Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH VÀ HIỆU QỦA SẢN XUẤT HEO THỊT Ở XÃ PHẠM VĂN CỘI HUYỆN CỦ CHI. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH VÀ HIỆU QỦA SẢN XUẤT
HEO THỊT Ở XÃ PHẠM VĂN CỘI - HUYỆN CỦ CHI.
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÔ VĂN PHONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NHGÀNH: KN & PTNN

Thành Phố Hồ ChíMinh
Tháng 12/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, xác nhận khóa luận “Quy Trình Sản Xuất
Sạch Và Hiệu Quả Sản Xuất Heo Thịt ở Xã Phạm Văn Cội – Huyện Củ Chi– Thành
Phố Hồ Chí Minh” do Ngô Văn Phong, sinh viên khóa 29, ngành phát triển nông thôn
và khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày_________________
Trang Thị Huy Nhất
Người hướng dẫn
(chữ ký)
________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(chữ ký

(chữ ký

Họ tên )

Họ tên)

_______________________
Ngày

năm

tháng

_______________________

năm

Ngày

2

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên con xin gửi đến cha mẹ lời tri ân thành kính: người đã sinh thành
và nuôi dưỡng con khôn lớn và tạo điều kiện cho con học tập
Tôi xin cám ơn thành đến các cô chú ở UBND huyện củ chi đã tận tình động
viên, tạo điều kiện cho tôi và các bạn trong 4 năm học vừa qua
Tôi chân thành cám ơn toàn thể ban giám đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng
Hiệp, tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn và các anh chị trong xí nghiệp, tổng công ty
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập
Tôi chân thành cảm ơn đến các phòng ban: trạm khuyến nông, phòng kinh tế,
phòng thống kê đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập, thu thập
số liệu để thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm. Thành Phố
Hồ Chí Minh, thầy cô khoa kinh tế đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu, đặc
biệt là cô Trang Thị Huy Nhất đã tận tình truyền đạt kiến thức giúp tôi hoàn thành
khóa luận văn tốt nghiệp.
Sinh viên
Ngô Văn Phong

3


NỘI DUNG TÓM TẮT

Ngô Văn Phong. Tháng 12 năm 2007. “Quy Trình Sản Xuất Sạch và Hiệu Qủa
Sản Xuất Heo Thịt ở Xã Phạm Văn Cội - Huyện Củ Chi - Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Ngo Van Phong. March 2007. “Safe Production Process And Efficiency Of Pig
Raising, Pham Van Coi Commune, Cu Chi District, Ho Chi Minh City”.
Đề tài nhằm tìm hiểu về quy trình sản xuất sạch và hiệu qủa sản xuất heo thịt

của xí nghiệp Đồng Hiệp so với sản xuất thường. Tiến hành khảo sát mô hình sản xuất
sạch, sản xuất thường theo 2 quy mô (100 heo sinh sản của xí nghiệp, 30 heo sinh sản
của trang trại), trên cơ sở đó tính toán và so sánh hiệu qủa sản xuất 1 tấn heo thịt của 2
loại hình sản xuất. Tìm ta những thuận lợi và khó khăn để phát triển loại hình sản xuất
trên địa bàn huyện củ chi.
Đề tài vận dụng các phương pháp: điều tra phỏng vấn, thu thập số liệu thứ cấp,
sơ cấp, tổng hợp và xử lý số liệu phân tích, so sánh và đánh giá sản xuất sạch so với
sản xuất thường
Kết qủa nghiên cứu cho thấy: thực hiện quy trình sản xuất sạch thì có hiệu qủa
kinh tế cao hơn sản xuất thường. Tuy chi phí ban đầu có cao hơn sản xuất thường, đòi
hỏi khoa kỷ thuật cao, nguồn vốn lớn. Trong sản xuất tiết kiệm được chi phí: tiêu hao
thức ăn ít, đàn heo phát triển tốt tăng trọng nhanh so với sản xuất thường. Qua đó đưa
ra giải pháp phát triển sản xuất heo thịt sạch phát mạnh trên địa bàn huyện.

4


MỤC LỤC
Trang

5


Danh Mục Các Chữ Viết Tắt

xii

Danh Mục Các Bảng

xiii


Danh Mục Các Hình

xiv

Danh Mục Các Sơ Đồ

xv

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt Vấn Đề

1

1.2. Mục Đích Và Nội Dung Nghiên Cứu

2

1.3. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu

2

1.3.1. Đối Tượng Nghiên Cứu

2

1.3.2. Phạm Vi Nghiên Cứu

2


1.4. Cấu Trúc Luận Văn

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Khái Quát Về Địa Bàn Huyện Củ Chi
2.1. Đặc Điểm Tự Nhiên

4

2.1.1. Vị Trí Địa Lý

4

2.1.2. Địa Hình

7

2.2. Điều Kiện Xã Hội

7

2.2.1. Dân Số

7

2.2.2. Lao Động

7


2.3. Điều Kiện Kinh Tế

8

2.3.1. Trồng Trọt

8

2.3.2. Chăn Nuôi

8

6


2.3.3. Công Nghiệp

8

2.3.4. Thương Mại Dịch Vụ

9

2.3.5. Cơ Sở Hạ Tầng

9

2.4. Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi Của Huyện

7


9


2.5. Giới Thiệu Về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

9

2.5.1. Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Xí Nghiệp

9

2.5.2. Các Tiêu Chí Sản Xuất Sạch Và An Toàn Của Xí Nghiệp

10

2.5.3. Quy Trình Chăn Nuôi Heo Sạch Của Xí Nghiệp

11

2.5.3.1. Cơ Sở Vât Chất Kỹ Thuật

11

2.5.3.2 Quy Trình Chăn Nuôi

12

2.5.3.3. Quy Trình Chọn Và Nhân Giống


13

2.5.3.4. Thức Ăn

13

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ Sở Lý Luận

14

3.1.1. Các Khái Niệm

14

3.1.1.1. Khái Niệm Heo Sạch

14

3.1.1.2. Quy Trình Sản Xuất Sạch

14

3.1.1.3. Khái Niệm Và Tiêu Chí Nhận Dạng Trang Trại

15

3.1.1.4. Khái Niệm Tiêu Chuẩn GAP

16


3.1.2 Hệ Thống Các Tiêu Chuẩn Và Chứng Nhận

17

3.1.2.1. Quy Trình Và Lợi Ích Chứng Nhận HACCP

17

3.1.2.2. Quy Trình Và Lợi Ích Chứng Nhận ISO

20

3.1.2.3.Tiêu Chuẩn Nước Sạch Viật Nam

21

3.1.2.4. Giá Trị Kiểm Định Giống (EBV)

21

3.1.3. Các Chỉ Tiêu Xác Định Kết Qủa - Hiệu Qủa Sản Xuất

21

3.2. Phương Pháp Nghiên Cứu

22

8



CHƯƠNG 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Quy Trình Sản Xuất Sạch Của Xí Nghiệp

23

4.1.1. Nguồn Gốc Con Giống

23

4.1.2. Công Tác Giống

24

4.1.3. Cơ Cấu Đàn Heo Năm 2006

26

4.1.4 Thức Ăn

27

4.1.4.1. Nhóm Định Mức Và Chủng Loại Thức Ăn (Kg/Ngày)

28

4.1.4.2. Thành Phần Dinh Dưỡng Thức Ăn của heo

29


4.1.5. Nước Uống Của Heo

30

9


4.1.5.1. Nhu Cầu Nước Uống Của Heo

30

4.1.5.2. Xử Lý Nước Đầu Nguồn

30

4.1.5.3.Kiểm tra Nước Cuối Nguồn

32

4.1.6. Thú Y Và Phòng Dịch

33

4.1.6.1. Quy Trình Tiêm Phòng Vaccin

33

4.1.6.2. Quy Trình Phòng Ngừa Ngoại Ký Sinh Trùng


34

4.1.7. Quy Trình Xử Lý Chất Thải

35

4.1.8. Kiểm Dịch Động Vật

36

4.2. Kết Qủa - Hiệu Qủa Sản Xuất Sạch Của Xí Nghiệp (khảo sát 100 heo sinh

37

sản)
4.2.1. Chi Phí Tiêu Tốn Thức Ăn Trung Bình Của 1 Heo

37

4.2.2. Kết Qủa Sản Xuất Heo Thịt Của Xí Nghiệp (779 con)

39

4.3. Kênh Tiêu Thụ Heo Thịt Của Xí Nghiệp

10

43



4.4. Quy Trình Sản Xuất Thường Của Trang Trại

44

4.4.1. Nguồn Gốc Con Giống Của Heo Trại

44

4.4.2. Công Tác Giống Của Trang Trại

45

4.4.3 Nhóm Định Mức Và Chủng Loại Thức Ăn Của Heo Trại (Kg/Ngày)

46

4.4.4. Thành Phần Dinh Dưỡng Thức Ăn Của Heo Trại

47

4.4.5. Nước Uống Của Heo Trại

47

4.4.6. Thú Y Và Phòng Dịch

48

4.4.6.1. Tiêm Phòng Vaccin


48

4.4.6.2. Phòng Ngừa Ngoại Ký Sinh Trùng

49

4.4.7. Xử Lý Chất Thải Của Trang Trại

49

4.4.8. Tình Hình Kiểm Dịch Của Trang Trại

49

4.5. Kết Qủa Xuất Sản Phẩm Của Heo Trại (30 Heo Sinh Sản)

50

4.5.1. Chi Phí Tiêu Tốn Thức Ăn Trung Bình Của 1 Heo

50

4.5.2. Kết Qủa Sản Xuất Của Heo Trại (234 Con Heo Thịt)

51

4.6. Kênh Tiêu Thụ Heo Thịt Của Trang Trại

54


4.7. So Sánh Quy Trình Sản Xuất Sạch Và Thường

55

4.8. So Sánh Kết Qủa - Hiệu Qủa Sản Xuất Của 1 Tấn Heo Thịt

56

4.8.1. Cơ Cấu Chi Phí Của 1 Tấn Heo Thịt

56

4.8.2. So Sánh Kết Qủa - Hiệu Qủa Sản Xuất 1Tấn Heo Thịt Sạch So Sản

57

Xuất Thường
4.9. Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Heo Thịt Sạch

58

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết Luận

61

5.2. Đề Xuất Kiến Nghị

62


Tài Liệu Tham Khảo
Phụ Lục

11


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCT: tổng công ty
BCTC: bao cáo tài chính 2006
BHXH, BHYT, KPCĐ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
CPCS: chi phí chăm sóc
CPVC: chi phí vật chất
CP: chi phí
SP: sản phẩm
LN: lợi nhuận
DT: doanh thu
TCPSX: tổng chi phí sản xuất
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam

12


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Chi Phí Đầu Tư Sản Xuất Sạch

12

Bảng 3.1: Tiêu Chuẩn Nước Sạch Việt Nam


21

Bảng 4.1: Định Mức Và Chủng Loại Thức Ăn Của Heo

28

Bảng 4.2: Thành Phần Dinh Dưỡng Thức Ăn

29

Bảng 4.3: Nhu Cầu Nước Của Heo (lít/ngày)

30

Bảng 4.4: Quy Trình Tiêm Phòng Vaccin

33

Bảng 4.5: Quy Phòng Ngừa Ngoại Ký Sinh Trùng

34

Bảng 4.6: Chi Phí Tiêu Tốn Thức Ăn Trung Bình Của Heo

37

Bảng 47: Kết Quả Chi Phí

39


Bảng 4.8: Nhóm Định Mức Và Chủng Loại Thức Ăn Cho Heo

46

Bảng 4.9: Thành Phần Dinh Dưỡng Thứa Ăn Heo Trại

47

Bảng 4.10: Lịch Tiêm Phòng Vaccin

48

Bảng 4.11: Chi Phí Thức Ăn Trung Bình Cho Của Heo

50

Bảng 4.12: Kết Quả Chi Phí

51

Bảng 4.13: So Sánh Quy Trình Sản Xuất

55

Bảgng 4.14: So Sánh Chi Phí 1 Tấn Heo Sạch So Với Sản Xuất Thường

56

Bảng 4.15: So Sánh 1 Tấn Heo Thịt


58

Bảng 4.16: So Sánh 2 Phương Pháp Sát Trùng

59

Bảng 4.17: Chi Phí Xây Dựng Hầm Ga Và Máy Phát Điện

59

13


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản Đồ Hành Chánh Huyện Củ Chi

6

Hình 2.2: Biểu Tượng Logo của Xí Nghiệp

10

Hình 4.1: Cơ Cấu Nhóm Heo

27

Hình 4.2: Silô Và Bồn Chứa Thức Ăn

28


Hình 4.3: Trang Trai Sản Xuất Thường

45

14


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ Đồ 3.1: Quy Trình Thực Hiện HACCP

18

Sơ Đồ 3.2: Quy Trình Thực Hiện Chứng Nhận ISO

20

Sơ đồ 4.1: Kênh Tiêu Thụ Heo Thịt Của Xí Nghiệp

43

Sơ đồ 4.2: Kênh Tiêu Thụ Heo Thịt Của Trang Trại

44

15


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt Vấn Đề
Sau ngày giải phóng, nước ta đi vào xây dựng kinh tế. Từ năm 1986 nền kinh
tế nước ta bước sang trang mới bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế theo cơ chế thị
trường. Từ giai đoạn đổi mới đến nay đất nước phát triển vượt bậc gặt hái nhiều thành
công: tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2006 là 8.17% so với năm 2005 là 8.4% xã hội ổn
định đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao 720USD/người (www.viwikipedia.org).
Do đó người tiêu dùng ngày càng có thị hiếu cao hơn về sản phẩm tiêu dùng nói chung
và thị trường thịt heo nói riêng.
Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp: Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có
số đầu heo và sản lượng thịt lớn nhất thế giới: chăn nuôi Việt Nam đóng vai trò quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp, từ 2001- 2005 tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi đạt
10% năm nhưng chất lượng chưa cao. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển đổi theo
hướng từ trồng trọt sang chăn nuôi, lao động nông nghiệp đông 80% dân số trong đó
có 13 triệu hộ nông dân có chăn nuôi. Tại TPHCM mức tiêu thụ thịt bình quân 25,3
kg/người/năm, tiêu thụ hàng năm 142.000 tấn (Nguyễn Văn Tân: Sagrifood, 21-092007 01:31:02)
Trong xu thế đó, chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với hộ sản xuất và toàn xã
hội đồng thời cũng là món ăn truyền thống của gia đình Việt Nam và hướng tới xuất
khẩu. Theo xu thế phát triển con người có điều kiện kinh tế hơn, thị trường ngày càng
đòi hỏi khắt khe: do đó các nhà sản xuất xây dựng nên quy trình sản xuất sạch trong
chăn nuôi heo trong đó có xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp nhằm cung cấp sản
phẩm sạch có chất lượng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

16


Ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng đã đem lại lợi ích
kinh tế thiết thực cho hộ gia đình, nhà sản xuất, góp phần giải quyết việc làm khu vực
ngoại thành đồng thời giải quyết nhu cầu sản phẩm cho xã hội.

Xuất phát từ thực tế trên đồng thời được sự hướng dẫn của cô Trang Thị Huy
Nhất và sự đồng thuận của ban chủ nhiệm khoa kinh tế trường ĐHNL.TPHCM, sự
giúp đở của xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp: tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Quy
Trình Sản Xuất Sạch và Hiệu Qủa Sản Xuất Heo Thịt ở Xã Phạm Văn Cội - Huyện
Củ Chi - TPHCM”.
1.2 Mục Đích và Nội Dung Nghiên Cứu
- Tìm hiểu thực chất sản xuất sạch của xí nghiệp nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu
dùng.
- So sánh kết qủa - hiệu qủa sản xuất heo thịt ở xí nghiệp và trang trại.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn để hiểu rõ hơn về những điều kiện của sản xuất
sạch, từ đó đề xuất những giải pháp về sản xuất kinh doanh và chính sách nhằm đẩy
mạnh việc sản xuất sản phẩm chăn nuôi sạch trên địa bàn huyện.
- Giải pháp phát triển sản xuất heo thịt sạch.
1.3. Đối Tượng và Phạm Vi Nghiên Cứu
1.3.1. Đối Tượng Nghiên Cứu
- Đối tượng chính là xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp.
- Đối tượng phụ là trang trại sản xuất thường, để đối sánh.
- Chuỗi thực phẩm từ đầu vào cho đến đầu ra và hiệu qủa kinh tế chỉ tính trên heo thịt.
1.3.2. Phạm Vi Nghiên Cứu
- Không gian: Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp.
- Phạm vi đề tài: tập trung nghiên cứu mô hình sản xuất sạch Xã Phạm Văn Cội, Huyện
Củ Chi. Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian: từ 26/07/2007đến 25/10/2007
1.4 Cấu Trúc Luận Văn
Đề tài gồm 5 chương

* Chương 1: Mở đầu

17



Trình bài lý do thực hiện đề tài, nêu mục đích, phạm vi nghiên cứu và nội dung
nghiên cứu, sơ lược cấu trúc luận văn

* Chương 2: Tổng quan
Khái quát một số nét chính của huyện về các mặt: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và các cơ sở hạ tầng chính
Tình hình chăn nuôi của huyện trong đó có xí nghiệp chăn heo Đồng Hiệp và trang trại
heo ở ấp Phú Lợi, Phú Mỹ Hưng, Củ Chi.

* Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số lý luận chung, các khái niệm, mô tả liên quan đến xí nghiệp,
trang trại
Trình bày một số chỉ tiêu lý luận về hiệu qủa kinh tế và phương pháp nghiên cứu

* Chương 4: Kết qủa nghiên cứu và thảo luận
Khảo sát quy trình chăn nuôi heo sạch của xí nghiệp
So sánh hiệu qủa kinh tế theo sản xuất sạch của xí nghiệp, sản xuất thường của trang trại
từ đó đưa ra định hướng, giải pháp để phát triển sản xuất tốt hơn

* Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược những kết qủa chính trong quá trình nghiên cứu
Đề xuất kiến nghị.

18


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1 Đặc Điểm Tự Nhiên
2.1.1 Vị Trí Địa Lý
Huyện củ chi nằm trong vành đai xanh của Thành Phố Hồ Chí Minh với tổng
diện tích tự nhiên là 428.526 ha cách Thành Phố Hồ Chí Minh về phía Tây Bắc 35 km
theo quốc lộ 22. Thị Trấn Củ Chi nằm giữa hai tuyến đường quan trọng về thành phố và
các tỉnh lân cận, tỉnh lộ 15 và đường Xuyên Á (quốc lộ 22)
 Tọa độ địa lý huyện Củ Chi:
106.22’ đến 106.40’ kinh độ đông
10555’ đến 1110’ vĩ độ bắc
 Vị trí hành chánh của huyện Củ Chi: huyện Củ Chi gồm có 20 xã và một Thị Trấn
-

Phía bắc giáp Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh

-

Phía đông – đông bắc có sông Sài Gòn làm ranh giới giữa huyện Củ Chi và
tỉnh Bình Dương

-

Phía tây – tây nam giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An

-

Phía nam có sông Sài Gòn, Thầy Cai là ranh giới giữa huyện Củ Chi và Hóc
Môn. Thành Phố Hố Chí Minh

Huyện Củ Chi có đặc điểm tự nhiên thuận lợi cho sản xuất kinh doanh: nằm trên
tuyến đường giao thông giữa Thành Phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây

Ninh đi qua nước bạn Campuchia thuận lợi cho giao đổi thương mại và giao lưu văn
hóa
Huyện Củ Chi nằm giữa hai nhánh sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông có nhiều
kênh rạch, thuận lợi cho giao thông thủy phát triển tạo ra nhiều bến phà, cảng bốc vở
hàng và giao lưu với các tỉnh đông và tây nam bộ. Củ Chi nằm trên vùng chuyển tiếp
từ vùng đất cao miền Đông Nam Bộ và vùng đất thấp Đồng Bằng Sông Cửu Long nên
19


tạo ra hệ sinh thái đa dạng và phong phú: dọc theo sông Sài Gòn, Thầy Cai là vùng bán
ngập nước tạo ra hệ cây trồng dưới nước(Lúa, rau…) và nuôi trồng thủy sản (Cá Sấu,
Ba Ba cá nước ngọt…), vùng đất cao hơn như Xã Phạm Văn Cội, Phú Mỹ Hưng tạo ra
hệ cây trồng cạn, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp ngắn ngày (Thuốc Lá, Mía, Đổ
Tương), cây công nghiệp dài ngày (Điều, Cao Su) và một số loại cây ăn trái có giá trị,
rau màu các loại tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến phát triển.

20


Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chánh Huyện Củ Chi

21


2.1.2 Địa Hình
Địa hình huyện Củ Chi thể hiện rõ nét là địa hình nghiên, thấp dần theo hai
hướng: tây bắc đông nam và đông bắc – tây nam khu phía bắc có địa hình cao, đồi gò
càng xuống phía nam địa hình chuyển sang gợn sóng rồi thoai thoải trước khi đổ
xuống vùng bưng trũng.
-


Độ cao trung bình trên mặt nườc biển của huyện là 8- 10 m

-

Nơi thấp nhất là các xã ven sông Sài Gòn như: Trung An, Hòa Phú, Bình Mỹ

Nhìn chung địa hình huyện Củ Chi có 3 loại địa hình chính:
Vùng đồi gò: có độ cao trên 15 m thuộc các xã An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng,
Phạm Văn Cội vùng đồi gò cao tương đối bằng phẳng thích hợp cho cây công nghiệp
ngắn ngày và dài ngày như Đổ Tương, Cao Su
Vùng triền: là vùng chuyển tiếp từ vùng cao xuống vùng bưng trũng, hầu hết
nằm rải rác ở các xã có độ cao từ 5 -10 m thích hợp trồng cây ăn trái như: Sầu Riêng,
Bưởi…
Vùng bưng trũng: thuộc các xã nằm ven sông Sài Gòn, Thầy Cai có độ cao từ
1-2 m vào mùa mưa thường bị ngập úng cục bộ nên vùng này có nhiều phù xa dầy
trung bình 20- 30 cm bồi lắng, thuận lợi canh tác cây Lúa, cây ăn trái, rau gia vị.
2.2 Điều Kiện Xã Hội
2.2.1 Dân Số
Theo số liệu thống kê 2006, thì dân số của huyện là 308.900 người tăng 6,73 %
so năm 2005. Trong đó dân số nông thôn là 293.478 người tăng 6,86 % so năm 2005,
thành thị 15.422 người tăng 4,428 % so với năm 2005 (trong đó tỷ lệ nữ chiếm
162.878 người, nam chiếm 146.022 người)
Tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,17% năm 2006 giảm 2,05% so năm 2005, nhìn chung
dân số của huyện đông nhưng phân bố không đều ở các xã.
2.2.2 Lao Động
Dân số tham gia lao động trong công nghiệp 2006 là 14.174 người tăng 1,678
% so năm 2005, trong đó có lao động nơi khác đến do ở đây hình thành nhiều công ty,
xí nghiệp: Tân Quy, Tây Bắc, hợp tác xã. Đây là điều cảnh báo cho sự thiếu lao động
trẻ trong nông nghiệp


22


Nhìn chung trong lao động nông nghiệp ngày càng giảm do ảnh hưởng của cơ
cấu chuyển đổi cây trồng vật nuôi nên sự người tham gia sản xuất ngày càng có xu
hưóng giảm dần.
2.3. Điều Kiện Kinh Tế
2.3.1 Trồng Trọt
Diện tích trồng trọt 2005 là 22.202 ha giảm dần năm 2006 là 20.832 ha trồng
chủ yều là Lúa giống 6.58% (diện tích cây lúa giảm nhanh do chịu ảnh hưởng của
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi), đậu Phộng 1.459 tấn, Bắp là 2.210 tấn. Nhìn
chung tình hình trồng trọt không ổn định do giá cả biến động liên tục đặc biệt là giá
phân bón, giá cây, con giống tăng cao. Còn cây rau sạch đang phát triển mạnh và
chiếm ưu thế do có công ty bao tiêu sản phẩm
2.3.2 Chăn Nuôi
Huyện Củ Chi có tổng đàn Bò Sữa năm 2006 lớn nhất Thành Phố Hồ Chí Minh
24.885 con tăng 15,39 % so năm 2005, Bò thịt 55.030 con tăng 66,52 % so năm 2005,
Trâu 3.771 con tăng 2,30 % so năm 2005, heo trên 2 tháng tuổi năm 2006 là 122.137
con tăng 93,8 % so năm 2005%. Heo hơi xuất chuồng 17.099 tấn/năm, số lượng gia
cầm 16.000 con giảm 543,75 % so năn 2005. Do dịch cúm gia cầm gây thiệt hại lớn và
ảnh hưởng đến đời sống của người chăn nuôi
Nhìn chung có sự giảm mạnh trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm nhưng mạnh về
chăn nuôi gia súc.
2.3.3 Công Nghiệp
Các khu công nghiệp trong những năm gần đây được xây dựng nhiều trên địa
bàn huyện: tổng số cơ sở 1.646 của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13,28 % giải
quyết được một số lao động lớn 14.174 người năm 2006 tăng hơn 2005 là 16,78 % bao
gồm dân lao động ngoài huyện.
Công ty cổ phần tăng 66,7% năm 2006 so năm 2005, công ty trách nhiệm hữu

hạn từ 45 tăng lên 51(tăng13,4%) so 2005, nhìn chung trong năm 2006 các hợp tác xã
không có sự thay đổi

23


2.3.4 Thương Mại Dịch Vụ
Nhìn chung hoạt động năm 2006 có 143.000 cơ sở kinh doanh. Trong đó hộ cá
thể chiếm 98,7%, tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm đạt 15,05%
2.3.5. Cơ Sở Hạ Tầng
Huyện Củ Chi có cơ sở hạ tầng khang trang sạch đẹp gồm 21 xã, Thị Trấn được
xây mới trị giá 80 tỷ đồng, nhà thiếu nhi, UBND huyện, 100% các xã có bưu điện văn
hóa xã
Giao thông: huyện có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi, hầu hết các
tuyến đường hương lộ liên xã, liên ấp điều được tráng nhựa; điều kiện thuận lợi này
tạo ra thế mạnh cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện và thu hút nơi khác đến
đầu tư sản xuất
Điện nước: trên địa bàn huyện các xã điều có hệ thống mạng lưới điện cung cấp
cho khách hàng thấp sáng phục vụ cho kinh doanh sản xuất. Huyện củ chi là huyện
ngoại thành có mạch nước ngầm tương đối sạch chưa bị ô nhiễm, hệ thống kênh đông
và nhiều kênh rạch nên nguồn nước đủ cho sinh hoạt và sản xuất
Thông tin liên lạc: các xã, ấp điều có phát thanh giúp người dân tiếp cận thông
tin nhanh hằng ngày trên nhiều lĩnh vực. Số máy điện thoại, Tivi, Radio giá tương đối
không cao hầu hết các gia đình đều có.
2.4 Tình Hình Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Huyện
Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi của huyện phát triển đáng kể về
số lượng: nhiều hộ, trang trại, xí nghệp chăn nuôi được hình thành góp phần củng cố
thế mạnh là huyện mạnh về chăn nuôi: đàn Bò Sữa lớn nhất hiện nay của Thành Phố
trong đó lĩnh vực chăn nuôi heo phát triển không kém có nhiều trang trại lớn trong đó
có 172 trang trại sản xuất quy mô công nghiệp hiện đại, bên cạnh đó có xí nghiêp chăn

heo Đồng Hiệp
2.5 Giới Thiệu Về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng hiệp
2.5.1 Sự Ra Đời và Phát Triển của Xí Nghiệp
Xí nghiệp được xây dựng năm 1967 do tư nhân quản lý, lấy tên là Đồng Hiệp từ
sau ngày giải phóng miền nam 30/4/1975 trên cơ sở tiếp quản lại trại tư nhân và lấy
tên là xí nghiệp chăn nuôi heo 3/2 đến 3/1996 lấy lại tên đầy đủ là xí nghiệp chăn nuôi
heo Đồng Hiệp
24


Cơ sở cũ nằm giữa khu dân cư Linh Trung Thủ Đức thực hiện chủ trương di dời
của Thành Phố để tránh ô nhiễm môi trường cho vùng dân cư do đó xí nghiệp trên cơ
sở sát lập của 3 xí nghiệp cũ:
-

Xí nghiệp chăn nuôi heo Khang Trang

-

Xí nghiệp chăn nuôi heo Dưỡng sanh

-

Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp

Từ 7/2004 xí nghiệp đã xây dựng xong tại ấp 3 xã Phạm Văn Côi huyện Củ Chi,
khánh thành ngày 15/8/2004 đi vào hoạt động cho đến nay. Hiện nay xí nghiệp là đơn
vị sản xuất trực thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Xí nghiệp là đơn vị sản
xuất sắc của Thành Phố năm 2006.
Hình 2.2: Biểu Tượng Lôgô của Xí Nghiệp


Logo Xí Nghiệp

Danh Hiệu Thi Đua

2.5.2 Các Tiêu Chí Sản Xuất Thịt Sạch, An Toàn của Xí Nghiệp
Xí nghiệp chăn nuôi theo đúng quy định của các nghành chức năng, thịt sạch, an
toàn đến tay người tiêu dùng phải đủ các tiêu chuẩn sau:
- Không có dư lượng thuốc kháng sinh
-

Không có độc tố nấm mốc, kim loại nặng, thuốc trừ sâu

-

Không tồn dư chất kích thích tăng trưởng bị cấm

-

Không mang mầm bệnh truyền nhiễm như vi nhuẩn, siêu vi, ký sinh trùng

25


×