Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM DO TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH TẠI XÃ SƠN TRẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.75 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM DO TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU
LỊCH TẠI XÃ SƠN TRẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH
TỈNH QUẢNG BÌNH

HOÀNG THỊ XUÂN

KHÓA LUÂNH TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM DO
TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH TẠI XÃ SƠN TRẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH
TỈNH QUẢNG BÌNH” do “HOÀNG THỊ XUÂN”, sinh viên khoá 29, ngành PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

Trần Đắc Dân
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

`

Em xin chân thành cảm ơn:
Thầy Trần Đắc Dân - giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí

Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cùng quý Thầy, Cô khoa Kinh tế đã giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho em trong
suốt thời gian học tập, thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn:

Các chú, các bác cùng các anh chị trong UBND xã Sơn Trạch, Ban Giám Đốc Trung
Tâm Du Lịch Văn Hoá và Sinh Thái, Anh: Nguyễn Đức Bình - phòng Hành Chính- Tổng
Hợp UBND xã Sơn Trạch đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho bản thân trong việc học tập
và thực tập luận văn tốt nghiệp tại đơn vị.
Các Bạn học đã hỗ trợ lẫn nhau trong học tập cũng như trong thời gian làm luận văn
tốt nghiệp.
Sau cùng là lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ người đã sinh thành, dưỡng dục, lo lắng,
động viên tôi trong mọi lĩnh vực.


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG THỊ XUÂN. Tháng 7 năm 2007. “Chuyển Đổi Việc Làm Do Tác Động
của Ngành Du Lịch tại Xã Sơn Trạch, Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình”.
HOANG THI XUAN. July 2007. “The impact of tourism to the job change in Son
Trach commune, Bo Trach district, Quang Binh province”.
Việc làm là vấn đề quan trọng đối với mỗi con người vì đây là cách thức để kiếm
sống, để khẳng định vị trí của mình trong xã hội cũng như mở rộng các mối giao lưu. Tuy
nhiên ở nông thôn, cơ hội nghề nghiệp còn rất hạn chế, cần phải có một nền kinh tế phi
nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là xu hướng tất yếu
của quá trình phát triển. Do đó vai trò của ngành du lịch càng trở nên quan trọng.
Tuy nhiên, đối với một xã miền núi bản chất thuần nông như xã Sơn Trạch, sự xuất
hiện của ngành du lịch vẫn chưa tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân. Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như đa dạng hoá các ngành nghề chưa có tính đột phá.
Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu nên mức độ tham gia vào du lịch của người dân có
phần hạn chế. Tầng lớp thanh niên, chủ yếu là nam giới con đường lâm tặc vẫn là nguồn
thu nhập chính. Làm thế nào để vừa phát triển bền vững ngành du lịch vừa tạo việc làm
tại chổ cho người dân các xã vùng đệm cụ thể là xã Sơn Trạch là điều mà chúng ta cần
quan tâm.
Đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2007 chủ yếu tập trung nghiên
cứu sự biến đổi về cơ cấu lao động trong quá trình phát triển du lịch. Từ đó xác định

nguyên nhân, xu hướng và đề ra các giải pháp thích hợp nhằm tạo nên sự gắn kết giữa
phát triển du lịch và tạo việc làm cho ngườidân.
Phương pháp nghiên cứu: Phưong pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp tại các
phòng ban liên quan kết hợp với các phương pháp phân tích số liệu bằng excel, access,
mô tả, so sánh,…

để đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác, phù hợp.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xii

Danh mục các phụ lục

xiii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu đề tài

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Bố cục luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1. Khái quát

4

2.1.2. Địa hình


5

2.1.3. Diễn biến khí hậu và thời tiết

5

2.2. Tình hình về kinh tế- xã hội

6

2.2.1. Tình hình dân số và lao động

6

2.2.2. Tình hình VH-GD

7

2.2.3. Y tế

8

2.2.4. Vệ sinh môi trường

8

2.2.5. Thực trạng kết cấu hạ tầng

8


2.2.6. Tình hình sử dụng đất

11

2.2.7. Khái quát về kinh tế

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung

13
13

3.1.1. Du lịch

13

3.1.2. Tính tất yếu phải có một nền kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn

20


3.1.3. Khái niệm về việc làm và thất nghiệp

21

3.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm trong xã hội


24

3.1.5. Mối quan hệ giữa thị trường sức lao động, việc làm và

26

tăng trưởng kinh tế
3.2 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢOLUẬN

27
30

4.1. Thực trạng kinh tế, lao động và việc làm ở Xã Sơn Trạch Huyện Bố Trạch 30
41.1.Tình hình sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu Nông Nghiệp

30

Nông Thôn
4.1.2. Dân số và nguồn lao động

37

4.1.3. Lao động

38

4.1.4. Một số phân tích về chất luợng lao động

40


4.1.5. Hiện trạng công việc của lực lượng lao động

41

4.2. Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lực lượng lao động

42

4.2.1. Phân chia độ tuổi, ngành nghề và giới tính

44

4.2.2. Công việc chính hiện nay

45

4.2.3. So sánh đời sống người dân sau khi chuyển đổi

46

4.3. Loại hình nghề nghiệp mong muốn khi tham gia du lịch của người dân

47

4.3.1. Trình độ học vấn của người lao động

47

4.3.2. Loại hình nghề nghiệp mong muốn khi tham gia du lịch


47

4.4. Mức sống dân cư

48

4.5. Thuận lợi và khó khăn của người dân khi tham gia hoạt động du lịch

50

4.5.1. Thuận lợi

50

4.5.2. Khó khăn
4.6. Khái quát tình hình phát triển du lịch và vai trò tạo việc làm cho lao

51
52

động nông thôn
4.6.1. Tình hình phát triển
4.6.2. Tạo việc làm

52
55


4.7. Các nguyên nhân di cư


57

4.8. Vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương

58

4.9. Ma trận SWOT

61

4.10. Các giải pháp GQVL

62

4.10.1. Lồng ghép các chương trình, dự án phát triển KT-XH với cácchương trình
giải quyết việc làm, phát triển du lịch ở Huyện Bố Trạch để hạn
chế đến mức tối thiểu sức ép về rừng đối với các xã vùng đệm khi du lịch
phát triển cắt đi một nguồn sống lớn của họ mà cụ thể là tại xã Sơn Trạch
4.10.2. Các chính sách khuyến khích đầu tư mở mang ngành nghề
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

62
63
65
65

5.2.1. Đối với UBND Tỉnh


65

5.2.2. Đối với cơ quan quản lý du lịch

66

5.2.3. Đối với UBND Xã Sơn Trạch

67

5.2.4. Đối với người dân Xã Sơn Trạch

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

68


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT

An Ninh Trật Tự

BCTK

Báo Cáo Tổng Kết

BLĐ


Ban Lãnh Đạo

BQL

Ban Quản Lý

CCN

Cụm Công Nghiệp

CDVBT

Các Dịch Vụ Bổ Trợ

CGKHKT

Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật

CNH-HĐH

Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá

CNTB

Chủ Nghĩa Tư Bản

CNVC

Công Nhân Viên Chức


CNXD

Công Nghiệp Xây Dựng

CSHT

Cơ Sở Hạ Tầng

DSTNTG

Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới

DV

Dịch Vụ



Giám Đốc

GQVL

Giải Quyết Việc Làm

GTSX

Giá Trị Sản Xuất

HDV


Hướng Dẫn Viên

HDVL

Hướng Dẫn Viên Du Lịch

HTX

Hợp Tác Xã

KDDV

Kinh Doanh Dịch Vụ

KT-XH

Kinh Tế- Xã Hội

KVBTT

Kiểm vé Bố Trí Thuyền

NGTK

Niên Giám Thống Kê

NLTS

Nông Lâm Thuỷ Sản


PGĐ

Phó Giám Đốc
viii


QLNN

Quản Lý Nhà Nước

TBXH

Thương Binh Xã Hội

TCBV

Tổ Chức Bán Vé

THĐTNNT

Tổng Hợp Điều Tra Nhanh Nông thôn

TM

Thương Mại

TPV

Thuyền Phục Vụ


TT

Trung Tâm

TTCN- XD

Tiểu Thủ Công Nghiệp- Xây Dựng

TTSL

Tính Toán Số Liệu

UBND

Uỷ ban Nhân Dân

VQG

Vườn Quốc Gia

VSMT

Vệ Sinh Môi Trường

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Mạng Lưới Giao Thông Đường Bộ qua các Năm từ 2001-2005

9

Bảng 4.1. Cơ Cấu GTSX Trên Địa Bàn Xã Phân Theo Ngành Kinh Tế

30

Bảng 4.2. Cơ Cấu GTSX Ngành NLTS Năm 2004-2006

31

Bảng 4.3. Cơ Cấu Diện Tích Gieo Trồng Một Số Nhóm Cây Chính

32

Bảng 4.4. Tốc Độ Phát Triển Quy Mô Đàn Heo và Đàn Trâu Năm 2002- 2006 33
Bảng 4.5. Số Cơ Sở và Lao Động Công Nghiệp Cá Thể qua các Năm

36

Bảng 4.6. Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiện Trạng Dân Số của Xã Sơn

37

Trạch qua 5 năm
Bảng 4.7. Số Lao Động từ 15 Tuổi Trở Lên Hoạt Động Kinh Tế và Không

39


Hoạt Động Kinh Tế (Có Đến 01\07\06)
Bảng 4.8. Lao Động Có Việc Làm Có Đến 1\7\06 Phân Loại Hình Kinh Tế

40

của Huyện Bố Trạch
Bảng 4.9. Cơ Cấu Trình Độ Chuyên Môn Kỹ Thuật của Lực Lượng Lao

41

Động Xã Sơn Trạch qua các Năm
Bảng 4.10. Hiện Trạng Công Việc của Lực Lượng Lao Động trong Độ Tuổi

42

Lao Động từ 15-30 của Mẫu Điều Tra 52 Hộ
Bảng 4.11. Số Lượng và Tỷ Lệ Thay Đổi Nghề Nghiệp của các Hộ Phỏng Vấn 43
Bảng 4.12. Hiện Trạng Việc Làm của Lực Lượng Vũ Trang Xuất Ngủ

44

Trên Địa Bàn Xã
Bảng 4.13. Phân Chia Độ Tuổi, Ngành Nghề, Giới Tính,

45

Bảng 4.14. Công Việc Chính của các Hộ Đã Điều Tra

46


Bảng 4.15. Phân Bố Thu Nhập của Người Dân Sau Khi Chuyển Đổi

46

Bảng 4.16. Thực Trạng Đời Sống Người Dân Sau Chuyển Đổi của Các Hộ

47

Trong Mẫu Điều Tra
Bảng 4.17. Trình Độ Học Vấn của Người Lao Động Được Điều Tra

47

Bảng 4.18. Loại Hình Nghề Nghiệp Mong Muốn Khi Tham Gia Du Lịch

48

x


của Người Dân Được Phỏng Vấn
Bảng 4.19. Mức Sống Dân Cư của Xã Sơn Trạch Thể Hiện qua Một Số

49

Điều Kiện Sinh Hoạt của Nông Hộ Nông Thôn
Bảng 4.20. Danh Sách Hộ Nghèo – Tái Nghèo, Nghèo Mới Năm 2007

50


Bảng 4.21. Kết Quả Thăm Dò Du Khách về Chất Lượng Phục Vụ

54

Tuyến Phong Nha – Tiên Sơn
Bảng 4.22. Kết Quả Thăm Dò Ý Kiến Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ

55

Bảng 4.23. Các Loại Hình Ngành Nghề của Người Di Cư

56

Bảng 4.24. Các Nguyên Nhân Di Cư

57

Bảng 4.25. Quê Quán của Người Di Cư

58

Bảng 4.26. Kết Quả Thực Hiện Lao Động Việc Làm 9 Tháng Đầu

60

Năm 2006 của Huyện
Bảng 4.27. Phân Tích Ma Trận SWOT

61


xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Năng Suất Nuôi Trồng Thủy Sản qua các Năm

34

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Giá Trị Công Nghiệp – Tiểu Thủ Công Nghiệp

35

Hình 4.3. Động Thái Biến Động Dân Số của Xã Sơn Trạch trong 5 Năm

38

Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Thu Nhập của các Hộ Nông Nghiệp Xã

39

Sơn Trạch Năm 2006
Hình 4.5. Biến Động Doanh Thu của TTDL Văn Hóa và Sinh Thái qua các

53

Năm
Hình 4.6. Biến Động Lượng Khách Đến Thăm Phong Nha - Tiên Sơn

xii


53


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Hộ
Phụ lục 2. Phiếu Nhận Xét Chất Lượng Phục Vụ của Du Khách

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
“Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới. Phong
Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng
đất này một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài
nhất thế giới.” ( Nguyễn Văn Hà, 2003).
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nội dung hàm chứa tính nhân văn sâu sắc,
có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội cao, đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng góp phần nâng cao dân trí, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế xã hội.
Du lịch còn như một cửa mở nhằm giới thiệu quê hương, con người và cao hơn là giới
thiệu quá trình lịch sử và bản sắc văn hoá của một quốc gia, một địa phương, một vùng
quê với thế giới bên ngoài. Như vậy, phát triển du lịch vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có
tính nhân văn sâu sắc, cả hai nội dung trên được gắn kết chặt chẻ với nhau, bổ sung hổ
trợ cho nhau.
Xuất phát từ thực tế đó, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chính sách, hỗ trợ phát triển
du lịch để khai thác thế mạnh của tỉnh nhà, đặc biệt từ khi Phong Nha - Kẻ Bàng được
công nhận là di sản văn hoá thế giới (5/7/2003) trở thành tiềm lực góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành DV-CN-NN đặc

biệt đối với người dân xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch xoá bỏ tình trạng chuyên canh
cây lương thực, hoa màu, khai thác rừng để bắt kịp với cả nước trong quá trình CNHHĐH đất nước. Du lịch phát triển đã làm thay đổi rất lớn diện mạo của Xã nhà và ảnh
hưởng đến đời sống tâm lý người dân. Một yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có đội ngủ
lao động năng động, dồi dào về số lượng, mạnh về chất lượng, có khả năng thích ứng
nhanh với yêu cầu ngày một cao của phát triển kinh tế. Tại hội nghị VII, BCH TW
Đảng khoá VII xác định: Vai trò quyết định của nguồn lực con người đối với quá trình
CNH-HĐH đựoc xem là nguồn quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với


nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Như vậy phải tạo
nên mối tương quan chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và đào tạo nhân lực góp phần giải
quyết việc làm đặc biệt trong quá trình phát triển du lịch, một ngành đòi hỏi chất lượng
lao động về nhiều mặt.
Trong quá trình phát triển đó, đất nông nghiệp sẽ thu hẹp dần, phải bố trí lại sản
xuất nông nghiệp để có hướng đầu tư lâu dài cho những vùng nông nghiệp ổn định,
quy hoạch lại các khu dân cư để chấm dứt tình trạng tự phát. Đồng thời có hướng bố
trí đất đai cho các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển nhằm thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Đạt được điều đó phải có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa ngành du lịch và các ban ngành liên quan nhằm đưa ra những đường
lối, chính sách, phù hợp, kịp thời, sử dụng lao động dồi dào, tăng thu nhập và nâng cao
mức sống dân cư, phát triển bền vững ngành du lịch, tạo việc làm cho người dân tại
chổ.
Thực trạng lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và xã Sơn Trạch nói
riêng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần đầu tư nghiên cứu giải quyết và những giải pháp
thực hiện. Vấn đề cốt lõi là làm sao có thể gắn kết chặt chẽ và lâu dài giữa phát triển
du lịch và tạo việc làm cho người dân, giải quyết một nguồn lực lao động lớn đồng
thời xứng đáng với tiềm năng của Xã nhà. Từ thực tế đó em đã lựa chọn đề tài:
“Chuyển đổi việc làm do tác động của ngành du lịch tại xã Sơn Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình”. Do thời gian và khả năng còn hạn hẹp đề tài không tránh
khỏi những hạn chế rất mong sự góp ý của quý thầy, cô.

1.2. Mục tiêu đề tài
-Tìm hiểu thực trạng đời sống người dân.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.
- Tìm hiểu sự biến đổi về cơ cấu lao động trong quá trình phát triển Du lịch cụ
thể sự tương quan giữa phát triển du lịch và tạo việc làm cho người dân tại chổ.
- Tìm hiểu sự biến đổi về cơ cấu kinh tế của Xã Sơn Trạch trong quá trình phát
triển Du lịch.
-Tìm hiểu thực trạng xã hội tại Xã Sơn Trạch.
- Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững, tạo việc làm gắn kết với
phát triển du lịch.
2


- Khảo sát thực trạng công tác giải quyết việc làm tại Xã Sơn Trạch.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh
Quảng Bình.
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2007 đến tháng 7/2007. Số liệu
chủ yếu sử dụng từ năm 2001 dến 2006 để phân tích, đánh giá, so sánh.
1.4. Bố Cục Luận Văn
Để thuận tiện cho việc theo dõi và nghiên cứu, đề tài được chia ra 5 chương gồm.
Chưong 1: Mở đầu
Nêu lên sự cần thiết, mục tiêu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu chi tiết về địa điểm, các thông tin liên quan đến nội dung cần nghiên
cứu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Những cơ sở lý thuyết được tham khảo và những phương pháp tiến hành nghiên
cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài để đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết quả
phân tích.
Chương 5: Kết luận - kiến nghị.
Đưa ra những đánh giá khái quát về nội dung nghiên cứu, từ đó đưa ra những đề
xuất cho việc nghiên cứu.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Khái quát
Sơn Trạch là xã miền núi cách trung tâm huyện lỵ Bố Trạch 32 km về phía Tây,
nằm bên bờ sông Son thơ mộng có diện tích tự nhiên 10.120 ha, với toạ độ địa lý:
- 17022’ đến 17050’ vĩ độ Bắc
- 105045’ đến 106024’ độ kinh Đông
Vị trí hành chính của xã:
- Phía Bắc giáp xã Phúc Trạch
- Phía Nam giáp xã Tân Trạch
- Phía Tây giáp xã Thượng Trạch và xã Phúc Trạch
- Phía Đông giáp xã Hưng Trạch
Sơn Trạch là địa danh gắn liền với nhiều di tích lịch sử qua các giai đoạn chống
ngoại xâm của dân tộc, là điểm đầu xuất phát của tuyến đường 20 quyết thắng, là nơi
thế giới và cả nước biết đến với hệ thống hang động thiên nhiên kỳ vỹ và rừng nguyên
sinh phong phú, đa dạng và những kỳ tích oai hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước như: Phà Xuân Sơn, phà Nguyễn Văn Trỗi, đường mòn HCM, Hang Tám
Cô, cơ sở chỉ huy đoàn 559. Sơn Trạch hiện nay là một điểm đến hấp dẫn đối với du
khách tham quan trong và ngoài nước. Đặc biệt khi được UNESCO công nhận Phong

Nha - Kẻ Bàng là di sản văn hóa thế giới thì Sơn Trạch đã trở thành vùng kinh tế phát
triển khá năng động và vượt xa so với một số vùng trong Huyện.
Nằm trong điều kiện kinh tế- xã hội và tự nhiêu của huyện Bố Trạch, Sơn Trạch
có đủ các yếu tố thuận lợi như: Có hai tuyến đường HCM, có hệ thống đường bộ,
đường thuỷ nối liền thông suốt với các đầu mối kinh tế trọng điểm của huyện như:
Cảng Danh, bãi tắm Đá Nhảy, cửa khẩu Quốc gia Cà Roòng-Noọng Ma, trung tâm


huyện lỵ (Thị trấn Hoàn Lão), các cụm kinh tế tiểu vùng: Troóc (Phúc Trạch), Khương
Hà (Hưng Trạch), Thọ Lộc (Vạn Trạch), Thanh Khê (Thanh Trạch), thị trấn nông
trường Việt Trung,… nằm trong quần thể du lịch sinh thái, du lịch tham quan thắng
cảnh, di tích lịch sử, các khu nghỉ dưỡng, các bãi tắm trong huyện, là điều kiện thuận
lợi để thực hiện các tua du lịch xuống thành phố Đồng Hới, lên các huyện Tuyên Hoá,
Minh Hoá và sang các nước bạn Lào. Sơn Trạch có quan hệ lịch sử chính trị và phong
tục tập quán tiêu biểu, đại diện về tính chất và văn hoá của cả một vùng gồm các xã
miền núi phía Tây Bố Trạch. Vì vậy xã Sơn Trạch phát triển toàn diện về kinh tế- xã
hội sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển KT-XH của vùng nói riêng và toàn
huyện Bố Trạch nói chung, đồng thời góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy giá
trị to lớn của di sản thiên nhiên thế giới.
2.1.2. Địa hình
Sơn Trạch có địa hình miền núi thuộc thượng lưu Sông Son, hạ lưu Sông Chày.
Nét nổi bật nhất trong cấu tao địa hình của xã là vùng địa hình Kast rất rộng lớn
thường được gọi là vùng đá vôi Kẻ Bàng- Khe Ngang tạo thành những thung lũng đẹp
và yên tĩnh. Mỗi khi có lũ về kéo theo phù sa màu mỡ bồi đắp thêm 2 bờ sông Son tạo
thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt.
2.1.3. Diễn biến khí hậu và thời tiết
Mang đặc điểm chung của cả tỉnh Quảng Bình đó là vùng nhiệt đới gió mùa bị
ảnh hưởng của gió Lào nên có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.
Nhiệt độ
- Mùa khô từ tháng 3-9:


Ttb = 380C
Tmax= 400C

- Mùa mưa từ tháng 9-3:

Ttb = 310C
Tmin= 100C

Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, từ tháng 4 đến tháng 8 là hạn
hán, tháng 9 đến tháng 10 là mưa lũ các tháng còn lại thời tiết hanh khô gây bất lợi cho
hoạt động nông nghiệp cũng như hoạt động du lịch.
Gió
Hưóng gió Tây Nam (gió Tây Nam khô nóng) thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 8
trong năm.
5


Hướng Tây Bắc (gió mùa Đông Bắc rét lạnh) thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3
năm sau. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của người dân trên
địa bàn đặc biệt thể hiện rất rõ tính thời vụ của hoạt động du lịch ảnh hưởng không
nhỏ đến doanh thu của ngành.
2.2. Tình hình về kinh tế- xã hội
2.2.1. Tình hình dân số và lao động
Dân cư sinh sống trên địa bàn xã Sơn Trạch được phân bổ thành 10 thôn nhưng
tập trung chủ yếu ở 4 khu vực chính là: Cù Lạc, Xuân Sơn, Phong Nha, Xuân Tiến. Có
99% dân tộc kinh, gần 1% đồng bào dân tộc Vân Kiều. Tốc độ tăng dân số tự nhiên
hàng năm từ 1,2-1,4%. Phần lớn lao động trước đây là sản xuất nông nghiệp nhưng
hiện nay đã chuyển sang các ngành du lịch. Điều đó chứng tỏ dịch vụ là một ngành
quan trọng, chiếm ưu thế của xã Sơn Trạch. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân

dân đã được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.440.000 đồng (2006) tăng
2,3 lần so với năm 2000, không còn hộ nhà tranh, lương thực đủ ăn cả 12 tháng trong
năm, không còn hộ đói tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống một cách nhanh chóng, sóng truyền
thanh, truyền hình đã được phủ kín,... toàn xã có trên 80% có xe máy, 75% hộ dùng
nước sạch, 99% hộ dùng điện, 15% hộ có máy điện thoại. Rác thải khu trung tâm được
thu gom và xử lý, môi trường cảnh quan được bảo vệ, các tệ nạn xã hội được kiểm soát
một cách chặt chẽ và hạn chế đến mức thấp nhất.
Theo niên giám thống kê của Cục thống kê Tỉnh Quảng Bình, dân số trung bình
xã Sơn Trạch năm 2006 là 9.871 người trong đó nam 4.881 người chiếm 49,87%, nữ
4.990 người chiếm 50,13%, với 5.043 người trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động
nông lâm nghiệp chiếm 57,8%, lao động công nghiệp xây dựng chiếm 8,2%, lao động
trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 34% (còn lại nội trợ, đang đi học, tàn tật mất sức). Mật
độ 97,5 người/km2. Nhìn chung ở đây có kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng dân số hàng
năm nhanh giai đoạn 2002-2006 là 1,11% cho nên phải có nhiều chính sách ưu tiên
đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại chổ để hạn chế thất nghiệp trong những năm tới là
vấn đề đáng được quan tâm.
Do địa bàn miền núi trình độ người dân còn thấp, xa trung tâm cơ cấu kinh tế còn
đơn điệu nên tỷ lệ thất nghiệp còn cao (10%) năm 2005. Theo số liệu của ngành Lao
động- Thương binh và Xã hội Tỉnh thì trong những năm 2004- 2005 đến nay có
6


khoảng trên dưới cả 1000 lao động còn thiếu, mất việc làm hoặc không có khả năng
làm việc.
Hiện nay cùng với sự phát triển của ngành Du lịch đã tạo ra hàng loạt các dịch vụ
ăn theo đã giải quyết một phần không nhỏ lực luợng lao động đang thiếu việc làm. Tuy
nhiên do trình độ còn thấp, người dân ở đây vốn chỉ quen với sản xuất nông nghiệp
nên sự tham gia của họ vào các hoạt động du lịch còn rất hạn chế, đơn điệu, du lịch lại
là ngành mang tính thời vụ cho nên của sống người dân vẫn còn bấp bênh. Đây cũng
chính là một trong số những bức xúc nhất của người dân địa phương nơi đây cần được

sự quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp liên quan.
2.2.2. Tình hình Văn hoá-GD
Là ngành không kém quan trọng trong vị trí phát triển nguồn nhân lực cho xã
hội. Với tinh thần đó lãnh đạo xã Sơn Trạch rất quan tâm tới công tác giáo dục đào tạo,
trong thời gian qua không ngừng xây dựng nâng cấp đầu tư phương diện cơ sở vật
chất, ngân sách đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng thêm. Năm 2006 đã xây dựng
thêm 05 phòng học cho trường THCS trị giá 450 triệu đồng, đầu tư khuôn viên trường
Tiểu học số 2 trên 50 triệu đồng, xây dựng 2 nhà mẫu giáo 02 tầng với 06 phòng học
trị giá trên 1 tỷ đồng, xây dựng nhà mẫu giáo tại 02 thôn Cù Lạc trị giá 150 triệu đồng
và đang tiến hành xây dựng trường 2 tầng với 06 phòng học tại trường Tiểu học số 3.
Được sự quan tâm của các ngành các cấp, sự nghiệp giáo dục của xã nhà đã có
nhiều chuyển biến tích cực, tiếp tục phát triển cả quy mô và chất lượng, tỷ lệ huy
động học sinh vào mẫu giáo đạt 95%, tổng số trẻ vào mẫu giáo là 215 cháu, số vào lớp
1 là 215 đạt tỷ lệ 100%, số học sinh vào cấp III 519 đạt tỷ lệ 85% (báo cáo tổng kết
năm 2006).
Vị trí của xã còn cách xa các trường trung học chuyên nghiệp cho nên gây khó
khăn cho một số con em trong xã trong quá trình nâng cao dân trí, tay nghề lao động.
Do đó cần phải có sự quan tâm của nhiều ban ngành liên quan để cùng xã nhà thực
hiện lộ trình nâng cao mặt bằng học vấn của người dân san bằng sự cách biệt giữa
thành thị và nông thôn để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cung
cấp nguồn lao động tại chổ có đủ chất và lượng khi ngành du lịch của xã có nhiều triển
vọng phát triển.

7


2.2.3. Y tế
Trong năm vừa qua xã Sơn Trạch đã nâng cấp trạm y tế lên 2 tầng có 10 giường
với 15 cán bộ y, bác sỹ phục vụ với các trang thiết bị máy móc tương đối đầy đủ đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân: Máy siêu âm, máy chụp X quang,... với

trang thiết bị trên, những năm qua ngành không chỉ làm nhiệm vụ sơ cấp cứu ban đầu
mà còn phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cho người dân trong xã rất tốt.
Ngoài ra, Xã còn triển khai và thực hiện tốt các chương trình sau: Công tác tuyên
truyền kế hoạch hoá gia đình với nhiều hình thức phong phú, đa dạng có hiệu quả,
chương trình phòng chống dịch bệnh (tiêm chủng mở rộng cho 350 người),… đời sống
người dân miền sơn cước này đã có nhiều thay đổi vượt bậc.
2.2.4. Vệ sinh môi trường
Là một xã miền núi, nên thói quen sinh hoạt còn mang những sắc thái của vùng
quê.
Vấn đề ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp: Hầu hết các hộ chưa thực hiện tốt việc
xây dựng chuồng trại và xử lý phân, nước thải, gây ô nhiễm nguồn nước và không
khí, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường xung quanh, có hại đến sức khoẻ dân cư. Việc
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đôi khi chưa được bà con dùng đúng liều lượng và
phương cách, nên cũng gây hại cho đất, không khí và sản phẩm nông nghiệp.
Rác thải trong dân cư chủ yếu tự chôn lấp hoặc đốt. Các khu trung tâm rác thải
được thu gom và vận chuyển đến bãi rác tỉnh (km 4 củ đường 20) gây khó khăn cho
công tác giữ gìn vệ sinh môi trường. Đặc biệt với sự tăng lên của số lượng nhà hàng,
khách sạn đồng nghĩa với việc gia tăng gây ô nhiễm môi trường khi ý thức của người
dân còn hạn chế. Dọc theo bờ sông Son đặc biệt là vào những ngày cao điểm, rác thải
còn xuất hiện nhiều làm mất vẻ đẹp cảnh quan đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khoẻ người dân vì một phần ngươì dân ở đây còn có thói quen dùng nguồn nước
sông Son để sinh hoạt (tắm, giặt).
2.2.5. Thực trạng kết cấu hạ tầng
a) Giao thông vận tải
Cùng với thuỷ lợi, giao thông là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng hàng đầu để
phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

8



Nhìn chung, mạng lưới giao thông của xã ngày càng được nâng cấp, cải tiến so
với trước đây. Về giao thông đối nội, đường liên thôn chủ yếu là đường cấp phối đồi,
có một số đường nhựa. Hầu hết các công trình đang trong tiến độ thi công do Cty Xây
Dựng Tổng Hợp Trường Thịnh chịu trách nhiệm. Về giao thông đối ngoại: Hệ thống
giao thông chính như Cầu Xuân Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua đã hoàn thành
và đưa vào sử dụng, đường 20 đi cửa khẩu Quốc tế Cà Roòng, tỉnh lộ 4B nối đường
15A, đã giải quyết một phần nào nhu cầu đi lại giao lưu buôn bán với các vùng khác
đặc biệt đối với các hoạt động du lịch.
Tuy nhiên do trung tâm du lịch Phong Nha- Kẻ Bàng đang trong thời kỳ quy
hoạch, xây dựng, mở rộng cho nên hệ thống giao thông trong vùng còn một số bất cập
chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của vùng. Ngoài ra do đặc điểm địa hình của
xã có một số khu đất còn trũng thường ngập lụt vào mùa mưa. Hàng năm khu vực Bắc
và Nam cầu Xuân Sơn thường bị ngập lũ khi có lũ lớn. Điều này không chỉ gây khó
khăn cho đời sống người dân, hoạt động của một số ngành sản xuất kinh doanh trên
địa bàn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng các công trình đã và đang thi công và tiến
độ của một số dự án đang triển khai trên địa bàn đặc biệt một số khu nhà ở hiện có
chưa được quy hoạch hợp lý, khi quy hoạch cần được đền bù giải toả. Trong vùng mồ
mã nằm rải rác khắp trong các khu dân cư cho nên việc quy hoạch mở rộng trung tâm
VH-DL& ST còn khó khăn, có rất nhiều khu (lăng, mồ mã) trong khu vực quy hoạch
chưa được giải phóng đã tác động tiêu cực đến việc phát triển, xây dựng và ảnh hưởng
đến cảnh quan khu vực cũng như công tác vệ sinh môi trường.
Bảng 2.1. Mạng Lưới Giao Thông Đường Bộ qua các Năm từ 2001-2006
Chỉ tiêu

2001

2002

2003


2004

2005

2006

10

10

10

10

10

10,7

Xấu

5

5

5

4

4


4,5

Trung bình

5

5

5

6

6

6,2

Cầu (cái)

2

3

3

3

3

3


Cống (cái)

6

6

7

16

16

22

Đường (km)
Tổng số
Tốt

Nguồn tin: Phòng địa chính Xã
9


Chất lượng của mạng lưới giao thông đường bộ chưa cao, mức độ đầu tư cho
giao thông chưa thoả đáng, số lượng tăng lên của cầu, cống còn hạn chế. Riêng năm
2004 nhân dân Quảng Bình tự hào đón nhận di sản văn hoá thế giới Vườn Quốc Gia
Phong Nha-Kẻ Bàng nên đã được sự quan tâm, đầu tư của tỉnh về cơ sở hạ tầng.Tuy
nhiên để tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch, nâng cao đời sống người dân yêu
cầu cần phải có sự đầu tư đúng mức hơn nữa của các ban ngành liên quan mới có thể
cải thiện một phần cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn ở đây.
Giao thông đường thủy ở Phong Nha đóng vai trò quan trọng trong việc đi lại của

nhân dân, phục vụ khách du lịch tham quan. Các hoạt động đường thuỷ ở đây được nối
liền với nhiều xã ở huyện Bố Trạch và huyện Quảng Trạch, nối liền với cảng Gianh là
khu trung tâm buôn bán lớn ở Thanh Trạch. Khách đến Phong Nha có thể đi được
bằng đường thuỷ một cách thuận lợi và thưởng thức nhiều cảnh đẹp của làng mạc, núi
rừng 2 bên bờ sông Son.
b) Điện
Mạng lưới điện của xã thuộc mạng lưới của toàn huyện, đặc biệt trong Xã có
HTX dịch vụ Điện chuyên phân phối, cung cấp điện cho sản xuất nông nghiệp và các
ngành sản xuất khác chiếm khoảng 70%, riêng phần điện phục vụ sinh hoạt khoảng
95% hộ dân toàn xã. Mạng lưới điện bố trí dọc theo các trục lộ chính và các khu dân
cư trọng điểm.
Hiện nay để giải quyết tình trạng quá tải điện do hoạt động sản xuất kinh doanh
đặc biệt trong mùa khô nóng UBND xã đã đầu tư nâng cấp số lượng trạm biến thế lên
12 trạm,với tổng công suất 1.360 KVA, phối hợp với xã Hưng Trạch kéo tuyến điện
22 KV về. Dân cư trong xã đã có điện sinh hoạt, riêng bản Rào Con (bản của dân tộc
Vân Kiều) là chưa có điện sinh hoạt do điều kiện địa hình hiểm trở lại nằm sâu trong
rừng.
c) Hiện trạng kiến trúc
Trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, được sự giúp đỡ của các
ban ngành lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của người dân địa phương, cơ sở hạ tầng trong
vùng đã có sự thay đổi vượt bậc. Số lượng các công trình được xây dựng và đưa vào
sử dụng ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng. Trường THCS: Nhà 2 tầng,
trường tiểu học có 2 trường đang xây dựng: 2 tầng, hai trường tiểu học còn lại: Nhà
10


cấp 4, chợ Sơn Trạch: 1tầng, khu nhà khách Phong Nha: Phục vụ việc nghỉ ngơi và
đón tiếp, bưu điện: Nhà 2 tầng, trụ sở UBND xã Sơn Trạch: Nhà 2 tầng, ban quản lý
khu di tích Phong Nha, công an: Nhà 2 Tầng, phòng khám đa khoa: Nhà 2 tầng, các cơ
sở hạ tầng khu vực chợ Sơn Trạch (bao gồm: Sân đường, kè chắn đất, cấp nước, cấp

điện).
d) Thông tin liên lạc
Hai năm gần đây, hệ thống bưu điện xã Sơn Trạch đã có sự đầu tư vào cơ sở hạ
tầng và kỹ thuật, góp phần vào việc đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt từ thành phố
đến huyện, xã giúp cho các hoạt động hành chính, sản xuât kinh doanh của các nhà
đầu tư một cách nhanh chóng và hiệu quả xoá bỏ khoảng cách giữa vùng miền núi với
đồng bằng. Tại xã hệ thống điện thoại di động đã được phủ kín đáp ứng nhu cầu làm
ăn sinh sống của người dân trong xã và người nhập cư đặc biệt đối với khách tham
quan du lịch.
Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông được thể hiện qua tốc độ tăng
trưởng của hệ thống bưu điện và điện thoại của Xã Sơn Trạch trong những năm qua.
Mức độ tăng trưởng về số lượng điện thoại trong những năm gần đây vào khoảng1821%. Đây là tốc độ phát triển tương đối cao đối với xã miền núi trong quá trình hội
nhập kinh tế tạo những tiền đề cơ bản cho phát triển du lịch.
2.2.6. Tình hình sử dụng đất đai
Diện tích sản xuất Nông nghiệp năm 2005 có 685,19 ha chiếm 6,77% diện tích tự
nhiên của xã, trong đó diện tích trồng cây hàng năm 565,21 ha chủ yếu dùng vào trồng
Lúa, Ngô, Lạc, Sắn,… nằm tập trung 2 bờ sông Son hàng năm được phù sa bồi đắp
thuận lợi cho việc trồng cây ngắn ngày và có khả năng phát triển thực phẩm vùng ven
phục vụ rau xanh cho cư dân cả xã và một số xã lân cận.
Diện tích đất Lâm nghiệp: 6.935,7 ha chiếm 68,53% diện tích tự nhiên, nằm gọn
trong khu vực Vườn Quốc Gia Phong Nha -Kẻ Bàng, với nhiều loại động thực vật quý
hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới. Hiện nay toàn bộ diện tích rừng đã được giao cho
các đơn vị và cá nhân bảo vê, chăm sóc.
Đất phi nông nghiệp có 619,52 ha chiếm 6,12% chủ yếu tập trung phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, trụ sở các cơ quan đơn vị, trường học trên địa bàn.

11


Đất chưa sử dụng:1.879,59 ha chiếm 18,57% chủ yếu đất đồi núi chưa đưa vào

phục vụ trồng cây Lâm nghiệp, các núi đá không cây và gần 450 ha đất bằng còn chưa
được khai thác, đầu tư, xây dựng.
2.2.7. Khái quát về kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2001-2005 là 9,5% (cao
hơn 3,2% mức tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 1996-2000).
Trong đó:

- Nông nghiệp tăng 3,4%
- Công nghiệp tăng 15,2%
- Dịch vụ tăng 22,6%

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng nhưng vẫn duy trì ổn định quy mô tăng trưởng về giá trị của
ngành nông nghiệp. Năm 2005 cơ cấu của các ngành như sau:
- Nông nghiệp chiếm 42% giảm 28% so với năm 2000
- Công nghiệp chiếm 19% tăng 7% so với năm 2000
- Dịch vụ chiếm 39% tăng 21% so với năm 2000
Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 5.440.000 đồng tăng 2,3 lần so với
năm 2000 (thu nhập bình quân đầu người năm 2000 đạt 2.365.000 đồng).

12


×