bảng
ix
Danh mục các hình
x
Danh mục phụ lục
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1. Mục tiêu chung
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
2
1.3. Phạm vi nghiên cứu
3
1.4. Cấu trúc của một luận văn
3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
5
2.1. Điều kiện tự nhiên
5
2.1.1. Vị trí địa lý
5
2.1.2. Lịch sử hình thành
6
2.1.3. Địa hình
6
2.1.4. Thực trạng sử dụng đất
7
2.1.5. Khí hậu
8
2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
10
2.2.1. Dân số và tổ chức hành chính
10
2.2.2. Hoạt động kinh tế
11
2.2.2.1. Sản xuất công nghiệp
11
2.2.2.2. Sản xuất nông nghiệp
13
2.2.2.3. Thương mại- Dịch vụ
14
2.3. Hoạt động xã hội
15
2.3.1 Giáo dục
15
2.3.2 Y tế
16
v
2.3.3. Văn hoá, thể thao
16
2.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại quận Thủ Đức
CHƯƠNG 3. NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
17
21
21
3.1.1. Kiến thức chung về môi trường
a) Một số khái niệm về môi trường
21
21
- Môi trường
21
- Chức năng của môi trường
22
- Ô nhiễm môi trường
23
- Ô nhiễm không khí
23
- Ô nhiễm nguồn nước
23
- Nước thải công nghiệp
24
- Khái niệm về chất thải
24
- Suy thoái môi trường
24
- Bản chất của ô nhiễm
25
- Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế
26
- Phát triển bền vững
27
b) Khái niệm quản lý môi trường
28
3.1.2. Một số khu vực ô nhiễm công nghiệp điển hình tại
Thành phố Hồ Chí Minh
28
3.1.3. Các tác động cơ bản do ô nhiễm môi trường nước
gây ra
29
- Tác động đến con người
- Tác động đến đời sống thuỷ sinh
29
- Tác động của nước mặt bị ô nhiễm đến nước ngầm 30
3.2. Phương pháp nghiên cứu
30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng môi trường công nghiệp
31
31
4.1.1 Hiện trạng môi trường tại các khu công nghiệp
31
a) Hoạt động của các khu công nghiệp
31
b) Chất lượng môi trường nước tại các KCN
34
vi
4.1.2. Hiện trạng môi trường tại các cơ sở SXCN nằm ngoài khu
công nghiệp
35
4.1.2.1. Tình hình xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất
công nghiệp
35
4.1.2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các cơ
sở SXCN
36
4.1.3. Một số khu vực SXCN gây ô nhiễm nghiêm trọng ở Quận
Thủ Đức
38
4.2. Kết quả điều tra
44
4.2.1.Vấn đề môi trường dưới sự nhìn nhận của người dân
44
4.2.2. Đánh giá của người dân về công tác quản lý môi trường
48
4.2.3. Công tác quản lý môi trường trên địa bàn Quận
49
4.3. Khó khăn trong công tác quản lý về môi trường.
50
4.3.1. Khó khăn về mặt chủ quan
50
4.3.2. Khó khăn về mặt khách quan
51
4.3.3. Khó khăn đối với các cơ sở sản xuất
51
4.4. Đề xuất biện pháp giải quyết ô nhiễm môi trường
52
4.4.1. Xây dựng hệ thống KCN tập trung dành cho các cở sở sản
xuất nhỏ lẻ cũng như các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
52
4.4.2. Xây dựng khu xử lý nước thải tập trung
53
4.4.3. Cần đẩy mạnh việc thu phí nước thải công nghiệp đối với
những nghành nghề có tải lượng ô nhiễm cao.
53
4.4.4. Thuê xử lý nước thải
54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
55
5.1. Kết luận
55
5.2. Kiến nghị
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
57
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT
Bảo vệ môi trường
BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa
COD
Nhu cầu oxy hóa học
CN-TTCN
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
DO
Lượng oxy hòa tan
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chiết xuất
SX-DV-KD
Sản xuất - Dịch vụ - Kinh doanh
TSS
Chất rắn lơ lửng
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thực trạng sử dụng đất của quận Thủ Đức năm 2005
7
Bảng 2.2 Diện tích, Dân số và Đơn vị hành chính quận Thủ Đức
10
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất CN – TTCN năm 2004 – 2005
13
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn quận Thủ Đức
năm 2005.
14
Bảng 2.5. Chất lượng nguồn nước mặt
18
Bảng 2.6. Chất lượng nguồn nước ngầm
19
Bảng 4.7. KCN, diện tích và ngành nghề sản xuất
31
Bảng 4.8. Nhu cầu cấp nước và lưu lượng nước thải các KCN trong quy
hoạch 2010
34
Bảng 4.9. Chất lượng nước thải KCX Linh Trung I và II
35
Bảng 4.10. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các cơ sở SXCN
36
Bảng 4.11. Kết quả phân tích chất lượng nước tại khu vực Suối Cái
39
Bảng 4.12. Kết quả phân tích chất lượng nước tại kênh tiêu Ba Bò so với TCVN
41
Bảng 4.13. Kết quả phân tích mẫu nước thải các hộ sản xuất tinh bột khoai mì
42
Bảng 4.14. Chất lượng nước rạch Cầu Trắng so với TCVN
43
Bảng 4.15. Nhận xét của người dân trong khu vực về vấn đề ô nhiễm môi trường 44
Bảng 4.16.Đánh giá tác hại của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ người dân
44
Bảng 4.17. Ý kiến của người dân về việc khiếu nại
45
Bảng 4.18. Tìm hiểu về trình độ học vấn của người dân
46
Bảng 4.19.Thu nhập của người dân
46
Bảng 4.20. Ý kiến của người dân về việc chi trả để cải thiện ô nhiễm môi trường
47
Bảng 4.21. Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện môi trường trong
tương lai
47
Bảng 4.22. Nhận xét của người dân về công tác quản lý môi trường
48
Bảng 4.23. Các hoạt động của các cơ quan đơn vị có trách nhiệm được người
dân biết đến
48
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý quận Thủ Đức
5
Hình 2.2. Biểu đồ gia tăng Dân số quận Thủ Đức qua các năm
11
Hình 3.1. Đồ thị ngoại tác tiêu cực
25
Hình 4.1. Biểu đồ so sánh chất lượng nước khu vực Suối Cái so với TCVN
39
Hình 4.2. Biểu đồ so sánh chất lượng nước kênh tiêu Ba Bò so với TCVN
41
Hình 4.3. Biểu đồ so sánh chất lượng nước rạch Cầu Trắng so với TCVN
43
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm bệnh do ô nhiễm nguồn nước
45
Hình 4.5. Sơ đồ công tác quản lý môi trường trên địa bàn quận Thủ Đức
49
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các thông số tham khảo về ô nhiễm của một số nghành công nghiệp.
Phụ lục 2. Một số hình ảnh ô nhiễm trên địa bàn quận Thủ Đức.
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi điều tra nông hộ.
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Một trong những mục tiêu phát triển của đất nước là: tăng trưởng kinh tế, cân bằng
xã hội và môi trường. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, môi trường luôn góp một phần
quan trọng trong cuộc sống. Tại các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng, quá trình phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực ngoại thành vẫn
mang nhiều yếu tố tự phát hoặc chưa tuân thủ theo các quy hoạch thống nhất. Từ đó, đã
phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tình hình thay
đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và ngày càng phát triển như
vũ bão. Nhu cầu nước ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông
nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Đô thị đã trở thành nơi tập trung dân cư
quá đông đúc, cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền công nghiệp vì thế tình trạng
này đã làm tăng nhu cầu về nước. Sự phát triển nhanh chóng đã làm cho lượng nước thải
hàng ngày là rất lớn. Vấn đề ô nhiễm môi trường đã đặt ra nhiều khó khăn và thử thách
cho các nhà quản lý.
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy
hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh
trung thực tiến bộ phát triển kỹ thuật khi công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan
trọng, mỗi ngành có một loại ô nhiễm khác nhau làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Trong
số 135 khu công nghiệp trên cả nước, thì mới chỉ có 33 khu công nghiệp đã xây dựng
xong và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, 10 khu công nghiệp đang
xây dựng, số còn lại thì chưa xây dựng. Riêng tại các khu công nghiệp ở TP.HCM các
nhà máy có hệ thống xử lý nước thải rất ít, do đó tình trạng ô nhiễm vẫn ở mức đáng lo
ngại.
Trên địa bàn quận Thủ Đức là một trong những khu vực phát triển trọng điểm của
Thành phố, nơi tập trung các khu chế xuất, khu công nghiệp như: Linh Trung, Bình
Chiểu, Trường Thọ và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ … công nghiệp phát triển trên địa bàn đã
gây một áp lực rất lớn về môi trường. Công tác quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt
là đối với các ngành sản xuất công nghiệp có tính chất gây ô nhiễm cao như: dệt nhuộm,
xi măng, giấy … đang là một thách thức lớn đối với Quận. Khi đó việc xử lý nguồn nước
thải chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức ở phần họ chưa có ý thức trong việc
thực hiện chấp hành nghiêm chỉnh theo pháp luật, ở phần lý do thường là vấn đề về thu
nhập kinh tế của các doanh nghiệp.
Quá trình đô thị hóa và Công nghiệp hóa đang làm biến chuyển sâu sắc và tích cực
đến đời sống và kinh tế của Quận nhưng cũng là một trong những nguy cơ gây suy giảm
chất lượng môi trường của địa phương. Do vậy việc chú ý đến tầm quan trọng của môi
trường và khắc phục tình trạng ô nhiễm để từ đó nâng cao chất lượng sống cho người dân,
đạt được mục tiêu “phát triển bền vững”. Tôi đã tiến hành đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng và
đề xuất biện pháp cải thiện ô nhiễm nguồn nước thải từ công nghiệp ở quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh ” được tiến hành trong bối cảnh về tình hình ô nhiễm nước và
nhu cầu giải quyết vấn đề này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và đề xuất biện pháp cải thiện ô nhiễm nguồn nước thải từ
công nghiệp ở quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước thải.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự ô nhiễm đến đời sống của người dân.
- Đề xuất giải pháp quản lý nhằm cải thiện nguồn nước thải bị ô nhiễm và nâng cao
chất lượng sống cho người dân.
2
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Thông tin dùng để nghiên cứu và thu thập từ năm 2001- 2006.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn quận Thủ
Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Cấu trúc của một luận văn
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày sơ lược về lý do chọn đề tài, mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Trình bày sơ lược về Quận Thủ Đức
- Điều kiện tự nhiên
- Tình hình kinh tế xã hội
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về môi trường:
Môi trường
Chức năng của môi trường
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm nguồn nước
Nước thải công nghiệp
Suy thoái môi trường
Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế
Phát triển bền vững
Một số khu vực ô nhiễm công nghiệp điển hình tại Thành phố Hồ chí Minh.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Khái quát một số KCN, KCX, cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm
trọng tới môi trường đặc biệt là ảnh hưởng tới các kênh rạch nơi tiếp nhận nguồn nước
thải công nghiệp. Thảo luận về mức độ ô nhiễm nguồn nước tại các kênh rạch, từ đó đánh
giá mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm đến sức khoẻ của người dân sống xung quanh các
kênh rạch trong địa bàn Quận.
3
Phân tích và đánh giá vai trò công tác quản lý môi trường, những khó khăn khách
quan và chủ quan của công tác quản lý tại quận cũng như khó khăn đối với các cơ sở sản
xuất và cuối cùng là đề xuất giải pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị đối với công tác
quản lý môi trường.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên:
2.1.1. Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức có vị trí từ 100 41’66” - 100 46’97” vĩ Bắc và 1060 49’20” – 1060
53’81’’ Kinh Đông, là một trong năm quận mới của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở cửa
ngõ phía Bắc – Đông Bắc của Thành phố. Quận Thủ Đức có diện tích 47,67 km2.
Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Địa Lý Quận Thủ Đức
5
Quận Thủ Đức nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền Thành phố với khu vực
Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sông Sài Gòn và Xa lộ Sài
Gòn – Biên Hòa (Quốc lộ 52).
Ranh giới địa lý của quận giáp với:
- Phía Đông: giáp Quận 9.
- Phía Tây: giáp Quận 12.
- Phía Nam: giáp sông Sài Gòn, quận 2, quận Bình Thạnh.
- Phía Bắc: giáp huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
2.1.2. Lịch sử hình thành
Quận Thủ Đức được tách từ huyện Thủ Đức cũ và được lập mới theo nghị định số
03/ND–CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/04/1997. Theo quy hoạch chung đã được phê duyệt và điều chỉnh, quận Thủ Đức là
một đô thị vệ tinh của Thành phố. Quận có vị trí rất quan trọng đối với Thành phố, là cửa
ngõ Đông Bắc đi các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, có các tuyến giao
thông quan trọng về đường bộ và đường sắt.
2.1.3. Địa hình
Địa hình có gò đồi phía Bắc, kéo dài từ Thuận An (Bình Dương) về hướng Nam
(gò đồi theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam), có cao trình đỉnh khoảng từ + 30 m đến +
34 m, những đồi này không lớn, độ rộng từ 0,2 – 1,5 km và hạ thấp nhanh chóng đến cao
trình + 1,4 m. Với nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0,0 đến 1,4 m) ra đến
ven sông lớn. Trong khu vực hình thành độ dốc chính rất cao. Ở các hướng về các sông
lớn có các độ dốc cục bộ hướng về rạch Suối Nhum, rạch Xuân Trường và vùng thấp
trũng ở phía Nam. Vùng địa hình thấp trũng khá bằng phẳng kéo dài đến sông Đồng Nai
và sông Sài Gòn bao quanh. Ở vùng địa hình trũng (có nơi có cao trình nhỏ hơn 0,0 m)
chịu tác động thường xuyên của thủy triều nên vùng địa hình này khá bằng phẳng và hình
thành nên mạng lưới sông rạch khá dày.
Với sự phân cấp địa hình như đã phân định cho thấy điều kiện địa hình đã ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình ngập và khả năng thoát nước đô thị.
6
2.1.4. Thực trạng sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng các loại đất luôn thay đổi theo thời gian. Đây là hệ quả tất yếu của
quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là quá trình đô thị hoá trên địa bàn Quận.
Theo kết quả kiểm kê đất đai 2005, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Thủ
Đức thể hiện qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thực Trạng Sử Dụng Đất của Quận Thủ Đức Năm 2005
Thứ tự
Loại đất
Mã
Diện tích
Tỷ lệ
(ha)
(%)
I
Nhóm đất nông nghiệp
NNP
1524.54
32.00
1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
1470.64
30.86
2
Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
NTS
53.90
1.13
II
Nhóm đất phi nông nghiệp
PNN
3239.69
67.99
1
Đất ở
OTC
1294.60
27.17
2
Đất chuyên dùng
CDG
1468.47
30.82
3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
58.06
1.22
4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
66.45
1.39
5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
339.39
7.12
6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
12.72
0.27
III
Nhóm đất chưa sử dụng
CSD
0.66
0.01
4764.90
100.00
Tổng diện tích đất tự nhiên
Nguồn: Kết quả Kiểm kê đất đai quận Thủ Đức năm 2005
Trong cơ cấu sử dụng đất chiếm tỷ lệ lớn nhất là đất phi nông nghiệp với 3239,69
ha chiếm 67,99 % diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
- Đất ở có diện tích là 1.294,60 ha chiếm 27,17 % diện tích tự nhiên.
- Đất chuyên dùng là 1.468,47 ha chiếm 30,82 % diện tích tự nhiên. So với tốc độ
phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số của Quận và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thì tỷ lệ này
chưa đáp ứng được nhu cầu.
7
- Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn khá lớn với 339,39 ha
chiếm 7,12 % diện tích tự nhiên.
Chiếm vị trí thứ hai là nhóm đất nông nghiệp với 1.524,54 ha chiếm 32,00 % diện
tích tự nhiên. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 1.470,64 ha, chiếm 30,86 % diện tích đất
tự nhiên.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích là 53,90 ha, chiếm 1,13 % diện tích tự nhiên.
Nhóm đất chưa sử dụng của Quận còn 0,66 ha, chiếm 0.01% diện tích tự nhiên
- Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất của Quận hiện nay tương đối phù hợp với xu thế
đô thị hoá trên địa bàn. Tuy nhiên, xét về mặt phát triển kinh tế - xã hội thì việc sử dụng
đất trên địa bàn đạt hiệu quả chưa cao (nhiều khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, khu vực
đã có quy hoạch chi tiết thì không khả thi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất bất hợp pháp còn nhiều và tỉ lệ bỏ hoang hoá, lãng phí
đất còn nhiều) cần có những phương pháp tốt hơn để khai thác mọi tiềm năng đất đai đưa
vào sử dụng đúng mục đích, đảm bảo đủ đất cho nhu cầu phát triển của người dân trong
vùng.
2.1.5. Khí hậu
Với những đặc điểm tổng quát về vị trí địa lý cho thấy khí hậu của quận Thủ Đức
là một bộ phận của khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh - nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, có hai mùa (mưa, khô) với đặc điểm:
- Mùa mưa: tương ứng với mùa gió Tây Nam, từ tháng 5 tới tháng 10.
- Mùa khô: tương ứng với mùa gió Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt: Thừa hưởng một số chế độ bức xạ phong phú và ổn định, nhiệt độ
của Thành phố tương đối cao và ít biến đổi qua các tháng trong năm (không có mùa đông
lạnh). Nhiệt độ trung bình/ngày trong các tháng lạnh nhất trong năm cũng luôn trên 200C.
Tháng nóng nhất là tháng 4 và nhiệt độ trung bình với suất bảo đảm 50%, đạt đến 290C.
Tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình cũng đạt đến 25,50C (p = 50%). Biên độ
8
nhiệt độ trung bình/năm chỉ khoảng 3,50C. Đặc điểm về nhiệt độ không khí ở thành phố
khá ổn định như vậy, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm của nhiệt độ vùng nhiệt
đới.
Độ ẩm không khí: Sự phân mùa theo cán cân ẩm cũng được thể hiện theo giá trị
biến thiên năm của độ ẩm không khí, các tháng mùa khô từ 70% – 75%. Độ ẩm tương đối
thấp nhất vào tháng mùa mưa. Độ ẩm tương đối nghịch biến với nhiệt độ cho nên trong
ngày khi nhiệt độ đạt đến cực tiểu cũng là lúc độ ẩm tương đối đạt lớn nhất và ngược lại.
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa.
- Từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau, chủ yếu là gió Bắc, từ tháng 02 đến tháng 4
gió Đông và lệch Đông Nam.
- Từ tháng 5 đến tháng 10 gió Tây Nam và Tây, thịnh hành nhất từ tháng 6 đến
tháng 9. Tháng 10 tuy còn gió Tây Nam nhưng đã suy yếu dần.
Tốc độ gió trung bình lớn nhất xảy ra trong các tháng 6 đến tháng 9 từ 3,7 m/s –
4,5 m/s. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tốc độ gió trung bình nhỏ nhất chỉ vào khoảng
2,3 m/s – 2,4 m/s.
Đặc điểm mưa: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân làm hai mùa
(mùa khô và mùa mưa) tương ứng là hướng gió Đông Bắc vào mùa khô và hướng gió Tây
Nam vào mùa mưa. Do tính chất của gió mùa nhiệt đới nên mưa rào đến nhanh và kết
thúc nhanh, một ngày thường có 1 – 2 trận mưa (mà thường là một trận mưa).
- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu như không đáng kể,
chiếm từ 3,2% – 6,7% lượng mưa cả năm, có tháng hầu như không mưa.
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, có lượng mưa chiếm từ 93,3% – 96,8% lượng
mưa cả năm, có tổng lượng mưa trung bình từ 1300 mm– 1950 mm tùy theo vùng.
- Thời gian mưa trong ngày: thời gian mưa thường tập trung vào buổi chiều từ 12
giờ - 21 giờ chiếm từ 70% – 85%, trong đó mưa có cường độ cao chủ yếu từ 13 giờ 30 –
19 giờ 30 chiếm từ 55% – 60%.
9
2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số và tổ chức hành chính
Quận Thủ Đức có diện tích 4.776 ha với dân số 350.845 người (năm 2005), là một
quận vành đai của Thành phố Hồ Chí Minh, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc.
Bảng 2.2. Diện Tích, Dân Số và Đơn Vị Hành Chính Quận Thủ Đức
Diện tích
Dân số
Mật độ
(km2)
(người)
(người/ km2)
Linh Chiểu
1.41
22.126
15692
Trường Thọ
5.02
26.312
5241
Bình Thọ
1.2
14.781
12317
Bình Chiểu
5.42
49.655
9161
Linh Tây
1.37
18.911
13804
Tam Bình
2.19
19.242
8786
Linh Đông
2.94
25.698
8741
Hiệp Bình Chánh
6.47
44.370
6858
Hiệp Bình Phước
7.65
30.925
4042
Tam Phú
3.12
18.390
5894
Linh Xuân
3.87
44.532
11507
Linh Trung
7.04
35.903
5100
Tổng cộng
47.7
350.845
7355
Tên phường
Nguồn tin: Niêm giám Thống kê Quận Thủ Đức, 2005
Dân số quận Thủ Đức đang trên đà gia tăng nhanh trong những năm qua. Cụ thể từ
năm 2000 – 2005 dân số của Quận xếp thứ tự từ 219.899; 228.949; 241.432; 259.160;
329.231; 362.154 người (tốc độ gia tăng dân số thể hiện qua Hình 2.3). Việc gia tăng dân
số trên địa bàn Quận chủ yếu là tăng cơ học, tỷ lệ tăng tự nhiên ở mức thấp và có xu
hướng giảm dần (từ 1,38% giảm xuống còn 1,13%), trong khi đó tỷ lệ tăng cơ học rất cao
(từ 2,5% tăng lên 6,0%) (2003). Đặc biệt trong năm 2004, dân số của Quận tăng một cách
đột biến do tỷ lệ tăng cơ học rất lớn (khoảng 24 – 26%). Tỷ lệ tăng dân số cơ học ở mức
cao là do những yếu tố tác động: sự bùng phát các KCN, KCX ngày càng nhiều, sự gia
10
tăng của các trường Đại học và sự di chuyển dân số từ nội thành ra các quận ven và các
tác nhân này hội tụ vào quận Thủ Đức làm dân số gia tăng đáng kể trong những năm gần
đây.
Việc gia tăng dân số phát sinh nhiều vấn đề nan giải như giải quyết vấn đề nhà ở,
tệ nạn xã hội, an ninh trật tự… đã tạo cho quận Thủ Đức một áp lực lớn về các vấn đề
này.
Hình 2.2. Biểu Đồ Gia Tăng Dân Số Quận Thủ Đức qua Các Năm
400000
350000
Số dân
300000
250000
200000
150000
100000
50000
0
1
2
3
4
5
6
Năm
2.2.2. Hoạt động kinh tế
a) Sản xuất Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 1.779.525 triệu đồng tăng 23,17% so
với cùng kỳ năm 2004. Trong đó, giá trị sản xuất quốc doanh là 836 triệu đồng và ngoài
quốc doanh là 1.778.689 triệu đồng (công ty, doanh nghiệp tư nhân: 1.633.205 triệu đồng;
TTCN: 145.484 triệu đồng). Tính đến cuối năm 2005 toàn Quận có 1.152 cơ sở sản xuất
CN – TTCN, trong đó có 1 cơ sở Quốc doanh với tổng vốn đầu tư là 77,706 tỷ đồng.
Hiện nay, ngành công nghiệp quốc doanh (Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm)
đã đưa vào khối kinh tế ngoài quốc doanh. Nhìn chung năm 2005, hoạt động của các đơn
vị kinh tế ngoài quốc doanh tương đối ổn định và có chiều hướng phát triển, một số ngành
có giá trị sản lượng tăng so với năm 2004 như: ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng
11
34,28%; ngành sản xuất thực phẩm và thức uống tăng 12,09%; ngành dệt tăng 25,42%;
túi xách, vali da tăng 37,36%; ngành sản xuất giấy tăng 40,83%; ngành sản xuất hóa chất
và sản xuất từ hóa chất tăng 1,21%; ngành may tăng 54,55%.
Song cũng có một số ngành có giá trị tổng sản lượng giảm so với cùng kỳ năm
2004 như: ngành chế biến gỗ giảm 49,02%; ngành sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 6,80%;
ngành sản xuất sản phẩm từ cao su giảm 10,26%.
Trên địa bàn quận Thủ Đức, ngành dệt là ngành có số lượng cơ sở sản xuất nhiều
nhất với 244 cơ sở hoạt động, kế đến là sản xuất các sản phẩm từ kim loại với 239 cơ sở,
183 cơ sở may trang phục… Ngành công nghiệp có số lượng cơ sở sản xuất ít nhất là
ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ (8 cơ sở).
Giá trị sản xuất công nghiệp của Quận tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp
chế biến. Trong đó các ngành sản xuất như ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ
uống chiếm tỷ trọng cao (606.544 triệu đồng) trong tổng giá trị chung. Riêng ngành công
nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng nhỏ (873 triệu đồng). Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất
như chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ do khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị
trường cạnh tranh gay gắt, sản xuất gây ô nhiễm môi trường nên phải thu hẹp sản xuất.
Giá trị sản xuất CN – TTCN năm 2004 – 2005 thể hiện qua Bảng 2.3.
12
Bảng 2.3. Giá Trị Sản Xuất CN – TTCN Năm 2004 – 2005
Năm
Chỉ tiêu
Giá trị tổng sản lượng
2004
So sánh %
(năm 2005 so
2005
với 2004)
1.444.807
1.779.525
1.765
836
- Ngoài quốc doanh
1.443.042
1.778.689
123,26
* Công ty, DNTN
1.304.781
1.633.205
124,98
136.261
145.484
106,77
Giá trị - Sản phẩm chủ yếu
1.303.632
1.537.106
117,91
- Thực phẩm và thức uống
753.879
845.057
112,09
- Dệt
42.536
53.350
125,42
- May mặc
35.451
54.788
154,55
- Túi xách, vali da
76.133
104.574
137,36
1.991
1.015
50,98
- Sản xuất giấy
95.959
135.137
140,83
- Sản xuất sản phẩm cao su
62.512
56.101
89,74
- Sản xuất sản phẩm từ hóa chất
29.289
29.642
101,21
159.593
214.299
134,28
46.289
43.143
93,20
- Quốc doanh
* Hộ TTCN
- Chế biến gỗ
- Sản xuất từ kim loại
- Sản xuất sản phẩm từ gỗ
123,17
Nguồn tin: Báo cáo KT – XH Quận Thủ Đức, 2005
b) Sản xuất nông nghiệp
Năm 2004, giá trị tổng sản lượng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Thủ Đức
ước thực hiện được 40 tỷ đồng, tăng 1,05% so với năm 2003 (38,1 tỷ đồng). Diện tích đất
canh tác trong nông nghiệp có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa, năm 2005 diện tích
đất nông nghiệp còn khoảng 1.030 ha, giảm 370 ha so với năm 2004. Quận đã có chủ
trương và biện pháp chỉ đạo từng bước khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu vật
nuôi cây trồng theo hướng tăng giá trị và chất lượng hàng hóa theo tiêu chí 2 cây (cây
13
kiểng, lan cắt cành), 2 con (bò sữa, cá giống). Hiện nay, trên địa bàn Quận ngành trồng
hoa kiểng, cây giống đang có xu hướng phát triển ổn định (Quận đang nghiên cứu để áp
dụng dự án “Xây dựng làng nghề hoa kiểng Thủ Đức”). Diện tích cây hoa kiểng năm
2005 là 125 ha. Ngành chăn nuôi gặp khó khăn do gây ô nhiễm môi trường và phải đối
đầu với dịch bệnh, ngoài ra chất lượng sản phẩm tiêu thụ đòi hỏi ngày càng cao, khó cạnh
tranh trên thị trường. Nhưng số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2005 vẫn tăng đáng kể so
với năm 2004, đặc biệt là đàn gia cầm tăng 8390 con, heo tăng 1381 con.
Bảng 2.4. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghiệp ở quận Thủ Đức năm 2005.
Cơ cấu
Năm 2005
1. Sản lượng cây trồng (tấn)
- Cây thực phẩm
14.813,66
- Lúa
111,45
- Sen lấy ngó
55,2
- Cây màu (ha)
9,55
- Cây hoa kiểng (ha)
125
2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm (con)
- Heo
7.510
- Bò sữa
965
- Gia cầm
12.829
- Diện tích nuôi tôm cá (ha)
30
Nguồn tin: Báo cáo KT – XH Quận Thủ Đức, 2005
c) Thương mại – Dịch vụ (TM – DV)
Các doanh nghiệp ngành TM - DV có chiều hướng phát triển. Tổng doanh thu
ngành TM - DV năm 2005 đạt giá trị 2.781 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ đồng so với năm
2004. Trong đó, doanh thu ngành TM - DV quốc doanh là 17 tỷ đồng, tăng 32,54% so với
cùng kỳ năm 2004 và thương nghiệp quốc doanh là 2.763 tỷ đồng, tăng 29,06% so với
cùng kỳ năm 2004 do giá xăng dầu, gas và vàng trong năm 2005 tăng cao. Toàn Quận có
hơn 7.539 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực TM - DV với các hình thức như cho thuê biệt
thự, nhà hàng, dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống… Các ngành Thương nghiệp bán lẻ, ăn
14