BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ LẠC HUYỆN
TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN
LÝ HUỲNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá tình hình thực
hiện chương trình Xoá Đói Giảm Nghèo trên địa bàn xã Phú Lạc, huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận ” do LÝ HUỲNH, sinh viên khóa 29, ngành Phát triển Nông
thôn và Khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày:_______________________.
Ths. TRANG THỊ HUY NHẤT
Người hướng dẫn,
________________________
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
_________________________
___________________________
Ngày
Ngày
tháng
năm
tháng
năm
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin trân trọng tỏ lòng thành kính, biết ơn Ba, Mẹ là người đã sinh
thành và nuôi dạy tôi, những người đã động viên và giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh
thần để tôi có thể vững tâm học tập đến ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn :
Ban giám hiệu, thầy cô đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt nhiều kiến thức cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường
Tôi xin cảm ơn Cô, Thạc sĩ Trang Thị Huy Nhất đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này..
Các cô, chú lãnh đạo, Ban xóa đói giảm nghèo xã Phú Lạc đã giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương
Tất cả bạn bè đã động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn !
TP. HCM ngày 19 tháng 07 năm 2007
Sinh viên thực tập
Lý Huỳnh
NỘI DUNG TÓM TẮT
Lý Huỳnh. Tháng 7 năm 2007 “Đánh giá tình hình thực hiện chương trình Xoá Đói
Giảm Nghèo trên địa bàn xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận”.
Lý Huỳnh, July 2007. “Evaluation on the realizing hunger eradication and poverty
alleviation at Phu Lac Commune, Tuy Phong District, Binh Thuan province ”
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu thông tin từ các phòng ban và điều tra
40 hộ nông dân nghèo đang sinh sống trên địa bàn.
Qua việc phân tích so sánh số liệu thu thập cho thấy : Xã Phú Lạc gồm 2 dân tộc
sinh sống với 3 tôn giáo khác nhau phân bố ở 3 thôn trong xã, trong đó dân tộc Chăm
chiếm 2/3. Trong 2 năm 2004 – 2005, tỷ lệ nghèo giảm, tỷ lệ thoát nghèo tăng tương
đối chậm. Riêng năm 2006, do mức chuẩn nghèo tăng cho nên tỷ lệ nghèo so với 2
năm trước tăng 2,5 lần, trong khi đó tỷ lệ thoát nghèo lại giảm. Vì thế họ rất cần sự hỗ
trợ giúp đỡ hơn nữa của chính quyền và cộng đồng địa phương. Số liệu thu thập cho ta
1 kết quả là hiện tại, khoảng cách thu nhập của các hộ nghèo là không đồng đều có hộ
thu nhập cao gấp 1,5 lần hộ có thu nhập thấp. Nguyên nhân nghèo như đông con, thiếu
vốn, thiếu đất sản xuất, rủi ro, thiếu việc làm, thiếu kinh nghiệm làm ăn, đau ốm bệnh
tật luôn là nỗi lo của hộ dân nghèo. Mặc dù chỉ có 5 hộ được thoát nghèo chiếm 12,5%
nhưng đã có 26 hộ chiếm 65% cho rằng chương trình XĐGN được thực hiện tốt ở địa
phương. Điều này cho thấy chương trình XĐGN đã thể hiện được tinh thần tương thân
tương ái, hỗ trợ động viên dân nghèo vượt lên mọi trở ngại, thử thách trong đời sống.
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
x
Danh mục các bảng
xi
Danh mục các hình
xii
Danh mục phụ lục
xiv
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
2
1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
2
1.4. Phạm vi nghiên cứu
2
1.5. Cấu trúc luận văn
2
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN
4
2.1. Điều kiện tự nhiên
4
2.1.1. Vị trí điạ lý
4
2.1.2. Khí hậu thời tiết.
5
2.1.3. Nguồn Nước
6
2.1.4. Điạ hình và thổ nhưởng
6
2.2. Điều kiện xã hội
7
2.2.1. Dân số và dân tộc
7
2.2.2. Tôn giáo
8
2.2.3. Lao động
8
2.3. Điều kiện kinh tế
9
2.3.2. Ngành Nông nghiệp
9
2.3.3. Ngành Lâm nghiệp
11
2.3.4. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
11
2.3.5. Thương mại- Dịch vụ
11
2.4. Cơ sở hạ tầng
11
2.4.1. Giao thông nông thôn
11
2.4.2. Thủy lợi
12
2.4.3. Điện
12
2.4.4. Nước sinh hoạt
12
2.4.5. Thông tin liên lạc
13
2.4.6. Y tế
13
2.4.7. Giáo dục
13
2.5. Đánh giá chung
13
2.5.1. Thuận lợi
13
2.5.2. Khó khăn
14
2.6. Chương trình XĐGN ở xã
14
2.6.1. Sơ nét về lịch sử hình thành chương trình XĐGN
14
2.6.2. Ý nghĩa của chương trình XĐGN
14
2.6.3. Mục tiêu, đối tượng và phương hướng hoạt động
15
2.6.4. Tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban XĐGN của xã
15
2.6.5. Điều tra xác định hộ vượt nghèo, hộ nghèo phát sinh
mới và lập sổ theo dõi hộ nghèo hàng năm ở xã.
18
2.6.6. Cấp giấy chứng nhận hộ nghèo
19
2.7. Kết quả thực hiện chương trình XĐGN của Xã
20
2.7.1. Hiệu quả công tác XĐGN trong chương trình XĐGN
qua 3 năm
20
2.7.2. Nguồn vốn thực hiện chương trình XĐGN năm 2006
22
2.7.3. Về chương trình hướng dẫn cách làm ăn
23
2.7.4. Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng
23
2.7.5. Chương trình dạy và giải quyết việc làm
23
2.7.6. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo.
24
2.8. Chương trình hổ trợ vốn cho người nghèo
25
2.8.1. Nội dung cơ bản của quy chế vay
25
2.8.2. Quy trình và thủ tục cho vay
27
2.8.3. Về hoạt động hỗ trợ vốn của UBND xã năm 2006
28
2.8.4. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ
29
2.9. Tình hình số hộ nghèo năm 2006
29
2.10. Tình hình phân bố hộ nghèo ở các thôn trong xã
30
2.11. Phân loại hộ nghèo
31
2.11.1. Phân loại hộ theo nguyên nhân nghèo
31
2.11.2. Phân loại hộ nghèo theo ngành nghề năm 2006
32
2.11.3. Phân loại hộ nghèo theo Dân tộc năm 2006
33
CHƯƠNG III : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận về nghèo đói
34
34
3.1.1. Định nghĩa về nghèo đói
34
3.1.2. Tiêu chí đánh giá nghèo đói.
35
3.1.3. Đo lường nghèo đói
36
3.1.4. Các ngưỡng nghèo đói
36
3.1.5. Nguyên nhân của sự nghèo đói bắt nguồn sâu xa từ khi
xã hội có phân hoá giai cấp
37
3.1.6. Vòng luẩn quẩn nghèo đói
39
3.1.7. Quan điểm và đối sách chống nghèo giữa các nhóm nước.
40
3.2. Nghèo đói ở Việt Nam.
40
3.2.1. Thực trạng nghèo đói
40
3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá
42
3.3. Nội dung cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói
giảm nghèo
44
3.3.1. Quan điểm XĐGN và đặc điểm của chương trình XĐGN
44
3.3.2. Mục đích và ý nghĩa của chương trình XĐGN
45
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả mẫu điều tra
45
46
46
4.1.1. Phân bố mẫu điều tra theo dân tộc
46
4.1.2. Phân bố mẫu điều tra theo tôn giáo
46
4.2. Tình hình đời sống sinh hoạt của hộ nghèo
47
4.2.1. Nhà ở và điều kiện sinh hoạt
47
4.2.2. Quy mô đất nông nghiệp
48
4.2.3. Trình độ học vấn
49
4.2.4. Tình hình lao động và nhân khẩu
50
4.2.5. Tình trạng bệnh tật của hộ nghèo
51
4.2.6. Mức độ tiếp cận thông tin của hộ nghèo
51
4.3. Tình hình thu nhập của hộ nghèo năm 2006
52
4.3.1. Thu nhập của 16 hộ nghèo trồng trọt
53
4.3.2. Thu nhập của 9 hộ nghèo chăn nuôi
53
4.3.3. Thu nhập của 5 hộ nghèo buôn bán – dịch vụ
54
4.3.4. Thu nhập từ làm thuê
54
4.3.5. Thu nhập từ lương của 4 hộ nghèo
55
4.4. Nguyên nhân
55
4.4.1. Đông con:
56
4.4.2. Thiếu vốn sản xuất
56
4.4.3. Rủi ro
56
4.4.4. Thiếu đất sản xuất
56
4.4.5. Thiếu việc làm
57
4.4.6. Thiếu kinh nghiệm làm ăn
57
4.4.7. Đau ốm bệnh tật
57
4.5. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
58
4.5.1. Tình hình cấp phát sổ hộ nghèo cho 40 hộ nghèo điều tra
của BCĐ – XĐGN.
58
4.5.2. Ý kiến của người dân về việc thực chương trình Xóa đói
giảm nghèo
4.6. Một số giải pháp cơ bản góp phần giảm nghèo ở địa phương
58
59
4.6.1. Tăng cường công tác hỗ trợ vốn
59
4.6.2. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động KHHGĐ
60
4.6.3. Tăng cường công tác khuyến nông.
60
4.6.4. Tạo công ăn việc làm
61
4.6.5. Tăng cường chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
62
4.6.6. Tăng cường chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo
62
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
63
5.1. Kết luận
63
5.2. Đề nghị
64
5.2.1. Đối với Nhà Nước và chính quyền địa phương
64
5.2.2. Đối với người dân
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
66
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT
UBND
Uỷ Ban Nhân Dân
XHCN
Xã Hội Chủ Nghĩa
XĐGN
Xoá đói giảm nghèo
BCĐ – XĐGN
Ban Chỉ Đạo Xoá đói giảm nghèo
KT – XH
Kinh tế - xã hội
KHHGĐ
Kế hoạch hoá gia đình
Quỹ QG.QGVL
Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm
Phòng LĐ – TBXH
Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội
Sở NN và PTNT
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHCSXH
Ngân hàng chính sách xã hội
KQĐT-TTTH
Kết quả điều tra – Tính toán tổng hợp
UNDP
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
ESCAP
Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương
(Economic-Social Committee of Asia pacific)
ESAP
Chương trình Hành động dịch vụ tài chính (Financial
Services Action Plan)
HDI
Chỉ tiêu phát triển con người
PQLI
Chỉ tiêu chất lượng cuộc sống
LHQ
Liên Hiệp Quốc
WB
LMLM
Ngân hàng thế giới
Lở mồm long móng
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Một Số Yếu Tố Khí Tượng Chủ Yếu
5
Bảng 2.2. Cơ Cấu Các Loại Đất của Xã
6
Bảng 2.3. Sự Phân Bố Dân Cư Trong Cơ Cấu Kinh Tế của Xã
7
Bảng 2.4. Cơ Cấu Dân Tộc của Xã
7
Bảng 2.5. Sự Phân Bố Lao Động Trong Cơ Cấu Kinh Tế của Xã
8
Bảng 2.6. Cơ Cấu Đất Đai của Xã Năm 2006
9
Bảng 2.7. Diện Tích Sản Lượng Cây Trồng Qua 3 Các Năm
9
Bảng 2.8. Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi của Xã Qua 3 Năm
10
Bảng 2.9. Tình Hình Công Nghiêp và Tiểu Thủ Công Nghiệp Qua 3 Năm
11
Bảng 2.10. Tổ Chức Bộ Máy và Hoạt Động của Ban XĐGN Của Xã
16
Bảng 2.11.Tình Hình Thoát Nghèo Qua 3 Năm
20
Bảng 2.12. Tổng Hợp Về Tình Hình Thoát Nghèo Qua 3 Năm
20
Bảng 2.13.Cơ cấu Tổng Nguồn Vốn Thực Hiện Chương Trình XĐGN
22
Bảng 2.14. ết Quả Hỗ Trợ Cải Thiện Nhà Ở Cho Người Nghèo Năm 2006
24
Bảng 2.15.Kết Quả Trợ Cấp Năm 2006
24
Bảng 2.16. Tình Hình Cho Vay và Hỗ Trợ Vốn Năm 2006
29
Bảng 2.17. Tình Hình Sử Dụng Vốn Vay Của Các Hộ Năm 2006
29
Bảng 2.18 . Tình Hình Số Hộ Nghèo Năm 2006
30
Bảng 2.19. Cơ Cấu Phân Bố Hộ Nghèo Ở Các Thôn
30
Bảng 2.20. Phân Loại Hộ Theo Nguyên Nhân Nghèo
31
Bảng 2.21. Phân Loại Hộ Nghèo Theo Ngành Nghề Năm 2006
32
Bảng 2.22. Phân Loại Hộ Nghèo Theo Dân Tộc Năm 2006
33
Bảng 3.1. Phân Đinh Ngưỡng Nghèo Theo Tiêu Chuẩn WB
37
Bảng 3.2. Nguyên Nhân của Sự Nghèo Đói
38
Bảng 3.3. Chuẩn Nghèo Đói Giai Đoạn 2006- 2010
43
Bảng 4.1. Phân Bố Mẫu Điều Tra Theo Dân Tộc
46
Bảng 4.2. Phân Bố Mẫu Điều Tra Theo Tôn Giáo
46
Bảng 4.3. Nhà Ở và Điều Kiện Sinh Hoạt
47
xi
Bảng 4.4. Diện Tích Đất Nông Nghiệp của Hộ Nghèo Qua Số Liệu Điều Tra
48
Bảng 4.5. Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ
49
Bảng 4.6. Tình Hình Học Vấn của Các Thành Viên/Hộ
49
Bảng 4.7. Tình Hình Lao Động và Nhân Khẩu Bình Quân của Hộ Nghèo
50
Bảng 4.8. Cơ Cấu Hộ Nghèo Theo Số Con
50
Bảng 4.9.Tình Hình Bệnh Tật của Hộ Nghèo
51
Bảng 4.10. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Tháng của 40 Hộ Nghèo Điều Tra
52
Bảng 4.11. Thu Nhập của 16 Hộ Nghèo Trồng Trọt
53
Bảng 4.12. Thu Nhập của 9 Hộ Nghèo Chăn Nuôi
53
Bảng 4.13. Thu Nhập của 5 Hộ Nghèo Buôn Bán – Dịch Vụ
54
Bảng 4.14. Thu Nhập Từ Làm Thuê của 6 Hộ Nghèo
54
Bảng 4.15. Thu Nhập Từ Lương của 4 Hộ Nghèo
55
Bảng 4.16. Nguyên Nhân Chính Dẫn Đến Nghèo Đói
55
Bảng 4.17. Tình Hình Cấp Phát Sổ Hộ Nghèo Cho 40 Hộ Nghèo Điều Tra
58
Bảng 4.18. Ý Kiến của 40 Hộ Nghèo Về Việc Thực Hiện Chương Trình XĐGN
58
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Tình Hình Thoát Nghèo
21
Hình 2.2: Cơ Cấu Hộ Nghèo Ở Xã
30
Hình 2.3 : Tỷ Lệ Hộ Nghèo Phân Bố Ở Các Thôn
31
Sơ đồ 2.1 : Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức BCĐ-XĐGN Xã
17
Sơ đồ 2.2 : Quy Trình Cho Vay
27
Sơ đồ 3.1: Vòng Luẩn Quẩn Nghèo Đói
39
xiii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra nông hộ
Phụ lục 2: Danh sách hộ nghèo phỏng vấn
xiv
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Một khi chúng ta chấp nhận kinh tế thị trường thì cũng có nghĩa là phải chấp nhận
những thách thức từ mặc trái của nó. Cái mặt trái luôn diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong
đời sống xã hội tạo nên sự bất công, sự phân hoá giàu nghèo rất nhanh chóng trong một
vùng, giữa các vùng và trong phạm vi cả nước. Nạn nghèo đói đó không chỉ là một cản
trở lớn cho sự phát triển kinh tế mà còn là một nhân tố gây bất ổn về chính trị xã hội của
một nước.
Hiện nay, vấn đề xoá đói giảm nghèo không chỉ dừng lại ở phạm vi mỗi quốc gia
mà nó mang tính toàn cầu, nhưng do đặc điểm nghèo đói, trình độ phát triển và thể chế
chính trị khác nhau nên hướng giải quyết vấn đề này ở mỗi nước cũng khác nhau.
Đứng trên giác độ kinh tế, Việt Nam thực hiện chương trình xoá đói giam nghèo là
nhằm tạo ra thế căn bằng để chúng ta vừa phát triển được kinh tế thị trường vừa đảm
bảo công bằng xã hội và ổn định chính trị theo đúng hướng đi lên CNXH . Đó là cùng
một lúc khuyến khích người dân làm giàu chính đáng, vừa tạo điều kiện trợ giúp người
nghèo từng bước thu ngắn khoảng cách giàu nghèo từ đó tiến tới mục tiêu : “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.Đứng trên giác độ xã hội, xoá đói
giảm nghèo còn mang ý nghĩa nhân văn to lớn, thể hiện truyền thống tương thân,
tương ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Trên tinh thần đó, tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp là: “Đánh giá tình hình thực
hiện chương trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Phú Lạc-huyện Tuy
Phong-tỉnh Bình Thuận”
1.2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
a) Mục đích của đề tài
Tìm hiểu tình hình nghèo đói của ngừoi dân trên địa bàn nghiên cứu và đánh giá
kết quả thực hiện chương trình XĐGN trên địa bàn nghiên cứu, qua đó phân tích làm
rõ nguyên nhân nghèo đói của xã đồng thời rút ra những giải pháp, những đề nghị góp
phần nâng cao hiệu quả công tác XĐGN ở địa phương.
b) Ý nghĩa của đề tài
Kết quả phân tích của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà làm chính
sách tại địa phương về vấn đề đói nghèo trên các lĩnh vực.
Đề tài được thực hiện với mong muốn là chương trình Xóa đói giảm nghèo có thể
giúp cho người dân thật sự nghèo đói để sản xuất nhằm thoát khỏi cảnh nghèo, phát
triển kinh tế hộ gia đình, giải quyết miếng ăn hằng ngày, từng bước cải thiện dần các
điều kiện thõa mãn các nhu cầu tối thiểu cuộc sống.
1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn xã,
đặc biệt đi sâu vào thực trạng về tình hình đời sống của các hộ thuộc diện đói nghèo
Nghiên cứu những nội dung quản lý Nhà nước của địa bàn xã đối với chương
trình xoá đói giảm nghèo
Nghiên cứu các giải pháp và kết quả thực hiện chương trình XĐGN
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu công tác xoá đói giảm nghèo ở địa bàn 3
thôn của xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Phạm vi thời gian: sử dụng các số liệu, thông tin liên quan từ năm 2004 – 2006,
và diều tra hộ từ 26/3/2007 - .23/6/2007
1.5. Cấu trúc luận văn
Luận văn được cấu thành bởi 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Giới thiệu lý do chọn đề, mục đích nghiên cứu, không gian và thời gian nghiên
cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu.
Giới thiệu về chương trình XĐGN ở bàn nghiên cứu, tình hình hộ nghèo, phân bố
hộ nghèo, kết quả thực hiện chương trình XĐGN, chương trình hỗ trợ vốn.
2
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên những khái niệm cơ bản về nghèo đói và những vấn đề liên quan đến đề
tài: tiêu chí đánh giá nghèo đói, đo lường nghèo đói, các ngưỡng nghèo đói, vòng luẫn
quẫn nghèo đói, quan điểm và đối sách chống nghèo đói của các nước, nguyên nhân
nghèo đói và các vấn đề liên quan đến nghèo đói ở Việt Nam.
Nêu lên phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn.
Chương 4; Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích, đánh giá, tìm hiểu thực trạng nghèo và đời sống hộ nghèo.
Phân tích tình hình thu nhập từ mục đích sử dụng vốn của các hộ nghèo.
Thông qua phân tích đánh giá của các vấn đề trên tìm ra nguyên nhân gây ra
nghèo khổ trên địa bàn.
Dựa vào điều kiện thực tế ở địa phương đưa ra các giải pháp giảm nghèo.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Đây là chương cuối cùng của luận văn. Chương này sẽ trình bày các kết luận rút
ra từ thực tiễn và một số đề nghị có tác động tích cực đến hộ nghèo.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí điạ lý
Phú Lạc là một xã dân tộc miền núi cuả huyện Tuy Phong, nằm giáp thị trấn Liên
Hương và cách thành phố Phan Thiết 80 km về phía Nam. Xã có vị trí như sau:
Phía Bắc giáp xã Phan Dũng.
Phía Nam giáp thị trấn Liên Hương và xã Bình Thạnh.
Phía Tây giáp xã Phong Phú.
Phía đông giáp xã Vĩnh Hảo và xã Phước Thể.
Diện tích đất tự nhiên: 8.260,2 ha. Xã có 3 thôn: Thôn Lạc Trị, Thôn Vĩnh Hanh,
Thôn Phú Điền.
Với Vị trí địa lý nằm giáp thị trấn Liên Hương là vùng động lực phát triển kinh tế
cuả Huyện Tuy Phong và có sông Lòng Sông chảy qua nên xã có lợi thế rất lớn để
phát triển kinh tế, đặc biệt phát triển ngành Nông Lâm Nghiệp, có Quốc lộ 1A và
huyện lộ chạy qua. Tất cả những đặc điểm trên sẽ là những nhân tố góp phần vaò sự
phát triển kinh tế - xã hội của xã trong năm tới.
2.1.2. Khí hậu thời tiết.
Bảng 2.1. Một Số Yếu Tố Khí Tượng Chủ Yếu
Yếu tố
ĐVT
o
C
o
C
o
C
o
C
o
C
mm
mm
mm
mm
%
%
1. Nhiệt độ
Nhiệt độ TB năm
Nhiệt độ TB cao nhất
Nhiệt độ TB thấp nhất
Tổng nhiệt độ năm
2. Mưa.
Lượng mưa TB năm
Lượng mưa TB lớn nhất
Lượng mưa TB nhỏ nhất
3. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối TB
4. Bốc hơi
Lượng bốc hơi TB năm
5. Nắng
Tổng số giờ nắng TB năm
Tháng có giờ nắng cao nhất
Tháng có giờ nắng thắp nhất.
6. Gió
Hướng gió:
Muà gió Đông Bắc
Mùa gió Tây Nam
Tốc độ gió TB
Số liệu
26,90
32,20
22,70
9.807,00
540
742,70
254,40
65-75
mm
1930
giờ
giờ
giờ
giờ
2880
306.00(tháng 03)
199,00(tháng 10)
m/s
Tháng 9 đến tháng 4
Tháng 6 đến tháng 9
3,20
Nguồn tin: Phòng địa chính xã
Phú Lạc là một xã có khí hâụ thời tiết rất khắt nghiệt, nhiệt độ cao, mưa ít, nắng
nhiều, độ ẩm thấp, bóc hơi mạnh, gió lớn… ảnh hưởng đến sản xuất và đơì sống của
nhân dân trong xã. Đó cũng là tình trạng chung của Huyện.
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Sông Lũy thì:Tổng số giờ nắng trung
bình/ngày từ 8-9 giờ, trung bình hàng tháng có trên 260 giờ. Khí hậu được chia làm 2
mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau)
2.1.3. Nguồn Nước
Nước mặt: Xã có sông Lòng Sông chảy qua nên nguồn nước mặt của xã chủ yếu
được lấy từ sông này, với trữ lượng trung bình 5,49m3/s, lưu lượng kiệt 0,46m3/s. Nếu
có biện pháp khai thác tốt nguồn tài nguyên này nó sẽ cung cấp một nguồn nước tưới
dồi dào và tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển Nông lâm nghiệp của xã.
5
Nước ngầm: Nước ngầm của xã trữ lượng khá. Mùa mưa nước ngầm thường xuất
hiện ở độ sâu 6-7m với trữ lượng khoảng 15-20 m3/h. nhưng vào mùa khô thường hay
cạn kiệt.
2.1.4. Điạ hình và thổ nhưởng
Bảng 2.2. Cơ Cấu Các Loại Đất của Xã
LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH(HA)
Tỉ LỆ(%)
Nhóm đất Cát và đất Mặn Kiềm
1.632
19,76
Nhóm đất đỏ vàng và đất xói mòn trơ sỏi đá
6.269
75,89
Đất giao thông, sông suối
359,2
4,35
Tổng
8.260
100
Nguồn tin: phòng địa chính xã
Gồm có 2 loại nhóm đất:
Nhóm đất đai được hình thành từ trầm tích sông biển bao gồm các loại đất Cát và
đất Mặn Kiềm với diện tích 1.632 ha chiếm 19,76% tổng diện tích tự nhiên của xã. Đất
này hình thành từ sản phẩm bồi tụ phù sa của sông.Phân bố từ điạ hình từ thấp trũng
đến điạ hình cao, độ dốc dao động từ 0o-8o. phân bố chủ yếu ở khu dân cư và vùng sản
xuất Nông lâm nghiệp. Tầng đất này trên 100cm, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới là
cát thô và cát mịn, khả năng giữ nước và giữ phân kém. Phản ứng của đất từ chua vừa,
ít chua đến không chua, các chất dinh dưỡng từ ngheò đến rất nghèo.
Nhóm đất hình thành do sự phong hóa từ đá mẹ Macma Acid bao gồm đất đỏ
vàng trên đá Macma Acid và đất xói mòn trơ sỏi đá với diện tích 6.269 ha chiếm
75,89% tổng diện tích tự nhiên của xã. Đất này chứa nhiêù sỏi sạn thạch anh, đá lẫn và
đá lộ đầu, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, kết cấu rời rạc đến cục nhỏ, mức
độ khoáng hóa cao, khả năng giữ nước và giữ phân kém. Đất chua, các chất dinh
dưỡng kém. Phân bố chủ yếu ở phía Bắc xã giáp ranh với xã Phan Dũng và một phần
nhỏ giáp xã Phong Phú, có độ dốc dao động từ 3o đến hơn 25o.
6
2.2. Điều kiện xã hội
2.2.1. Dân số và dân tộc
a) Dân số
Bảng 2.3. Sự Phân Bố Dân Cư Trong Cơ Cấu Kinh Tế của Xã
Khoản mục
ĐVT
Số lượng
Tỉ lệ(%)
Nông lâm nghiệp
Hộ
1206
82,55
Dịch vụ- Thương mại
Hộ
127
8,69
TTCN + Xây dựng
Hộ
26
1,78
Ngành khác
Hộ
102
6,98
Tổng
Hộ
1461
100
Nguồn: Phòng thống kê xã
Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 dân số, lao
động cuả xã như sau:
Tổng số nhân khẩu là 7480 người, bình quân một hộ có 5,12 nhân khẩu, tỷ lệ tăng
tự nhiên dân số là 1,27%. Tổng số hộ là 1461 hộ, trong đó: Nông lâm nghiệp chiếm
82,55% dân số xã, Dịch vụ thương mại chiếm 8,69% dân số xã và các ngành còn lại
chỉ chiếm 8,76% dân số xã.
b) Dân tộc
Bảng 2.4. Cơ Cấu Dân Tộc của Xã
Dân tộc
Tổng số hộ
Nhân khẩu
Tỷ lệ(%)
Chăm
966
4846
64,79
Kinh
495
2634
35,21
Tổng
1461
7480
100,00
Nguồn tin: Số liệu thống kê của UBND xã
Toàn xã có 2 dân tộc sinh sống đó là dân tộc Chăm và dân tộc Kinh. Trong đó
dân tộc chăm là 4846 nhân khẩu chiếm 64,79% dân số toàn xã, dân tộc kinh có 2634
nhân khẩu chiếm 35,21% dân số toàn xã. Dân tộc Chăm phân bố đa số ở 2 Thôn Lạc
Trị và Thôn Vĩnh Hanh, còn dân tộc kinh phân bố ở thôn Phú Điền. Nhìn chung 2 dân
tộc này sống hoà thuận , không gay ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội , văn
hoá của địa phương
7
2.2.2. Tôn giáo
Hai dân tộc này phân bố ở 3 thôn ở địa phương với 3 tôn giáo khác nhau.Trong
đó dân tộc Chăm gồm 2 tôn giáo :
Tôn giáo Balamôn phân bố chủ yếu ở thôn Lạc chiếm 44,40% số ngừơi theo đạo,
Tôn giáo bàni ở thôn Vĩnh Hanh chiếm 20,39% số người theo đạo, đạo Phật của thôn
Phú Điền chiếm 35,21% số người theo đạo. Tôn giáo bàlamôn có tín ngưỡng thờ bò
còn tôn giáo bàni có tín ngưỡng thờ heo, vì thế 2 tín ngưỡng này không thể sống gần
nhau được.
2.2.3. Lao động
Bảng 2.5. Sự Phân Bố Lao Động Trong Cơ Cấu Kinh Tế của Xã
Khoản mục
ĐVT
Số lượng
Tỉ lệ(%)
Nông lâm nghiệp
người
3057
83,75
Dịch vụ- Thương mại
người
322
8,82
TTCN + Xây dựng
người
66
1,81
Ngành khác
người
205
5,62
Tổng
người
3650
100
Nguồn tin: Phòng thống kê xã
Nhìn chung lực lượng lao động của xã khá dồi dào, các ngành nghề đa dạng. Tuy
nhiên đa số là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Vì thế cần có kế hoạch đào tạo
nguồn lao động phục vụ cho các cụm công nghiệp sẽ hình thành trong thời gian tới.
2.3. Điều kiện kinh tế
2.3.1. Ngành Nông nghiệp
Bảng 2.6. Cơ Cấu Đất Đai của Xã Năm 2006
Loại đất
Diện tích
Cơ cấu(%)
1. Đất nông nghiệp
1.565,71
18,95
2. Đất phi nông nghiệp
722,85
8,75
2.1 Đất ở
56,19
0,68
2.2 Đất chuyên dùng
76,99
0,93
2.3 Đất nghiã trang, nghĩa địa
66,42
0,80
2.4 Đất sông suối, mặt nước
522,2
6,32
3. Đất Lâm nghiệp
4.286,39
51,89
8
4. Đất chưa sử dụng
1.685,25
20,40
Tổng
8.260,20
100,00
Nguồn tin: phòng địa chính xã
Diện tích đất toàn xã là 8260,20 ha trong đó đât Lâm nghiệp chiếm 51,89% diện
tích đất toàn xã. Đất nông nghiệp chỉ chiếm 18,95% diện tích toàn xã. Trong khi đó đất
chưa sử dụng vẫn còn cao chiếm 20,40% so với diện tích toàn xã.
a) Trồng trọt
Bảng 2.7. Diện Tích Sản Lượng Cây Trồng Qua 3 Các Năm
2004
Khoản mục
đvt
2005
2006
Diện
tỷ
Diện
tỷ
Diện
tỷ
tích
lệ(%)
tích
lệ(%)
tích
lệ(%)
Lúa
ha
977
87,29
868
84,91
676
80,79
Nho
ha
85,7
2,28
89,7
8,78
97,25
11,62
Hành
ha
28
2,50
32
3,13
33
3,94
Đậu phộng
ha
13
0,35
12
1,17
12
1,43
Rau, màu
ha
4
0,36
9
0,88
7
0,84
Bông vải
ha
7,5
0,67
7,5
0,73
7,5
0,90
Thuốc lá
ha
4
0,36
4
0,39
4
0,48
100,00
836,75
100,00
Tổng
Sản lượng
lương thực
1119,2 100,00 1022,2
tấn
3763
3906
3291
Nguồn tin: Báo cáo tổng kết củaUBND xã
Qua bảng cơ cấu tổng diện tích cây trồng của xã qua 3 năm ta thấy tổng diện tích
cây trồng giảm qua các năm. Đặc biệt là diện tích trồng lúa giảm đáng kẻ thay vào đó
diện tích trồng nho lại tăng lên. Nguyên nhân sự sụt giảm diện tích cây lúa là do tình
trạng xuất hiện sâu bệnh (rầy nâu, vàng lùn xoắn lá) làm thiệt hại 192 ha. Vì thế sản
lựơng lương thực cũng giảm qua các năm.
9
b) Chăn nuôi
Bảng 2.8. Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi của Xã Qua 3 Năm
Khoản mục
Đvt
2004
2005
2006
bò
con
3122
3213
3204
dê
con
1375
1674
1650
cừu
con
200
238
241
heo
con
520
160
150
gia cầm
con
1650
570
420
6867
5855
5665
Tổng
Nguồn tin : Báo cáo tổng kết của UBND xã
Nhìn chung chăn nuôi trong những năm gần đây vẩn chưa có bước chuyển biến.
Dấu hiệu tụt xuống về gia cầm và gia súc trong năm 2005-2006 rõ rẹt bởi do nguồn
dịch bệnh H5N1 và lở mồm long móng lây sang.
2.3.2. Ngành Lâm nghiệp
Xã Phú Lạc nằm trong khu vực khô hạn, nắng nóng nhất tỉnh Bình Thuận vì thế
vấn đề phát triển mạnh trồng rừng phòng hộ đã được Nhà nước quan tâm thực hiện.
Trong những năm qua khu vực rừng đã được quy hoạch đã được tăng cường quản lý
tốt, trong năm 2005 xã đã trồng được trên 2800 cây phân tán. Công tác quản lý bảo vệ
rừng được tập trung tăng cường, không để xảy ra cháy rừng, hạn chế nạn phá rừng
hầm than.
2.3.3. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Bảng 2.9. Tình Hình Công Nghiêp và Tiểu Thủ Công Nghiệp Qua 3 Năm
Khoản mục
đvt
2004
2005
2006
Nứơc đá cây
Tấn
4380
4532
2500
Xay xát
Tấn
3500
2800
2600
Máy cày, máy sới
chiếc
25
26
26
ô tô, vận tải
chiếc
4
5
5
7909
7363
5131
Tổng
Nguồn tin: Số liệu thống kê của UBND xã
10
Nhìn chung Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở xã chậm phát triển qua các
năm, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.
2.4.4. Thương mại- Dịch vụ
Trong những năm gần đây ngành dịch vụ, thương mại của xã đang dần dần phát
triển. Tình hình sản xuất kinh doanh các ngành nghề hoạt động ổn định, một số cơ sở
kinh doanh hộ cố định phát triển mở rộng như: dịch vụ ăn uống, thương nghiệp, sữa
chữa cơ khí, dịch vụ vận tải hàng hoá- hành khách, gia công đồ gỗ, kinh doanh hàng
hoá ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất và thị hiếu tiêu dùng
cho người dân.
2.4. Cơ sở hạ tầng
2.4.1. Giao thông nông thôn
a) Giao thông đường bộ
Xã được thừa hưởng một số công trình của tỉnh và huyện đều là con đường huyết
mạch nên rất đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng( QL1A, Huyện lộ tuyến Liên Hương Phan Dũng). Đối với hệ thống giao thông trong khu dân cư thì đã cơ bản được hình
thành các đường ngang dọc theo mạng lưới ô bàn cờ với 3 loại đường chính: 6m, 4m
và 3m. Mạng lưới giao thông nội đồng này gồm những tuyến đường rộng từ 4-6m, có
một số tuyến đã được trải sỏi đỏ.
Nói chung hệ thống giao thông đường bộ của xã khá hoàn chỉnh nhưng còn bị
chia cách bởi sông Lòng Sông và gần như bị phân thành hai mảng riêng biệt điều này
gay trở ngại rất lớn cho việc liên hệ giữa khu dân cư và khu sản xuất của xã( giao
thông phục vụ sinh hoạt và giao thông phục vụ sản xuất).
b) Giao thông đường thủy
Xã có sông Lòng Sông chạy qua nhưng chỉ có thể sử dụng vận chuyển gổ từ phía
Bắc đến khu vực phía Nam nhưng cũng rất hạn chếvì mực nước sông này thay đổi rất
lớn và có nhiều đập chắn trên sông.
2.4.2. Thủy lợi
Xã hiện có hệ thống kênh mương khá tốt đảm bảo dẫn nước đến điạ bàn canh tác,
nhưng do điều kiện khách quan (thường bị hạn vào mùa khô) vì thế vẫn có hiện tượng
thiếu nước phục vụ sản xuất trong mùa khô.
11