Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION, FAMIS ĐỂ SỐ HÓA VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ SỐ TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH GIẤY TỶ LỆ 1:1.000 THỊ TRẤN PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
YZ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION,
FAMIS ĐỂ SỐ HÓA VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ SỐ
TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH GIẤY TỶ LỆ 1:1.000
THỊ TRẤN PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC,
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU”.

SVTH :
MSSV :
LỚP
:
KHÓA :
NGÀNH :

NHỮ VĂN DŨNG
04333006
CD04CQ
2004 – 2007
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

- TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2007 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

NHỮ VĂN DŨNG

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION,
FAMIS ĐỂ SỐ HÓA VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ SỐ
TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH GIẤY TỶ LỆ 1:1.000
THỊ TRẤN PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC,
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU”.

GVHD: ĐẶNG QUANG THỊNH
Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Ký tên

- Tháng 7 năm 2007 -


LỜI CẢM ƠN !
Sau 3 tháng thực tập, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo,
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Xuyên Mộc và các bạn sinh
viên trong lớp Quản Lý Đất đai CD04CQ tại trường Đại học Nông
Lâm TP.Hồ Chí Minh để em có thể hoàn thành Đề tài tốt nghiệp. Em
xin chân thành cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm.
- Khoa Quản lý Đất đai & Bất Động sản trường Đại học Nông Lâm.
- Thầy Đặng Quang Thịnh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành Đề tài tốt nghiệp.
- Các chú, các anh chị đang công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Xuyên Mộc, đã giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt thời gian

em thực tập tại địa phương.
- Các thầy, cô trong ngành Quản Lý Đất đai đã trang bị cho em kiến
thức trong suốt quá trình thực tập.
- Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Quản lý Đất đai
CD04CQ đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành Đề
tài tốt nghiệp này.


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nhữ Văn Dũng, khoa Quản lý Đất đai & Bất Động sản
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation, Famis số hóa và biên tập bản
đồ số từ bản đồ địa chính giấy tỷ lệ 1:1000 thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên
Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”.
Giáo viên hướng dẫn: thầy Đặng Quang Thịnh, Bộ môn Công nghệ Địa chính,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất Động sản, trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ nhất là công
nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành, các lĩnh vực
của xã hội. Việc xây dựng và biên tập bản đồ ngày càng trở nên đơn giản và nhanh
chóng hơn vì sử dụng các sản phẩm của công nghệ thông tin, đó là các phần mềm đồ
họa máy tính. Nó giúp cho quá trình chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu mới được thực hiện dễ
dàng. Ưng dụng công nghệ máy tính để thành lập bản đồ số tạo ra nhiều thuận lợi
trong quản lý dữ liệu, truy xuất dữ liệu và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Hiện nay, tại thị trấn Phước Bửu có một số dữ liệu của bản đồ số bị hư hỏng.
Để phục hồi lại bản đồ địa chính số, được sự chấp thuận của phòng Tài nguyên – Môi
trường huyện Xuyên Mộc, Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý Đất đai và Bất Động sản và
thầy Đặng Quang Thịnh, em đã tiến hành thực hiện đề tài này bao gồm các nội dung
chính sau:
+ Số hóa bản đồ giấy bằng phần mềm MicroStation.
+ Biên tập bản đồ sau khi số hóa bằng phần mềm Famis.

+ Đánh giá chất lượng của bản đồ địa chính số hóa từ bản đồ giấy.
+ Đánh giá khả năng ứng dụng của hệ thống phần mềm Microstation và phần
mềm Famis.
Bản đồ số sau khi được phục hồi đã được kiểm tra và cho kết quả tốt, được đưa
vào sử dụng. Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính số được xây dựng theo đúng
chuẩn dữ liệu, các đối tượng được số hóa theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính.
Đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý đất đai, cập nhật và chỉnh lý biến
động.
Bản đồ địa chính số là tài liệu không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong công
tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và công tác quản lý hành chính
nhà nước nói riêng. Bản đồ địa chính số với những ưu điểm vượt trội so với các bản đồ
địa chính truyền thống như khả năng cập nhật, chỉnh lý những biến động nhanh hơn,
gọn nhẹ, dễ lưu trữ.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN I TỔNG QUAN

Trang 1
3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................. 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý ..............................................................................................18
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................19
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu.................................................................................19
I.2.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................19
I.2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ..............................................................................20
I.2.3. Đánh giá một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai .............................21
I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện ..................................23

I.3.1. Nội dung nghiên cứu...................................................................................23
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................23
I.3.3. Quy trình thực hiện .....................................................................................23
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
27
II.1. Các bước số hóa bản đồ địa chính giấy và biên tập bản đồ địa chính số..............27
II.1.1. Số hóa bản đồ địa chính giấy bằng phần mềm Microsation......................27
II.1.2. Biên tập bản đồ địa chính số bằng phần mềm Famis ................................41
II.2. Đánh giá chất lượng của bản đồ địa chính số hóa từ bản đồ địa chính giấy ........48
II.2.1. Về chuẩn dữ liệu ........................................................................................48
II.2.2. Về độ chính xác .........................................................................................48
II.2.3. Khả năng sử dụng, cập nhật và chỉnh lý biến động ...................................48
II.2.4. Đánh giá khả năng ứng dụng của hệ thống phần mềm Microstation và
phần mềm Famis .................................................................................................. 49
II.3. So sánh phần mềm MicroStation với phần mềm AutoCAD ................................49
II.3.1. Giống nhau ................................................................................................49
II.3.2. Khác nhau ..................................................................................................50
KẾT LUẬN
51


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bản đồ địa chính (BĐĐC) là tài liệu cần thiết và là một trong những cơ sở quan
trọng trong tác quản lý nhà nước về đất đai (phục vụ cho công tác giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)...).
Đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và những

ứng dụng của nó trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của xã hội. Nhất là đối với công
tác quản lý đất đai thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết. Chính vì vậy
đòi hỏi bức xúc hiện nay là phải xây dựng được hệ thống bản đồ số địa chính phục vụ
công tác kiểm kê thống kê đất đai, cập nhật biến động hàng năm được dễ dàng và
nhanh chóng, mang tính chính xác cao.
Hiện nay, tại thị trấn Phước Bửu có một số dữ liệu của bản đồ số bị hư hỏng.
Để phục hồi lại bản đồ số địa chính, được sự chấp thuận của phòng Tài nguyên – Môi
trường huyện Xuyên Mộc, Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý Đất đai và Bất Động sản và
thầy Đặng Quang Thịnh, em có nguyện vọng thực hiện đề tài “Ứng dụng phần mềm
Microstation, Famis số hóa và biên tập bản đồ số từ bản đồ địa chính giấy tỷ lệ
1:1000 thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” làm báo
cáo tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu
9 Mục tiêu
- Chuyển đổi hệ thống bản đồ địa chính giấy sang bản đồ địa chính dạng số,
dạng chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường .
- Thiết lập bản đồ số địa chính đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, pháp lý
theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Đánh giá được khả năng phần mềm sử dụng.
- Phục vụ công tác cập nhật biến động, cấp giấy chứng nhận…
- Làm căn cứ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương tốt và lâu
dài.
9 Yêu cầu
- Sử dụng hệ thống phần mềm McroStation và các modul, kết hợp với phần
mềm Famis của Tổng cục Địa chính để số hóa và biên tập bản đồ địa chính số.
- Đảm bảo tính pháp lý và khoa học cao.
- Chuẩn bị hệ thống máy tính và các phần mềm để đáp ứng việc chuyển đổi cơ
sở dữ liệu (CSDL) bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính (HSĐC) theo các chuẩn quy
định của Tổng cục Địa chính.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là xây dựng các thông tin hình học và phi hình học của
bản đồ địa chính gồm ranh giới thửa đất, vị trí thửa đất, diện tích, loại đất, tên chủ sử
dụng, số hiệu thửa và các thông tin về thửa đất từ bản đồ gắn với bản đồ số.
- Phạm vi nghiên cứu tại thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà RịaVũng Tàu.
Trang 1


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Bản đồ địa chính
a. Định nghĩa và phân loại bản đồ địa chính
Định nghĩa
Bản đồ địa chính là bản đồ được thực hiện bằng số hoặc trên các vật liệu như
giấy Diamat, thể hiện hệ thống các thửa đất của từng chủ sử dụng đất và các yếu tố
khác được quy định cụ thể theo hệ thống không gian, thời gian nhất định và theo sự chi
phối của pháp luật.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của bộ hồ sơ địa chính, có tính pháp lý cao
thực hiện công tác đđịa chính thường xuyên, đa mục đích sử dụng.
Phân loại
• Phân lọai bản đồ địa chính theo vật liệu gồm:
- Bản đồ địa chính giấy: là loại bản đồ truyền thống, các thông tin thể hiện trên
giấy đều thông qua hệ thống ký hiệu và chữ ghi chú, cho phép đọc thông tin trực quan,

rõ ràng, dễ sử dụng và nhìn được tổng quan phạm vi đo vẽ.
- Bản đồ địa chính Diamat: là loại bản đồ được làm từ vật liệu có độ co giãn ít
nhất 0,1mm/1m dài, có độ bền cao, không bị mốc, không bị rách và không cháy nên
được sử dụng để làm bản đồ gốc đo vẽ. Những thông tin, nội dung trên bản đồ Diamat
giống như bản đồ giấy và bản đồ số.
- Bản đồ địa chính số: có nội dung như bản đồ giấy nhưng được lưu trữ trong
máy tính ở dạng số và hệ thống các ký hiệu đã được mã hóa. Bản đồ số địa chính được
thành lập dựa trên phần cứng máy tính và các phần mềm chuyên dùng.
9 Đặc điểm của bản đồ địa chính số:
- Bản đồ địa chính số chứa đựng thông tin không gian được qui chiếu về mặt
phẳng và được thiết kế theo các qui chuẩn của bản đồ học.
- Dữ liệu bản đồ được thể hiện theo nguyên lý số, có 2 phương pháp mô hình
dữ liệu không gian và dữ liệu bản đồ.
- Bản đồ địa chính số được lưu trữ trong đĩa cứng, đĩa quang, đĩa mềm . .
- Bản đồ địa chính số có thể truy xuất hiển thị dưới dạng hình ảnh trên màn
hình, in ra giấy bằng máy vẽ, máy in phun . . .
- Bản đồ địa chính số có tính linh hoạt rất cao, không phụ thuộc vào tỷ lệ,
nhưng phụ thuộc đầu vào và khả năng tổng hợp tự động của bản đồ.
- Bản đồ địa chính số cho phép tự động hóa quá trình thành lập từ số liệu đo,
hoặc số liệu nhập đến quá trình tự động chế in, BĐĐC số có qui tắc bảo mật nghiêm
ngặt.
Trang 2


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

- Bản đồ số địa chính cho phép khả năng chỉnh lý cập nhật thông tin mới nhanh
chóng.

• Phân lọai bản đồ địa chính theo phương pháp thành lập gồm:
- Phương pháp đo trực tiếp bằng máy toàn đạc điện tử.
- Phương pháp ảnh máy bay.
- Phương pháp đo định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) bằng
phương pháp đo động.
• Phân lọai bản đồ địa chính theo bản đồ gốc
Gồm bản đồ địa chính cơ sở (bản đồ gốc đo vẽ) và bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính cơ sở (bản đồ gốc đo vẽ): là tên gọi chung cho bản đồ gốc
được đo vẽ bằng phương pháp toàn đạc trực tiếp ngoài trời hoặc đo vẽ bằng phương
pháp ảnh máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ngoài thực địa.
- Bản đồ địa chính là tên gọi bản đồ được được biên tập, biên vẽ và hoàn thiện
từ bản đồ địa chính cơ sở. Các thửa đất nằm trong bản đồ phải trọn vẹn khép kín, kích
thước khung bản đồ được nới rộng.

b. Mục đích – yêu cầu của việc thành lập bản đồ địa chính
Mục đích của việc thành lập bản đồ địa chính
- Dùng để kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, dùng để giao
đất, cho thuê đất dùng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân,
tổ chức.
- Tiến hành đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký quyền sở
hữu nhà ở. Giúp thu hồi đất khi cần thiết, là tài liệu giúp giải quyết các trường hợp về
tranh chấp đất đai (khiếu nại - tố cáo, giải tỏa - đền bù, thế chấp).
- Dựa vào BĐĐC để xác định hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử
dụng đất, mục đích sử dụng đất, …
- Dùng để làm nền cho việc lập Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất
thiết kế xây dựng các công trình,bố trí đất ở, dân cư.
- Dùng để quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng như: mạng lưới giao thông, mạng
lưới điện, hệ thống ống dẫn cấp thoát nước.
- Tài liệu dùng để xây dựng khung giá đất, định giá đất.
- Là tài liệu quan trong trong xây dựng hệ thống thông tin nhà đất.

- Là cơ sở để thành lập các bản đồ chuyên đề khác.
Yêu cầu của bản đồ địa chính
- Thành lập Bản đồ Địa chính phải được xây dựng trên cơ sở toán học xác định.
- Đảm bảo độ chính xác tỷ lệ bản đồ thích hợp.
- Thể hiện đầy đủ nội dung theo yêu cầu và có tính thẩm mỹ cao.
- Bản đồ Địa chính phải thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản, đảm bảo tính
thống nhất, tính chính xác, đạt yêu cầu và chất lượng cao.
- Bản đồ Địa chính xây dựng phải tuân thủ theo đúng quy trình quy phạm hiện
hành.
Trang 3


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

- Việc ứng dụng phần mềm phải thể hiện được tính hiệu quả và khả thi ở tất cả
các mặt: Thời gian – Kinh tế – Kỹ thuật.
- Thành quả Bản đồ Địa chính số có giá trị sử dụng trong thực tế.

c. Cơ sở toán học bản đồ địa chính
Phép chiếu bản đồ và hệ thống tọa độ địa chính
• Phép chiếu bản đồ
Từ trước tháng 6 năm 2000 nước ta sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia
HN-72, lưới chiếu Gauss. Hiện nay, để thống nhất trong toàn quốc nước ta đã sử dụng
hệ tọa độ VN-2000.
Hệ tọa độ VN-2000 sử dụng phép chiếu
p
UTM (Universal Transverse Mercator). Phép
chiếu UTM là phép chiếu hình trụ ngang đồng

góc cắt Ellipsoid bởi hai cát tuyến, phép chiếu
UTM thực hiện múi chiếu 6o, bán kính hình trụ
nhỏ hơn bán kính trái đất nên những đối tượng
nằm trên hai kinh tuyến mà hình trụ đi qua sẽ có
hệ số chiếu K =1 (không bị biến dạng), còn
p1
những đối tượng nằm trên vùng kinh tuyến trục
(bên ngoài mặt trụ) có hệ hệ số chiếu K >1 và Hình 1: Phép chiếu UTM
những đối tượng nằm trên kinh tuyến biên (bên
trong mặt trụ) thì K <1.
• Hệ thống tọa độ địa chính
- Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
- Hệ thống lưới khống chế tọa độ Nhà nước hạng 0, I, II, III, IV.
+ Điểm tọa độ địa chính cơ sở có độ chính xác tương đương điểm tọa độ Nhà
nước hạng III.
+ Hệ thống độ cao Nhà nước hạng I, II, III, IV.
- Điểm gốc độ cao ở trạm nghiệm triều Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng).
Tỷ lệ bản đồ
Bản đồ địa chính được thành lập theo tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000,
1:10.000 và 1:25.000. Việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính căn cứ vào các yếu tố cơ bản
sau:
- Mật độ thửa đất trên một ha diện tích: mật độ thửa đất càng dày xây dựng bản
đồ càng lớn.
- Giá trị kinh tế của thửa đất: nếu giá trị kinh tế thấp đo ở tỷ lệ nhỏ.
- Phụ thuộc vào loại đất cần đo vẽ: đất nông nghiệp đo vẽ tỷ lệ nhỏ, đất ở đo vẽ
tỷ lệ lớn, đất đô thị tỷ lệ càng lớn, đất lâm nghiệp tỷ lệ càng nhỏ.
- Dựa vào khu vực, địa hình đo vẽ:
+ Vùng núi: tỷ lệ nhỏ.
+ Trung du: tỷ lệ trung bình.
Trang 4



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

+ Đồng bằng: tỷ lệ lớn
- Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý đất đai:
+ Diện tích đất ở đô thị xác định tới 0.1m2 xây dựng bản đồ tỷ lệ 1:200 – 1:500.
+ Diện tích đất ở đô thị xác định tới 1m2 xây dựng bản đồ tỷ lệ 1:1000 –
1:10.000.
- Khả năng kinh tế, kỹ thuật và công nghệ vì đo vẽ tỷ lệ càng lớn thì kinh phí
càng nhiều.
Máy quang cơ 1:1000 – 1:10.000.
Máy toàn đạc điện tử và các thiết bị xử lý số liệu chuyên dùng 1:200 – 1: 500.
+ Đối với khu vực ở đô thị thì tỷ lệ 1:200 – 1:500 .
+ Đối với khu vực đất ở nông thôn, đất ở đô thị vùng ngoại thành thì tỷ lệ
1:1000.
+ Đối với khu vực đất canh tác ở đồng bằng Bắc Bộ thì tỷ lệ 1:2000.
+ Đối với khu vực địa hình có ruộng bậc thang thì tỷ lệ 1:5000.
Chia mảnh và đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính
Để thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng bản đồ người ta tiến hành chia mảnh,
đánh số hiệu mảnh bản đồ. Số hiệu mảnh của tờ bản đồ trong một hệ thống chia mảnh
nhất định gọi là danh pháp bản đồ.
9 Phương pháp chia theo tọa độ vuông góc phẳng (phương pháp chia thứ
nhất):
Dựa vào sơ đồ hệ thống chia mảnh của dự án xây dựng hồ sơ địa chính đã được
phê duyệt ở tỷ lệ 1:100.000.
- Cơ sở để chia mảnh bản đồ địa chính:
+ Dựa vào kinh tuyến trục.

+ Phạm vi lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Mật độ và giá trị thửa đất cũng như khu vực đo vẽ.
- Cách chia:
+ Vẽ đường bao phạm vi lãnh thổ tỉnh.
+ Kẻ khung hình chữ nhật giới hạn đường bao (dựa vào lưới km bản đồ địa hình
tỷ lệ 1:100.000).
+ Xác định điểm gốc tọa độ của khung đó (dựa vào đường lưới km BĐĐC tỷ lệ
1:100.000).
+ Chọn một điểm A có tọa độ (X,Y) có 3 số chẵn km.
- Chia mảnh bản đồ cũng có liên quan đến tỷ lệ bản đồ.
+ Tỷ lệ 1:25.000: dựa theo hình chữ nhật giới hạn khu đo, từ góc Tây Bắc chia
khu đo thành các ô vuông kích thước 12x12 km, mỗi ô vuông tương ứng với một tờ
bản đồ tỷ lệ 1:25.000, diện tích thực Pt = 14.400 ha, kích thước bản vẽ 48x48 cm.
Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 25, tiếp sau nó là
dấu gạch ngang (-), 3 số tiếp theo là số chẵn km tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn km
tọa độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ: 25-XY.
Trang 5


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

+ Tỷ lệ 1:10.000: tờ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:10.000, khoảng cách thực 6x6 km, diện tích thực Pt = 3.600 ha, kích thước bản vẽ
60x60 cm, Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu
mảnh bản đồ 1:25.000 nhưng thay số 25 bằng số 10: 10-XY.
+ Tỷ lệ 1:5000: tờ bản đồ tỷ lệ 1:10.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000,
khoảng cách thực 3x3 km, diện tích thực Pt = 900 ha, kích thước bản vẽ 60x60 cm. Số
hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc 3 số chẵn km tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số

chẵn km tọa độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ: XY.
+ Tỷ lệ 1:2000: tờ bản đồ tỷ lệ 1:5000 chia thành 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000,
đánh số từ 1 -> 9, khoảng cách thực 1x1 km, diện tích thực Pt = 100 ha, kích thước bản
vẽ 50x50 cm. Số hiệu mảnh bản đồ cuối cùng của bản đồ tỷ lệ 1:2.000 bao gồm số
hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 gạch nối (-) và số mảnh cuối cùng: XY-9.
+ Tỷ lệ 1:1000: tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000,
đánh thứ tự (a,b,c,d), khoảng cách thực 0,5x0,5 km, diện tích thực Pt =25 ha, kích
thước bản vẽ 50x50 cm. Số hiệu mảnh bản đồ cuối cùng của tỷ lệ 1:1.000 bao gồm số
hiệu mảnh bản đồ 1:2.000, gạch nối (-) và ký hiệu mảnh cuối cùng: XY-9-d.
+ Tỷ lệ 1:500: tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000 chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500,
đánh số thứ tự từ 1 -> 16, khoảng cách thực 0,25x0,25 km, diện tích thực Pt = 6,25 ha,
kích thước bản vẽ 50x50 cm. Số hiệu mảnh bản đồ cuối cùng của tỷ lệ 1:500 bao gồm
số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, gạch nối (-) và số mảnh cuối cùng trong ngoặc đơn:
XY-9-(16).
+ Tỷ lệ 1:200: tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000 chia thành 100 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200,
đánh số thứ tự từ 1 -> 100, khoảng cách thực 0,1x0,1 km, diện tích thực Pt = 1 ha, kích
thước bản vẽ 50x50 cm. Số hiệu mảnh cuối cùng của bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số
hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, gạch nối (-) và số mảnh cuối cùng: XY-9-100.

d. Nội dung bản đồ địa chính
Trên bản đồ địa chính thường thể hiện hai nội dung cơ bản sau:
Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính
• Yếu tố điểm: gồm các điểm để định vị như các điểm mốc trắc địa (các điểm
tọa độ và độ cao nhà nước các cấp hạng, điểm lưới tọa độ địa chính các cấp), các điểm
đặc trưng địa hình địa vật phải biểu thị đúng bộ ký hiệu của Tổng cục địa chính ( nay
là bộ Tài Nguyên và Môi Trường).
• Yếu tố tuyến ( đường): dùng để nối các điểm. Đối tượng dạng đường là tập
hợp các điểm có tọa độ điểm đầu và tọa độ điểm cuối không trùng nhau.
• Yếu tố diện ( vùng): đối tượng dạng vùng là các đối tượng thể hiện đường
ranh khép kín hình học bao phủ một vùng diện tích nhất định.

Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính
Từ các yếu tố cơ bản nêu trên, để phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý nhà
nước về đất đai, các yếu tố nội dung được thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
• Điểm khống chế tọa độ và độ cao địa chính: Trên bản đồ phải thể hiện
đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao nhà nước các cấp, lưới tọa độ địa chính
Trang 6


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâu dài. Đây là yếu
tố đạn điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1mm trên bản đồ.
• Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc
gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc hành chính, các điểm ngoặt
của đường địa giới. Khi đường địa giới hành chính cấp thấp trùng với đường địa giới
cấp cao hơn thì biểu thị đường địa giới cấp cao. Các đường địa giới phải phù hợp với
hồ sơ địa chính đang được lưu trữ trong các cơ quan nhà nước.
• Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh
giới thửa đất thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc
hoặc đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các đặc trưng trên
đường ranh giới của nó như điểm góc thửa, điểm ngoặc, điểm cong của đường biên.
Đối với mỗi thửa đất, trên bđ còn phải thể hiện đầy đủ ba yếu tố là số thứ tự thửa, diện
tích và loại đất theo mục đích sử dụng theo luật đất đai năm 2003.
• Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 3 loại đất chính. Trên bản đồ địa
chính cơ sở không cần phân loại chi tiết, còn trên bản đồ địa chính cần phân loại đến
từng thửa đất, từng loại đất chi tiết.
Ví dụ: số thứ tự thửa là 22, diện tích 1244m2 và loại đất là đất trồng cây công
nghiệp lâu năm.

22
LNC
1244
• Công trình xây dựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ
cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất phải thể hiện chính xác ranh giới
các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc… Các công trình xây dựng
được xác định theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất
công trình như nhà gạch, nhà bêtông, nhà nhiều tầng.
• Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân cư,
ranh giới lãnh thổ sử dụng của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh trại quân
đội…
• Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ,
đường trong làng, ngoài đồng, đường phố,… Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt
đường, chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường và tính chất con đường.
Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn
0.5mm trên bản đồ phải vẽ 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5mm thì vẽ một nét và ghi
chú độ rộng.
• Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao hồ..Đo
vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng kênh mương
lớn hơn 0.5mm phải thể hiện 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5mm thì vẽ một nét theo
đường tim của nó. Khi vẽ trong các khu dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát
nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước
chảy.
• Dân cư: là một trong những nội dung chính phải thể hiện trên bản đồ địa
chính, gồm dân cư ở đô thị và dân cư ở nông thôn.
Trang 7


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Nhữ Văn Dũng

) Dân cư ở đô thị:
+ Loại đất ở: ký hiệu ODT.
+ Diện tích: độ chính xác đến 0,1m2 ngoài thực địa (đối với bản đồ tỷ lệ 1:200,
1:500).
+ Kết cấu vật liệu của các công trình trên thửa đất.
+ Mối quan hệ của các ranh giơí đất: tường riêng, tường chung, tường nhờ.
+ Biểu thị các đối tượng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.
+ Địa danh hành chính, thường gọi.
+ Tên đường phố.
) Dân cư nông thôn:
+ Loại đất ở: ký hiệu ONT.
+ Có các thửa đất phụ như: ao cá, vườn rau.
+ Diện tích: độ chính xác đến 1m2 ngoài thực địa (đối với bản đồ tỷ lệ 1:200,
1:500). Tuy nhiên tùy thuộc vào mật độ nhà, giá trị của thửa đất, diện tích đất ở nông
thôn mà có thể tính đến 0,1 m2.
+ Kết cấu vật liệu của các công trình trên thửa đất.
+ Mối quan hệ của các ranh giơí đất: tường riêng, tường chung, tường nhờ.
+ Biểu thị các đối tượng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.
+ Địa danh hành chính và địa danh thường gọi.
+ Tên đường phố.
• Địa vật quan trọng: Trên bản đồ địa chính phải thể hiện các địa vật có ý
nghĩa định hướng.
• Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc
quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường
điện cao thế, bảo vệ đê điều.
• Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở các vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất
bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao.


e. Độ chính xác của bản đồ địa chính
• Độ chính xác điểm khống chế đo vẽ:
+ Phụ thuộc vào các yếu tố như tỷ lệ đo vẽ, công nghệ trang thiết bị, trình độ đo
vẽ và độ chính xác trong từng công đọan đo vẽ và được thể hiện ở các nội dung sau:
+ Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai
so với điểm khống chế tọa độ nhà nước gần nhất không vượt quá 0.1 mm tính theo tỷ
lệ bản đồ cần thành lập, vùng ẩn khuất sai số nói trên không vượt quá 0.15 mm. Đối
với khu vực đô thị, sai số trên không vượt quá 6 cm trên thực tế áp dựng chung cho
mọi tỷ lệ đo vẽ.
+ Sai số trung phương độ cao của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với
điểm độ cao nhà nước gần nhất không vượt quá 1/10 khoảng cao đều đường bình độ
cơ bản.
Trang 8


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

• Độ chính xác vị trí điểm chi tiết:
+ Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của các điểm trên ranh giới thửa đất biểu
thị trên bản đồ địa chính so với điểm của lưới khống chế đo vẽ gần nhất không được
lớn hơn 0.5 mm trên bản đồ, đối với các địa vật còn lại không vượt quá 0,7 mm.
+ Sai số tương hỗ các ranh giới thửa đất, giữa các điểm trên cùng ranh giới thửa
đất, sai số độ dài cạnh thửa đất không vượt quá 0,4 mm trên bản đồ địa chính.
• Độ chính xác tính diện tích:
+ Diện tích thửa đất được tính chính xác đến mét vuông, khu vực đô thị cần tính
chính xác đến 0,1 m2. Diện tích thửa đất được tính hai lần, độ chênh lệch kết quả tính
phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và diện tích thửa.
ΔPgh = 0,0004.M . P


P: diện tích của thửa đất.
M: mẫu số tỷ lệ bản đồ.

2. Phương pháp thành lập bản đồ địa chính
a. Các phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính
Để biểu thị các thửa đất trên bản đồ địa chính về cơ bản có hai phương pháp:
9 Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa (phương pháp toàn đạc).
9 Phương pháp sử dụng ảnh máy bay.
Phương pháp đo vẽ trực tiếp thực địa (phương pháp toàn đạc)
Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực được sử dụng chủ yếu đo vẽ thành lập
bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:500, 1:2.000, 1:5.000. Đối với khu vực đô thị, đất ở nông
thôn buộc phải đo bằng phương pháp này đòi hỏi độ chính xác cao và linh hoạt khi gặp
địa vật phức tạp. Tuy nhiên phương pháp đo trực tiếp ngoài trời sử dụng nhiều phương
pháp đo, do đó đặc điểm tùy thuộc sử dụng từng phương pháp đo.
+ Đo bàn đạc: Vẽ ngay bản đồ địa chính ngoài trời, độ chính xác thấp, phụ
thuộc vào thời tiết . . . Nhưng có ưu điểm kiểm tra được các sai sót ngay trên thực địa.
+ Đo toàn đạc: Dùng máy kinh vĩ để đo, các số liệu được ghi vào sổ (di, Si), tốc
độ đo vẽ nhanh, giải quyết khối lượng lớn đo vẽ nội nghiệp, hiệu quả kinh tế cao . . .
Nhưng nhược điểm là tính trực quan không cao, phải đối soát lại thực địa và ghi chú
loại đất sử dụng.
+ Phương pháp đo kết hợp giữa bàn đạc và toàn đạc: Đo bằng máy kinh vĩ
và vẽ bằng máy bàn đạc.
+ Đo toàn đạc điện tử: Số liệu đo được lưu vào thẻ nhớ, sổ đo điện tử, tốc độ
nhanh, độ chính xác cao vì bỏ qua sai số đồ họa. Hiện nay chủ yếu sử dụng phương
pháp toàn đạc điện tử để thành lập bản đồ địa chính.
) Các bước thực hiện đo vẽ lập BĐĐC bằng phương pháp toàn đạc:
- Thành lập lưới khống chế đo vẽ
- Đo đạc lưới.
Trang 9



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

- Đo vẽ chi tiết theo phương pháp tọa độ cực.
- Thành lập bản đồ gốc đo vẽ (BĐĐC cơ sở)

Thành lập lưới địa
chính cơ sở

Thành lập lưới địa
chính cấp 1, 2

Thành lập lưới khống
chế đo vẽ

Lưới khống chế đo vẽ bậc 1 (KV1)
Lưới khống chế đo vẽ bậc 2 (KV2)

Đo vẽ chi tiết BĐĐC

Lập lược đồ chi tiết (sơ họa)

Đăng ký đất đai ban
đầu

Biên tập bản đồ gốc,
BĐĐC


Phần mềm FAMIS, CESMAP, D65.

Đăng ký cấp giấy
chứng nhận QSDĐ

Tính diện tích, thống
kê đất đai, lập HSKT
thửa đất

Sổ dã ngoại, sổ mục kê.
Biểu 01, 02,…
Bảng tổng hợp diện tích

.
Hình 2: Sơ đồ khái quát quy trình đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa
Phương pháp sử dụng ảnh máy bay
Hiện nay đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu sử dụng
phương pháp ảnh máy bay thành lập bản đồ địa chính.
• Công tác ngoại nghiệp khi sử dụng phương pháp ảnh máy bay gồm các
bước:
- Xây dựng lưới khống chế ảnh.
- Điều vẽ ảnh (đối soát, ghi chú loại đất, kiểm tra biến động).
- Đo bù.
• Các phương pháp thành lập BĐĐC từ ảnh máy bay:
- Phương pháp phối hợp.
- Đo vẽ lập thể trên máy toàn năng chính xác.
- Phương pháp đo ảnh số.
- Phương pháp đo từ máy đo giải tích.


Trang 10


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

9 Phương pháp phối hợp: là phương pháp đo vẽ trên bản đồ trên cơ sở ảnh
máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ngoài thực địa.

Lập lưới khống chế trắc
địa

Chụp ảnh hàng không

Đo nối ảnh hàng không

Tăng dày khống chế

Nắn ảnh

Lập bình đồ ảnh

Điều vẽ yếu tố nội dung
BĐĐC

Biên vẽ BĐĐC, đánh số
thửa, tính diện tích

Hình 3: Sơ đồ qui trình thành lập bản đồ địa chính

bằng phương pháp phối hợp

9 Phương pháp đo vẽ lập thể trên máy toàn năng chính xác: là phương
pháp đo vẽ tự động hay bán tự động các đối tượng của bản đồ địa chính.

Trang 11


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

Chụp ảnh hành không

Đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp

Tăng dày khống chế ảnh nội nghiệp

Đo vẽ trên máy toàn năng chính xác

Đối soát, đo vẽ bổ sung trên bản đồ

Biên tập, biên vẽ, đánh số thửa, tính
diện tích

Hình 4: Sơ đồ qui trình thành lập BĐĐC bằng phương pháp đo vẽ lập thể ảnh
trên máy toàn năng chính xác.

9 Phương pháp đo vẽ ảnh số: là sử dụng những ảnh đơn sau khi chụp tiến
hành quét ảnh, nắn ảnh sau đó vectơ hóa các yếu tố bản đồ địa chính theo các lớp

thông tin đã được quy định trong quy phạm.
Hiện nay, phương pháp đo vẽ ảnh số đang được ứng dụng phổ biến ở Việt Nam
vì đã được trang bị các máy chụp ảnh có độ phân giải cao, máy tính có cấu hình lớn
với các phần mềm đo vẽ ảnh chuyên dùng. Đặc biệt có số ảnh quyét tăng dày khống
chế ảnh nội nghiệp, nắn ảnh lập bình đồ trực giao, vector hóa BĐĐC đều có những
thiết bị và phần mềm thích hợp.

Trang 12


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

Chụp ảnh máy bay

Quét ảnh

Đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp

Tăng dày khống chế ảnh nội nghiệp

Nắn ảnh, lập bình đồ trực giao

Vector hóa nội dung BĐĐC

Điều vẽ, đối soát, ghi loại đất, đo vẽ bổ sung

Biên vẽ, biên tập BĐĐC, đánh số thứ tự thửa,
diện tích thống kê, loại đất trong đo đạc

Hình 5: Sơ đồ qui trình thành lập BĐĐC bằng phương pháp đo vẽ ảnh số.

Trang 13


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

9 Phương pháp đo ảnh từ máy đo giải tích:
Chụp ảnh máy bay

Đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp

Tăng dày khống chế ảnh nội nghiệp

Đo vẽ trên máy đo giải tích

Đối soát, ghi loại đất, đo vẽ bổ sung

Biên vẽ, biên tập BĐĐC, đánh số thứ tự thửa,
diện tích thống kê, loại đất trong đo đạc

Hình 6: Sơ đồ qui trình thành lập BĐĐC bằng phương pháp
đo ảnh từ máy đo giải tích

b. Quy trình tổng quan thành lập bản đồ số địa chính
Bản đồ số địa chính được thành lập qua 4 bước chính:
- Thu thập và số hóa dữ liệu: Dữ liệu thu thập có thể là bản đồ địa chính giấy, tư
liệu ảnh máy bay hoặc là các số liệu công tác ngọai nghiệp.

- Xử lý dữ liệu: dùng các phần mềm như MicroStation, Famis, IrasB, Geovec,
MRFClean, MRFFlag để xử lý các dữ liệu thu thập.
- Biểu thị dữ liệu: dữ liệu có thể biểu thị ở dạng in ra bản đồ giấy hoặc hiển thị
ra màn hình.
- Lưu trữ dữ liệu.

Trang 14


Ngành Quản lý đất đai

BĐĐC đã có (giấy)

Bàn số hóa

SVTH: Nhữ Văn Dũng

Tư liệu ảnh máy bay

Máy quét

Đo đạc ngoại nghiệp

Máy đo ảnh

Sổ đo điện tử

Văn bản

Bàn Phím


Nhập số liệu

Cơ sở dữ liệu

Xử lý số liệu

Băng từ, đĩa CD

Biên tập bản đồ

Máy in

Biểu thị dữ liệu

Màn hình

Máy vẽ

Hình 7: Quy trình tổng quan thành lập bản đồ địa chính dạng số

c. Giới thiệu các phần mềm sử dụng
Mapping Office là một hệ phần mềm của tập đoàn Intergraph bao gồm các bao
gồm: IrasB, IrasC, MSFC, Geovec. Các file dữ liệu này được sử dụng làm đầu vào cho
các hệ thông tin địa lý hoặc hệ quản trị cơ sở dữ liệu bản đồ. Các phần mềm ứng dụng
của Mapping Office được tích hợp trong một môi trường đồ họa thống nhất là
MicroStation để tạo nên một bộ công cụ mạnh và linh họat phục vụ cho việc thu thập
và xử lý các đối tượng đồ họa. Trong việc số hóa và biên tập các đối tượng bản đồ dưạ
trên cơ sở các bản đồ đã được thành lập trước đây (trên giấy, diamat…), các phần mềm
được sử dụng chủ yếu bao gồm MicroStation, IrasB, Geovec, MSFC, MRFCLEAN,

MRFFLAG, IPLOT.
Sau đây là khái niệm và các ứng dụng cụ thể của từng phần mềm trong các
công đọan số hóa và biên tập bản đồ.
- Microsation là phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD - Computer Aided Design)
và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng và quản lý các đối tượng đồ họa
thể hiện các yếu tố bản đồ. MicroStation còn được sử dụng làm nền cho các ứng dụng
khác như Geovec, IrasB,MSFC, MRFCLEAN, MRFFLAG chạy trên đó.
Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền
ảnh(raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
MicroStation còn cung cấp các công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ
họa từ các phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg).
Trang 15


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

- IrasB là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu dạng raster dưới dạng ảnh đen
trắng (black and white image) và được chạy trên nền của MicroStation. Mặc dù dữ liệu
của MicroStation và IrasB được thể hiện trên cùng một màn hình nhưng nó hoàn toàn
độc lập với nhau. Nghĩa là việc thay đổi dữ liệu phần này không ảnh hưởng đến dữ
liệu phần kia .
Ngoài việc sử dụng IrasB để thể hiện các file ảnh bản đồ phục vụ cho quá trình
số hóa trên ảnh, công cụ Warp của IrasB được sử dụng để nắn các file ảnh raster từ tọa
độ hàng cột của các pixel về tọa độ thực của bản đồ.
- Geovec là một phần mềm chạy trên nền của MicroStation cung cấp các công
cụ số hóa bán tự động các đối tượng trên nền ảnh đen trắng (binary) với định dạng của
Intergraph. Mỗi đối tượng được số háo bằng Geovec phải được định nghĩa trước các
thông số đồ họa về màu sắc, về lớp thông tin, khi đó đối tượng này được gọi là một

feature. Mỗi feature có một tên gọi và mã số riêng.
Trong quá trình số hóa các đối tượng bản đồ Geovec được dùng nhiều trong
việc số hóa các đối tượng dạng đường.
- MSFC (MicroStation Feature Collection) là modul cho phép người dùng khai
báo và đặt các đặc tính đồ họa cho các lớp thông tin khác nhau của bản đồ phục vụ cho
quá trình số hóa đặc biệt là số hóa trong Geovec.
MRFCLEAN được viết bằng MDL (MicroStation Development and
Language) và chạy trên nền của MicroStation.
MRFFLAG được thiết kế tương hợp với mrfclean dùng để tự động hiển thị lên
màn hình lần lượt các vị trí có lỗi mà mrfclean đã đánh dấu trước đó và người dùng sẽ
sử dụng các công cụ của MicroStation để sửa.
- IPLOT gồm Iplot Client và Iplot Server được thiết kế riêng cho việc in ấn các
tập tin .dgn của Microsation. Iplot Client nhận các yêu cầu in trực tiếp tại trạm làm
việc còn Iplot Server nhận các yêu cầu in qua mạng. Iplot cho phép đặt các thông số in
như lực nét, thứ tự in các đối tượng … thông qua tập tin điều khiển là pentable.
- FAMIS (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software)- “phần
mềm tích hợp đo vẽ và bản đồ địa chính” là một phần mềm nằm trong hệ thống phần
mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ việc lập bản đồ và hồ sơ điạ
chính.
¾ Các chức năng làm việc vơi CSDL BĐĐC:
+ FAMIS có thể giao tiếp với các phần mềm khác thông qua các file dữ liệu của
các phần mềm đó như: *.ARC của phần mềm ARC/INFO (ESRI - USA),*.MIP của
phần mềm MAPINFO (MAPINFO - USA); *.DXF,*.DWG của phần mềm AutoCAD
(AutoDesk - USA); *.DNG của phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH - USA).
+ Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn:
FAMIS cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của BĐĐC. Việc phân lớp và
cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
+ Tạo vùng, tự động tính diện tích:
Tự động phát hiện các lỗi bằng phần mềm MRFClean và cho phép người dùng

tự sửa lỗi bằng phần mềm MRFFlag. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép
Trang 16


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo đúng mô
hình Topology cho bản đồ số Vector.
+ Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ:
Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của
MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả.
+ Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ):
Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác quy chủ tạm thời như gán, hiển thị,
sửa chữa các thông tin thuộc tính được gán với thửa.
+ Thao tác trên BĐĐC:
Bao gồm các chức năng tạo BĐĐC từ bản đồ gốc, Tự động vẽ khung bản đồ địa
chính, Đánh số thửa tự động.
+ Tạo hồ sơ thửa đất:
FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm: Hồ sơ kỹ
thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận. Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực
tiếp qua quá trình quy chủ tạm thời hoặc liên kết sang lấy trong CSDL HSĐC.
+ Xử lý bản đồ:
FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ.
+ Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống tọa độ này sang tọa độ khác theo các phương
pháp nắn Affine, Projective.
+ Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân bậc số
liệu. Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểu diễn (tô
màu) của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng một công cụ rất hiệu

quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau.
+ Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các đối
tượng bản đồ.
+ Liên kết với CSDL hồ sơ địa chính:
Nhóm chức năng thực hiện việc giao tiếp và kết nối với CSDL và Hệ quản trị
HSĐC. Các chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm FAMIS và CADDB tạo thành
một hệ thống thống nhất. Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu 2 chiều giữa 2 CSDL:
CSDL BĐĐC và CSDL HSĐC, giữa hai hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB.

I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, của
Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1999.
- Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 của Tổng cục
Địa chính xuất bản năm 1999.
- Quy định số hóa bản đồ địa chính của Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1999.
- Quyết định 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/05/2006 định mức kinh tế kỹ thuật
đo đạc bản đồ.

Trang 17


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Bản đồ địa chính là tài liệu cần thiết và là một trong những cơ sở quan trọng
trong tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ cho công tác giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh lý biến động,… Vì
vậy việc số hóa thành lập bản đồ địa chính số là nhu cầu cần thiết.


I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Thị trấn Phước Bửu nằm ở phía Tây Nam huyện Xuyên Mộc, diện tích tự nhiên
920,16ha, gồm 7 thôn: thôn Phước An, thôn Phước Hòa, thôn Phước Lộc, thôn Thạnh
Sơn, thôn Xóm Rẫy, thôn Phước Tiến và thôn Láng Sim. Theo số liệu thống kê quý I
năm 2007, thị trấn Phước Bửu có 13.180 người với 2.928 hộ.
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Phước Tân.
- Phía Nam, Đông Nam và Tây Nam giáp xã Phước Thuận.
- Phía Đông và Đông Bắc giáp xã Xuyên Mộc.

Hình 8: Sơ đồ vị trí thị trấn Phước Bửu
Trang 18


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

Thị trấn Phước Bửu có địa hình dạng đồi bằng thấp ven biển, lượn sóng nhẹ.
Địa hình có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Cao trình cao nhất ở phía Bắc
24,5 -25 m, cao trình thấp nhất ở phía Nam 5-10 m. Địa hình tương đối bằng phẳng là
điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, trường
học, các công trình công cộng...
Toàn bộ thị trấn Phước Bửu đều nằm trên đất phù sa cổ tuổi Pleistocene, có
tầng đất dày từ 2-3 đến 5-7 m, vật liệu của nó màu nâu vàng, lên sát tầng mặt chuyển
sang màu xám. Các đất phát triển trên phù sa cổ là đất xám và đất nâu vàng. Các loại
đất hình thành trên phù sa cổ thường có thành phần cơ giới nhẹ đất có cấp hạt cát là
chủ yếu (cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình). Cùng với điều kiện nhiệt đới gió

mùa, lượng mưa lớn và tập trung, làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và
có hoạt tính thấp.
Khí hậu Xuyên Mộc nói chung và khu vực thị trấn Phước Bửu nói riêng có đặc
thù chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
có hai mùa, với nền nhiệt độ cao đều là điều kiện bảo đảm nhiệt lượng cao cho cây
trồng phát triển quanh năm.
Thị trấn Phước Bửu có quốc lộ 55 chạy qua trung tâm. Đây là tuyến du lịch
thành phố Hồ Chí Minh -Vũng Tàu -Hồ Cốc -Phước Bửu và các tỉnh duyên hải miền
trung. Từ ảnh hưởng này, thị trấn có khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp địa
phương, dịch vụ du lịch và sản xuất nhiều loại nông sản phục vụ cho khách du lịch.
Thị trấn Phước Bửu nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam
đem lại lợi thế lớn cho huyện trong việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó thị trấn sẽ có những điều kiện thuận lợi để xây dựng
các công trình hạ tầng kỹ thuật như: các tuyến giao thông và các công trình điện,
nước…

I.2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
1. Kinh tế
Nông nghiệp: là ngành kinh tế chính của thị trấn Phước Bửu. Giá trị sản xuất
nông nghiệp tốc độ tăng trưởng trên 8%.
Tiểu thủ công nghiệp: cơ sở tiểu thủ công nghiệp hiện nay chủ yếu là tiểu thủ
công nghiệp địa phương như: Sản xuất công cụ cầm tay, hàn điện, sửa chữa máy công
cụ, sơ chế hàng nông sản... và sửa chữa nhỏ trong các hộ gia đình tại khu trung tâm thị
trấn.
Thương mại - dịch vụ: hoạt động thương mại- dịch vụ và sản xuất kinh doanh
trên địa bàn thị trấn đang trên đà phát triển, chủ yếu phục vụ cho khách tham quan du
lịch và tiêu thụ lượng hải sản thuộc khu thương mại trung tâm thị trấn. Tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm khoảng 4%.

2. Xã hội

Toàn thị trấn có 13.180 nhân khẩu với 2.928 hộ. Trong tổng dân số có 8.074
lao động trong độ tuổi. Bình quân 4,5 người/hộ, mật độ dân số 1.432 người/km2. Hiện
tại thị trấn Phước Bửu có mật độ dân số khá cao, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và
Trang 19


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nhữ Văn Dũng

thương mại dịch vụ. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ tập trung
chủ yếu tại trung tâm thị trấn.
Mặc dù là thị trấn xa trung tâm tỉnh, nhưng thị trấn Phước Bửu đã từng bước cố
gắng làm thay đổi bộ mặt văn hóa xã hội chung của huyện Xuyên Mộc.
+ Sự nghiệp phát triển giáo dục của thị trấn ngày càng phát triển về quy mô
trường lớp cũng như chất lượng dạy và học ở các cấp học, ngành học ngày càng được
nâng cao. Tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm. Năm 2001, thị trấn được cấp trên
công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, đội ngũ thầy
cô giáo ngày càng được chuẩn hóa, có nhiều giáo viên đạt chiến sĩ thi đua, giáo viên
giỏi cấp huyện, tỉnh.
+ Sự nghiệp y tế phát triển đã phục vụ tốt công tác khám và chữa bệnh, công tác
tuyên truyền về vệ sinh môi trường, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được
nhân dân trong thị trấn tích cực tham gia. Các chương trình về phòng chống dịch bệnh,
sinh đẻ có kế hoạch và chương trình nước sạch đã được thị trấn đầu tư xây dựng.
+ Các phong trào quần chúng như Thanh niên, hội nông dân tập thể, hội cựu
chiến binh, hội nông dân sản xuất giỏi... được hoạt động khá đều đặn khắp các thôn
trong thị trấn. Tại trung tâm thị trấn đã có sân vận động, nhà văn hóa phục vụ cho vui
chơi giải trí của thanh thiếu nhi.

I.2.3. Đánh giá một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

1. Quản lý theo ranh giới hành chính
Thị trấn Phước Bửu nằm ở phía Tây Nam huyện Xuyên Mộc, được xác định là
trung tâm văn hóa - chính trị của huyện. Kiểm kê đất đai năm 2000 diện tích tự nhiên
919,47ha, năm 2006 diện tích 920,16ha, tăng 0,6889ha (do sai số khi đo đạc chỉnh lý
bản đồ số hóa), gồm 7 thôn: thôn Phước An, thôn Phước Hòa, thôn Phước Lộc, thôn
Thạnh Sơn, thôn Xóm Rẫy, thôn Phước Tiến, thôn Láng Sim.

2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính
Thị trấn Phước Bửu được thành lập năm 1996, đã có bản đồ, hồ sơ địa chính cũ
(đo đạc theo theo 299). Năm 1997 thị trấn đã tiến hành đo vẽ bản đồ địa chính mới
theo quyết định 201/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến hết tháng 12 năm 1998 đã
xây dựng lại bản đồ địa chính theo ranh giới 364/CP. Năm 2004 tiếp tục số hóa bản đồ
và hồ sơ địa chính. Bản đồ địa chính mới đã tạo điều kiện cho việc cấp đất, rà soát
kiểm kê đất hàng năm có mức độ chính xác cao. Nhưng hiện nay một số file dữ liệu
bản đồ địa chính số đã bị hư hỏng cần phải khôi phục lại.
Bản đồ địa chính số thị trấn Phước Bửu được đo vẽ ở 3 tỷ lệ 1:500, 1:1000 và
1:2000, cụ thể như sau:

Trang 20


×