Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 PHƯỜNG AN LẠC QUẬN BÌNH TÂN TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
PHƯỜNG AN LẠC - QUẬN BÌNH TÂN - TPHCM

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

: NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH
: 03124041
: DH03QL
: 2003 - 2007
: Quản Lý Đất Đai

-TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2007-


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH

“QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
PHƯỜNG AN LẠC - QUẬN BÌNH TÂN – TPHCM”

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Duy Hùng
(Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh)
Ký tên

- Tháng 07 năm 2007 -


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Duy Hùng – Giáo viên hướng dẫn – Khoa
Quản lý Đất đai và Thò trường bất động sản – Trường Đại học Nông lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thành phố
Hồ Chí Minh cùng với quý thầy cô khoa Quản lý Đất đai và Thò trường bất động sản
đã tận tình truyền đạt và giảng dạy cho em những kiến thức quý báu khi em còn học ở
trường.
Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chò đang công tác tại Phòng

Kế hoạch – Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Tài
nguyên và Môi trường Quận Bình Tân, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Uỷ ban
nhân dân phường An Lạc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập tốt nghiệp để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp của em chưa thật sự hoàn
thiện, mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài báo cáo này có thể hoàn
chỉnh hơn.

Sinh Viên
Nguyễn Thò Ngc Qunh


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

TÓM TẮT
Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản,
trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2007. Đề tài:
“Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và định hướng 2020 phường
An Lạc - quận Bình Tân – thành phố Hồ Chí Minh”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Duy Hùng.
Phường An Lạc là phường nằm ở phía Đông Nam quận Bình Tân, cách trung
tâm quận khoảng 2 km. Tổng diện tích tự nhiên toàn phường là 484,35 ha. Trong đó,
đất nông nghiệp là 183,14 ha chiếm 37,81% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp
chiếm 62,19% diện tích tự nhiên với 301,21 ha. Quy mô dân số toàn phường là 32.132
người, mật độ dân số trung bình là 6.634 người/km2. Quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, sự thay đổi cơ chế, chính sách kinh tế đã tác động rất lớn đến tình
hình quản lý cũng như sử dụng đất trên địa bàn Phường.
Vì vậy, việc thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho phường An

Lạc là vấn đề cần thiết và cấp bách trong công tác quản lý Nhà nước về Đất đai nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững về mọi
mặt.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, căn cứ các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của Phường, dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất đai, nhu cầu sử dụng đất
của các ngành, khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng đất đai…phương án điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất của phường được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đất
đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả) cho hiện tại và tương lai để phát triển
các ngành kinh tế, đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường.
Trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho
từng mục đích sử dụng trên địa bàn An Lạc đến năm 2010 được điều chỉnh theo
phương án:
Nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 110,82 ha (chiếm 22,88% diện tích tự
nhiên), giảm 72,32 ha so với hiện trạng 2006, cụ thể như sau:
● Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 81,52 ha chiếm 73,56% diện tích đất nông
nghiệp, giảm 57,03 ha so với hiện trạng;
● Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 29,30 ha chiếm 26,44% diện tích đất nông
nghiệp, giảm 15,29 ha.
Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 373,53 ha (chiếm 77,12% diện tích
tự nhiên), tăng 72,32 ha so với hiện trạng 2006, cụ thể có diện tích như sau:
● Diện tích đất ở đô thị là 125,72 ha chiếm 33,66% diện tích đất phi nông nghiệp,
tăng 32,11 ha;
● Diện tích đất chuyên dùng là 245,91 ha chiếm 65,83% diện tích đất phi nông
nghiệp, tăng 40,21 ha;
Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng là 0,69 ha và đất nghĩa trang, nghĩa địa là 1,21
ha không thay đổi so với hiện trạng năm 2006.


Báo cáo tốt nghiệp


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Trang tóm tắt
Danh sách các bảng biểu
Danh sách các hình
Danh sách các chữ viết tắt
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3
I.1.1. Cơ sở khoa học .............................................................................................. 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 3
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 4
I.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, QUY TRÌNH THỰC HIỆN ........ 4
I.3.1. Nội dung......................................................................................................... 4
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
I.3.3. Quy trình thực hiện ........................................................................................ 5
I.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC............................................................................................ 5
I.4.1. Hệ thống bản đồ ............................................................................................. 5
I.4.2. Tài liệu ........................................................................................................... 5
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 6
II.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, KINH
TẾ, XÃ HỘI PHƯỜNG AN LẠC, QUẬN BÌNH TÂN ................................................. 6
II.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi
trường .............................................................................................................................. 6
II.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế – xã hội .............................................................. 9
II.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI - TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI......... 17
II.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn phường An Lạc.............................. 17

II.2.2. Hiện trạng sử dụng đất ............................................................................... 21
II.2.3. Biến động sử dụng đất ................................................................................ 27
II.2.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất ..................................... 28
II.2.5. Tiềm năng đất đai ....................................................................................... 29


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

II.3. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT PHƯỜNG AN LẠC - QUẬN BÌNH
TÂN ĐẾN NĂM 2010 ĐỊNH HƯỚNG 2020............................................................... 31
II.3.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ...................................... 31
II.3.2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 ..................................................... 44
II.3.3. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 – 2010 ............................................ 45
II.3.4. Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất .................................................................................................................................. 56
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 59


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

DANH SÁCH CÁC BẢNG - BIỂU – SƠ ĐỒ - BẢN ĐỒ

A/ DANH SÁCH CÁC BẢNG:
Bảng II.1. Hiện trạng dân số phường An Lạc ............................................................... 11
Bảng II.2. Các tuyến đường chính của phường An Lạc ................................................ 13
Bảng II.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 ................................................................ 21

Bảng II.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2006 ........................................... 22
Bảng II.5. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006 ..................................... 23
Bảng II.6. Biến động đất đai giai đoạn 2005 – 2006 ..................................................... 28
Bảng II.7. Chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất phi nông nghiệp......................................... 29
Bảng II.8. So sánh diện tích, cơ cấu sử dụng đất đến năm 2010 theo 2 phương án của
phường An Lạc – quận Bình Tân............................................................................. 36
Bảng II.9. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính đến năm 2010 ...................................... 37
Bảng II.10. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp đến năm 2010 ...................................... 40
Bảng II.11. Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp đến năm 2010 ................................ 41
Bảng II.12. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đến năm 2010 ............................. 43
Bảng II.13. Diện tích đất phải thu hồi đến năm 2010 ................................................... 44
Bảng II.14. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính đến năm 2020 .................................... 44
Bảng II.15. Chỉ tiêu sử dụng đất từng năm kế hoạch .................................................... 46
Bảng II.16. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính đến năm 2007 .................................... 47
Bảng II.17. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng giai đoạn 2006 - 2007 ................. 48
Bảng II.18. Diện tích đất cần thu hồi giai đoạn 2006 – 2007........................................ 48
Bảng II.19. Các công trình dự kiến thực hiện giai đoạn 2006 – 2007 .......................... 49
Bảng II.20. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính đến năm 2008 .................................... 50
Bảng II.21. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng giai đoạn 2007 – 2008 ................ 50


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Bảng II.22. Diện tích đất cần thu hồi giai đoạn 2007 – 2008........................................ 51
Bảng II.23. Các công trình dự kiến thực hiện giai đoạn 2007 – 2008 .......................... 51
Bảng II.24. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính đến năm 2009 .................................... 52
Bảng II.25. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng giai đoạn 2008 – 2009 ................ 52
Bảng II.26. Diện tích đất cần thu hồi giai đoạn 2008 – 2009........................................ 53

Bảng II.27. Các công trình dự kiến thực hiện giai đoạn 2008 – 2009 .......................... 53
Bảng II.28. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính đến năm 2010 .................................... 54
Bảng II.29. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng giai đoạn 2009 – 2010 ................ 54
Bảng II.30. Diện tích đất cần thu hồi giai đoạn 2009 – 2010........................................ 54
Bảng II.31. Các công trình dự kiến thực hiện giai đoạn 2009 – 2010 .......................... 55
Bảng II.32. Cân đối tài chính thu - chi từ đất ................................................................ 56
B/ DANH SÁCH CÁC BIỂU
Biểu đồ II.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 ............................................................ 22
Biểu đồ II.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006 ................................. 24
Biểu đồ II.3. Chỉ tiêu sử dụng từng loại đất giai đoạn 2007 – 2010 ............................. 49
C/ DANH SÁCH SƠ ĐỒ - BẢN ĐỒ
Sơ đồ vị trí phường An Lạc – quận Bình Tân;
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2006 phường An Lạc – quận Bình Tân;
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 định hướng 2020 phường An Lạc – quận
Bình Tân;
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở đến năm 2010 phường An Lạc – quận Bình Tân;
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng đến năm 2010 phường An Lạc – quận
Bình Tân;


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

: Uỷ ban nhân dân;

TPHCM


: Thành Phố Hồ Chí Minh;

QHSDĐ

: Quy hoạch sử dụng đất;

QH – KHSDĐ

: Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất;

QHSDĐĐ

: Quy hoạch sử dụng đất đai;

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

CTSN

: Công trình sự nghiệp;

GDĐT

: Giáo dục đào tạo;

NLTT

: Năng lượng truyền thông;


TDTT

: Thể dục thể thao;

KDC

: Khu dân cư;

Cty TNHH–SX–TM : Công ty trách nhiệm hữu hạn, sản xuất, thương mại;
Cụm CN–TTCNDC : Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dân cư;
ĐL

: Đại lộ.


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai được xem là một trong ba nguồn lực đầu vào cơ bản của nền kinh tế, là
tài nguyên có hạn, có vị trí cố định trong không gian, vô định về thời gian tồn tại gắn
với hoạt động của con người và có tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái.
Với tầm quan trọng đặc biệt nên Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam đã ban hành các văn bản luật và văn bản dưới luật nhằm làm cho công tác quy
hoạch sử dụng đất có tính pháp lý, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội.
Điều 18, Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi rõ:
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và Pháp luật đảm bảo sử
dụng đất có hiệu quả”.

Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai đã được ghi tại Khoản 02 Điều 06 Luật Đất đai năm 2003. Nội dung quy hoạch sử
dụng đất; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành trong công tác xây
dựng, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đã được quy định tại các Điều 23, 25, 26, 27
của Luật Đất đai năm 2003.
Nhằm cụ thể hơn nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
đã dành toàn bộ Chương III, gồm 18 điều (Từ Điều 12 đến Điều 29) quy định chi tiết
về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Căn cứ Luật Đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm
2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày
01 tháng 11 năm 2004 hướng dẫn việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ và Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01
tháng 11 năm 2004, quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã – phường là một trong bốn
loại hình quy hoạch sử dụng đất đai. Đây là loại hình quy hoạch cấp vi mô, là khâu
cuối của hệ thống quy hoạch sử dụng đất. Kết quả của quy hoạch sử dụng đất chi tiết
cấp xã – phường là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài; để tiến hành
khoanh vùng đổi thửa nhằm thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh cũng như
các dự án cụ thể.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự thay đổi cơ chế,
chính sách kinh tế - xã hội đã và đang tác động làm biến đổi nhiều vùng rộng lớn trên
toàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và toàn quốc nói chung. Quận Bình Tân là một
trong những quận ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở cửa ngõ ra vào, đặc
biệt có lợi thế về giao thông. Đây sẽ là nơi thực hiện các dự án chiến lược của thành
phố Hồ Chí Minh thay cho các quận nội thành hiện đang quá tải về đất đai. Vì vậy,
việc thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã - phường cho quận Bình
Tân là vấn đề cần thiết và cấp bách trong công tác Quản lý Nhà nước về Đất đai nhằm

nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững về mọi
mặt.
Quận Bình Tân mới được hình thành trên diện tích tự nhiên của các xã Bình
Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo, thị trấn An Lạc và một phần của huyện Bình

Trang 1


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Chánh theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ. Quận có tất
cả 10 phường. An Lạc là phường nằm ở phía Đông Nam quận Bình Tân, được tách ra
từ thị trấn An Lạc cũ với tổng diện tích tự nhin là 484,35 ha. Phường nằm cách trung
tâm quận khoảng 2 km về phía Nam. Từ ngày thành lập đến nay, Phường đã có nhiều
thay đổi đáng chú ý. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
phường vẫn chưa cân đối, quỹ đất của phường An Lạc vẫn chưa được sử dụng hợp lý
và hiệu quả. Vì thế, vấn đề cần thiết và cấp bách đặt ra là phải điều hòa được mối quan
hệ giữa việc khai thác, sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội với việc sử dụng đất
bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái thông qua việc thực hiện công tác quy hoạch
sử dụng đất chi tiết cho phường An Lạc.
Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự chấp thuận của Khoa Quản lý Đất đai & Bất
động sản trường Đại học Nông Lâm TPHCM, Sở Tài nguyên & Môi trường Tp. Hồ
Chí Minh, Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Bình Tân, UBND quận Bình Tân,
UBND phường An Lạc và sự hướng dẫn của thầy Trần Duy Hùng, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài tốt nghiệp “Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và định
hướng đến 2020 phường An Lạc – quận Bình Tân – TPHCM”.
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Mục đích

● Đánh giá nguồn lực phát triển của địa phương (nguồn lực tự
nhiên, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội).
● Dự báo và cân đối nhu cầu sử dụng đất đai của phường An Lạc.
Trên cơ sở đó xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2010 (kế
hoạch sử dụng đất từng năm giai đoan 2006 – 2010) và định hướng sử
dụng đất đến 2020.
● Làm căn cứ pháp lý để Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất hay chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Pháp luật.
● Tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường
An Lạc.
Yêu cầu
● Đánh giá một cách chính xác điều kiện về tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của phường An Lạc.
● Quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào hiện trạng và tiềm năng của
địa phương.
● Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phải đáp ứng nhu cầu
sử dụng đất và phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố Hồ Chí Minh, Quận Bình Tân.
● Phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc Quản lý Nhà nước về Đất
đai.
● Thực hiện đúng quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2004.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ diện tích tự nhiên của phường An Lạc theo Nghị định số 130/NĐ-CP
ngày 05/11/2003 của Chính phủ là 484,35 ha.

Trang 2



Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Mục đích sử dụng đất trong hiện tại và tương lai nhằm đề xuất các biện pháp tổ
chức, sử dụng và quản lý đất đai có hiệu quả nhất.
Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: phường An Lạc - quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện: 04 tháng.

Trang 3


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các khái niệm
● Đất đai: là phần không gian đặc trưng được xác định gồm các yếu tố thổ
quyển, thạch quyển, sinh quyển, khí quyển và thủy quyển. Trong vùng đất đó
còn bao gồm các hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện tại và cả triển
vọng trong tương lai.
● Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động
phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức.
● Quy hoạch sử dụng đất:
Về mặt bản chất, quy hoạch sử dụng đất cần được xác định dựa trên quan điểm
nhận thức đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất

đai (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất
đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là
một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất: kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế. Trong đó cần tìm hiểu:
Tính kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai;
Tính kỹ thuật: bao gồm các tác nghiệp chuyên môn như
điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu…
Tính pháp chế: xác nhận tính pháp lý về mục đích và
quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất
đai đúng pháp luật.
Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện
pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng, quản lý đất đai
đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bố quỹ đất đai
(khoanh định cho các mục đích và các ngành) và các tổ chức sử dụng đất như tư liệu
sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo
điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Tính đầy đủ: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất
định.
Tính hợp lý: đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và
mục đích sử dụng.
Tính khoa học: áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến.
Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ cả ba lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết
định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao
nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.

Trang 4



Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống
chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan
trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
I.1.1.2. Các nguyên tắc trong quy hoạch
Chấp hành các quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, củng cố và hoàn thiện các
đơn vị sử dụng đất.
Sử dụng tài nguyên đất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng
ngành nói riêng (trong đó ưu tiên ngành nông nghiệp).
Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ
sở các phương pháp quản lý tiên tiến, để nâng cao độ màu mỡ của đất, nâng cao trình
độ canh tác và hiệu suất sử dụng máy móc.
Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để thực hiện những nhiệm vụ, kế hoạch
của Nhà nước, của riêng ngành nông nghiệp và từng đơn vị sản xuất cụ thể.
Phải tính đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho từng vùng, từng xí nghiệp,
từng đơn vị sử dụng đất.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
1. Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992;
2. Luật Đất đai ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003;
3. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ
về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003;
4. Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ;
5. Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2005 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
6. Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 10 năm 2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
7. Kế hoạch số 4595/UB-ĐT ngày 06 tháng 08 năm 2004 của UBND Thành
phố Hồ Chí Minh về kế hoạch lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, công tác quy hoạch sử dụng đất phần lớn đã được triển khai thực hiện
ở khắp các tỉnh thành trong cả nước nhưng tính khả thi chưa cao, tầm chiến lược lâu
dài còn hạn chế và vẫn tồn tại nhiều bất cập trong công tác tổ chức thực hiện ở địa
phương.
Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, năm
2003 UBND thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất của Thành
phố đến năm 2010 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1060/2004/QĐ-TTg ngày 04/10/2004.

Trang 5


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Toàn thành phố đã thực hiện xong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và có
văn bản thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho 15/24 quận, huyện.
Cụ thể là các quận, huyện sau: quận 1, quận 2, quận 3, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9,
quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Bình Tân, quận Thủ Đức,
huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ. Trong đó, có 14/15 quận, huyện

đã thông qua Hội Đồng Nhân Dân cấp Thành phố.
Các quận 1, 2, 6, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận và huyện Củ Chi đã hoàn tất quy
hoạch sử dụng đất chi tiết và đã có văn bản thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi
trường TPHCM (tổng cộng có 87 xã, phường, thị trấn). Trong đó có 71 xã, phường, thị
trấn đã thông qua Hội Đồng Nhân Dân cấp Quận – Huyện.
I.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
An Lạc là phường nằm ở phía Đông Nam quận Bình Tân, được tách ra từ thị
trấn An Lạc cũ với tổng diện tích tự nhiên là 484,35 ha. Phường nằm cách trung tâm
quận Bình Tân khoảng 2 km về phía Nam. Toàn bộ lãnh thổ có địa hình thấp, tương
đối bằng phẳng, hình thành trên nền phù sa mới. Phường có khí hậu mang đặc trưng
của vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có lượng bức xạ cao và phân bố không đồng
đều trong năm. Thời tiết trong năm được chia làm 2 mùa rõ rệt.
Nền kinh tế đang trong giai đoạn hình thành, chọn lựa hướng phát triển nhưng
với nhiều cố gắng và nổ lực trong công tác tổ chức cũng như trong hoạt động, An Lạc
đã và đang có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được
thay thế dần sang thương mại - dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác. Đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt đô thị ngày một
đổi mới.
I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, QUY TRÌNH THỰC HIỆN
I.3.1. Nội dung
1.
Đánh giá tổng quan điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, cảnh quan môi trường và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến tình hình sử dụng đất hiện tại của phường An Lạc.
2.
Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng
đất phường An Lạc.
3.
Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử
dụng đất so với tiềm năng đất đai.

4.
Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ
quy hoạch và định hướng sử dụng đất dài hạn.
5.
Xây dựng và lựa chọn phương án QHSDĐ. Phân kỳ
KHSDĐ và lập KHSDĐ hằng năm.
6.
Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất, môi trường và
các giải pháp tổ chức thực hiện QH - KHSDĐ.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra thực địa
Thu thập và xử lý thông tin, làm cơ sở cho công tác nội nghiệp.
2. Phương pháp phân tích thống kê
Thống kê số liệu về tình hình cơ bản nhằm phân tích, đánh giá hiện trạng sử
dụng đất đai và xây dựng các biểu thống kê diện tích đất đai của phường An Lạc.
Trang 6


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

3. Phương pháp bản đồ
Dùng để thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ công tác QHSDĐ.
4. Phương pháp đa phương án
Trên cơ sở xây dựng đa phương án, thông qua so sánh về hiệu quả kinh tế - xã
hội – môi trường để lựa chọn phương án.
5. Phương pháp dự báo
Dùng để dự báo về dân số, tình hình phát triển kinh tế – xã hội, tiềm năng và
nhu cầu sử dụng đất trong tương lai của từng ngành.

6. Phương pháp chuyên gia
Thu thập những thông tin có liên quan từ những người am hiểu, những chuyên
gia chuyên ngành.
7. Phương pháp kết hợp định tính và định lượng, kết hợp vi mô và vĩ mô
Dùng để nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phát hiện những vấn đề
tồn tại và xu thế phát triển, tạo điều kiện xử lý tốt quan hệ tổng thể và cục bộ.
8. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
Dùng để thực hiện trong quá trình lập các bảng biểu và lựa chọn phương án quy
hoạch sử dụng đất hợp lý.
I.3.3. Quy trình thực hiện
Quy trình lập QH-KHSDĐ chi tiết theo Quyết định 04/QĐ-BTNMT ngày
30/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
1. Công tác chuẩn bị;
2. Điều tra, thu thập thông tin, tư liệu, số liệu, bản đồ;
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng
đất và tiềm năng đất đai;
4. Xây dựng và lựa chọn phương án sử dụng đất chi tiết;
5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết;
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu QHKHSDĐ chi tiết, trình thông qua, xét duyệt và công bố QH-KHSDĐ chi tiết.
I.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I.4.1. Hệ thống bản đồ
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường An Lạc, quận Bình Tân năm 2006 tỷ lệ
1:5.000;
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường An Lạc, quận Bình Tân đến năm 2010
định hướng đến năm 2020 tỷ lệ 1:5.000.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở phường An Lạc, quận Bình Tân đến năm 2010;
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng phường An Lạc, quận Bình Tân
đến năm 2010;
I.4.2. Tài liệu
Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất của phường An Lạc, quận Bình Tân;

Hệ thống biểu mẫu, bảng biểu theo quy định của Thông tư số 30/2004/TTBTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 01/11/2004;
Dữ liệu lưu trữ: file biểu Excel, file báo cáo Word, bản đồ số.

Trang 7


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN,
KINH TẾ, XÃ HỘI PHƯỜNG AN LẠC, QUẬN BÌNH TÂN
II.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi
trường
II.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
An Lạc là phường nằm ở phía Đông Nam quận Bình Tân, được tách ra từ thị
trấn An Lạc cũ theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ,
gồm 6 khu phố (1, 2, 3, 4, 5 và 6) với tổng diện tích tự nhiên là 484,35 ha. Phuờng
giáp ranh với các đơn vị hành chính sau:
- Phía Bắc giáp phường Bình Trị Đông B và phường An Lạc A.
- Phía Đông và Nam giáp quận 8.
- Phía Tây giáp huyện Bình Chánh và phường Tân Tạo A.
Nằm cách trung tâm quận Bình Tân khoảng 2 km về phía Nam và có tuyến
quốc lộ 1A chạy qua. Ngoài ra trên địa bàn phường còn có các trục đường chính như:
Kinh Dương Vương, Hồ Học Lãm, An Dương Vương…tạo điều kiện thuận lợi để
phường An Lạc giao lưu văn hoá – xã hội, phát triển các ngành kinh tế, nhất là ngành
thương mại – dịch vụ với các vùng lân cận.
b. Địa hình và địa chất công trình

Phường An Lạc có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần theo hướng từ
Đông Bắc xuống Tây Nam, với độ cao trung bình từ 4 – 5m so với mực nước biển và
thuộc vùng thấp của quận Bình Tân.
Toàn bộ lãnh thổ của phường An Lạc có địa hình thấp, hình thành trên nền phù
sa mới, thành phần đất đa số là bùn sét hữu cơ, cường độ chịu lực kém (chỉ đạt từ 0,3
đến 0,5 kg/cm2), nước ngầm nằm ngay sát mặt đất và có tính ăn mòn nên khi thi công
công trình cần lưu ý gia cố vững chắc nền móng. Nhìn chung, địa hình của phường
khá thuận lợi cho việc bố trí cũng như thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng.
c. Khí hậu
An Lạc có khí hậu mang đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
lượng bức xạ cao và phân bố không đồng đều trong năm. Thời tiết được chia làm 2
mùa rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ bình quân hằng năm là 25 – 30oC, tháng có nhiệt độ cao nhất trong
năm là tháng 4 và tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 11. Tuy vậy, sự
chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không nhiều, nhiệt độ tương đối điều
hòa trong năm.
Biên độ nhiệt giao động giữa ngày và đêm khoảng từ 5 đến 10oC. Nhiệt độ
cao nhất trong năm là vào các tháng chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa (khoảng từ
28 đến 30oC).

Trang 8


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Nắng: số giờ nắng trong cả năm là 1.892 giờ. Tháng 5 là tháng có số giờ nắng

nhiều nhất (trung bình mỗi ngày từ 6 – 7 giờ). Tháng 11 là tháng có số giờ nắng ít nhất
(trung bình mỗi ngày chỉ khoảng 4 – 5 giờ).
Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.983 mm/năm (trong khoảng từ 1.392
mm đến 2.318 mm). Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9 và 10 chiếm 90%
tổng lượng mưa của cả năm. Các tháng mùa khô lượng mưa thấp, chỉ chiếm khoảng
10% còn lại. Số ngày mưa bình quân trong năm là 159 ngày.
Độ ẩm không khí trung bình khoảng 76% và biến thiên theo mùa, tỷ lệ nghịch
với chế độ nhiệt. Tháng 8 đạt độ ẩm cao nhất là 82% và độ ẩm thấp nhất vào tháng 2 là
60%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10%.
Gió có hướng chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam. Hướng gió thịnh hành trong
mùa khô là gió Đông Nam với tần suất là 30 – 40%, mùa mưa là gió Tây Nam với tần
suất là 66%. Tốc độ gió trung bình là 2 – 3 m/s, gió mạnh nhất là từ 25 – 30 m/s và
đổi chiều rõ rệt theo mùa.
Do có vị trí nằm khá sâu trong lục địa kết hợp với địa hình cao nên Phường
không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão và các yếu tố bất lợi khác của thời tiết, khí
hậu. Song, sự biến động và phân hoá rõ rệt các yếu tố theo mùa đã ít nhiều ảnh hưởng
đến việc sinh hoạt đời sống và sản xuất của nhân dân, gây nên hạn hán hoặc ngập úng
cục bộ. Vì vậy, cần phải có những biện pháp chủ động, kịp thời và xác định cơ cấu
ngành hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát huy thế mạnh của tài nguyên
khí hậu trong vùng.
d. Thuỷ văn
Trên địa bàn phường có các kênh rạch như kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch
Nước Lên, rạch Bà Lựu, rạch Ruột.
Nhìn chung hệ thống kênh rạch trong phường chủ yếu phục vụ cho công tác
phòng cháy, chữa cháy trong mùa khô và là nơi thoát nước thải chính trong khu dân cư
và thoát nước mưa.
II.1.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Phần lớn đất đai trong phường thuộc nhóm đất phèn được hình thành trên trầm
tích đầm lầy (đầm mặn), khó thoát nước. Trong điều kiện yếm khí, đất phèn ở dạng

tiềm tàng. Khi có quá trình thoát thuỷ tạo ra môi trường oxy hoá, quá trình biến đổi
các tầng diễn ra làm cho đất chua và giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng.
Tuy nhiên, do không còn chịu ảnh hưởng của nước biển cũng như trong quá
trình sử dụng lâu đời cùng với việc cung cấp nước tưới trong sản xuất đã làm giảm
mức độ chua mặn và đẩy sâu tầng sinh phèn nên đa phần diện tích phần đất này đã
được khai thác trồng lúa, rau màu cũng như các loại cây ăn quả.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên và lượng nước
của hệ thống kênh rạch. Chất lượng nước ở hệ thống kênh rạch của Phường rất kém và
bị ô nhiễm với mức độ nặng. Nguyên nhân chính là do chất thải từ các khu công
nghiệp và khu dân cư không qua quá trình xử lý mà thải trực tiếp ra kênh rạch đã gây
tác hại xấu đến sự phát triển kinh tế – xã hội và sinh hoạt đời sống hằng ngày của nhân
dân trong phường An Lạc.
Trang 9


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng và trữ lượng khá dồi dào. Đây là vùng
cung cấp nước chủ yếu trong sinh hoạt của dân cư trong Phường. Tuy nhiên mực nước
ngầm cũng bị ảnh hưởng theo mùa. Mùa khô mực nước ngầm thường thấp và nhiễm
phèn hơn mùa mưa đã gây rất nhiều khó khăn cho việc khai thác sử dụng.
c. Cảnh quan môi trường
An Lạc là phường có quá trình đô thị hoá diễn ra trong thời gian dài hơn so với
các phường còn lại trong quận Bình Tân nên có nhiều cảnh quan mang dáng vóc đô thị
hiện đại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số quá nhanh cùng
với việc tăng nhanh về các phương tiện giao thông cũng như xuất hiện nhiều cơ sở sản
xuất với thiết bị lạc hậu, lượng nước thải thải trực tiếp từ trong Thành phố và các khu

công nghiệp đã gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường không khí, nước và đất ở các
mức độ khác nhau và được thể hiện thông qua một số vấn đề sau:
Ô nhiễm môi trường không khí: Môi trường không khí ở phường An Lạc đã
và đang bị ô nhiễm ở mức độ nhất định do khói thải từ các phương tiện tham gia giao
thông lưu thông qua địa bàn phường với mức độ dày đặc, trang thiết bị phục vụ sản
xuất chưa được đầu tư đúng mức. Ở những khu vực gần các cơ sở sản xuất, bến xe hay
các điểm nút giao thông…các chỉ tiêu về tiếng ồn, bụi, khí độc đều có dấu hiệu vượt
quá chỉ tiêu cho phép. Bên cạnh đó, tại các điểm tập trung rác thải, quá trình vận
chuyển đã sử dụng phương tiện thô sơ, không xử lý kịp thời đã gây phát sinh mùi hôi
làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân trong phường.
Ô nhiễm môi trường nước: Nguồn nước mặt của hệ thống kênh rạch trên địa
bàn phường bị ô nhiễm do nước thải từ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp không
qua xử lý mà thải trực tiếp ra hệ thống kêng rạch; người dân chưa chú trọng đến việc
xây dựng bể tự hoại trong công trình xây dựng nhà ở trong khi trạm xử lý nước thải
sinh hoạt tập trung chưa có.
Suy thoái môi trường đất: Môi trường đất phần nào bị ảnh hưởng bởi chất thải
từ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp khá đa dạng với những biểu hiện tích tụ các
hoá chất độc hại, kim loại nặng, làm chua hoá đất.
d. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan
môi trường phường An Lạc
● Thuận lợi
Phường An Lạc được hình thành trên cơ sở tách từ thị trấn An Lạc cũ nên phần
lớn đã thừa hưởng những thành quả đầu tư vốn có về cơ sở hạ tầng cũng như chất
lượng nguồn lao động, đây là những lợi thế quan trọng nhằm thu hút các nhà đầu tư
phát triển sản xuất theo hướng sử dụng nguồn chất xám.
Với vị trí địa lý kết hợp mạng lưới giao thông khá thuận tiện của phường là
những điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hoá – xã hội, phát triển kinh tế trên nhiều
phương diện, đặc biệt là ngành thương mại – dịch vụ.
Địa hình tương đối bằng phẳng, chất lượng đất tương đối tốt, kèm với khí hậu
có tính ổn định cao là những điều kiện thuận lợi để bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng.

● Hạn chế
Phường An Lạc nằm trong vùng có địa hình thấp của quận nhưng hệ thống
mạng lưới kênh rạch chằng chịt, khả năng thoát nước của hệ thống kênh rạch còn

Trang 10


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

nhiều hạn chế nên nguy cơ ngập úng, ứ đọng nước thải xảy ra thường xuyên, gây
nhiều khó khăn cho việc đi lại cũng như sản xuất.
Trên phạm vi lãnh thổ của Phường phần lớn có nền địa chất yếu, nước ngầm
nằm gần ngay sát mặt đất và có tính ăn mòn hạn chế cho việc xây dựng nhà cao tầng.
Mặt khác, vào mùa khô mực nước ngầm hạ thấp và nhiễm phèn gây ảnh hưởng lớn
đến việc sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương.
Trong thời gian qua, hoạt động bảo vệ môi trường đã được các cấp ngành quan
tâm và đưa ra các chương trình, dự án nghiên cứu, đánh giá tác động và giải pháp xử
lý ô nhiễm. Tuy vậy, mức độ ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức độ đáng báo động,
vượt quá các chỉ tiêu cho phép; đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của các ban
ngành có liên quan đến việc bảo vệ và cải tạo môi trường trên địa bàn.
II.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế – xã hội
II.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
đặc biệt là sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng trên địa bàn phường nên nền kinh tế
phường An Lạc những năm gần đây đã có những bước chuyển biến tích cực với tốc độ
tăng trưởng hằng năm khá lớn. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân
đầu người tăng rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới.
Sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì, coi trọng việc tăng giá trị sản phẩm hàng hoá,

sự chuyển dịch cơ cấu vật nuôi – cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn phường
đang có định hướng phát triển ngành thương mại – dịch vụ, kinh doanh đa dạng các
mặt hàng, phát triển khu dân cư theo chủ trương công nghiệp hoá – hiện đại hoá đô thị.
Do vậy, sản xuất nông nghiệp không còn là ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế
của phường.
Giá trị sản xuất của các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ có xu
hướng phát triển mạnh ở các ngành sản xuất sản phẩm da, may mặc, nhựa gia dụng,
chế biến thực phẩm…đã thu hút được nhiều lao động từ nơi khác đến, góp phần tăng
trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.
II.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua theo hướng “Công nghiệp
– Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại, dịch vụ và Nông nghiệp” là đúng đắn và phù
hợp với xu thế công nghiệp hoá – hiện đại hoá hiện nay và quá trình đô thị hoá nhanh
của đô thị mới.
Trong những năm tới khi quá trình công nghiệp hoá đã bước vào giai đoạn phát
triển ổn định, cần tiếp tục phát huy lợi thế của các hoạt động thương mại – dịch vụ,
tăng nhanh tỷ trọng khu vực này trong cơ cấu kinh tế, đồng thời từng bước giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp.
II.1.2.3. Thực trạng phát triển ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Về trồng trọt: Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá đã làm cho diện
tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm. Hiện tại trên địa bàn phường có 183,14
ha đất nông nghiệp (chiếm 37,81% diện tích đất tự nhiên) nhưng trên thực tế chỉ có
khoảng 14 ha đất nông nghiệp đang sản xuất, thu nhập bình quân từ 40 – 50 triệu
đồng/ha/năm, diện tích còn lại bỏ trống do ô nhiễm môi trường hoặc thuộc các dự án
Trang 11


Báo cáo tốt nghiệp


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

quy hoạch treo. Phường đang tiến hành chủ trương khuyến khích nông dân chuyển đổi
cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao (nuôi, trồng sinh vật cảnh) cung cấp cho thị
trường nội thành hiện có nhu cầu khá lớn.
Về chăn nuôi: Phường An Lạc, năm 2006 đã đạt 105,5% so với chỉ tiêu được
giao, phần nào đã làm ổn định thực phẩm trên thị trường.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Hoạt động của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua
đã có nhiều cố gắng song cũng gặp không ít khó khăn trong việc mở rộng quy mô, đa
dạng hoá cơ sở sản xuất (đặc biệt là cơ sở công nghiệp). Hiện tại, trên địa bàn phường
có 1.402 cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, trong đó không có cơ sở sản
xuất lớn, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất hộ gia đình.
Các ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phường chủ yếu là cơ sở gia công,
kỹ thuật lạc hậu, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường, gây ô nhiễm môi trường (cụ
thể có 12 cơ sở gây ô nhiễm cần di dời). Năm 2006 đạt giá trị tổng sản lượng 115 tỷ
đồng.
c. Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ
Với nhiều cố gắng và nổ lực trong những năm qua, công tác tổ chức cũng như
hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ đã làm thay đổi bộ mặt của Phường
một cách rõ nét. Giá trị (GDP) tăng qua từng năm và là ngành chiếm tỷ lệ cao trong cơ
cấu các ngành kinh tế, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện, sức mua bán
ngày một tăng, giao lưu kinh tế ngày một mở rộng.
Năm 2006, toàn phường dó 182 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ, doanh
thu thương mại dịch vụ tuy có giá trị tuyệt đối cao hơn công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp nhưng còn mang tính chất tự phát, quy mô nhỏ lẻ, thiếu ổn định, chưa có ngành
mũi nhọn tập trung làm đòn bẩy để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong thời gian tới, cần có những chiến lược phát triển thương mại dịch vụ phù
hợp, đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực thương
mại dịch vụ, mở rộng thị trường nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị.

II.1.2.4. Thực trạng phát triển xã hội
a. Dân số
Những năm qua công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn Phường
được thực hiện khá tốt.
Năm 2006, dân số phường An Lạc có 32.132 người (chiếm 8,35% dân số toàn
quận Bình Tân) được phân bố trên 6 khu phố, trong đó có khu phố 2 chiếm tỷ lệ dân
cao nhất (28,23%), thấp nhất là khu phố 3 (12,26%).
Mật độ dân số trung bình của phường An Lạc là 6.634 người/km2 (thấp hơn mật
độ dân số của quận Bình Tân là 7.418 người/km2).

Trang 12


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Bảng II.1. Hiện trạng dân số phường An Lạc
TT

Khu phố

Dân số
(người)

Tỷ lệ (%)

1

Khu phố 1


4.159

12,94

2

Khu phố 2

9.071

28,23

3

Khu phố 3

3.940

12,26

4

Khu phố 4

6.132

19,08

5


Khu phố 5

4.250

13,23

6

Khu phố 6

4.580

14,25

32.132

100,00

(Nguồn: UBND Phường An Lạc)
b. Dân tộc và tôn giáo
Trên địa bàn phường hiện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ
yếu là dân tộc Kinh (chiếm 91,27% tổng dân số) và dân tộc Hoa (chiếm 8,45%), ngoài
ra còn có các dân tộc Khơme, Chăm và người nước ngoài nhưng với tỷ lệ rất ít. Với
những nét đặc trưng riêng biệt về tập quán sinh hoạt của mỗi cộng đồng dân tộc đã tạo
nên sự đa dạng, phong phú về văn hoá truyền thống của địa phương.
Về tôn giáo, phường An Lạc có Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài,
Hòa hảo, Hồi giáo…Trong đó Phật giáo chiếm 67,6%, Thiên chúa giáo chiếm 27,26%
trong tổng số dân theo đạo với nhiều lễ hội đặc sắc mang tính văn hoá cao.
c. Lao động, việc làm và thu nhập

Lao động, việc làm: An Lạc là phường có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh
cá thể nên phần nào đã tạo công ăn, việc làm, thu hút lao động tại chỗ và lao động
nhập cư.
Nhìn chung đây là Phường có lực lượng lao động tương đối dồi dào (Phường có
20.886 lao động, chiếm 65% dân số), đại bộ phận lao động tham gia sản xuất phi nông
nghiệp, chất lượng lao động tương đối cao song số lao động được đào tạo qua trường
lớp chiếm tỷ lệ thấp.
Thu nhập và mức sống: Đời sống nhân dân ngày được cải thiện, đầu năm
2006 toàn Phường có 405 hộ nghèo theo tiêu chí mới. Đến nay, Phường đã có 67 hộ
thoát nghèo, 242 hộ nâng được mức thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 8%.
Số trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, tỷ lệ người dân được chăm sóc
sức khoẻ ban đầu chiếm tỷ lệ lớn, 100% các khu phố được sử dụng điện lưới quốc gia.
Số hộ có ti vi, radio, xe máy tăng lên đáng kể (90% số hộ có ti vi và radio, 45% số hộ
có xe máy).
II.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị
Những năm qua, quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ khá lớn, hệ thống cơ sở
hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trong khu dân cư trên địa bàn Phường đã có
nhiều thay đổi. Cụ thể như sau:

Trang 13


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Trên địa bàn Phường đã xuất hiện nhiều nhà cao tầng, xây dựng kiên cố và có
nhiều kiến trúc hiện đại, tạo nên vẻ đẹp không gian đô thị.
Thực hiện triệt để việc lập lại trật tự mỹ quan trên các trục đường chính (Kinh
Dương Vương, Hồ Học Lãm, An Dương Vương) nhằm khắc phục nạn buôn bán lấn

chiếm lòng lề đường, gây cản trở giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Phường và các khu phố đã tích cực vận động nhân dân góp tiền để lắp đặt cột
cờ dọc 2 bên tuyến đường Kinh Dương Vương, Hồ Học Lãm để tạo bộ mặt khang
trang và góp phần giáo dục ý thức chính trị trong nhân dân.
Năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, quận Bình Tân đã đầu tư kinh phí để nhựa
hoá 3 tuyến đường lớn, vận động nhân dân góp đất, góp tiền để mở rộng, nâng cấp 15
hẻm, nhân dân đóng góp nâng cấp, mở rộng chợ khu phố 2.
Thành phố đã đầu tư chương trình nâng cấp đô thị cho 5 tuyến đường thuộc khu
phố 4, 5 và 6 hiện đang giai đoạn thi công. Đang triển khai thực hiện nâng cấp đô thị
tại các khu phố còn lại, dự kiến đến năm 2008 sẽ hoàn thành.
Tuy nhiên, hình thái đô thị mới thể hiện rõ dọc theo các tuyến phố chính. Đầu
tư cho hạ tầng kỹ thuật tuy có sự quan tâm của Thành phố, Quận và huy động sức dân
nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho phát triển và dân sinh trong hiện tại.
Tình trạng ngập úng, thiếu nước sinh hoạt còn khá phổ biến ở nhiều khu dân cư. Đất
nông nghiệp, ao tù xen cài trong khu dân cư, rác thải sinh hoạt của một bộ phận dân cư
thiếu ý thức xả rác bừa bãi làm tăng ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục triệt để.
Một số dự án chậm triển khai thực hiện làm nhân dân thiếu an tâm, nhiều bức xúc. Các
dự án di dời giải toả chưa chuẩn bị chu đáo khâu tái định cư gây ảnh hưởng lớn đến
đời sống và sinh hoạt của người dân. Những trường hợp xây dựng bất hợp pháp, tình
trạng lấn chiếm lòng lề đường, nhiều tuyến kênh mương thoát nước bị lấn chiếm, ứ
đọng rác thải, gây khó khăn cho việc thoát nước mùa mưa trên địa bàn Phường.
II.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm qua cơ sở
hạ tầng của phường An Lạc không ngừng được thay đổi. Việc nâng cấp, cải tạo và xây
dựng mới các công trình văn hoá phúc lợi, công trình dân sinh đã làm thay đổi bộ mặt
đô thị trên địa bàn phường.
a. Giao thông
Hiện trạng hệ thống giao thông của phường tương đối nhiều được phân bố trong
các khu phố như: Đường Quốc lộ 1A, Kinh Dương Vương, An Dương Vương, Hồ
Học Lãm, Trần Công Kiều (Đại lộ Đông Tây)…với 68 tuyến chính tương ứng tổng

chiều dài 17.965 Km. Ngoài ra, toàn phường có gần 70 đường hẻm với tổng chiều dài
19.850 m được phân bố trên địa bàn các khu phố.

Trang 14


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Bảng II.2. Các tuyến đường chính của phường An Lạc
STT

Tên đường

Điểm đầu

1

Đường Quốc lộ 1A

Cầu An Lạc

2

Kinh Dương Vương

Mũi Tàu

3


An Dương Vương

Quận 6

4

Hồ Học Lãm

Kinh Dương
Vương

Điểm cuối
Huyện Bình
Chánh
Cầu An Lạc
Phường 16
quận 8
An Dương
Vương
An Dương
Vương
Rạch Ruột
ngựa

Kích thước
Dài
Rộng
(m)
(m)

1.052

60

2.935

50

2.540

30

1.777

12

Trần Công Kiều (Đại lộ
Hồ Học Lãm
1.030
9
Đông Tây)
Kinh Dương
7
Bùi Tư Toàn
760
11
Vương
Kinh Dương
8
Lê Công Phép

422
6
Vương
Kinh Dương
9
Lâm Hoành
466
7
Vương
An Dương
10 Nguyễn Quý Yêm
890
15
Vương
An Dương
Rạch Ruột
11 Ngô Y Linh
176
4
Vương
ngựa
Kinh Dương
12 Lê Cơ
188
3
Vương
(Nguồn: UBND Phường An Lạc)
Cuối năm 2006 được sự quan tâm của các ngành, các cấp và đóng góp của nhân
dân, hệ thống giao thông của phường đã có thay đổi đáng kể:
- Nhựa hoá đường Lâm Hoành, Bùi Tư Toàn, hẻm 295/13;

- Dặm vá đường hẻm nhà trẻ Hoa Hồng, hẻm 48, hẻm 109, hẻm 121, hẻm 401,
hẻm 295/20, hẻm 295/102, đường Lê Cơ, hẻm 295/208 khu phố 4, hẻm 93 khu phố 3,
hẻm 53/2, đường Lê Tấn Bê, hẻm 428, đường Hồ Học Lãm, hẻm 21 khu phố 6 và
đường Phan Đình Thông khu phố 5. Công tác dặm vá chỉ là biện pháp tạm thời do các
khu vực này hầu như không có hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh;
- Vận động nhân dân tự tháo dỡ vật liệu kiến trúc, tự ủng hộ đất mở rộng nâng
cấp đường Nguyễn Quý Yêm, hẻm SinCo, đường 64 và 5 công trình nâng cấp đô thị.
Mặc dù hệ thống giao thông Phường đã được nâng cấp, mở rộng nhưng thiếu
đồng bộ, mới tập trung vào các tuyến chính. Nền đường, mặt đường nhiều tuyến còn
nhỏ, hẹp, một số đoạn đã xuất hiện điểm lồi lõm, mặt đường đang bị xuống cấp không
còn phù hợp với mật độ phương tiện lưu thông hiện tại cũng như trong tương lai. Các
tuyến đường trục, đường khu vực, đường hẻm của phường hầu hết là đường đất hoặc
đá cấp phối, hạn chế không nhỏ đến việc lưu thông và vận tải hàng hoá...Để đạt yêu
cầu tiêu chuẩn giao thông đô thị, trong thời gian tới cần mở rộng, nâng cấp hệ thống
các tuyến đường chạy qua trên địa bàn.
6

Trang 15


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

b. Thuỷ lợi
Hệ thống thủy lợi của phường phần lớn phục vụ việc tiêu thoát nước sinh hoạt
và nước thải công nghiệp, gồm các tuyến chính sau: rạch Tham Lương bắt nguồn từ
phía Tây Nam về phía Đông Bắc chủ yếu thoát ra sông Tham Lương - Bến Cát; sông
Chùa - rạch Nước Lên từ phía Bắc về phía Nam ra sông Bến Lức; và một số kênh
mương nhỏ nhưng rất quan trọng trong việc tiêu thoát nước mặt.

Năm 2006, thực hiện nạo vét các kênh mương thoát nước nhằm tạo sự thông
thoáng cho dòng chảy (cống 10 Xà, Bà Lựu, hẻm 53). Kết hợp các ngành chức năng
khảo sát công tác nâng cấp đô thị giai đoạn 2, tháo dỡ các hộ lấn chiếm rạch Bà Tiếng,
Bà Lựu, 10 Xà, rạch Ruột Ngựa.
Nhìn chung chất lượng các công trình thủy lợi đã bị xuống cấp hạn chế đến khả
năng tiêu thoát nước trong mùa mưa, gây nên tình trạng úng lụt ở một số khu vực
trong phường. Trong tương lai ngoài việc thường xuyên nạo vét, tu bổ, nâng cấp và
mở rộng hệ thống này, cần phải xây dựng mới theo chương trình “kiên cố hoá kênh
mương”, đảm bảo tưới tiêu theo yêu cầu và tiết kiệm đất.
c. Giáo dục – Đào tạo
Hệ thống giáo dục đào tạo của Phường được chú trọng, quan tâm phát triển. Trên
địa bàn hiện có 1 trường tiểu học (trường Tiểu học An Lạc I) với 26 phòng (đang sử
dụng 18 phòng), 1 trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông (trường PTTH An
Lạc) với 36 phòng (16 lớp cấp Trung học cơ sở) và 1 trường mẫu giáo (hiện đang xây
dựng mới, tạm thời sử dụng các phòng còn lại của trường tiểu học). Ngoài ra còn có một
số cơ sở nhà trẻ dân lập cũng góp phần giải quyết nhu cầu học của trẻ.
Chất lượng giáo dục được chú trọng và nâng cao, tỷ lệ học sinh tiểu học đạt
100% (năm 2006), hiệu suất đào tạo đạt 94,5%, trung học cơ sở tốt nghiệp đạt 99%. Vận
động 221 học sinh tham gia các lớp học tình thương tại các khu phố. Công tác vận động
trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, phổ cập trung học phổ thông đạt 69%. Đội ngũ giáo viên
hàng năm đều được bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và lý luận
chính trị.
Hội khuyến học của Phường được thành lập và có nhiều hoạt động thiết thực
trong chăm lo cho học sinh nghèo hiếu học và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Tuy
nhiên trong điều kiện chung của Quận, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học trên địa
bàn phường còn thiếu, một số trường có quy mô diện tích hẹp và còn phải ghép trường.
Vì vậy trong những năm tới cần tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị, kiên cố
hóa hệ thống trường lớp, lớp học, mở rộng diện tích quy mô hiện có và xây dựng mới
tại các địa điểm phù hợp, đảm bảo thuận tiện phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao dân trí
của con em nhân dân trong Phường.

d. Y tế
Với quan điểm chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho nhân dân, công tác y tế của
phường An Lạc không ngừng được tăng cường cả về thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa
bệnh cũng như chất lượng khám chữa bệnh. Các chương trình quốc gia về y tế được
thực hiện khá tốt. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được triển khai đều khắp trên
địa bàn phường.
Hiện nay, Phường đã có trạm y tế và được phân công trực 24/24 giờ. Trong năm
2006 đã khám chữa bệnh cho 46.094 lượt người, tiêm chủng cho 13.418 trẻ dưới 6 tháng
Trang 16


×