Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất trên địa bàn xã liên bạt, huyện ứng hòa, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.8 KB, 95 trang )

MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh
tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào
có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi
trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người với giá
thành thấp nhất, là một nhân tố quan trọng của môi trường sống và trong nhiều trường hợp lại chi phối sự phát triển hay hủy diệt các nhân tố khác của môi trường.
Chính vì vậy, sử dụng đất có hiệu quả và bền vững trở thành vấn đề cấp thiết với
mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Xã hội phát triển,dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng
về lương thực và thực phẩm,chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con
người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thảo mãn những nhu cầu ngày
càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích
nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức
ủa con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích
đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng
khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả để sử dụng hợp
lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính
chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước
có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Xã Liên Bạt là xã ngoại thành của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành
phố khoảng 21km về phía Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 775.38 ha, với 530,99
ha là đất nông nghiệp, chiếm khoảng 68,48% diện tích tự nhiên của xã. Người dân
nơi đây sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây, kinh tế
nông nghiệp, nông thôn của Liên Bạt tuy có những bước phát triển mới song nhìn

1



chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ không đồng bộ,
công cụ sản xuất chủ yếu là thủ công, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, năng suất lao
động và hiêuh quả kinh tế chưa cao. Nhân thức của nhân dân về sản xuất hang hóa
trong cơ chế thị trường còn hạn chế. Trong khi đó, những chính sách về phát triển
nông nghiệp, nông thôn,đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển ngành
nông nghiệp, nông thôn,đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển ngành
nông nghiệp chưa có hiệu quả. Vì vậy, rất cần có định hướng chỉ đạo và cơ chế
chính sách của các cấp, các ngành để giúp Liên Bạt có hướng đi đúng đắn trong
phát triển nền kinh tế nông nghiệp, giúp người dân lựa chọn được phương thức sản
xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể của xã, nâng cao hiệu quả sủ dụng đất nông
nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc làm hết sức
quan trọng và cần thiêt.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của
khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đồng
thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của: Th.S Nguyễn Thị Hồng Hạnh, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất
hướng sử dụng đất trên địa bàn xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà
Nội”.
1.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã.
- Đề xuất hướng sử dụng đất có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội và môi trường của xã.
1.2. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập chính xác số liệu về các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

2



- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức
thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của sinh
viên trong quá trình làm đề tài.
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất sản xuất nông nghiệp từ
đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đất đai và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về đất
Đất là một tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người để sinh
tồn. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm về đất.
Nhà bác học Đôcutraiep (1846-1903) người đặt nền móng đầu tiên cho khoa
học đất cho rằng. Đất là một vật thể có lịch sử tự nhiên hoàn toàn độc lập, nó là sản
phẩm tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian. Tuy vậy, khái
niệm này chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường
xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất,
nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu
trên.
Những năm gần đây trên những tạp chí quốc tế đã xuất hiện một cụm từ mới
“ land husbandry” và được hiểu là chúng ta phải nuôi dưỡng đất. Đất là một vật thể
sống cũng tuân thủ theo những quy luật sống, phát sinh, phát triển, thoái hoá và già
cỗi. Tuỳ thuộc vào thái độ ứng xử của con người đối với đất mà đất có thể trở nên
phì nhiêu hơn, cho năng suất cây trồng cao hơn hay ngược lại.

Trong đánh giá đất theo FAO, đất đai được nhìn nhận là một yếu tố sinh thái (FAO
1976), có thể hiểu rộng ra rằng: đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự
nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử
dụng đất, các thuộc tính đó bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa hình, địa mạo, thổ
nhưỡng, thực vật, thảm thực vật tự nhiên, cỏ dại trên đồng ruộng, động vật tự nhiên
và những biến đổi của đất do hoạt động của con người (Đào Châu Thu,1998).
* Khái niệm đất nông nghiệp: Theo quan điểm truyền thống của người Việt Nam thì
đất nông nghiệp thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô,
khoai, sắn,...và những loại cây được coi là cây lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế
việc sử dụng đất nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng

4


lúa, hoa màu mà còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản hay
để trồng cây lâu năm.
Như vậy có thể nói: Đất nông nghiệp (ký hiệu NNP) là đất sử dụng vào mục
đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất
sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất
nông nghiệp khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường ,2007).
1.1.2.Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các
ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói về tầm quan trọng của đất
C.Mac viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, kho tàng cung cấp các tư liệu lao
động, vật chất, là vị trí để định cư,là nền tảng của tập thể” (C.Mac 1949). Đối với
nông nghiệp: đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là điều kiện vật chất
đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như:
cầy, bừa, xới, xáo…) và là tư liệu sản xuất hay công cụ lao động (sử dụng để trồng
trọt, chăn nuôi…). Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với độ phì

nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát
triển của mọi nền văn minh,các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dụng
trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất. Trong nông nghiệp ngoài vai trò là cơ sở không
gian đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng:
+ Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản
xuất.
+ Tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước,
muối khoáng, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và
chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các loại tư
liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này.Chính vì vậy
có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp.

5


1.2. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất
1.2.1.1. Sử dụng đất là gì
- Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn
cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và
bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất
hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới
hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt
động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng
đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất
đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất
đai được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian

sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh
tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
1.2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nông nghiệp.
a. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết...) có ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh
vật tạo nên sinh khối. Do vậy,cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó
xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo
N.Borlang - người được giải Noben về giải quyết lương thực cho các nước phát triển cho

6


rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới của các
nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì của đất.
Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông
nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể lợi dụng những yếu tố
đầu vào không kinh tế, thuận lợi để tạo ra nông sản hàng hoá với giá rẻ.
Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời dựa
trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác.
• Yếu tố khí hậu
Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng muốn sống, sinh trưởng và phát
triển đòi hỏi phải có đầy đủ các yếu tố sinh trưởng là ánh sáng, nhiệt độ, không khí,
nước và dinh dưỡng. Trong đó, ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí

chính là các yếu tố khí hậu. Chính vì thế, khí hậu là một trong những yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, năng suất và sản lượng cây trồng, ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, vì sự khác biệt về vĩ độ
địa lý và địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng
vùng. Miền bắc có nhiệt độ trung bình 22,2 - 23,50C, lượng mưa trung bình từ 1.500
- 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.750 giờ/năm. Trong khi đó, ở miền nam,
khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 - 27,5 0C, lượng mưa trung
bình 1.400 - 2.400 mm, nắng trên 2.000 giờ/năm.
Trải dài trên 15 vĩ độ, Việt Nam có 7 tiểu vùng khí hậu khác nhau nên chúng
ta có thể đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi. Chính vì thế, sử dụng đất cũng đa
dạng và giảm được rủi ro vì có thể trồng các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới,
á nhiệt đới và cả ôn đới.
Khí hậu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố các loại
cây trồng, cũng như thời vụ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ở trung
du và miền núi phía Bắc có thể trồng mận, hồng, đào, chuối, đậu côve, súp lơ
xanh... ở đồng bằng sông Hồng có thể trồng các loại rau vụ đông có nguồn gốc ôn
đới... thì ở đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng sầu riêng, măng cụt... hay miền

7


Đông Nam bộ và Tây Nguyên có thể trồng chôm chôm, trái bơ, thanh long, Sake...
là những cây nhiệt đới điển hình .
Yếu tố khí hậu nhiều khi ảnh hưởng rõ nét đến hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp với các mức độ khác nhau. Ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, nhiệt độ
thấp vào vụ đông và thời kỳ đầu vụ xuân kèm theo ẩm ướt, mưa phùn, thiếu ánh sáng
làm hạn chế sinh trưởng và phát triển của cây trồng ưa nắng, ưa nhiệt nhưng lại phù
hợp cho cây trồng ưa lạnh có nguồn gốc ôn đới. Trời âm u thiếu ánh sáng cũng là điều
kiện cho sâu bệnh phát triển phá hại mùa màng.

• Yếu tố đất trồng
Cùng với khí hậu, đất tạo nên môi trường sống của cây trồng. Đất trồng với
các đặc tính như loại đất, thành phần cơ giới, chế độ nước, độ phì... có vai trò quan
trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng, ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Đất giữ cây đứng vững trong không gian, cung cấp cho cây các yếu tố sinh
trưởng như nước, dinh dưỡng và không khí . Độ phì là một trong những yếu tố quan
trọng nhất của đất. Vị trí từng mảnh đất có ảnh hưởng đến quá trình hình thành độ
phì của đất. Độ phì nhiêu của đất liên quan trực tiếp đến năng suất cây trồng. Do
vậy, tuỳ theo vị trí địa hình, chất đất mà lựa chọn, bố trí cây trồng thích hợp trên
từng loại đất mới cho năng suất, hiệu quả sử dụng đất cao.
• Yếu tố cây trồng
Trong sử dụng đất nông nghiệp, cây trồng là yếu tố trung tâm. Con người
hưởng lợi trực tiếp từ những sản phẩm của cây trồng. Những sản phẩm này cung
cấp lương thực, thực phẩm cho các nhu cầu thiết yếu cho con người và cho xuất
khẩu.
Việc bố trí cây trồng và kiểu sử dụng đất hợp lý trên đất đem lại những giá
trị cao về mặt hiệu quả cho cả người sản xuất và môi trường đất. Ngược lại, nếu cây
trồng được bố trí bất hợp lý, sử dụng đất bừa bãi không những gây thất thu cho
người nông dân mà còn ảnh hưởng xấu đến đất.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của những tiến bộ khoa học, kỹ

8


thuật, các giống cây trồng mới với chất lượng và năng suất cao, thời gian sinh
trưởng ngắn xuất hiện ngày càng nhiều. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển
gắn với việc tăng hệ số sử dụng đất. Vì vậy, những tiến bộ trong công tác giống cây
trồng đã tạo cơ hội cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá.
b. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội

• Yếu tố con người
Con người là nhân tố tác động trực tiếp tới đất và hưởng lợi từ đất. Khi dân số
còn thấp, trình độ và nhu cầu thấp, việc khai thác quỹ đất nông nghiệp còn ở mức hạn
chế, hiệu quả không cao nhưng sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp được
đảm bảo. Ngược lại, ngày nay, khi dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng các nhu
cầu thì tài nguyên đất nông nghiệp bị khai thác nhiều, triệt để hơn nhằm đạt năng suất
và hiệu quả cao hơn. Vì vậy, quy luật sinh thái và tự nhiên bị xâm phạm, tính bền
vững tài nguyên đất kém hơn . Việc đảm bảo cân bằng giữa sử dụng và bảo vệ đất trở
thành vấn đề cấp thiết.
Đối với các hoạt động kinh tế nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, dân
số vừa là thị trường cầu của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, vừa là nguồn cung về
lao động cho sản xuất. Các hoạt động kinh tế sẽ không thể phát triển nếu không có
thị trường tiêu thụ các sản phẩm do chúng tạo ra. Đặc biệt, đối với một nền sản xuất
nông nghiệp hàng hoá thì điều này lại càng trở nên quan trọng.
Chất lượng nguồn lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động
sản xuất nông nghiệp. Nếu người nông dân có kinh nghiệm, kỹ thuật, có ý thức trong
sản xuất thì việc sử dụng đất nông nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao.
• Yếu tố kinh tế
Đối với mỗi quốc gia, mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân có ảnh
hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói
riêng và ngược lại. Nếu sử dụng đất có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Khi kinh tế phát triển, nó sẽ làm tiền đề cho quá trình sử dụng đất đạt được
hiệu quả cao hơn, thông qua việc đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao làm
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.

9


• Cơ chế chính sách
Do có tầm quan trọng đặc biệt nên nông nghiệp, nông thôn luôn giành được

những ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trong mỗi nền kinh tế,
người nông dân tiến hành sản xuất, kinh doanh ở những điều kiện khác nhau, đặc
biệt là các điều kiện về tự nhiên và kinh tế, gây ra bất bình đẳng về thu nhập. Mặt
khác, thị trường luôn hàm chứa các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến
một số người giàu lên do có những việc làm bất chính. Vì vậy, nhà nước cần can
thiệp vào thị trường thông qua những chính sách có tính chất trợ giúp và phân phối
lại thu nhập nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội. Các chính sách đầu tư cho nông
nghiệp và nông thôn, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách về giải quyết việc
làm và xoá đói giảm nghèo, khuyến nông...thực sự đã giúp ích rất nhiều trong quá
trình sử dụng đất nông nghiệp của những người nông dân.
Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hoá,
người nông dân thường chịu thiệt thòi do hạn chế về kiến thức thị trường, thông tin
thị trường, sức mua... Hơn nữa, các hiệu ứng tràn ra ngoài trong sản xuất nông
nghiệp cũng làm cho sản xuất không hiệu quả: việc sử dụng bừa bãi phân hoá học,
thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ... có tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn nước,
không khí và đất. Do vậy, việc Nhà nước can thiệp bằng các chính sách và pháp luật
thích hợp đã tạo điều kiện, khuyến khích, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp và đảm
bảo tính bền vững của các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Cũng bằng các chính sách thích hợp, sử dụng đất nông nghiệp được đảm bảo ổn
định và lâu dài. Trong những năm qua, Chính phủ đã không ngừng ban hành sửa
đổi và bổ sung những chủ trương, chính sách về đất đai nhằm mục đích thúc đẩy sự
phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn. Luật đất đai sửa đổi (chính thức có hiệu
lực vào ngày 1/7/2003) đã thể chế hoá và nới rộng quyền của người sử dụng đất.
Đây là một chính sách khuyến khích người nông dân đầu tư vào sản xuất dài hạn,
thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển sản xuất hàng hoá một cách có hiệu quả.
Mặc dù đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng pháp luật công nhận quyền sử dụng

10



lâu dài đối với đất. Người sử dụng đất không chỉ được quyền sử dụng lâu dài mà
còn được quyền thừa kế những đầu tư trên đất. Điều đó đã trở thành động lực quan
trọng trong phát triển nông nghiệp. Nó làm cho người nông dân yên tâm đầu tư trên
đất, sử dụng đất nông nghiệp một cách chủ động và hiệu quả, phát huy được lợi thế
so sánh của từng vùng, từng miền. Thực tế cho thấy, chính sách về đất đai thông
thoáng sẽ là cơ sở để hình thành các phương thức sản xuất mới như thâm canh, tăng
vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, đặc biệt là sử dụng để sản xuất cây
trồng có giá trị hàng hoá cao. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp
cũng là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách
đầy đủ và hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành
tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp.
c. Nhóm yếu tố các biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng,
vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình
thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu
biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự
báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng
loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm
đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Theo Frank Elli và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực
của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới
đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một
đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển
đổi sử dụng đất. Cho đến giữa thế kỷ 20, trong nông nghiệp nước ta các quy trình kỹ
thuật đã đóng góp đến 30% năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật
đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá,


11


hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Cải tiến kỹ thuật trước hết làm tăng cung về
hàng hoá nông sản, cũng tức là làm phát triển kinh tế. Áp dụng khoa học (kiến
thức), kỹ thuật (công cụ), công nghệ (kỹ năng) để tăng năng suất,

hiệu quả sản

xuất, kinh doanh, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn một cách bền vững.
Thông qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
như giống cây trồng vật nuôi mới, các quy trình kỹ thuật trong canh tác, trong chế
biến bảo quản… làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả sử
dụng nguồn lực như đất đai, lao động, vốn.
Lựa chọn các tác động khoa học kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử
dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật sẽ đạt được mục
tiêu đề ra.
1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Hiện nay toàn bộ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp của thế giới khoảng
3,3 tỷ ha, chiếm 22% tổng diện tích đất liền (Vũ Ngọc Tuyên, 1994). Dân số thế
giới vẫn tăng đều đặn trong khi đó diện tích đất trồng trọt đang thu hẹp dần. Đối với
các quốc gia đang phát triển sẽ không có khả năng đáp ứng lương thực cho sự tăng
dân số trong tương lai nếu như không áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng và
bảo vệ tốt tài nguyên đất. Do đó sự gia tăng dân số đang là một áp lực lớn trong
quản lý và sử dụng đất đai.
Bảng 1.1. Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới
Diện tích đất canh tác


Diện tích đất canh

1965

người)
3027

(106 ha)
1380

tác/người (ha)
0,46

1980

4450

1500

0,34

1990

5100

1510

0,30

2000


6200

1540

0,25

2025

8300

1650

0,20

Năm

Dân số

(triệu

( Đỗ Nguyên Hải,1999)

12


Như vậy, qua bảng 2.4 ta thấy rằng diện tích đất canh tác/người giảm dần
theo thời gian. Diện tích đất canh tác bình quân là 0,46 ha/người vào năm 1965,
thì đến năm 2000 chỉ còn là 0,25 ha/người, và dự báo đến năm 2025 chỉ còn là
0,20 ha/người mà nguyên nhân chính là do sự gia tăng dân số thế giới.

Mặt khác, sự phân bố diện tích đất nông nghiệp trên thế giới lại không đều,
chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ (35%), châu Á (26%), và châu Phi (20%).
Tuy chiếm tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp cao nhưng châu Á lại tập trung phần lớn
dân số thế giới, do đó đất nông nghiệp ở châu lục này đang phải chịu những áp lực
lớn của sự gia tăng dân số để đảm bảo an toàn lương thực. Ngoài ra diện tích đất
canh tác còn bị thu hẹp lại do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.
Đối với một số nước Đông Nam Á, chủ yếu là các quốc gia đang phát triển,
nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, tiềm năng đất
nông nghiệp được các nhà khoa học đánh giá và được thể hiện qua bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2. Dân số và tiềm năng đất nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á
Nước

Dân số
(tr. người)
Năm Năm

1995
Camphuchia
9
Inđônêxia
195
Lào
5
Philippin
70
Thái Lan
60
Việt Nam
74


2010
12
247
7
92
72
97

Diện tích Có khả năng
(tr. ha) trồng trọt

Hiện
đang
trồng

18
191
24
30
51
33

10
58
7
17
27
14

Diện


Tiềm năng

tích còn diện tích
lại

trồng trọt

3
7
70
23
35
60
1
6
86
12
5
29
19
8
30
8
6
43
( Nguyễn Quang Học ,1999)

Như vậy qua bảng 1.2 ta thấy tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp ở một số
nước Đông Nam Á là rất lớn. Đặc biệt là đối với những nước có dân số thấp như

Lào thì diện tích đất nông nghiệp chưa khai thác chiếm tới 86% tổng diện tích đất
nông nghiệp có khả năng trồng trọt, ngược lại đối với Việt Nam có dân số đông thì
diện tích đất nông nghiệp chưa khai thác chiếm tỷ lệ thấp hơn. Từ kết quả đánh giá
này các nước có thể có những quyết định đúng trong sản xuất nông nghiệp và nâng
13


cao hiệu quả sử dụng đất.
1.2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông
nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam
1.2.2.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung du miền
núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đất không
bị thoái hoá thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên. Trong quá
trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có
công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất như vùng đất dốc
mà trồng cây lương thực, đất có dinh dưỡng kém lại không luân canh với cây họ
đậu. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung chủ yếu vào
trồng cây lương thực đã gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất. Điều kiện kinh tế
và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn
chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng tới môi trường. Tadon
H.L.S chỉ ra rằng “sự suy kiệt đất và các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái
hoá về môi trường, do vậy việc cải tạo độ phì của đất là đóng góp cho cải thiện cơ sở
tài nguyên thiên nhiên và còn hơn nữa cho chính môi trường”.
a.Đất nông nghiệp càng thu hẹp.
Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2012 của cả nước so với năm
2005 tăng 1.277.600 ha, trong đó tăng chủ yếu ở loại đất sản xuất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, tình hình tăng giảm các loại đất nông nghiệp được thể hiện cụ thể qua
bảng 1.3 như sau:


Bảng 1.3. Biến động đất nông nghiệp của cả nước

14


STT

1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
2.3
3
4
5

Chỉ tiêu
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Trong đó: Đất trồng lúa
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối

Đất nông nghiệp khác

Năm 2010

Năm 2005

(ha)

(ha)

So sánh
2010-2005

(ha)
26.100,160
24.822,560
1.277,600
10.117,893
9.415,568
702,325
6.437,293
6.370,029
67,264
4.127,731
4.165,277
-37,546
3.680,600
3.045,539
635,061
15.249,025

14.677,409
571,616
7.389,462
5.434,856
1.954,606
5.719,339
7.173,689
-1.454,350
2.140,225
2.068,864
71,361
690,218
700,061
-9,843
17,562
14,075
3,487
25,462
15,447
10,015
(Bộ Tài nguyên và Môi trường,2010)

Như vậy diện tích đất trồng lúa của nước ta năm 2010là 4.127,731 ha, so với
năm 2005 đã giảm 37,546 nghìn ha, trong đó, giảm nhiều nhất ở đồng bằng sông
Hồng, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là
2,1%, ở nhiều vùng khác dưới 0,5%. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp, Điều đáng
nói là phần lớn các sân golf ở Việt Nam đều nằm trên những khu đất trước kia vốn
là đất canh tác nông nghiệp. Một nguyên nhân nữa làm đất nông nghiệp bị thu hẹp
là do các quyết định thu hồi đất nhằm mục đích khác như xây dựng công viên nghĩa
trang hiện nay cũng đáng báo động khi triển khai các dự án này chiếm dụng đất

nông nghiệp rất lớn. Đồng thời các thảm hoạ thiên cũng là một trong những nguyên
nhân làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp ở nước ta hiện nay.
b. Quy hoạch ruộng đất manh mún: Hiện tượng manh mún biểu hiện có quá nhiều
mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ của các mảnh ruộng này không đáp ứng được
yêu cầu của sản xuất và sự manh mún thể hiện trên quy mô về đất đai của các đơn
vị sản xuất, số lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và
các yếu tố sản xuất khác, dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, gây
nên những khó khăn trong quy hoạch sản xuất và sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên đất đai. Sự manh mún ruộng đất ở nước ta thể hiện rõ nhất và tập trung nhất

15


là ở đồng bằng sông Hồng. Mức độ manh mún thể hiện cụ thể tiêu biểu ở những địa
phương qua bảng 1.4 như sau:
Bảng 1.4 : Mức độ manh mún đất đai ở một số tỉnh Bắc Bộ
Tổng số thửa ruộng/hộ
STT
1
2
3
4
5
6

Tỉnh
Hải Phòng
Hải Dương
Vĩnh Phúc
Nam Định

Hà Nam
Ninh Bình

Ít nhất
Nhiều nhất
Trung bình
5
18
6
9
17
1
7
47
9
1
19
5
7
37
8
3,3
24
8
( Viện Quy hoạch và thiết kế (2006), Bộ NN & PT )

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất trên là do sự phức tạp
của trong địa hình địa mạo đất đai ở mỗi địa phương, tâm lí tiểu nông của các hộ
sản xuất nhỏ. Sự manh mún đất đai mang lại những thuận lợi như giảm thiểu về rủi
ro, linh hoạt trong việc để lại thừa kế, thực hiện việc chuyển nhượng và bố trí sử

dụng lao động được dễ dàng, cũng như tạo công bằng cho các hộ nông dân. Tuy
nhiên cũng gây các trở ngại lớn như tăng chi phí sản xuất, sử dụng nhiều lao động,
mất đất do nhiều bờ ruộng, tăng mâu thuẫn giữa các hộ gần nhau, thực hiện đầu tư
hạ tầng về thuỷ lợi và thực hiện cơ giới hoá rất khó khăn nhất là xây dựng vùng sản
xuất hàng hoá lớn.
c. Ô nhiễm đất nông nghiệp ngày càng thêm trầm trọng: Ô nhiễm môi trường đất
nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề nghiêm trọng. Các nguyên nhân ô
nhiễm đất nông nghiệp hiện nay gồm những nguyên nhân chủ yếu sau: ô nhiễm đất
vì nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, ô nhiễm đất vì chất phế thải bởi các
nguồn chất thải rắn, ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hoá học và nông dược trong
canh tác sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng
gây hại, còn dẫn đến ngộ độc đất đai ảnh hưởng đến môi trường đất của nước ta
hiện nay.
1.2.2.2.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam

16


Triển khai nhiệm vụ trong năm 2010, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh, mục tiêu của toàn ngành năm 2010 sẽ
tiếp tục phát triển ổn định, bền vững sản xuất nông nghiệp, tạo được sự chuyển biến
mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, góp phần tích cực vào ổn
định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội cho khu vực nông thôn
và nông dân.
Tuy nhiên, để có sự phát triển bền vững đó cần phải hoạch định hướng đi lâu
dài cho ngành nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún. Sản xuất
nông nghiệp là ngành phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh.
Trong thời gian qua, mặc dù ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp để
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng bến vững, song đến nay , nông nghiệp
Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Do

vậy, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc hoạch định chiến lược cho sự phát triển bền
vững.
Thêm vào đó, một vấn đề lớn mà không ngành hàng xuất khẩu nào không lo
ngại trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, các quốc gia, thị trường đều tìm
cách áp dụng những quy định về hàng rào thuế quan cũng như chính sách bảo hộ
phi thuế quan để giới hạn với các sản phẩm nhập ngoại. Trong khi đó, các sản phẩm
nông nghiệp Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thiếu lợi thế cạnh tranh do những
hạn chế trong năng lực sản xuất, chế biến và tạo dựng thương hiệu uy tín của từng
mặt hàng cụ thể.
Nhiều yếu tố đầu vào khác trong sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng
tăng lên và theo dự báo tới đây mức tăng sẽ càng lớn, cộng thêm chênh lệch tỷ giá
giữa đồng USD và đồng Việt Nam cũng là lý do khiến cho giá thành sản phẩm nông
nghiệp của Việt Nam bị đẩy lên, hiệu quả sản xuất thấp đi và tính cạnh tranh của
sản phẩm càng trở nên bấp bênh.
Ngành nông nghiệp đã đề ra mục tiêu là đẩy mạnh sản xuất nhằm khôi phục
đà tăng trưởng, góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

17


Do đó, vấn đề lớn nhất của ngành nông nghiệp hiện nay là thay đổi tập quán
sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất chuyên nghiệp hơn, nếu không nông
dân sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn và sản phẩm làm ra không được thị trường ưu
chuộng.
Hoạch định hướng đi bền vững,để tạo đà cho nông nghiệp Việt Nam tiếp tục
phát triển ổn định, bền vững trong sản xuất, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về
năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, góp phần
tích cực vào ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội cho khu
vực nông thôn và nông dân; chúng ta cần thay đổi tập quán sản xuất và có biện pháp
đẩy mạnh sản xuất nhằm khôi phục đà tăng trưởng, góp phần ổn định và tăng

trưởng kinh tế vĩ mô. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất rau, hoa quả đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Cùng với đó, chúng ta phải đề cao hơn nữa vai trò của nhà nước. Trên thế
giới hiện nay không có nước nông nghiệp nào hoặc vùng nông nghiệp nào giàu
mạnh được nếu thiếu sự hỗ trợ thỏa đáng của chính phủ. Muốn vậy, nhà nước phải
có chính sách và quy hoạch phù hợp để phát triển ưu thế của nông nghiệp, cần tăng
cường sự hỗ trợ và quản lý về phương tiện sản xuất, giá cả và phân phối cho lĩnh
vực này.
Ngoài ra, vấn đề về nhân sự cho phát triển nông nghiệp trong tình hình mới
cũng phải coi trọng, vì đây là đầu tàu thực hiện các chính sách về nông nghiệp. Đội
ngũ này phải mạnh về nghiên cứu, quy hoạch, quản lý, sản xuất, thương mại và có
khả năng huấn luyện cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật, có sự dự báo chính xác
nhu cầu thế giới để mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp trong nước,
tạo điều kiện thuận lợi cho đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp.
Với những giải pháp thiết thực, những chính sách và hoạch định phù hợp của
Chính phủ sẽ góp phần để thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững trong nền kinh
tế, tiến đến xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và
thành thị.

18


1.2.2.3. Thực trạng về vấn đề sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn xã Liên Bạt,
huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 530,99 ha, chiếm 68,48 % tổng diện tích
tự nhiên. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã đã phát triển
ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá và đạt kết quả kinh tế cao. Đặc biệt trong
trồng trọt đã nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích qua các năm. Sản xuất trong
nông nghiệp ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường.
* Trồng trọt

- Trong những năm vừa qua trồng trọt vẫn giữ vị trí chủ đạo trong sản xuất
nông nghiệp, trong đó sản xuất lúa chiếm ưu thế .Các cây trồng vụ đông được phát
triển tích cực với đa dạng các chủng loại cây trồng. Một số vùng đã chuyển đổi diện
tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu và hoa, cây cảnh có giá trị
cao, mở ra hướng mới trong chuyển đổi kinh tế nông nghiệp nông thôn.
- Tăng cường sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn xã.Trong thời gian tới xã tiếp tục đẩy mạnh việc trồng trọt, đưa những
giống mới năng suất cao vào sản xuất, tăng cường phát triển các vùng chuyên canh
hoa, cây cảnh. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ưu
tiên phát triển các loại hình sử dụng đất mang lại giá trị kinh tế cao, sử dụng bền
vững và đảm bảo an toàn lương thực.
* Chăn nuôi
- Tăng cường đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Hiện nay, chăn nuôi được tiến
hành phát triển theo hướng quy mô trang trại gia đình, mở rộng trang trại chăn nuôi
ra xa khu gia đình, đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường.
- Mục tiêu trong tương lai của xã là mở rộng và phát triển nhiều mô hình
chăn nuôi, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi với tốc độ cao. Phát triển mô
hình trang trại chăn nuôi gà công nghiệp hướng trứng, thịt, phát triển đàn lợn theo
hướng giống lợn siêu nạc,…
* Nuôi trồng thủy sản
- Diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng ngày càng tăng. Diện tích nuôi

19


cá nước ngọt được phát triển với đa dạng các loại cá đặc sản, cá giá trị kinh tế cao.
Các loại thủy sản nước ngọt được tăng cường các giống loại có hiệu quả kinh tế cao
như: cá quả, ba ba, ếch, cá rô đồng,rô phi,cá trắm đen…
- Trong thời gian tới tiếp tục khai thác tốt các tiềm năng đất đai, nguồn lợi
biển. Phát triển toàn diện kinh tế thủy sản trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác,

chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu.
1.3. Loại hình sử dụng đẩt, phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng
đất
1.3.1. Khái niệm về loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một
vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế xã hội
và kỹ thuật được xác định.
Những loại hình sử dụng đất này có thể hiểu theo nghĩa rộng là các loại hình
sử dụng đất chính (Major type of land use), hoặc có thể được mô tả chi tiết hơn với
khái niệm là các loại hình sử dụng đất (Land use type, LUT).
*Loại hình sử dụng đất chính: Là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực
hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở của sản xuất các cây trồng hàng
năm, lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng, khu giải trí nghỉ ngơi, động vật hoang dã hoặc/và
của công nghệ được dùng đến như tưới nước, cải thiện đồng cỏ.
Tuy nhiên trong trong đánh giá đất (LE), nếu chỉ xem xét việc sử dụng đất
qua các loại hình sử dụng đất chính thì chưa đủ, vì chúng chưa phản ánh được:
- Những loại cây trồng hay những giống loài cây gì sẽ được trồng? Điều này
rất quan trọng vì mỗi loài, giống cây khác nhau sẽ đòi hỏi điều kiện đất đai khác
nhau.
- Các loại phân bón được dùng đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các loại
cây trồng chưa? Đôi khi việc sử dụng phân bón không hợp lý còn làm giảm độ phì
đất hoặc chưa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đó.
Để trả lời được những vấn đề trên, cần phải có những mô tả chi tiết hơn trong
việc sử dụng đất, vì vậy một khái niệm “Loại hình sử dụng đất” (LUT) được đề cập

20


đến trong LE.
* Loại hình sử dụng sử dụng đất (Land Use Type – LUT): Là loại hình đặc

biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định. Theo H.Hulzing
(1993) các thuộc tính đó bao gồm:
- Thuộc tính sinh học: các sản phẩm và lợi ích khác;
- Thuộc tính kinh tế - xã hội: định hướng thị trường; khả năng vốn; khả năng
lao động; kĩ thuật, kiến thức và quan điểm;
- Thuộc tính kỹ thuật và quản lý: sở hữu đất đai và quy mô quản lý đất; sức
kéo/cơ giới hóa; các đặc điểm trồng trọt; đầu tư vật tư; công nghệ được sử dụng; năng
suất và sản lượng; thông tin kinh tế có liên quan đến đầu vào và đầu ra;
- Thuộc tính về cơ sở hạ tầng: các yêu cầu về hạ tầng cơ sở.
Không phải tất cả các thuộc tính trên đều được đề cập đến như nhau trong
trong các dự án LE mà việc lựa chọn các thuộc tính và mức độ mô tả chi tiết phụ
thuộc vào tình hình sử dụng đất của địa phương cũng như cấp độ, yêu cầu chi tiết và
mục tiêu của mỗi dự án LE khác.
1.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Đất nông nghiệp là một tài nguyên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia. Muốn quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên đất này một cách
hiệu quả, cần đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất để tìm ra lời giải cho các vấn
đề như: Diện tích các loại đất nông nghiệp bằng bao nhiêu? Cơ cấu mỗi loại đất như
thế nào? Đất nông nghiệp đang được sử dụng ra sao? Hiệu quả sử dụng cao hay
thấp? Những nhân tố nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp?
Giải pháp cần thực thi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Tại Việt Nam - một nước nông nghiệp, đất nông nghiệp có vai trò đặc biệt
quan trọng. Trong những năm qua dù đã có nhiều đổi mới phù hợp với điều kiện
thực tế hơn, diện tích đất nông nghiệp có sự tăng đáng kể theo thời gian, song diện
tích đất lúa lại giảm đi, kèm theo đó công tác quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là đất
nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp, gây lãng phí

21



lớn. Nhiều diện tích đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng nhưng vẫn bỏ
hoang trong khi có biết bao nhiêu người nông phải rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất.
Cũng do việc quản lý và sử dụng còn nhiều bất cập nên nguồn thu từ đất đai
cũng rất hạn chế. Theo báo cáo Bộ tài chính, thuế đất không tạo ra nguồn thu đáng
kể, tổng các nguồn thu từ đất của nước ta chỉ chiếm khoảng từ 5 – 8% tổng thu ngân
sách nhà nước, trong đó chủ yếu là tiền sử dụng đất. Đây là mức thấp so với các
nước trên thế giới. Giải quyết tận gốc vấn đề này để nguồn tài nguyên đất thực sự
phát huy hiệu quả, trở thành động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội đang là
nhiệm vụ cấp bách hiện nay, năng lực quản lý đất đai cũng đã được đề cập chi tiết.
Năm 2012, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 19-NQ/TƯ
- Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về
"Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai". Nghị quyết nêu rõ: “Đẩy mạnh
công tác điều tra, đánh giá chất lượng tiềm năng đất đai đáp ứng yêu cầu quản lý, sử
dụng đất, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Phổ biến, giáo dục
chính sách, pháp luật đất đai cho cộng đồng, nhất là đối với đồng bào vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số "Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ
tầng thông tin về đất đai, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu…".
Nội dung Nghị quyết cho thấy, hơn lúc nào hết, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng cần được coi là nhiệm vụ
cấp bách. Việc tìm kiếm các giải pháp đồng bộ, tăng cường áp dụng khoa học kỹ
thuật để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, cải thiện thu nhập từ đất nông nghiệp cho
người dân,…để người nông dân yên tâm sản xuất trên đất nông nghiệp, sống được
bằng nghề nông là hết sức cần thiết.
Để lựa chọn được những giải pháp và thứ tự ưu tiên cho mỗi giải pháp, đánh
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một việc có ý nghĩa quan trọng, có chất
quyết định. Phải dựa trên bức tranh thực trạng về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp,
mỗi địa phương, mỗi quốc gia mới có thể hoạch định được chính sách phù hợp, hiệu
quả.

22



Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững về mọi
mặt, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại các tỉnh vùng
cao, miền núi – những vùng đất đai rộng lớn nhiều tiềm năng nhưng cũng có nhiều
khó khăn và ẩn chứa nhiều rủi ro là việc hết sức quan trọng. Bên cạnh đó đánh giá
hiệu quả mỗi loại hình sử dụng đất là một việc làm cụ thể và có ý nghĩa, giúp cho
các địa phương lựa chọn được những phương án sản xuất kinh doanh, vừa mang lại
thu nhập cao, ổn định, tăng khả năng ứng phó biến đổi khí hậu, vừa giảm bớt các
nguy cơ làm giảm suy thoái môi trường.
1.3.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Trước đây, người ta thường
quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, người ta nhận thấy rõ sự khác nhau
giữa hiệu quả và kết quả. Nói một cách tổng quát và chung nhất thì hiệu quả chính
là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại .
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi
hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là
hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao
động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian .
Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích
của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu
thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải
xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đưa lại kết
quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt
động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội
dung của đánh giá hiệu quả .
Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng

đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động

23


kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền. Đồng thời về
mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong quá trěnh hoạt động kinh
tế để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả
kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải
coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là
các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…)
để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước .
Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp
tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc
phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ
thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn
sản xuất trong nước với thị trường quốc tế.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước
trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn
của nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp .
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng
đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem
xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả
môi trường.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản
xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế,
hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:

- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy
luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ
thống.

24


- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi
ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và
tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải
vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội" .
- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ
này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quát của hệ
thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:
H=K-C
H = K/C
H = (K - C)/C
H = (K1 - K0)/(C1 - C0)
Trong đó:
+ H: Hiệu quả

+ K: Kết quả
+ C: Chi phí
+ 1, 0 là chỉ số thời gian (năm)
+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp
- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).

25


×