Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI XÃ HÀM HIỆP HUYỆN HÀM THUẬN BẮC TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.93 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI XÃ HÀM HIỆP HUYỆN
HÀM THUẬN BẮC TỈNH BÌNH THUẬN

LÊ TRẦN THANH TÂM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNGTHÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2007


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt ngiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “KHẢO SÁT THỰC
TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI XÃ
HÀM HIỆP, HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN” do LÊ TRẦN
THANH TÂM, sinh viên khoá 2003 – 2007, ngành PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

PHẠM THỊ NHIÊN
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gởi đến Cha, Mẹ, Anh, Chị là những người đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khoá luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn tất cả các quý Thầy Cô của khoa Kinh Tế nói riêng và cả những
khoa khác của trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức cho tôi. Đặc biệt xin cảm ơn Cô Phạm Thị Nhiên đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khoá luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Cán Bộ Xã Viên cũng như Bà Con Nông Dân ở hai thôn
Phú Nhang và Phú Điền của xã Hàm Hiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực
tập tại xã.
Sau cùng, xin cảm ơn tất cả Bạn Bè cùng lớp PTNT 29 đã cùng chia sẻ, động

viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm khoá luận.


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ TRẦN THANH TÂM. Tháng 7 năm 2007. “ Khảo Sát Thực Trạng và
Những Giải Pháp Phát Triển Cây Thanh Long Tại Xã Hàm Hiệp, Huyện Hàm Thuận
Bắc, Tỉnh Bình Thuận”.
LE TRAN THANH TAM. July 2007. “Surveying Real Situation and Some Cures to
Develop Dragon Fruit Production in Ham Hiep Commune”.
Đề tài tìm hiểu về tình hình trồng thanh long của các nông hộ tại hai thôn Phú
Nhang và Phú Điền của xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận bằng
cách khảo sát thực tế đời sống trồng trọt và sinh hoạt của người nông dân tại hai thôn
này. Phân tích kết quả, hiệu quả trồng trọt thanh long là nói đến các chỉ tiêu như năng
suất, giá bán, doanh thu, các chi phí, lợi nhuận, thu nhập,... bằng các phương pháp
được áp dụng như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp nghiên cứu lịch sử,... để
nêu lên kết quả, hiệu quả trồng thanh long của các nông hộ và đưa ra các giải pháp để
giúp các hộ có thu nhập thấp tăng thu nhập.
Đề tài cho thấy nhóm hộ có thu nhập cao từ cây thanh long có kỹ thuật trồng,
mức độ đàu tư,… cao hơn nhóm hộ có thu nhập thấp, từ đó năng suất và hiệu quả từ
cây thanh long của nhóm hộ có thu nhập cao cao hơn nhóm hộ có thu nhập thấp.
Sau cùng, thông qua ma trận SWOT, nêu lên những thế mạnh và những hạn chế trong
quá trình trồng trọt và tiêu thụ sản phẩm của người nông dân, qua đó đề ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng trọt và tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ, đặc biệt
là những hộ có thu nhập thấp.


MỤC LỤC





DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Chiều Dài Cành Thanh Long Đo ở Cuối Vụ Thu Hoạch

5

Bảng 2.2: Thành Phần Sinh Hoá của Quả Thanh Long

7

Bảng 2.3: Kim Ngạch Xuất Khẩu Thanh Long Bình Thuận (2004 – 2006)

8

Bảng 2.4: Tổng Hợp các Yếu Tố Khí Hậu Trung Bình Xã Hàm Hiệp

11

Bảng 2.5: Một Số Chỉ Tiêu về Dân Số, Số Hộ và Lao Động Xã Hàm Hiệp
Năm 2006

13

Bảng 2.6: Diện Tích Khai Hoang, Cải Tạo Đưa vào Sản Xuất Nông
Nghiệp và Thâm Canh Tăng Vụ, Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng.

18

Bảng 4.1: So Sánh Khối Lượng Trung Bình của Thanh Long Vỏ Đỏ, Ruột

Trắng với Vỏ Đỏ Ruột Đỏ và Vỏ Đỏ, Ruột Vàng.

26

Bảng 4.2: So Sánh Tài Sản Sinh Hoạt của Nhóm Hộ có Thu Nhập Cao và
Nhóm Hộ có Thu Nhập Thấp

30

Bảng 4.3: So Sánh Tài Sản Sản Xuất của Nhóm Hộ có Thu Nhập Cao và
Nhóm Hộ có Thu Nhập Thấp.

31

Bảng 4.4: So Sánh Kết Quả, Hiệu Quả của Hình Thức Chong Đèn và
Không Chong Đèn trong Nhóm Hộ Có Thu Nhập Cao.

33

Bảng 4.5: So Sánh Kết Quả, Hiệu Quả Trồng Thanh Long của Hình Thức
Không Chong Đèn Trong Nhóm Hộ có Thu Nhập Cao với Nhóm Hộ có
Thu Nhập Thấp.

36


Bảng 4.6: Khó Khăn và Giải Pháp cho Người Nông Dân Trồng Thanh
Long.

43


Bảng 4.7: Ma Trận SWOT.

54

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2006

16

Hình 2.2. Hiện Trạng Đất Trồng Cây Lâu Năm Năm 2006

16

Hình 4.1. Thị Phần Xuất Khẩu Của Thanh Long Bình Thuận Năm 2006

37

Hình 4.2. Kênh Tiêu Thụ Thanh Long

39

Hình 4.3. Nông Dân và các Quan Hệ Trực Tiếp

40

Hình 4.4. Thương Lái và các Quan Hệ Trực Tiếp

47


Hình 4.5. Các Công Đoạn Thương Lái Thực Hiện Sau Khi Thu Mua

48

Hình 4.6. Người Bán Sỉ và các Quan Hệ Trực Tiếp

49

Hình 4.7. Người Bán Lẻ và các Quan Hệ Trực Tiếp

50

Hình 4.8. Các Tác Nhân của Kênh Tiêu Thụ Thanh Long

52


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2: Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tỉnh Bình Thuận nằm ở cực Nam của vùng Duyên hải miền trung, đây là một
vùng đất có khí hậu khắc nghiệt: nắng nhiều, mưa ít, ít sông suối,… tài nguyên bị khai
thác đến mức cạn kiệt trong hơn mười năm qua. Tuy nhiên, chính vì sự khắc nghiệt
của thiên nhiên mà người dân nơi đây lại tìm được lối ra cho mình nhờ một loại cây

trồng đặc biệt mà giờ đây mỗi khi nhắc đến Bình Thuận thì không ai lại không biềt đến
một thương hiệu trái cây nổi tiếng, đó chính là thanh long Bình Thuận. Trong nhiều
năm qua, cây thanh long đã trở thành cây trồng chủ lực và góp phần không nhỏ vào
việc xoá đói, giảm nghèo cho người dân ở các vùng nông thôn của tỉnh Bình Thuận
nói chung và của xã Hàm Hiệp thuộc huyện Hàm Thuận Bắc nói riêng. Thế nhưng,
điều đáng nói ở đây là bên cạnh những hộ nông dân giàu lên nhờ trồng thanh long thì
có không ít hộ nông dân cũng trồng thanh long nhưng vẫn không thoát nghèo. Vậy đâu
là nguyên nhân? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này tôi quyết định chọn đề tài “Khảo sát
thực trạng và những giải pháp để phát triển cây thanh long tại xã Hàm Hiệp huyện
Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra được sự khác biệt giữa hai nhóm hộ

nông dân: nhóm có thu nhập cao và nhóm có thu nhập thấp từ hoạt động sản xuất
thanh long, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để tăng thu nhập cho nhóm hộ nông
dân có thu nhập thấp.
Mục tiêu cụ thể:
_ Khảo sát thực trạng trồng cây thanh long tại xã hàm hiệp.
_ So sánh thu nhập giữa hai nhóm hộ nông dân: nhóm có thu nhập cao và nhóm
có thu nhập thấp từ hoạt động sản xuất thanh long.
_ Tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch về thu nhập giữa hai nhóm hộ này.
1


_ Đưa ra những giả pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao thu nhập cho nhóm hộ có
thu nhập thấp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào việc khảo sát thực trạng sản xuất

thanh long tại xã Hàm Hiệp để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập
giữa hai nhóm nông hộ đồng thời tìm ra giải pháp để tăng thu nhập cho nhóm hộ có
thu nhập thấp.
Địa bàn nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu được giới hạn trong xã Hàm Hiệp
thuộc địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là nhóm hộ nông dân có thu nhập
cao tại thôn Phú Điền và nhóm hộ nông dân có thu nhập thấp tại thôn Phú Nhang.
Thời gian nghiên cứu: Khóa luận sử dụng các số liệu năm 2006 về tình hình sản
xuất và tiêu thụ Thanh Long của xã hàm Hiệp và của tỉnh Bình Thuận, thời gian tiến
hành khảo sát là từ 10/04/2007 đến 30/05/2007.
1.4. Cấu trúc luận văn
Gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và đề nghị


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về nguồn gốc cây thanh long
2.1.1. Nguồn gốc
Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là (Dragon fruit) có
nguồn gốc từ các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia, trong các cánh rừng tự
nhiên ở đây có nhiều giống xương rồng mọc rất lâu đời. Có hai loại xương rồng ăn quả
được: Xương rồng hình vợt (Opuntia) và xương rồng hình cây nến (Cereus và
Hylocereus).
Xương rồng hình vợt sản xuất ra những loại quả hình tròn không cân đối lắm,
mật quả có những gai nhỏ, khối lượng quả trung bình từ 50 – 200 gram, thịt mềm trộn

lẫn với hạt. Quả có hàm lượng Xenlulo, Đường cao và nhiều vitamin C. Quả xương
rồng hình vợt (tiếng Pháp gọi là Figue De Barbarie) gốc ở vùng khô hạn nhất thế giới
(sa mạc) trồng ở vùng Địa Trung Hải từ lâu nhưng không chịu được đất quá ẩm. Ở
Việt Nam chỉ có ở Ninh Thuận, Bình Thuận, nhất là xung quanh thị xã Phan Rang có
loại xương rồng này mọc hoang dại, người dân lợi dụng để làm hàng rào, quả ăn được
nhưng nhỏ, chất lượng kém, ngứa.
Xương rồng hình nến: ở Việt Nam không có loại trồng để lấy quả vì nó không
chịu khí hậu ẩm.
Các loại Hylocereus và Lemaireocereus chịu khí hậu nhiệt đới ẩm tốt hơn cả.
Loài Hylocereus Undatus (Cereus Triangularis) du nhập vào Việt Nam từ lâu, người
dân gọi là thanh long. Riêng tại Bình thuận được biết đến từ đầu thế kỷ 20, Tuy nhiên
thanh long chỉ thực sự phát triển thành sản phẩm hàng hoá và có ý nghĩa quan trọng
đối với đời sống người dân Bình Thuận từ những năm 1990 trở lại đây. Trước những
năm 1990, cây thanh long được trồng như một loại cây cảnh và trồng để ăn trái trong
các vườn tạp gia đình, quả thanh long chưa phải là sản phẩm hàng hoá. Sau này, khi
hương vị quả được nhiều người biết đến cùng với sự ưa chuộng loại quả đơm trên bàn


thờ có màu đỏ đẹp, thanh cao, cùng với sự phát triển của nông sản hàng hoá, sự
chuyển dịch cơ cấu cây trồng vào khoảng năm 1993, cây thanh long được phát triển
mạnh.
Việc phát triển cây thanh long mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp địa
phương như sử dụng được triệt để sức lao động nhàn rỗi của nông dân vào các tháng
mùa khô, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy các ngành nghề nông thôn,
sử dụng ngày càng tốt hơn quỹ đất của hộ gia đình, đa dạng hoá nguồn sản vật địa
phương, tránh rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thường gặp, đồng thời góp phần
chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương.
Về thanh long Việt Nam có giống chính là loại ruột trắng vỏ đỏ hay hồng nổi
tiếng với dòng thanh long Bình Thuận và Chợ Gạo (Tiền Giang).
Năm 1994, Viện nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam nhập từ Colobia hai loại

thanh long ruột đỏ và ruột vàng, ngoài ra trên thế giới cón có loại ruột trắng vỏ vàng.
Hiện giống ruột đỏ đã được thành thương phẩm, trái có màu đỏ hồng, gai cứng thẳng,
ruột đỏ, hạt đen, độ ngọt và hàm lượng vitamin C đều cao hơn thanh long Bình Thuận
và thanh long Chợ Gạo, trọng lượng trung bình khoảng 0,5kg/ trái.
Ngoài các giống trên, Viện nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam cón du nhập 6
giống thanh long từ Đài Loan là: A1 , B1, VN, C1A 15, C1A6, ruột đỏ và đã được
trồng khảo sát tại vườn tập đoàn Viện nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam.
2.1.2. Đặc điểm sinh học của cây thanh long
a) Sinh thái
Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng
nóng. Chúng thích hợp hơn khi trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế
hễ bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất
khác nhau như: đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (Thành phố Hồ Chí Minh),
đất đỏ latosol (Long Khánh). Khi trồng thanh long nên chọn các chân đất có tầng canh
tác dầy tối thiểu 30 – 50 cm, để có năng suất cao nên tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa
nắng.
Thanh long có quá trình quang hợp dài, ánh sáng ban ngày càng dài thì càng tốt
cho hoa, trong điều kiện đó, thanh long ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch (mùa
thuận) nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 5 đến tháng 7, khi ngày dài hơn đêm (từ


12,5 đến 13 giờ một ngày). Từ tháng 10 đến tháng 2 dương lịch, do ngày ngắn hơn nên
nông dân thường dùng điện chiếu sáng vào cây để cho ra quả trái vụ.
Thanh long cũng là loại cây mau cho thu hoạch, chỉ sau khoảng một năm rưỡi
là cây có thể cho trái. Sản lượng trung bình khoảng 25 đến 30 tấn/ ha (mùa thuận) và
khoảng 15 đến 20 tấn/ ha (mùa nghịch).
b) Thực vật học
-

Rễ cây: Có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh.


Rễ địa sinh phát triển từ phần lõi ở góc hom. Sau khi đặt hom từ 10 – 20 ngày
thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần và kích thước của
chúng cũng tăng dần theo tuổi cây, những rể lớn đạt đường kính từ 1 – 2 cm.
Rễ địa sinh có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ
phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt
(0 – 30 cm).
Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây chống để giúp
cây leo lên giá đỡ. Những rể khí sinh nằm gần đất sẽ đi dần xuống đất.
- Thân, cành: Thanh long có thân, cành trường bò trên trụ đỡ. Thân, cành thường có 3
cánh dẹp, xanh, hiếm khi có bốn cánh. Ở các nước khác có thứ 3, 4,5 cánh. Tiết diện
ngang cho thấy có hai phần: bên ngoài là nhu mô chứa diệp lục, bên trong là lõi cứng
hình trụ. Mỗi cánh chia ra làm nhiều thuỳ có chiều dài 3 - 4 cm. Đáy mỗi thuỳ có từ 3 5 gai ngắn. Mỗi năm cây cho từ 3 - 4 đợt cành, đợt cành thứ nhất là cành mẹ của đợt
cành thứ hai và cứ thế xếp thành từng lớp trên đầu trụ. Trong mùa ra cành, khoảng thời
gian giữa hai đợt ra cành khoảng từ 40 - 50 ngày. Số lượng cành trên cây tăng theo
tuổi cây, cây 1 tuổi trung bình có độ 30 cành, 2 tuổi 70 cành,3 tuổi 100 cành và 4 tuổi
130 cành. Ở cây 5 tuổi chỉ duy trì độ 150 – 170 cành.
Bảng 2.1. Chiều Dài Cành Thanh Long Đo ở Cuối Vụ Thu Hoạch
Tuổi vườn
Trung bình (cm)
Dài nhất (cm)
Ngắn nhất (cm)
1
73
119
42
2
82
140
52

3
98
180
49
4
108
160
45
5
103
140
53
Nguồn tin: Cây Thanh Long - Nguyễn Văn Kế - NXB Nông Nghiệp 1997


- Hoa: Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 – 35 cm, nhiều lá dài
và cánh hoa dính nhau hình ống, nhiều tiểu nhị và một nhụy cái dài 18 – 24cm, đường
kính 5 – 8 mm, nuốm nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Mặt ngoài của những cánh hoa
phía ngoài có màu xanh vàng, mặt trong màu trắng, những cánh hoa bên trong có màu
trắng, hoa có mùi thơm. Hoa thanh long ra từng bông xung quanh các cành, hoa tự thụ
phấn, hoa thường nở tập trung từ 20 – 23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Từ nở đến
tàn kéo dài độ hai ngày. Ra hoa và kết trái phân bổ yừng chu kỳ: tất cả những hoa
cùng một cây cùng một lô cùng tiến triển trong một thời gian chia làm 3 giai đoạn:
Xuất hiện mầm hoa: 15 – 16 ngày
Nở hoa:

3 – 5 ngày

Từ hoa đến quả chín: 30- 35 ngày
Hoa xuất hiện sớm nhất vào trung tuần tháng 3 dương lịch và kéo dài đến khoảng

tháng 9 dương lịch.
- Quả và hạt: Sau khi hoa thụ, nó sẽ phát triển thành trái, trong 10 ngày đầu tốc độ
tương đối chậm sau đó tăng rất nhanh về cả kích thước lẫn trọng lượng. quả thanh
long hình bầu dục có nhiều tai lá xanh (do phiến hoa còn lại), khi còn non vỏ quả màu
xanh, lúc chín chuyển qua đỏ tím rồi đỏ đậm. Thịt quả phổ biến có màu trắng(đối với
thanh long ruột trắng), màu trắng ngà (đối với thanh long ruột vàng), màu đỏ (đối với
thanh long ruột đỏ). Thịt quả có nhiều hạt màu đen nhỏ hơn hạt mè. Quả thanh long có
nhiều chất nhày và péctin.


Bảng 2.2. Thành Phần Sinh Hoá của Quả Thanh Long
Thành phần
Brix
Đường khử(g)
Đường tổng số(g)
Acid hữu cơ(g)
Protein(g)
K(mg)
P2O5(mg)

Trong 100g ăn được
13
6,10
11,50
0,13
0,53
212,20

8,70
Ca(mg)

134,50
Mg(mg)
60,40
Vitamin C(mg)
9,40
Xơ(g)
0,71
Nguồn tin: Cây thanh long - Nguyễn Văn Kế - NXB Nông Nghiệp 1997
2.1.3. Sơ lược về thị trường tiêu thụ:
Sản lượng thanh long tại Bình Thuận tăng đều trong những năm gần đây. Đến
cuối năm 2006, diện tích trồng thanh long của tỉnh là 6,800 ha với sản lượng 120,000
tấn, trong đó chủ yếu tập trung ở hai huyện: Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.
Xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp trong tỉnh năm 2006 đạt 22,248 tấn, đạt trị
giá 13,5 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu chính của thanh long chủ yếu là các nước Châu Á, trong
đó nhiều nhất là Đài Loan, Hồng Kông chiếm 60%, còn lại là Singapore, Malaisia,
Trung Quốc. Tuy nhiên, qua các chương trình khảo sát, thị trường Trung Quốc tiêu thụ
rất lớn sản lượng thanh long của Bình Thuận. Đối với thị trường Nhật Bản, thanh long
Bình Thuận hiện nay chưa đăng ký tiêu chuẩn theo quy định của Nhật Bản nên chưa
tiếp cận được thị trường này. Trong đó, thị trường Châu Âu ngày càng được mở rộng,
nhất là thị trường Đức, Hà Lan.


Bảng 2.3. Kim Ngạch Xuất Khẩu Thanh Long Của Bình Thuận (2004 – 2006)
(ĐVT: USD)
T

Thị trường

2004


2005

2006

Tổng số

6.569.600

10.435.600

13.587.030

1

Hồng Kông

2.473.100

3.238.500

4.247.280

2

Đài Loan

2.211.000

3.777.500


3.947.340

3

Malaisia

951.100

1.071.600

563.100

4

Singapore

636.900

1.110.400

1.780.030

5

Indonesia

6

Thái lan


7

Các tiểu vương

T

54.160
84.600

quốc Ả Rập (OAE)

1.699.410

200

9.030

8

Trung Quốc

159.500

126.600

337.330

9


Đức

31.600

62.500

337.330

Hà Lan

21.800

47.200

892.960

1
0
1
1
1
2

1.001.100

Canada

54.980

Pháp


14.400
Nguồn tin: Sở Thương Mại & Du Lịch Bình Thuận

Tại Bình Thuận, HTX Thanh Long Hàm Minh đã được cấp chứng chỉ sản xuất
Thanh Long sạch theo tiêu chuẩn Eurepgap (Thụy Sĩ). Nếu mô hình này được nhân
rộng, thị trường xuất khẩu của trái thanh long Bính Thuận sẽ tăng đáng kể, đặc biệt là
tới các thị trường khó tính như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản...
2.2. Tổng quan về xã Hàm Hiệp
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hàm Hiệp là xã nằm ở phía nam huyện Hàm Thuận Bắc, cách trung tâm huyện
- thị trấn Ma Lâm chừng 8Km, có tổng diện tích tự nhiên 3456,80 ha, dân số năm 2002


là 10.919 người, bao gồm 6 thôn: Đại thiện I, Đại thiện II, Phú Nhang, Phú Điền, Xuân
Điền, Đại Lộc.
- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam (xã Hàm Cần, Hàm Thạnh,
Mường Mán).
- Phía Đông giáp xã Hàm Liêm.
- Phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Phan Thiết (xã Tiến Lợi, Phong
Nẫm).
Trên địa bàn xã có các trục tỉnh lộ 716, huyện lộ Bình An - Phú Hội, tuyến
đường sắt liên vận Bắc - Nam và Mương Mán - Phan Thiết chạy qua, đồng thời với vị
trí nằm sát ngay cạnh, là một trong những cửa ngõ phía bắc của thành phố Phan
Thiết,…Hàm Hiệp chịu nhiều ảnh hưởng và sức hút lan tỏa của quá trình đô thị hóa, là
điều kiện và cơ hội thuận lợi trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa,
phát triển kinh tế - xã hội.
b) Địa hình, địa mạo
Địa bàn xã có hai dạng địa hình chính:

Địa hình đồng bằng phù sa, độ dốc từ 0-3º C, với diện tích 1.667 ha, chiếm 48,22%
tổng diện tích tự nhiên, phân bố về phía Đông và Đông Nam.
Địa hình vùng gò có diện tích 1789,89 ha, chiếm 51,78% tổng diện tích tự nhiên, phân
bố tập trung tại khu vực phía Tây và phía Bắc.
c) Khí hậu, thời tiết
Hàm Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhịệt đới gió mùa nhưng mang nét đặc trưng
của chế độ khí hậu bán khô hạn vùng cực Nam Trung Bộ với hai mùa rõ rệt trong năm.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bìmh hàng năm khoảng 26,7 ºC, trong đó tối cao
tuyệt đối có thể đạt 39 ºC và tối thấp tuyệt đối là 13 ºC. Sự chênh lệch nhiệt độ trung
bình giữa các tháng trong năm không nhiều, khoảng 2 - 3 ºC. Tuy nhiên, biên độ nhiệt
độ giữa ngày và đêm lại khá cao từ 8 – 10 ºC vào các tháng mùa khô và từ 5 - 6 ºC vào
các tháng mùa mưa, tổng tính ôn đạt 9000-10000 ºC/ năm. Nhìn chung, xã có lượng
bức xạ khá dồi dào, với khoảng 130Kcal/cm3/năm, được phân bố tương đối đồng đều
trong năm.


- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình /năm đạt 1.069,5mm và phân bố không
đều giữa các tháng trong năm. Vào các tháng mùa mưa, lượng mưa thường chiếm tới
75 - 80% lượng mưa cả năm; vào mùa khô, lượng mưa chỉ khoảng 20 - 25% tổng
lượng mưa cả năm, đặ biệt có tháng hầu như không mưa (tháng 1, tháng 2).
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí của xã tương đối cao, trung bình đạt
khoảng 80%, nhưng không ổn định. Độ ẩm không khí cao tại các tháng 7,8 và thấp vào
các tháng 1,2. Độ ẩm tối cao trung bình năm 85% và tối thấp trung bình năm 74%.
- Chế độ nắng: Hàm hiệp có lượng ánh sáng khá phong phú, với tổng số giờ nắng
trung bình năm dao động từ 2.160 - 2.400 giờ. Vào mùa khô, số giờ nắng từ 8 - 9 giờ
trong ngày, mùa mưa có số giờ nắng trung bình từ 6 - 7 giờ trong ngày. Tháng có số
giờ nắng cao là tháng 3, tháng 4: đây là thời gian chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa
mưa.

- Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là hướng Tây - Tây Nam
(vào mùa mưa) và hướng Đông - Đông Bắc (vào mùa khô).
d) Thủy văn
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng chính của sông Cà Ty (hệ thống sông Cái)
nằm ở ranh giới phía Nam (với chiều dài 5 km), các suối Sỏi, suối Lạng, suối Cẩm
Hang,… cùng với chế độ tưới tiêu của hệ thống kênh mương. Đây là nguồn cung cấp
nước chính và tiêu thoát lũ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, độ rộng
lòng của các sông suối hẹp, uốn lượn quanh co qua các khu dân cư, tốc độ dòng chảy
chạm, cùng với các yếu tố khí hậu phân hóa theo mùa đã làm cho lựợng nước dự trữ
vào mùa khô trên địa bàn giảm đáng kể, một số suối vào mùa khô gần như không có
nước. Vào mùa mưa, việc tiêu thoát lũ gần như chưa kịp thời dẫn đến một số khu vực
bị ngập úng cục bộ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của
nhân dân trên địa bàn xã.


Bảng 2.4. Tổng Hợp Các Yếu Tố Khí Hậu Trung Bình Xã Hàm Hiệp
Các
tháng
trong
năm

1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
Cả
năm

Nhiệt độ không khí

Độ ẩm
trung
Chỉ số
bình
ẩm ướt
(%)
(%)

Số giờ
nắng
(giờ)

283
279
313
282
248
212
211
196
201
217

221
256

Trung
bình
24,70
25,30
26,70
28,70
28,70
27,70
27,10
27,00
26,90
26,90
26,40
25,20

Cao
tuyệt
đối
29,30
29,60
30,60
31,90
32,70
32,10
31,60
31,50
31,30

30,90
30,80
29,90

Thấp
tuyệt
đối
21,00
21,80
23,40
25,30
25,70
25,10
24,70
24,60
24,40
24,20
23,10
21,40

75,00
76,00
76,00
77,00
80,00
80,00
83,00
83,00
85,00
84,00

79,00
75,00

0
0
0,08
0,18
1,14
1,15
1,74
1,73
2,22
1,94
0,34
0,07

26,70

32,70

21,00

79,00

0,88

Lượng
mưa
trung
bình

(mm)

0,00
0,10
11,70
22,50
134,70
159,60
171,50
172,00
188,20
164,60
35,20
9,40

Lượng
bốc hơi
trung
bình
(mm)

134,00
123,00
139,00
125,00
119,00
106,00
98,00
99,00
85,00

85,00
103,00
129,00

2.919
1.069,50 1.345,00
Nguồn: Trạm Quan Trắc Phan Thiết

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
a)Thực trạng phát triển các ngành
- Ngành nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp khá cao và ổn
định. Giai đoạn 2002-2004 bình quân tăng 12-13%. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ
trọng cao (60%) trong cơ cấu nền kinh tế xã. Đất sản xuất nông nghiệp không ngừng
được mở rộng.
Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2.004 là 2048 ha, tăng 117 ha so
với năm 2002. Tổng sản lượng lương thực quy thóc là 4.650 tấn, trong đó:


Về cây lúa: diện tích có 1.075 ha (giảm 148 ha so với năm 2001), năng suất
bình quân đạt 45 tạ/ha.
Về cây màu: diện tích 25 ha, năng suất đạt 20 tạ/ha.
Cây thực phẩm: diện tích 128 ha, năng suất bình quân đạt 35 tạ/ha.
Cây công nghiệp diện tích 128 ha, năng suất bình quân đạt 35 tạ/ha.
Cây công nghiệp: diện tích 260 ha.
Cây lâu năm: diện tích 555 ha (thanh long: 460, điều:40, cây khác: 55)
Chăn nuôi: Đàn trâu bò có 1500 con, đàn heo có trên 3.500 con, gia cầm có
45.000 con. Có 6 hộ nuôi ba ba khoảng 6.000 con. Tổng thu từ chăn nuôi năm 2002
ước tính khoảng 10 tỷ đồng.
- Các ngành phi nông nghiệp:
Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Là xã thuần nông nên nhìn chung ngành

công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp kém phát triển. Hiện tại chỉ có các ngành như:
mộc, nề, xay xát, chế biến đậu, bún, bánh và các dịch vụ cơ khí sữa chữa nhỏ… Các
hộ tham gia sản xuất không thường xuyên, quy mô hoạt động nhỏ mang tính cá thể,
chủ yếu tận dụng thời gian nông nhàn khi chưa đến vụ sản xuất nông nghiệp. Giá trị
mặt hàng chưa phong phú, đa dạng làm hạn chế sự phát triển của ngành.
Về thương mại - dịch vụ: Vị trí của xã nằm gần thành phố Phan Thiết nên tạo
điều kiện cho ngành thương mại - dịch vụ phát triển nhanh. Toàn xã hiện có chợ Phú
Hội là chợ lớn nhất của xã, ngoài ra đang dần hình thành các khu vực trao đổi hàng
hóa, các điểm thu mua khác nằm ven các trục đường chính và đầu mối giao lưu giữa
các thôn.
Mặc dù đã có nhiều bước tiến so với các ngành khác, song hiện tại ngành
thu7ong mại- dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của xã. Hoạt động
của ngành mang tính nhỏ lẻ, mới chỉ tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày
và sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp.
2.2.3. Dân số, lao động và việc làm
Theo số liệu thống kê năm 2002, xã Hàm Hiệp có 10.919 nhân khẩu, trong đó
nam giới chiếm 5.242 người, nữ giới chiếm 5.674 người. Có 6 hộ theo đạo Tin Lành,
66 hộ theo đạo Công Giáo, còn lại là theo đạo Phật. Toàn xã có 6 thôn, dân số phân bố


không đồng đều giữa các thôn: cao nhất là thôn Phú Nhang với 2.055 người, thấp nhất
là thôn đại lộc với 1.555 người.
Trên dịa bàn xã hiện có 2.218 hộ (bình quân 4,92 người/hộ) với 5,897 lao động(
chiếm 54% dân số toàn xã), trong đó, 81% là lao động nông nghiệp. Nguồn nhân lực
của xã khá dồi dào song chất lượng chưa cao: lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn, lao
động qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ. Tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với lực lượng
lao động nông nhàn do tính chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Dự báo đến năm 2010, với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống ổn định còn ở
mức 1,0%, toàn xã sẽ có 12.753 người( tăng 1.834 người so với năm 2002) với 6.887
người trong độ tuổi lao động( tăng thêm khoảng 990 người).

Bảng 2.5. Một Số Chỉ Tiêu về Dân Số, Số Hộ và Lao Động Xã Hàm Hiệp năm
2006

Đơn vị
tính
Người
Người
Người
Hộ
Hộ
Hộ
Lao động
Người/hộ

Toàn

10.92
5.245
5.674
2.218
1.855
333
5.879
4,92

Phân theo thôn, xóm
Đại
Đại
thiện thiện Phú
1

2
nhang
1.813 1.949 2.055
871
936
987
942
1.013 1.068
383
424
403
326
360
336
57
64
67
979
1.052 1.11
4,73 4,60 5,10

Phú
điền
1.873
900
973
362
302
60
1.011

5,17

Xuân
điền
1.674
804
870
328
285
43
904
5,10

Đại
lộc
1.555
747
808
318
276
42
841
4,89

Chỉ tiêu
1. Tổng số nhân khẩu
Số nam
Số nữ
2. Tổng số hộ
Hộ nông nghiệp

Hộ phi nông nghiệp
3. Tổng số lao động
4. Quy mô hộ
5. Số người trong độ
tuổi lao động/ hộ
Người
2,66 2,56 2,48 2,75
2,79 2,76 2,64
Nguồn tin: Báo Cáo “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai xã Hàm Hiệp”năm 2006
2.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, các khu dân cư trên địa bàn xã
phát triển với mật độ đông, tập trung thành từng thôn, xóm, cụm dân cư ở ven các trục
đường giao thông chính trong xã, khu vực có dịch vụ phát triển và khu vực trung tâm
kinh tế văn hóa của xã.
Theo số liệu thống kê năm 2006, toàn xã hiện có 424,35ha đất khu dân nông
thôn, phân bố trên địa bàn 6 thôn với 79,09 ha đất ở. Diện tích đất khu dân cư phân bố
không đều giữa các thôn, tập trung cao tại các thôn Phú Nhang, Phú Điền, thấp nhất là


thôn Xuân Điền, Đại Lộc. Bình quân diện tích đất ở trên hộ là 377 m2, bình quân diện
tích đất ở trên đầu người là 76 m2.
2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Ngoài hai tuyến đường sắt Bắc - Nam và Mương Mán - Phan Thiết chạy qua, hệ
thống giao thông đường bộ trên địa bàn xã với tổng số 62,10 km bao gồm:
- 1 tuyến đường tỉnh (TL716) với chiều dài chạy qua xã 9 km, trong đó có 2,5
km đã trãi nhựa và 6,5 km còn là đường đất.
- 1 tuyến đường huyện (Bình An - Phú Hội) có chiều dài 6 km, rộng nền 6m, là
đường đất.
- 5 tuyến đường liên thôn, trục xã với chiều dài 20,8mkm, rộng nền 4 - 6 m.

Tuyến Phú Hội - Chợ Tôn có chiều dài 1,8 km, rộng 5m, đường đất.
Tuyến Phú Hội - Bàu Da có chiều dài 1,0 km, rộng 6m, đường đất.
Tuyến Bàu Da - Dốc Bà 7 có chiều dài 9,0 km, rộng 6m, đường đất.
Tuyến Bàu Da - Đập Cẩm Hang có chiều dài 7,0 km, rộng 5m, đường đất.
Tuyến Phong Nẫm- Cà Giang có chiều dài 2,0 km, rộng 4m, đường đất.
- 16 tuyến đường thôn xóm với chiều dài 26,3 km, rộng nền 3-4 m, đường đất.
- Ngoài ra còn có các tuyến đường hẻm và giao thông nội đồng.
Phần lớn các tuyến đường có chiều rộng nền còn hẹp, chất lượng chủ yếu là
đường đất, bị xuống cấp nghiêm trọng, khá lầy lội về mùa mưa và bụi về mùa khô,
chưa thật sự đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
b) Thủy lợi
Hiện tại xã có khoảng 35 km kênh mương (8 kênh mương cấp I và 27 kênh
mương cấp II), với gần 300 ha đất có mặt nước chuyên dùng đã đảm nhận và đáp ứng
nhu cầu tưới chủ động cho khoảng 600 ha diện tích đất canh tác. Nhân dân trong xã đã
tự xây dựng được 1.652 giếng (khoảng 250 giếng khoan). Hiện nay, trong quá trình sử
dụng, nhiều tuyến kênh mương đã bị bồi lắng, sạt lở, xuống cấp gây thất thoát nước
đồng thời không phát huy được hết công suất phục vụ. Tại các khu vực phía Bắc và
phía Tây của xã vẫn còn chưa có nước tưới.
2.2.6. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp


Toàn xã hiện có 2.356,65 ha đất nông nghiệp, chiếm 68,17% diện tích tự nhiên.
Chỉ tiêu bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 2158 m2, bình quân hộ nông
nghiệp là 12.502 m2 và bình quân lao động nông nghiệp là 4.700 m2. Đất nông nghiệp
của xã phân bố tương đối không đồng đều giữa các thôn và toàn bộ đã được giao, cho
thuê sử dụng.
a) Đất trồng cây hàng năm: 1.372,40 ha, chiếm 58,24% diện tích đất nông
nghiệp. Trong đó:
- Đất ruộng lúa, lúa màu: 802,10 ha, chiếm 58,45% diện tích đất trồng cây hàng
năm.

- Đất nương rẫy: 229,80 ha, chiếm 16,74% đất trồng cây hàng năm.
- Đất trồng cây hàng năm khác: 340,50 ha chiếm 24,81% diện tích đất trồng cây
hàng năm, trong đó: đất chuyên màu, cây công nghiệp hằng năm là 270,50 ha và đất
chuyên rau là 70,00 ha.
Đất trồng cây hàng năm khác phân bố chủ yếu ở các thôn: Đại Lộc, Xuân Điền
và Phú Nhang, năng suất thu hoạch bình quân thấp (quy thóc đạt khoảng 20 tạ/ ha/
năm), cây trồng chính là các loại: đậu, khoai mì, mè, mía và rau xanh.
b) Đất vườn tạp: 124,30 ha chiếm 5,27% diện tích đất nông nghiệp, phân bố
tập trung trong các khu dân cư, khuôn viên thổ cư của các hộ gia đình. Hiện tại việc sử
dụng loại đất này chưa hiệu quả với nhiều loại cây ăn quả tạp mang tính manh mún,
chưa tập trung thành các vườn quả thâm canh hàng hoá.
c) Đất trồng cây lâu năm: 858,95 ha chiếm 36,49% diện tích đất nông nghiệp,
trong đó:
- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: 45,00 ha
- Đất trồng cây ăn quả: 783,00 ha
- Đất trồng cây lâu năm khác: 30,95 ha
Diện tích đất trồng cây lâu năm của xã được phân bố chủ yếu ở khu vực gần và
trong các khu dân cư với hai loại cây trồng chính là điều và thanh long. Cây Thanh
Long trên địa bàn xã Hàm Hiệp có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần
đây, được nhân dân đầu tư, chăm sóc theo hướng hàng hoá và cho hiệu quả kinh tế cao
hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác.


×