Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TỪ LÚA 3 VỤ SANG 2 VỤNĂM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THỊNH HUYỆN VĨNH THẠNH TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.02 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TỪ LÚA 3 VỤ SANG 2
VỤ/NĂM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THỊNH
HUYỆN VĨNH THẠNH TỈNH BÌNH ĐỊNH

LÊ THỊ BÍCH LAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2007


Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT LÚA TỪ 3 VỤ SANG 2 VỤ/NĂM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THỊNH,
HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH” do LÊ THỊ BÍCH LAN, sinh viên khóa
29, ngành KINH TẾ, chuyên ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày

.

TS. THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn,

Ngày



tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Xin ghi ân tình cảm Gia đình và Người thân đã yêu thương và tạo mọi điều kiện
cho con được học tập và nghiên cứu để có được như ngày hôm nay.
Cảm ơn Mẹ đã sinh con ra, người có ảnh hưởng lớn đối với con, xin ghi ân Mẹ
đã dạy dỗ và dõi theo từng bước con đi.
Xin gởi đến lòng biết ơn đến:
Quý Thầy Cô từ thời phổ thông đã nuôi dạy và hết lòng giúp đỡ, động viên em
trong suốt quá trình học tập và trưởng thành.

Quý Thầy Cô khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm đã tận tình truyền đạt
cho em những kiến thức, kinh nghiệm và hành trang cho em đi tiếp chặng đường phía
trước.
Xin gởi lòng thành kính biết ơn đến thầy Thái Anh Hòa, người đã nhiệt tình dạy
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Xin gởi lời cảm ơn đến các Chú và các Anh ở UBND huyện Vĩnh Thạnh, xã
Vĩnh Thịnh và tất cả bà con địa phương đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin cần thiết.
Cảm ơn bạn bè luôn bên tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
và làm đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 6 năm 2007
Sinh viên Lê Thị Bích Lan


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ BÍCH LAN. Tháng 07 năm 2007. “Đánh Giá Hiệu Quả sản Xuất
Lúa từ 3 Vụ sang 2 Vụ/năm trên Địa Bàn Xã Vĩnh Thịnh, Huyện Vĩnh Thạnh,
Tỉnh Bình Định”.
LE THI BICH LAN. July 2007. “Evaluation The Economic Efficency of
Produce Rice from Three Havest to Two Havest Per Year in Vinh Thinh
Commune, Vinh Thanh Distrist, Binh Dinh Province”.
Ngành nông nghiệp đang tập trung phát triển về chiều sâu, phát triển theo
hướng CNH – HĐH, cơ cấu đa dạng tập trung hóa, chuyên môn hóa, thâm canh hóa,
áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong đó, chuyển đổi sản xuất
từ lúa 3 vụ sang 2 vụ/năm là chủ trương chung của tỉnh, huyện trong quá trình phát
triển kinh tế. Với quy mô là một đề tài nghiên cứu ở bậc đại học tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất từ lúa 3 vụ sang 2 vụ/năm tại xã Vĩnh
Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ” gồm các nội dung cơ bản sau:
- Tìm hiểu thực trạng và hướng phát triển ngành trồng lúa ở xã trong những
năm qua và trong thời gian tới.
- Đánh giá thực tế chuyển đổi từ sản xuất lúa 3 vụ/năm sang 2 vụ/năm của năm

2006.
- Phân tích, đánh giá và so sánh các mô hình sản xuất giữa lúa 3 vụ/năm và 2
vụ/năm để đưa ra mô hình phát triển sản xuất phù hợp với tình hình thực tế.
- Một số giải pháp góp phần tạo điều kiện thúc đẩy cho công tác chuyển đổi
thuận lợi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.


MỤC LỤC
Trang
v

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình

ix

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Nội dung nghiên cứu

2

Chương 2. TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên

4
4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Khí hậu, thời tiết


4

2.1.3. Địa hình

6

2.1.4. Tài nguyên đất đai

6

2.1.5. Tài nguyên nước

7

2.1.6. Tài nguyên rừng

7

2.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội

7

2.2.1. Tình hình phân bố đất đai

7

2.2.2. Dân số và lao động

8


2.2.3. Văn hóa

9

2.2.4. Tín dụng

10

2.2.5. Giáo dục

10

2.2.6. Y Tế

11

2.2.7.Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

11

2.3. Cơ sở hạ tầng

11

2.3.1. Giao thông

11

2.3.2. Hệ thống điện


11
v


3.3. Hệ thống thủy lợi

12

2.4. Tình hình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

12

2.5. Thực trạng sản xuất lúa ở Vĩnh Thịnh

14

2.5.1. Tình hình sản suất lúa 3vụ/năm

15

2.5.2. Tình hình sản suất lúa 2vụ/năm

17

2.5.3. Các căn cứ làm cơ sở chuyển đổi sản xuất lúa 3 vụ/năm
sang 2 vụ/năm

18

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


20

3.1. Cơ sở lý luận

20

3.1.1. Một số quan điểm về hiệu quả kinh tế

20

3.1.2. Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp

20

3.1.3. Hiệu quả kinh tế của cây lúa

20

3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - tính tất yếu của
quá trình phát triển kinh tế

21

3.1.5. Phát triển nông nghiệp bền vững

21

3.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả - hiệu quả kinh tế


22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

24

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

24

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.Các thông tin về các mẫu điều tra

25
25

4.1.1. Khái quát về mẫu điều tra

25

4.1.2.Tình hình nhân khẩu và lao động

26

4.1.3.Nhu cầu tín dụng


27

4.2. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành trồng lúa ở Vĩnh Thịnh

28

4.2.1. Thực tế thực hiện chuyển đổi sang 2 vụ lúa/năm

28

4.2.2. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành trồng lúa trong
thời gian sắp tới

28

4.3. Lịch phân bố mùa vụ

29

4.4. Các thông tin về giống, phân bón và khuyến nông

31

4.4.1. Các giống lúa đưa vào sản xuất
vi

31


4.4.2. Tình hình cung ứng giống lúa SX và phân bón


32

4.4.3. Tình hình thu mua

33

4.4.4. Tình hình khuyến nông địa phương

33

4.4.5. Số hộ tham gia tập huấn khuyến nông và mức độ đồng tình
ủng hộ chính sách chuyển đổi

33

4.5. Đánh giá hiệu quả SX lúa 3 vụ/năm trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh

35

4.5.1. Chi phí, kết quả, hiệu quả SX bình quân 1ha lúa vụ Đông
Xuân

35
4.5.2.Chi phí, kết quả, hiệu quả SX bình quân 1ha lúa vụ Hè Thu

37

4.5.3.Chi phí, kết quả, hiệu quả SX bình quân 1ha lúa vụ Thu
Đông


39
4.5.4. Nhận xét chung kết quả, hiệu quả SX 1ha lúa 3 vụ/năm

41

4.6. Đánh giá hiệu quả SX lúa 2 vụ/năm trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh

43

4.6.1.Chi phí, kết quả, hiệu quả SX bình quân 1ha lúa vụ Đông
Xuân sạ giống Lai Nhị Ưu 838

43

4.6.2.Chi phí, kết quả, hiệu quả SX bình quân 1ha lúa vụ Đông
Xuân sạ giống Thuần

45

4.6.3.Chi phí, kết quả, hiệu quả SX bình quân 1ha lúa vụ Thu sạ
giống Thuần

47

4.7. So sánh kết quả - hiệu quả 1ha lúa giữa các mô hình sx 3 vụ/năm và
các mô hình sx 2 vụ/năm

48


4.8. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường từ mô hình chuyển đổi mang
lại

57
4.8.1. Hiệu quả kinh tế

57

4.8.2. Hiệu quả xã hội

58

4.8.3. Hiệu quả môi trường

58

4.9.Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuyển đổi sang SX 2
vụ/năm

58
4.9.1. Thuận lợi

58

4.9.2. Khó khăn

59

vii



4.10. Một số giải pháp góp phần tạo điều kiện thúc đẩy cho công tác
chuyển đổi thuận lợi

59

4.10.1.Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch

59

4.10.2.Giải pháp về giống

60

4.10.3.Giải pháp về mùa vụ

60

4.10.4.Giải pháp về công tác khuyến nông

60

4.10.5.Giải pháp về thủy lợi

61

4.10.6.Giải pháp về chính sách, vốn và phân bón

61


4.10.7. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

62

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

5.1. Kết luận

63

5.2. Kiến nghị

64

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

CPVC

Chi phí vật chất

CPLĐ


Chi phí lao động

CS

Chính sách

DT

Doanh thu

DVP

Dịch vụ phí

ĐX

Đông Xuân

ĐTTT & TTTH

Điều tra thực tế và tính toán tổng hợp

ĐVT

Đơn vị tính

HSĐV

Hiệu suất đồng vốn


HQ

Hiệu quả

HTX NN

Hợp Tác Xã Nông Nghiệp

KQ

Kết quả

KT & HT

Kinh Tế và Hạ Tầng

LN

Lợi nhuận

MH

Mô hình

SX

Sản xuất




Thu Đông

TH

Hè Thu

TN

Thu nhập

TS

Tỷ suất

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích Các Loại Đất Xã Vĩnh Thịnh

7

Bảng 2.2. Phân Loại Đất theo Mục Đích Sử Dụng

8


Bảng 2.3. Diện Tích Đất Giao Quyền Sử Dụng cho Các Thôn

8

Bảng 2.4. Tình Hình Dân Số và Lao Động trong Xã qua Một Số Năm

9

Bảng 2.5. Số Cháu Mẫu Giáo và Số Học Sinh Năm 2006

10

Bảng 2.6. GDP của Ngành Kinh Tế Xã Vĩnh Thịnh (theo giá hiện hành)

12

Bảng 2.7. Cơ Cấu Kinh Tế Xã Vĩnh Thịnh (GDP theo giá hiện hành)

13

Bảng 2.8. Giá Trị Sản Xuất Lúa trong Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Năm 2006

14

Bảng 2.9. Năng Suất Lúa ở Vĩnh Thịnh

15

Bảng 2.10. Các Địa Phương Chuyển Đổi 3 Vụ sang 2 Vụ của Huyện Vĩnh Thạnh

Năm 2006

18

Bảng 4.1. Tình Hình Nhân Khẩu và Lao Động Các Hộ Điều Tra

26

Bảng 4.2. Tình Hình Tín Dụng của Người Dân Địa Phương

27

Bảng 4.3. Diện Tích Chuyển Đổi Lúa 3 Vụ/năm Sang 2 Vụ/năm, Năm 2006

29

Bảng 4.4. Một Số Thông Số Kỹ Thuật về Giống Chuyển Đổi Sang 2 Vụ/Năm

31

Bảng 4.5. Giá Một Số Loại Phân Bón, Năm 2006

32

Bảng 4.6. Số Hộ Tham Gia Khuyến Nông và Số Hộ Ủng Hộ Chính Sách Chuyển
Đổi

34

Bảng 4.7. Chi Phí, Kết Quả, Hiệu Quả SX Bình Quân 1Ha Lúa Vụ Đông Xuân


35

Bảng 4.8. Chi Phí, Kết Quả, Hiệu Quả SX Bình Quân 1Ha Lúa Vụ Hè Thu

37

Bảng 4.9. Chi Phí, Kết Quả, Hiệu Quả SX Bình Quân 1Ha Lúa Vụ Thu Đông

39

Bảng 4.10. Chi Phí, Kết Quả, Hiệu Quả SX 1ha Lúa 3 Vụ/Năm

41

Bảng 4.11. Chi Phí, Kết Quả, Hiệu Quả SX Bình Quân 1Ha Lúa Vụ Đông Xuân
Sạ Giống Lai Nhị Ưu 838

43

Bảng 4.12. Chi Phí, Kết Quả, Hiệu Quả SX Bình Quân 1Ha Lúa Vụ Đông Xuân
Sạ Giống Thuần

45

Bảng 4.13. Chi Phí, Kết Quả, Hiệu Quả SX Bình Quân 1Ha Lúa Vụ Thu Sạ
Giống Thuần

47
x



Bảng 4.14. So Sánh Kết Quả - Hiệu Quả 1ha Lúa Vụ Đông Xuân Sx 3 Vụ/Năm
(MH1) và Vụ Đông Xuân Chuyển Đổi Sang 2 Vụ/Năm Sạ Giống Nhị Ưu 838
(MH2)

49

Bảng 4.15. So Sánh Kết Quả - Hiệu Quả 1ha Lúa Vụ Đông Xuân SX 3 Vụ/Năm
(MH1) Và Vụ Đông Xuân Chuyển Đổi Sang 2 Vụ/năm Sạ Giống Thuần (MH2’)

51

Bảng 4.16. So Sánh Kết quả - hiệu quả 1ha Lúa Vụ Hè Thu SX 3 Vụ/Năm
(MH3) và Vụ Thu Chuyển Đổi Sang 2 Vụ/năm Sạ Giống Thuần (MH4)

53

Bảng 4.17. So sánh tổng hợp SX 3 vụ/năm/ha MHA với 2 vụ/năm/ha MHB và
MHC

55

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Tỷ Lệ Học Sinh ở Các Cấp Học Năm 2006


11

Hình 2.2. Biến Động về Diện Tích – Năng Suất – Sản Lượng của Cây Lúa

16

Hình 4.1. Tình Hình Nhân Khẩu và Lao Động Các Hộ Điều Tra

27

Hình 4.2. Sơ Đồ Lịch Phân Bố Thời Vụ ở Xã Vĩnh Thịnh

30

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ SX Lúa ở Vĩnh Thịnh

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thời hội nhập như hiện nay, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn
tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của gần 50 triệu người dân Việt Nam
chúng ta. Phát huy thế mạnh của nông nghiệp để xây dựng một nền kinh tế vững

mạnh, đa dạng hóa nông nghiệp và đưa sản xuất nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị
trường, tăng nguồn thu nhập cho nông dân, góp phần nâng cao chất lượng nông phẩm
hướng tới thị trường xuất khẩu đang là vấn đề hết sức cần thiết.
Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện vùng cao, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò
quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Ngành nông nghiệp cần tận dụng
những lợi thế, phân phối lại cơ cấu nông nghiệp hợp lý, tạo được lợi thế cạnh tranh, ổn
định đời sống của nhân dân trong tiến trình hội nhập phát triển.
Trong thời gian qua sản xuất lúa ở xã Vĩnh Thịnh trên chân đất chuyên lúa
thường sản xuất 2 vụ và 3 vụ lúa/năm, đặc biệt trong đó vụ 3 có diện tích sản xuất lúa
nhiều nhất trong năm nhưng sản xuất lúa 3 vụ/năm có nhiều rủi ro và bấp bênh dẫn
đến mất mùa thường xuyên nên chiến lược chuyển đổi sang 2 vụ/năm được thực hiện
trong năm 2006 vừa qua ở một số địa bàn thôn trong xã để khắc phục tình trạng bấp
bênh nói trên, bố trí lại mùa vụ thích hợp né tránh được thiên tai, chuyển bớt nguồn lao
động nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực khác.
Trước xu thế khách quan, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước và tình
hình thực tế của địa phương, được sự chấp thuận của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM và hướng dẫn của Thầy TS.THÁI ANH HÒA, tôi tiến hành
nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sản xuất từ lúa 3 vụ sang 2 vụ/năm ở xã Vĩnh Thịnh,
huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định” nhằm đánh giá hiệu quả công tác thực hiện


chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ/năm sang 2 vụ/năm và đề xuất một số ý kiến mang
tính định hướng cho quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định yếu tố sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng lúa, giúp người
nông dân sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên đất đai, điều chỉnh mùa vụ,
nguồn lao động tăng thu nhập cải thiện đời sống.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu khái quát sự khác nhau về tình hình canh tác lúa trên 2 mô hình.

Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế để thấy được hiệu quả chi phí bỏ ra và công sức
lao động của nông dân.
- So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất bình quân 1 ha lúa của xã, so sánh các
mô hình sản xuất với nhau và rút ra nhận xét, chọn lựa mô hình sản xuất hiệu quả cao
nhất.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi sản xuất lúa
từ 3 vụ/năm sang 2 vụ/năm và đề xuất một số ý kiến mang tính định hướng cho quá
trình phát triển ngành sản xuất lúa nói riêng và phát triển kinh tế nông nghiệp nói
chung trong thời gian tới.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: tại xã Vĩnh Thịnh trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh – tỉnh
Bình Định.
- Thời gian nghiên cứu: từ 26/03/2007 – 23/06/2007.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu, bao gồm:
Chương 1: Mở đầu
Xác định các yếu tố cần thiết phải nghiên cứu, xác định nội dung, mục tiêu mà
đề tài đạt được cũng như nhữnng giới hạn trong nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về xã Vĩnh Thịnh, giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên,
các đặc điểm về kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như sơ lược các nguồn lực phát
triển kinh tế.
2


Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu gồm có các phần:
một số quan điểm về hiệu quả kinh tế, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp,hiệu quả
kinh tế của cây lúa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - tính tất yếu của quá
trình phát triển kinh tế, …

Chương 4: Nội dung nghiên cứu và thảo luận
Đánh giá thực trạng và hướng phát triển ngành trồng lúa ở xã trong những năm
qua và trong thời gian tới.
Xem xét thực tế chuyển đổi từ sản xuất lúa 3 vụ/năm sang 2 vụ/năm của năm
2006.
Phân tích, đánh giá và so sánh các mô hình sản xuất giữa lúa 3 vụ/năm và 2
vụ/năm để đưa ra mô hình phát triển sản xuất phù hợp với tình hình thực tế.
Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ lúa 3 vụ sang 2
vụ/năm đạt hiệu quả mong đợi và góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho
người dân, ổn định lương thực trên địa bàn xã.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Khẳng định mô hình canh tác lúa đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất và kiến nghị các
phương hướng phát triển nông nghiệp tại địa phương một cách bền vững.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Vĩnh Thịnh là một xã vùng cao thuộc huyện Vĩnh Thạnh, giáp thị trấn Vĩnh
Thạnh về phía Tây Bắc, có tọa độ địa lý:
Từ 14002’00’’ đến 14009’00’’ độ vĩ bắc
Từ 108047’00’’ đến 108053’00’’ độ kinh đông
-

Phía Bắc giáp xã Vĩnh Hiệp


-

Phía Nam giáp xã Vĩnh Hòa

-

Phía Đông giáp xã Cát Sơn, huyện Phù Cát

-

Phía Tây giáp xã Vĩnh Quang.
Vị trí địa lý của xã gần trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện, tương

đối thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa.
2.1.2. Khí hậu, thời tiết
a) Khí hậu
Nhiệt độ trung bình hàng năm: 26,70C
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 32,10C
Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 21,10C
Tháng lạnh nhất: tháng 01
Tháng nóng nhất: tháng 6, 7.
b) Ánh sáng
Tổng giờ chiếu sáng trong năm là 2400 h, trung bình mỗi ngày 6 – 7 h; cao nhất
7 – 9 h (vào tháng 6 và 7), thấp nhất là 4 h (tháng 11 và 12).
Nhìn chung ánh sáng, nhiệt độ tương đối thuận lợi cho các loại cây trồng, đặc
biệt là các loại cây ngắn ngày năng suất cao.


c) Lượng mưa
Tổng lượng mưa trung bình năm: 2.100 mm

Lượng mưa năm cao nhất: 2.973 mm
Lượng mưa năm thấp nhất: 856 mm.
Mưa phân bố không đồng đều, mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm
70% tổng lượng mưa năm, mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 10 và 11 chiếm 25 –
30% tổng lượng mưa cả năm, là thời kỳ thường xuyên xảy ra lũ, lụt. Lượng mưa lớn
đem đến nguồn nước dồi dào nhưng phân bố không đồng đều, chỉ tập trung trong vòng
vài tháng; đặc biệt lượng mưa và ánh sáng không kết hợp hài hòa với nhau, khi nhiệt
độ cao ánh sáng mạnh thì thiếu nước và ngược lại. Điều này gây khó khăn trong việc
bố trí mùa vụ và các biện pháp kỹ thuật thâm canh.
Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 7 năm sau, có những tháng không có
mưa thường là tháng 3 và tháng 4 nên thường xuyên xảy ra hạn hán.
d) Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi bình quân năm: 1.000 mm, chiếm 47,6% tổng lượng mưa năm.
Lượng bốc hơi lớn nhất 1.500 mm/tháng, mạnh nhất vào tháng 6, 7, 8 từ 100 –
120 mm/tháng; lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12 từ 40 – 45 mm.
e) Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm: 81%, cao nhất vào tháng 11, 12 lớn hơn 90%; thấp nhất
vào tháng 8 nhỏ hơn 50%.
- Mùa đông: 80 – 90%
- Mùa hạ: 65 – 70%.
f) Gió mùa
- Gió Đông Nam: khô và nóng từ tháng 2 – 6
- Gió Tây Nam: mát từ tháng 7 - 9
- Gió Đông Bắc: lạnh và khô từ tháng 10 – 01 năm sau.
g) Bão
Thường tập trung vào tháng 9, 10 và 11.
Nhìn chung về khí hậu và thời tiết trong vùng có chế độ nhiệt và bức xạ dồi dào
tương đối ổn định trong năm, lượng mưa khá phong phú, rất thuận lợi cho việc sinh
trưởng và phát triển các loại cây trồng. Tuy nhiên, hạn chế ở đây là chịu ảnh hưởng
5



của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, ...) gây thiệt hại cho sản xuất, phá hủy và làm hư
hỏng nhiều công trình cơ sở hạ tầng.
2.1.3. Địa hình
Xã Vĩnh Thịnh nằm gọn ở sườn núi Đông Nam huyện Vĩnh Thạnh, địa hình
tương đối dốc và bị chia cắt mạnh bỡi các khe suối. Có thể chia ra 3 kiểu chính:
- Địa hình núi trung bình, núi thấp: diện tích 4.497,5 ha, chiếm 74% tổng diện
tích tự nhiên, phân bố phía Đông của xã.
- Địa hình gò thấp: diện tích 340 ha, chiếm 5,6% tổng diện tích tự nhiên, phân
bố theo chân các dãy núi lớn.
- Địa hình bằng: diện tích 1.237,5 ha, chiếm 20,4% tổng diện tích tự nhiên,
phân bố dọc theo sông Kôn và dọc theo đồi gò thấp.
2.1.4. Tài nguyên đất đai
Đất đai xã Vĩnh Thịnh gồm các loại đất như sau:
a) Đất xám điển hình (xh)
Diện tích 620 ha, chiếm 10,2% diện tích các loại đất. Trong đó:
- Đất xám điển hình cơ giới nhẹ (xh-a): diện tích 340 ha, chiếm 54,6 % diện
tích đất xám điển hình, phân bổ theo phía Tây Nam của xã. Chủ yếu canh tác cây công
nghiệp ngắn ngày và dài ngày.
- Đất xám điển hình đá sâu (xh-đ2): diện tích 280 ha, chiếm 45,4% diện tích đất
xám điển hình, phân bố theo dọc chân núi. Canh tác cây lâu năm và cây màu.
b) Đất xám Glây nông (Xg-gl)
Diện tích 430 ha, chiếm 7,1% diện tích các loại đất, phân bố theo hướng Tây
Bắc xã. Canh tác lúa 1 vụ, 2 vụ và hoa màu.
c) Đất phù sa chua (PC)
Diện tích 500 ha, chiếm 8,2% diện tích các loại đất, phân bố dọc theo hướng
Bắc Nam sông Kôn. Canh tác 3 vụ và 2 vụ.
d) Đất Feralít (Xf)
Diện tích 4.525 ha, chiếm 74,5% diện tích các loại đất, phân bố vùng phía Đông

xã. Trong đó:
- Đất xám Feralít đá nông (Xfđ1): Có đá lộ đầu cụm, diện tích 1.480 ha, chiếm
32,7% diện tích đất xám Feralít.
6


- Đất xám Feralít đá sâu (Xfđ2): có đá lộ đầu rải rác và đá lộ cụm, diện tích
3.045 ha, chiếm 67,3% diện tích đất xám Feralít
Bảng 2.1. Diện Tích Các Loại Đất Xã Vĩnh Thịnh
ĐVT: Ha
Tên đất

Diện tích

Tỷ lệ (%)

Đất xám điển hình (xh)

620

10,2

Đất xám Glây nông (Xg-gl)

430

7,1

Đất phù sa chua (PC)


500

8,2

Đất Feralít (Xf)

4.525

74,5

Tổng DTTN

6.075

100
Nguồn tin: Địa Chính Xã Vĩnh Thịnh

2.1.5. Tài nguyên nước
Nước mặt: phía Tây xã là dòng sông Kôn bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc
huyện Vĩnh Thạnh, chảy theo hướng bắc nam dài 9,5 km. Nguồn nước sông Kôn ảnh
hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp phía hạ lưu. Nhưng đối với xã chưa có công
trình nào khai thác nguồn nước này vì lòng sâu lòng sông so với mặt bằng sản xuất
trên 10 m. Ngoài dòng sông Kôn, địa bàn xã còn có 2 con suối lớn: suối Hòn Lập và
suối Nước Lim đều bắt nguồn từ vùng núi Đông Bắc xã, trong đó suối Hòn Lập (có hồ
Hòn Lập) là nguồn nước chủ lực cho cánh đồng lúa 3 vụ, 2 vụ của xã.
Nước ngầm: nguồn nước ngầm tương đối sâu từ 10 đến 15 m, chịu ảnh hưởng
trực tiếp của mạch nước sông Kôn, sử dụng làm nước sinh hoạt và tưới cho đất vườn.
Suối nước Nóng cách thôn M3 500 m về hướng Đông Nam, là điều kiện thuận
lợi để phát triển tham quan du lịch và chữa bệnh.
2.1.6. Tài nguyên rừng

Xã Vĩnh Thịnh có diện tích rừng là 2.784,6 ha, với tổng trữ lượng 138.552 m3,
trong đó:
- Diện tích rừng tự nhiên: 2.427 ha, chiếm 87,2% diện tích có rừng.
- Diện tích rừng trồng: 357,2 ha, chiếm 12,8% diện tích có rừng .
Các điều kiện tự nhiên như trên thể hiện một bức tranh chung là Vĩnh Thịnh là
một xã vùng cao có khả năng phát triển cả về nông nghiệp,lâm nghiệp và có tiềm năng

7


về du lịch. Vĩnh Thịnh đang khai thác và tận dụng các lợi thế của mình để phát huy tối
đa các nguồn lực sẵn có vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
2.2.1. Tình hình phân bố đất đai
Xã vĩnh Thịnh có diện tích tự nhiên (DTTN) là 5.145,88 ha, chiếm 7,1%
DTTN của huyện Vĩnh Thạnh.
Bảng 2.2. Phân Loại Đất theo Mục Đích Sử Dụng
ĐVT: Ha
Loại đất

Diện tích

Tỷ lệ (%)

3.090,69

60

Phi nông nghiệp


314,01

6,1

Chưa sử dụng

1.741

33,9

5.145,7

100

Nông nghiệp

Tổng

Nguồn tin: UBND Xã Vĩnh Thịnh
Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số các loại đất trên (60%). Tuy
nhiên, nguồn đất đai còn tiềm năng khai thác còn rất dồi dào (33,9%).
Bảng 2.3. Diện Tích Đất Giao Quyền Sử Dụng cho Các Thôn
ĐVT: Ha
STT

Đơn vị

Diện tích

Tỷ lệ (%)


1

Vĩnh Trường

29,00

10,00

2

An Nội

32,40

12,00

3

An Ngoại

42,30

15,60

4

Vĩnh Định

43,00


15,80

5

Vĩnh Thái

44,60

16,00

6

Vĩnh Hòa

51,25

19,00

7

Vĩnh Bình

18,00

6,60

8

M2


7,00

2,60

9

M3

6,50

2,40

274,05

100,00

Tổng cộng

Nguồn tin: Ban Kinh Tế - Ban Thống Kê Xã Vĩnh Thịnh

8


Thôn Vĩnh Hòa có diện tích lớn nhất 51,25 ha, chiếm 19% tổng diện tích đất
được giao quyền sử dụng của xã, đây là thôn có diện tích trồng nhiều mía, mì, ... và
các cây trồng lâu năm. Và thôn có diện tích lớn thứ hai là thôn Vĩnh Thái với 44,6 ha,
đây là vùng đất ruộng tương đối phì nhiêu.
2.2.2. Dân số và lao động
Toàn xã có 9 thôn, gồm có 2 dân tộc là Kinh và Bana với tổng số hộ là 1.505

hộ, có 6.523 khẩu, mật độ dân số trung bình là 127 người/km2, tốc độ tăng dân số là 1.
Bảng 2.4. Tình Hình Dân Số và Lao Động trong Xã qua Một Số Năm
ĐVT: Người
Dân số

Số người trong

Tỷ lệ

trung bình

độ tuổi lao động

(%)

2000

6.274

2.800

44,63

2001

6.306

2.850

45,20


2002

6.406

2.900

45,27

2003

6.401

3.062

47,84

2004

6.851

3.245

47,37

2005

6.910

3.252


47,06

2006

6.523

3.261

49,99

Năm

Nguồn tin: Báo Cáo Thực Hiện Kế Hoạch Phát Triển KT – XH Xã Vĩnh Thịnh
Nguồn lao động địa phương tương đối dồi dào, xấp xỉ chiếm gần 50% dân số.
Nguồn lực này quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhìn
chung lực lương lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chất lượng lao động mới
đạt ở trình độ phổ thông. Lao động qua đào tạo chuyên môn các ngành nghề trên địa
bàn xã còn ít. Do chính sách đãi ngộ còn hạn chế nên ít thu hút được cán bộ, học sinh,
sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật về
địa phương để làm việc.
2.2.3. Văn hóa
Xã Vĩnh Thịnh nằm trong vùng sinh thái Nông – Lâm – Ngư nghiệp và miền
núi; bao gồm 7 thôn người Kinh sinh sống và 2 thôn của đồng bào Bana (M2, M3). Đa
số người địa phương đều là người dân gốc ở Vĩnh Thạnh, tập quán sản xuất gắn liền
với cây lúa nước; chuyên sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, dài
9


ngày và chăn nuôi gia súc, gia cầm, ... Đời sống vật chất và tinh thần của người dân

ngày càng được quan tâm và cải thiện qua các chương trình 134 (giúp đồng bào dân
tộc thiểu số), 135, WB: xây dựng các hạng mục công trình cơ bản, bê tông hóa nông
thôn, xóa đói giảm nghèo, giúp người nghèo vay vốn học hành.
2.2.4. Tín dụng
Hoạt động tín dụng địa phương đã tập trung hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp,
thủ công nghiệp và dịch vụ, nhân dân trồng mía, lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia
cầm. Theo quy định hiện hành, người dân có thể sử dụng sổ đỏ để vay ngân hàng,
được vay vốn sản xuất tại địa phương qua các tổ chức Hội Nông dân, Hội Thanh niên,
Hội Phụ nữ trên địa bàn xã với lãi suất thấp.
2.2.5. Giáo dục
Cả xã có 09 trường mẫu giáo, 02 trường cấp I và 01 trường cấp II, chưa có
trường cấp III. Tổng số giáo viên trong cả ba cấp là 106 người.
Các cháu vào mẫu giáo và số cháu 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ hoc sinh bỏ
học giảm dần, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất được đầu
tư và tu sửa.
Bảng 2.5. Số Cháu Mẫu Giáo và Số Học Sinh, Năm 2006
ĐVT: Người
Cấp học

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Mẫu giáo

222

11,62

Tiểu học


687

35,97

Trung học cơ sở

821

42,98

Trung học phổ thông

180

9,42

1.910

100,00

Tổng cộng

Nguồn tin: UBND Xã Vĩnh Thịnh
Số học sinh phổ thông với số lượng 180 học sinh, chỉ chiếm 9,42% tổng số học
sinh, là nguồn lao động tri thức tiềm năng, trong khi đó số học sinh trung học cơ sở
chiếm số lượng lớn nhất với 821 học sinh, đây là lực lượng trí thức trẻ tương lai.

10



Hình 2.1. Tỷ Lệ Học Sinh ở Các Cấp Học, Năm 2006
Mẫu giáo
9%

12%

Tiểu học
36%

43%

Trung học cơ sở
Trung học phổ
thông

Nguồn tin: UBND Xã Vĩnh Thịnh
2.2.6. Y Tế
Toàn xã chỉ có 01 trạm y tế, có 09 y tá thường xuyên hoạt động. Các công tác
tiêm chủng mở rộng, công tác phòng chống sốt rét, lao, phòng dịch cúm gia cầm, lở
mồm long móng, ... được tuyên truyền và thực hiện đạt kết quả.
2.2.7. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao
Đa số dân cư đều có phương tiện nghe nhìn, hệ thống đài truyền thanh được
củng cố và hoạt động tốt, có 01 bưu điện văn hóa xã và là nơi truy cập Internet, tiếp
cận thông tin nhanh và dễ dàng.
Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được duy trì, tổ chức thường xuyên
giải quyết nhu cầu hưởng thụ văn hóa, rèn luyện thể thao của nhân dân.
2.3. Cơ sở hạ tầng
2.3.1. Giao thông
Hai con đường ô tô chính của xã đã được bê tông hóa (3,3 km), còn một số

đoạn đường vào các thôn M3 cần phải bê tông hóa thuận tiện cho quá trình đi lại,
chuyên chở hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế.
2.3.2. Hệ thống điện
Hầu hết các thôn đều có điện chiếu sáng, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Đây là yếu tố giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã.

11


2.3.3. Hệ thống thủy lợi
Toàn xã có 2 công trình thủy lợi hồ Hòn Lập và hồ Nước Lim đủ phục vụ cho
200 ha lúa nước và các loại cây trồng khác trong điều kiện thời tiết bình thường. Hệ
thống kênh mương đang được củng cố và nâng cấp nên vụ Hè Thu năm 2007, toàn xã
phải tạm ngưng gieo trồng lúa, tạm thời chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày
khác. Hoàn thành công trình này thì công tác chuyển đổi 3vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm
(giai đoạn 2006 – 2009) sẽ thuận lợi hơn.
Với hệ thống thủy lợi như trên rất thuận tiện cho việc đầu tư thâm canh sản xuất
cây lúa và một số cây trồng khác.
2.4. Tình hình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 2.6. GDP của Ngành Kinh Tế Xã Vĩnh Thịnh (theo giá hiện hành)
ĐVT: Triệu đồng
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm


2002

2003

2004

2005

2006

15.988

18.503

20.009

21.344

23.403

14.855

17.068

18.483

19.527

21.481


- Lâm nghiệp

935

1.129

1.160

1.346

1.413

- Ngư nghiệp

197

306

366

471

509

726

855

866


873

960

1.922

2.205

2.318

2.787

3.208

543

669

698

722

826

1.379

1.536

1.620


2.065

2.382

18.635

21.563

23.192

25.004

27.571

Tổng dân số

6.406

6.401

6.851

6.910

6.523

TNBQ/người

2,909


3,369

3,385

3,619

4,227

Chỉ tiêu
N – L – N nghiệp
- Nông nghiệp

Công nghiệp – TTCN
Thương mại – Dịch vụ
- TM – DV
- Hoạt động QLNN
Tổng cộng

Nguồn tin: UBND Xã Vĩnh Thịnh
Kinh tế xã Vĩnh Thịnh giai đoạn từ 2000 – 2006 đều tăng trưởng ở mức 1011%. Tổng GDP (theo giá cố định năm 1994) của năm 2006 đạt 19.728 triệu đồng và
tính theo giá hiện hành là 27.571 triệu đồng. Thu nhập người tăng dần qua các năm,
năm 2006 thu nhập bình quân/người/năm của người dân Vĩnh Thịnh là 4.227.000

12


×