Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỒN KHO TỐI ƯU NGUYÊN LIỆU GỖ CỦA CÔNG TY IMC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.22 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XÂY
DỰNG MÔ HÌNH TỒN KHO TỐI ƯU NGUYÊN LIỆU GỖ
CỦA CÔNG TY IMC

TRẦN THỊ KIM YẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Thực
Trạng Sản Xuất, Kinh Doanh và Xây Dựng Mô Hình Tồn Kho Tối Ưu Nguyên Liệu
Gỗ của Công ty Cổ Phần Thương Mại và Tư Vấn Đầu Tư IMC”, do Trần Thị Kim
Yến, sinh viên khoá 29, ngành Kinh tế Nông lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày ______________________

NGUYỄN VŨ HUY
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2007

tháng

năm 2007

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Qua những tháng tiếp xúc tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần thương mại và Tư
vấn đầu tư IMC em đã học tập được nhiều kinh nghiệm quí báu trong thực tiễn và giúp
cũng cố thêm những kiến thức đã được học tập trên giảng đường đại học. Đây cũng chính
là thời gian quí báu đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể giảng viên khoa Kinh tế
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm
quí báu cho em, và đó là một hành trang vô cùng cần thiết để bước vào đời. Đặc biệt là
thầy Nguyễn Vũ Huy đã hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành
luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty cổ phần thương mại và tư vấn

đầu tư IMC cùng toàn thể anh chị trong Công ty đã tạo mọi điều kiện, tận tình giúp đỡ em
trong quá trình thực tập. Đặc biệt là các anh chị trong Phòng Kế Toán Công Ty của Công
ty đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp các tài liệu cần thiết, giải đáp những thắc mắc, giúp
em hoàn thành tốt được luận văn tốt nghiệp.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè
đã luôn động viên, khuyến khích tạo điều kiện cho em được học tập và hoàn thành đề tài
này.
Vì thời gian thực tập và kiến thức có hạn nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong quý thầy cô, quý Công ty góp ý giúp đỡ.

TP.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2007
Trần Thị Kim Yến


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ KIM YẾN. Tháng 07 năm 2007. “Đánh Giá Thực Trạng Sản Xuất,
Kinh Doanh Và Xây Dựng Mô Hình Tồn Kho Tối Ưu Nguyên Liệu Gỗ Của Công ty
Cổ Phần Thương Mại Và Tư Vấn Đầu Tư IMC
TRAN THI KIM YEN. July 2007. “The Evaluation Of Production And
Business Activities And Building Inventory Model For Wood Materials At IMC
Company”.
Trong ngành sản xuất đồ gỗ, vì nguyên liệu gỗ chiếm 60% giá thành sản phẩm nên
việc thu mua, tồn trữ nguyên liệu gỗ giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đề tài sử dụng
các phương pháp như: phương pháp chuyên gia trong ước tính một số số liệu cần thiết,
phương pháp thống kê so sánh, phương pháp xác định tồn kho tối ưu để đánh giá thực
trạng sản xuất kinh doanh, tình hình thu mua nguyên liệu, tình hình tiêu thụ của Công ty
để thấy được tầm quan trọng của việc tồn kho nguyên liệu gỗ, trên cơ sở đó xây dựng mô
hình tồn kho và phân tích lợi ích của mô hình. Từ kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra những
giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị nguyên liệu tồn kho và
kết quả sản xuất kinh của Công ty .



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


1

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

2

1.4. Cấu trúc của khoá luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

3

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

4

2.2.1. Chức năng

4

2.2.2. Nhiệm vụ

4


2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

5

2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

5

2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

6

2.4. Tình hình lao động của Công ty

7

2.5. Tình hình cơ sở vật chất của Công ty

8

2.6. Tình hình tài sản và vốn của Công ty

9

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1. Nội dung nghiên cứu


11

3.1.1. Lý do thực hiện tồn kho

11

3.1.2. Các yếu tố liên quan đến tồn kho

11

3.2. Phương pháp nghiên cứu

12

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

20

4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty IMC

20

4.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty

23

v


4.2.1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty


23

4.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

24

4.2.3 Công tác Marketing của Công ty

28

4.3. Tình hình cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu của Công ty

31

4.3.1 Tình hình thu mua nguyên liệu

31

4.3.2. Nguồn cung cấp gỗ của Công ty qua các năm

32

4.3.3. Tình hình biến động giá thu mua nguyên liệu gỗ

33

4.3.4. Nguồn vốn thanh toán

34


4.3.5. Tình hình sử dụng nguyên liệu của Công ty

36

4.3.6. Tình hình tồn kho của Công ty

37

4.4. Quá trình xây dựng mô hình tồn kho

38

4.4.1. Quá trình lưu chuyển của nguyên liệu gỗ

38

4.4.2. Cách thức chọn mẫu

38

4.4.3. Cách xác định các chi phí có liên quan đến mô hình

40

4.4.4. Xác định giá trị của biến ra quyết định

46

4.4.5. Hiệu quả của việc áp dụng mô hình tồn kho nguyên vật liệu


47

4.4.6. Phân tích độ nhạy

52

4.5. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty

57

4.5.1. Thuận lợi

57

4.5.2. Những khó khăn của Công ty

59

4.6. Một số giải pháp khắc phục

60

4.6.1. Giải pháp về Nguồn nguyên liệu và giảm chi phí

60

4.6.2. Giải pháp về mở rộng thị trưòng tiêu thụ sản phẩm

61


4.6.3. Xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty

62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

64

5.1. Kết luận

64

5.2. Đề nghị

65

5.2.1. Đối với Công ty

65

5.2.2. Đối với nhà nước

67
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN


Công nhân

DVTV & DT

Dịch vụ tư vấn và Đầu tư

GVHB

Giá vốn hàng bán

HCNS

Hành chánh Nhân sự

KDXNK & TTTH

Kinh doanh xuất nhập khẩu và tính toán tổng hợp

KT & TTTH

Kế toán và tính toán tổng hợp

LN

Lợi nhuận

PGĐ

Phó giám đốc


TDT

Tổng doanh thu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSLĐ

Tài sản lưu động

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

XNK

Xuất nhập khẩu

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công ty Năm 2006

8

Bảng 2.2. Tình Hình Cơ Sở Vật Chất của Công ty Năm 2006


9

Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản và Vốn của Công ty IMC trong Năm 2006

10

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công ty IMC

21

Bảng 4.2. Các Chỉ Tiêu Tài Chính

22

Bảng 4.3. Tổng Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm Gỗ của Công ty qua 2 Năm

23

Bảng 4.4. Tốc Độ Phát Triển Kim Ngạch Xuất Khẩu

24

Bảng 4.5. Thị Trường Xuất Khẩu qua Các Năm

25

Bảng 4.6. Tình Hình Tiêu Thụ của Công ty trên Địa Bàn TP.HCM

28


Bảng 4.7. Một Số Sản Phẩm Chính Được Tiêu Thụ trong Nước

28

Bảng 4.8. Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu từ Năm 2004 - 2005

31

Bảng 4.9. Nguồn Cung Cấp Gỗ qua Các Năm 2004 – 2006

32

Bảng 4.10. Sự Biến Động Giá Thu Mua Nguyên Liệu Gỗ từ Năm 2004 – 2006

33

Bảng 4.11. Tình Hình Vốn Vay qua Các Năm 2004 - 2005

35

Bảng 4.12. So Sánh Lãi Vay Ngân Hàng qua 3 Năm 2004 – 2006

36

Bảng 4.13. Tình Hình Sử Dụng Nguyên Liệu

36

Bảng 4.14. Tình Hình Tồn Kho Nguyên Vật Liệu từ 2004 – 2006


37

Bảng 4.15. Cách Thức Chọn Mẫu của Năm 2004

39

Bảng 4.16. Mức Hao Phí Nguyên Vật Liệu/Sản Phẩm

45

Bảng 4.17. Ước Tính Giá Trị Của Các Biến Ra Quyết Định

46

Bảng 4.18. So Sánh Các Chi Phí Liên Quan Đến Tồn Kho Nguyên Vật Liệu

50

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy tại Công ty

5

Hình 4.1. Biểu Đồ Kim Ngạch Xuất Khẩu từ 2003 - 2004

24


Hình 4.2. Biểu Đồ Tổng Kim Ngạch của Các Thị Trường Xuất Khẩu

25

Hình 4.3. Sơ đồ kênh phân phối

30

Hình 4.4. Biểu Đồ Sự Biến Động Sản Lượng Nguyên Liệu Thu Mua

31

Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Biến Động Giá Thu Mua Nguyên Liệu Gỗ

33

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Chứng minh công thức tính các chi phí thành phần của mô hình tồn kho khi
số lượng đặt hàng tối ưu.
Phụ lục 2. Cách xác định nhu cầu gỗ năm 2004
Phụ Lục 3. Cách xác định nhu cầu gỗ năm 2005
Phụ Lục 4. Cách xác định nhu cầu gỗ năm 2006
Phụ Lục 5. Danh sách máy móc thiết bị chính của Công ty

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá nơi mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng diễn ra gay gắt, để tồn tại các doanh nghiệp cần phải có những biện pháp, chiến lược
hoạt động lâu dài để thu hút và giữ chân khách hàng. Để làm được như vậy đòi hỏi doanh
nghiệp phải hoạt động tốt, có uy tín, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Công ty Cổ phần thương mại và tư vấn đầu tư - IMC là Công ty chuyên sản xuất
và xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang các nước châu Âu. Thị trường châu Âu là một trong
những thị trường lớn và khó tính, yêu cầu rất cao đối với sản phẩm cũng như thời hạn
giao hàng. Để được chủ động trong việc sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Công
ty cần phải có đầy đủ yếu tố sản xuất để phục vụ kịp thời cho sản xuất. Chính vì vậy Công
ty cần phải luôn lưu trữ một lượng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Vấn đề
đặt ra Công ty nên tồn kho bao nhiêu nguyên vật liệu thì thích hợp, để tránh tình trạng
thiếu nguyên liệu cho sản xuất cũng như lãng phí tiền vốn do tồn kho nguyên vật liệu.
Trước tình hình đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp nghiên cứu “Đánh Giá Thực
Trạng Sản Xuất, Kinh Doanh Và Xây Dựng Mô Hình Tồn Kho Tối Ưu Nguyên Liệu
Gỗ Của Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Tư Vấn Đầu Tư IMC”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mại và tư vấn
đầu tư - IMC



Xác định mức tồn kho các nguyên vật liệu sản xuất tối ưu




Phân tích độ nhạy của chi phí tồn kho với sự thay đổi của các yếu tố tồn kho



Phân tích lợi ích của việc xác định mức tồn kho tối ưu



Đề xuất giải pháp


1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
- Phạm vi không gian: Tại Công ty cổ phần thương mại và tư vấn đầu tư - IMC
Khu ASC, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: Từ ngày 26/03/2007 đến 23/06/2007
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Đề tài gồm 5 chương với nội dung của từng chương như sau
Chương 1 - Đặt vấn đề. Nêu lý do, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Chương 2 - Tổng quan. Giới thiệu khái quát chung về quá trình hình thành và phát
triển của Công ty, cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban, tình hình tài sản, Nguồn
vốn của Công ty …
Chương 3 - Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương này giới thiệu các khái
niệm, các chỉ tiêu tính toán trong đề tài nghiên cứu, phương pháp xây dựng mô hình tồn
kho …
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này đi sâu vào phân tích tình
hình sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ, quá trình tồn kho nguyên vật liệu, xây dựng
mô hình tồn kho nguyên vật liệu, trên cơ sở phân tích đưa ra giải pháp
Chương 5 - Kết luận và kiến nghị. Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4 để rút ra kết
luận và đề xuất kiến nghị


2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại và tư vấn đầu
tư – IMC
Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Tư Vấn Đầu Tư – IMC được thành lập theo
quyết định số 494/GP-UB do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 25/4/1994,
tiền thân là Công Ty Dịch Vụ Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 23/7/1988.
Tên giao dịch : Công ty cổ phần thương mại và tư vấn đầu tư - IMC
Tên giao dịch đối ngoại : Investment & Management Consulting And Trading
Corporation.
Tên viết tắt : Công ty IMC
Văn phòng giao dịch : 184 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,
TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08 8210873 – 08 8212580
Fax : 08 8212595
Email :
Mã số thuế : 030101473661
Tài khoản số L 540A 04289 tại SAI GON BANK FOR INDUSTRY AND TRADE
18-19-20 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi hoạt động của Công ty cổ phần thương mại và tư vấn đầu tư - IMC theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059090 do UBND TP. Hồ Chí Minh cấp ngày
10/7/1999 bao gồm :


Dịch vụ tư vấn đầu tư





Mua bán sản phẩm bằng gỗ, nhựa, cao su, đệm, vải da, kim khí điện máy, nông
lâm hải sản, lương thực thực phẩm, thực phẩm công nghệ, văn phòng phẩm, mỹ
phẩm, hoá chất, máy móc, thiết bị ôtô, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, xe
gắn máy, phụ tùng các loại.



Đại lý gởi hàng hoá



Dịch vụ thương mại
Tuy nhiên, công việc kinh doanh chủ yếu của Công ty hiện nay đó là : mua – bán

các sản phẩm gỗ trang trí sân vườn, ngoài trời. Với xưởng sản xuất đặt tại khu ASC,
phường Tân Nhơn Phú A, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
2.2.1. Chức năng
Công ty cổ phần thương mại và tư vấn đầu tư - IMC là Công ty chuyên sản xuất
các mặt hàng đồ gỗ dùng trang trí ngoài trời, sân vườn để xuất khẩu.
Là đơn vị có tư cách pháp nhân hoạt động theo qui định của luật pháp, tự hoạch
toán kinh doanh, có tài khoản tại ngân hàng và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh
của mình trước Pháp luật, đồng thời Công ty phải đảm bảo việc kinh doanh có lãi.
Là đại lý ký gởi hàng hoá, dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn đầu tư.
2.2.2. Nhiệm vụ
Thực hiện tốt các khoản nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách theo qui định

của pháp luật.
Thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về sản phẩm và dịch vụ do
Công ty thực hiện.
Không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý, tổ chức tốt đời sống tinh thần,
nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao mức sống chảinhan viên
trong Công ty.

4


2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
Để thực hiện các chức năng nhiệm và nhiệm vụ của Công ty một cách đầy đủ và
hợp pháp, Công ty đã xây dựng một cơ cấu quản lý theo kiểu trực tuyến. Mọi hoạt động
sản xuất – kinh doanh của Công ty đều do ban giám đốc trực tiếp điều hành đứng đầu là
giám đốc và các phó giám đốc như : phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc nhân sự,
phó giám đốc sản xuất. Công việc điều hành, điều phối nhân viên hay phân công công
việc cho các phòng ban là phó giám đốc nhân sự. Cuối cùng là các phòng ban nghiệp vụ :
Phòng Kế Toán Công Ty, phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng hành chánh –
nhân sự, phòng dịch vụ tư vấn đầu tư, phòng kỹ thuật, phòng KCS, đứng đầu là các
trưởng phòng.
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Tại Công ty
Đại hội đồng
cổ đông

Hội đồng
quản trị

Giám đốc


PGĐ kinh
doanh

Phòng
Kế
Toán
Công

Phòng
KD &
XNK

PGĐ nhân
sự

Phòng
HCNS

PGĐ sản
xuất

Phòng
DVT
V&Đ
T
5

Xưởn
g sản

xuất

Phòng
KCS

Phòng
kỹ
thuật

Nguồn : Phòng Hành chánh Nhân sự


2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có
quyền quyết định cao nhất trong Công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Giám đốc: do Hội đồng quản trị bầu ra. Đây là người trực tiếp điều hành mọi hoạt
động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Phó giám đốc kinh doanh: thực hiện các nhiệm vụ chuyên về các lĩnh vực kinh
tế, kinh doanh, các hoạt động đối ngoại của Công ty, giám sát việc tổ chức kinh doanh, là
người tham mưu cho giám đốc về các phương án kinh doanh mới và chịu trách nhiệm
trước giám đốc.
Phó giám đốc nhân sự: thực hiện các công việc liên quan đến việc điều hành, điều
phối và quản lý nhân viên trong Công ty.
Phó giám đốc sản xuất: phụ trách về kỹ thuật, các hoạt động sản xuất ở xưởng,
nghiên cứu các phương án sản xuất mới, đầu tư kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm mà khách
hàng yêu cầu.

Phòng Kế Toán Công Ty
Thực hiện công tác kế toán của Công ty : ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình
hình luân chuyển và sử dụng tài sản tiền của Công ty.
Thực hiện các biện pháp hợp lý trong thu chi, thanh toán kịp thời, đầy đủ các
khoản thanh toán cho cán bộ nhân viên, Nhà nước và các tổ chức khác.
Tổ chức chế độ hoạch toán của Công ty.
Kiểm tra tài chính, kế toán nhằm xác định hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Phòng kinh doanh xuất khẩu
Hoạch định các hướng phát triển kinh doanh xuất khẩu.
Cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh của Công ty cho giám đốc.

6


Lập kế hoạch kinh doanh và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch về các mặt sản
xuất, tiêu thụ, nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm của Công ty.
Soạn thảo hợp đồng, đàm phán, ký kết hợp đồng theo dõi tiến độ thực hiện và
thanh lý hợp đồng.
Hoàn thành các chứng từ xuất nhập khẩu như : tờ khai hải quan, giấy chứng nhận
xuất xứ (C/O), Invoice, Packing – List và các chứng từ liên quan khác.
Điều động xe chuyên chở hàng hoá, thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, giao
nhận hàng hoá cho Công ty một cách hợp lý tại các cửa khẩu.
Phòng hành chánh – nhân sự
Thực hiện các nghiệp vụ hành chánh - văn thư, tổ chức nhân sự, lao động tiền
lương và chế độ chính sách cho người lao động, nâng cấp, nâng bậc, đề bạt…
Ban hành các văn bản do Ban giám đốc chỉ thị, theo dõi thi đua, khen thưởng.
Thực hiện những yêu cầu của các phòng ban.
Thực hiện công việc quản lý nhân sự và tính lương, thưởng, các khoản trích theo
lương cho người lao động.
Phòng dịch vụ tư vấn đầu tư

Thực hiện công việc tư vấn cho các Công ty trong và ngoài nước khi muốn đầu tư
vào Việt Nam, chịu trách nhiệm về các thủ tục giấy phép cho Công ty và các Công ty mới
thành lập cần sự giúp đở của dịch vụ này.
Phòng KCS: kiểm tra hàng trước khi xuất.
Phòng kỹ thuật: Thiết kế mẫu mã mới và vẽ những bước hướng dẫn lắp ráp cho
sản phẩm.
Xưởng sản xuất: Sản xuất sản phẩm theo đơn hàng được đưa xuống từ phòng kinh
doanh.
2.4. Tình hình lao động của Công ty
Lao động là lực lượng không thể thiếu tại nhà máy. Đây là Nguồn lực chủ yếu tạo
ra thành phẩm tại nhà máy. Hiện nay, lực lượng lao động này đã đi vào ổn định với trình
độ tay nghề cao, năng động sáng tạo và có nhiệt huyết với nhà máy là nhân tố quyết định
đưa nhà máy phát triển đi lên. Ban lãnh đạo Công ty luôn có các chủ trương, kế hoạch
7


nhằm nâng cao tay nghề công nhân, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, trình độ quản lý vào
đào tạo các Nguồn lực để phù hợp với nhu cầu của môi trường kinh doanh.
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công ty Năm 2006
Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tổng số lao động
1. Theo tính chất lao động
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
2. Theo trình độ chuyên môn
- Đại học và trên đại học
- Cao đẳng và trung học

- Lao động phổ thông

Tỷ lệ (%)

225

100

200

88,89

25

11,11

12

5,3

13

5,81

200

88,89
Nguồn : Phòng Hành chánh Nhân sự

Qua bảng 2.1 ta thấy tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 225 người.

Trong đó nếu :
Phân theo tính chất sử dụng thì số lượng lao động trực tiếp sản xuất là đông nhất
200 công nhân, chiếm tỷ lệ 88,89%, lao động gián tiếp chiếm 11,1%. Cơ cấu lao động này
tương đối phù hợp đối với công ty chuyên sản xuất.
Phân theo trình độ chuyên môn thì số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên
đại học chiếm tỷ lệ 5,3%, số lượng cao đẳng vào trung học là 5,81%. Đây là số lao động
làm việc ở văn phòng và quản lý phân xưởng. Lao động phổ thông trực tiếp sản xuất
chiếm 88,89%.
2.5. Tình hình cơ sở vật chất của Công ty
Máy móc thiết bị là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, có ý
nghĩa quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng sản phẩm của Công ty. Công ty
khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Với thời gian khấu hao của nhà
xưởng, vật kiến trúc là 10 năm, của máy móc thiết bị là 5 năm, của phương tiện vân tải,
truyền dẫn là 10 năm.
8


Bảng 2.2. Tình Hình Cơ Sở Vật Chất của Công ty Năm 2006
Đơn vị : Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Nhà xưởng, vật kiến trúc

Nguyên giá

Khấu hao

G.trị còn lại

Tỷ lệ
(%)


1.584.074

524.177

1.059.897

71,72

Máy móc thiết bị

793.846

360.039

433.806

29,35

P.tiện vận tải, truyền dẫn

110.000

89.998

20.002

1,35

Tổng


2.451.92

974.215

1.477.705

100

Nguồn : Phòng Kế Toán Công Ty của Công ty
Qua bảng 2.2 cho thấy tổng giá trị cơ sở vật chất ban đầu của Công ty là 2.451.920 nghìn
đồng. Trong đó tổng giá trị ban đầu của nhà xưởng là 1.584.074 nghìn đồng, hao mòn hết
524.177 nghìn đồng, giá trị còn lại là 1.059.897 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ 71,72% tổng giá
trị còn lại. Tổng giá trị ban đầu của máy móc thiết bị là 793.846 nghìn đồng, hao mòn hết
360.039 nghìn đồng, giá trị còn lại chiếm tỷ lệ 29,35% trong tổng giá trị còn lại. Tổng giá
trị ban đầu của phương tiện vận tải, truyền dẫn là 110.000 đã hao mòn hết 89.998 đồng,
giá trị còn lại chiếm tỷlệ 1,35% trong tổng giá trị còn lại. Qua đây cho thấy nhà xưởng
của công ty còn tương đối mới, nhưng Công ty cần lưu ý đến vấn đề đầu tư mới phương
tiện vận tải vì phương tiện vận tải đã quá cũ kỹ (giá trị còn lại 1,35%).
2.6. Tình hình tài sản và vốn của Công ty
Vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Vốn càng lớn càng dễ dàng thực hiện mục tiêu kinh doanh, trang bị cơ sở vật chất, trang
trải các chi đã phí phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty, tạo lợi thế cạnh tranh
của Công ty trên thị trường.

9


Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản và Vốn của Công ty IMC trong Năm 2006
ĐVT : Nghìn đồng

Khoản mục

Số lượng

Tổng vốn

Tỷ lệ (%)

56.407.494

100

1.477.705

2,7

54.920.790

97,3

8.079.409

14,3

48.328.086

85,7

Phân theo
1. Mục đích sử dụng

-

Vốn cố định

-

Vốn lưu động

2. Nguồn gốc
-

Vốn tự có

-

Vốn vay

Nguồn : Phòng Kế Toán Công Ty
Qua bảng 2.3 cho thấy, nếu phân vốn theo mục đích sử dụng thì vốn cố định là
1.477.705 đồng chiếm 2,7 % vốn cố định này chính là giá trị của nhà xưởng và máy móc
thiết bị của Công ty, vốn lưu động là 54.920.790 đồng chiếm 97,3% Nguồn vốn lưu động
của Công ty chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng và hàng tồn kho. Nếu phân
theo nguồn gốc, vốn tự có của Công ty là 8.079.409 đồng chiếm 14,3% Nguồn vốn này
thu từ việc góp cổ phần của các cổ đông, phần còn lại là vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng
Cổ phần Sài Gòn thương tín với số tiền là 48.328.086 nghìn đồng tương đương 85,7%.

10


CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
Thông qua tìm hiểu và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
IMC để xây dựng mô hình tồn kho nguyên vật liệu nhằm xác định mức tồn kho
nguyên vật liệu tối ưu với mức chi phí thấp nhất.
3.1.1. Lý do thực hiện tồn kho
Yếu tố kinh tế: nhà sản xuất phải duy trì tồn kho các nguyên vật liệu thô để đảm
bảo rằng chúng sẽ có sẵn khi cần thiết. Họ không thể sản xuất hay mua sắm nguyên
vật liệu ngay thời điểm có nhu cầu vì các lý do về chi phí và thời gian sẽ làm chậm trễ
việc cung cấp chúng.
Thoả mãn nhu cầu khách hàng: Nếu những người bán sĩ hay bán lẻ không duy
trì một lượng hàng hoá tồn kho nhất định, họ sẽ mất đi doanh thu cho các đối thủ cạnh
tranh. Bởi vì những đối thủ này có thể thoả mãn các nhu cầu ngoài dự kiến của khách
hàng ngay lập tức.
Bảo trì khả năng hoạt động: Để bảo đảm cho các thiết bị máy móc được vận
hành liên tục, tránh được các khoản chi phí lớn do ngừng máy xảy ra, các linh kiện,
phụ tùng thay thế cần phải được lưu trữ nhằm bảo đảm cung cấp ngay lập tức cho các
sữa chữa tại hiện trường.
3.1.2. Các yếu tố liên quan đến tồn kho
a) Yếu tố kinh tế
- Chi phí đặt hàng: là khoản chi phí phát sinh mỗi khi thiết lập một đơn hàng,
chủ yếu bao gồm các chi phí hành chính liên quan đến việc chuẩn bị một đơn đặt hàng,
và các chi phí quản lý và xử lý khi nhận được đơn hàng này. Chi phí đặt hàng cho một
đơn vị sản phẩm được giả định là cố định, độc lập với số lượng sản phẩm hàng hóa
trong một đơn đặt hàng.


- Chi phí lưu trữ : bao gồm chi phí cơ hội của tiền đầu tư trong hàng tồn kho,
chi phí lưu trữ, khấu hao, bảo hiểm, hao hụt và cũ đi (nếu có).

- Chi phí phát sinh do thiếu hàng: được chia làm hai trường hợp:
+ Nếu khách hàng sẳn lòng đợi hàng: Chi phí thiếu hàng là những chi phí hành
chính liên quan đến các thủ tục giấy tờ bổ sung, các hoạt động xúc tiến thực hiện đơn
hàng, và thông báo cho khách hàng khi hàng hoá có sẵn.
+ Nếu khách hàng không đợi hàng: Chi phí này là khoản lợi nhuận bán hàng bị
mất đi. Ngoài ra còn có thể phát sinh thêm chi phí “thiện chí” là khoản lợi bị mất đi
khi khách hàng cảm thấy không hài lòng do thiếu hàng đến mức sau này họ sẽ không
mua hàng của Công ty nữa.
+ Giá mua hay chi phí sản xuất: Khi số lượng đặt hàng gia tăng, giá mua hay
chi phí sản xuất đơn vị hàng hóa có thể được giảm xuống. Trong tình huống này, cần
định lượng những đánh đổi giữa khoản tiết kiệm được trong chi phí mua và hàng, và
khoản gia tăng trong chi phí lưu trữ tồn kho.
+ Giá trị còn lại: là giá trị của hàng hoá, sản phẩm còn tồn cuối kỳ, chưa bán
được, nhưng vì lý do nào đó (hay không muốn) tồn kho sang kỳ sau, cần phải giải
quyết, thanh lý. Giá trị còn lại thường nhỏ hơn giá trị ban đầu.
b) Yếu tố nhu cầu
Kiến thức về nhu cầu của khách hàng đối với một sản phẩm là cực kỳ quan
trọng trong việc xác định chính sách tồn kho tối ưu cho sản phẩm đó.
c) Thời gian phân phối trễ
Là khoản thời gian từ lúc bắt đầu đặt hàng đến khi nhận được lô hàng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ các phòng
ban của Công ty, từ báo, Internet…
Phương pháp mô tả: là phương pháp thu thập thông tin, số liệu cần thiết để
phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, phương pháp được sử
dụng để trình bày về thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá một số chỉ tiêu quan trọng trong tổng
thể cần nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so sánh số liệu qua các năm, nói lên sự
chênh lệch giữa sô liệu đang nghiên cứu với số liệu của năm gốc. Trong khóa luận,
12



phương pháp này được sử dụng chủ yếu để xác định sự biến động của các chỉ tiêu như:
Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí, Tỷ suất doanh thu/ giá vốn hàng bán, các Tỷ suất thanh
toán, so sánh sự thay đổi doanh thu qua các năm, sự biến động của nguyên liệu …
-

So sánh tuyệt đối: là hiệu số giữa số liệu ở năm đang nghiên cứu so với năm

gốc. Dùng để xác định mức độ biến động tuyệt đối của các vấn đề nghiên cứu qua các
chỉ tiêu phân tích.
-

So sánh tương đối: là tỷ số giữa khoản chênh lệch với số liệu ở năm gốc, được

tính bằng tỷ lệ phần trăm (%). Có tác dụng làm rõ bản chất của các hiện tượng kinh tế,
xu hướng biến động và mức độ đạt được của các chỉ tiêu.
Phương pháp chuyên gia: do khó khăn trong việc xác định chính xác một số
yếu tố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của khoá luận nên phương pháp chuyên gia
được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo và nhân viên Công
ty về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thống kê thực nghiệm: là các phương pháp tính toán để xây
dựng mô hình tồn kho. Mô hình tồn kho được phân thành 2 loại :
-

Mô hình tồn kho xác định: khi biết được nhu cầu mặc dù chúng có thể thay đổi

theo thời gian.
-


Mô hình tồn kho xác suất: khi nhu cầu là một biến ngẫu nhiên.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, mô hình tồn kho xác định với thời gian

nhận hàng khác không và được phép thiếu hàng sẽ được ứng dụng trong việc xây dựng
mô hình tồn kho nguyên vật liệu tối ưu của Công ty IMC vì Công ty IMC thực hiện
sản xuất theo đơn đặt hàng của các khách hàng (nhu cầu biết trước), và lượng nguyên
liệu sẽ được nhập kho cần một khoảng thời gian để vận chuyển gỗ từ nơi của người
bán về nhập kho của Công ty.
Các ký hiệu được sử dụng trong mô hình:
Q : Số lượng sản phẩm hàng hoá của một lần đặt hàng
Q* : Số lượng tối ưu của một lần đặt hàng
Co : Chi phí đặt hàng ( không đổi) cho một lần đặt hàng
Ch : Chi phí lưu trữ một đơn vị sản phẩm không đổi trong thời gian T
Cs : chi phí của một đơn vị sản phẩm hàng hoá bị thiếu trong suốt thời gian T
M : Mức tồn kho tối đa có sẵn trong một thời đoạn t
13


R : Số lượng sản phẩm được yêu cầu trong suốt thời gian T
R’ : Số lượng sản phẩm tối đa có thể được sản xuất trong suốt thời gian T
(R’>R)
R/Q : Số lần đặt hàng
Mô hình tồn kho có thời gian nhận hàng đều: có thời gian nhận hàng khác
không và không thay đổi giữa 2 lần đặt hàng
Q
M

0

t1


t2
t

T

t1 : Thời gian từ lúc bắt đầu đặt hàng đến lúc nhận hàng
R
: Thời gian sản xuất thực tế yêu cầu
R'

=>

t2
R
 1
thời gian ngừng sản xuất
t
R'

Ta có :

M t2
R
  1
Q t
R'

Đặt v = 1-


R
=> M = v*Q
R'

Mức tồn kho trung bình
 Chi phí lưu trữ : C h

M vQ

2
2

vQ
2

 Chi phí đặt hàng : C o

R
Q

 Tổng chi phí tồn kho thực tế C(Q) = C o

14

R
vQ
+ Ch
=> Min
Q
2



Giải bài toán tối thiểu hoá chi phí tồn kho này, ta có :
=> Q

*

2 RC 0
C hv



*
=> t 

Q*

R

2C O
RC h v

 

*
*
=> C Q  2RCOChv  ChvQ

Mô hình đặt hàng tối ưu khi sự thiếu hàng được cho phép: số lượng hàng
đặt được nhận cùng lúc ngay lập tức

Mức tồn kho
M

Q
0
t3

t4

t
T

t3 : Thời gian không bị thiếu hàng giữa hai lần đặt hàng
t4 : Thời gian bị thiếu giữa hai lần đặt hàng
Tỷ lệ của thời gian không bị thiếu hàng

t3 M

t
Q

Mức tồn kho trung bình khi không bị thiếu hàng :
Mức tồn kho trung bình cho cả thời đoạn

M
2

M M
M2
*

=
Q
2Q
2

Mức thiếu hàng tối đa : Q – M
Tỷ lệ của thời gian bị thiếu hàng :

t4
Q  M 
=
t
Q

Mức thiếu hàng trung bình trong thời gian thiếu :
Mức thiếu hàng cho cả thời đoạn :

Q  M 
2

Q  M  * Q  M  = Q  M 2
Q

15

2

2Q



×