Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN VÀ ỨNG DỤNG THÔNG TIN PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHO NÔNG DÂN XÃ TÂN NGHĨA, HUYỆN HÀM TÂN, TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.59 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN VÀ ỨNG
DỤNG THÔNG TIN PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHO NÔNG DÂN
XÃ TÂN NGHĨA, HUYỆN HÀM TÂN, TỈNH BÌNH THUẬN

TRẦN THỊ BÍCH TRẦM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN VÀ ỨNG DỤNG THÔNG TIN PHỤC VỤ SẢN XUẤT
CHO NÔNG DÂN XÃ TÂN NGHĨA, HUYỆN HÀM TÂN, TỈNH BÌNH THUẬN”
do TRẦN THỊ BÍCH TRẦM, sinh viên khóa 2003 - 2007, ngành PTNT&KN đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

___________________________________

TS.TRẦN ĐẮC DÂN
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
______________________________
Ngày



tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

___________________________________
Ngày

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

________________________________
Ngày

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ
Con thật sự không biết nói gì hơn là xin chân thành ghi nhớ công ơn sinh thành,
dưỡng dục của cha mẹ, sự ân cần quan tâm chăm sóc của bà để con có thể được như
ngày hôm nay. Xin cám ơn tất cả anh chị em trong gia đình và những người thân thích
đã luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ tôi.
Suốt quá trình thực tập, thầy Trần Đắc Dân mặc dù bận trăm công ngàn việc
nhưng vẫn cố gắng giúp tôi hoàn thành tốt khoá luận này, tôi thật sự biết ơn sự quan
tâm, hướng dẫn tận tình của thầy. Để có được một vốn kiến thức có thể tiến hành khóa
luận này là nhờ công giảng dạy của thầy cô, xin gởi lời cám ơn chân thành đến tất cả
thầy cô đã dạy dỗ tôi trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường.
Cám ơn cô chú, anh chị ở các cơ quan thực tập đã tận tình giúp đỡ cung cấp số
liệu, bỏ thời gian để trả lời những thắc mắc của tôi, nhờ đó tôi có thể tiến hành nghiên
cứu dễ dàng hơn.
Mình rất vui vì ở bên cạnh mình có những người bạn luôn động viên, chia sẻ
niềm vui nỗi buồn với mình trong cuộc sống, xin cám ơn tất cả các bạn.
Cuối cùng xin gởi những lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người.


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ BÍCH TRẦM. Tháng 07 năm 2007. “Các Giải Pháp Nâng Cao
Hiệu Quả Tiếp Cận và Ứng Dụng Thông Tin Phục Vụ Sản Xuất cho Nông Dân
Xã Tân Nghĩa, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận”.
TRAN THI BICH TRAM. July 2007. “Solutions Improve Approaching and
Applying Efficiency of Productive Information to Farmer in Tan Nghia
Commune, Ham Tan District, Binh Thuan Province”.
Khóa luận tập trung tìm hiểu về điều kiện, thực trạng việc tiếp cận và ứng dụng
thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp của nông dân trên cơ sở phân tích số liệu điều
tra 80 hộ nông dân ngẫu nhiên trên địa bàn xã Tân Nghĩa, kết hợp với những số liệu
thứ cấp và phỏng vấn chuyên gia. Phương pháp xử lý số liệu sử dụng chủ yếu của khóa

luận này là thống kê mô tả hiện trạng. Với thời gian hạn chế, khóa luận chỉ nghiên cứu
trên thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nông dân mà không đề cập đến tất
cả các loại thông tin khác.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, khóa luận đã thể hiện được thực trạng các hỗ trợ
về mặt thông tin cho nông dân ở xã Tân Nghĩa (đặc biệt là khuyến nông), thái độ của
người nông dân đối với thông tin, thực trạng tiếp cận và ứng dụng thông tin nông
nghiệp vào thực tế sản xuất của nông dân, xác định các nhân tố ảnh hưởng và nhu cầu
thông tin cũng như mong muốn của nông dân để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.1.1.Lý do chọn đề tài

1

1.1.2. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.3.1. Giới hạn về mặt nội dung

3

1.3.2. Phạm vi không gian và đối tượng nghiên cứu

3


1.3.3. Phạm vi thời gian

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Điều kiện tự nhiên

5

2.1.1. Vị trí địa lý

5

2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

5

2.1.3. Đặc điểm địa hình - đất đai

6

2.1.4. Thủy văn (nguồn nước)


7

2.2. Hiện trạng sử dụng đất

7

2.2.1. Đất sản xuất nông nghiệp

8

2.2.2. Đất lâm nghiệp

9

2.2.3. Đất ở

9

2.2.4. Đất phi nông nghiệp

10

2.2.5. Đất chưa sử dụng và đất sông suối

10

2.3. Tình hình kinh tế - xã hội - văn hoá
2.3.1. Tình hình kinh tế


10
10

v


2.3.2. Đời sống văn hóa - xã hội
2.4. Cơ sở hạ tầng nông thôn

11
13

2.4.1. Giao thông

13

2.4.2. Thủy lợi

13

2.4.3. Năng lượng, bưu chính viễn thông

13

2.5. Đánh giá tổng quan địa phương

13

2.5.1. Thuận lợi


13

2.5.2. Khó khăn

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15
15

3.1.1. Thông tin

15

3.1.2. Truyền thông

16

3.2. Phương pháp nghiên cứu

19

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

19

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu


20

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thông tin tổng hợp điều tra phỏng vấn

22
22

4.1.1. Lao động

22

4.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ

23

4.1.3. Tuổi chủ hộ

24

4.1.4. Tình hình sản xuất của nông hộ

24

4.2. Nhận định và nhu cầu thông tin của nông dân

25

4.2.1. Tầm quan trọng của thông tin


25

4.2.2. Loại thông tin quan tâm

26

4.3. Các phương tiện, dịch vụ truyền thông có ở địa phương

28

4.3.1. Phương tiện truyền thông trong gia đình

28

4.3.2. Các dịch vụ tư nhân

29

4.3.3. Những hỗ trợ của nhà nước

30

4.3.4. Công tác khuyến nông ở địa phương

31

4.4. Các nguồn thông tin phục vụ sản xuất chủ yếu và mức độ tiếp
cận với những nguồn này
vi


34


4.4.1. Cộng đồng

35

4.4.2. Truyền hình

36

4.4.3. Khuyến nông địa phương

37

4.4.4. Các buổi hội họp ở địa phương

38

4.4.5. Radio

39

4.4.6. Sách báo (chỉ nói về ấn phẩm in, không nói tới sách báo

40

điện tử và báo hình, báo tiếng)
4.4.7. Loa phát thanh địa phương


40

4.4.8. Tư vấn

41

4.5. Hiệu quả tiếp cận và ứng dụng thông tin phục vụ sản xuất của nông dân 41
4.5.1. Đánh giá

41

4.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng

43

4.6. Mong muốn của người nông dân

46

4.7. Các kế hoạch, chương trình, dự án sắp tới của địa phương

48

trong công tác truyền thông phục vụ nhu cầu thông tin cho nông dân
4.7.1. Đối với khuyến nông

48

4.7.2. Đối với những vấn đề khác


49

4.8. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận và ứng dụng thông

49

tin phục vụ sản xuất
4.8.1. Về phương tiện

49

4.8.2. Về tổ chức

50

4.8.3. Về phương thức hoạt động của khuyến nông

50

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

52

5.1. Kết luận

52

5.2. Đề nghị

53


5.2.1. Trạm Khuyến Nông Hàm Tân

53

5.2.2. Về phía các cấp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng 53
5.2.3. Hội Nông Dân xã Tân Nghĩa

53

5.2.4. Về phía người nông dân

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH: Ban Chấp Hành
BĐVH: Bưu điện văn hóa
BVTV: Bảo vệ thực vật
CLB: Câu lạc bộ
ĐTTH: Điều tra tổng hợp
ĐVT: Đơn vị tính
KHCN: Khoa học công nghệ

KHKT: Khoa học kĩ thuật
KN: Khuyến nông
KN - KL: Khuyến nông - Khuyến lâm
NN: Nông nghiệp
NN&PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
QL: Quốc lộ
SX: Sản xuất
TH: Truyền hình
TT: Thị trấn
TTKN: Trung Tâm Khuyến Nông
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
WTO: Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Số Mẫu Điều Tra Nông Hộ theo Thôn

20

Bảng 4.1. Tình Hình Lao Động của Nông Hộ

22

Bảng 4.2. Quy Mô Sản Xuất của Nông Hộ

25


Bảng 4.3. Lượng Phương Tiện Truyền Thông trong Nhà

28

Bảng 4.4. Các Chương Trình KN Trọng Điểm của Trạm KN Hàm Tân Năm 2006 37
Bảng 4.5. Khả Năng Nắm Bắt Nội Dung Thông Tin Phục Vụ Sản Xuất của Nông

42

Dân đối với Từng Nguồn Cung Cấp
Bảng 4.6. Mức Độ ứng Dụng Thông Tin Thu Thập Được Vào Sản Xuất

ix

42


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Sử Dụng Đất của Xã Tân Nghĩa Năm 2005

8

Hình 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Sản Xuất Nông Nghiệp ở Xã

9

Hình 3.1. Sơ Đồ Biểu Diễn Mối Liên Hệ Lên - Xuống giữa Mục Đích

18


Truyền Thông và Nhu Cầu Người Nhận Tin
Hình 4.1. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Các Chủ Hộ

23

Hình 4.2. Cơ Cấu Nhóm Tuổi Các Chủ Hộ

24

Hình 4.3. Biểu Đồ Trình Bày Những Thông Tin Sản Xuất Được Hộ Nông Dân

27

Đặc Biệt Quan Tâm
Hình 4.4. Sơ Đồ Hoạt Động của Khuyến Nông trên Địa Bàn Xã

32

Hình 4.5. Các Nguồn Cung Cấp Thông Tin Phục Vụ Sản Xuất cho Nông Dân

35

Hình 4.6. Sơ Đồ Trình Diễn Mong Muốn của Nông Dân trong Vấn Đề Cung

47

Cấp Thông Tin Phục Vụ Sản Xuất

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
1.1.1.Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong một giai đoạn phát triển mới, hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế toàn cầu (gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006). Trong tiến trình này, thông tin
đang ngày càng quan trọng và cấp thiết đối với mọi đối tượng. Đối với một nước kinh
tế chủ yếu là nông nghiệp như nước ta với 72,86% dân số sống ở nông thôn, gần 70%
lao động làm nông nghiệp và 20,4% GDP do nông nghiệp tạo ra thì tác động của WTO
vào khu vực này là rất lớn. Trong khi nông nghiệp nước ta vẫn còn lạc hậu, chủ yếu là
tự cung tự cấp thì dĩ nhiên sẽ gặp không ít thách thức. (số liệu lấy từ trang 3 của tạp
chí NN&PTNT - kỳ 2 - tháng 1/2007).
“Với nông dân, nguồn nguyên liệu vô tận mà họ có thể khai thác với giá cực rẻ
để làm giàu cho sản phẩm của mình là thông tin” (Trần Ngọc Thơ, 2006). Theo tôi đây
là một nhận định rất hay và phù hợp với thời đại ngày nay “thời buổi công nghệ thông
tin”. Cũng trên một tờ báo khác có kể chuyện 12 thư viện điện tử ở Đồng Nai, đã có
không ít nông dân trở thành triệu phú nhờ tiếp cận Internet ở các xã vùng sâu cho thấy
việc phát triển hạ tầng cơ sở thông tin có ý nghĩa rất to lớn. Thế nhưng nhìn chung
nông dân vẫn còn “đói” thông tin và thiếu điều kiện tiếp cận với nó.
Để nông dân tiếp cận một cách dễ dàng hơn với thông tin liên quan đến KHKT,
Hội Nông Dân cũng đang chủ trì phối hợp với Bộ KHCN cho phép nông dân sớm tiếp

cận với Internet qua đề án “Hệ thống hóa mạng thông tin khoa học và công nghệ hỗ trợ
nông dân, phát triển bền vững nông thôn” giai đoạn 2006 - 2010, trong đó hầu hết
nông dân phải biết đến mạng Internet. Chứng tỏ thông tin rất quan trọng đối với đời
sống và hoạt động sản xuất của nông dân.
Tân Nghĩa là một xã nông nghiệp miền núi thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình
Thuận và nằm trong chương trình 135 của chính phủ. Mặc dù hiện nay xã được chọn


làm địa bàn trung tâm huyện Hàm Tân mới nhưng đời sống người dân trong xã vẫn
còn nhiều khó khăn đặc biệt là nông dân. Các hỗ trợ của cơ quan chức năng và chính
quyền địa phương về mặt thông tin tuy đã tương đối nhưng cũng còn một số hạn chế
nhất định, đó là những hạn chế gì? Nó có tác động như thế nào? Hơn nữa, nhận thức
và thái độ của người nông dân đối với thông tin ra sao? Nó có ảnh hưởng gì đến việc
tìm kiếm và ứng dụng thông tin vào sản xuất để nâng cao đời sống? Là con trong một
gia đình làm nông nghiệp của xã, tôi luôn trăn trở về vấn đề này và muốn có một chút
đóng góp cho xã nhà.
Với tất cả những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Các Giải Pháp Nâng Cao
Hiệu Quả Tiếp Cận và ứng Dụng Thông Tin Phục Vụ Sản Xuất cho Nông Dân Xã
Tân Nghĩa, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận” để tiến hành nghiên cứu với sự
hướng dẫn của TS. Trần Đắc Dân.
1.1.2. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đưa ra thực trạng điều kiện, hiệu quả tiếp cận và ứng dụng
thông tin phục vụ sản xuất của nông dân với mong muốn chính quyền, nhà nước quan
tâm hơn trong việc cung cấp thông tin cho nông dân và giúp họ có điều kiện tiếp cận,
khai thác nguồn nguyên liệu quý giá này để đưa vào sản xuất hiệu quả. Từ đó có thể
khắc phục được những hạn chế về các điều kiện tự nhiên, phát triển sản xuất nông
nghiệp, nâng cao đời sống và ổn định xã hội.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát các phương tiện, dịch vụ truyền thông; hiện trạng công tác khuyến
nông tại địa phương.

- Tìm hiểu điều kiện tiếp cận của nông dân đối với những phương tiện, dịch vụ
truyền thông và công tác khuyến nông.
- Tìm hiểu mức độ hài lòng hay nhận xét của nông dân về các dịch vụ truyền
thông, hoạt động khuyến nông ở xã Tân Nghĩa và mong muốn của họ đối với nhà
nước, chính quyền địa phương trong công tác truyền thông chuyên biệt cho nông
dân. Tìm hiểu nhận định về thông tin và nhu cầu thông tin của nông dân.
- Đánh giá hiệu quả tiếp cận và ứng dụng các thông tin thu thập được vào hoạt
động sản xuất của nông dân.

2


- Xác định và phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp cận và ứng
dụng thông tin vào thực tế sản xuất.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tiếp cận và ứng dụng thông tin
phục vụ sản xuất cho người nông dân ở địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
1.3.1. Giới hạn về mặt nội dung
Đề tài nghiên cứu về những vấn đề sau:
- Nhận định của nông dân về vai trò của thông tin và những nhu cầu thông tin
sản xuất của họ.
- Hiệu quả cung cấp thông tin phục vụ sản xuất cho nông dân của những
phương tiện, dịch vụ truyền thông ở địa phương; hiện trạng và hiệu quả công tác
khuyến nông địa phương.
- Những nguồn cung cấp thông tin người nông dân có thể khai thác được thông
tin phục vụ sản xuất.
- Hiệu quả tiếp cận và ứng dụng thông tin phục vụ sản xuất của người nông dân,
các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp cho vấn đề nêu ra.
1.3.2. Phạm vi không gian và đối tượng nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu là tại xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

- Đối tượng nghiên cứu là 1 nhóm nông dân ngẫu nhiên tại xã.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 04/2007- 07/2007
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Cấu trúc khoá luận gồm có 5 chương
Chương 1. Mở đầu: chương này nêu lên lí do và ý nghĩa việc lựa chọn đề tài này, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khoá luận.
Chương 2. Tổng quan: Mô tả tổng quan các điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, đời
sống văn hoá - xã hội, các cơ sở hạ tầng nông thôn, những thuận lợi và khó khăn của
xã Tân Nghĩa.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày các khái niệm cơ bản có
liên quan đến khoá luận như khái niệm thông tin, truyền thông, v.v.; các phương pháp
thu thập và xử lý số liệu.
3


Chương 4. Kết quả và thảo luận: Đánh giá vai trò và hiệu quả cung cấp thông tin phục
vụ sản xuất cho nông dân của các phương tiện, dịch vụ truyền thông, hoạt động
khuyến nông tại xã Tân Nghĩa. Tìm hiểu điều kiện tiếp cận thông tin của nông dân;
đánh giá hiệu quả tiếp cận và ứng dụng thông tin phục vụ sản xuất. Phân tích những
nhân tố ảnh hưởng để có thể đưa ra những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả tiếp cận
và ứng dụng thông tin phục vụ sản xuất cho nông dân.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Tân Nghĩa là một xã nông nghiệp miền núi nằm về phía Bắc huyện Hàm Tân,
tỉnh Bình Thuận, có diện tích tự nhiên 5.520 ha:
- Phía Bắc giáp với xã Sông Phan, huyện Hàm Tân
- Phía Nam giáp với xã Tân Hà, huyện Hàm Tân
- Phía Đông giáp với huyện Hàm Thuận Nam
- Phía Tây giáp với xã Tân Phúc, Hàm Tân
Xã chia theo địa giới hành chính có 8 thôn: Nghĩa Hiệp, Nghĩa Hòa, Nghĩa
Cường, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Tân, Nghĩa Tiến, Nghĩa Sơn, Nghĩa Châu (liệt kê theo thứ
tự từ Bắc đến Nam).
Tân Nghĩa nằm trên QL1A và có QL55 chạy qua, cách thành phố Phan Thiết 46
km, cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km và thị xã Lagi 17 km đã tạo điều kiện thuận
lợi cho giao thông đi lại, giao lưu hàng hóa. Đây cũng là địa bàn được chọn làm trung
tâm huyện lỵ sau khi tách huyện Hàm Tân (2006).
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Xã Tân Nghĩa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu khô hạn, nắng
nhiều mưa ít.
- Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình 26,80C; thấp nhất vào tháng 1 (khoảng
18,50C), cao nhất vào tháng 5-6 (khoảng 34,60C)
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.674mm, tập trung chủ yếu vào
mùa mưa từ tháng 5-10 (chiếm 96% lượng mưa cả năm).
- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 971 mm/năm, độ ẩm trung bình 83,9%.


Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô cùng với 2
loại gió mùa Đông - Đông Bắc vào mùa khô và Tây- Tây Nam vào mùa mưa. Mùa khô
từ tháng 11- 4 với các đặc trưng nắng rất gắt, gió to, số giờ nắng trung bình trong mùa
khô lên đến 240 giờ/tháng kết hợp gió mạnh gây ra không khí khô và nóng.
Nhìn chung, với nền nhiệt độ cao, lượng mưa ít, gió mạnh, số giờ nắng nhiều,

độ ẩm thấp, lượng bốc hơi lớn, nguồn nước hạn chế làm cho xã có khí hậu khắc nghiệt
ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng.
2.1.3. Đặc điểm địa hình - đất đai
a) Đặc điểm địa hình, địa mạo
Tân Nghĩa có địa hình khá đa dạng và phức tạp và hình thành 3 dạng địa hình
chính:
- Dạng địa hình tương đối bằng phẳng: có độ cao trung bình 10-12 m, được
hình thành chủ yếu trên nền phù sa cổ và phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam (giáp xã
Tân Hà). Đất ở dạng địa hình này có màu xám, xám vàng hoặc xám nâu.
- Dạng địa hình đồi thoải lượn sóng: có độ cao trung bình 50-60 m, độ dốc < 30
và phân bố ở phía Tây giáp xã Tân Phúc.
- Dạng địa hình đồi núi cao nằm phía Đông Nam, phía Bắc của xã có độ cao
bình quân 250-300 m.
b) Đất đai
Theo tài liệu địa chất tại Ban Địa Chính - Xây Dựng xã, đất của xã Tân Nghĩa
được chia làm 4 nhóm theo nguồn gốc phát sinh như sau:
- Đất xám trên phù sa cổ: có diện tích 2.125,6 ha (chiếm tỉ lệ 38,51% diện tích
tự nhiên), phân bố chủ yếu dọc theo QL55 với địa hình đồi thoải lượn sóng, tầng đất
dầy 50-100 cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ phì thích hợp trồng màu và cây công
nghiệp hàng năm. Đây là loại đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu của xã, hiện tại loại
đất này đang được gieo trồng các loại cây trồng như: mì, bắp, mía, điều, các loại cây
ăn quả,… Tuy nhiên, năng suất các loại cây trồng đều thấp, chưa đạt hiệu quả cao.
Đất có khả năng giữ nước, giữ mùn kém, dễ bị rửa trôi, xói mòn nên hiện tượng
bạc màu đất đai diễn ra mạnh mẽ.
- Đất đỏ vàng cơ giới nhẹ, có kết von đá ong: có diện tích 51,29 ha chiếm
0,93% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, chua,
6


mức độ Ferralit yếu. Tầng đất khá dày, tơi xốp, dễ thoát nước. Hàm lượng mùn và các

dưỡng chất đều nghèo. Hiện nay đang được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, chủ yếu
là lúa nước và rau màu các loại.
- Đất đỏ vàng trên đá Granit: có diện tích 3.021,6 ha (chiếm 54,74% diện tích tự
nhiên), phân bố trên địa hình dốc và chia cắt mạnh. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ
là chủ yếu, trong đó có nhiều khoáng vật bền vững như thạch anh. Tầng đất mỏng và
trung bình, đất ít chua, hàm lượng mùn nghèo, hàm lượng dinh dưỡng thấp. Khả năng
sản xuất nông nghiệp trên loại đất này bị hạn chế do điều kiện sản xuất khó khăn, một
phần diện tích được khai phá để trồng lúa nương và cây hoa màu lương thực nhưng
năng suất không cao.
- Nhóm đất mới biến đổi: có diện tích 321,51 ha chiếm 5,82%, phân bố chủ yếu
ở địa hình thung lũng vùng đồi núi. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng,
nhiều mùn, đạm nhưng lân tổng số nghèo. Loại đất này được sử dụng để trồng lúa,
màu lương thực và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
2.1.4. Thủy văn (nguồn nước)
- Nguồn nước mặt: Ngoài lượng mưa hàng năm, các con sông, suối đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân trong xã. Nhìn
chung, các sông suối đều ngắn, dốc, lưu vực hẹp, mùa mưa nước chảy xiết. Mùa khô
các lưu vực lại bị suy kiệt nặng nề. Trên địa bàn xã có hồ 7 mập và một số nhánh nhỏ,
ngắn chảy qua. Chế độ chảy của hệ thống sông, suối phụ thuộc vào chế độ mưa. Đây
là nguồn nước mặt chính của xã phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có tài liệu nghiên cứu về nước ngầm trên địa
bàn xã, nhưng qua khảo sát các giếng đào của hộ gia đình cho thấy nguồn nước ngầm
sâu trên 11 m, vào mùa khô các giếng đào và suối cũng cạn nước.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Theo kết quả thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Tân Nghĩa năm 2005 thì diện
tích tự nhiên toàn xã là 5.520 ha, bình quân đất tự nhiên đầu người là 0,45 ha/người.

7



Hình 2.1. Cơ Cấu Sử Dụng Đất của Xã Tân Nghĩa Năm 2005

0.91%

Đất sản xuất nông
nghiệp

2.41%
2.04%

Đất lâm nghiệp
Đất ở

38.77%

Đất phi nông nghiệp
55.86%
Đất chưa sử dụng và đất
sông suối

Nguồn: Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2005
- Ban địa chính - xây dựng xã
2.2.1. Đất sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.083,73 ha, chiếm hơn một nửa diện tích
tự nhiên toàn xã. Với nhân khẩu bình quân xã là 4,7 người/hộ, bình quân đất sản xuất
nông nghiệp là 1,57 ha/hộ nông nghiệp (1.968 hộ), đất đai thì cằn cỗi (xám bạc màu là
chủ yếu) cùng với việc thiếu nước canh tác trầm trọng vào mùa nắng (phụ thuộc chủ
yếu vào nước trời) thì đời sống của nông dân khá vất vả. Do đó, vào những lúc nông
nhàn, người nông dân còn làm thêm nhiều công việc phụ khác như làm hồ, mộc, đan
giỏ tre, đi mỏ đá, làm gạch,…


8


Hình 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Sản Xuất Nông Nghiệp ở Xã

20,34%

Đất cây hàng năm

0,34%

Đất cây lâu năm

79,32%

Đất nuôi trồng thuỷ
sản

Nguồn: Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2005
- Ban địa chính - xây dựng xã
Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích cao
nhất đạt 2.446,07 ha (79,32% so với tổng đất sản xuất nông nghiệp); phần lớn đất này
sử dụng trồng lúa, màu và các cây công nghiệp hàng năm (chủ yếu là mía, đậu phụng).
Đất trồng cây lâu năm có diện tích 627,16 ha (chiếm 20,34%) chủ yếu trồng điều, xoài.
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản không đáng kể (10,5 ha), đó chỉ là những ao nuôi cá
nhỏ lẻ phục vụ bữa ăn gia đình.
2.2.2. Đất lâm nghiệp
Diện tích là 2.140,2 ha chiếm 38,77% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Nó bao
gồm:

- Đất rừng sản xuất: có diện tích 500 ha chiếm 23,36% đất lâm nghiệp
- Đất rừng phòng hộ: có diện tích 1.640,2 ha chiếm 76,64% đất lâm nghiệp;
gồm có 2 loại là đất có rừng tự nhiên phòng hộ và đất khoanh nuôi phục hồi rừng
phòng hộ.
2.2.3. Đất ở
Diện tích đất ở của xã là 50,2 ha chiếm 0,91% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình
quân diện tích đất ở mỗi hộ là 40,67 m2/hộ. Dân cư phân bố chủ yếu dọc theo các
tuyến đường chính.
9


2.2.4. Đất phi nông nghiệp
Diện tích là 133,21 ha chiếm 2,41% diện tích tự nhiên. Trong đó gồm có:
- Đất chuyên dùng (đất trụ sở cơ quan, các công trình sự nghiệp, đất xây dựng
cơ sở hạ tầng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,…) với diện tích 104,9 ha
chiếm 78,75% đất phi nông
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích nhỏ 12,31 ha
(chiếm 9,24% đất phi nông nghiệp)
- Đất phi nông khác: có diện tích 16 ha chiếm 12,01% đất phi nông nghiệp
2.2.5. Đất chưa sử dụng và đất sông suối
Diện tích 112,66 ha chiếm 2,04% đất tự nhiên xã. Trong đó, đất chưa sử dụng
có diện tích 85,48 ha chủ yếu là phần đất cao dốc, đã bị suy thoái khó đưa vào canh
tác; đất sông suối là 27,18 ha.
2.3. Tình hình kinh tế - xã hội - văn hoá
2.3.1. Tình hình kinh tế
Tân Nghĩa là 1 xã chuyên sản xuất nông nghiệp do đó trong tổng sản phẩm xã
hội bình quân hằng năm thì ngành nông nghiệp chiếm tới 65%; các ngành công nghiệp
- tiểu thủ công, ngành thương mại dịch vụ chỉ đạt 32% (Số liệu thống kê năm 2005).
Mặc dù cơ cấu kinh tế của Tân Nghĩa đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và giảm tỷ

trọng ngành nông lâm nghiệp nhưng nông nghiệp hiện vẫn là ngành sản xuất chủ đạo
của xã.
a) Về sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn 75% - 80%, chăn nuôi chiếm 15% - 20%, dịch vụ
nông nghiệp chiếm khoảng 3%.
Về trồng trọt: cây trồng chủ yếu là cây lương thực, cây chất bột, thực phẩm
Theo kết quả thống kê năm 2005:
- Cây lương thực: diện tích trồng 710,02 ha; sản lượng đạt 2.309,18 tấn trong
đó cây lúa đạt 927 tấn, bắp 1.382,18 tấn. Lương thực bình quân 187 kg/người/năm
- Cây chất bột: diện tích trồng 603 ha, sản lượng đạt 7.015 tấn, chủ yếu là cây
khoai môn, mì tươi

10


- Cây thực phẩm: bao gồm các loại rau, đậu với diện tích trồng là 436,05 ha và
sản lượng đạt 350 tấn
- Cây công nghiệp hàng năm: diện tích 697 ha; cây trồng chủ yếu là mía, lạc với
sản lượng hơn 5.000 tấn
- Cây lâu năm: diện tích 627,16 ha. Bao gồm điều, xoài, …
Về chăn nuôi: theo số liệu thống kê năm 2005, tổng đàn gia súc là 5.916 con:
trâu 2 con, bò 2.800 con, heo 2.750 con, dê 264 con. Tổng đàn gia cầm có 8.100 con
trong đó đàn gà 7.500 con, đàn vịt ngan ngỗng 600 con và chủ yếu được nuôi lẻ trong
các hộ nông dân.
b) Công nghiệp - tiểu thủ công
Khoảng 5 năm trở lại đây, các ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp đang trên đà phát triển nhưng quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ, công nghệ lạc hậu,
không đủ vốn đầu tư. Trong năm 2005, toàn xã có 1 hầm đá, 4 lò gạch, 51 hộ đan giỏ
tre; gạch sản xuất được 8,2 triệu viên, đá chẽ là 850.000 tảng
c) Dịch vụ

Hoạt động thương mại kinh doanh dịch vụ có chiều hướng phát triển khá. Việc
lưu thông hàng hoá thuận lợi tương đối đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng. Các dịch
vụ cung ứng vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, vận tải, bưu điện, điện thắp sáng
được mở rộng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong nhân dân.
2.3.2. Đời sống văn hóa - xã hội
a) Thu nhập và mức sống
Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng
tiến bộ KHKT vào sản xuất, đời sống của nhân dân đã tương đối được cải thiện, mức
sống có tăng lên. Tuy nhiên cuộc sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn nhất là
đối với những hộ thuần nông. Tỷ lệ hộ nghèo có giảm từ 19% năm 2004 (theo chuẩn
mới) xuống còn 16,5% vào năm 2006, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn tới 20,38%
(năm 2006). Thu nhập bình quân trên đầu người khoảng 2,3-2,7 triệu đồng/người/năm
nhưng thu nhập trong năm phân bố không đều (chủ yếu là thu nhập theo tính thời vụ),
sự phân hoá giàu nghèo ở địa phương là khá lớn.

11


b) Dân số - lao động
Tính đến năm 2005, toàn xã có 8 thôn với tổng số nhân khẩu là 12.342 người và
có 2.624 hộ, trong đó có 75% là hộ nông nghiệp. Mật độ dân số khoảng 223,6
người/km2, quy mô hộ bình quân có 4,71 người/hộ.
Theo số liệu thống kê số người trong độ tuổi lao động của xã là 7.015 người
chiếm 56,84% tổng nhân khẩu, là xã có nguồn lao động khá dồi dào; song phần lớn là
lao động phổ thông, tập trung vào sản xuất nông, lâm nghiệp (trên 70%). Trong khi sự
dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động còn nặng về sản xuất nông
nghiệp đã gây hạn chế rất lớn đến khả năng khai thác nguồn lao động của xã. Do đó,
trong tương lai để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của xã thì việc đào tạo, nâng cao
trình độ người lao động là vấn đề cần được quan tâm.
c) Văn hoá thông tin

Năm 2006, một hệ thống truyền thanh không dây với 15 cụm loa được thiết lập
trên toàn xã với tổng kinh phí đầu tư 95 triệu đồng thay cho hệ thống cũ đã xuống cấp.
Xã đã phủ sóng truyền hình và có bưu điện văn hóa phục vụ nhu cầu đọc của người
dân.
d) Y tế
Xã có 1 trạm y tế và khoảng 5 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Trong năm 2005,
tổng số lần khám điều trị tại trạm là 4.601 lượt người và không có trường hợp nào tử
vong. Tuy nhiên, số giường bệnh còn thiếu, đội ngũ y bác sĩ thiếu so với nhu cầu của
người dân địa phương và trình độ nghiệp vụ còn chưa cao.
Trạm y tế còn kết hợp với trung tâm y tế dự phòng huyện kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm các cơ sở chế biến thức ăn trên địa bàn.
e) Giáo dục
Toàn xã có 1 trường THCS, 3 trường tiểu học và 2 trường mầm non. Theo
thống kê năm 2005, số học sinh ở bậc trung học là 1.570 em, bậc tiểu học là 1.290 em,
mẫu giáo là 310 em.

12


2.4. Cơ sở hạ tầng nông thôn
2.4.1. Giao thông
Xã nằm dọc theo tuyến QL1A với chiều dài là 6km và QL55 với chiều dài là
5km. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, xã hội, văn hoá chính trị.
Đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài khoảng 55 km phân bố trong các
khu dân cư. Mật độ đường thấp, hơn nữa đường lại nhỏ, hẹp, toàn bộ là đường đất và
đường cát, không được tu bổ thường xuyên nên thường bị hư hỏng gây khó khăn cho
việc đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông nội đồng đa số ở dạng
đường mòn nên khó khăn trong việc vận chuyển nông sản.
2.4.2. Thuỷ lợi
Hiện nay, trên địa bàn xã chưa có hệ thống thuỷ lợi, nhân dân sản xuất nông

nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nước trời. Hệ thống nước sinh hoạt của nhân dân trong
vùng chủ yếu là dùng giếng đào, giếng khoan, tuy nhiên trữ lượng nước ít nên vào mùa
khô tình trạng khan hiếm nước thường xảy ra gây khó khăn cho sinh hoạt cũng như
sản xuất của nhân dân.
2.4.3. Năng lượng, bưu chính viễn thông
- Mạng lưới điện được phát triển rộng khắp, trên toàn xã đã có lưới điện quốc
gia và tạm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của nhân dân trong sinh hoạt và sản xuất.
- Mạng lưới bưu chính viễn thông, bưu điện đã được quan tâm phát triển đã tạo
điều kiện rút ngắn thời gian thư báo, cũng như nhu cầu giao lưu trao đổi thông tin liên
lạc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
2.5. Đánh giá tổng quan địa phương
2.5.1. Thuận lợi
- Xã Tân Nghĩa có vị trí địa lí khá thuận lợi, là xã trung tâm huyện lỵ, có đường
QL1A và QL55 chạy qua nên dễ dàng trong việc trao đổi hàng hoá, giao lưu phát triển
kinh tế với các vùng lân cận.
- Mạng lưới điện tạm hoàn chỉnh tạo điều kiện tốt cho sinh hoạt và sản xuất.
- Có nguồn nhân lực khá dồi dào, nhân dân cần cù chịu khó
2.5.2. Khó khăn
- Đất đai xã chủ yếu là đất bạc màu, kết cấu kém, khô hạn, dễ bị xói mòn rửa
trôi là khó khăn lớn cho phát triển nông nghiệp xã.
13


- Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu nguồn nước
trời, yếu tố này sẽ tác động rất xấu đến sản xuất nông nghiệp xã. Trong khi thời tiết ở
xã rất thất thường, nhất là nắng hạn thường kéo dài và sâu bệnh thường xuyên phá
hoại.
- Sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi tiến triển chậm
- Trường cấp III và các trung tâm đào tạo nghề ở quá xa (trên 15km) là một trở

ngại lớn trong việc phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho xã.

14


×