Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH SINH THÁI CỒN PHỤNG THUỘC XÃ TÂN THẠCH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.17 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH SINH THÁI CỒN PHỤNG
THUỘC XÃ TÂN THẠCH - HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH BẾN TRE

NGÔ HOÀNG DIỄM TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHU
DU LỊCH SINH THÁI CỒN PHỤNG THUỘC XÃ TÂN THẠCH - HUYỆN CHÂU
THÀNH - TỈNH BẾN TRE”, do NGÔ HOÀNG DIỄM TRANG, sinh viên khóa 2003,
ngành Kinh Tế, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ……………

PHẠM THANH BÌNH
Người hướng dẫn
( Chữ ký )

_____________________________
Ngày ……. Tháng……….năm


Chủ Tịch Hội Đồng Chấm Báo Cáo
(Chữ ký, Họ tên)

_____________________________
Ngày …. Tháng….. .năm

Thư Ký Hội Đồng Chấm Báo Cáo
(Chữ ký, Họ tên)

_____________________________
Ngày …… Tháng…….năm


LỜI CẢM TẠ
Với những năm tháng ngồi trên giảng đường Đại Học được sự dạy bảo tận tình
của quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM em đã học tập được nhiều điều
bổ ích. Em chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã chỉ dạy cho em những
kiến thức chuyên môn cần thiết để áp dụng vào thực tiễn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Thanh Bình, người đã tận
tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báo trong quá trình học tập nhất là
trong thời gian thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn:
Các cô, chú, anh, chị lãnh đạo khu du lịch Cồn Phụng đã nhiệt tình cung cấp
đầy đủ những tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Các bạn bè, người thân luôn quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người luôn bên cạnh
hỗ trợ cho em hết mực cả về vật chất lẫn tinh thần là ba mẹ, cô chú, anh chị em trong
gia đình.
Xin chân thành cảm ơn.
TP.HCM, ngày 21 tháng 7 năm 2007

Sinh viên
Ngô Hoàng Diễm Trang


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGÔ HOÀNG DIỄM TRANG. Tháng 7 năm 2007. “Xác Định Giá Trị Khu
Du Lịch Sinh Thái Cồn Phụng Thuộc Xã Tân Thạch - Huyện Châu Thành - Tỉnh
Bến Tre”.
NGO HOANG DIEM TRANG. July 2007. “Evaluation of Travelling Con
Phung Ecological Tourism Sector in Tan Thach Village – Chau Thanh District Ben Tre province”.
KDLST Cồn Phụng là một tài nguyên môi trường có giá trị và du lịch là nguồn
lợi chủ yếu. Đề tài này sẽ nghiên cứu tầm quan trọng của hoạt động du lịch giải trí trên
cơ sở đây là một tài sản công không có sự mua bán trên thị trường. Do đó cần phải có
những phương pháp đánh giá được giá trị nội tại của nó dưới một giá cả nhất định.
Phương pháp được tiến hành trong đề tài là điều tra số liệu sơ cấp và tổng hợp
các số liệu thứ cấp. Dựa vào phương pháp định giá giá trị tài nguyên TCM (phương
pháp chi phí du hành: có hai loại ZTCM và ITCM ) để tiến hành xây dựng hàm cầu.
Xây dựng hàm cầu du lịch đến CP dựa trên hai hàm cơ bản:
Hàm dạng tuyến tính: Q = α + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5
Hàm cobb-douglas: Q = X1β1.X2β2.X3β3.X4β4.X5β5.eα
(Trong đó: Q: SLDL, X1: CPDH, X2: TN, X3: SLDLTN, X4: TĐ, X5: TUOI)
Tính ra giá trị thặng dư cho mỗi du khách nội địa đến CP bằng cách lấy tích
phân xác định theo chi phí du hành. Sau đó “Xác định giá trị cho toàn KDLST CP”.
Hàm cầu du lịch xây dựng theo phương pháp ITCM là: LnSLDL = 1,425 –
0,309*LnCPDH + 0,162*LnTN + 0,352*LnSLDLTN + 0,144*LnTĐ+ 0,189*LnTUOI
Xác định được giá trị khu du lịch trong năm 2006 là 149,382.360 tỷ đồng.

.

Hàm cầu du lịch xây dựng theo phương pháp ZTCM là: Ln(SLDL/1.000DAN)

= 3,025 – 0,658*LnCPDH + 2,196*LnTN
Xác định được giá trị khu du lịch trong năm 2006 là 146,798.245 tỷ đồng.

.

Trên cơ sở xác định giá trị khu du lịch Cồn Phụng cuối cùng đưa ra những giải
pháp và kiến nghị nhằm kích thích cầu du lịch ở Cồn Phụng .


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Bố cục đề tài

3

1.5. Ý nghĩa đề tài

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu tổng quan về Tỉnh Bến Tre
2.1.1. Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

5
5
5

a) Điều kiện tự nhiên


5

b) Tài nguyên thiên nhiên

7

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

8

a) Cơ cấu kinh tế

8

b) Cơ sở hạ tầng

8

2.1.3. Hiện trạng phát triển du lịch
a) Mạng lưới kinh doanh

9
9

b) Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch

10

c) Những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre


14

d) Định hướng phát triển du lịch

16

2.2. Giới thiệu khu du lịch sinh thái Cồn Phụng (Cồn Đạo Dừa)

17

2.2.1. Du lịch sinh thái với sức khoẻ con người

17

2.2.2. Giới thiệu khu du lịch sinh thái Cồn Phụng (Cồn Đạo Dừa)

17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

21
21


3.1.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch

21


a) Khái niệm về du lịch

21

b) Khái niệm về khách du lịch

21

3.1.2. Cầu du lịch

22

a) Khái niệm cầu du lịch

22

b) Phân loại cầu du lịch

22

c) Các yếu tố tác động đến cầu du lịch

22

3.1.3. Cung du lịch

23

a) Khái niệm cung du lịch


23

b) Phân loại thị trường khách du lịch theo động cơ của chuyến đi

24

3.1.4. Giá trị của một tài nguyên môi trường
a) Giá trị của một tài nguyên du lịch

25
25

b) Tổng giá trị kinh tế của một tài nguyên môi trường và dịch vụ môi trường 25
3.2. Phương pháp nghiên cứu

26

3.2.1. Giới thiệu một số phương pháp xác định giá trị du lịch, giải trí

26

a) Phương pháp chi phí du hành (TCM: Travel Cost Method)

26

b) Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

28

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài


29

a) Thiết lập hàm cầu và lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng

30

b) Ước lượng các tham số của mô hình

30

c) Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết của mô hình

31

3.2.3. Xác định giá trị khu du lịch sinh thái Cồn Phụng

32

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hành vi khách du lịch nội địa

34
34

4.1.1. Số lượt du khách đến Cồn Phụng 2003-2006

34

4.1.2. Những đặc điểm Kinh Tế Xã Hội của du khách


35

a) Trình độ

35

b) Nghề nghiệp

36

c) Giới tính

37

d) Khách du lịch phân theo độ tuổi

38

e) Thu Nhập

39
vi


4.1.3. Hành vi của du khách nội địa

39

a) Nơi xuất phát của du khách


40

b) Phương tiện giao thông đi du lịch đến Cồn Phụng

40

c) Số lần đến khu du lịch Cồn Phụng trong ba năm gần đây

41

d) Hình thức đi du lịch

41

e) Thời gian lưu trú

42

f) Số người đi trong nhóm khách du lịch nội địa tới Cồn Phụng

42

g) Mục đích chuyến đi

43

h) Lý do khách du lịch đi khu du lịch Cồn Phụng

44


i) Hoạt động thay thế cho chuyến đi đến Cồn Phụng

45

j) Địa điểm du lịch thay thế

46

4.1.4. Đánh giá của du khách khi đến Cồn Phụng

47

a) Thái độ của khách du lịch sau khi đến Cồn Phụng

47

b) Dự định cho chuyến đi tiếp theo

48

4.2. Xác định giá trị khu du lịch sinh thái Cồn Phụng
4.2.1. Giá trị khu du lịch Cồn Phụng theo phương pháp ITCM

49
49

a) Đối với dạng hàm tuyến tính (Liner)

51


b) Đối với dạng hàm Log-Log

52

c) Dạng hàm cầu trong ITCM

52

4.2.2. Giá trị khu du lịch Cồn Phụng theo phương pháp ZTCM

54

a) Thiết lập hàm cầu và lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng

54

b) Đối với dạng hàm tuyến tính (Liner)

56

c) Đối với dạng hàm Log-Log

56

d) Dạng hàm cầu trong ZTCM

57

4.3. Một số ý kiến nhằm kích thích cầu du lịch ở Cồn Phụng

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60
62

5.1.Kết luận

62

5.2.Kiến nghị

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KT-XH

Kinh Tế, Xã Hội

TCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành

ITCM


Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Cá Nhân

ZTCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Vùng

KDLST

Khu Du Lịch Sinh Thái

CP

Cồn Phụng

CPDH

Chi Phí Du Hành

TN

Thu Nhập



Trình Độ

SLDLTN

Số Lần Du Lịch Trong Năm


WTO

Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (World Trade Organization)

WLS

Phương Pháp Ước Lượng Bình Phương Bé Nhất Có Trọng Số
(Weight Least Squares)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. So Sánh Ưu Nhược Điểm của Phương Pháp TCM

27

Bảng 3.2. So Sánh Ưu Nhược Điểm của Phương Pháp CVM

28

Bảng 4.1. Tổng Lượt Khách Du Lịch Đến Cồn Phụng Trong Các Năm

34

Bảng 4.2. Khách Du Lịch Phân Theo Trình Độ

35


Bảng 4.3. Khách Du Lịch Phân Theo Nghề Nghiệp

36

Bảng 4.4. Khách Du Lịch Phân Theo Giới

37

Bảng 4.5. Phân Chia Khách Du Lịch Theo Tuổi

38

Bảng 4.6. Khách Du Lịch Trong Nước Phân Theo Thu Nhập

39

Bảng 4.7. Tỷ Lệ Nơi Xuất Phát của Du Khách

40

Bảng 4.8. Phân Loại Phương Tiện của Khách Du Lịch

40

Bảng 4.9. Hình Thức Đi Du Lịch của Khách Du Lịch

41

Bảng 4.10. Phân Nhóm Tổng Số Người Đi Trong Đoàn


42

Bảng 4.11. Phân Loại Khách Du Lịch Đến Theo Mục Đích

43

Bảng 4.12. Phân Chia Lí Do Du Khách Đến Cồn Phụng

44

Bảng 4.13. Phân Chia Khách Du Lịch Theo Hoạt Động Thay Thế

45

Bảng 4.14. Các Địa Phương Hấp Dẫn về Du Lịch

46

Bảng 4.15. Phân Chia Mức Độ Hài Lòng của Khách Du Lịch

48

Bảng 4.16. Dự Định Viếng Thăm Nơi Khác Gần Cồn Phụng

48

Bảng 4.17. Kết Quả Hồi Quy Lại của Hàm Tuyến Tính giữa Số Lần Du Lịch và Các
Nhân Tố Ảnh Hưởng Theo Phương Pháp ITCM

51


Bảng 4.18. Kết Quả Hồi Quy Dạng Log-Log giữa Số Lần Du Lịch và Các Nhân Tố
Ảnh Hưởng Theo Phương Pháp ITCM

52

Bảng 4.19. Các Vùng Đi Du Lịch Theo Phương Pháp ZTCM

55

Bảng 4.20. Các Tỷ Số Du Lịch Đến Cồn Phụng Theo Các Vùng

55

Bảng 4.21. Kết Quả Hồi Quy Dạng Tuyến Tính giữa Số Lần Du Lịch/1000 người và
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Theo Phương Pháp ZTCM

56

Bảng 4.22. Kết Quả Hồi Quy Dạng Log-Log giữa Số Lần Du Lịch/1000 người và Các
Nhân Tố Ảnh Hưởng Theo Phương Pháp ZTCM
ix

56


Bảng 4.23. Các Giá Trị Khu Du Lịch Cồn Phụng Ước Lượng Theo Vùng

58


Bảng 4.24. Giá Trị KDL CP Theo Phương Pháp ITCM

59

Bảng 4.25. Giá Trị của KDL Cồn Phụng Được Biểu Hiện Bằng Tiền Qua Suất Chiết
Khấu

60

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Trái Cây Cồn Phụng

7

Hình 2.2. Mô Hình Cầu Rạch Miễu

15

Hình 2.3. Khu Du Lịch Cồn Phụng

18

Hình 2.4. Tham Quan Xưởng Làm Kẹo Dừa Cồn Phụng

19


Hình 4.1. Tổng Lượt Khách Du Lịch Đến Cồn Phụng Trong Các Năm

35

Hình 4.2. Khách Du Lịch Phân Theo Trình Độ

36

Hình 4.3. Khách Du Lịch Phân Theo Nghề Nghiệp

37

Hình 4.4. Khách Du Lịch Phân Theo Giới

37

Hình 4.5. Phân Chia Khách Du Lịch Theo Tuổi

38

Hình 4.6. Phân Loại Phương Tiện của Khách Du Lịch

41

Hình 4.7. Hình Thức Đi Du Lịch của Khách Du Lịch

42

Hình 4.8. Phân Nhóm Tổng Số Người Đi Trong Đoàn


43

Hình 4.9. Phân Loại Khách Du Lịch Đến Theo Mục Đích

44

Hình 4.10. Phân Chia Lí Do Du Khách Đến Cồn Phụng

45

Hình 4.11. Phân Chia Khách Du Lịch Theo Hoạt Động Thay Thế

46

Hình 4.12. Các Địa Phương Hấp Dẫn về Du Lịch

47

Hình 4.13. Phân Chia Mức Độ Hài Lòng của Khách Du Lịch

48

Hình 4.14. Dự Định Viếng Thăm Nơi Khác gần Cồn Phụng

49

Hình 4.15. Hàm Cầu Đến Khu Du Lịch Sinh Thái Cồn Phụng Theo ITCM

53


Hình 4.16. Hàm Cầu Đến Khu Du Lịch Cồn Phụng Theo Phương Pháp ZTCM

58

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Ước Lượng và Kiểm Định các Tham Số của Mô Hình Hồi Quy Hàm Cầu
Theo Phương Pháp ITCM
Phụ lục 2. Ước Lượng và Kiểm Định các Tham Số của Mô Hình Hồi Quy Hàm Cầu
Theo Phương Pháp ZTCM
Phụ lục 3. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Theo ITCM
Phụ lục 4. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Theo ZTCM
Phụ lục 5. Bảng câu hỏi điều tra Khách du lịch

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, góp phần quan trọng trong kinh tế quốc dân, giải quyết nạn thất nghiệp đang có
chiều hướng gia tăng. Từ năm 1950 cho đến nay, tính trung bình mỗi năm du lịch thế
giới tăng 7,2% về lượng khách và 12,3 % về thu nhập. Năm 1950 lượng khách quốc tế
mới chỉ đạt 25,3 triệu lượt khách và thu nhập từ du lịch là 2,1 tỷ USD con số tương
ứng của năm 2000 là 698 triệu lượt khách và 4.476 tỷ USD. Theo tổ chức du lịch thế
giới (WTO) trong những năm tới rất khả quan, WTO dự báo đến năm 2010 lượng

khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần 1 tỷ lượt người, thu nhập xã hội từ du
lịch đạt khoảng 900 tỷ USD chủ yếu ở Châu Á Thái Bình Dương trong đó khu vực
Đông Nam Á có vị trí quan trọng chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du
lịch của toàn khu vực. Mặt khác du lịch còn là một trong ba ngành kinh tế dẫn đầu về
giá trị xuất khẩu (cùng với hai ngành: khai thác và chế tạo dầu khí, ngành chế tạo xe
hơi). Là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch đóng vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế
khác cùng phát triển như ngành giao thông, xây dựng, bưu chính viễn thông, ngân
hàng.v.v..Bên cạnh ý nghĩa về mặt kinh tế du lịch còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính
trị, xã hội, môi trường sinh thái. Theo dự báo trong thế kỉ 21 nền kinh tế thế giới sẽ
được dẫn dắt bởi ba ngành hàng đầu đó là công nghệ thông tin, vô tuyến truyền thông
và du lịch. Vì thế du lịch cần phải có nhiều thay đổi và phải được sự quan tâm của cơ
quan, chính quyền địa phương, nhà nước để phát triển toàn diện hệ thống du lịch để du
lịch thật sự là ngành công nghiệp không khói mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Việt Nam là một trong những nước nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu vực
có nền kinh tế sôi động nhất và là nước được xem là an ninh nhất thế giới. Đây là yếu
tố để thu hút khách du lịch trên toàn thế giới và trong cả nước, đặc biệt hoạt động du


lịch sinh thái đang ngày càng phát triển mạnh trong cả nước và phổ biến ở khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở Bến Tre đặc biệt là Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch,
huyện Châu Thành có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch này bởi tại đây
vẫn còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong
lành trong màu xanh của vườn cây ăn trái rộng lớn.
Khi cầu Rạch Miễu bắt qua sông Tiền, Bến Tre sẽ vươn lên phát triển, du lịch là
một trong những mũi đột phá vì thế du lịch cần phải được cải thiện để thu hút khách
du lịch nhiều hơn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao cân bằng được nhu cầu của con
người với khả năng đáp ứng của tự nhiên.
Khu du lịch sinh thái Cồn Phụng là một trong những khu du lịch sinh thái mang
lại nguồn lợi kinh tế lớn cho Bến Tre nói chung và cho dân cư nơi đây nói riêng giúp
họ cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống thông qua lợi ích từ hoạt động này. Với sự

gia tăng số lượng khách du lịch đến đây ngày một đông thì để phát triển hơn nữa
nguồn tài nguyên mang lại lợi ích không những cho dân cư trong vùng mà còn cho cả
các đơn vị kinh doanh du lịch và những du khách đến tham quan nơi đây thì trước tiên
cần phải xác định giá trị nội tại của nó dưới một giá cả nhất định.
Giá trị tài nguyên khi đã xác định sẽ dùng cho phân tích lợi ích – chi phí để làm
các quyết định dự án chính sách liên quan đến tài sản này. Đồng thời việc xác định này
cho thấy giá trị kinh tế của điểm du lịch sinh thái Cồn Phụng sẽ tăng đáng kể nếu hoạt
động du lịch được phát triển và bảo tồn đúng mức và cũng là cơ sở để có những biện
pháp phát huy để mang đến giá trị cao hơn nữa. Du lịch sinh thái khi đã được xác định
sẽ là giá trị được góp vào tổng thu nhập của quốc gia.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là “Xác định giá trị khu du lịch sinh thái Cồn Phụng”.
Mục tiêu cụ thể là:
-Phân tích cầu du lịch dựa trên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với cầu
du lịch.
-Tiến hành xây dựng hàm cầu du lịch đối với Cồn Phụng.
-Xác định giá trị khu du lịch sinh thái và thặng dư của khách du lịch nội địa.
-Dựa trên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với cầu du lịch từ đó đưa ra
một số biện pháp nhằm kích thích cầu du lịch ở Cồn Phụng.
2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích các đặc điểm KT-XH của du khách đến với
khu du lịch sinh thái Cồn Phụng và tính ra giá trị mang đến từ du lịch giải trí thông qua
xác định hàm cầu du lịch nên phạm vi sẽ được tiến hành:
Phạm vi không gian: đề tài này được tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu
thống kê và những thông tin phỏng vấn một cách ngẫu nhiên các du khách trong nước
đến với khu du lịch sinh thái Cồn Phụng thông qua khảo sát thực tế, phỏng vấn du
khách nội địa về các đặc điểm KT-XH và khảo sát ý kiến cũng như mức độ hài lòng về

chất lượng du lịch ở đây.
Phạm vi thời gian:
Số liệu thứ cấp thu thập năm 2005, 2006.
Số liệu sơ cấp thu thập năm 2007.
Phạm vi nội dung thực hiện: xác định toàn bộ giá trị KDLST Cồn Phụng.
1.4. Bố cục đề tài
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu đề tài: lý do, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Sơ lược về điều kiện tự nhiên, tình hình Kinh Tế Xã Hội ở Bến Tre thuận lợi
cho phát tiển du lịch và giới thiệu vài nét về khu du lịch sinh thái Cồn phụng.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần cơ sở lí luận: chương này nêu lên các khái niệm về cung cầu du lịch, giá
trị của một tài nguyên môi trường, các phương pháp để xác định giá trị của một tài
nguyên và một số kiểm định cần thiết.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nghiên cứu và thảo luận một số kết quả sau:
-Hành vi khách du lịch nội địa
+Những đặc điểm KT-XH của du khách như trình độ, thu nhập,…sẽ ảnh hưởng
đến khả năng và nhu cầu đi du lịch của du khách.
+Hành vi của du khách nội địa: có thể cho thấy rõ du khách mong muốn điều
gì, thói quen, sở thích ra sao…Thông qua đó thấy được những hạn chế cần khắc phục,
đề xuất nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến đây.
3


+Đánh giá của du khách khi đến Cồn Phụng.
-Xác định giá trị khu du lịch sinh thái Cồn Phụng:
+Giá trị KDLST Cồn Phụng theo phương pháp ITCM (phương pháp chi phí du
hành theo cá nhân).

+Giá trị KDLST Cồn Phụng theo phương pháp ZTCM (phương pháp chi phí du
hành theo vùng).
Xây dựng hàm cầu du lịch đến CP dựa trên hai hàm cơ bản:
Hàm dạng tuyến tính: Q = α + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5
Hàm cobb-douglas: Q = X1β1.X2β2.X3β3.X4β4.X5β5.eα
Hoặc dạng log-log:
lnQ = α + β1 lnX1 + β2 lnX2 + β3lnX3 + β4lnX4 + β5lnX5
-Một số giải pháp nhằm kích thích cầu du lịch ở Cồn Phụng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra kết luận và một sồ kiến nghị để thu hút du khách đến Cồn Phụng.
1.5. Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa khoa học: xác định giá trị khu du lịch sinh thái Cồn Phụng sẽ làm cơ sở
cho các nghiên cứu về Cồn Phụng. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ môi
trường, bảo tồn khu du lịch Cồn Phụng.
Ý nghĩa thực tế: xác định giá trị khu du lịch sinh thái Cồn Phụng là cơ sở để
khuyến khích, thúc đẩy sự đầu tư của cơ quan nhà nước, địa phương, các doanh nghiệp
đầu tư vào khu du lịch để làm gia tăng giá trị khu du lịch Cồn Phụng và tăng thu nhập
của từng hộ dân cư nơi đây góp phần đáng kể cho thu nhập quốc dân làm cho Cồn
Phụng trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước trong tương lai.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về Tỉnh Bến Tre
2.1.1. Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên
a) Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí

Bến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển
Đông, có bờ biển dài 60km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh
Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Tp. Hồ Chí Minh 85km. Bến Tre
có diện tích là 2.322 km². Dân số của tỉnh là 1.351.000 người (thống kê năm 2005) với
dân tộc chiếm đa số là người Kinh.
Khí hậu, thời tiết

-Nhiệt độ - Lượng mưa
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C đến 27°C. Lượng mưa trung bình hàng
năm từ 1.250 mm đến 1.500 mm.
-Khí hậu
Khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các
tháng còn lại là mùa khô. Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi
trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26oc – 27oC. Trong năm không có nhiệt độ
tháng nào trung bình dưới 20oc. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16 tháng 4
và 27 tháng 7). Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm2. Với vị trí
nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài
vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 15o bắc trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền,
nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt.


Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi. Tuy
nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm
nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.
Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng
nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển.
-Giao thông, Thủy văn

Với chiều dài bờ biển là 65 km, những con sông lớn nối từ biển Đông qua các
cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên), ngược về phía thượng
nguồn đến tận Campuchia, cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan
vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong
phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao
đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh
miền Tây đều phải qua Bến Tre. Ngoài khơi có các đảo nhỏ như Cồn Lợi, Cồn Hồ...
Song song với giao thông thủy, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng
có một vị trí rất đặc biệt. Thị xã Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (qua
Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 từ phà Rạch Miễu qua thị xã Bến Tre,
qua sông Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc
lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang Vĩnh Long.
Tỉnh lộ 888 nối thị trấn Mỏ Cày với thị trấn Thạnh Phú. Tỉnh lộ 885 nối thị xã Bến Tre
với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm. Tỉnh lộ 884 từ ngã ba Tân Thành đến bến
phà Tân Phú. Tỉnh lộ 882 nối quốc lộ 60 với quốc lộ 57. Tỉnh lộ 883 nối quốc lộ 60
qua thị trấn Bình Đại đến xã Thới Thuận.
Dự kiến vào năm 2007, cầu Rạch Miễu – công trình thế kỷ, là niềm mong ước
của bao thế hệ người dân trong tỉnh đang được gấp rút hoàn thành sẽ gối đầu lên hai
bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh. Từ đây, cùng với hệ
thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hoá – Bảo – Minh thông thương là điều
kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế – văn hoá – xã hội của Bến Tre được khơi dậy
và phát triển mạnh mẽ.
6


b) Tài nguyên thiên nhiên
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển
+Nông nghiệp
Bến Tre là vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Đất Bến Tre do phù sa

sông Cửu Long bồi đắp, đặc biệt là ở Hàm Long. Hoa màu chính là lúa, hoa màu phụ
cũng chiếm phần quan trọng là khoai lang, ngô, sắn và các loại rau.
Loại cây kỹ nghệ mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh là dừa, thuốc lá, mía, cà phê,
dâu nuôi tằm, bông, cói.
Bến Tre có gần 40.000 ha trồng dừa. Dừa ở đây rất nhiều trái và lượng dầu cao.
Ngoài nước uống và dầu, dừa còn cho các sản phẩm khác là than dừa, vỏ dừa làm
thảm dừa, dây dừa. Kẹo dừa Bến Tre là đặc sản của vùng. Một dự án trồng xen ca cao
tận dụng bóng mát của dừa mới đưa vào thực hiện đang là vấn đề quan tâm của nông
dân Bến Tre.
Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch, nổi tiếng nhất là có
các loại mía tại Mỏ Cày và Giồng Trôm. Diện tích trồng thuốc lá tập trung ở Mỏ Cày,
nơi có loại thuốc thơm cũng nổi tiếng. Đất bồi thích hợp trồng cói.
Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm,
măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, dứa, vú sữa, mận, ... Trồng nhiều ở huyện
Giồng Trôm, Hàm Long và Châu Thành.
Hình 2.1. Trái Cây Cồn Phụng

Nguồn: www.vnagency.com.vn
7


+Làng nghề
Ngoài kẹo dừa, Bến Tre có các sản phẩm nổi tiếng như bánh tráng Mỹ Lồng,
bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Đơn Nhơn, hàng năm cung ứng cho
thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi. Nới đây cũng
có nghề rang trầu và làm "cau tầm vung" (cau để chín khô trên cây, không xắt ra) rất
nổi tiếng trong nước.
+Thủy sản
Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như
cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm he.

Rừng nước mặn chạy dọc theo bờ biển, mang lại cây dừa nước, chà là, bần. Dân
chúng lấy rượu ở khu rừng mắm Bình Đại, Thạnh Phú để làm nước mắm.
Ruộng muối ở Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri cũng là nguồn lợi khả quan.
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
a) Cơ cấu kinh tế
Nhìn chung, diện mạo nền kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Bến Tre ngày
càng có nhiều khởi khắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công
nghiệp và dịch vụ. Với các ngành kinh tế mũi nhọn là kinh tế thủy sản và kinh tế vườn.
Có thể nói, hơn 50 mươi năm trước, toàn Đảng, toàn Quân và dân tỉnh Bến Tre không
cam chịu trước sự áp bức và đô hộ của ngoại xâm đã đồng lòng lập nên kỳ tích lịch sử
với chiến công phong trào “Đồng Khởi”. Ngày nay, với phong trào “Đồng khởi mới”
người dân Bến Tre không cam chịu đói nghèo đã và đang vươn tới những tầm cao
mới.
b) Cơ sở hạ tầng
Hệ thống thông tin liên lạc
Tỉnh đã hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc thống suốt từ tỉnh, huyện, xã
trong nước và quốc tế với đủ loại hình điện thoại, điện tín, điện báo, Fax và thư điện
tử...
Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông trong giai đoạn mới, đồng
thời phù hợp phù hợp với những mục tiêu về chiến lược tăng tốc của ngành, dự kiến

8


trong thời kỳ 2001 - 2010 mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh sẽ được đầu tư đổi
mới một cách căn bản.
Bình quân mỗi năm đầu tư mới khoảng 6.000 - 7.000 lines để đến năm 2010
đạt 110.000 số, bình quân 6,3 máy điện thoại/100dân.
Đầu tư mạch vòng các huyện Ba Tri – Bình Đại - Thạnh Phú, mạng vô tuyến
phục vụ đánh bắt thủy sản cho 3 huyện ven biển Bình Đại, Thạnh Phú và Ba Tri. Xây

dựng các tuyến cáp quang đến tất cả các bưu cục III, về mạng truy nhập. Bình quân
hàng năm sẽ đầu tư 400 - 500 km cáp các loại, đảm bảo cung cấp đủ dịch vụ tới những
khách hàng có nhu cầu
Đầu tư, phát triển và cơ giới hoá ruộng vườn: Để thực hiện thắng lợi quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tiền đề cơ bản nhất đã được
lãnh đạo các cấp/ngành xác chú trọng. Đó là đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn và cơ giới hóa ruộng vườn. Đến nay, hệ thống thủy lợi từng bước hoàn chỉnh,
phục vụ tưới tiêu cho trên 80% diện tích canh tác. Trong trồng lúa, nông dân đã sử
dụng máy cày thay trâu bò làm đất đến 90%; gần 50% diện tích sử dụng máy xạ hàng;
80% diện tích được cơ giới hóa trong tưới tiêu.
Thành quả lớn nhất phải kể đến là với phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm đã từng bước nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông nông thôn. Tính
tới nay, đã nhựa hóa, bê tông hóa 1.860 km đường liên xã, ấp; xây dựng 1.370 cầu bê
tông, cầu thép không gian thay cầu khỉ; 160/162 xã phường có đường ô tô đến trung
tâm; tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 90%; hệ thống bưu chính viễn thông phát triển mạnh, tỉ
lệ hộ dân sử dụng điện thoại đạt 07 máy/100 dân. Đặc biệt, trong năm 2005, đã hình
thành và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả Trạm Thông tin Khoa học công nghệ
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đã tạo điều kiện cho người dân vùng
nông thôn tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật và thực tiễn hoạt động sản xuất và
đời sống xã hội. Nhờ đó, đã phá thế cách biệt giữa thành thị với nông thôn, hội nhập
vào quá trình phát triển của đất nước
2.1.3. Hiện trạng phát triển du lịch
a) Mạng lưới kinh doanh
Ngành du lịch Bến Tre ra đời không sớm (năm 1983) và mãi đến năm 1990 mới
bắt đầu ổn định, đẩy mạnh hoạt động. Từ chỗ là một Công ty du lịch, chủ yếu kinh
9


doanh lữ hành nội địa và một số dịch vụ khác, đến nay Bến Tre có 2 doanh nghiệp nhà
nước về du lịch và gần 20 doanh nghiệp tư nhân hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực kinh

doanh khách sạn.
b) Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch
Nhờ sự kết hợp giữa nhà nước và người dân để khai thác du lịch, Bến Tre đã có
tốc độ phát triển lớn trong lĩnh vực này. Nếu năm 2002, lượng khách quốc tế đến Bến
Tre chỉ khoảng 110.000 người, doanh thu đạt 45,5 tỷ đồng; đến năm 2005 đã tăng lên
gần 151.000 người, doanh thu vượt qua ngưỡng 83 tỷ đồng. Ngay từ tháng đầu năm
2006, trên 20 hãng lữ hành từ khắp địa phương đã ký hợp đồng đưa khách đến các
điểm du lịch ở Bến Tre. Ba tháng đầu năm nay, Bến Tre đã đón gần 79.000 du khách,
trong đó có trên 26.000 khách quốc tế.
Một số địa điểm du lịch ở Bến Tre
Các khu du lịch sinh thái
Hiện, Bến Tre có 29 điểm du lịch vườn, dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long về
loại hình du lịch sinh thái vườn. Nhiều điểm du lịch do người dân quản lý đã không
chỉ khai thác vườn mà còn mở ra giới thiệu những nghề truyền thống, văn hoá dân
gian.
-Một số địa điểm du lịch có tiếng là:
Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong) thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có nhiều
vườn dừa và vườn cây ăn quả.
Cồn Tiên, thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp, hàng
năm vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng vạn người đến tắm và vui chơi giải trí.
Sân chim Vàm Hồ, thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri,
là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò và vạc và các loài chim thú hoang dại khác cùng
với rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây ổi, so đủa, đậu ván,
mãng cầu xiêm, dừa nước, đước đôi, bụp tra, chà là, ô rô, rau muống biển...
Vườn cây ăn trái Cái Mơn, thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách
-Các khu Du tích khác thu hút khách du lịch
Bến Tre còn là vùng của địa linh nhân kiệt, là nơi sản sinh những anh hùng hào
kiệt: vị tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh Phan Thanh Giản; nhà văn hóa lỗi lạc, nhà
sử học, dịch thuật Trương Vĩnh Ký; những nhà yêu nước theo từng dòng văn học như
10



Võ Trường Toản, Phan Văn Trị; là chốn dừng chân lúc cuối đời của cụ Nguyễn Đình
Chiểu… Sự kết hợp hài hòa giữa du lịch sinh thái và du lịch văn hóa– lịch sử là nét
chủ đạo trong định hướng du lịch của tỉnh. Có một vị khách ngoại quốc nói rằng:
“Tiềm năng vô giá của các bạn là chủ nghĩa anh hùng Cách mạng”. Bến Tre rất tự hào
với truyền thống cách mạnh kiên cường qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ. Nôi đồng khởi Định Thủy– Mỏ Cày, đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định
(Lương Hòa– Giồng Trôm) là chốn viếng thăm của nhiều du khách; hoặc xuôi về
Thạnh Phú, nơi có những vuông tôm, vuông cua nối nhau kéo tận mép biển, nơi có
ngôi nhà cổ Hương Liêm hàng trăm năm tuổi ở Đại Điền. Và hơn tất cả, đó là nơi có
con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển, đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc– Nam
(Khâu Băng– Thạnh Phong). Về với biển, được áp chân lên bãi cát phủ phù sa mịn
màng, thi vị; một tấm bia tưởng niệm, một nhà hàng để khách dừng chân, tuy không
lắm tiện nghi nhưng rất hấp dẫn với những ai hướng về nguồn cội.
Cồn Quy
Đây là một cồn đất rộng trên 65 ha, ở phía hạ lưu sông Tiền, giữa hai xã Tân
Thạch và Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cách trung tâm thị xã khoảng
20 km đường sông.
Vào năm 1955, ông Phạm Cao Thăng là người đầu tiên đến đây khai hoang lập
ấp. Ông đã trồng cây bần để giữ đất không bị trôi. Những năm về sau, nhờ lượng phù
sa bồi đắp nên diện tích cồn Qui ngày càng mở rộng. Vì thế, ngày càng nhiều hộ gia
đình đến đây sinh sống và khai thác đất trồng hoa màu và nhiều loại cây ăn trái.
Dạo chơi trên sông Tiền, du khách thường được đưa đến cồn Qui để tham quan
các vườn cây ăn trái như sapô, nhãn, bưởi..., thưởng thức các loại trái cây thơm ngon
và mật ong, nhất là mật ong pha rượu rất thơm và ngon.
Từ thị xã Bến Tre đi theo đường Nguyễn Thị Định và đường 885 đến thị trấn
Ba Tri – Bến Tre, là nơi sinh sống và an nghỉ của những danh nhân văn hóa: Võ
Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu và Phan Thanh Giản.
Lăng Mộ Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)

Khu du tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Đình Chiểu thuộc xã An Đức, cách thị
trấn Ba Tri không đầy một km. Khu lăng mộ cũ được xây dựng năm 1972 và khánh
thành năm 1974. Hiện nay, Chính quyền tỉnh Bến Tre đã cho xây dựng mới nhà thờ và
11


nhà trưng bày sự nghiệp và thân thế của cụ Nguyễn Đình Chiểu, mở rộng thêm khu
lăng mộ của ông, tạo nên điểm tham quan, vui chơi hấp dẫn cho nhân dân địa phương
và du khách phương xa đến thăm viếng. Khu nhà thờ và nhà trưng bày mới vừa được
xây dựng nằm cạnh khu di tích cũ, khởi công xây dựng ngày 01/7/2000 và khánh
thành ngày 01/7/2002.
Ông là một nhà thơ lớn yêu nước nổi tiếng của miền Nam và cả nuớc. Những
tác phẩm của ông phản ánh tinh thần yêu nước, đề cao trung, hiếu tiết nghĩa, khí phách
của ông và thời ông sống. Ông là cây bút cuối cùng của dòng văn học Hán Nôm và tác
phẩm được truyền tụng rộng rãi cho đến ngày nay là “Lục Vân Tiên”.
Từ thị trấn Ba Tri đi khoảng 10km theo đường nội bộ để đến khu mộ, đền thờ
Võ Trường Toản và Phan Thanh Giản.
Khu Mộ Và Đền Thờ Võ Trường Toản
Khu di tích mộ và đền thờ Võ Trường Toản thuộc ấp thạnh Nghĩa, xã Bảo
Thạnh, huyện Ba Tri. Cách trung tâm thị trấn Ba Tri khoảng 10 km và cách thị xã Bến
Tre khoảng 50 km. Khu lăng mộ được xây năm 1995 và nhà thờ được xây dựng năm
1997. Cổng của khu lăng mộ và đền thờ hiện nay do báo Tuổi Trẻ ủng hộ xây dựng và
khánh thành nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2004. Khu di tích này đã được Bộ
Văn hóa – Thông tin quyết định công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia ngày
31/8/1998.
Võ Trường Toản là một nhà nho lớn, một nhà giáo tài ba lỗi lạc ở miền Nam –
Việt Nam ở thế kỷ 18. Là người học rộng, tài cao, theo đạo thánh hiền, có chí hướng
thanh cao. Sở học của ông đạt đến bậc uyên thâm. Ông không tham gia chính sự mà
lánh ẩn về mở trường dạy học. Học trò của ông có đến hàng trăm người. Cuộc đời làm
thầy giáo, ông đã đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài như: Ngô Tùng Châu, Trịnh

Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm...
Ông mất ngày 27/7/1792 (tức ngày mùng 09/6 năm Nhâm Tý) tại làng Hòa
Hưng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định và an táng tại địa phương này.
Khu Mộ Phan Thanh Giản (1796 – 1867)
Khu di tích mộ Phan Thanh Giản thuộc xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Cách khu
mộ và đền thờ cụ Võ Trường Toản khoảng 200 mét. Đây là quê hương cũng là nơi an

12


nghỉ cuối cùng của ông. Trước đây khu mộ ông đã xuống cấp. Năm 2004, gia đình họ
Phan đã chung góp để xây dựng, trùng tu khu mộ và nhà thờ ông thêm khang trang.
Phan Thanh Giản là người đỗ tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ. Là một
danh sĩ, đại thần của triều Nguyễn trải qua ba đời vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Từ khu di tích mộ Võ Trường Toản đi tiếp tục khoảng 15km đến sân chim Vàm
Hồ. Hoặc từ thị xã Bến Tre theo đường 885 đến thị trấn Giồng Trôm gặp ngã ba, quẹo
trái vào khoảng hơn 15km.
Sân Chim Vàm Hồ
Sân chim Vàm Hồ là một khu du lịch sinh thái thuộc địa phận xã Tân Mỹ,
huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tọa lạc giáp cửa sông Ba Lai, cách cống đập Ba Lai
khoảng 800 mét. Sân chim này cách thị xã Bến Tre khoảng 35km. Có thể đi theo
đường bộ hoặc đường thủy đến sân chim Vàm Hồ.
Sân chim này có diện tích rộng hơn 40 ha, trong đó có 15 ha rừng chà là nguyên
sinh. Là nơi trú ngụ của hơn 500.000 con cò và vạc cùng các loài chim khác như: cồng
cộc, le le, quắm trắng, diệc xám, vòng vọc... Và các loài thú hoang dại như chồn, dơi,
rắn, trăn... Tất cả gồm 84 loài, thuộc 35 họ và 12 bộ. Trong đó chiếm đa số là loài cò
ruồi, cò ngà và vạc... Chính các chủng oại chim này đã tạo nên cụm từ “sân chim” hay
“vườn chim” ở đồng bằng Nam bộ.
Sân chim này có hai loài cây chính là chà là và đước. Ngoài ra, trên đường vào
sân chim là một thảm thực vật phong phú có các loại cây như dừa nước, so đũa, đậu

ván, mãng cầu xiêm..., bên trong sân chim có các loại cây như đước đôi, bụp tra, ô rô,
rau muống biển... Tuy nhiên, chim chỉ làm tổ trên cây chà là có gai, còn đước là nơi
chúng nghỉ chân sau khi tắm mình trong dòng kinh.
Từ thị xã Bến Tre theo quốc lộ 60, qua phà Hàm Luông, tiếp tục đi đến thị trấn
Mỏ Cày có ngã ba, quẹo trái vào khoảng 3.300 mét đến khu di tích Làng du kích Đồng
Khởi.
Quê Hương Đồng Khởi
Làng du kích quê hương Đồng Khởi thuộc xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày – Bến
Tre. Cách thị xã Bến Tre hơn 15 km. Là nơi nổi dậy đầu tiên của phong trào Đồng
Khởi năm 1960, nơi từng là cái nôi cách mạng của miền Nam.

13


×