Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu tác động của tảo hôn tới phát triển kinh tế hộ gia đình của cộng đồng dân tộc la chí tại xã yên thành huyện quang bình tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.45 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÙ ĐỨC TỰ

Đề tài:
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TẢO HÔN TỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC LA CHÍ
TẠI XÃ YÊN THÀNH, HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo
:
Chính quy
Chuyên ngành
:
Phát triển nông thôn
Khoa
:
Kinh tế & PTNT
Khóa học
:
2011 - 2015




Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÙ ĐỨC TỰ

Đề tài:
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TẢO HÔN TỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC LA CHÍ
TẠI XÃ YÊN THÀNH, HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo
:
Chính quy
Chuyên ngành
:
Phát triển nông thôn
Khoa
:
Kinh tế & PTNT
Lớp
:
K43 - PTNT
Khóa học

:
2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn
:
ThS. Vũ Thị Hiền
Khoa Kinh tế & PTNT - Trƣờng Đại học Nông Lâm



Thái Nguyên - 2015

i
LỜI CẢM ƠN
Với phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn với thực tiến,
nhà trường gắn liền với xã hội”, thực tập tốt nghiệp là quãng thời gian sinh
viên tiếp cận với thực tiễn sản xuất, là cơ hội thủ nghiệm, áp dụng những lý
thuyết đã học và thực tiễn sản xuất. Đồng thời hệ thống hóa và củng cố lại
những kiến thức đã học trên giảng đường, nâng cao tay nghề chuyên môn
phục vụ cho công tác sau này.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT và sự góp ý hướng dẫn của
ThS Vũ Thị Hiền, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác động của
tảo hôn tới phát triển kinh tế hộ gia đình của cộng đồng dân tộc La Chí tại
xã Yên Thành huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang”.
Đề tài được thực hiện tại UBND xã Yên Thành – huyện Quang Bình – tỉnh
Hang Giang. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của lãnh đạo cũng như cán bộ các ban ngành đoàn thể của xã Yên Thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ
các ban ngành đoàn thể xã Yên Thành – Quang Bình – Hà Giang.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo

trong khoa Kinh tế & PTNT.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn ThS
Vũ Thị Hiền giảng viên khoa Kinh Tế & PTNT, người đã trực tiếp, tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận.
Xin cảm ơn cha mẹ, anh chị, bạn bè và những người thân luôn động
viên chia sẻ với tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời gian
thực tập tại cơ sở để hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng
song do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu và kinh nghiệm còn hạn
chế nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài khóa luận của tôi được
hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên,ngày 04 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Lù Đức Tự

ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc 7
Bảng 2.2: Tỷ lệ tảo hôn tại một số tỉnh cao nhất cả nước (năm 2009) 21
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã giai đoạn 2012 - 2014 31
Bảng 4.2: Hiện trạng trồng và khai thác tài nguyên rừng giai đoạn 2012 -
2014 33
Bảng 4.3: Tình hình kinh tế với cơ cấu kinh tế xã từ năm 2012 - 2014 36
Bảng 4.4: Tình hình dân số của xã từ năm 2012 - 2014 38
Bảng 4.5: Tình hình lao động của xã giai đoạn 2012 - 2014 40
Bảng 4.6: Tình hình đi học trong độ tuổi 6 - 18 của con em trên địa bàn
xã 41

Bảng 4.7: Hiện trạng đừơng giao thông xã năm 2014 43
Bảng 4.8: Hiện trạng về cơ sở vật chất trong giáo dục năm 2014 44
Bảng 4.9: Mức độ tảo hôn, số lao động và tỷ lệ người sống phụ thuộc
của các hộ được điều tra 48
Bảng 4.10: Tình trạng việc làm của các hộ điều tra trên địa bàn nghiên
cứu 50
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của tảo hôn tới lao động và việc làm trên địa bàn
nghiên cứu 51
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của tảo hôn tới chất lượng lao động của các hộ 52
Bảng 4.13: Tỷ lệ hộ nghèo theo đối tượng kết hôn giai đoạn 2012 - 2014 53
Bảng 4.14: Thực trạng đói nghèo của cộng đồng dân tộc La Chí theo các
thôn 54
Bảng 4.15: Tình hình kết hôn sớm của dân tộc La Chí và một số dân tộc ít
người trên địa bàn xã trong năm 2014 54
Bảng 4.16: Thu nhập của các hộ điều tra phân theo đối tượng 56

iii
Bảng 4.17: Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra 57
Bảng 4.18: Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh tế hộ gia đình của cộng đồng
La Chí 58
Bảng 4.19: Tổng tài sản và hướng sử dụng của các hộ tảo hôn trên địa bàn
nghiên cứu 61
Bảng 4.20: Tình hình vay vốn của các hộ được điều tra 68

iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Những yếu tố tác động tới kinh tế hộ và nghèo đói theo các hộ
được điều tra 59
Hình 4.2: Vòng luẩn quẩn của tảo hôn và nghèo đói 60

Hình 4.3: Kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản của nhân dân xã Yên Thành 66




v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
ĐVT

CC
CNXH
DS – KHHGĐ
DS
DTTS
DT
ĐH
HTX
KTNH
LHQ
UNICEF
UNFPA
TH
THCS
TC
UBND

Nghĩa
: Đơn vị tính

: Cao đẳng
: Cơ cấu
: Chủ nghĩa xã hội
: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
: Dân số
: Dân tộc thiểu số
: Diện tích
: Đại học
: Hợp tác xã
: Kinh tế nông hộ
: Liên Hợp Quốc
: Qũy nhi đồng Liên Hợp Quốc
: Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
: Tiểu học
: Trung học cơ sở
: Trung cấp
: Ủy ban nhân dân



vi
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học 4
2.1.1. Khái niệm về hôn nhân 4
2.1.2. Đặc điểm của hôn nhân 4
2.1.3. Hình thái của hôn nhân 5
2.1.4. Khái niệm về tảo hôn 6
2.1.5. Khái niệm về kinh tế hộ 6
2.1.6. Kinh tế nông hộ 8
2.1.7. Phát triển kinh tế nông hộ 8
2.1.8. Khái niệm về gia đình hộ gia đình 9
2.2. Sở lược về lịch sử hôn nhân ở Việt Nam và kinh tế hộ gia đình qua các giai
đoạn 11
2.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm 1945 11
2.2.2. Giai đoạn sau cách mạng tháng tám năm 1945 13
2.3. Tình hình nghiên cứu tảo hôn trong và ngoài nước 18
2.3.1. Tình hình tảo hôn của một số nước trên thế giới 18
2.3.2. Tình hình nghiên cứu tảo hôn và kinh tế hộ ở Việt Nam 20
2.3 Hậu quả của tảo hôn và kinh tế hộ gia đình 22

vii
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 26
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 27

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 27
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 28
PHẦN 4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã YênThành 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33
4.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu 45
4.2.Tác động của tảo hôn tới kinh tế hộ 46
4.2.1. Tảo hôn và thực trạng việc làm ở cộng đồng La Chí trên địa bàn xã 46
4.2.2. Thực trạng nghèo đói của cộng đồng dân tộc La Chí trên địa bàn nghiên
cứu 52
4.2.3. Thực trạng kinh tế nông hộ của cộng đồng dân tộc La chí và yếu tố tác
động tới kinh tế nông hộ trên địa bàn nghiên cứu 55
4.2.4. Tảo hôn và khả năng huy động, quản lý các nguồn lực trong gia đình 61
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tảo hôn và thúc đẩy phát triển kinh
tế hộ gia đình 69



viii
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1. Kết luận 71
5.2. Kiến nghị 72
5.2.1. Với chính quyền các cấp 72
5.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương 73
5.2.3. Kiến nghị với người dân 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây cùng với sự thay đổi và phát triển của kinh
tế - xã hội, quan hệ giữa con người với con người, trong đó quan hệ hôn nhân
và gia đình cũng có những thay đổi theo hướng tiến bộ. Nhà nước ngày càng
quan tâm tới hôn nhân và gia đình với việc xây dựng và ban hành các chính
sách, chưng trình và thực hiện các chính sách đó như: Chương trình dân số kế
hoạch hóa gia đình được triển khai trên phạm vi toàn quốc, hệ thống cán bộ
dân số ngày càng được củng cố và nâng cao về trình độ. Cùng với những tiến
bộ về hôn nhân thì kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển và đóng một vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cuộc sống của người dân ngày
càng được cải thiện. Các hủ tục lạc hậu cũng dần được loại bỏ dần.
Tuy nhiên trên thực tế cho thấy vấn đề hôn nhân ở vùng miền núi, đồng
bào dân tộc thiểu số còn đó những nối lo về tình trạng tảo hôn.
Nói tới huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang người ta thường nghĩ tới những
bản sắc văn hóa truyền thông với những lễ hội đặc sắc như: lễ hội nhảy lửa của
dân tộc Pà Thẻn, lễ cắp sắc của dân tộc Dao hay lễ hội mừng cơm mới của đồng
bào dân tộc La Chí, mà không hề hay biết rằng đằng sau đó là những hủ tục lạc
hậu vẫn còn tồn tại, kinh tế chậm phát triển. Điển hình là xã Yên Thành, là mộ
xã vùng III, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của huyện Quang
Bình, cách trung tâm huyện 4km về phía Tây với phần lớn diện tích đất tự nhiên
là đồi núi hiểm trở, người dân nơi đây chủ yếu sản xuất thuần nông, độc canh
cây lúa, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Xã Yên Thành với 95% là dân tộc
thiểu số sinh sống trong đó dân tộc La Chí chiếm 20%.
Hiện nay, tình trạng kết hôn trái pháp luật diễn ra rất phổ biến ở cộng
đồng dân tộc La Chí với việc học sinh cấp 1, cấp 2 đua nhau bỏ học để ở nhà


2

phụ giúp bố mẹ rồi dẫn tới kết cục là kết hôn sớm sinh con ở tuổi 15 - 16
thậm chí trẻ em mới 2 tuổi bố mẹ đã có đính ước trước với nhà trai. Khi độ
tuổi này là tuổi ăn tuổi chơi bỗng nhiên những đứa trẻ này trở thành bố mẹ
với những kiến thức về sinh sản, khả năng tự lập về kinh tế không có, thể chất
chưa phát triển hoàn thiện. Từ đó dẫn tới sinh con nhiều, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ
sinh lớn, các bệnh hiểm nghèo như : thiếu máu, thiếu máu huyết tán… làm
cho kinh tế hộ gia đình đã khó khăn nay còn khó khăn hơn. Khi con cái họ lớn
lên không được học hành lại tiếp tục kết hôn sớm và tạo nên vòng luẩn quẩn
không có cách nào thoát ra. [17]
Vậy đâu là lý do dẫn đến hiện tượng kết hôn sớm ở cộng đồng dân tộc La
Chí. Do thiếu hiểu biết về pháp luật, do thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản và giới
tính, hủ tục lạc hậu này không thể thay đổi, chính sách của nhà nước chưa tới người
dân, thiếu sự kiên quyết của chính quyền, kết hôn sớm ở cộng đồng dân tộc La Chí
ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế của hộ và sự phát triển chung của toàn
xã hội và làm thế nào, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, từng bước tiến tới
xóa bỏ tình trạng tảo hôn ở cộng đồng dân tộc La Chí, từ đó đẩy mạnh phát triển
kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã.
Xuất phát từ thực tế trên và được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng
với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của ThS. Vũ Thị Hiền và các cơ quan
đoàn thể tại xã Yên Thành. Tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác
động của tảo hôn tới phát triển kinh tế hộ gia đình của cộng đồng dân tộc
La Chí tại xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu những tác động của tảo hôn đến phát triển kinh
tế hộ gia đình của đồng bào dân tộc La Chí, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn đồng thời góp phần phát triển kinh tế hộ của
đồng bào dân tộc La Chí trên địa bàn.




3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
Yên Thành.
- Đánh giá được những tác động của tảo hôn đến phát triển kinh tế hộ
gia đình đối với cộng đồng dân tộc La Chí trên địa bàn xã Yên Thành.
- Đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, hạn chế tình trạng
tảo hôn ở dân tộc La Chí và giải pháp giúp phát triển kinh tế hộ gia đình.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, phương
pháp làm việc và nghiên cứu khoa học.
- Có cái nhìn tổng thể về thực trạng tảo hôn của đồng bao dân tộc La
Chí tại xã Yên Thành.
- Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho trường, khoa, các
cơ quan trong ngành và sinh viên khóa tiếp theo.
1.4.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn
Kết quả của đề tài làm cơ sở cho các cơ quan quản lý, chính quyền địa
phương tham khảo và đề ra các giải pháp nâng cao nhận thức cho người dân
và hạn chế tình trạng tảo hôn. Bên cạnh đó đưa ra một số chính sách hỗ trợ
phát triển kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc La Chí.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về hôn nhân
Hôn nhân là hiện tượng xã hội là sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà.

Trong đó có các vấn đề như tảo hôn, hôn nhân cận huyết, hôn nhân đồng tính.
Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân mang tính giai cấp. Dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa, hôn nhân là sự kết giữa người đàn ông và người đàn bà được
pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình và chung sống với nhau suốt đời. Sự
liên kết đó phát sinh hình thành do việc kết hôn và được biểu hiện ở quan hệ xã
hội gắn liền với nhân thân, đó là quan hệ vợ chồng. Hôn nhân là một hiện
tượng xã hội mang tính giai cấp, ở xã hội nào thì có hình thái hôn nhân đó.
Hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết giữa
một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng
và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời
và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững. Khoản 6
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 giải thích: “ Hôn nhân là quan hệ
giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” (Nguyễn Văn Cừ, 2007) [6].
2.1.2. Đặc điểm của hôn nhân
- Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
- Hôn nhân là sự liên kết bình đẳng giữa một người đàn ông và một
người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện.
- Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà
nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ,
hòa thuận và bền vững.
Như vậy, hôn nhân là sự liên kết tự nguyện, bình đẳng, sự liên kết bền
vững trên cơ sở tình yêu thương, quý trọng lẫn nhau. Sự liên kết đó không


5
phụ thuộc vào tính toán vật chất. Hôn nhân không phải là hợp đồng mà là một
sự liên kết đặc biệt giữa người đàn ông và người đàn bà bởi mục đích xây
dựng mối quan hệ vợ chồng bền vững đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tinh thần,
vật chất đôi bên, sinh đẻ và giáo dục con cái (Nguyễn Văn Cừ, 2007) [6].
2.1.3. Hình thái của hôn nhân

- Hôn nhân hợp pháp: Là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính
giữa nam và nữ. Hiến pháp Việt Nam quy định : “ Nhà nước bảo hộ hôn nhân
và gia đình, hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng,
vợ chồng bình đẳng” Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia
đình thì tuổi kết hôn của nam là hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở
lên. Việc kết hôn phù hợp với các quy định của pháp luật, trước khi hai bên
kết hôn thì phải có hồ sơ đăng ký kết hôn gửi cơ quan chức năng để tiến hành
điều tra, xác minh về những vấn đề mà các bên đã khai nếu những đều hai bên
nam nữ là đúng sự thật và phù hợp với các điều kiện kết hôn thì cơ quan tiến
hành đăng ký kêt hôn theo đúng nghi thức do pháp luật quy định. Thông qua
đăng ký kết hôn nhà nước công nhận hôn nhân của đôi nam nữ. Đó là hôn
nhân hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
Người kết hôn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự kết hôn, không mắc
các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác. Người kết hôn không cùng dòng máu
trực hệ, người có họ hàng ba đời.
Người chưa kết hôn hoặc những người đã kết hôn nhưng vợ hoặc
chồng đã ly hôn thì được kết hôn.
- Hôn nhân không hợp pháp: Là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng
không có đăng ký kết hôn hoặc có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện
kết hôn do pháp luật quy định: Nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn hay kết hôn
cùng huyết thống (trong phạm vi ba đời), thiếu sự tự nguyện của một trong
hai bên, người đang có vợ, có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự, hoặc


6
cùng giới với nhau. Những trường hợp này trái với quy định của pháp luật,
nếu hôn nhân thuộc một trong các trường hợp trên đều là hôn nhân không hợp
pháp và tòa án xử hủy hôn nhân đó theo quy định của pháp luật. Điều 16 Luật
Hôn Nhân và gia đình quy định “Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức
quy định tại Điều 15 của luật này, tòa án xem xét và quyết định việc hủy kết

hôn trái pháp luật”.
2.1.4. Khái niệm về tảo hôn
Tảo hôn là hôn nhân của những người vị thành niên chưa đủ tuổi kết
hôn mà pháp luật quy định, có thể cả vợ và chồng hoặc một trong hai người
chưa đủ tuổi kết hôn. Ở mỗi nước khác nhau, căn cứ vào trình độ phát triển xã
hội, phong tục tập quán của nhân dân và mức độ phát triển tâm sinh lý của con
người và điều kiện kinh tế của họ mà pháp luật quy định độ tuổi kết hôn khác
nhau. Tại khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định thì
tuổi kết hôn của nam là hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên. Nếu
nam giới và nữ giới kết hôn trước tuổi trên thì là tảo hôn, những trường hợp
này tòa án sẽ xử lý theo quy định của pháp luật (Nguyễn Văn Cừ, 2007) [6].
2.1.5. Khái niệm về kinh tế hộ
Kinh tế hộ gia đình là những hành vi của hộ gia đình trong việc quản lý
các nguồn lực nhằm đạt được mục đích. Bao gồm việc sản xuất tiêu thụ lương
thực và an ninh lương thực, việc thu nhập, sản xuất và tiêu thụ những nhu cầu
thiết yếu khác cho hộ gia đình như thức ăn, nước uống và tiền mặt để đáp ứng
nhu cầu cẩu gia đình, mà tiền mặt có thể kiếm được qua những hoạt động sản
xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động khác (Dự án lâm nghiệp xã hội,
2005) [7] .
Kinh tế hộ gia đình được coi là hoạt động sản xuất nông nghiệp cơ bản.
Theo bộ Khoa học và Công nghệ, ngày nay kinh tế hộ gia đình đã có đóng
góp lớn chop kinh tế nông nghiệp, sản xuất lúa gạo đạt tỷ suất hàng hóa cao


7
trên 50%, cà phê 45%, cao su 85%, chè trên 60%, điều trên 90%, đem lại
nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên còn một bộ phận không nhỏ hộ
gia đình ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc có điều kiện kinh tế khó khăn do
đó sản xuất chủ yếu mang tính tự cung tự cấp. Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra
không được đem ra thị trường vì vậy nhiều hộ có điều kiện kinh tế cực kỳ khó

khăn vì vậy khu vực này luôn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (Tông cục
thống kê, 2008) [26].
Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc
Đơn vị: %
STT
Tỉnh
Năm 2013
Năm 2013
1
Điện Biên
38,25
35,22
2
Lai Châu
31,82
27,22
3
Sơn La
28,69
27,01
4
Hà Giang
30,13
26,95
5
Yên Bái
29,23
25,38
6
Cao Bằng

28,22
24,20
(Nguồn: Bộ Lao Đông thương binh và Xã hội) [4]
Để giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh miền núi chính phủ đã đưa ra nhiều
chính sách như: Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn, hệ thống tưới
tiêu, giao thông và hệ thống nước sạch ở nông thôn.
Nhất là các chương trình 30A, chương trình 135 giai đoạn II, chương
trình nông thôn mới đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đối với kinh tế nông
thôn. Nhiều chương trình hỗ trợ đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
hỗ trợ, cấp giống cho ba con đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế khó
khăn để người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ nâng cao chất lượng cuộc
sống giảm tỷ lệ hộ nghèo.



8
2.1.6. Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ (KTNH) là loại hình kinh tế cơ bản và tự chủ trong
nông nghiệp, hình thành tồn tại một cách khách quan, sử dụng lao động gia
đình là chính. KTNH tồn tại và phát triển lâu đời trong quá trình phát triển
nông nghiệp nông thôn ở nước ta.
Các quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống thì tùy thuộc vào
của chủ hộ. Hộ có thể thuê hay không thuê lao động với tỷ lệ thấp để đảm bảo
thời vụ nên không được tính tiền lương và không được tính lợi nhuận.
Vào những năm 20 của thế kỷ XX “Kinh tế nông dân” được hiểu là
hình thức tổ chức kinh tế nôn nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình
và nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà không
dựa trên chế độ trả công theo lao động đối với mỗi thành viên của họ.
(Nguyễn Đức Truyến, 2003) [10].
“Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của các hộ gia đình có nền sinh sống

trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của hộ
thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn và tham gia ở mức độ không hoàn
hảo vào hoạt động thị trường” (Vũ Thị Ngọc Trân, 1997) [13].
Kinh tế nông hộ thực hiện các khâu từ sản xuất, phân phối, trao đổi,
tiêu dùng. Và là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với các đặc điểm sản
xuất nông nghiệp, thích ứng tồn tại và phát triển trong mọi chế độ xã hội. Loại
hình này cũng không giống với loại hình kinh tế khác.
Theo chúng tôi nhận thấy, kinh tế là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của
xã hội, các nguồn lực chủ yếu của gia đình như đất đai, lao động, tiền vốn, tư
liệu sản xuất. Nó tồn tại, thích ứng và phát triển dưới mọi chế độ khác nhau.
2.1.7. Phát triển kinh tế nông hộ
Phát triển theo quan niệm chung nhất là sự nâng cao hạnh phúc của
người dân, bao hàm nâng cao chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo dục,


9
sức khỏe, sự bình đẳng về các cơ hội… Ngoài ra việc bảo đảm các quyền về
chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển [5]. Phát triển
của một xã hội hôm nay là sự kế thừa những di sản diễn ra trong quá khứ.
Phát triển còn phải gắn tới sự bền vững, nên phát triển bền vững là:
“Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ này mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của các hệ thống tương lai” [5].
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền
kinh tế trong thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô
sản lượng sản phẩm, hoàn thiện cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng
mọi mặt của cuộc sống. Nhưng chúng ta phải cân nhắc toàn bộ các nguồn vốn
vật chất, vốn con người và vốn thiên nhiên mà thế hệ hiện tại để lại cho thế hệ
tương lai.
Như vậy, phát triển kinh tế nông hộ trước hết là sự gia tăng nhiều hơn
về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của

nông hộ, làm gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người của nông hộ.
Bên cạnh đó, phát triển kinh tế nông hộ theo chiều hướng tất cả các khía cạnh
kinh tế - xã hội như cơ cấu kinh tế thay đổi, theo hướng tỷ trọng ngành nông
nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ gia tăng,
nhưng quy mô của ngành nông nghiệp không giảm. Và nâng cao phúc lợi về
kinh tế, văn hóa, trình độ dân trí giáo dục được nâng cao, sự tự do bình đẳng
giới và các hoạt động xã hội khác, tăng tuổi thọ bình quân, tiếp cận các dịch
vụ y tế, nước sạch…
2.1.8. Khái niệm về gia đình hộ gia đình
Với tư cách là một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia
đình được hình thành từ rất sớm và trải qua một một quá trình phát triển lâu
dài. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống từ sự cần thiết phải
nương tựa vào nhau, các hình thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới những


10
hình thức cộng đồng tổ chức đời sống gia đình đã xuất hiện, trải qua quá trình
lịch sử gia đình đã hình thành nhiều hình thức như gia đình đới ngẫu, gia đình
một vợ một chồng.
Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt, những đòi hỏi của đời
sống kinh tế các quan hệ đó làm cho các thành viên trong cộng đồng trở nên
chặt chẽ hơn và xuất hiện những cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích
ứng với những điều kiện sản xuất, sinh hoạt của một nền sản xuất. Gia đình
trở thành một thiết chế, một hình ảnh xã hội thu nhỏ, nhưng không phải là sự
thu nhỏ một cách đơn giản các quan hệ xã hội. Như vậy, gia đình được coi là
một thiết chế xã hội đặc thù nhỏ và cơ bản nhất.
Gia đình không chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế
xã hội mà gia đình còn là một giá trị văn hóa xã hội. Tính chất bản sắc của gia
đình lại được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm thỏa mãn
những nhu cầu của mỗi thành viên trong gia đình trong sự tương tác gắn bó

với văn hóa cộng đồng dân tộc. Vậy gia đình là một trong những hình thức tổ
chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa –
xã hội đặc thù trong quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục
giữa các thành viên.
Theo giáo trình Xã hội học nông thôn của Dương Văn Sơn (2010), gia
đình là một nhóm người mà các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống, vừa nhằm đáp ứng nhu cầu riêng tư của các cá
nhân, vừa thỏa mãn nhu cầu xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể
xác lẫn tinh thần. Gia đình là một hệ thống phức tạp các vị trí và vai trò xã hội
mà các thành viên trong gia đình có quan hệ mật thiết với nhau bởi trách
nhiệm và quyền lợi, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Hộ gia đình là chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy
gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế. Có nhiều


11
kiểu tổ chức hộ gia đình như hộ gia đình nông nghiệp, hộ gia đình nông – phi
nông nghiệp, hộ gia đình phi nông nghiệp. Nhóm phi nông nghiệp chiếm tỷ
trọng nhỏ nhất, và tương quan giầu nghèo giữa các hộ gia đình có khác nhau.
Các hộ phi nông nghiệp thường giàu hơn và chủ yếu ở thành thị, còn hộ gia
đình nông nghiệp, nông – phi nông nghiệp chủ yếu là tập trung ở vùng nông
thôn miền núi (Dương Văn Sơn, 2010) [9].
2.2. Sở lƣợc về lịch sử hôn nhân ở Việt Nam và kinh tế hộ gia đình qua
các giai đoạn
2.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm 1945
a. Hôn nhân và gia đình
Người Việt Nam xưa cho rằng cái gốc của gia đình gọi là hôn nhân, có
hôn nhân mới có vợ chồng và con cái.
Hôn có nghĩa là bố mẹ nàng dâu, nhân có nghĩa là bố mẹ chàng rể và
tổng quát lại từ hôn nhân chỉ là cưới xin.

Trước cách mạng tháng tám năm 1945 nổi bật với bộ luật Hồng Đức
thể hiện rõ bản chất giai cấp của nó. Bộ luật này chủ yếu tập trung vào để bảo
vệ vương quyền, địa vị và quyền lợi của giai cấp phong kiến, củng cố trật tự
xã hội và gia đình gia trưởng phong kiến dự theo tư tưởng chính trị và đạo
đức Nho giáo nên chế độ hôn nhân không được tự do đa thể và xác lập chế độ
gia trưởng. Nó thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội – gia đình phong kiến
tuy nhiên cũng có sự tiến bộ trong quan hệ hôn nhân, luật quy định các điều
kiện để có thể kết hôn là: có sự đồng ý của cha, mẹ, không được kết hôn giữa
những người trong cùng họ hàng thân thích, cấm kết hôn khi đang có tang ông
bà, cha mẹ, chồng hoặc vợ hay khi ông bà, cha mẹ đang bị giam cầm tù tội,
cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa của thầy. Tuy nhiên,
luật Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn mặc dù trong Thiên Nam dư hạ
tập (phần lệ Hồng Đức hôn giá) có viết “Con trai 18 tuổi , con gái 16 tuổi mới


12
có thể thành hôn”. Luật Hông Đức cũng quy định về hình thức và thủ tục kết
hôn như đính hôn và thành hôn, luật Hồng Đức cho thấy cuộc hôn nhân có giá
trị pháp lý từ sau lễ đính hôn.
Theo truyền thống cửa người dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám
năm 1945, hôn nhân thường do bố mẹ sắp đặt kể cả việc kén vợ, kén chồng
cho con. Chính vì thế trong xã hội đó người ta quan niệm rằng việc hỏi vợ và
gả chồng là bổn phận cửa cha mẹ. Vì muốn gia đình xứng hợp nên có trường
hợp con cái còn nhỏ, hai bên cha mẹ đã đính ước với nhau là sẽ là thông gia
với nhau. Vào thời đấy con trai 16 tuổi và con gái 13 tuổi người ta đã cho con
gái con trai lấy vợ, lấy chồng và một người chồng có thể lấy nhiều vợ.
Trước cách mạng tháng tám năm 1945 Việt Nam là một nước thuộc địa
nửa phong kiến. Nắm được chế độ hôn nhân của nước ta lúc bấy giờ nên bọn
thực dân Pháp và phong kiến đã lợi dụng chế độ hôn nhân để thống trị xã hội
Việt Nam bằng việc ban hành các bộ luật hôn nhân và gia đình khác nhau cho

từng miền: Tập dân luật giản yêu 1883 ở Nam Kỳ, Bộ luật 1931 ở Bắc Kỳ, Bộ
luật 1936 ở Trung Kỳ, chúng đưa ra các bộ luật như vậy nhằm ràng buộc con
cái với cha mẹ để dễ bề cai trị, điều 77 Bộ Luật dân sự Bắc Kỳ 1931 quy
định: “Phàm con cái đã thanh niên cũng như chưa thanh niên, không khi nào
không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn được” (Ngô Văn Thâu, 2005) [11].
chúng còn quy định chế độ hôn nhân bất bình đẳng nam nữ trong gia đình “Nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô” nhằm duy trì bảo vệ quyền lực gia trưởng, đồng
thời thừa nhận chế độ nhiều vợ. Tại điều 79 Bộ Luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931
quy định “Có hai cách giá thú hợp phép: Giá thú về thấp và giá thú về nhất và
chưa lấy vợ chính thì không được lấy vợ thứ”. Ngoài ra các bộ luật của họ còn
bảo vệ quyền gia trưởng, phân biệt con cái, bất bình đẳng nam nữ trong quan hệ
vợ chồng…
Trước cách mạng tháng tám chế độ hôn nhân ở nước ta là chế độ hôn
nhân lạc hậu, đó chỉ là công cụ pháp lý của Nhà nước thực dân phong kiến


13
nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích cửa giai cấp địa chủ phong kiến.
b. Kinh tế hộ gia đình
Trước cách mạng tháng tám năm 1945 nông nghiệp trồng lúa là ngành
chủ đạo của đất nước, nên kinh tế hộ gia đình chủ yếu là trồng lúa, phương
thức sản xuất đơn giản, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, ngoài ra còn chăn nuôi một số loại vật nuôi với quy mô nhỏ mang tính
phục vụ cho gia đình là chính. Tuy nhiên thu nhập của hộ gia đình rất thấp,
nạn đói nghèo ngày càng trầm trọng. Chính sách bóc lột của thực dân Pháp và
dân trí thấp là nguyên nhân chính của đói nghèo. Bên cạnh đó các tập tục lạc
hậu như lấy vợ, lấy chồng sớm, gia đình đông con cũng là một gánh nặng
kinh tế cho hộ gia đình ở thời kỳ này.
Các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp, đã thu hút lực
lượng lao động từ nông thôn vào các nhà máy, đồn điền nhưng lương cho

công nhân rất thấp nên điều kiện kinh tế hộ gia đình lúc này cũng rất khó
khăn. Theo niên biểu thống kê Đông Dương 1939 – 1940, năm 1908 chỉ riêng
lực lượng nữ công nhân vào các nhà máy là 6.687 người, năm 1912 là 7.500
người (Đặng Phong, 2002) [8].
2.2.2. Giai đoạn sau cách mạng tháng tám năm 1945
2.2.2.1. Thời kỳ 1945 – 1954
a. Hôn nhân và gia đình
Sau cách mạng tháng tám thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời tiến hành phong trào “vận động đời sống mới”, nhất là bản hiến
pháp đầu tiên cửa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 ra đời, ghi
nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt, xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia
đình phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới dân chủ
và tiến bộ.


14
Năm 1950 nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc Lệnh
số 97SL ngày 25-5-1950 và Sắc Lệnh ngày 17-11-1950: Sắc Lệnh 97 đã quy
định về sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ gia đình, xóa bỏ độc
quyền của người chồng trong gia đình (quyền gia trưởng) trong chế độ gia
đình phong kiến, đang cản trở sự phát triển của xã hội. Đồng thời quy định
chế độ hôn nhân tiến bộ như: Tự do hôn nhân, quyền tự do giá thú và tự do ly
hôn phù hợp với điều kiện thực tế. Như vậy nội dung của Sắc Lệnh đã thể
hiện tính dân chủ và tiến bộ mới trong hôn nhân và gia đình cử chế độ mới.
b. Kinh tế hộ giai đình
Cách mạng tháng tám thành công đã mở ra một thời kỳ mới cho nước
ta, chính sách cải cách ruộng đất mới đã làm cơ sở cho kinh tế nước ta thay
đổi, từng bước xóa bỏ giặc đói một trong ba thứ giặc của đất nước trong thời
kỳ này, đồng thời đẩy lùi giặc dốt như mở các lớp “Bình dân học vụ” từ đó
nhận thức của người dân được tăng lên. Tuy kinh tế thời kỳ này còn lạc hậu

nhưng đã tạo nền tảng cho nền kinh tế hình thành và phát triển. Kinh tế có
những bước phát triển nhất định do đó cuộc sống của người dân cũng được
cải thiện hơn trước.
2.2.2.2. Thời kỳ 1955 – 1975
a. Hôn nhân và gia đình
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và
bắt đầu xây dựng mô hình Xã hội chủ nghĩa (CNXH), xây dựng miền Bắc
thành căn cứ địa cách mạng, hậu phương vững chắc công cuộc giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước
Trong giai đoạn này nhiều chính sách quan trọng được đưa ra như: Bản
Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sửa đổi và thông qua
năm 1959 cùng với đó nhà nước ta ban hành luật hôn nhân và gia đình (Luật
hôn nhân và già đình năm 1959). Luật hôn nhân và gia đình quy định các vấn


15
đề kết hôn, nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con
cái rồi vấn đề ly hôn. Đây là cơ sở pháp lý để xóa bỏ những tàn dư còn sót lại
của chế độ phong kiến lạc hậu.
b. Kinh tế hộ gia đình
Thời kỳ này kinh tế miền Bắc có bước phát triển mạnh đặc biệt là ở lĩnh
vực nông nghiệp, miền Bắc thực sự trở thành hậu phương lớn cho miền Nam.
Theo Tổng cục thống kê sản lượng lương thực tăng từ 3,76 triệu tấn
năm 1955 lên 5,49 triệu tấn năm 1975; đàn lợn 2,47 triệu con tăng lên 6,75
triệu con. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng được tăng lên
đáng kể [26].
Lúc này kinh tế hộ chỉ chiếm 5% nhưng cũng góp phần không nhỏ
trong nền kinh tế cửa đất nước.
2.2.2.3. Thời kỳ1975 đến nay
a. Hôn nhân và gia đình

Hôn nhân và gia đình có những tiến bộ rõ rệt, cơ bản đã xóa bỏ được
chế độ hôn nhân phong kiến lạc hậu. Tuy vậy hôn nhân và gia đình ở vùng
nông thôn, vùng dân tộc thiểu số thì tàn dư của hôn nhân cũ vẫn tồn tại. Như
hôn nhân cận huyết, tảo hôn, thách cưới cao vẫn rất phổ biến.
Kết quả điều tra mới đây cửa Tổng cục dân số tại các tỉnh Cao Bằng,
Yên Bái, Sơn La và Lai Châu ở một số dân tộc như Lô Lô, Si La, Pu Péo cứ
100 cặp vợ chồng thì có tới 13 hộ là hôn nhân cận huyết thống [27].
Một số chính sách của nhà nước trong giai đoạn này như: Luật hôn
nhân và gia đình ban hành trước năm 1975 đã góp phần xóa bỏ bàn tích của
chế độ hôn nhân phong kiến lạc hậu. Tuy vậy tình hình đất nước có nhiều
thay đổi, một số điều kiện không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn. Vì vậy
sau khi thống nhất đất nước 1975 nhà nước đã sửa đổi và ban hành một số

×