Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.57 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ GỖ
TRƯỜNG THÀNH

TRƯƠNG TIẾN ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG
THÀNH” do Trương Tiến Định, sinh viên khóa 29, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

NGUYỄN VIẾT SẢN
Giáo viên hướng dẫn,

Ngày

tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2007

năm 2007

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình truyền đạt cho tôi vốn
kiến thức trong suốt quá trình thực tập.
Đặc biệt tôi xin chân thành kính lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Viết Sản, người
đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban, bộ phận của
Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình thực tập tại Công Ty.

Sau cung, xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã luôn quan tâm,
ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
ĐHNL TP.HCM, Ngày 30 tháng 07 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trương Tiến Định


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRƯƠNG TIẾN ĐỊNH. Tháng 07 năm 2007. “Phân Tích Tình Hình Tiêu
Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành”.
TRUONG TIEN DINH. July 2007. “Analysis of Product Consuming at
Truong Thanh Wood Industrial Stock Company”.
Khóa luận thực hiện nhằm đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ của Công ty.
Đồng thời tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm,
từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm cho Công
ty.
Để thực hiện khóa luận, tôi đã tiến hành thu thập số liệu từ các phòng ban của
Công ty, từ khách hàng của Công ty. Sau đó sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp
so sánh… để phân tích tổng hợp vấn đề.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình tiêu thụ khá tốt song vẫn còn tồn tại
những mặt yếu kém như: Công ty còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, chất
lượng sản phẩm còn chưa ổn định, mẫu mã chưa đa dạng, Công ty gặp nhiều khó khăn
ở khâu nguyên liệu đầu vào.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp để cải thiện công tác tiêu
thụ cho Công ty: tìm nguồn nguyên liệu ổn định, hoàn thiện chiến lược Marketing…


MỤC LỤC
Trang

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận


2

1.4. Cấu trúc khoá luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu về Công Ty

4

2.1.1.Một số thông tin về Công ty

4

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

6

2.1.4. Bộ máy quản lí của Công ty

6

2.3. Tình hình lao động của Công ty

12


2.4. Qui trình công nghệ chế biến gỗ

13

2.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trong
những năm qua

14

2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty trong những năm qua
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15
16
16

3.1.1. Thị trường

17

3.1.2. Tiêu thụ

18

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21


3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

21

3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

21

3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

21

v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả SXKD của Công ty
qua 2 năm 2005 – 2006

23

4.1.1. Phân tích kết quả và hiệu quả SXKD của Công ty 24
4.1.2. Tình hình tài chính của Công ty
4.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ của Công ty

25

27

4.2.1. Đánh giá tổng quát về thị trường sản phẩm đồ gỗ

27

4.2.2. Tình hình thu mua nguyên liệu của Công ty

29

4.3. Tình hình tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của Công ty

32

4.3.1. Thị trường nội địa

32

4.3.2. Thị trường xuất khẩu

40

4.4. Các chiến lược Marketing của Công ty

45

4.4.1. Chiến lược sản phẩm

46


4.4.2. Chiến lược giá cả

49

4.4.3. Chiến lược phân phối

52

4.4.4. Chiến lược chiêu thị cổ động

54

4.5. Một số biện pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm gỗ

57

4.5.1. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ
của Công ty

57

4.5.2. Ma trận SWOT của Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ
Gỗ Trường Thành

60

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

68


5.1. Kết luận

68

5.2. Đề nghị

69

5.2.1. Đối với Nhà nước

69

5.2.2. Đối với Hiệp hội gỗ

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban Giám Đốc


BMT

Ban Mê Thuộc

CNTT

Công Nghệ Thông Tin

CNV

Công Nhân Viên

CP

Chi Phí

CSH

Chủ Sở Hữu

CTC Đ

Chiêu Thị Cổ Đông

DT

Doanh thu

ĐTTCDH


Đầu Tư Tài Chính Dài Hạn

ĐTTCNH

Đầu Tư Tài Chính Dài Hạn

HĐKD

Hoạt Động Kinh Doanh

HĐQT

Hội Đồng Quản Trị

LN

Lợi Nhuận

MKT

Marketing

NVL

Nguyên Vật Liệu

PTGĐ

Phó Tổng Giám Đốc


PTTH

Phân Tích Tổng Hợp

STNT

Siêu Thị Nội Thất

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

TGĐ

Tổng Giám Đốc

TNDN

Thu Nhập Doanh Nghiệp

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TSCĐ&ĐTDH


Tài Sản Cố Định & Đầu Tư Dài Hạn

TSLĐ&ĐTNH

Tài Sản Lưu Động & Đầu Tư Ngắn Hạn

TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

WTO (World Trade Organization) Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
XDCBDD

Xây Dựng Cơ Bản Dở Dang
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Tài Sản của Công ty

12

Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành

13

Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản và Nguồn Vốn của Công Ty trong
Những Năm qua


15

Bảng 2.4. Tình Hình Thực Hiện Một Số Chỉ Tiêu của Công Ty trong
Những Năm qua

15

Bảng 4.1. Kết Quả - Hiệu Quả SXKD của Công Ty qua 2 Năm 2005 - 2006

24

Bảng 4.2. Cơ Cấu Tài Sản và Nguồn Vốn của Công Ty qua 2 Năm 2005 – 2006

26

Bảng 4.3. Kim Ngạch Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Việt Nam qua Các Năm

27

Bảng 4.4. Kim Ngạch Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ và Tình Hình Nhập Khẩu
Nguyên Liệu Gỗ của Nước Ta trong Năm 2006

30

Bảng 4.5. Các Đối Tác Cung Cấp Hàng Hóa, Vật Tư của Công Ty

31

Bảng 4.6. Kết Quả Tiêu Thụ của Các Đại Lý trong Nước


33

Bảng 4.7. Kết Quả Tiêu Thụ ở Showroom và Siêu Thị Nội Thất trong Nước

34

Bảng 4.8. Cơ Cấu Thị Trường Nội Địa của Công Ty qua 2 Năm 2005 – 2006

36

Bảng 4.9. Một Số Chủng Loại Sản Phẩm Gỗ của Các Đối Thủ Cạnh Tranh
Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương trong Năm 2006

38

Bảng 4.10. Doanh Thu Các Đối Thủ Cạnh Tranh của Công Ty tại
Bình Dương trong Năm 2006

39

Bảng 4.11. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu qua 2 Năm 2005 – 2006

41

Bảng 4.12. Các Nhà Phân Phối ở Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty

43

Bảng 4.13. Tổng Doanh Thu Trong Nước và Xuất Khẩu của Công Ty
qua 2 Năm 2005 – 2006


44

Bảng 4.14. Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu của Công Ty qua 2 Năm 2005 – 2006

46

Bảng 4.15. Một Số Loại Sản Phẩm Mới Được Sản Xuất trong Năm 2006

47

Bảng 4.16. Giá Bán Nội Địa Một Số Mặt Hàng Gỗ qua 2 Năm 2005 – 2006

49

Bảng 4.17. Giá Xuất Khẩu Một Số Mặt Hàng Đồ Gỗ qua 2 Năm 2005 – 2006

51

Bảng 4.18. Diễn Biến Chi Phí Quảng Cáo và Doanh Thu qua 2
Năm 2005 – 2006

54
viii


Bảng 4.19. Ngân Sách Dự Đoán và Thời Gian Hoạt Động Chiến Lược
Chiêu Thị Cổ Động của Công Ty trong Năm 2007

55


Bảng 4.20. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong

60

Bảng 4.21. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài

61

Bảng 4.22. Ma trận SWOT

63

ix


DANH M ỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành

7

Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Gỗ

14

Hình 3.1. Sơ Đồ Hệ Thống Kênh Phân Phối

20


Hình 3.2. Sơ Đồ Phân Tích Ma Trận SWOT

22

Hình 4.1. Biểu Đồ Kim Ngạch Xuất Khẩu Gỗ qua Các Năm

28

Hình 4.2. Biểu Đồ Kim Ngạch Xuất Khẩu Gỗ Sang Các Thị Trường Chính

29

Hình 4.3. Biểu Đồ Doanh Thu Tiêu Thụ Nội Địa của Công Ty So Với
Các Đối Thủ Cạnh Tranh trong Năm 2006

40

Hình 4.4. Biểu Đồ Kim Ngạch Xuất Khẩu Sản Phẩm vào Các Thị Trường
qua 2 Năm 2005-2006

42

Hình 4.5. Biểu Đồ Doanh Thu của Công Ty qua 2 Năm 2005 – 2006

45

Hình 4.6. Kênh Phân Phối Hiện Nay của Công Ty

52


Hình 4.7. Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Hình Ảnh Công Ty

59

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hình Ảnh Một Số Sản Phẩm của Công Ty
Phụ lục 2. Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật của Một Số Loại Gỗ
Phụ lục 3. Một Số Loại Gỗ Nhập Khẩu của Công Ty trong Năm 2006

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, có sự thay đổi về cơ chế quản lý, nền kinh tế đất nước dần hội nhập cùng nền
kinh tế khu vực và quốc tế. Xã hội của chúng ta ngày càng phát triển theo xu hướng
tích cực. Nhu cầu của con người đòi hỏi xã hội ngày càng cao, dẫn đến việc thúc đẩy
các ngành sản xuất ngày càng phát triển, trong đó ngành công nghiệp chế biến gỗ giữ
một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Ngành công nghiệp chế biến gỗ
phát triển có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ các ngành công nghiệp khác trong một tổng
thể thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế có rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh
một mặt hàng thì sự cạnh tranh xảy ra càng mạnh mẽ và gay gắt. Để tồn tại và phát
triển, đòi hỏi các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế trong nước không chỉ cạnh tranh với

nhau mà còn phải cạnh tranh sống còn với các tập đoàn, các doanh nghiệp, các đơn vị
kinh tế thuộc các nước trong khu vực và trên thế giới. Với sự cạnh tranh như vậy, các
doanh nghiệp phải cố gắng hết sức để thích nghi với môi trường kinh doanh đầy quyết
liệt, phải có chính sách, chiến lược đúng đắn, linh hoạt, nhạy bén đối với sự biến đổi
kinh tế và trình độ tổ chức cao, để từ đó khẳng định vị trí của mình trên thương trường,
tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cuộc chạy đua cạnh tranh trên thị trường
ngày càng sôi động và đầy thử thách giữa các doanh nghiệp, ưu thế sẽ thuộc về những
doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất cũng như trong
chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của mình. Đồng thời doanh nghiệp phải tự
phấn đấu để nâng cao uy tín và thế đứng vững của mình trên thương trường quốc tế.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của khoa kinh tế trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM cùng với sự tận tình giúp đỡ của thầy Nguyễn Viết Sản và sự cho
phép của Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành, tôi tiến hành thực hiện đề tài:


“PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ
NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH”.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài do trình độ và thời gian có hạn, đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn!.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua
các năm gần đây.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty để xác định những ưu điểm
cũng như những nhược điểm trong quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Công
ty. Để từ đó đề ra một số biện pháp giúp đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, nâng cao doanh
số, mở rộng thị trường tiêu thụ và giữ vững thị phần.
Đề ra một số biện pháp khắc phục và đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
Về không gian: Tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành.

Về thời gian: Từ ngày 26/3/2007 đến ngày 23/6/2007.
Về nội dung: Chủ yếu thu thập số liệu qua 2 năm 2005 và 2006.
1.4. Cấu trúc khoá luận
Bài khóa luận được trình bày trong 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, mục đích và giới hạn đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành: Quá trình
hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động, tài sản, kết quả và hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, công thức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đi vào phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, phân tích
tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài của môi trường ảnh hưởng đến Công
ty. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Từ đó rút ra những
2


thuận lợi và khó khăn cũng như những ưu nhược điểm trong chính sách chiến lược để
đề ra các giải pháp thích hợp.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Qua quá trình nghiên cứu, ta rút ra những kết luận và đề xuất những kiến nghị
nhằm giúp Công ty nâng cao năng lực hoạt động của mình.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Công Ty
2.1.1.Một số thông tin về Công ty
Tên gọi:

Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành.

Tên gọi quốc tế:

TRUONGTHANH FURNITURE COPORATION

Trụ sở chính:

Đường DT 743, xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Điện thoại:

(0650) 740690 - 740695

Fax:

(0650) 740692

Email:

;

Website:

www.truongthanh.com


Năm thành lập:

1993: Nhà máy 1 tại Dak Lak (TTĐL1).
2000: Nhà máy 2 tại Bình Dương (TTBD).
2002: Nhà máy 3&4 tại Thủ Đức (TTTĐ).
2004: Nhà máy 5 tại Dak Lak (TTĐL2).
2005: Nhà máy 6 tại Bình Dương (TTBD).
Nhà máy 7 tại Sekong – Lào.

Tổng diện tích:

340.000 m2

Công suất:

Trung bình 2.500 containers 40 ft/ năm (2006).

Sản phẩm:

Hàng mộc (bàn, ghế, tủ, kệ, giường, kệ, cửa,…) trong nhà và

ngoài trời, ván sàn.
Nguyên liệu:

Trong nước và nhập khẩu, gồm: Teak, hương, căm xe, chò chỉ, cà

chít, dầu, xoan đào, tràm bông vàng, bằng lăng, thông, cao su, còng, bạch đàn, Iroko,
Jatoba, gỗ cứng của Mỹ, gỗ SFC nhập từ Nam Phi và Nam Mỹ.
Thị trường chính:


Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Phần Lan, Đan Mạch, Hy Lạp, Úc, New

Zeland…với hơn 90% là xuất khẩu, khoảng 5% là tiêu thụ nội địa.
Máy móc:

Nhập từ: Ý, Đức, Nhật, Đài Loan.


2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Trước đây, Công Ty Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành chỉ là một xưởng sơ chế nhỏ
tại vùng Cao nguyên hẻo lánh tỉnh Dak Lak (1993). Bấy giờ số công nhân vẻn vẹn chỉ
có 30 người và cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị còn rất thô sơ và xưởng chỉ sản xuất đủ
cung cấp cho các công trình xây dựng ở một số tỉnh thành trong nước và một số ít xuất
khẩu đi nước ngoài. Lúc này Công ty có tên chính thức là “Xí Nghiệp Tư Doanh Chế
Biến Gỗ Trường Thành”.
Đến năm 2000 do nhu cầu giao dịch với khách hàng, ông Võ Trường Thành đã
quyết định mở rộng quy mô hoạt động nâng Xí nghiệp lên thành “Công Ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành” với tên giao dịch là “Truong Thanh
Furniture., Ltd”, có trụ sở đặt tại Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương, ngành nghề
kinh doanh là: sản xuất đồ mộc, số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, và có 2 thành viên tham
gia góp vốn. Ngoài ra, ông còn mở thêm văn phòng chi nhánh tại TP.HCM và xây
dựng mới tại Thuận An, Bình Dương.
Lúc này Công ty hoạt động với quy mô lớn hơn và uy tín ngày càng được nâng
cao trên thị trường. Chỉ sau 1 năm hoạt động, ngày 20/6/2001 Công Ty TNHH Kỹ
Nghệ Gỗ Trường Thành đã nâng vốn điều lệ là 15 tỷ đồng và kết nạp thêm 3 thành
viên mới. Đến năm 2002, Công ty đã xây dựng thêm 2 nhà máy ở Thủ Đức, TP.HCM
để đáp ứng nhu cầu về công suất và xuất khẩu.
Năm 2004 Công ty đã có sự chuyển biến lớn, từ một Công Ty TNHH đã trở
thành “Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành” với tên giao dịch là “ Truong
Thanh Furniture Corporation” trụ sở chính ở ấp Bình Phước B, xã Bình Chuẩn, huyện

Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ngành nghề kinh doanh sản xuất đồ mộc, ván trang trí
nội thất xuất khẩu – mua bán, gia công các sản phẩm mộc, nông lâm, thuỷ, hải sản, đại
lý ký gửi hàng hoá. Vốn điều lệ là 22 tỷ 80 triệu đồng, có 3 chi nhánh: Bình Thạnh
TP.HCM, Thủ Đức TP.HCM và ở Dak Lak, có tất cả 11 thành viên đồng sáng lập.
Đến năm 2005, Công ty xây dựng nhà máy thứ 5 tại Dak Lak và năm 2006 tiếp
tục xây dựng nhà máy thứ 6 tại Bình Dương và nhà máy thứ 7 tại Sekong – Lào.

5


2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
a) Sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm gỗ
Trường Thành sản xuất 3 loại dòng mộc chính: Furniture trong nhà, Furniture
ngoài trời, ván sàn gỗ với rất nhiều mẫu bàn, ghế, tủ, giường, kệ…với chất lượng cao
và kiểu dáng đa dạng đáp ứng hầu hết ở các thị trường như: Anh, Pháp, Đức, Phần
Lan, Đan Mạch, Hy Lạp, Úc, New Zealand,…kể cả thị trường Nhật.
- Trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ.
- Mua bán gỗ các loại (gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán, gỗ ép…).
- Chế biến và mua bán cà phê, nông sản (sơ chế).
- Vận tải hàng hoá bằng xe tải thùng, xe container siêu trường siêu trọng, xe kéo
rơ moóc liên tỉnh và nội tỉnh.
b) Các hoạt động khác
Công Ty Trường Thành còn là 1 trong 4 Tổng đại lý độc quyền phân phối thẻ
điện thoại trả trước Mobie Phone với hệ thống phân phối trải rộng trên toàn quốc với
doanh thu hằng năm trong lĩnh vực này khá cao (khoảng 23 triệu USD vào năm 2006)
Ngoài ra, Công ty còn tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện, là một trong những
địa chỉ tư vấn cho các doanh nghiệp trẻ...
2.1.4. Bộ máy quản lí của Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Đây là mô hình tổ chức quản lý phối hợp giữa hai loại hình cơ cấu trực tuyến và cơ

cấu chức năng, trong đó mỗi cấp quản lý một bộ phận chức năng, có trách nhiệm tổ
chức điều hành các công việc chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho cấp trên trực tiếp
ra quyết định quản lý.

6


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành
Tổng Giám Đốc

Phó TGĐ I

Phó TGĐ II

Phó TGĐ III

Khối trực thuộc TGĐ

Khối SX

Khối HC-NS

Ban ISO

Khối KT-TC

Khối QLCL

Khối KH-NL


Phòng mua
hàng

Khối KT-TK

Phòng vật tư

Viện đào
tạo

Phòng hợp tác

PX. tận dụng

Khối KDTT

Phòng CNTT

Khối XNK

PX. sấy

Ban QLNLT
Ban CoC

Nguồn tin: Phòng Hành Chính - Nhân Sự
Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận
A/ Ban giám đốc
- Tổng Giám Đốc Công ty là người được HĐQT bổ nhiệm, thay mặt cho HĐQT
điều hành các hoạt động hằng ngày của Công ty, đại diện trước pháp luật của Công ty,

thay mặt cho Công ty quan hệ giao dịch với các cơ quan Nhà nước, với các đối tác và
các đại diện kinh tế khác
- Phó Giám Đốc (gồm có 3 Phó Giám Đốc) là người giúp cho Giám Đốc điều
hành Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước
Giám Đốc về nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, Phó Giám Đốc còn phụ trách quản lý và
điều hành công tác sản xuất của toàn Công ty, phụ trách ISO.
7


B/ Các khối phòng ban
1) Khối quản lý chất lượng: Tham mưu giúp BGĐ hoạch định chiến lược về quản lý
chất lượng sản phẩm sản xuất tại Công ty; Tổ chức và thực hiện các hoạt động kiểm
tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào; Giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm trong
quá trình sản xuất tại các phân xưởng, Tái phát kiểm hàng từ đơn vị sản xuất ngoài
Công ty và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất ra khỏi nhà máy của Công ty;
Tổ chức và thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng sản phẩm mang thương hiệu
Trường Thành theo các chuẩn mực quy định; Quản lý thiết bị, dụng cụ kiểm tra - thử
nghiệm (có liên quan đến nguyên vật liệu và sản phẩm) trong toàn Công ty; Phối hợp
các đơn vị khác giải quyết công việc theo mục tiêu và định hướng chung của toàn
Công ty.
2) Khối sản xuất:
- Các phân xưởng sản xuất (phôi, định hình, lắp ráp, hoàn thiện) Tổ chức điều
hành sản xuất theo kế hoạch, lệnh sản xuất được BGĐ phê duyệt đáp ứng yêu cầu về
tiến độ và chất lượng; Quản lý máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc thuộc dây
chuyền sản xuất trong phạm vi được phân công; Phối hợp các đơn vị khác giải quyết
công việc theo mục tiêu và định hướng chung của toàn Công ty.
- Phòng cơ điện - Bảo trì: Tham mưu hỗ trợ BGĐ sản xuất trong công tác
hoạch định việc sử dụng máy móc thiết bị gia công cơ khí; Quản lý, bảo trì máy móc
thiết bị sản xuất, thiết bị gia công cơ khí, dụng cụ cầm tay phục vụ sản xuất; Thực hiện
kế hoạch chế tạo, gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ yêu cầu sản xuất.

3) Phòng vật tư: Tham mưu với TGĐ/ PTGĐ phụ trách về việc sử dụng vật tư nhằm
đạt hiệu quả cao nhất nhưng tiết kiệm nhất trong sử dụng vật tư; Kiểm soát và quản lý
quá trình dự trù, đặt hàng và cung cấp vật tư phục vụ sản xuất của Công ty theo quy
trình cung ứng vật tư và quy trình mua hàng.
4) Phân xưởng sấy: Tham mưu với TGĐ/ PTGĐ phụ trách về quá trình sấy nhằm
đạt hiệu quả cao nhất; Thực hiện, kiểm soát quá trình sấy gỗ tại công ty; Phối hợp với
các đơn vị khác giải quyết công việc chung khi cần.
5) Phân xưởng tận dụng: Tham mưu với TGĐ/ PTGĐ phụ trách về công tác tận dụng
tối đa nguyên liệu gỗ vụn sau sản xuất; Thực hiện, kiểm soát quá trình tận dụng gỗ vụn
tại công ty; Phối hợp các đơn vị khác giải quyết công việc chung khác của Công ty.
8


6) Khối hành chính - nhân sự: Tham mưu với TGĐ/ PTGĐ phụ trách về việc quản lý
nguồn nhân lực và quản trị hành chính hiệu quả; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện và cải tiến công tác quản lý nguồn nhân lực và hành chính quản trị theo
các kế hoạch đã được duyệt; Phân phối với các đơn vị trong Công ty giải quyết vấn đề
chung.
7) Khối kế hoạch – nguyên liệu:
- Phòng kế hoạch: Tham mưu với TGĐ/ PTGĐ phụ trách trong công tác hoạch
định kế hoạch sản xuất trong Công ty; Tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát tiến độ
sản xuất của các đơn vị thuộc Công ty; Phối hợp bộ phận sản xuất, phòng kế toán,
phòng vật tư và khối xuất nhập khẩu thực hiện việc xuất hàng cho khách hàng.
- Phòng nguyên liệu: Tham mưu với TGĐ/ PTGĐ phụ trách trong thu mua
giao nhận, cấp phát cưa xẻ và quản lí nguyên liệu của Công ty sao cho hiệu quả nhất;
Thực hiện kiểm soát công tác thu mua, giao nhận, cưa xẻ và quản lý nguyên liệu của
công ty đúng theo yêu cầu sản xuất của Công ty.
8) Khối kinh doanh - tiếp thị: Nghiên cứu thị trường, tham mưu với TGĐ/ PTGĐ
phụ trách trong việc hoạch định và thiết lập chiến lược kinh doanh tiếp thị cho Công
ty; Thực hiện việc chào bán hàng Công ty đang có sẵn hoặc triển khai cho Công ty sản

xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng; Thực hiện, quản lí và phát triển hoạt động tiếp
thị nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Trường Thành; Phối hợp các đơn vị khác
giải quyết công việc chung.
9) Ban ISO: Tham mưu với đại diện lãnh đạo, hoạch định và thiết lập, thực hiện, duy
trì và cải tiến hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; Tổ chức
thực hiện và giám sát theo dõi việc xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống
quản lí chất lượng trong toàn Công ty; Phối hợp các đơn vị khác giải quyết công việc
chung.
10) Viện đào tạo: Hoạch định các chương trình huấn luyện, đào tạo nhằm tham mưu
với TGĐ/ PTGĐ phụ trách về chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lược trong
toàn Công ty; Tổ chức các khóa huấn luyện, hội thảo trong Công ty; Đề xuất các hoạt
động cần thiết nhằm cải tiến chất lượng hoạt động huấn luyện, hội thảo; Phối hợp các
đơn vị khác giải quyết công việc chung.

9


11) Phòng mua hàng: Tham mưu với TGĐ/ PTGĐ phụ trách trong việc thu mua vật
tư trong và ngoài nước, cũng như việc nhập khẩu nguyên liệu cho Công ty; Thực hiện
mua vật tư và nhập khẩu nguyên liệu cho Công ty; Phối hợp các đơn vị khác giải quyết
công việc chung.
12) Khối xuất nhập khẩu: Tổ chức thực hiện công tác giao nhận xuất nhập khẩu sao
cho tiết kiệm nhất; Tổ chức thực hiện công tác thanh toán quốc tế sao cho ít rủi ro cho
Công ty nhất; Tham mưu cho TGĐ/ PTGĐ phụ trách các nghiệp vụ pháp lý, ngoại
thương thanh toán vận chuyển quốc tế; Phối hợp các đơn vị khác giải quyết công việc
chung.
13) Phòng kế toán - tài chính:
- Phòng kế toán: Quản lý kiểm soát hoạt động hoạch toán kinh tế; Thống kê
phân tích báo cáo các hoạt động kinh tế, cung cấp thông tin về kinh tế quản trị cho
TGĐ/ PTGĐ phụ trách, cung cấp thông tin về kế toán tài chính cho các cơ quan chức

năng và HĐQT; Tham gia quản trị tài sản của Công ty; Quản trị nguyên liệu, vật tư,
thành phẩm, hàng tồn; Tính giá và đề xuất giá bán cho TGĐ/ PTGĐ phụ trách khối
kinh doanh - tiếp thị duyệt báo cáo cho khách hàng.
- Phòng tài chính: Kiểm soát dòng tiền ra – vào kịp thời tham mưu cho TGĐ/
PTGĐ phụ trách những giải pháp hợp lý kịp thời đảm bảo Công ty không gặp trở ngại
về tài chính; Xem xét và đề xuất cho TGĐ/ PTGĐ phụ trách các phương án, chính
sách đầu tư; Phân tích báo cáo tài chính của Công ty để tham mưu cho TGĐ/ PTGĐ
phụ trách những cải tiến, thay đổi nhằm tối đa lợi ích cho Công ty nhất.
- Ban kế toán nội bộ: Báo cáo kịp thời cho TGĐ/ TGĐ phụ trách các vấn đề
sai lệch so với các qui định về kế toán, về tài chính của Công ty nói riêng và luật liên
quan hiện hành nói chung, đồng thời tham mưu kịp thời cho BGĐ các giải pháp cho
các vấn đề đó.
14) Phòng kỹ thuật – thiết kế: Tham mưu với TGĐ/ PTGĐ phụ trách trong công tác
liên quan đến kỹ thuật sản phẩm; Thực hiện và kiểm soát quá trình lập hồ sơ kỹ thuật
của sản phẩm (bản vẽ kỹ thuật, bảng định mức nguyên vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật,…)
sao cho hồ sơ sản phẩm phải phù hợp với các yêu cầu về kỹ thuật để thỏa mãn với
khách hàng phù hợp tiêu chuẩn của Công ty; Cung cấp cho phân xưởng mẫu, bộ phận
10


sản xuất, phòng hợp tác đầy đủ thông tin liên quan về kỹ thuật sản phẩm theo yêu cầu
của khách hàng hoặc tiêu chuẩn của Công ty khi có yêu cầu.
15) Phòng hợp tác: Tham mưu với TGĐ/ PTGĐ phụ trách trong toàn bộ các công tác
đặt hàng thành phẩm ra cho các bạn đồng ngành phù hợp (gọi tắc là vệ tinh) sao cho
hiệu quả; Triển khai, kiểm soát tiến độ - chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết
với các vệ tinh, đảm bảo cung cấp cho Công ty hàng hóa chất lượng và đúng hạn thỏa
thuận đề xuất cho khách hàng; Phối hợp các đơn vị khác giải quyết công việc chung
của Công ty.
16) Ban quản lý nguyên liệu thô: quản lý, kiểm soát việc cấp phát và sử dụng nguyên
liệu thô một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nhất cho Công ty.

17) Ban CoC: Tham mưu với TGĐ/ PTGĐ phụ trách trong việc hoạch định hệ thống
quản lý CoC; Quản lý, vận hành, giám sát duy trì và cải tiến hệ thống CoC nhằm đảm
bảo các hoạt động của hệ thống CoC của Công ty phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế liên
quan và tuân theo chính sách gỗ của Công ty
18) Phòng công nghệ thông tin: Tham mưu với TGĐ/ PTGĐ phụ trách trong công
tác hoạch định các giải pháp ứng dụng và sửng dụng CNTT hiệu quả nhất.
2.2. Tình hình cơ sở vật chất của Công ty
Trang thiết bị máy móc là một yếu tố quan trọng quyết định tới năng lực sản
xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời nó còn biểu hiện khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường.
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, cho đến nay do yêu cầu phục vụ sản
xuất kinh doanh ngày càng cao nên Công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc đầu tư và
mua sắm thiết bị máy móc sao cho đạt hiệu quả nhất, bao gồm:
- Nhà cửa vật kiến trúc: Hàng năm Công ty đã bỏ ra một khoản vốn rất lớn để
xây dựng và mở rộng cơ sở vật chất, mở rộng và xây mới các nhà xưởng, nâng cấp
trung tâm giới thiệu sản phẩm. Tại Công ty, diện tích nơi làm việc rộng rãi và thoáng
mát, phòng làm việc thoả mái.
- Máy móc thiết bị công tác: Nhằm phục vụ nhu cầu công tác của cán bộ công
nhân viên, tạo điều kiện tốt nhất về phương tiện làm việc, đáp ứng được các công việc
bảo quản và sơ chế sản phẩm. Đa phần máy móc thiết bị được nhập từ: Ý, Đức, Nhật,
Đài Loan và đang nằm trong tình trạng sử dụng tốt.
11


- Dụng cụ quản lý: Với quan niệm quản lý tốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy Công ty trang bị khá đầy đủ cho các dụng cụ
quản lý nhằm khai thác tối ưu của hoạt động này.
- Thiết bị phương tiện vận tải: Công ty đã trang bị một đội ngũ vận tải hùng
mạnh đảm bảo vận chuyển hàng hoá đúng thời gian và địa điểm quy định cũng như
phụ trách việc cho thuê vận chuyển ngoài.

Tình hình cơ sở vật chất của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Tài Sản của Công ty
ĐVT: 1.000 Đồng
Các chỉ tiêu
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Dụng cụ quản lý
TSCĐ khác

Nguyên giá

Đã khấu hao
4.836.026
6.153.283
572.236
417.790
7.264

13.320.107
11.888.485
3.306.526
877.801
18.940

Giá trị còn lại

H (lần)

8.484.081

0,4
5.735.202
0,5
2.734.290
0,2
460.011
0,5
11.676
0,4
Nguồn tin: Phòng Kế Toán

Qua bảng 2.1. ta thấy, tình trạng máy móc thiết bị và các tài cố định của Công
ty có hệ số hao mòn đa số nhỏ hơn 0.5 đây là dấu hiệu khả quan cho quá trình sản xuất
của Công ty. Tuy nhiên, đối với thiết bị máy móc và dụng cụ quản lý do nhu cầu sử
dụng nhiều nên có hệ số hao mòn cao hơn là 0,5. Những hệ số hao mòn này chứng tỏ
đa số thiết bị tài sản của Công ty được đầu tư mua mới trong những năm gần đây với
công nghệ hiện đại, được nhập từ nước ngoài.
2.3. Tình hình lao động của Công ty
Trong những năm qua do tình hình mở rộng sản xuất nên lực lượng lao động
của Công ty ngày càng lớn mạnh cả về chất và lượng. Hàng năm, Công ty liên tục
tuyển thêm nhân sự và trẻ hóa đội ngũ lao động để đáp ứng được tình hình sản xuất.

12


Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành
ĐVT: Người
STT
1
2

3
4
5
6
7

Trình độ học vấn
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Từ lớp 10-12
Dưới lớp 10
Cộng

BGĐ
1
1
1
3

Gián tiếp
Công nhân
Tổng cộng
1
8
9
148
149

39
2
41
152
249
401
15
818
833
740
740
354
1.809
2.166
Nguồn tin: Phòng Hành Chính-Nhân Sự

Qua bảng 2.2. ta thấy được tình hình nhân sự của Công ty tương đối dồi dào.
Với tổng số 2.166 người. Trong đó đội ngũ lãnh đạo với trình độ chuyên môn cao, có
kinh nghiệm nghề nghiệp với 1 tiến sĩ, 9 thạc sĩ và 149 người có trình độ đại học. Lực
lượng lao động trực tiếp có trình độ từ lớp 10 trở lên chiếm tỷ lệ tương đối cao. Hàng
năm, do nhu cầu mở rộng sản xuất nên Công ty thường xuyên tuyển dụng nhân sự với
nhiều chế độ ưu đãi và thu hút đối với người lao động đến với Công ty.
2.4. Qui trình công nghệ chế biến gỗ
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất đều cần đến dây chuyền
công nghệ, tuy nhiên mỗi một dây chuyền công nghệ đều khác nhau tùy theo loại sản
phẩm mà họ sản xuất. Do đó, công nghệ sản xuất góp phần không nhỏ trong việc thành
công của Công ty. Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành đã đầu tư, trang bị
máy móc hiện đại được nhập từ Châu Âu và Nhật Bản theo quy trình công nghệ khép
kín từ khâu cưa xẻ nguyên liệu, khâu luộc sấy, sản xuất phôi, định hình,…cho đến
thành phẩm. Dưới sự theo dõi, kiểm tra nghiêm ngặt của bộ phận sản xuất và quản lý

chất lượng của Công ty.

13


Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Gỗ
Gỗ Tròn

Cưa, Xẻ
Gỗ

Ngâm,
Tẩm, Luộc

Sản Xuất
Phôi

Định Hình

Nhập
Kho

Đóng Gói

Sơn
(nếu cần)

Chà
Nhám


Lắp Ráp

Nguồn tin: Phòng Kĩ Thuật-Thiết Kế
Diễn giải:
- Gỗ xẻ được chuyển đi sắp xếp trong lò sấy (hoặc sấy ngoài trời), gỗ được sấy
sau khi đạt tới độ ẩm theo đúng tiêu chuẩn đã quy định (độ ẩm khoảng 6 - 8%).
- Từ gỗ với độ ẩm đúng tiêu chuẩn, đem chế biến theo các công đoạn sau:
+ Phôi: Khi đã có gỗ đúng quy định thì các phân xưởng sản xuất tiến hành cắt gỗ
thành những phôi có hình dáng theo quy định của các bản vẽ kỹ thuật hay theo yêu cầu.
+ Định hình: Phôi sau khi gia công chuyển sang định hình để tạo hình chi tiết,
căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật hay theo yêu cầu, phân xưởng định hình sẽ nhận vật liệu
phụ (nếu cần).
+ Lắp ráp: Sau khi các chi tiết đã hoàn thành xong thì chuyển qua phân xưởng
lắp ráp, để tiến hành lắp ráp các sản phẩm đó lại với nhau theo bản vẽ và đúng yêu cầu
kỹ thuật để tạo ra thành phẩm chưa sơn.
2.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trong những năm qua
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố thiết yếu để một doanh
nghiệp hoạt động và tồn tại. Nó thể hiện quy mô và thế mạnh của doanh nghiệp trong
hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Nếu một doanh nghiệp có nhiều vốn thì có nghĩa
là doanh nghiệp đó có quy mô lớn, có thể mạnh và ngược. Tuy nhiên, một doanh
nghiệp có vốn lớn thì chưa nói lên được doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay
không. Nhưng xét theo xu hướng nhiều năm so sánh với nhau thì nếu vốn của doanh
nghiệp có xu hướng gia tăng có nghĩa là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng có
chiều hướng gia tăng.
Vì vậy, để thấy được xu hướng tài sản và nguồn vốn của Công ty trong những
năm qua như thế nào, chúng ta tiến hành nghiên cứu bảng sau:
14



×