Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BCTTTH trường ĐHTM chuyên ngành marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.27 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau 4 năm học tập, tích lũy kiến thức về chuyên ngành Marketing tại Trường Đại học
Thương Mại và qua 1 tháng thực tập tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ Vi Mô.
Nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía thầy cô cũng như các anh chị trong công ty, em đã
được tiếp xúc thực tế với công việc chuyên ngành. Và có cơ hội được vận dụng các kiến thức mà
thầy cô đã truyền đạt cho em vào công việc thực tế tại công ty thực tập. Từ đó có thêm kinh
nghiệm và kỹ năng làm việc để có thể tự tin hơn khi ra trường và tìm công việc mà mình mơ
ước.
Đối với em, khoảng thời gian thực tập tổng hợp là điều hết sức ý nghĩa và quan trọng. Nó
giúp em tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, những khó khăn,thuận lợi và cách
mà doanh nghiệp giải quyết khi gặp phải như thế nào. Hoạt động thực tiễn lại một lần nữa giúp
em hiểu được rõ hơn về chuyên ngành cũng như công việc của mình sẽ như thế nào, có những
điều chỉnh và rèn luyện phù hợp.
Em xin chân thành cảm ơn đến Thạc Sĩ. Đặng Thị Hồng Vân cũng như các thầy cô trong
Khoa Marketing Trường Đại Học Thương Mại đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy em trong quá
trình thực tập và làm báo cáo thực tập tổng hợp.
Tuy rằng em đã có những cố gắng nhưng không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự
nhận xét và bổ sung chỉnh sửa từ phía thầy cô và anh chị trong công ty để hoàn thành bài báo cáo
tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng...năm 2019
Sinh viên thực tập


PHẦN NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Công Nghệ Vi Mô
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Công nghệ Vi Mô được thành lập từ năm 2013. Là một trong những công
ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán, hoạt động đa môi trường và đa nền tảng. Ngày
nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, chính vì vậy mà công ty đã vận dụng được tối đa
những thuận lợi để mang đến cho người tiêu dùng những dịch vụ thanh toán nhanh chóng và tiện


lợi. Công ty có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong các lĩnh vực, nhiệt tình và sáng tạo và
ngày càng phát triển công ty lên một tầng cao mới.
● Tên Công Ty: Công ty Công nghệ Vi Mô
● Tên viết tắt: Vimo
● Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Vi Mo Technology Joint Stock Company
● Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VI MO TECHNOLOGY
● Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 12A, Tòa nhà VTC Online, Số 18, đường Tam Trinh, phường
Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
● Điện thoại: 0436320986
●Website: />● Giấy phép kinh doanh: 0106393463 -ngày cấp: 24/12/2013
● Mã số thuế : 0106393463
● Logo:

1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Công ty cổ phần công nghệ Vi Mô


(Nguồn: Công ty cổ phần công nghệ Vi Mô)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần công nghệ Vimo được thể hiện dựa trên thiết kế theo
mô hình tổ chức chức năng. Trong hệ thống tổ chức, mỗi bộ phận đều có từng chức năng riêng
và thực hiện nhiệm vụ đặc trưng nào đó. Các bộ phận của công ty được phân chia từ Giám đốc
đến Giám đốc điều hành, Sau đó là đến từ bộ phận nhỏ của từng phòng như: Phòng quan hệ đối
tác, phòng kỹ thuật, phòng vận hành, phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng hành chính
nhân sự, phòng kế toán. Với mô hình thống nhất này của Vimo sẽ làm cho cơ cấu tổ chức khá rõ
ràng và logic. Từ đó, giúp cho tổ chức phát huy được khả năng hoạt động, ưu thế chuyên môn
hóa trong quá trình làm việc, cũng nhờ sự thống nhất rõ ràng, nhân viên trong công ty sẽ nhận
thức cao hơn về nhiệm vụ, chức năng của mình và tạo nên hiệu quả cao trong công việc.
Ngoài ra, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động này của Vim còn có những nhược điểm nhất định. Đó
là khi cơ quan chức năng tăng lên và cũng làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh và gây ra một số
hiện tượng không ăn khớp và tình trạng chồng chéo trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, để hạn chế những nhược điểm này, đã và đang áp dụng những phần mềm quản lý,
quản trị doanh nghiệp trong chính tổ chức để đem lại hiệu quả hoạt động hơn.
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty
Vimo là một công ty trung gian cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện ích cho khách hàng trong
mua bán và tiêu dùng. Công ty có ba mảng kinh doanh chính là:
- Thứ nhất,Ví điện tử VIMO: là một trong số ít dịch vụ thanh toán di động trên thị trường
Việt Nam. Bao gồm các dịch vụ: nạp tiền điện thoại, mua thẻ điện thoại, mua thẻ mà Game, hóa
đơn internet, hóa đơn truyền hình, hóa đơn nước, hóa đơn điện, đặt phòng khách sạn, vé xe rẻ,
thanh toán vay tiêu dùng,...
-Thứ hai, Trả góp thẻ tín dụng: VIMO liên kết với 19 ngân hàng lớn như CitiBank, VIB,
TPBank, Techcombank, BIDV, SHB, VPBank, Sacombank, HSBC, Maritime Bank, Shinhan
Bank, ANZ, Standard Chartered, OCB, Sacombank, SeABank, Kiên Long Bank, Eximbank, FE
Credit. Cung cấp cho cho khách hàng chương trình trả góp thẻ tín dụng với 7 KHÔNG độc
quyền: không lãi suất (kỳ hạn 3-6-9-12 tháng), không trả trước bất cứ 1 đồng nào, không xét
duyệt hồ sơ, không cần có mặt tại cửa hàng không giới hạn số lần trả góp, không quá 5 phút để


hoàn tất đơn hàng, không cần người bảo lãnh tài chính. Với điều kiện, khách hàng phải có thẻ tín
dụng tại 19 ngân hàng trên và mua hàng với tổng giá trị lên đến hơn 3 triệu đồng tại các cửa hàng
có liên kết với VIMO.
-Thứ ba, QR-Code: VIMO đã hợp tác với 15 ngân hàng như VietinBank, Vietcombank,
Agribank, SHB, ASBank, VPBank, Maritime Bank, TVC, NCB, VIB, SCB, TPBank, European
Investment Bank, NAB. Cung cấp dịch vụ thanh toán khi khách hàng khi thực hiện mua sắm/tiêu
dùng tại các điểm chấp nhận thanh toán (quán cafe, nhà hàng, shop…). Có thể sử dụng tính năng
quét mã QR-Code để thực hiện thanh toán, mà không cần phải sử dụng tiền mặt hay thẻ ngân
hàng.
1.4. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty trong 3 năm qua
Khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh, kéo theo nhu cầu của người tiêu dùng về
các thiết bị điện tử và các dịch vụ thanh toán đi kèm cũng tăng nhanh. Chính vì vậy, vài năm gần
đây, kết quả kinh doanh của công ty có sự biến đổi rõ rệt

Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh 2016-2018 của Vimo
Đơn vị: triệu đồng
S Tiêu
Năm
T chí
20 20 20
T
16 17 18

So sánh
2016/20
17
Số Tỷ
tiề lệ
n (%)

2017/2018
Số
tiền

Tỷ lệ
(%)

1 Doa
nh
thu

23 25 26 2.
.5 .7 .9 22
62 85 35 3


9,4
3%

1.15

4,46
%

2

Chi
phí

18 18 18 0.
.5 .8 .8 33
14 51 95 7

1,8
2%

0.04
4

0.23
%

3

Lợi

nhu
ận

5. 6. 8. 1.
04 93 04 88
8 4
6

37,
36
%

1.10
6

15,95
%
(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét: Qua bảng số liệu về kết quả kinh doanh của Vimo trong 3 năm qua, ta thấy: Lợi
nhuận đang liên tục tăng qua các năm 2015, 2016, 2017, kéo theo đó là doanh thu và chi phí
cũng tăng theo. Và có một số nhận xét sau:
Nhìn chung tình hình hoạt động của Vimo khá ổn định và có khả năng tăng trưởng cao
trong các năm tới. Năm 2017 đã có những bước tăng vượt trội về doanh thu là 9,43% so với năm
2016 và đến năm 2018 doanh thu tăng 4,46%. Đi kèm với doanh thu tăng liên tục qua từng năm,


chi phí dành cho hoạt động của doanh nghiệp năm 2018/2017 tăng với tỷ lệ 0,23% và tỷ lệ này
giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước 2017/2016 là 1,82%. Tỷ lệ tăng của lợi nhuận năm
2018/2017 giảm một nửa so với năm 2017/2016. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là

do chi phí ứng dụng công nghệ hiện đại trên thế giới nhằm phục vụ quá trình hoạt động khá cao
và việc sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động còn chưa hiệu quả. Chính vì vậy, Vimo cần nghiên
cứu lại các hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra giải pháp và chiến thuật kinh doanh tốt hơn và
mang lại lợi nhuận cao cho công ty,
.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh doanh
của công ty
2.1.1. Môi trường vĩ mô
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Những yếu tố vĩ mô như kinh tế, văn hóa - xã hội, luật pháp, quản lý
nhà nước, công nghệ,... sẽ tác động theo chiều hướng trực tiếp hoặc gián tiếp và đồng thời, mang
đến những lợi thế cũng như hạn chế tới các hoạt động kinh doanh của Vimo. Dưới đây là mức độ
tác động của các yếu tố vĩ mô đến tình hình hoạt động của công ty.
2.1.1.1 Công nghệ
Công ty cổ phần công nghệ Vimo là một công ty công nghệ, Vimo cung cấp sản phẩm
chính là các loại dịch vụ, để hoạt động được trơn tru cần có một hệ thống kĩ thuật mạnh mẽ bổ
trợ phía sau. Chính vì vậy, yếu tố công nghệ trong môi trường vĩ mô được coi là yếu tố cực kỳ
quan trọng với doanh nghiệp.
Công nghệ ngày một phát triển, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế, việc du nhập công
nghệ từ các nước phát triển hơn như Mỹ, Nhật bản, Singapore,... đã trở thành việc phổ biến. Và
đó cũng là lợi thế to lớn để Vimo có thể tận dụng tối đa.
Có thể nói, nền công nghệ phát triển là một nền tảng vững chắc để Vimo có thể ngày càng
phát triển và đưa tới người tiêu dùng nhiều dịch vụ tiện ích hơn nữa. Chính vì vậy mà công ty đã
luôn tìm tòi và đưa ra các biện pháp để nâng cao công nghệ trong hệ thống công ty. Và đồng thời
tổ chức nghiên cứu và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của công ty để hiểu hơn về nền
công nghệ trong lĩnh vực hoạt động của công ty.
2.1.1.2 Kinh tế
Nhân tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Vimo. Nó tác động qua
các nhân tố như: Lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp,... Có thể nói, nền

kinh tế chứa đựng những cơ hội và các đe dọa tiềm tàng đến với doanh nghiệp. Đặc biệt là với
các doanh nghiệp liên quan đến dòng tiền như công ty Vimo.
Cụ thể như tình hình lạm phát biến động dẫn tới sự mất cân bằng của tiền tệ trên thị trường
và yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thu và chi của Vimo - một công ty sử dụng
dòng tiền để hoạt động.
Hay sự biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái,.. cũng tác động đến khối lượng tiền lưu
thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng, khích lệ hay hạn chế huy động vốn và đặc biệt tạo thuận lợi
hay khó khăn lớn cho các hoạt động của ngân hàng.
Nền kinh tế phát triển không những ở những thành phố lớn mà đã lan dần về các tỉnh lẻ.
Con người đã có nhận thức hơn về các dịch vụ tiện ích. Chính vì vậy, công ty đã mở rộng địa bàn
kinh doanh ra tất cả 36 tỉnh thành trên cả nước để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách


tối đa nhất. Đặc biệt, các nhân tố trong môi trường kinh tế luôn chi phối đến các hoạt động của
công ty như sự thay đổi của lãi suất, tiền tệ, thu nhập của người dân, lạm phát,... Công ty phải
liên tục đưa ra các chiến lược, các kế hoạch chi tiết để ứng phó và tạo lợi thế lớn nhất cho doanh
nghiệp.
Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam có thể nói là một đòn bẩy quan trọng để công ty có thể
ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ.
2.1.1.3 Luật pháp – Quản lý nhà nước
Các nhân tố thuộc môi trường Luật pháp và quản lý nhà nước tác động mạnh mẽ đến việc
hình thành, khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện tốt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Ổn
định chính trị được coi là tiền đề quan trọng cho các hoạt động kinh doanh cả doanh nghiệp. Nền
chính trị và luật pháp thay đổi có thể gây ảnh hưởng có lợi hoặc kìm hãm sự phát triển của một
doanh nghiệp nào đó. Với những hệ thống pháp luật hoàn thiện và quản lý nhà nước chặt chẽ hay
lỏng lẻo sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hay khó khăn cho công ty Vimo.
Đặc biệt, Vimo là một trong số ít các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam cung cấp các
dịch vụ như Ví điện tử Vimo, thanh toán trả góp và QR - Code. Những dịch vụ này đã xuất hiện
từ những thập kỉ trước trên thế giới, nhưng du nhập vào Việt Nam các đây vài năm. Chính vì vậy
mà bộ luật, các nghị định về các lĩnh vực này như Nghị định về thanh toán không dùng tiền

mặt,... ở Việt Nam còn chưa được chặt chẽ và chi tiết. Điều này cũng đã gây những trở ngại cho
Vimo trong hoạt động bảo vệ thương hiệu cũng như các hoạt động khác trên thị trường.
Nhận biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về Luật pháp và quản lý nhà nước tới
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vimo đã nghiên cứu kỹ lưỡng yếu tố luật pháp và quản
lý nhà nước của Việt Nam và đưa ra các chiến lược, các phương án cụ thể cho từng hoạt động
của công ty.
2.1.1.4. Nhân khẩu học
Xét về các nhân tố tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của công ty, nhân khẩu học được
xem là nhóm nhân tố quan trọng mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng phải quan tâm. Vì nhóm yếu tố
này tạo ra hai điểm quan trọng nhất của công ty, đó là nguồn lực và tập khách hàng cho doanh
nghiệp. Nhân khẩu học là bao gồm các vấn đề như quy mô, mật độ, phân bố dân cư, nghề
nghiệp, tuổi tác, tôn giáo, giới tính,...
Cụ thể như, về quy mô và tốc độ tăng dân số, thông thường quy mô và mật độ dân số ở địa
phương nào càng lớn thì báo hiệu đó là một thị trường lớn. Điều đó hấp dẫn mọi doanh nghiệp
muốn kinh doanh tại thị trường này. Hay các yếu tố khác như nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính,..
đều tác động trực tiếp đến nhận thức và khả năng mua sắm của người tiêu dùng.
Chính vì vậy, muốn phát triển lớn mạnh, công ty phải đầu tư nghiên cứu nhóm nhân tố này để
kịp thời đưa ra những chiến lược phù hợp với từng mục tiêu cụ thể.
Sự biến động của nhóm nhân tố nhân khẩu học vừa tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với
Vimo. Công ty hướng đến những thị trường đông dân cư, hoạt động mua bán mạnh, nhu cầu sử
dụng dịch vụ để phát triển thương hiệu của mình hơn. Vì thế, Vimo chủ yếu dựa vào các thông
tin mà nhóm nhân khẩu học mang đến để xác định thị trường mục tiêu, nghiên cứu khách hàng
và xác định chiến lược cũng như cải thiện dịch vụ của công ty để phù hợp hơn với thị hiếu của
người tiêu dùng.
2.1.1.5 Văn Hóa –Xã Hội
Trước tiên, ta phải hiểu văn hóa- xã hội là nguyên nhân cơ bản nhất và là đâu tiên dẫn dắt hành
vi của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Trong lĩnh vực kinh doanh, có thể nói
đây được xem là văn hóa tiêu dùng. Cách tiêu dùng, sự cảm nhận về các giá trị khác nhau, sự thể



hiện đẳng cấp trong cách chi tiêu cũng khác nhau,... đều có nguồn gốc sâu xa từ yếu tố văn hóa xã hội.
Đối với Vimo, rào cản lớn nhất với người tiêu dùng Việt Nam là thói quen trong tiêu dùng. Từ
xưa đến nay, người tiêu dùng VIệt Nam có thói quen thanh toán bằng tiền mặt và “ăn chắc mặc
bền” nên các thiết bị điện tử liên quan đến thanh toán không tiền mặt không được phổ biến và
được yêu thích trên thị trường. Điều đó đã ảnh hưởng và mất khá nhiều thời gian để thay đổi
nhận thức của người tiêu dùng. Và đó là thách thức của yếu tố văn hóa - xã hội đối với công ty.
Nhưng ngày nay, công nghệ ngày một phát triển và nhận thức người tiêu dùng ngày càng tăng và
mở ra rất nhiều cơ hội dành cho Vimo.
Để phát triển đến ngày hôm nay, công ty CP công nghệ Vi Mô đã không ngừng nghiên cứu về
các yếu tố văn hóa - xã hội của người tiêu dùng Việt Nam. Từ đó nhận biết được nhu cầu tiêu
dùng, thị hiếu tiêu dùng của người dân như thế nào để đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp
và các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Có thể nói, yếu tố Văn hóa - Xã hội là yếu tố sâu xa hình thành nên mục tiêu của doanh nghiệp
và yếu tố này thay đổi liên tục. Vì thế, công ty cũng phải liên tục đưa ra các biện pháp trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng và kích thích được những nhu cầu tiềm tàng của
người tiêu dùng.
2.1.2. Môi trường ngành
2.1.2.1. Đối tác
Với mục tiêu kinh doanh là cung cấp các dịch vụ trong thanh toán và các dịch vụ hỗ trợ tài chính
tốt nhất cho khách hàng. Vimo đã hợp tác với các ngân hàng, các cửa hàng,... để cung ứng dịch
vụ của mình đến với người tiêu dùng. Cụ thể như:
●Với các dịch vụ trong thanh toán trả góp thẻ tín dụng: Vimo đã hợp tác với 20 ngân hàng
lớn tại Việt Nam như: CitiBank, VIB, TPBank, Techcombank, Vietcombank, BIDV, SHB,
VPBank, Sacombank, HSBC, Maritime Bank, Shinhan Bank, ANZ, Standard Chartered, OCB,
Sacombank, SeABank, Kiên Long Bank, Eximbank, FE Credit. Bên cạnh đó, Vimo đã hợp tác
rất nhiều cửa hàng cung cấp các sản phẩm có giá trị cao như thiết bị điện máy, điện lạnh, điện
thoại di động,... trên 36 tỉnh thành cả nước
●Với dịch vụ Ví điện tử thì đối tác của Vimo chính là người tiêu dùng.
●Với dịch vụ thanh toán bằng QR-Code, Vimo đồng hợp tác cùng với 15 ngân hàng:
VietinBank, Vietcombank, Agribank, SHB, ASBank, VPBank, Maritime Bank, TVC, NCB, VIB,

SCB, TPBank, European Investment Bank, NAB.
Hiện nay, Vimo đang không ngừng mở rộng quan hệ đối tác với các bên liên quan để ngày càng
phát triển thương hiệu của mình hơn.
2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Công ty cổ phần công nghệ Vimo là một công ty tiềm năng, cung cấp các dịch vụ trong thanh
toán như ví điện tử, trả góp thẻ tín dụng, QR - Code. Nhưng với thị trường “màu mỡ” như Việt
Nam, Vimo đã gặp phải những đối thủ lớn như Ví điện tử Momo,Viettel Pay, VTC Pay, Ngân
Lượng, MPOS,.. các dịch vụ khác như FE Credit, Home Credit,... và một số ngân hàng cung cấp
một trong các dịch vụ của công ty. Với lượng đối thủ khá mạnh, Vimo đã không ngững làm khác
biệt dịch vụ của mình bằng những tính năng vượt trội so với những đối thủ cạnh tranh.
2.2. Thực trạng marketing của công ty
2.2.1. Đặc điểm thị trường ,khách hàng và các yếu tố nội bộ của công ty
2.2.1.1. Đặc điểm thị trường và khách hàng mục tiêu của công ty
● Thị trường


Hiện nay thị trường cung cấp các dịch vụ thanh toán luôn thay đổi và Vimo phải luôn theo sát
những cái sự thay đổi đó để có những chiến lược, kế hoạch phù hợp và nhanh nhạy.
Với mục tiêu dẫn đầu thị trường về lĩnh vực cung cấp dịch vụ trong thanh toán, Vimo đang
không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp ba miền của Việt Nam: miền Bắc (Hà Nội,
Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh,..), miền Trung (Đà Nẵng, Huế,...) và miền Nam ( Hồ Chí
Minh, Nha Trang, Cần Thơ,.). Thị trường mà doanh nghiệp hướng đến chủ yếu là những tỉnh lớn,
tập trung dân cư đông và có tiềm năng tiêu thụ hàng hóa cao. Đây được coi là những “miếng
bánh ngon” mà doanh nghiệp nào cũng muốn khai thác. Chính vì vậy, tại thị trường chủ yếu này,
Vimo có lượng đối thủ cạnh tranh lớn. Để tồn tại và phát triển lớn mạnh, Vimo phải liên tục nâng
cao chất lượng dịch vụ để thân thiện và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và khó tính của khách
hàng.
● Khách hàng mục tiêu
Việc lựa chọn khách hàng mục tiêu và mô tả chi tiết tập khách hàng mục tiêu rất quan trọng, vì
đây chính là chìa khóa để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.

Với mục tiêu cung cấp dịch vụ thanh toán cho người tiêu dùng, Vimo đã chọn những tỉnh lớn để
mở rộng thương hiệu. Tại những tỉnh lớn đều có mật độ dân cư đông đúc và cũng là địa điểm có
tập khách hàng mục tiêu lớn nhất của công ty. Khách hàng mà công ty hướng đến là tập khách
hàng có mức thu nhập trung bình trở lên, thích sự tiện lợi. Đặc biệt là các bạn trẻ có khả năng áp
dụng và ưa thích các dịch vụ mới. Dân số Việt Nam khá trẻ và cũng không ngại sự thay đổi, trải
nghiệm những công nghệ mới thú vị và tiện lợi hơn, kèm theo đó là thói quen mua hàng online
tăng mạnh tạo cơ hội cho ví điện tử phát triển mạnh. Chính vì vậy tập khách hàng của Vimo ngày
càng được mở rộng và có chiều sâu hơn.
Vimo đã không ngững nghiên cứu thị trường và nhu cầu tiêu dùng để vạch ra sẵn tập khách hàng
mục tiêu và từ đó có những chiến lược cụ thể cho từng tập khách hàng của công ty.
2.2.1.2. Các yếu tố nội bộ của công ty
● Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng vững chắc quyết định sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Vimo đã mang đến một sự khác biệt về văn hóa ngay trong chính doanh nghiệp.
Công ty Vimo đã tạo ra môi trường làm việc trẻ, hiện đại, cởi mở và văn minh cho toàn bộ hệ
thống. Trong đó, những mối quan hệ như lãnh đạo với nhân viên, giữa các nhân viên với nhau
đều có sự ứng xử văn minh, lịch sự, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Chính điều đó đã tạo nên môi
trường làm việc vô cùng thỏa mái tại Vimo. Văn hóa doanh nghiệp được nâng cao sẽ thúc đẩy
năng suất làm việc tích cực của nhân viên. Các nhân viên luôn có ý thức trong thời gian làm việc,
tác phong công việc chuẩn đạo đức và chuẩn mực theo yêu cầu của lãnh đạo.
Bên cạnh đó, Vimo còn tổ chức những buổi liên hoan công ty theo tháng, theo quý và năm. Luôn
có những quyết định khen thưởng và động viên cho nhân viên đạt thành tích xuất sắc.
● Con Người
Con người là vốn quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng và yếu tố quan trọng nhất trong
doanh nghiệp. Chính vì vậy mà Vimo đã có những chiến lược tiếp cận mới về việc tuyển dụng và
sử dụng lao động. Đặc biệt, Vimo là một công ty chuyên về lĩnh vực thương mại điện tử nên yêu
cầu về nhân sự luôn được chú trọng và được đầu tư kỹ lưỡng.
Yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh của công ty luôn đổi mới, vì vậy, Vimo đã tổ chức
những buổi đào tạo nhân viên và những buổi chia sẻ kinh nghiệm trọng nội bộ doanh nghiệp. Để
nhân viên được nâng cao tay nghề và học hỏi được những kinh nghiệm mới, áp dụng vào hoạt

động của doanh nghiệp.
● Mục tiêu marketing và mục tiêu quản trị thương hiệu của công ty


Trở thành một trong những doanh nghiệp lớn mạnh và phát triển với tất cả các dịch vụ đã cung
cấp đến người tiêu dùng.
+ Mở rộng thị trường ra tất cả các tỉnh thành trên cả nước và tiến xa hơn nữa, đưa thương
hiệu của công ty ra với thị trường nước ngoài.
+ Tạo dựng hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, nhất là tập khách hàng
mục tiêu của doanh nghiệp
+ Thực hiện tốt hơn nữa quá trình đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng hoạt động phát
triển đa dạng các sản phẩm tài chính dựa trên nền tảng công nghệ di động.
+ Phát triển và đẩy mạnh xu thế sử dụng dịch vụ tài chính trên các thiết bị di động trong
quá trình thanh toán và mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng qua từng gói dịch vụ của Vimo.
2.2.2. Thực trạng nghiên cứu và phân tích Marketing, chiến lược marketing thương hiệu của
DN
2.2.2.1. Thực trạng nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin
● Thực trạng nghiên cứu
Hoạt động nghiên cứu marketing tại Vimo là hoạt động nghiên cứu thị trường và nhu cầu của
người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ thanh toán không tiền mặt và dịch vụ hỗ trợ tài chính hiện
nay. Xác định tập khách hàng mục tiêu mà công ty muốn hướng tới và phân tích tất cả các nhân
tố xuất hiện trong môi trường vĩ mô và môi trường ngành. Với mục đích đưa ra các chiến lược và
chính sách doanh nghiệp phù hợp để đạt được những mục tiêu mà công ty đã đề ra.
● Thu thập thông tin
Vimo đã thực hiện hoạt động nghiên cứu marketing trên thị trường. Tiến hành sử dụng các
phương pháp để thu thập thông tin về nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng về các loại
hình dịch vụ mà Vimo cung cấp. Công ty áp dụng hai hình thức thu thập thông tin chủ yếu là thứ
cấp và sơ cấp:
+ Dữ liệu thứ cấp: Do lĩnh vực mà công ty kinh doanh thuộc loại lĩnh vực mới với người
tiêu dùng Việt Nam. Vì thế, công ty phải dựa trên những nguồn thông tin đã có sẵn trên thị

trường, chủ yếu qua các Website uy tín, tivi, internet, những thông tin đã nghiên cứu sẵn về thị
trường các mặt hàng dịch vụ tại Việt Nam. Bên cạnh đó là việc thu thập dữ liệu của các đối thủ
cạnh tranh lớn như Ngân Lượng, Mposs,...
+ Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được Vimo bằng hai phương tiện chính là: Online và
Offline. Thu thập thông tin qua kênh online chủ yếu là khảo sát trên các trang mạng xã hội như
Google, facebook, email marketing,... Bằng phương tiện thu thập thông tin online, Vimo được
tiếp cận với tập khách hàng mục tiêu một cách chính xác và quy mô được mở rộng hơn.
Còn về phương pháp thu thập thông tin qua kênh offline, Vimo đã lên kết với rất nhiều ngân
hàng lớn và các cửa hàng trên khắp các tỉnh thành. Từ đó, công ty có thể thu thập lại những
thông tin về từng loại nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng thông qua các bản khảo sát tại ngân
hàng và cửa hàng về dịch vụ trong thanh toán.
● Phân tích thông tin sau khi thu thập thông tin của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung
ứng
Khi Vimo thu thập được các thông tin về khách hàng từ hai kênh chính offline và online. Công ty
tiến hành phân loại các thông tin ra thành từng mục khác nhau và tiến hành phân tích từng mảng
một để xác định được chính xác nhu cầu của khách hàng và tình hình, xu thế của thị trường và
đối thủ cạnh tranh.


Sau khi bộ phận tiếp nhận thông tin và phân tích từng yếu tố, bộ phận marketing sẽ dựa trên kết
quả thu được để đề xuất ra các chiến lược cũng như giải pháp cụ thể để đưa đến các bộ phận
khác trong công ty để triển khai.
2.2.2.2. Thực trạng chương trình và chiến lược marketing tại công ty
● Phân đoạn thị trường
Công ty Vimo sau khi phân tích các thông tin vừa mới thu thập được, lập tức tiến hành phân
đoạn thị trường để áp dụng các chiến lược được hiệu quả. Công ty xác định được tập khách hàng
mục tiêu, sau đó phân chia thành từng nhóm nhỏ hơn dựa trên các tiêu thức như địa dư địa lý
(thành phố - nông thôn), nhân khẩu học (độ tuổi, thu nhập,..), tâm lý học (cách thức tiêu dùng,
nhận thức với các dịch vụ,...) và các tiêu thức hành vi khác đối với các dịch vụ của Vimo.
● Lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu mà Vimo hướng đến thị trường có tập khách hàng có khả năng áp dụng và
thích sử các dịch vụ thanh toán trên các thiết bị di động và những khách hàng có nhu cầu mua
sắm cao. Vì vậy, Vimo đã lựa chọn đoạn thị trường là khách hàng cá nhân là chủ yếu.
● Định vị trên thị trường mục tiêu sản phẩm thương hiệu của công ty
Công ty Vimo đang ngày càng nỗ lực để làm mới và thiết kế dịch vụ có thêm các đặc tính khác
biệt đến người tiêu dùng và làm lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Để định vị dịch vụ của công ty
trên thị trường, Vimo đã cung cấp ra thị trường dịch vụ có giá trị lớn và khác biệt hơn cho khách
hàng trong các lĩnh vực ví điện tử, thanh toán trả góp hay QR-Code. Bên cạnh đó, đi kèm với
chất lượng dịch vụ tốt, nhân viên năng lực tốt, giao tiếp và ứng xử lịch sự, thân thiện với khách
hàng.
Đặc biệt, Vimo đang ngày càng mở rộng đối tác với nhiều ngân hàng và các cửa hàng trên khắp
cả nước để ngày càng phát triển thương hiệu của công ty.
● Khái quát về marketing hỗn hợp
- Dịch vụ:
+ Ví điện tử
+ Trả góp thẻ tín dụng
+ QR-Code
- Giá: Theo từng loại dịch vụ, Vimo đưa ra nhiều mức phí khác nhau. Mức phí mà Vimo đưa ra
khi khách hàng sử dụng dịch vụ đều là mức phí phù hợp và tương đối so với các đối thủ cạnh
tranh. Thậm chí, mức phí này còn linh hoạt để mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng mà vẫn đạt
được mục tiêu mà công ty đề ra
- Phân phối:
Công ty Vimo chủ yếu phân phối dịch vụ ví điện tử và QR-Code đến tận tay người tiêu
dùng thông qua các thiết bị di động. Riêng có lĩnh vực trả góp thẻ tín dụng, Vimo phân phối dịch
vụ này qua các cửa hàng cung cấp các sản phẩm có giá trị cao như điện thoại, điện máy, nhạc
cụ,... Để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ trả góp thẻ tín dụng khi mua sắm với hóa đơn trên 3
triệu đồng.
- Xúc tiến:
Vimo là một trong số ít công ty hoạt động về lĩnh vực cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử tại thị
trường Việt Nam. Chính vì vậy, không chỉ riêng Vimo mà các doanh nghiệp khác trong ngành

cũng đầu tư khá mạnh tay cho mảng xúc tiến của công ty. Công ty đã tận dụng tất cả các phương
tiện truyền thông online và offline để tiếp cận cũng như thu hút được tập khách hàng mục tiêu
chú ý và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
2.3. Thực Trạng hoạt động marketing thương mại của công ty
2.3.1. Thực trạng về mặt hàng kinh doanh của công ty


● Danh mục các loại dịch vụ của công ty

Bảng 2: Danh mục mặt hàng công ty và phần trăm doanh số mặt hang
STT

Danh mục dịch vụ

1

Ví điện tử Vimo: Bao gồm các dịch vụ: nạp tiền điện thoại, mua thẻ

2

Trả góp thẻ tín dụng

3

QR - Code

● Hoạt Động R&D của công ty
Do đặc thù ngành và quy mô của công ty, Vimo rất chú trọng đến hoạt động “Nghiên cứu và phát
triển” dịch vụ (hoạt động R&D) của công ty. Công ty đang ngày càng phát triển công nghệ trong
doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới để cải tiến những dịch vụ cũ và ứng dụng ngay

vào hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù ngành dịch vụ trong thanh toán này đòi hỏi trình
độ và còn khá mới . Chính vì vậy, Vimo liên tục đầu tư hội nhập công nghệ phát triển từ các
nước trên thế giới, đồng thời, đào tạo lực lượng nhân viên để góp phần đem lại năng suất - hiệu
quả hơn cho doanh nghiệp.
● Dịch vụ khách hàng
Vì các dịch vụ mà công ty cung cấp trên thị trường Việt Nam còn khá mới và điều đó gây ra
những trở ngại nhất định cho doanh nghiệp về các dịch vụ khách hàng. Để giải đáp tất cả những
thắc mắc trong vấn đề sử dụng dịch vụ của khách hàng và chăm sóc khách hàng, Vimo đã lập ra
những bộ phận quan trọng trong công ty như phòng quan hệ đối tác hay phòng chăm sóc khách
hàng. Với mục đích là chiếm được thiện cảm của khách hàng và xây dựng thương hiệu trên thị
trường vững chắc hơn.
2.3.2. Thực trạng về giá mặt hàng của công ty
Thực tế là các sản phẩm dịch vụ tại các công ty công nghệ không có sư khác biệt nhiều, phần lớn
là giống nhau vì các tiện ích đem lại cho người sử dụng gần như nhau. Chính vì thế, Vimo đang
áp dụng các mức giá linh hoạt cho từng sản phẩm dịch vụ khác nhau.
Cụ thể như một số mức giá của Ví điện tử Vimo:


Bảng 3: Phí của một số dịch vụ trong Ví điện tử Vimo
Dịch vụ
Chuyển tiền

Nạp tiền vào ví Vimo

Phí (đơn vị: đồng)
Qua điện thoại

1.000

Qua thẻ Visa, thẻ ATM


Từ 10.000

Qua số tài khoản ngân hàng

Từ 1.100

Thẻ ATM ngân hàng

Từ 1.100 ( Phí: 0.55%)

Chuyển khoản ngân hàng

Phí theo từng ngân hàng
(Nguồn: App Ví điện tử Vimo)

Ngoài ra, Ví điện tử Vimo còn bao gồm các dịch vụ nạp thẻ điện thoại (chiết khấu 1,5-5%), Mã
thẻ game (chiết khấu 3%),...
Đặc biệt với dịch vụ trả góp thẻ tín dụng, Vimo định giá theo số tiền mà khách hàng muốn trả
góp và theo lãi suất ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng để đưa ra những mức phí xác định cho
khách hàng.
• Căn cứ định giá: Hiện tại, Vimo chưa có quy trình để định giá chuẩn cho các dịch vụ của
công ty. Các mức giá chủ yếu được xác định cho từng loại dịch vụ dựa trên việc xem xét:
- Chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ đó trên thị trường.
- Khách hàng mục tiêu mà sản phẩm dịch vụ đó phục vụ (thông thường, Vimo sẽ nghiên
cứu về mức thu nhập của tập khách hàng mục tiêu và đây cũng là tiêu chí để phân đoạn thị
trường mục tiêu của công ty)
- Mức giá của đối thủ cạnh tranh khác trong ngành đang áp dụng.
• Phương pháp định giá
Các mức giá dành cho từng dịch vụ được tính dựa trên cơ sở định giá dựa trên chi phí và

định giá dựa trên cạnh tranh
• Định giá cộng chi phí: Theo phương pháp này, giá được tính dựa trên công thức:
Giá dịch vụ = Chi phí tạo ra 1 đơn vị dịch vụ + 1 khoản lợi nhuận trên từng dịch vụ
Trong đó: Chi phí của Vimo bao gồm chi phí duy trì vật chất, chi phí dành cho nhân viên,
chi phí đầu tư cho marketing,... chiếm 80% giá. Và Lợi nhuận từng dịch vụ chiếm 20%
giá.

Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh: theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ xem xét
mức giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, rồi định một mức giá phù hợp với tình hình của
thị trường. Đối thủ cạnh tranh cụ thể là các công ty cung cấp dịch vụ trong thanh toán
như Ngân Lượng, Momo, Mposs, Viettel Pay,... Đây cũng là phương pháp chủ yếu mà
Vimo sử dụng để định giá sản phẩm.
• Chiến lược phân biệt giá
Công ty thực hiện các chiến lược giá hết sức linh động và phù hợp với từng tập đối tượng
khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Bởi vì, công ty hiện tại có nhiều dịch vụ lẻ, nhỏ
và những dịch vụ này phục vụ nhiều tập khách hàng khác nhau. Hơn nữa, trong ngành


cung cấp dịch vụ, giá cả luôn là yếu tố mà khách hàng đem ra so sánh để lựa chọn. Vì
vậy, Vimo đã liên tục đối mới chính sách giá để phù hợp hơn với thị trường.
Đối với những khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Vimo theo từng mốc thời gian, công ty
đều đưa ra những chính sách chiết giá hay ưu đãi về dịch vụ.
2.3.3. Thực trạng về phân phối mặt hàng của công ty
Đối với mặt hàng dịch vụ của Vimo, quá trình phân phối là sự kết hợp giữa công ty với các cửa
hàng trung gian và khách hàng trong việc thực hiện dịch vụ với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ
thuật. Vimo sử dụng hai kênh phân phối chính cho các dịch vụ của mình:
- Kênh trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng: Áp dụng cho sản phẩm
dịch vụ Ví điện tử Vimo. Do quá trình phân phối và tiêu dùng của dịch vụ diễn ra đồng thời và là
một quá trình liên tục không thể tách rời. Chính vì vậy cần phải có sự tiếp xúc trực tiếp giữa
công ty và khách hàng. Vimo đã sử dụng các phương tiện truyền thông như các trang mạng xã

hội, trang website công ty,... để đưa trực tiếp sản phẩm dịch vụ của mình đến tận tay người tiêu
dùng.
- Kênh gián tiếp qua các hệ thống cửa hàng có liên kết với Vimo: Vimo áp dụng kênh
phân phối này cho dịch vụ trả góp qua thẻ tín dụng và QR-Code. Tiếp cận khách hàng chủ yếu
qua chương trình trả góp thẻ tín dụng và thanh toán không tiền mặt tại các cửa hàng. Hiện nay,
Vimo đã hợp tác với hàng trăm cửa hàng trên 36 tỉnh thành trên cả nước. Nhưng, kênh phát triển
nhất tại các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,... Với mục tiêu phát triển
thương hiệu, Vimo đang ngày càng mở rộng các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp để đưa
dịch vụ đến tận tay người sử dụng.
Vimo đã đầu tư khá mạnh cho hoạt động phân phối dịch vụ của công ty. Chính vì vậy,
những năm gần đây, Vimo đạt được nhiều thành tựu về phát triển thương hiệu và doanh thu,..
Bên cạnh đó, Vimo vẫn gặp những rào cản nhất định như là về nhận thức của người tiêu dùng với
sản phẩm dịch vụ của mình và sự ảnh hưởng của công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật.
2.3.4. Thực trạng về xúc tiến thương mại / truyền thông marketing của công ty
● Mục tiêu và phương pháp xác lập ngân sách hoạt động xúc tiến thương mại / truyền thông
marketing của công ty.
Xúc tiến thương mại là vấn đề cốt lõi để thực hiện các chiến lược và chương trình marketing.
Vimo đã vận dụng tất cả các công cụ xúc tiến để người tiêu dùng trên thị trường biết rằng mặt
hàng dịch vụ của công ty là gì? Có những tính năng vượt trội nào? Sử dụng như thế nào? Lợi ích
khi sử dụng các dịch vụ? Và mục tiêu cuối cùng là phát triển thương hiệu và tăng doanh thu.
Công cụ xúc tiến thương mại mà Vimo hướng đến là tập khách hàng mục tiêu. Công ty hoạch
định ra tập khách hàng nhận tin là giới trẻ, thích cái mới, thích trải nghiệm công nghệ, thích sự
tiện lợi,... Dựa vào tập khách hàng nhận tin, xác lập quy mô, tình hình tài chính của công ty để
đưa ra phương pháp xác lập ngân sách cho hoạt động xúc tiến. Trước tiên, công ty đưa ra quyết
định thiết lập tổng ngân quỹ xúc tiến thương mại và phân chia ngân quỹ cho các công cụ
Vimo thường quyết định ngân sách xúc tiến thương mại theo 4 phương pháp thông dụng sau :
+Phương pháp tùy khả năng .
+Phương pháp % trên mức doanh số.
+Phương pháp ngang bằng cạnh tranh.
+Phương pháp xác lập mục tiêu và nhiệm vụ.

● Thực trạng xác lập mục tiêu, ngân sách phân bổ và nội dung, thông điệp cho từng công cụ
XTTM.
- Quảng cáo: mục tiêu của công cụ quảng cáo chính là truyền thông và tạo ra nhận thức về
thương hiệu cho người tiêu dùng, duy trì nhận thức, duy trì lòng trung thành và tăng sự yêu thích


thương hiệu của người tiêu dùng. Trước hết là khách hàng mục tiêu hiện tại, sau là định vị
thương hiệu trên thị trường. Ngân sách mà Vimo phânn bổ cho công cụ này là cao nhất, chiếm
60% tổng ngân sách chi cho hoạt động xúc tiến. Và sử dụng các công cụ trong quảng cáo như:
quảng cáo trực tiếp thông qua các trang web chính của công ty, qua các đối tác liên kết với Vimo,
qua các trang mạng xã hội,...
- Quan hệ công chúng: Đây chính là một công cụ xúc tiến tạo sự uy tín và phát triển
thương hiệu nhất cho công ty. Mục đích mà Vimo đặt ra khi thực hiện công cụ này là để tăng sự
hiểu biết, tăng sự quan tâm, tăng sự gần gũi và giá trị của doanh nghiệp, đồng thời nhận thức tích
cực và trung thành với nhãn hiệu của người tiêu dùng. Ngân sách cho hoạt động này là 20% tổng
ngân sách xúc tiến. Vimo thực hiện quan hệ công chúng chủ yếu qua các hoạt động tài trợ, từ
thiện, sự kiện và các chương trình phi lợi nhuận khác để mang lại hiệu quả trong quá trình gây
dựng thương hiệu.
- Marketing trực tiếp: Vimo ứng dụng công cụ marketing trực tiếp đến từng đối tượng
khách hàng cụ thể. Chủ yếu thông qua thư gửi trực tiếp cho khách hàng, gọi điện trực tiếp,
Email, khảo sát khách hàng trực tiếp, quảng cáo tại các cửa hàng liên kết với Vimo,.. Công cụ
xúc tiến này chiếm khoảng 20% trên tổng ngân sách xúc tiến của công ty.
2.3.5. Thực trạng về vấn đề nhân sự của công ty
Có thể nói, để đạt được thành công và phát triển bền vững như ngày hôm nay thì Vimo đã không
ngừng đầu tư về nhân sự. Công ty chú trọng vào việc tuyển chọn, đào tạo, tạo động lực và quản
lý con người,... và xem đó là yếu tố lớn nhất dẫn tới sự thành công của marketing dịch vụ.
Vimo đã chú trọng trong việc thu hút các nhân viên vào quá trình hình thành dịch vụ mới, đồng
thời là phương thức tổ chức và môi trường vật chất của dịch vụ. Điều này đòi hỏi các nhân viên
phải đạt được tiêu chuẩn trình độ nhất định và công tác tổ chức quản lý thực hiện phải tốt.
Đồng thời, Vimo có môi trường văn hóa doanh nghiệp cực tốt và mọi nhân viên trong công ty

đều làm việc thỏa mái để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động. Vimo tuân thủ 8 giá trị
là kim chỉ nan trong mọi hoạt động:
●Đề cao giá trị tinh thần và sức mạnh của tập thể.
●Đề cao tinh thần đồng đội, sẻ chia và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
●Không ngừng sáng tạo và đam mê công nghệ.
●Đề cao tinh thần tự học hỏi và cùng chia sẻ kiến thức giữa các thành viên.
●Luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm.
●Luôn năng động, không ngừng đổi mới.
●Nhân viên Vimo luôn làm chủ được chính mình, tham gia làm chủ Công ty & làm chủ
lĩnh vực Thương mại điện tử tại Việt Nam.
●Thực hiện các giá trị: Sáng tạo, minh bạch, sáng suốt
●Trung thành, Trung thực, Trung kiên
Nhờ đó, Vimo đã không ngừng phát triển vững chắc và tạo lập thương hiệu thành công cho ngày
hôm nay. Bên cạnh đó, công ty đưa ra những chế độ phúc lợi như lương, thưởng để động viên,
khuyến khích và thúc đẩy nhân viên nỗ lực hơn trong công việc. Ngoài ra, công ty còn trang bị
thêm những phòng giải trí dành cho mọi người như: Quầy Bar phục vụ trà, café, cocktai miễn
phí; bàn chơi bi-a; bàn chơi bi lắc; mini – golf; phòng tập gym, boxing; … giúp mọi người có thể
giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi.
2.3.6. Thực trạng về quy trình cung ứng của công ty
Vimo đang hướng tới việc chuẩn hóa quy trình theo hướng đơn giản hóa, hoàn toàn tự động từ sự
hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin. Với sự phát triển không ngừng của thời đại, số lượng
khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty ngày càng tăng và mức độ kỳ vọng


về dịch vụ cũng tăng không ngừng. Vì vậy, Vimo đã tăng cường hiệu quả của toàn bộ hệ thống
nghiệp vụ để nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh hơn. Có khá nhiều các
yếu tố vĩ mô và vi mô ngoài doanh nghiệp tác động và kìm hãm hoạt động phát triển quy trình
cung ứng của công ty. Điều đó tạo ra rào cản và Vimo đang tìm ra những phương hướng phát
triển để hoàn thiện quy trình cung ứng hơn.
2.3.7. Thực trạng về cơ sở hạ tầng của công ty

Dịch vụ thương mại là loại hàng hóa vô hình, niềm tin của khách hàng về dịch vụ và thương hiệu
dựa chủ yếu vào uy tín và trang thiết bị của công ty. Nó có thể mang lại giá trị cảm nhận về dịch
vụ, sự đánh giá thương hiệu, về chất lượng dịch vụ trong tâm trí của khách hàng. Vì vậy, Vimo
đã phân ra thành ba mảng chính về cơ sở hạ tầng:
- Phương tiện bên ngoài như các thiết kế bên ngoài công ty, phong cảnh, các chỉ dẫn, môi
trường xung quanh hay bãi đỗ xe,...
- Phương tiện bên trong như các bài trí, bố trí không gian làm việc của Vimo, máy móc,
thiết bị, thiết kế phòng ốc, thiết bị ánh sáng, nhiệt độ, các thiết bị sử dụng trong giải trí thư giãn
tại công ty,...
- Ngoài ra còn các vật dụng khác như danh thiếp, văn phòng phẩm, hóa đơn, đồng phục
nhân viên, Website,...
Mặc dù đầu tư khá mạnh về mảng cơ sở vật chất nhưng Vimo vẫn chưa đáp ứng được hết yêu
cầu còn tồn tại như hệ thống đường truyền tại một số địa bàn còn bị tắc nghẽn, gây ách tắc giao
dịch thanh toán, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật chưa hoàn chỉnh,... Những vấn đề này đang được
các bộ phận trong công ty nghiên cứu và đưa ra chiến lược, giải pháp cụ thể, tránh tình trạng gây
ra những hiệu quả đáng tiếc cho doanh nghiệp.
2.4. Thực trạng quản trị chất lượng của công ty
Đối với Vimo, hoạt động quản trị chất lượng là hoạt động phối hợp trong quản trị để định hướng
và kiểm soát các bộ phận trong công ty về chất lượng. Hoạt động quản trị chất lượng không chỉ
được thực hiện trong các khâu tạo ra dịch vụ mà còn được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực của
công ty. Để hoạt động quản trị chất lược của công ty được thực hiện hiệu quả, Vimo đã lên kế
hoạch cho từng loại hoạt động.
● Hoạt động hoạch định chất lượng tại công ty
Hoạch định chất lượng là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu , tác động quyết định tới toàn bộ
các hoạt động quản trị chất lượng của công ty. Vimo đã xác định mục tiêu, hình thành các chiến
lược tổng thể nhằm đạt được mục tiêu nhất định và đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động
để phối hợp các hoạt động trong tổ chức lại với nhau. Cụ thể như xác định các mục tiêu về dịch
vụ trong vấn đề phát triển dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, cải tiến quá trình,
liên tục cải tiến hệ thống, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất để phát triển lâu dài, bền vững.
Có thể nói, Vimo đã thông qua hoạt động chất lượng để nâng cao chất lượng và phát triển sản

phẩm. Giúp cho công ty chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường.
Nhân tố có sức ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm ở bên trong Vimo là con người và công
nghệ và bên ngoài công ty có thể là nhu cầu và mong đợi của khách hàng, đặc điểm và xu hướng
phát triển của sự tiến bộ khoa học công nghệ ,.... Kỹ năng của nhân viên kết hợp với công nghệ
kỹ thuật sẽ tạo ra được những dịch vụ cho công ty ở từng mức độ nhất định.
● Thực trạng kiểm soát chất lượng, đảm bảo và cải tiến chất lượng tại công ty
Công ty Vimo đã thực hiện kiểm soát chất lượng qua các phương tiện kỹ thuật, phương pháp
quản lý tiên tiến nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch, mục tiêu và yêu cầu mà công ty đã đề ra.
Nhưng công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ của Vimo còn gặp nhiều khó khăn do công ty bị
hạn chế về khả năng kiểm tra đánh giá chất lượng dịch vụ sau sản xuất. Đó là do đặc thù của


ngành sự diễn ra đồng thời về không gian, thời gian trong quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch
vụ. Do đó, để nâng cao quá trình kiểm soát chất lượng trong dịch vụ Vimo phải theo đuổi hoạt
động quản trị chất lượng từ đầu đến cuối dịch vụ.
Trên thực tế, các tiêu chuẩn chất lượng luôn không hoàn hảo, và điều kiện thực hiện lại thường
xuyên thay đổi. Do vậy, Vimo đã đua ra các chiến lược nhằm đảm bảo và cải tiến những hoạt
động về chất lượng để có thể đạt được những mục tiêu chất lượng đã đề ra. Đồng thời, đưa chất
lượng dịch vụ của công ty thích ứng với tình hình mới nhằm giảm khoảng cách giữa trông đợi
của khách hàng và thực tế chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mức cao hơn.
● Xây dựng/ áp dụng và duy trì hệ thống quản trị chất lượng tại công ty
Vimo đã đầu tư xây dựng và áp dụng, duy trì hệ thống quản trị chất lượng trên các bộ tiêu chuẩn
như ISO 9000 và TQM. Với mục đích cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt và cải thiện liên tục
quy trình để đạt hiệu quả và phát triển mạnh khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dịch
vụ. Vimo đã thông qua việc phân tích các thông tin phản hồi từ phía khách hàng, các thông tin
trên thị trường và các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ để áp dụng hệ thống quản trị phù hợp.
2.5. Thực trạng quản trị logistics của công ty
Logistics dịch vụ là hoạt động thu nhận, lập chương trình và quản trị các điều kiện cơ sở vật
chất, tài sản, con người và vật liệu hỗ trợ và duy trì cho quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Vimo chủ yếu tổ chức quản trị logistics ngay trong doanh nghiệp, bao gồm các

hoạt động như theo dõi dòng chảy thông tin, quản lý nguyên vật liệu và cả quản lý an ninh.
Về vấn đề vật liệu hỗ trợ quá trình hoạt động, Vimo nhập các thiết bị máy móc như máy tính,
máy in, các loại máy phân tích hiện đại,.... Những thiết bị vật chất này đều được chọn lựa kỹ
lưỡng, cải tiến liên tục nhằm phù hợp với hoạt động và môi trường trong công ty. Bên cạnh đó,
để phục vụ cho quá trình hoạt động được trơn chu, Vimo đầu tư chi phí để cung cấp các vật liệu,
cơ sở vật chất như văn phòng phẩm, điều hòa, bàn ghế các loại,...
Thực hiện quản trị dòng chảy vật chất bên trong doanh nghiệp, hiện đại hóa quản lý, trang thiết
bị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ đem lại sự sống còn cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà Vimo đã chú trọng, đầu tư cho vấn để Logistics của công ty.
3. Một số vấn đề cấp thiết của công ty và định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động marketing /thương hiệu/kinh doanh của công ty
3.1.1. Thành tựu
Hiện tại, Vimo là một trong những doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thanh toán hàng đầu Việt
Nam. Để được thành công như ngày hôm nay, Vimo đã đầu tư,phát triển những sản phẩm công
nghệ chất lượng hướng đến mục tiêu điện tử hóa và tiện lợi hóa cuộc sống cho người tiêu dùng.
Thành tựu nổi bật như:
- Sản phẩm Ví điện tử Vimo là một trong những ví điện tử hàng đầu Việt Nam, là thành viên
chính thức của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam. Với tính năng ưu việt của ví di động tiên phong hàng đầu Việt Nam, Vimo đem
đến cho khách hàng những tiện ích:Liên kết thẻ, Nạp, chuyển và rút tiền, Nạp tiền điện thoại,
Mua mã thẻ điện thoại và thẻ game, Thanh toán hóa đơn, Thanh toán vay tiêu dùng, Thanh toán
dư nợ thẻ Visa, Nạp tiền tài khoản giao thông VETC. Và đặc biệt hơn là hệ thống bảo mật của
Vimo đã được nhận chứng chỉ bảo mật toàn cầu PCI DSS (tiêu chuẩn bảo mật xác lập bởi Hội
đồng tiêu chuẩn Bảo mật, gồm các thành viên: Visa, Mastercard, American Express, Discover
Financial Services, JCB International)


- Dịch vụ thanh toán trả góp thẻ tín dụng Vimo: là dịch vụ trả góp hàng đầu mang đến nhiều lợi
ích và hỗ trợ tài chính cho khách hàng khi mua sắm với ưu đãi “7 không”. Ngoài ra, Vimo cũng
là thương hiệu mà số đông người tiêu dùng lựa chọn trả góp khi có nhu cầu.

Ngoài ra, Vimo luôn đạt được sự tăng trưởng doanh thu trong từng năm. Đặc biệt vào 3 năm gần
đây, công ty đã có sự phát triển vượt bậc trong việc phát triển thương hiệu so với các năm trước.
Công ty Vimo được xét vào một trong những doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp thành công
nhất và tạo ra môi trường văn hóa công ty lịch sự, văn minh.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được, Vimo còn mắc phải những hạn chế như sau:
- Về hoạt động marketing nói chung: Ngân sách, chiếc lược thực hiện cho marketing của Vimo
chưa được phân bổ và chú trọng nhiều trong hoạt động của công ty. Dẫn tới những vấn đề nâng
cao khả năng nhận biết và sử dụng sản phẩm còn thấp và bị hạn chế trong việc phát triển sản
phẩm dịch vụ với quy mô lớn.
- Về nghiên cứu thị trường: Mặc dù đầu tư mạnh mẽ, nhưng Vimo vẫn khá phụ thuộc vào công
nghệ bên ngoài thị trường và hoạt động phát triển, nghiên cứu, sáng tạo công nghệ trong doanh
nghiệp chưa cao.
- Về truyền thông: Với thị trường đa dạng về thương mại điện tử, Vimo gặp khó khăn trong vấn
đề là làm thế nào để người tiêu dùng biết đến thương hiệu, tin tưởng thương hiệu và sử dụng
thương hiệu,... Đó cũng là hạn chế lớn nhất và công ty đang có những hoạt động xây dựng và
phát triển thương hiệu của mình.
- Về quy mô: Hiện tại, quy mô của Vimo khá rộng, nhưng lại tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành
phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà nẵng,... Và chưa có những chiến lược để phát triển quy
mô, thương hiệu tại các tỉnh nhỏ hơn.
3.1.3. Một số định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra với công ty
● Những vấn đề công ty định hướng và muốn tập trung thực hiện
- Mục tiêu mở rộng thương hiệu trên cả nước, nâng cao chất lượng dịch vụ để trở thành đối tác,
nhà cung cấp tin cậy cho khách hàng.
- Hoạch định chiến lược marketing chi tiết cho từng hoạt động kinh doanh của công ty
- Đầu tư quảng bá thương hiệu để hàng hàng biết đến và hiểu rõ hơn về các dịch vụ của công ty
- Tập trung nghiên cứu phát triển dịch vụ để mở rộng thị phần.
● Những vấn đề công ty đã thực hiện nhưng chưa hiệu quả và đang tiếp tục giải quyết
- Hoạt động truyền thông chưa đạt được mục tiêu mà công ty đã đề ra.
- Hoạt động nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm đang được đầu tư mạnh nhưng hiệu quả

đạt được chưa cao.
- Các hoạt động mở rộng thương hiệu còn hạn chế và định vị thương hiệu chưa cao
- Hoạt động Marketing nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu khách hàng sử
dụng
3.2. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Định Hướng 1: Phân tích hoạt động truyền thông marketing cho sản phẩm dịch vụ Ví điện tử
của Công ty Cổ phần công nghệ Vimo trên thị trường Hà Nội
Định Hướng 2: Xây dựng và phát triển thương hiệu Ví điện tử Vimo của công ty Cổ phần công
nghệ Vimo trên cả nước.
Định Hướng 3: Giải pháp Marketing nhằm phát triển khách hàng cho sản phẩm Ví điện tử Vimo
của Công ty Cổ phần công nghệ Vimo.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị Marketing của Philip Kotler
2. Giáo trình Marketing thương mại của GS.TS. Nguyễn Bách Khoa
3. Công ty Cổ phần công nghệ Vimo, bảng cân đối kế toán năm 2016, 2017, 2018
4. Công Ty Cổ phần công nghệ Vimo, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm
2016, 2017, 2018
5. Công ty Cổ phần công nghệ Vimo, Hồ sơ năng lực công ty
6. Trang web thông tin điện tử: website chính thức của công ty: />


×