Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÝ NHƠN HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.97 KB, 78 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÝ NHƠN
HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN TÈO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂNNGÀNH
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố hồ chí minh
Tháng 12/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm hiểu thực trạng
đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Lý Nhơn - huyện Cần
Giờ TPHCM”do Trần Văn Tèo, sinh viên khóa 2003 – 2008 ngành phát triển nông
thôn và khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đòng vào ngày

Người hướng dẫn
TS.Phạm Thanh Bình

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm thi

Ngày



tháng

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm thi

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các Thầy Cô giáo của
trường Đại Học Nông Lâm - TP.HCM, đã tham gia giảng dạy, cung cấp cho em những
kiến thức về kinh tế, xã hội, những giá trị đạo đức, văn hoá, giúp em hoàn thiện hơn về
nhân cách, lối sống và phát huy tốt năng lực bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn: Thầy Phan Thanh Bình, đã hướng dẫn chỉ dạy tận
tình em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ Ban Chỉ Đạo
chương trình XĐGN xã Lý Nhơn - Cần Giờ - TPHCM đã tận tình giúp đỡ em trong
thời gian thực tập và nghiên cứu trên địa bàn.
Sau cùng em xin được cảm ơn các bạn cùng lớp đã giúp đỡ và đống góp ý kiến
trong quá trình thực hiện đề tài.


Chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT
“Tìm Hiểu Thực Trạng Đói Nghèo Và Công Tác Xoá Đói Giảm
Nghèo Trên Địa Bàn Xã Lý Nhơn, Huyện Cần Giờ
Thành Phố Hồ Chí Minh”.
“Make A Careful About Reality Poverty & Operation On
Poverty Allevation In Ly Nhon Commune
Can Gio District – Ho Chi Minh City”.
Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn 100 hộ thuộc diện XĐGN và những hộ vừa
thoát nghèo để đánh giá thực trạng và nguyên nhân của đói nghèo trên địa bàn xã Lý
Nhơn, huyện Cần Giờ, TPHCM.
Dựa vào số liệu thứ cấp thu thập được từ BCĐ chương trình XĐGN và các
phòng, ban để đánh giá tình hình thực hiện chương trình XĐGN. Qua điều tra nghiên
cứu cho thấy công tác XĐGN trong 15 năm qua của ban chỉ đạo XĐGN đã đạt được
nhiều kết quả khả quan. Đã giúp nhiều hộ thoát khỏi tình trạng nghèo đói và có cuộc
sống ổn định hơn. Cho vay vốn thực hiện sản xuất hàng tỳ đồng, thực thi hàng loạt các
chính sách về xã hội, y tế , giáo dục. Giúp nâng cao hơn về sức khoẻ và trình độ học
vấn cho một bộ phận dân cư nghèo. Góp phần thay đổi bộ mặt các vùng nghèo của
thành phố.
Qua đó thấy được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chương trình
XĐGN, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường công tác XĐGN trên địa
bàn xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TPHCM.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt


xiii

Danh mục các bảng biểu

ix

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ

x

Danh mục phụ lục

xvi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

3


1.4. Cấu trúc của khoá luận

4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.1.1. Đặc điểm tình hình chung của xã Lý Nhơn - Cần Giờ - TP.HCM

5

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên

5

2.1.2.1. Vị trí địa lý

6

2.1.2.2. Địa hình thỗ nhưỡng

6

2.1.2.3. Thời tiết khí hậu


6

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

6

2.1.3.1. Tình hình đất đai

8

2.1.3.2 Tình hình dân số - lao động - nghề nghiệp

10

2.1.3.3. Tình hình kinh tế

12

2.1.3.4. Tình hình xã hội

12

2.1.4. Cơ sở hạ tầng

13

2.1.5. Giáo dục

14


2.1.6. Y tế - văn hoá

15

2.2. Kết luận

16

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1. Cơ sở lý luận

16

3.1.1. Định nghĩa về nghèo đói

16

3.1.1.1. Đói (mức độ thấp nhất của nghèo)

17

v


3.1.1.2. Nghèo


17

3.1.2. Chỉ tiêu và ngưỡng đánh giá nghèo đói

18

3.1.2.1. Ở Việt Nam

18

3.1.2.2. Đối với TP.HCM

20

3.2. Chương trình XĐGN ở Việt Nam

20

3.2.1. Tính cần thiết phải thực hiện chương trình XĐGN

20

3.2.2. Nội dung chương trình XĐGN

20

3.2.2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN

21


3.2.2.2. Chương trình XĐGN ở TPHCM

22

3.2.3. Kết quả đạt được

23

3.3. Phương pháp nghiên cứu

24

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

Phần 1: Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói trên địa bàn xã Lý Nhơn, Cần
Giờ, TP.HCM thông qua mẫu điều tra

24

4.1 Tình hình chung của những hộ điều tra

24

4.1.1. Nhân khẩu và lao động

25

4.1.2. Trình độ học vấn


27

4.1.3. Điều kiện sinh hoạt

28

4.1.4. Thu nhập và cơ cấu thu nhập

31

4.2. Nguyên nhân đói nghèo tại địa bàn xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ

33

4.2.1. Nguỵên nhân khách quan

33

4.2.2. Nguyên nhân sâu xa

35

4.3. Nguyện vọng của người dân

37

Phần 2: Tình hình thực hiện và kết quả đạt được của ban chỉ đạo chương trình
XĐGN ở xã Lý Nhơn trong những năm vừa qua


38

4.4. Quá trình thực hiện chương trình XĐGN của xã Lý Nhơn

38

4.4.1. Sự ra đời của chương trình

38

4.4.2. Mục tiêu, đối tượng, phương hướng hoạt động

38

4.4.3. Công tác tổ chức, hoạt động của ban XĐGN xã Lý Nhơn

39

4.5. Những thuận lợi và khó khăn khi thưc hiện chương trình XĐGN

42

4.6. Phân tích tình hình thực hiện chương trình XĐGN của xã Lý Nhơn

42

vi


4.6.1. Phân tích các hộ dân theo mức thu nhập


44

4.6.2. Tình hình huy động vốn của ban XĐGN xã Lý Nhơn

44

4.6.3. Tình hình cho vay hỗ trợ vốn cho hộ nghèo xã Lý Nhơn

44

4.6.4. Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nghèo

45

4.6.5. Tình hình hoàn vốn vay của các hộ nghèo

47

4.7. Các chương trình hỗ trợ người nghèo khác tại địa phương

48

4.8. Công tác đào tạo cán bộ XĐGN của xã Lý Nhơn

50

4.9. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình XĐGN trên địa bàn xã Lý Nhơn, huyện
Cần Giờ


51

4.9.1. Đánh giá tổng quát chương trình XĐGN của xã Lý Nhơn qua những năm hực
hiện

51

4.9.2. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình XĐGN của xã Lý Nhơn qua 2 năm
2005-2006

51

4.10. Ý kiến của người dân nghèo về việc thực hiện của chương trình XĐGN trên địa
bàn xã Lý Nhơn

52

4.11. Những nhân tố tích cực và những điểm tồn tại trong quá trình thực hiện chương
trình XĐGN tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM

53

4.11.1. Nhân tố tích cực

54

4.11.2. Những tồn tại

55


4.12 Bài học kinh nghiệm

56

4.13. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác XĐGN dựa vào các nguyên
nhân đói nghèo thông qua điều tra

56

4.13.1. Giải pháp cho các nguyên nhân khách quan

57

4.13.2. Giải pháp cho các nguyên nhân sâu xa

58

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59

5.1. Kết luận

60

5.2. Kiến nghị

60

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐ XĐGN:

Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo

UBNDMTTQ:

Ủy ban nhân dân mặt trận tổ quốc

WB:

Ngân hàng thế giới

UNDP:

Quỹ đầu tư phát triển

IMF:

Quỹ tiền tệ quốc tế

ESCAP:

Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương

CEF:


Ủy trợ vốn cho người lao động tự tạo việc làm

THCS:

Trung học cơ sở

BHYT:

Bảo hiểm y tế

KHHGĐ:

Kế hoạch hóa gia đình

HNGĐ:

Hôn nhân gia đình

GCĐ94:

Giá cố định năm 1994

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1. Cơ cấu diện tích đất đai theo mục đích sử dụng
2.2. Tình hình dân số toàn xã Lý Nhơn năm 2005
2.3. Tình hình lao động - nghề nghiệp - toàn xã Lý Nhơn năm 2006
2.4. Tổng giá trị sản lượng toàn xã Lý Nhơn năm 2006

2.5. Hiện trạng ngành giáo dục xã Lý Nhơn năm 2006
3.1.Chuẩn nghèo chung của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005
3.2. Chuẩn nghèo chung của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
4.1. Cơ cấu ngành nghề theo điều tra khảo sát
4.2. Tình trạng lao động của 100 hộ nghèo qua điều tra
4.3. Trình độ học vấn của các hộ nghèo qua điều tra
4.4. Phương tiện sinh hoạt của những hộ nghèo
4.5. Phân loại các hộ được điều tra theo thu nhập
4.6. Nguyên nhân nghèo đói
4.7. Nguyện vọng của các hộ nghèo qua điều tra thực tế
4.8.Cơ cấu ban chỉ đạo chương trình XĐGN của xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ
4.9. Tiêu chuẩn phân loại đói nghèo trên địa bàn xã
4.10. Phân loại hộ nghèo qua các năm
4.11. Tình hình huy động vốn của ban XĐGN xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ
4.12. Tình hình cho vay của chương trìn XD(GN
4.13. Tình hình sử dụng vốn đầu tư của hộ nghèo năm 2006
4.14. Tình hình thu hồi vốn của chương trình XĐGN xã Lý Nhơn
4.15. Kết quả thực hiện chương trình XĐGN qua 2 năm 2005 - 2006
4.16. Ý kiến của hộ nghèo về đánh giá hoạt động của chương trình XĐGN ở xã Lý
Nhơn

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Biểu đồ
4.1. Tình trạng lao động của các hộ nghèo thông qua điều tra
4.2. Cơ cấu loại nhà ở của các hộ nghèo thông qua điều tra
4.3. Cơ cấu thu nhập của những hộ nghèo thông qua điều tra

4.4. Đồ thị phân loại các hộ nghèo trong diện XĐGN
4.5. Kết quả thực hiện chương trình XĐGN qua 2 năm 2005 - 2006
Sơ đồ
4.1. Vòng luẩn quẩn của nghèo đói
4.2. Sơ đồ tổ chức của Ban Chỉ Đao chương trình XĐGN ở xã Lý Nhơn

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Người nghèo, quốc gia nghèo luôn luôn sống trong tình trạng lo âu, dây dứt và
mong muốn tìm ra lối thoát. Báo cáo tổng kết chương trình giảm nghèo ở châu Á Thái Bình Dương đã đánh giá rằng:“Sống một cuộc sống nghèo khổ hiển nhiên sẽ gây
ra những thất vọng, mà sự thất vọng này lại thường là nguồn gốc của những hành động
phá phách, gây phiền hà cho cuộc sống và trật tự xã hội”. Hoàn cảnh nghèo buộc
người ta phải khai thác bừa bãi môi trường và làm giảm khả năng sản xuất của nó; ấp ủ
các xung đột về chính trị - xã hội, phá hoại những giá trị cơ bản của con người và làm
xói mòn hạnh phúc gia đình. Những hành động kiểu này đang là bi kịch cho nhiều gia
đình và xã hội.
Thấy được điều đó, cùng với cả nước TPHCM đã ra sức tập trung thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng. Mà cụ thể là nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII về phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã khơi dậy và
tạo được những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, đời sống của người dân từng
bước được cải thiện và ngày càng được nâng cao. Song, bên cạnh đó tình trạng đói
nghèo, sự phân hoá giàu nghèo trong các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn
diễn ra gây gắt.



Trước thực trạng đó, Đảng bộ và chính quyền Thành Phố đã mở cuộc vận động
“Xóa Đói Giảm Nghèo” nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giúp đỡ
cho những hộ đói nghèo biết cách làm ăn, tổ chức tốt cuộc sống để xóa đói, giảm
nghèo từng bước vươn lên khá giả.
Xã Lý Nhơn là xã thuộc huyện Cần Giờ, một trong những huyện vùng sâu vùng
xa của TPHCM. Đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn thiếu thốn,
nghèo đói luôn đeo đẳng họ. Chính vì vậy, xã Lý Nhơn không nằm ngoài danh sách
chương trình XĐGN của thành phố. Trong những năm qua, chương trình XĐGN của
xã cũng đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng và to lớn trên nhiều mặt. Qua
chương trình đã có nhiều hộ vươn lên thoát đói, giảm nghèo, mở ra cơ hội làm ăn khá
giả. Bộ mặt của xã nghèo cũng được thay đổi, hiệu quả của chương trình đã khẳng
định rõ bảng chất tốt đẹp và tính ưu việt của chế độ:“Thể hiện truyền thống nhân ái và
tính nhân văn, vì mục tiêu công bằng xã hội”.
Sau khi tìm hiểu tình hình thực tế, nắm bắt tình hình địa phương trên địa bàn xã
Lý Nhơn.Được sự chấp thuận của Ủy Ban Nhân Dân xã Lý Nhơn, ban XĐGN xã Lý
Nhơn và sự đồng ý của thầy Phan Thanh Bình, tôi thực hiện đề tài:“Tìm hiểu thực
trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Lý Nhơn - huyện
Cần Giờ TPHCM”
Đề tài thực hiện trong thời gian ngắn, khả năng kiến thức còn nhiều hạn chế nên
đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu xót, tôi rất mong nhận được sự góp ý tận
tình của quý thầy cô khoa kinh tế, cũng như các cấp chính quyền địa phương xã Lý
Nhơn và những ý kiến quý báu của bạn bè trong lớp.
Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi chân thành biết ơn thầy Phan Thanh Bình
đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khoá luận văn tốt nghiệp
và sự giúp đỡ tận tình của UBND xã, Ban chỉ đạo chương trình XĐGN cùng các ban
ngành đoàn thể, các hộ gia đình.

2



1.2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa
 Mục tiêu
- Nghiên cứu thực trạng đói nghèo và tìm hiểu nguyên nhân của sự đói nghèo
trên địa bàn xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ.
- Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình XĐGN tại xã Lý Nhơn Cần Giờ
qua thời gian 2004 - 2006
- Đánh giá kết quả thực hiện chương trình XĐGN trên địa bàn xã Lý Nhơn
huyện Cần Giờ.
 Ý nghĩa
Dựa trên những kết quả nghiên cứu, ta có thể đề xuất một số ý kiến, giải
pháp nhằm xóa bỏ các hộ nghèo và chống tái hộ nghèo trên địa bàn xã Lý
Nhơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung
Để tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói
giảm nghèo tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ Thành Phố Hồ Chí Minh” đề tài tập trung
vào những nội dung sau:
- Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản và tình hình chung trên địa bàn xã Lý
Nhơn, huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng nghèo đói tại xã. Từ đó đưa ra những
nguyên nhân về nghèo đói trên địa bàn và đề xuất một số giải pháp tăng cường
công tác XĐGN.
- Tìm hiểu quá trình thực hiện chương trình và công tác tổ chức XĐGN tại xã
Lý Nhơn huyện Cần Giờ.
- Phân tích tình hình thực hiện chương trình XĐGN tại địa phương.

3


- Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo qua đó xác định ảnh hưởng của

chương trình đến đời sống của các hộ dân thuộc diện XĐGN.
- Đánh giá tình hình thực hiện chương trình XĐGN của xã Lý Nhơn trong 2
năm 2005-2006.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác XĐGN trên địa bàn xã Lý
Nhơn.
 Phạm vi thời gian
- Sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2004 đến 2006 và số liệu điều tra năm 2007 để
tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài.
- Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài là: 25/8/2007 đến 25/11/2007.
 Phạm vi không gian
Đối tượng nghiên cứu là những hộ dân được sử dụng nguồn vốn XĐGN
tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày theo cấu trúc sau
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tình hình chung của xã Lý Nhơn-huyện Cần Giờ -TPHCM
Lý Nhơn là một xã vùng ven hẻo lánh của huyện Cần Giờ, cách trung tâm
huyện 45 km về phía Tây Bắc theo hướng đường bộ hiện nay, và cách trung tâm thành

phố Hồ Chí Minh 60 km về phía Đông Bắc, tiếp giáp với tỉnh Long An, Tiền Giang, là
vùng căn cứ cách mạng trong thời lỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Lý Nhơn được bao bọc bởi các con sông lớn như: sông Vàm Sát ở phía Đông
Bắc; sông Soài Rạp là một trong những con sông có chiều dài rộng nhất nước ôm trọn
cả phần phía Tây của xã. Sông Soài Rạp tuy không sâu như sông Lòng Tàu nhưng
cũng là con đường vận tải thuận tiện vào Thành Phố, nhất là đối với những tàu thuyền
có trọng tải nhỏ. Nằm án ngữ đường sông ra vào TPHCM, nên xã Lý Nhơn có vị trí
hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Vị trí địa lý
Xã Lý Nhơn là một xã ven biển, với vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp với xã An Thới Đông huyện Cần Giờ.
- Phía Nam là vịnh Đồng Tranh giáp với biển Đông.
- Phía Đông giáp với xã Long Hòa huyện Cần Giờ.


- Phía Tây và Tây Bắc giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang được phân
cách bởi sông Soài Rạp.
2.1.2.2. Địa hình thổ nhưỡng
Lý Nhơn như một quần đảo nổi với địa hình bằng phẳng, sông ngòi chằng chịt,
thông thiên nối liền với nhau nên rất thuận tiện cho giao thông đường thủy. Song, lại
bất lợi cho giao thông đường bộ, xã chỉ có một con đường duy nhất nối trung tâm xã
với các xã khác trong huyện đó là đường Lý Nhơn.
2.1.2.3. Khí hậu thời tiết
Có hai mùa mưa nắng rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 1 - 4.
- Mùa mưa từ tháng 5-12.
- Nhiệt độ tương đối cao và ổn định: Nhiệt độ trung bình năm từ 25OC - 29OC.
- Lượng mưa trung bình 150mm/tháng.
Nhận xét: Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như thế, xã Lý Nhơn có ý

nghĩa rất quan trọng đối với Cần Giờ và TPHCM về phòng thủ quân sự, về kinh tế
diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch rừng sinh thái.
2.1.3. Đăc điểm kinh tế xã hội
2.1.3.1. Tình hình đất đai
Qua kiểm kê năm 2006 thì diện tích đất toàn xã là 15.815,21 ha. Không tăng
không giảm so với tổng diện tích năm 2005, do diện tích đất của xã được bao bọc bởi
bốn bên ranh giới đều là sông, rạch, ổn định về địa hình, có cơ cấu đất như sau:
- Trong tổng diên tích tự nhiên thì đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao
51,89 % so với tổng diện tích đất tự nhiên, với diên tích 8.205,77 ha, trong đó diện tích
đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng ngập mặn là 4.309,05 ha chiếm 27,25 % so với tổng

6


diện tích đất tự nhiên, đất nuôi trồng thủy sản 2.552,26 ha chiếm 16,14 % so với tổng
diện tích tự nhiên. Nguồn lợi thu từ diện tích đất rừng và đất nuôi trồng thủy hải sản là
rất lớn.
- Diện tích trồng lúa không lớn chỉ có 123,03 ha chiếm 0,78 % lý do là nước
sông rất mặn, chỉ làm ruộng lúa vào mùa mưa, một năm từ 1-2 vụ. Diện tích đất trồng
cây lâu năm và hàng năm cũng chiếm 4,49 % tổng diện tích đất tự nhiên. Đất làm
muối là 511,4 ha chiếm 3,23 % tổng diện tích đất tự nhiên, với nghề muối là ngành
nghề truyền thống của xã, tuy nhiên hiện nay ngành này đang mai một và nhà nước
đang có hướng phục hồi ngành muối này.
- Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích cũng khá cao 7.388,76 ha chiếm 46,72 %
so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong khi đất chuyên dùng và nhà ở thì ít còn đất
sông suối và mặt nước chiếm khá cao 6.930,83 chiếm 43,82 % tổng diện tích đất tự
nhiên. Đất chưa sử dụng chỉ có 220,68 ha chiếm 1,4 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Nhận xét: Nhìn chung qua cơ cấu đất trên cho ta thấy tình hình sử dụng đất
trong địa bàn xã tương đối hợp lý và triệt để. Tuy nhiên ta có thể tận dụng triệt để hơn
nữa diện tích đất chưa sử dụng, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng nhằm tạo tiềm

năng phát triển tương lai của địa phương. Một số diện tích đất không thể sử dụng được
với lý do bị nhiễm phèn và ngập nước.Tuy nhiên diện tích này rất nhỏ so với diện tích
đất tự nhiên của xã.
Để thấy rõ hơn phần nào về cơ cấu và tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn xã
Lý Nhơn, huyện Cần Giờ. Ta xem bảng tổng hợp dưới đây:

7


Bảng 2.1.Cơ cấu diện tích đất đai theo mục đích sử dụng
Loại đất

Diện tích (ha)

Tổng cộng

Cơ cấu
(%)

15815,21

100

8205,77

51,89

1.Đất trồng cây hằng năm

357,89


2,26

2.Đất trồng cây lâu năm

352,14

2,23

3. Đất trồng lúa

123,03

0,78

4. Đất lâm nghiệp

4309,05

27,25

5. Đất nuôi trồng thủy sản

2552,26

16,14

6. Đất làm muối

511,4


3,23

II. Đất phi nông nghiệp

7388,76

46,72

1.Đất ở

32,37

0,2

2.Đất chuyên dùng

203,04

1,28

6.930,83

43,82

222,52

1,41

220,68


1,40

I- Đất nông nghiệp

3.Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng
4.Đất có mục đích sử dụng khác
III. Đất chưa sử dụng

Nguồn tin:Ban địa chính xã Lý Nhơn
2.4.2. Tình hình dân số-lao động - nghề nghiệp
 Dân số
Dân số đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc
gia hay một vùng. Chính vì vậy, vấn đề dân số luôn được quốc gia quan tâm. Để phần
nào thấy rõ hơn về tình hình dân số - lao động - nghề nghiệp của xã Lý Nhơn, ta xem
qua bảng số liệu cụ thể sau:

8


Bảng 2.2.Tình hình dân số toàn xã năm 2005
Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

Tổng nhân khẩu

Người


5.671

Nam

Người

2.888

Nữ

Người

2.783

Hộ

1.372

Tổng số hộ

Người

Nhân khẩu trung bình
Mật độ dân số

4,13
2

Người/km


175
Nguồn tin: Phòng TBXH

Hiện toàn xã có 1.372 hộ với 5.671 nhân khẩu được chia làm 3 ấp (Lý Hoà
Hiệp, Lý Thái Bửu và Tân Điền), trong đó số nhân khẩu nam là 2.888 người chiếm
50,93 % tổng số nhân khẩu, số nhân khẩu nữ là 2.783 người chiếm 49,91 % tổng số
nhân khẩu.
Mật độ dân số trung bình của xã là 175 người/km2, khá thưa so với những nơi
khác và số nhân khẩu trung bình của xã là 4,13 người/hộ.
 Lao động - nghề nghiệp
Bảng 2.3.Tình hình lao động nghề nghiệp toàn xã năm 2006
Khoảng mục

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số lao động trong độ tuổi

3.683

100

Số lao động có việc làm trong năm

2.740

74,4


943

25,6

Số lao động chưa có việc làm ổn định

Nguồn tin:Phòng TBXH
Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ tương đối cao 3.683 người chiếm
64,94 % tổng số dân. Số lao động có việc làm ổn định là 2.740 người chiếm 74,4 %
tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Số lao động chưa có việc làm ổn định là 943
người chiếm 25,6 % tổng số lao động trong độ tuổi. Nhìn chung tình hình giải quyết
việc làm của xã tương đối tốt.

9


Nhận xét: Xã Lý Nhơn có diện tích tương đối lớn, với mật độ dân số thấp. Tuy
nhiên số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất cao. Đây là nguồn lao động dồi
dào cho địa phương.
2.4.3. Tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế xã được đánh giá cụ thể qua chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất, ở
đây ta đánh giá dựa vào giá cố định năm 1994 (GCĐ 94). Được biểu hiện rõ qua bảng
sau:
Bảng 2.4.Tổng giá trị sản lượng toàn xã
Khoản mục

Đơn vị tính ( tỷ đồng)

Cơ cấu
(%)


Tổng giá trị sản xuất (GCĐ 94)

116,830

100

Thủy sản

61,675

52,79

CN-TTCN (Muối)

25,012

21,40

Nông nghiệp – lâm nghiệp

0,567

0,49

Thương mại dịch vụ

2,160

1,85


Đầu tư xây dựng

24,885

21,3

Giao thông-bưu điện

2,531

2,17

Nguồn tin:Phòng kinh tế xã
Nhìn chung, tình hình kinh tế xã phân bố không đồng đều qua các ngành, chủ
yếu tập trung vào việc nuôi trồng thủy hải sản. Cụ thể như sau:
Về thủy sản: chiếm 52,79 % tổng cơ cấu giá trị sản lượng
Theo thống kê, tổng sản lượng thủy sản thu hoạch trong năm 2006 đạt 1.504,19
tấn. Trong đó tôm đạt 864,19 tấn (tôm nuôi đầm đạt 288,25 tấn); nghêu 290 tấn, sò
350 tấn. Tình hình nuôi tôm trong năm 2006 toàn xã có 587 hộ nuôi với diện tích
799,25 ha.Trong đó nuôi công nghiệp 127 hộ 205,02 ha, nuôi bán công nghiệp 147 hộ
160,8 ha, nuôi quảng canh 313 hộ 433,43 ha. Nghề nuôi nghêu, sò hiện nay trên địa
bàn xã có 06 tổ nuôi sò diện tích 75 ha, 10 tổ nuôi nghêu diện tích 284 ha.

10


Tuy nhiên, ngoài những giá trị đạt được, còn những hạn chế như dịch bệnh,
thiên tai, thiếu kỹ thuật, giá tôm thịt thấp.
Về diêm nghiệp: chiếm 21,4 % tổng cơ cấu giá trị sản lượng

Tình hình sản xuất muối vụ mùa 2005 - 2006, diện tích đưa vào sản xuất là 649
ha, năng suất bình quân 47 tấn/ha. Tuy nhiên, cũng gặp những khó khăn như:giá muối
thấp không ổn định, những chủ trương về thu mua muối, nâng cấp cải tạo cánh đồng
muối triển khai còn chậm.
Về nông nghiệp - lâm nghiệp: chiếm 0,49 % tổng cơ cấu giá trị sản lương
Diện tích lúa được đưa vào sử dụng trong năm 2006 là 152 ha, trong đó vụ hè
thu 84 ha, năng suất bình quân đạt khoảng 1,4 tấn/ha. Người dân ở đây ít chuộng nghề
làm ruộng vì nhiều lý do, mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là điều kiện thời tiết
không thuận lợi, giá thấp.
Về thương mại dịch vụ: chiếm 1,85 % tổng cơ cấu giá trị sản lương.
Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn xã tương đối ổn định, các điểm
buốn bán thức ăn nuôi tôm, các điều kiện phục vụ cho nhu cầu sản xuất có giảm nhưng
không đáng kể.
Nhận xét: Hiện tại về kinh tế xã đang trên đà phát triển, mà chủ yếu dựa vào
tiềm lực nuôi trồng thủy sản là chính. Trong đó nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế rất cao.
Tuy nhiên trong những năm gần đây do tình hình dịch bệnh, giá tôm không ổn định
nhiều gia đình phải lâm vào cảnh nợ nầng, dẫn đến tình trạng bán đất rất nhiều. Cần
phải có những giải pháp kịp thời để đảm bảo phát triển một cách bềnh vững trong
tương lai. Cần có những chính sách cho các hộ làm muối để nhằm phát triển và giữ
vững nghề truyền thống này.

11


2.4.4.Về xã hội:
Về tình hình xã hội của xã như sau:
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,086 %.
- Tỷ lệ giảm hộ nghèo theo tiêu chuẩn 6 triệu đồng/người/năm còn 16,6 %.
Trong đó tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn 4 triệu đồng/người/năm còn 1,3 %.
- Tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học, tỷ lệ xét tốt nghiệp bậc THCS đạt 100 %.

- Huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt chỉ tiêu100 %, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt
100 %, tốt nghiệp THCS vào lớp 10 đạt 85,7 %.
- Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đủ 6 mũi đạt 98 %
2.4.5.Cơ sở hạ tầng
Về xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất, sinh hoạt và đời sống
của nhân dân:
Trong 5 năm từ 2000 – 2005, đã xây dựng được các công trình như trường
THCS Lý Nhơn; đình Dương Văn Hạnh; trường mẫu giáo Lý Hoà Hiệp; bê tông hóa
đường trong nội bộ xã; khu di dời dân Vàm Sát II; cùng các công trình thủy lợi phục
vụ sản xuất và nuôi trồng thủy hải sản; thủy lợi nội đồng với tổng giá trị đầu tư là
9,008 tỷ đồng.
Bên cạnh đó đã hoàn thành cầu Vàm Sát; chợ Vàm Sát; trường cấp I Lý Nhơn
với tổng số tiền đầu tư hơn 100 tỷ đồng.
Xây dựng và đưa vào sử dụng 4 trạm cấp nước sinh hoạt bằng vốn của doanh
nghiệp nhà nước và 1 của người dân địa phương.
2.4.6. Giáo dục
Công tác giáo dục ngày càng được xã quan tâm hơn, chất lượng đào tạo được
nâng lên. Tuy nhiên vì là một huyện vùng sâu vùng xa nên về giáo dục cũng còn một
số hạn chế, nhất là về trình độ học vấn còn thấp kém.

12


Bảng 2.5.Hiện trạng ngành giáo dục xã Lý Nhơn
Trường

Số lượng trường

Số học sinh


Mẫu giáo

2

218

Cấp I

2

552

Cấp II

1

371

Cấp III

0

129
Nguồn tin:Phòng TBXH

Năm học 2006 - 2007 thực hiện ngày toàn dân đưa trẻ đến trường đã huy động
trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100 %, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100 %, học sinh hoàn thành
bậc tiểu học vào lớp 6 đạt 100 %, hoàn thành trung học cơ sở vào lớp 10 đạt 85,7 %,
huy động học sinh ra lớp ở cấp 1 là 100 %, cấp 2 là 97,5 %, cấp 3 là 95,5 %. Nhìn
chung việc huy động học sinh ra lớp điều đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên

việc duy trì số học sinh chưa được thực hiện tốt như: học sinh cấp 2 bỏ học 01 em, cấp
3 bỏ học 01 em.
Trong năm, BCĐ phổ cập đã kết hợp các ngành vận động 13 em ra lớp phổ cập
cấp 2 và được huyện công nhận 08 em tốt nghiệp phổ cập THCS. Ngoài ra có 22 em đi
học nghề, 32 em ra lớp phổ cập cấp 3, vận động được 33 em trong độ tuổi bỏ học đi
học nghề bậc 3/7 và phổ cập. Bên cạnh đó xã còn tổ chức đến thăm hỏi và vận động
các em đang tham gia học nghề tại thành phố, kết hợp với ngân hàng chính sách huyện
hỗ trợ về vốn vay cho các em.
2.4.7.Y tế - văn hoá
 Y tế
Hiện toàn xã có 2 tạm y tế một ở ấp Lý Hoà Hiệp và một ở ấp Lý Thái Bửu, với
số giường bệnh là 09, số bác sỹ là 02.

13


Thực hiện tốt công tác tiêm chủng định kỳ cho trẻ em đạt 98 % theo kế hoạch.
Trong năm đã khám bệnh cho nhân dân là 11.310 lượt người trong đó khám và phát
thuốc miễn phí cho 3.587 lượt người có BHYT và 1.768 lượt trẻ em dưới 6 tuổi, kết
hợp với trung tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em thành phố đến khám và chữa
bệnh miễn phí cho 266 lượt người, tổng số tiền khoảng 5.320.000 đồng.
Thực hiện uống vacsin phòng ngừa bệnh cho trẻ em đạt 99,85 %, trong đó uống
vitamin A đạt 95,15 %, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiếm 60 trẻ (11,19 % trên tổng số trẻ
toàn xã). Tổ chức thực hiện chương trình KHHGĐ, qua 2 đợt vận động có 304 lượt
người tham gia.Kết hợp với đội vệ sinh phòng dịch huyện đến xã tổ chức tẩm mùng,
phun thuốc nhằm phòng ngừa và dập bệnh sốt xuất huyết.
 Văn hóa
Hiện tại, xã có 01 trung tâm văn hóa, vừa là nơi đọc sách vừa là bưu điện. Tuy
nhiên công tác văn hoá – xã hội cũng được quan tâm và có chuyển biến rõ rệt. Xã
dùng phần ngân sách hợp lý để phát triển và duy trì hoạt động văn hoá - nghệ thuật thông tin thông qua các hoạt động biểu diễn văn nghệ nghiệp dư, chiếu bóng, chiếu

phim video, mở tivi công cộng, phát thanh cập nhật các thông tin hữu ích cho bà con
nông dân.
Thường xuyên tuyên truyền trên đài phát thanh về các nội dung: Đại hội đảng
toàn quốc, XĐGN, ý nghĩa lịch sử của các ngày lễ lớn, các luật HNGĐ, luật dân
sự..v.v…
2.5.Kết luận
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xã Lý Nhơn đã gặt hái được nhiều
thành công một phần cũng nhờ vào sự cố gắng và nỗ lực hết mình của người dân dưới
sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên cũng có những thuận lợi và khó khăn
sau:

14


 Thuận lợi
- Xã Lý Nhơn được huyện chọn làm xã điểm xã văn hoá của huyện Cần Giờ từ
năm 2006 và những năm tiếp theo được huyện Ủy - UBND huyện quan tâm đầu tư
cơ sở hạ tầng cho xã văn hóa.
- Trên địa bàn xã được sở NN&PTNT thành phố và chi cục quản lý chất lượng
về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố triển khai đề án thí điểm mô hình nuôi tôm tốt
GAP. Thực hiện đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã sang
mô hình VAD (vườn, ao, du lịch) giai đoạn 2006-2010.
Trung tâm khuyến nông thành phố và trạm khuyến nông Cần Giờ triển khai mô
hình COC hỗ trợ kinh phí thả tôm đồng loạt ở điểm trình diễn và hỗ trợ kỹ thuật trong
quá trình nuôi.
 Khó khăn
- Cơ sở hạ tầng đầu tư phát triển chậm dẫn đến phát triển kinh tế xã hội chưa
được thuận lợi, từ đó kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ trên
địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn.
- Tình hình chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng chưa có cây con và mô hình

phát triển được bền vững, đầu tư cơ sở hạ tầng về thủy lợi và các nhu cầu phục vụ cho
sản xuất chưa đáp ứng được kịp thời để phục vụ sản xuất.
- Tình hình sản xuất lúa thu nhập không cao, diện tích đưa vào sử dụng thấp
ảnh hưởng sản lượng, nghề sản xuất muối, hiện nay giá thu mua muối hạt thấp,người
dân sản xuất không có lợi nhuận cao. Nghề nuôi tôm ngày càng gặp nhiều khó khăn,
dịch bệnh thường xuyên xẩy ra, giá cả không ổn định.
Nhận xét: Nhìn chung, xã Lý Nhơn là một xã nghèo và còn nhiều khó khăn, cơ
sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, tiềm lực kinh tế và trình độ lao động tại chỗ còn nhiều
hạn chế. Do đó đòi hỏi xã phải tập trung huy động mọi khả năng, nguồn lực cả trong
và ngoài địa bàn để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Xã Lý Nhơn có nhiều
tiềm năng để phát triển về nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái.

15


×