Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH TẠI NINH THUẬN – BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.57 KB, 88 trang )

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH TẠI
NINH THUẬN – BÌNH THUẬN

LÝ MINH NHỰT

KHOÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07-2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH CHIẾN
LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH TẠI NINH
THUẬN-BÌNH THUẬN” do Lý Minh Nhựt, sinh viên khóa 29, ngành KINH TẾ
NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày________________ .

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Người hướng dẫn,

_______________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



__________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành cảm ơn cha, mẹ người đã sinh thành và nuôi dạy con thành
người, là chỗ dựa tinh thần vững chắc khi con gặp những khó khăn.
Em xin cảm ơn tất cả quý thầy cô đã dạy dỗ em 17 năm qua. Những người đã
truyền đạt cho em kiến thức, bài học làm người, đó là nguồn vốn quý nhất để em thực
hiện hoài bảo của mình trong sự nghiệp. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô
Nguyễn Thị Bích Phương đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cám ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong 4 năm học tập.

Tôi xin cám ơn các Cô, Chú, anh chị trong Công Ty Cổ Phần Thiên Sinh đã
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lý Minh Nhựt


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÝ MINH NHỰT. Tháng 03 năm 2007. “Phân Tích Chiến Lược Marketing của
Công Ty Cổ Phần Thiên Sinh tại Ninh Thuận-Bình Thuận”.
Ly Minh Nhut. March 2007. “Analysis Marketing Strategy of Thiên Sinh
Corporation in Ninh Thuan and Binh Thuan Province”.
Trong tình hình hiện nay, nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp ngày
càng tăng và có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân
bón. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới (WTO), sự cạnh tranh gay
gắt giữa các doanh nghiệp là điều tất yếu, để nâng cao sức cạnh tranh của mình thì
doanh nghiệp phải có một chiến lược Marketing cụ thể cho từng thị trường.
Đề tài “Phân Tích Chiến Lược Marketing của Công Ty Cổ Phần Thiên Sinh tại
Ninh Thuận-Bình Thuận” được tiến hành trên cơ sở số liệu thứ cấp thu thập tại Công
ty và số liệu điều tra từ 50 hộ nông dân tại Ninh Thuận, 50 hộ tại Bình Thuận. Đề tài
tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty, khách hàng và đối thủ cạnh tranh
của Công ty, chiến lược marketing-mix: sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị cổ động
mà Công ty đã thực hiện tại thị trường này qua đó đề xuất một số chiến lược nhằm
hoàn thiện công tác marketing tại đây.
Đề tài cũng đề ra một số giải pháp hỗ trợ việc thực hiện chiến lược Marketing
của Công ty như: giải pháp về nguồn vốn, giải pháp về nhân sự.....


MỤC LỤC
Trang

Danh các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chính


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc khóa luận
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1. Tên gọi-trụ sở

2
4
4
4

2.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
của Công ty

2.2. Chức năng - nhiệm vụ - mục tiêu của Công ty

4
5

2.2.1 Chức năng

5

2.2.2 Nhiệm vụ

5

2.2.3 Mục tiêu của Công ty

6

2.3. Bộ máy quản lý của Công ty
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
2.3.2 Tình hình sử dụng lao động của Công ty
2.4. Qui trình công nghệ chế biến phân bón Komix

6
6
10
12

2.4.1. Qui trình sản xuất phân bón sinh hóa hữu
cơ Komix dạng bột


12


2.4.2. Quy trình sản xuất phân bón sinh hóa hữu
cơ Komix dạng lỏng
2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

13
14

2.5.1. Tình hình sử dụng vốn của Công ty

14

2.5.2. Trang thiết bị

15

2.5.3. Kết quả kinh doanh của Công ty trong
2 năm 2005 – 2006
2.6. Đặc điểm tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15
16
17
17

3.1.1. Khái niệm Marketing


17

3.1.2. Khái niệm Marketing-mix

17

3.1.3. Thị trường

25

3.2. Phương pháp nghiên cứu

25

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

25

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Thị trường phân bón Việt Nam

27


4.1.1. Tình hình chung

27

4.1.2. Tình hình sử dụng phân hữu cơ ở nước ta hiện nay

28

4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón của
Công ty Cổ Phần Thiên Sinh

28

4.2.1. Sản lượng và doanh số bán hàng của
Công ty qua các năm

28

4.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

30

4.3. Phân tích thị trường phân bón ở tỉnh Ninh Thuận-Bình Thuận

31

4.3.1. Đặc điểm thị trường Ninh Thuận-Bình Thuận

31


4.3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát

32

4.3.3. Tình hình sử dụng phân bón ở Ninh Thuận-Bình Thuận

34

4.4. Hoạt động Marketing của Công ty tại thị trường
Ninh Thuận-Bình Thuận

37


4.4.1. Phân tích hoạt động Marketing của Công ty

37

4.4.2. Đánh giá của khách hàng về sản phẩm phân Komix

47

4.4.3. Các nhân tố có ảnh hưởng đến chiến lược
Marketing của Công ty

54

4.5. Các giải pháp Marketing tại thị trường Ninh Thuận-Bình Thuận
cho Công ty cổ phần Thiên Sinh


59

4.5.1. Mục tiêu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
Công ty năm 2007

59

4.5.2. Mục tiêu của Công ty tại thị trường
Ninh Thuận-Bình Thuận

59

4.5.3. Một số giải pháp Marketing-Mix tại thị trường
Ninh Thuận-Bình Thuận

60

4.6. Các giải pháp hỗ trợ việc thực hiện chiến lược
Marketing của công ty
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63
66

5.1. Kết luận

66

5.2. Kiến nghị


67

5.2.1. Đối với nhà nước

67

5.2.2. Đối với Hiệp hội phân bón Việt Nam

67


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT

Bình Thuận

CN

Công nghiệp

HTB

Hàm Thuận Bắc

HTN

Hàm Thuận Nam

KT-TV


Kế toán- tài vụ

NT

Ninh Thuận

PGĐ

Phó giám đốc

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành Phố, Hồ Chí Minh

TTTH

Tính toán tổng hợp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2005 – 2006

10

Bảng 2.2. Hiện Trạng Vốn của Công Ty qua 2 Năm 2005 – 2006

14

Bảng 2.3. Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty Năm 2005 – 2006

15

Bảng 4.1. Sản Lượng và Doanh Số qua Các Năm

29

Bảng 4.2. Số Lượng Đại Lý Của Công Ty qua 2 Năm 2005-2006

31

Bảng 4.3. Các Chỉ Tiêu Đạt Được trong Năm 2006

31

Bảng 4.4. Trình Độ Văn Hóa Các Chủ Hộ Khảo Sát ở
Ninh Thuận-Bình Thuận

32

Bảng 4.5. Thu Nhập của Hộ Khảo Sát trong năm 2006


33

Bảng 4.6. Diện Tích Đất Canh Tác của Hộ Nông Dân tại
Ninh Thuận-Bình Thuận Tháng 04/2007

34

Bảng 4.7. Tình Hình Sử Dụng Các Loại Phân Bón tại Hai Tỉnh
Ninh Thuận-Bình Thuận

35

Bảng 4.8. Tình Hình Sử Dụng Phân hữu Cơ Phân Bón Tại
Ninh Thuận-Bình Thuận

36

Bảng 4.9. Các Sản Phẩm Phân Vi Sinh Đang Có Mặt Tai Thị Trường
Ninh Thuận-Bình Thuận

37

Bảng 4.10. Một Số Sản Phẩm Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Chủ Yếu
của Công Ty

37

Bảng 4.11. Cơ Cấu Một Số Sản Phẩm Sản Xuất Phân Komix Dạng Bột
của Công Ty qua 2 Năm 2005-2006


38

Bảng 4.12. Cơ Cấu Một Số Sản Phẩm Phân Komix Dạng Lỏng của
Công Ty qua 2 Năm 2005-2006

39

Bảng 4.13. Bảng Giá Bán Lẻ Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh tại Thị Trường
Ninh Thuận-Bình Thuận Tháng 04 Năm 2007

42

Bảng 4.14. Một Số Đại Lý của Công Ty tại Ninh Thuận-Bình Thuận
Tháng 04 năm 2007

44


Bảng 4.15. Chi Phí Chiêu Thị Cổ Động tại Ninh Thuận-Bình Thuận
qua 2 Năm 2005-2006

46

Bảng 4.16. Sự Nhận Biết và Sử Dụng Sản Phẩm Komix

48

Bảng 4.17. Đánh Mức Độ Hài Lòng về Chất Lượng của Sản Phẩm Komix


49

Bảng 4.18. Số Lần Nông Dân Sử Dụng Phân Komix cho Cây Trồng
trong Một Năm

50

Bảng 4.19. Số Lượng Phân Komix Được Sử Dụng Năm 2006 tại Bình Thuận

51

Bảng 4.20 Mức Độ Hài Lòng về Giá Cả của Sản Phẩm Phân Bón Komix

51

Bảng 4.21 Mức Độ Hài Lòng về Sự Thuận Tiện Khi Mua Sản Phẩm
Phân Bón Komix

52

Bảng 4.22 Nguồn Thông Tin Mà Nông Dân Tham Khảo Khi Mua
Sản Phẩm Komix

54

Bảng 4.23. Mục Tiêu Kinh Doanh Năm 2007

59



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Thiên Sinh

9

Hình 2.2. Quy Trình Sản Xuất Phân Khoáng Hữu Cơ Komix Dạng Bột

12

Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Phân Khoáng Hữu Cơ Komix Dạng Lỏng

13

Hình 3.1. Hệ Thống Marketing-Mix của Công Ty Thương Mại

18

Hình 3.2. Một Số Kênh Phân Phối và Các Trung Gian Marketing

22

Hình 3.3. Chiến Lược Đẩy và Chiến Lược Kéo trong Hoạt Động Chiêu Thị

24

Hình 3.4. Các Công Cụ Chiêu Thị và Quá Trình Mua Hàng của Khách Hàng

24


Hình 4.1. Biểu Đồ Đánh Giá Sản Lượng và Doanh Số Bán Đạt Được
của Công Ty qua các Năm

29

Hình 4.2. Sơ Đồ Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm của Công Ty

30

Hình 4.3. Hình Ảnh Sản Phẩm Phân Bón Komix

41

Hình 4.4. Sơ Đồ Kênh Phân Phối của Công Ty tại Thị Trường

43

Hình 4.5. Đồ Thị Tỷ Lệ Hoạt Động Chiêu Thị Năm 2006

47

Hình 4.6. Sơ Đồ Kênh Phân Phối của Các Đối Thủ Cạnh Tranh
tại Thị Trường Ninh Thuận-Bình Thuận

56

Hình 4.7. Sơ Đồ Cấu Trúc Phòng Marketing

63



DANG MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Khách Hàng


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trước nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, ngày càng
có nhiều nhà máy, công ty sản xuất phân bón trong nước ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu
tối đa của thị trường. Thêm vào đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế các doanh nghiệp
nước ngoài cũng sẽ vào đầu tư, hợp tác liên doanh sản xuất với dây chuyền sản xuất
hiện đại, sản phẩm chất lượng cao. Điều đó càng làm cho môi trường cạnh tranh trong
ngành sản xuất phân bón vốn đã gay gắt, giờ càng thêm quyết liệt hơn về giá cả, chất
lượng, cũng như các phương tiện quảng cáo, khuyến mãi,….
Đứng trước tình hình như vậy mỗi Công ty sẽ phải năng động, nhạy bén hơn
với thị trường và có những chiến lược phát triển đúng đắn và lâu dài mới có thể đứng
vững và phát triển được. Trong đó chiến lược Marketing-mix là một chiến lược có sức
ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán và thị phần của Công ty.
Công ty cổ phần Thiên Sinh chuyên cung cấp phân bón sinh hóa hữu cơ Komix
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, là nhà sản xuất chiếm thị phần rất lớn ở miền Nam
và miền Trung về phân hữu cơ vi sinh. Công ty đang phấn đấu tập trung mọi nguồn
lực, để trở thành nhà sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phát triển mạnh và ổn định.
Tuy vậy thời gian gần đây cũng giống như các Công ty sản xuất phân bón khác, Công
ty cũng vẫn gặp phải không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
như giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn...
Tại thị trường Bình Thuận tuy doanh số Công ty khá cao nhưng vẫn chưa thay thế
được sản phẩm phân vô cơ đang chiếm lĩnh tại đây. Tại Ninh Thuận hoạt động bán

hàng của Công ty ngày càng giảm, nhất là thương hiệu phân Komix hầu như biến mất.


.
Trước tình hình thực tế đó, do yêu cầu của Công ty, được sự chấp nhận của
khoa Kinh tế Trường Đại Học Nông Lâm, sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn em chọn
đề tài “Phân Tích Chiến Lược Marketing của Công Ty Cổ Phần Thiên Sinh tại
Ninh Thuận-Bình Thuận”, với đề tài này hy vọng sẽ giúp công ty thấy được các hạn
chế trong công tác marketing tại đây và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Công ty
gia tăng thị phần tại thị trường này..
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chính
Phân tích đánh giá hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Thiên Sinh tại
Ninh Thuận-Bình Thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng phân bón tại Ninh Thuận-Bình Thuận.
- Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Thiên Sinh
tại Ninh Thuận-Bình Thuận.
- Đề xuất các chiến lược nhằm hoàn thiện công tác marketing tại thị trường
Ninh Thuận-Bình Thuận.
- Các biện pháp hỗ trợ hoạt động Marketing cho Công ty cổ phần Thiên Sinh tại
Ninh Thuận-Bình Thuận.
1.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành tại Công ty cổ phần Thiên Sinh và phỏng vấn khách hàng
tại 2 tỉnh Ninh Thuận-Bình Thuận.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu từ ngày 01/03/2007 đến 20/06/2007
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận được trình bày trong 5 chương:

Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục đích và giới hạn đề tài.

2


Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ Phần Thiên Sinh: Quá trình hình thành và
phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động, quy trình sản xuất phân Komix, nguồn
vốn, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh qua hai năm 2005-2006.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, cơ sở lý thuyết về Marketing-Mix và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Phân tích và đánh giá chiến lược Marketing của Công ty tại thị trường Ninh
Thuận-Bình Thuận và đưa ra một số giải pháp kiến nghị đối với nhà nước và Hiệp Hội
phân bón Việt Nam.
Chương 5 . Kết luận và kiến nghị
Từ những phân tích và những kết quả đạt ở chương 4, đưa ra một số kết luận và
kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1. Tên gọi-trụ sở
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Thiên Sinh (Công ty sản xuất và Thương Mại

Thiên Sinh).
Địa chỉ: Văn phòng và nhà máy trung tâm đường số 744, Xã An Tây-Bến CátBình Dương, mặt sau tiếp giáp với nhánh sông Sài Gòn nối liền với Miền Tây thuận
lợi cho việc vận chuyển bằng đường thủy.
Điện thoại: (0650) 578313 / 578444 – (08) 8434133 / 8055187
Fax: (0650) 578445 – (08) 8434136
Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh, số 68 Bình Lợi, phường 13, Quận
Bình Thạnh
Một số chi nhánh của công ty.
- Chi nhánh Kiên Giang: Thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
- Chi nhánh Bình Phước: Ấp Phước Hòa, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh
Bình Phước.
- Chi nhánh Hà Nội: Xí nghiệp Tơ Tằm, xã Ngọc Thụy, Gia Lâm-Hà Nội
- Chi nhánh Hà Nam: Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
- Chi nhánh Tây Nguyên: số 66 Nguyễn Tất Thành, TP.Buôn Mê Thuộc.
2.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Năm 1987, công ty EVER RICK TRADING DEVELOPMENT Co, Ltd Hong
kong và Công ty dịch vụ tổng hợp khai thác Đồng Tháp Mười liên doanh liên kết
thành lập Công ty DONALL chuyển sang nghiên cứu và sản xuất phân bón sinh hóa
hữu cơ phục vụ cho ngành nông nghiệp mang nhãn hiệu Komix, có dạng bột và lỏng


được thử nghiệm và sử dụng tại Kiên Giang, Sông Bé, Đồng Nai… trên nhiều loại cây
trồng khác nhau và đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ.
Năm 1990, xí nghiệp BFC trực thuộc Công ty Thanh Bình - Bộ Quốc phòng,
được công ty DONALL chuyển giao công nghệ và tiếp tục sản xuất phân bón hữu cơ
Komix. Nhờ sự cộng tác của nhiều chuyên gia nông nghiệp Việt Nam và nước ngoài
nên chất lượng sản phẩm phân bón sinh hóa hữu cơ Komix ngày càng được cải tiến
hoàn thiện hơn, từ đó sản phẩm Komix có mặt trên thị trường phân bón trong cả nước
và bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài.
Do nhu cầu phát triển ngày càng mở rộng nên từ cuối năm 1994 xí nghiệp BFC

được chuyển thành Công ty TNHH sinh hóa Nông Nghiệp và Thương Mại Thiên Sinh
Đến đầu năm 2006 do mở rộng nhà máy sản xuất và tăng nguồn vốn đầu tư nên
Công ty TNHH sinh hóa Nông Nghiệp và Thương Mại Thiên Sinh đã chuyển thành
Công ty Cổ Phần Thiên Sinh Komix.
Nhà máy trung tâm đặt tại Bình Dương, với công suất 50.000 tấn phân Komix
dạng bột và hàng ngàn tấn phân Komix dạng lỏng hàng năm.
2.2. Chức năng - nhiệm vụ - mục tiêu của Công ty
2.2.1 Chức năng
Công ty Cổ Phần Thiên Sinh chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón sinh hóa
hữu cơ Komix với hai dạng: sản phẩm dạng bột dùng để bón gốc và sản phẩm dạng
lỏng dùng phun lên lá, giúp cho việc lựa chọn và sử dụng của người nông dân hiệu quả
hơn. Ngoài ra Công ty còn hợp tác liên doanh liên kết nhằm mở rộng được khả năng
sản xuất và hướng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
2.2.2 Nhiệm vụ
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm
thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của Công ty.
Đảm bảo cân đối về tài chính để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và
đáp ứng nhu cầu phục vụ vào việc phát triển kinh tế.
Nghiên cứu khả năng sản xuất để phục vụ tốt cho khách hàng. Luôn hướng tới
giải quyết an toàn môi trường sinh thái. Củng cố và nâng cao công suất của nhà máy
hiện có, mở rộng đầu tư theo chiều sâu.

5


2.2.3 Mục tiêu của Công ty
Để giữ vững và ngày càng mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận, góp phần phát
triển cho Công ty, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, Công ty đã đề ra mục tiêu
chính: Phát triển sản phẩm, tăng thị phần, đa dạng hóa sản phẩm, tạo niềm tin mạnh
mẽ trong tâm trí khách hàng về sản phẩm của Công ty.

2.3. Bộ máy quản lý của Công ty
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
Hội đồng thành viên: Thực hiện theo điều lệ theo Công ty cổ phần Thiên Sinh
Komix.
Thường trực hội đồng thành viên: bao gồm các thành viên góp vốn vào Công
ty, có trách nhiệm điều hành chung Công ty.
Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu mọi trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc cũng là người tổ chức
xây dựng mối quan hệ kinh tế và các đơn vị khách hàng thông qua các hợp đồng kinh
tế. Trên cơ sở đó, giám đốc sẽ đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch,
đồng thời đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, giám đốc còn có quyền quản lý
toàn bộ các quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, có quyền tuyển dụng và bố trí
lao động cũng như đề cử, khen thưởng và kỷ luật.
Phó giám đốc: PGĐ phụ trách công tác chuyên môn và chịu sự lãnh đạo của
giám đốc trong phạm vi được phân công. Đồng thời các PGĐ còn được ủy quyền thay
mặt giám đốc giải quyết các công việc của công ty khi giám đốc vắng mặt, PGĐ
hướng dẫn các bộ phận chức năng về công tác chuyên môn trong phạm vi được giao.
Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất, công nghệ để nâng cao
năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Lập dự án các đề tài nghiên cứu,
ứng dụng những thành tựu mới trong nông nghiệp nhằm đưa ra những sản phẩm mới
phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam và xuất khẩu. Phối hợp
nghiên cứu với các đơn vị khoa học ứng dụng những thành tựu mới trong khoa học
nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất của Công ty. Tiến hành thử nghiệm và đúc kết
công bố thành quả sử dụng các sản phẩm mới. Phối hợp với phòng kế hoạch & kinh
doanh, các chuyên viên nghiên cứu sáng tạo các loại kiểu dáng bao bì thích hợp và
kích thích sự chú ý của người tiêu dùng. Đăng ký các giải pháp hữu ích, kiểu dáng
6


công nghiệp sản phẩm. Kiểm tra đánh giá nguyên liệu đầu vào và quá trình sản xuất.

Xử lý những tình huống về kỹ thuật trong sản xuất phân bón tại nhà máy trung tâm và
các cơ sở trực thuộc, liên doanh liên kết theo yêu cầu. Xây dựng hệ thống thông tin
khoa học kỹ thuật nội bộ tiên tiến, nhanh chóng ứng dụng thông tin trong quản lý và
nghiên cứu theo nội dung ISO 9001 – 2000.
Phòng sản xuất: Tổ chức quản lý sản xuất theo kế hoạch của Công ty. Đảm
bảo an toàn lao động tuyệt đối, bảo vệ bí mật công nghệ. Quản lý và sử dụng toàn bộ
tài sản của xưởng vào mục đích sản xuất. Bố trí kho bãi, xuất nhập vật tư nguyên liệu
theo đúng quy định nhưng phải linh hoạt vì lợi ích chung của công ty. Báo cáo tình
hình sản xuất và các mặt hoạt động cho ban giám đốc. Viết nhật ký sản xuất tại tất cả
các phân xưởng. Phân công người chịu trách nhiệm chính trong vận hành dây chuyền
sản xuất, thiết bị sản xuất khác và xử lý sự cố máy móc thiết bị. Thống kê số giờ máy
hoạt động trong ngày, trong tháng, quý, năm.
Phòng kỹ thuật nông nghiệp & khuyến nông: Xây dựng và triển khai kế
hoạch khuyến nông cho từng loại sản phẩm nhằm củng cố và phát triển thị phần
Komix. Kết hợp với phòng kế hoạch và kinh doanh để thực hiện thành công kế hoạch
kinh doanh của Công ty. Hoạch định và điều hành chiến lược quảng bá thương hiệu
Komix, hình ảnh thị trường trong và ngoài nước. Kết hợp chặt chẽ với phòng kỹ thuật
để hoàn thiện sản phẩm hiện hành và phát triển sản phẩm mới theo yêu cầu của thị
trường. Lập kế hoạch sản xuất và phân phối sản phẩm mới.
Phòng hành chánh và nhân sự: Soạn thảo và triển khai quy chế làm việc,
lập dự thảo điều lệ hoạt động của Công ty, quản lý nhân sự, sắp xếp bộ máy tổ chức và
bố trí việc làm cho cho công nhân viên, xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng, kế
hoạch bảo hộ lao động và hành chính kinh tế, y tế. Bình chọn thi đua, báo cáo thành
tích, khen thưởng cho cá nhân và tập thể; thực hiện công tác hành chánh như: tiếp
khách, hội họp với khách hàng; quản lý, điều động phương tiện vận chuyển phục vụ
cho công tác chuyên chở hàng hóa đến đại lý.
Phòng kế toán và tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý công tác tài chính, kế toán, tổ
chức hạch toán kinh tế phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Đảm bảo hạch toán
đầy đủ, chính xác các số liệu kế toán, nắm vững tình hình công nợ, thu chi, lập các


7


biểu mẫu, nhật ký chứng từ, kê khai định kỳ cho Công ty. Báo cáo kịp thời những số
liệu cần thiết để phục vụ công tác lãnh đạo của Công ty.
Phòng kế hoạch và kinh doanh: Nghiên cứu thị trường và. tổ chức mạng lưới
bán hàng rộng khắp nhưng có chọn lọc. Thống nhất giá cả giữa các khu vực. Thái độ
phục vụ tích cực đối với mọi khách hàng, thu hồi công nợ định kỳ. Nghiên cứu thị
trường: Nắm vững nhu cầu từng loại sản phẩm cho từng khu khách hàng, giá cả, mẫu
mã bao bì, nhãn hiệu để cải tiến cho phù hợp thị trường. Đồng thời nghiên cứu đối thủ
cạnh tranh. Đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm với các hình thức phương tiện báo chí,
truyền hình, Internet, tham gia hội chợ, tài trợ nông nghiệp, in nhãn hiệu phương tiện.
Chủ động tìm thị trường, tổ chức mua bán vật tư nguyên liệu, sản phẩm theo kế hoạch
của Công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Thay mặt ban giám đốc quan hệ với các cơ
quan, trao đổi việc kinh doanh theo quyền hạn đã ủy nhiệm.

8


Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Thiên Sinh
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
THƯỜNG TRỰC
HỘI ĐỒNG THÀNH VI ÊN
GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

CN. HÀ NỘI


Phòng
Kỹ thuật

Phòng
sản xuất

Phòng Hành
chánh
& nhân sự

CN. KIÊN GIANG

CTY.THIÊN
PHÚC

CN.BÌNH PHƯỚC
VPDD

Phòng kế toán
& tài vụ

Phòng kế
họach & kinh
doanh

Phòng Kỹ
Thuật NN &
Khuyến Nông


Nguồn tin: Phòng hành chính nhân sự

9


Hiện nay các chi nhánh Công ty con của hệ thống Công ty cổ phần Thiên Sinh
đã tách ra và phát triển thành các Công ty sản xuất độc lập theo loại hình Công ty cổ
phần và phân bổ rải rác ở các tỉnh trong cả nước: Chi nhánh ở Kiên Giang đã tách ra
và chuyển thành Công ty cổ phần Thiên Giang, chi nhánh ở Daklak chuyển thành
Công ty cổ phần Thiên Phúc, chi nhánh ở Bình Phước chuyển thành Công ty cổ phần
Thiên Hà.
2.3.2 Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Trong sản xuất kinh doanh, yếu tố con người là yếu tố quyết định. Nếu nhân lực
được đảm bảo đúng mức, có năng lực thực sự sẽ giúp Công ty đạt hiệu quả cao trong
quá trình hoạt động. Trong năm 2006 đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty có
207 người. Cơ cấu lao động trong Công ty được thể hiện như sau:
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua Hai Năm 2005 – 2006
ĐVT: Người
2005
Khoản mục
Tổng lao động

2006

2006/2005

Số

Tỷ lệ


Số

Tỷ lệ

lượng

(%)

lượng

(%)

Tỷ lệ

∆

(%)

190

100,00

207

100,00

17

8,95


- Lao động trực tiếp

117

61,58

127

61,35

10

5,26

- Lao động gián tiếp

73

38,42

80

38,65

7

3,68

156


82,10

171

82,61

15

7,89

34

17,90

36

17,39

2

1,05

2

1,05

2

0,96


0

0,00

57

30,00

64

30,92

7

3,68

131

68,95

141

68,12

10

5,26

Phân theo tính chất công việc


Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
Phân theo trình độ học vấn
- Thạc sĩ
- Đại học, cao đẳng
- Trung cấp, phổ thông

Nguồn tin: Phòng tổ chức hành chánh
Qua bảng 2.1 ta thấy so với năm 2005 số lao động trong năm 2006 tăng thêm
17 lao động, tăng 8,95%. Trong đó, lao động trực tiếp tăng 10 người tương ứng với
5,26%, lao động gián tiếp tăng 7 người tương ứng với 3,68%. Tỷ lệ lao động gián tiếp

10


tăng nhiều hơn lao động trực tiếp là vì Công ty đang muốn duy trì thị trường cũ và mở
rộng thị trường mới cho nên cần nhiều lao động nghiên cứu thị trường và quản lý công
ty tốt hơn.
Do tính chất công việc nặng nhọc và thường xuyên phải đi công tác xa nên số
lao động nam trong Công ty chiếm tỷ lệ cao hơn nữ rất nhiều. Năm 2005 lao động nam
chiếm 82,1%, năm 2006 là 82,61% còn lao động nữ chỉ có 17,39%.
Xét về trình độ, đa phần lao động trong Công ty là lao động phổ thông, năm
2006 có 31,88% là có trình độ đại học và cao đẳng, còn lại 68,12% là lao động trung
cấp và phổ thông.
Nhìn chung với lực lượng lao động hiện nay thì Công ty hoạt động khá ổn định.
Đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ công nhân sản xuất lành nghề,
giàu kinh nghiệm. Những ưu thế này là điều kiện tốt để Công ty có thể mở rộng thị
trường, tăng sản lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.


11


2.4. Qui trình công nghệ chế biến phân bón Komix
2.4.1. Qui trình sản xuất phân bón sinh hóa hữu cơ Komix dạng bột
Hình 2.2. Quy Trình Sản Xuất Phân Khoáng Hữu Cơ Komix Dạng Bột

Than bùn

Phơi khô

Tạp chất cơ học:
rác, cỏ, đất đá

Tách tạp chất cơ học

Nghiền, sàng
Men vi sinh

Lên men
Chất phụ gia

Sàng
Đa lượng
Trung lượng

Phối trộn

Cân, đóng bao


Vi lượng
Chuyên dùng

Sản phẩm

Nguồn: Phòng sản xuất

12


Quy trình sản xuất phân Komix dạng bột bắt đầu từ than bùn thô, qua quá trình
nghiệm thu, phơi, phân loại, nghiền và sàng, kết hợp phân gà phơi khô phối trộn với
nhau, sau đó tiến hành xử lý men vi sinh từ 7-10 ngày với nhiệt độ trên 450 ẩm độ, tạo
thành than men. Than men sẽ được nghiệm thu để chọn lọc loại đạt tiêu chuẩn và bổ
sung đa lượng, trung lượng, vi lượng chuyên dùng và các chất phụ gia khác và tiến
hành phối trộn. Sau giai đoạn phối trộn hoàn tất cho ra Komix thành phẩm. Sau đó
định lượng đóng bao và cho nhập kho.
2.4.2. Quy trình sản xuất phân bón sinh hóa hữu cơ Komix dạng lỏng
Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Phân Khoáng Hữu Cơ Komix Dạng Lỏng

Than bùn

Rong biển

Thủy Phân

Trích Ly

Dịch thủy phân


Dịch rong
Đa lượng
Trung lượng

Phối trộn
Vi lượng
Chuyên dùng

Trung hòa

Chiết chai

Sản phẩm
Nguồn: Phòng sản xuất

13


×